Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lãi suất ở VN (Trang 31 - 35)

3.2.1 Quy định tỷ lệ lãi suất hợp lý

Hiện nay, sau các quyết định về điều chỉnh lãi suất cho vay của NHNN lãi suất cho vay trung hạn và dài hạn đã tăng tương đối so với lãi suất ngắn hạn. Song để đạt được mục đích chuyển vốn vay ngắn hạn và dài hạn cần được xem xét và tính toán chu đáo, cụ thể :

-Lãi suất trung hạn và dài hạn phải cao hơn lãi suất ngắn hạn vì nó phải chứa các yếu tố rủi ro và trượt giá nhiều hơn

-Quá trình điều chỉnh phải nhằm tạo ra sự cân đối trong cơ cấu cho vay vốn

b.Xác định chênh lệch lãi suất cho vay trong nước và lãi suất nước ngoài hợp lý.

Ngoài nguyên tắc đảm bảo lãi suất cho vay trong nước phải cao hơn lãi suất thế gií cần đặc biệt chú ý đến tỷ lệ lạm phát và gía trị đồng nội tệ khi điều chỉnh. Vì vậy để đạt được sự hợp lý trong chính sách điều chỉnh lãi suất cho vay với lãi suất thế giới cần đồng thời tiến hành đồng bộ với các giải pháp khác để thúc đẩy cả quá trình đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, để giải toả tình trạng ứ đọng vốn nội tệ trong thời gian qua do các doanh nghiệp thích vay vốn bằng ngoại tệ hơn nội tệ gây ra tình trạng “Đô la hoá” trong nền kinh tế.

3.2.2 Hoàn thiện môi trường pháp lý ngân hàng, hoàn thiện hệ thống ngân hàng, hệ thống chính sách

Khi xét tới vấn đề này trong tình hình Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu thì một vấn đề cơ bản cần lưu ý là tầm quan trọng của các yếu tố quốc tế và trong nước trong việc xác định lãi suất trong nước.

Thông qua các công cụ gián tiếp NHNN có thể điều tiết lượng tiền cung ứng làm tác động đến lãi suất thị trường liên ngân hàng, đặc biệt lãi suất tiền gửi, từ đó tác động đến lãi suất tín dụng.

Cho đến thời điểm hiện nay có thể thấy hệ thống Ngân hàng VN đã có sự phát triển vượt bậc về nhiều mặt, đặc biệt trong việc ứng dụng các công nghệ ngân hàng mới. Tuy nhiên, năng lực tài chính, năng lực quản trị, khả năng cạnh tranh của các thành viên trên thị trường tài chính không đồng đều, tính bền vững trong phát triển chưa cao. Xét trong hệ thống các TCTD với 73 ngân hàng và 8 tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ có một số ít NHTM có vốn điều lệ và tài sản lớn. Riêng khối NHTM nhà nước (2 NHTM NN, 3 NHTM mà trong đó Nhà nước chiếm cổ phần chi phối, 1 ngân hàng chính sách xã hội) vốn điều lệ đã chiếm 27,28% tổng vốn điều lệ của cả khối, thị phần huy động vốn và cung ứng tín dụng khoảng 60%. Mức chênh lệch trong chiếm lĩnh thị phần của một ngân hàng lớn nhất với một ngân hàng lớn kế tiếp

là tương đối lớn. Mức độ lớn về vốn điều lệ và tài sản quyết định khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Đối với những ngân hàng có vốn nhỏ vẫn có sức mạnh trong cạnh tranh thị trường, song với một cấu trúc thị trường tồn tại nhiều NHTM có vốn và thị phần thấp thường nảy sinh những hành vi hạn chế cạnh tranh hay cạnh tranh không lành mạnh. Mặt khác, với nhóm ngân hàng lớn, thông qua vị thế mạnh của mình trong hệ thống, những hành vi chi phối thị trường của các ngân hàng này có thể gây ảnh hưởng tới tác động tổng thể của chính sách NHNN nói chung và chính sách lãi suất nói riêng.

Tình trạng đua nhau tăng lãi suất cho vay và lãi suất huy động trong năm 2008, và những biểu hiện của thị trường những tháng đầu năm 2010 là sự biểu hiện rõ nét của tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Khi NHNN thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với cho vay trung hạn, các NHTM đã đẩy mức lãi suất cho vay rất cao, khoảng 18%. Mức lãi suất này đã hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của các NHTM (mức tăng trưởng tín dụng quý 1 chỉ đạt 3,34%). Trong quý 1/2010, tăng trưởng tín dụng không cao, nguồn vốn vay của các NHTM từ NHNN để đáp ứng thanh khoản tăng, điều đó cho thấy vốn của các NHTM không khan hiếm. Do vậy, với mức lãi suất huy động mà NHNN đã khuyến cáo các NHTM cần thực hiện theo thỏa thuận của Hiệp hội Ngân hàng là 10,5% và lạm phát mục tiêu của Chính phủ là 7% thì đã đảm bảo một mức lãi suất thực hợp lý cho người gửi tiền, nhưng phản ứng của các NHTM là vẫn đua nhau tăng mức lãi suất huy động cao hơn dưới nhiều hình thức. Những hiện tượng này biểu hiện sự bất cập lớn của thị trường, nếu không có những biện pháp ngăn chặn sẽ gây ra những bất ổn của hệ thống ngân hàng, từ đó có thể gây ra khủng hoảng ngân hàng.

3.2.3. Từng bước điều chỉnh cơ chế lãi suất, tiến dần theo hướng tự do hóa

Hiện nay, xu hướng hội nhập toàn cầu hoá là một xu hướng tất yếu bên cạnh những thuận lợi thì vấn đề này đạt ra trước mắt chúng ta không ít những khó khăn, thác thức. Trong bối cảnh đó, vấn đề tự do hoá tài chính nói chung và vấn đề tự do hoá lãi suất nói riêng ở nước ta là một xu thế không thể tránh khỏi. Để tiến hành tự do hoá lãi suất NHNN với tư cách là người điều hành chính sách tiền tệ quốc gia sẽ sử dụng các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp để tham gia điều chỉnh các mức lãi

suất trên thị trường nhằm phát huy vai trò của lãi suất đối với sự phát triển của kinh tế xã hội.

Là một nền kinh tế USD hóa, lãi suất nội tệ, lãi suất ngoại tệ và tỷ giá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, với mức chênh lệch quá lớn giữa lãi suất nội tệ với lãi suất ngoại tệ cộng với mức kỳ vọng về tỷ giá sẽ làm dịch chuyển sự nắm giữ giữa nội tệ và ngoại tệ của các thành viên trong thị trường. Điều này sẽ gây ra những rối loạn thị trường, tạo áp lực lên tỷ giá. Do vậy, chính sách lãi suất tiền đồng cũng phải giải quyết hài hòa mối quan hệ này. Trong năm 2009, vấn đề tỷ giá nổi lên như một điểm nhấn của sự ổn định, chính sách lãi suất của NHNN cùng hàng loạt chính sách khác (như yêu cầu các TCty lớn bán ngoại tệ cho NHNN, điều chỉnh tỷ giá công bố, điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, quy định trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các doanh nghiệp...) đã phải hướng tới sự ổn định này.

Kết luận

Tóm lại, lãi suất là một vấn đề nhạy cảm chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Hiện tượng lãi suất vẫn đang biến động theo từng ngày từng giờ khắp trong và ngoài nước. Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế, sự dao động của lãi suất được đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng, Nó không chỉ tác động trực tiếp lợi nhuận của ngân hàng mà còn là công cụ quan trọng để điều tiết kinh tế vĩ mô. Mặt khác lãi suất còn tác động trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư và người lao động. Nó trực tiếp tác

động đến các quyết định của chính phủ, doanh nghiệp, cũng như nhiều hoạt động của các tổ chức tín dụng và sự thăng trầm của toàn bộ nền kinh tế. Là một bộ phận cấu thành của chính sách tiền tệ quốc gia cũng là mục tiêu của chính sách tiền tệ của quốc gia nhằm ổn định tiền tệ, đảm bảo mức lạm phát hợp lý, kích thích tăng trưởng kinh tế, đảm bảo có sự chênh lệch lãi suất kinh doanh, sử dụng vốn hiệu quả, tăng sản phẩm xã hội của chính phủ Việt Nam thông qua NHNN. Vì vậy để lãi suất khẳng định được vai trò điều tiết thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô thì NHNN phải trực tiếp điều hành lãi suất một cách linh hoạt, kịp thời, duy trì mặt bằng lãi suất ổn định trên cơ sở dung hòa được lợi ích của các bên. Trong thời gian tới chính sách lãi suất sẽ còn tiếp tục điều chỉnh theo hướng tự do hoá lãi suất phù hợp với mức độ thị trường tài chính khu vực và quốc tế theo chính sách thị trường quốc tế.

Danh mục tài liệu tham khảo

1.Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ, Khoa Ngân hàng-Tài chính,chủ biên PGS- TS Nguyễn Hữu Tài- Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân 2007

2. http://www.Sbv.gov.vn

3.http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/02/769029/

4. http://www.vneconomy

5.http://www.vnecon.com/showthread.php?t=11462

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lãi suất ở VN (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w