Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 66 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
66
Dung lượng
465,5 KB
Nội dung
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CÔNGTÁCHỘTỊCH CẤP XÃ
1. Người giữ chức danh công chức Tư pháp - Hộtịch cấp xã làm công tác
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy
ban nhân ân cấp xã), có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã quảnlý nhà nước
về côngtác tư pháp trong phạm vi địa phương.
Tiêu chuẩn, chế độ, chính sách của công chức tư pháp - Hộtịch cấp xã được
thực hiện theo Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngay 10/10/2003 của Chính phủ quy
định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày
21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức ở xã,
phường, thị trấn và quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức
xã, phường, thị trấn.
2. Công chức Tư pháp - Hộtịch thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau
đây:
a. Trình Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành các văn bản về côngtác tư pháp
địa phương; tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo hướng
dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tự kiểm tra các Quyết định, Chỉ thị do Ủy
ban nhân dân cấp xã ban hành;
c. Xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn trình Ủy ban
nhân dân cấp xã và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
d. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng quy ước,
hương ước thôn, làng, bản, cụm dân cư phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
đ. Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức hoà giải; bồi dưỡng; cung cấp tài liệu
nghiệp vụ cho tổ viên Tổ hoà giải ở địa phương theo hướng dẫn của cơ quan tư pháp
cấp trên; trình chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định miễn nhiệm tổ
viên Tổ hoà giải;
e. Thực hiện việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách
theo qui định của pháp luật;
f. Trực tiếp quảnlý khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị
trấn; tổ chức việc phối hợp khai thác, sử dụng trao đổi giữa Tủ sách pháp luật ở xã,
phường, thị trấn với các tổ chức, đơn vị khác;
g. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc đôn đốc thi hành án
theo hướng dẫn của cơ quan thi hành án cấp huyện và thực hiện côngtác hành
chính, tài chính trong việc đôn đốc thi hành án;
h. Thực hiện đăng ký và quả lýhộtịch ở địa phương; thực hiện một số việc về
quốc tịch thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật;
i. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực chữ ký của
công dân Việt nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự
ở trong nước; chứng thực di chúc; văn bản từ chối nhận di sản và các việc khác theo
qui định của pháp luật;
1
j. Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh
vực côngtác được giao với Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Tư pháp;
k. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
3. Để phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Tư
pháp - Hộtịch của Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Ban Tư pháp
gồm có Trưởng ban do Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
đảm nhiệm, công chức Tư pháp - Hộtịch và các thành viên kiêm nhiệm khác do Ủy
ban nhân dân cấp xã quyết định.
2
CHƯƠNG II
CÔNG TÁCHỘ TỊCH
I. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỘTỊCH VÀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH:
1. Việc công khai hóa các thủ tục đăng ký hộtịch (khoản 4, Điều 4, Nghị định
số 158/2005/NĐ-CP):
Cơ quan đăng ký hộtịch phải niêm yết công khai, chính xác các quy định về
giấy tờ mà người yêu cầu đăng ký hộtịch phải xuất trình hoặc nộp khi đăng ký hộ
tịch, thời hạn giải quyết và lệ phí đăng ký hộ tịch.
2. Giá trị pháp lý của các giấy tờ hộtịch (khoản 1 và 2, Điều 5, Nghị định
số 158/2005/NĐ-CP):
- Giấy tờ hộtịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo
quy định của pháp luật về hộtịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộtịch của cá
nhân đó.
- Giấy khai sinh là giấy tờ hộtịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của
cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân
tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của
người đó.
3. Xác định thẩm quyền đăng ký hộtịch theo nơi cư trú (Điều 8 Nghị định
số 158/2005/NĐ-CP):
Thẩm quyền đăng ký hộtịch theo nơi cư trú được xác định như sau:
- Đối với công dân Việt Nam ở trong nước, thì việc đăng ký hộtịch được thực
hiện tại nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu không có nơi đăng ký hộ
khẩu thường trú, thì việc đăng ký hộtịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký
tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu.
- Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì việc đăng ký hộtịch được
thực hiện tại nơi người đó đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú,
thì việc đăng ký hộtịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm trú.
4. Các giấy tờ cá nhân xuất trình khi đăng ký hộtịch (Điều 9 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP):
Khi đăng ký hộ tịch, nếu cán bộ tư pháp hộtịch không biết rõ về nhân thân
hoặc nơi cư trú của đương sự, thì yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra:
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộtịch để
xác định về cá nhân người đó;
- Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú
có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú
hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn
cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộtịch theo quy định của Nghị định số
158/2005/NĐ-CP.
5. Việc ủy quyền (Điều 10 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP):
Người có yêu cầu đăng ký hộtịch (trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký
việc nuôi con nuôi, đăng ký giám hộ, đăng ký việc nhận cha, mẹ, con) hoặc yêu cầu
cấp các giấy tờ về hộtịch mà không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ
tịch, thì có thể uỷ quyền cho người khác làm thay. Việc uỷ quyền phải bằng văn bản
và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.
3
Nếu người được uỷ quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em
ruột của người uỷ quyền, thì không cần phải có văn bản uỷ quyền.
6. Thời hạn giải quyết các việc hộtịch (Điều 1, phần I, Thông tư số
01/2008/TT-BTP):
Thời hạn giải quyết các việc hộtịch quy định tại: Khoản 2 Điều 18, Khoản 2
Điều 27, Khoản 2 Điều 30, Khoản 3 Điều 31, Khoản 2 Điều 34, Khoản 2 Điều 38,
Khoản 2 Điều 45, Khoản 2 Điều 48, Khoản 2 Điều 59 và Khoản 1 Điều 67 của Nghị
định số 158/2005/NĐ-CP được tính theo ngày làm việc.
7. Giải quyết yêu cầu đăng ký hộtịch (Điều 2, phần I, Thông tư số
01/2008/TT-BTP):
a) Đối với những việc đăng ký hộtịch không giải quyết ngay trong ngày, thì
cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự.
b) Khi thụ lýhồ sơ đăng ký hộ tịch, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý:
- Trường hợp không đúng thẩm quyền, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng
dẫn đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết;
- Trường hợp hồ sơ đăng ký hộtịch còn thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộ
tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn đương sự. Nội dung hướng dẫn phải ghi
đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ
tên và giao cho đương sự. Thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp
lệ.
c) Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ
tịch, thì cơ quan đăng ký hộtịch từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn
bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng
đầu cơ quan đăng ký hộtịch và đóng dấu của cơ quan đăng ký hộ tịch.
8. Việc ghi tên địa danh hành chính trong các giấy tờ hộ tịch, sổ hộ tịch
(Điều 3, phần I, Thông tư số 01/2008/TT-BTP):
Khi có sự thay đổi về địa danh hành chính, thì phần ghi về địa danh hành
chính trong các giấy tờ hộ tịch, sổ hộtịch được thực hiện như sau:
a) Khi đăng ký sự kiện hộtịch (đăng ký đúng hạn, đăng ký quá hạn, đăng ký
lại), phần ghi về địa danh hành chính trong các giấy tờ hộtịch và sổ hộtịch được ghi
theo địa danh hành chính mới.
b) Khi cấp lại bản chính Giấy khai sinh, phần ghi về địa danh hành chính
trong nội dung của Giấy khai sinh được ghi theo địa danh hành chính đã ghi trong
Sổ đăng ký khai sinh; phần ghi về địa danh hành chính tại góc trái, phía trên của
Giấy khai sinh được ghi theo địa danh hành chính mới.
c) Khi cấp bản sao giấy tờ hộtịch từ sổ hộ tịch, phần ghi về địa danh hành
chính trong giấy tờ hộtịch (kể cả góc trái, phía trên và nội dung của giấy tờ hộ tịch)
phải được ghi theo địa danh hành chính đã ghi trong sổ hộ tịch.
9. Thu hồi và hủy bỏ các giấy tờ hộtịch (Điều 4, phần I, Thông tư số
01/2008/TT-BTP):
a) Đối với những giấy tờ hộtịch được cấp trước ngày 01 tháng 4 năm 2006
(ngày Nghị định số 158/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành), nay phát hiện trái với
quy định của pháp luật về hộtịch tại thời điểm đăng ký, thì việc thu hồi và hủy bỏ
cũng được thực hiện theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP; trừ việc
đăng ký kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia
4
đình (việc hủy đăng ký kết hôn trong trường hợp này thuộc thẩm quyền của Tòa án
nhân dân).
b) Cơ quan ra quyết định thu hồi, hủy bỏ các giấy tờ hộtịch có trách nhiệm
thông báo cho cơ quan đã đăng ký hộtịch để ghi chú trong sổ hộ tịch, đồng thời
thông báo cho đương sự biết.
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UBND CẤP HUYỆN TRONG
ĐĂNG KÝ VÀ QUẢNLÝHỘ TỊCH.
I. Quảnlý nhà nước về hộtịch (Điều 78 Nghị định số 158/2005/ND-CP):
1. UBND cấp huyện thực hiện quảnlý nhà nước về hộtịch trong địa phương
mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức, thực hiện côngtác đăng ký và quảnlý hộ
tịch đối với UBND cấp xã;
b) Thực hiện giải quyết việc thay đổi, cải chính hộtịch cho người từ đủ 14
tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh
hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;
c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộtịch cho cán bộ Tư pháp hộ tịch;
d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch;
đ) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộtịch theo quy định của Bộ
Tư pháp;
e) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
g) Cấp bản sao giấy tờ hộtịch từ sổ hộ tịch;
h) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch, báo cáo ủy ban nhân dân
cấp tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộtịch theo thẩm
quyền;
k) Quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộtịch do UBND cấp xã cấp
trái với quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP (trừ việc đăng ký kết hôn vi
phạm về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình).
2. Phòng Tư pháp giúp UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
trong quảnlý nhà nước về hộtịch theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP (riêng việc giải quyết tố cáo tại điểm i khoản 1 Điều 78 Nghị định
số 158/2005/NĐ-CP chỉ thực hiện khi được giao). Đối với việc giải quyết khiếu nại
quy định tại điểm i khoản 1 Điều 78 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP do UBND cấp
huyện thực hiện.
3. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản
lý hộtịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quảnlý mà dẫn đến
những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quảnlýhộtịch ở
địa phương mình, thì Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm.
II. Đăng ký hộtịch :
UBND cấp huyện trực tiếp giải quyết các việc hộtịch sau đây:
- Thay đổi, cải chính hộtịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên;
- Xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính cho mọi trường hợp, không phân
biệt độ tuổi;
- Bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộtịch (trong trường hợp sổ hộtịch không còn
lưu được tại UBND cấp xã mà chỉ lưu được tại UBND cấp huyện);
5
- Cấp lại bản chính giấy khai sinh;
- Cấp bản sao giấy tờ hồtịch từ sổ gốc.
1. Thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;
bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch.
1.1. Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc, xác định lại
giới tính; bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộtịch (Điều 36 Nghị định số 158/2005/N
Đ-CP):
Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính,
bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộtịch theo quy định tại Điều 36 Nghị định số
158/2005/N Đ-CP bao gồm:
a. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai
sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do
chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
b. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và
bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.
c. Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc
của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
d. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người
đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của
y học nhằm xác định rõ về giới tính.
đ. Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và
bản chính Giấy khai sinh.
e. Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộtịch và các giấy tờ hộ tịch
khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.
1.2 Thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;
bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch:
a. Thẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định
lại giới tính, bổ sung hộ tịch; điều chỉnh hộtịch của UBND cấp huyện (khoản 2,
Điều 37 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và điểm e, Điều 5, Phần II Thông tư số
01/2008/TT-BTP):
- UBND cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai
sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộtịch cho người
từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch,
điều chỉnh hộtịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi. (khoản 2 Điều 37
Nghị định số 158/2005/N Đ-CP).
- Trong trường hợp công dân Việt Nam đã đăng ký hộtịch tại Cơ quan đại
diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, sau đó về nước cư
trú mà có yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới
tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, thì cũng được thực hiện theo quy định tại
Mục 7 Chương II của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Mục này.
Việc thay đổi, cải chính hộtịch (cho người từ đủ 14 tuổi trở lên), xác định lại
dân tộc, xác định lại giới tính cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi, được thực
hiện tại UBND cấp huyện, nơi đương sự cư trú.
Sau khi đã thực hiện việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác
định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, UBND cấp huyện hoặc UBND
6
cấp xã phải thông báo cho Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao thông báo tiếp cho Cơ
quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước mà đương sự đã
đăng ký hộtịch thực hiện việc ghi chú vào sổ hộ tịch. Trường hợp sổ hộtịch đã
chuyển lưu 01 quyển tại Bộ Ngoại giao, thì Bộ Ngoại giao cũng thực hiện việc ghi
chú các thay đổi này. (điểm e Điều 5, phần II, Thông tư số 01/2008/TT-BTP).
b. Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc,
xác định lại giới tính; bổ sung hộtịch (khoản 1, Điều 38 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP và điểm c, điểm d, điểm g, điểm k, Điều 5, Phần II Thông tư số
01/2008/TT-BTP):
- Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại
giới tính, bổ sung hộtịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản
chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc,
xác định lại giới tính, bổ sung hộtịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho
việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung
hộ tịch.
Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì văn bản kết luận của tổ chức y tế
đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới
tính.
Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ
sung hộtịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự
được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân
tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người
đó. (khoản 1 Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP).
- Đối với trường hợp cải chính ngày, tháng, năm sinh; thì ngày, tháng, năm
sinh ghi trong Giấy khai sinh hiện tại của người có yêu cầu cải chính là căn cứ tính
tuổi để xác định thẩm quyền giải quyết yêu cầu cải chính. (điểm c, Điều 5, phần II
Thông tư số 01/2008/TT-BTP).
- Trong trường hợp đương sự xuất trình Giấy khai sinh được cấp từ thời kỳ
Pháp thuộc, hay thời kỳ chính quyền Ngụy Sài Gòn để làm thủ tục thay đổi, cải
chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, thì phải
làm thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh mới (nếu Sổ đăng ký khai sinh trước
đây còn lưu trữ) hoặc làm thủ tục đăng ký lại việc sinh (nếu Sổ đăng ký khai sinh
không còn lưu trữ). Bản chính Giấy khai sinh mới được dùng để làm thủ tục thay
đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.
Giấy khai sinh cũ phải được thu hồi và lưu trữ. (điểm d, Điều 5, phần II Thông tư số
01/2008/TT-BTP).
- Việc cải chính nội dung trong bản chính Giấy khai sinh, đặc biệt là cải chính
ngày, tháng, năm sinh, chỉ được giải quyết đối với những trường hợp có đủ cơ sở để
xác định rằng khi đăng ký khai sinh có sự sai sót do ghi chép của cán bộ Tư pháp hộ
tịch hoặc do đương sự khai báo nhầm lẫn. Trường hợp yêu cầu cải chính nội dung
trong bản chính Giấy khai sinh do đương sự cố tình sửa chữa sai sự thật đã đăng ký
trước đây để hợp thức hóa hồ sơ, giấy tờ cá nhân hiện tại, thì không giải quyết.
(điểm g, Điều 5, phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP).
7
- Mọi ghi chú về thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại
giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộtịch đều phải được đóng dấu của cơ quan
thực hiện việc ghi chú vào phần nội dung ghi chú trong sổ hộtịch và mặt sau của bản
chính giấy tờ hộ tịch. Đối với việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác
định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộtịch thuộc thẩm quyền của UBND
cấp huyện, thì do Trưởng Phòng hoặc Phó trưởng phòng Tư pháp thực hiện việc ghi
chú và đóng dấu của Phòng Tư pháp. (điểm k, Điều 5, phần II Thông tư số
01/2008/TT-BTP).
c. Trình tự giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc,
xác định lại giới tính: (khoản 2, Điều 38, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP).
Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi,
cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy
định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký thay
đổi, cải chính hộtịch và Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định
lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch UBND cấp huyện ký và cấp cho đương
sự một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân
tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không
quá 5 ngày.
Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định
lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau
của bản chính Giấy khai sinh.
d. Trình tự giải quyết việc bổ sung hộ tịch: (khoản 3 Điều 38 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP và điểm h, điểm i, Điều 5, phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP):
- Việc bổ sung hộtịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Nội dung bổ sung được ghi trực tiếp vào những cột, mục tương ứng trong Sổ đăng
ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Cán bộ Tư pháp c ủa Phòng Tư pháp đóng
dấu vào phần ghi bổ sung. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản
chính Giấy khai sinh phải ghi rõ nội dung bổ sung; căn cứ ghi bổ sung; họ, tên, chữ
ký của người ghi bổ sung; ngày, tháng, năm bổ sung. Cán bộ Tư pháp của Phòng Tư
pháp đóng dấu vào phần đã ghi bổ sung.
Trong trường hợp nội dung Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh
trước đây không có cột mục cần ghi bổ sung, thì nội dung bổ sung được ghi vào mặt
sau của bản chính Giấy khai sinh và cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh. (khoản 3,
Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP).
- Trong trường hợp Giấy khai sinh của một người chỉ ghi năm sinh, không ghi
ngày, tháng sinh, mà có yêu cầu bổ sung, thì ngày, tháng sinh được ghi theo Giấy
chứng sinh; nếu không có Giấy chứng sinh, thì ngày, tháng sinh được xác định như
sau:
Đối với người chưa có hồ sơ, giấy tờ cá nhân ghi về ngày, tháng sinh, thì
ngày, tháng sinh được xác định theo văn bản cam đoan của cha, mẹ đẻ hoặc người
giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi); hoặc theo lời khai của người yêu cầu bổ sung,
có xác nhận của người làm chứng (đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên).
Đối với những người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Chứng
minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên mà trong
8
các hồ sơ, giấy tờ đã ghi thống nhất về ngày, tháng sinh, thì xác định theo ngày,
tháng sinh đó. Trường hợp ngày, tháng sinh ghi trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của
người đó không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng sinh trong hồ sơ, giấy tờ
được lập đầu tiên.
Trong trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh theo hướng dẫn trên
đây, thì ngày, tháng sinh là ngày 01 tháng 01. (điểm h, Điều 5, phần II, Thông tư số
01/2008/TT-BTP).
- Trong trường hợp sổ đăng ký hộtịch còn lưu được ở cả UBND cấp xã và
UBND cấp huyện, thì đương sự có quyền lựa chọn thực hiện yêu cầu bổ sung hộ
tịch hoặc điều chỉnh hộtịch tại UBND cấp xã, hoặc UBND cấp huyện.
Việc thông báo và ghi vào sổ hộtịch sau khi thực hiện việc bổ sung hộ tịch
hoặc điều chỉnh hộtịch được thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP. (điểm i, Điều 5, phần II, Thông tư số 01/2008/TT-BTP).
đ. Cấp bản Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sau khi giải quyết yêu
cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ
sung hộtịch (khoản 4 Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP).
Sau khi việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới
tính, bổ sung hộtịch đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản sao Giấy khai
sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã thay đổi, cải chính hoặc bổ
sung.
e. Trình tự giải quyết việc điều chỉnh hộ tịch:
Điều chỉnh nội dung trong sổ hộtịch và các giấy tờ hộtịch khác (không phải
sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh). (Điều 39 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP).
- Khi cá nhân có yêu cầu điều chỉnh nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ
tịch và các giấy tờ hộtịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy
khai sinh, mà các sổ hộtịch đó không còn lưu tại UBND cấp xã, thì UBND cấp
huyện, nơi đang lưu sổ hộtịch căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh để điều chỉnh
những nội dung đó cho phù hợp với nội dung tương ứng trong bản chính Giấy khai
sinh.
Nếu việc điều chỉnh nội dung của sổ hộtịch và giấy tờ hộtịch khác không liên
quan đến nội dung khai sinh, thì UBND cấp huyện căn cứ vào những giấy tờ có liên
quan do đương sự xuất trình để điều chỉnh.
- Việc điều chỉnh hộtịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Cột ghi chú của sổ đăng ký hộtịch và mặt sau của bản chính giấy tờ hộtịch phải ghi
rõ nội dung điều chỉnh; căn cứ điều chỉnh; Trưởng Phòng hoặc Phó trưởng Phòng
Tư pháp thực hiện ghi chú đóng dấu của Phòng Tư pháp.
Sau khi việc điều chỉnh hộtịch đã được ghi vào sổ hộ tịch, thì bản sao giấy tờ
hộ tịch từ sổ hộtịch sẽ ghi theo nội dung đã điều chỉnh.
- Điều chỉnh nội dung trong phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh
và Giấy khai sinh của người con (khoản 5, Điều 38 Nghị định 158/2005/NĐ-CP):
Trong trường hợp nội dung bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ đã thay đổi
do việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, mà sổ đăng ký khai
sinh cho người con không còn lưu tại UBND cấp xã, thì UBND cấp huyện nơi lưu
sổ đăng ký khai sinh cho người con, căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh của cha,
9
mẹ thực hiện việc điều chỉnh nội dung đó trong phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng
ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con cho phù hợp.
g. Thông báo và ghi vào sổ hộtịch các việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác
định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch: (Điều 40 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP và đoạn 3, điểm e, Điều 5, Phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP)
- Trong trường hợp UBND cấp xã thực hiện việc thay đổi, cải chính, bổ sung,
điều chỉnh hộtịch mà sổ hộtịch đã chuyển lưu một quyển tại UBND cấp huyện, thì
UBND cấp xã có trách nhiệm gửi thông báo cho UBND cấp huyện về những nội
dung thay đổi để ghi tiếp vào sổ hộtịch lưu tại UBND cấp huyện.
- Trong trường hợp UBND cấp huyện thực hiện việc thay đổi, cải chính hộ
tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, thì UBND cấp huyện
có trách nhiệm gửi thông báo cho UBND cấp xã, nơi đã đăng ký hộtịch về những
nội dung thay đổi để ghi tiếp vào sổ hộtịch lưu tại UBND cấp xã (Điều 40 Nghị
định 158/2005/NĐ-CP).
- Sau khi đã thực hiện việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác
định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, UBND cấp huyện hoặc UBND
cấp xã phải thông báo cho Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao thông báo tiếp cho Cơ
quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước mà đương sự đã
đăng ký hộtịch thực hiện việc ghi chú vào sổ hộ tịch. Trường hợp sổ hộtịch đã
chuyển lưu 01 quyển tại Bộ Ngoại giao, thì Bộ Ngoại giao cũng thực hiện việc ghi
chú các thay đổi này (đoạn 3, điểm e, Điều 5, phần II Thông tư số 01/2008/TT-
BTP).
2. Cấp lại bản chính Giấy khai sinh:
2.1. Điều kiện để cấp lại bản chính Giấy khai sinh (khoản 1 Điều 62 Nghị
định 158/2005/NĐ-CP):
Trong trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú
quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác
định lại giới tính, bổ sung hộtịch hoặc điều chỉnh hộtịch mà Sổ đăng ký khai sinh
còn lưu trữ được, thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh.
2.2 Thẩm quyền cấp lại bản chính Giấy khai sinh của UBND cấp huyện
(khoản 2, Điều 62 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP):
UBND cấp huyện, nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh thực hiện việc cấp lại bản
chính Giấy khai sinh.
2.3. Thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh (khoản 1, Điều 63 Nghị định
số 158/2005/NĐ-CP):
Người yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh phải nộp Tờ khai (theo mẫu
quy định) và bản chính Giấy khai sinh cũ (nếu có).
Trong trường hợp cán bộ tư pháp của Phòng Tư pháp không biết rõ về người
yêu cầu cấp lại bản chính giấy khai sinh, thì yêu cầu họ xuất trình giấy chứng minh
nhân dân hoặc hộ chiếu để kiểm tra.
2.4. Trình tự cấp lại bản chính Giấy khai sinh (khoản 2, khoản 4 Điều 63
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và điểm b, điểm c Điều 2 Phần IV Thông tư số
01/2008/TT-BTP):
- Sau khi nhận Tờ khai, cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp căn cứ vào nội
dung đã ghi trong Sổ đăng ký khai sinh đang lưu trữ để ghi vào nội dung bản chính
10
[...]... luật về hộ tịch; c) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộtịch theo quy định của Bộ Tư pháp; d) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; đ) Cấp bản sao giấy tờ hộtịch từ sổ hộ tịch; e) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộtịch báo cáo UBND cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm; g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộtịch theo thẩm quyền 2 Cán bộ Tư pháp hộtịch có... bản sao giấy tờ hộtịch từ sổ hộtịch (Điều 61 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP): - Nội dung của bản sao giấy tờ hộtịch từ sổ hộtịch phải ghi theo đúng nội dung đã được đăng ký trong sổ hộtịch - Trong trường hợp sổ hộtịch đã ghi chú việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộtịch hoặc điều chỉnh hộ tịch, thì bản sao giấy tờ hộtịch từ sổ hộtịch được ghi... hộtịch đóng dấu vào phần đã điều chỉnh c Sau khi việc điều chỉnh hộtịch đã được ghi vào sổ hộ tịch, thì bản sao giấy tờ hộtịch từ sổ hộtịch sẽ ghi theo nội dung đã điều chỉnh 7.6 Giải quyết cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộtịch cho người nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam: Việc giải quyết yêu cầu cải chính hộ tịch; bổ sung, điều chỉnh hộ tịch. .. 3 Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lýhộtịch của địa phương Trong trường hợp do buông lỏng quảnlý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong côngtác đăng ký và quảnlýhộtịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm II Cán bộ Tư pháp hộtịch (Điều 81 Nghị định số 158/2005/NĐ - CP): 1 Cán bộ Tư pháp hộtịch là công chức... Cấp bản sao giấy tờ hộtịch từ sổ hộ tịch: 3.1 Thẩm quyền cấp bản sao giấy tờ hộtịch từ sổ hộtịch của UBND cấp huyện (khoản 2, khoản 3 Điều 60 Nghị định 158/2005/NĐ-CP): UBND cấp huyện, nơi lưu trữ sổ hộtịch thực hiện cấp bản sao các giấy tờ hộtịch từ sổ hộtịch Người yêu cầu cấp bản sao giấy tờ hộtịch từ sổ hộtịch có thể ủy quyền cho người khác hoặc gửi đề nghị đến cơ quanhộtịch qua đường bưu... 7, Chương II Nghị định số 158/2005/N Đ-CP) 7 Đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch: 7.1 Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộtịch (khoản 1, 2, 5, 6 Điều 36 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP): Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộtịch thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP... hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lýhộtịch Đối với những xã, phường, thị trấn có đông dân cư, số lượng công việc hộtịch nhiều, thì phải có cán bộ chuyên trách làm công táchộ tịch, không kiêm nhiệm các côngtác tư pháp khác 2 Cán bộ Tư pháp hộtịch phải có đủ các tiêu chuẩn của cán bộ công chức cấp xã theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và phải có thêm các tiêu chuẩn sau... đăng ký việc giám hộ, người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ phải có mặt Cán bộ Tư pháp hộtịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ và Quyết định công nhận việc giám hộ Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người giám hộ và người cử giám hộ mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc giám hộ Bản sao Quyết định công nhận việc giám hộ được cấp theo yêu cầu của người giám hộ và người cử giám hộ Trong trường... ký và quản lýhộtịch (Điều 82 Nghị định số 158/2005/NĐ - CP): Trong đăng ký và quản lýhộ tịch, cán bộ Tư pháp hộtịch giúp UBND cấp xã thực hiện các nhiệm vụ sau đây: a Thụ lýhồ sơ, kiểm tra, xác minh và đề xuất với Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định việc đăng ký hộtịch theo quy định của Nghị định này; b Thường xuyên kiểm tra và vận động nhân dân đi đăng ký kịp thời các sự kiện hộtịch Đối... theo nội dung đã được ghi chú III NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UBND CẤP XÃ VÀ CÁN BỘ TƯ PHÁP HỘTỊCH TRONG ĐĂNG KÝ VÀ QUẢNLÝHỘTỊCH I Quảnlý nhà nước về hộtịch (Điều 79 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP): 1 Trong lĩnh vực quảnlý nhà nước về hộ tịch, UBND cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Thực hiện đăng ký các việc hộtịch thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã theo quy định của Nghị định số 125/2005/NĐ-CP; . luật về hộ tịch; đ) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp; e) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; g) Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch; h). XÃ VÀ CÁN BỘ TƯ PHÁP HỘ TỊCH TRONG ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH. I. Quản lý nhà nước về hộ tịch (Điều 79 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP): 1. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch, UBND cấp xã có. sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp; d) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; đ) Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch; e) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch