vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.
6.5. Bổ sung, cải chính Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của ngườicon (Điều 35 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP): con (Điều 35 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP):
a. Căn cứ vào Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con ghi bổ sung phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con, nếu phần khai về cha, mẹ trước đây để trống.
Trong trường hợp Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu 1 quyển tại UBND cấp huyện, thì UBND cấp xã thông báo cho UBND cấp huyện để ghi tiếp việc bổ sung.
b. Trong trường hợp phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con đã ghi tên người khác, không phải là cha, mẹ đẻ, thì đương sự phải làm thủ tục cải chính theo quy định. (Mục 7, Chương II Nghị định số 158/2005/N Đ-CP).
7. Đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộtịch: tịch:
7.1. Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộtịch (khoản 1, 2, 5, 6 Điều 36 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP): tịch (khoản 1, 2, 5, 6 Điều 36 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP):
Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP bao gồm:
a. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
b. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.
c. Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.
d. Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.
7.2. Thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộtịch của UBND cấp xã (khoản 1, Điều 37 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và điểm tịch của UBND cấp xã (khoản 1, Điều 37 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và điểm
c, điểm e, điểm i, Điều 5, Phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP):
- UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi; (khoản 1, Điều 37 Nghị định số 158/2005/NĐ- CP).
- Đối với trường hợp cải chính ngày, tháng, năm sinh; thì ngày, tháng, năm sinh ghi trong Giấy khai sinh hiện tại của người có yêu cầu cải chính là căn cứ tính tuổi để xác định thẩm quyền giải quyết yêu cầu cải chính. (điểm c, Điều 5, Phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP).
- Trong trường hợp công dân Việt Nam đã đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, sau đó về nước cư trú mà có yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, thì cũng được thực hiện theo quy định tại Mục 7 Chương II của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Mục này.
Thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch trong trường hợp này được xác định như sau:
Việc thay đổi, cải chính hộ tịch (cho người dưới 14 tuổi), bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi, được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi đương sự cư trú.
Sau khi đã thực hiện việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao thông báo tiếp cho Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước mà đương sự đã đăng ký hộ tịch thực hiện việc ghi chú vào sổ hộ tịch. Trường hợp sổ hộ tịch đã chuyển lưu 01 quyển tại Bộ Ngoại giao, thì Bộ Ngoại giao cũng thực hiện việc ghi chú các thay đổi này.
- Trong trường hợp sổ đăng ký hộ tịch còn lưu được ở cả UBND cấp xã và UBND cấp huyện, thì đương sự có quyền lựa chọn thực hiện yêu cầu bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch tại UBND cấp xã, hoặc UBND cấp huyện.
Việc thông báo và ghi vào sổ hộ tịch sau khi thực hiện việc bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch được thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. (điểm i, Điều 5, Phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP)
7.3. Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch
(khoản 1, Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và điểm d, điểm g Điều 5, Phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP):
a. Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch.
Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
b. Trong trường hợp đương sự xuất trình Giấy khai sinh được cấp từ thời kỳ Pháp thuộc, hay thời kỳ chính quyền Ngụy Sài Gòn để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, thì phải làm thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh mới (nếu Sổ đăng ký khai sinh trước đây còn lưu trữ) hoặc làm thủ tục đăng ký lại việc sinh (nếu Sổ đăng ký khai sinh không còn lưu trữ). Bản chính Giấy khai sinh mới được dùng để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch. Giấy khai sinh cũ phải được thu hồi và lưu trữ. (điểm d, Điều 5, Phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP).
c. Việc cải chính nội dung trong bản chính Giấy khai sinh, đặc biệt là cải chính ngày, tháng, năm sinh, chỉ được giải quyết đối với những trường hợp có đủ cơ sở để xác định rằng khi đăng ký khai sinh có sự sai sót do ghi chép của cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc do đương sự khai báo nhầm lẫn. Trường hợp yêu cầu cải chính nội dung trong bản chính Giấy khai sinh do đương sự cố tình sửa chữa sai sự thật đã đăng ký trước đây để hợp thức hóa hồ sơ, giấy tờ cá nhân hiện tại, thì không giải quyết. (điểm g, Điều 5, Phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP).
7.4. Thời hạn và trình tự giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch; bổsung hộ tịch (khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, Điều 38 Nghị định số sung hộ tịch (khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, Điều 38 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP và điểm h,k Điều 5, Phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP):
a. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh. (khoản 2, Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP).
b. Việc bổ sung hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Nội dung bổ sung được ghi trực tiếp vào những cột, mục tương ứng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần ghi bổ sung. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh phải ghi rõ nội dung bổ sung; căn cứ ghi bổ sung; họ, tên, chữ ký của người ghi bổ sung; ngày, tháng, năm bổ sung. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần đã ghi bổ sung.
Trong trường hợp nội dung Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh trước đây không có cột mục cần ghi bổ sung, thì nội dung bổ sung được ghi vào mặt sau của bản chính Giấy khai sinh và cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh.
Trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch trước đây do ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, nhưng sổ hộ tịch chỉ còn lưu tại UBND cấp huyện, thì UBND cấp huyện thực hiện việc bổ sung. (khoản 3, Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP).
c. Sau khi việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã thay đổi, cải chính hoặc bổ sung. (khoản 4, Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP).
d. Trong trường hợp nội dung bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ đã thay đổi do việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, thì UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con, căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ thực hiện việc điều chỉnh nội dung đó trong phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con cho phù hợp; nếu Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu tại UBND cấp huyện, thì UBND dân cấp huyện thực hiện việc điều chỉnh. (khoản 5, Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP).
đ. Trong trường hợp Giấy khai sinh của một người chỉ ghi năm sinh, không ghi ngày, tháng sinh, mà có yêu cầu bổ sung, thì ngày, tháng sinh được ghi theo Giấy chứng sinh; nếu không có Giấy chứng sinh, thì ngày, tháng sinh được xác định như sau:
- Đối với người chưa có hồ sơ, giấy tờ cá nhân ghi về ngày, tháng sinh, thì ngày, tháng sinh được xác định theo văn bản cam đoan của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi); hoặc theo lời khai của người yêu cầu bổ sung, có xác nhận của người làm chứng (đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên).
- Đối với những người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên mà trong các hồ sơ, giấy tờ đã ghi thống nhất về ngày, tháng sinh, thì xác định theo ngày, tháng sinh đó. Trường hợp ngày, tháng sinh ghi trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng sinh trong hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên.
- Trong trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh theo hướng dẫn trên đây, thì ngày, tháng sinh là ngày 01 tháng 01. (điểm h, Điều 5, Phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP).
e. Mọi ghi chú về thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch đều phải được đóng dấu của cơ quan thực hiện việc ghi chú vào phần nội dung ghi chú trong sổ hộ tịch và mặt sau của bản chính giấy tờ hộ tịch. (điểm k Điều 5, Phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP).
Lưu ý: Việc điều chỉnh nội dung phần khai về cha, mẹ trong giấy khai sinh
của người con theo hướng dẫn ở khoản 5, Điều 38 Nghị định 158/2005/NĐ-CP khác với việc điều chỉnh nội dung đã đăng ký trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh theo quy định tại Điều 39 Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
7.5. Điều chỉnh nội dung trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác,không phải Sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh (Điều 39 Nghị định số không phải Sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh (Điều 39 Nghị định số
158/2005/N Đ-CP):
a. Khi cá nhân có yêu cầu điều chỉnh nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy
khai sinh, thì UBND cấp xã, nơi đã đăng ký hộ tịch căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh để điều chỉnh những nội dung đó cho phù hợp với nội dung tương ứng trong bản chính Giấy khai sinh.
Nếu việc điều chỉnh nội dung của sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch khác không liên quan đến nội dung khai sinh, thì UBND cấp xã căn cứ vào những giấy tờ có liên quan do đương sự xuất trình để điều chỉnh.
Trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch trước đây do UBND cấp xã thực hiện, nhưng sổ hộ tịch chỉ còn lưu tại UBND cấp huyện, thì UBND cấp huyện thực hiện việc điều chỉnh.
b. Việc điều chỉnh hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Cột ghi chú của sổ đăng ký hộ tịch và mặt sau của bản chính giấy tờ hộ tịch phải ghi rõ nội dung điều chỉnh; căn cứ điều chỉnh; họ, tên, chữ ký của người ghi điều chỉnh; ngày, tháng, năm điều chỉnh. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần đã điều chỉnh.
c. Sau khi việc điều chỉnh hộ tịch đã được ghi vào sổ hộ tịch, thì bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch sẽ ghi theo nội dung đã điều chỉnh.
7.6. Giải quyết cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch chongười nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt người nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam:
Việc giải quyết yêu cầu cải chính hộ tịch; bổ sung, điều chỉnh hộ tịch cho người nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam mà đã đăng ký hộ tịch tại UBND cấp xã theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP, thì được thực hiện như đối với công dân Việt Nam ở trong nước.( đoạn 4, khoản 3, Điều 96 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP).
Quy định này được hiểu như sau:
- Trong trường hợp người nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định, lâu dài tại Việt Nam đã đăng ký hộ tịch tại UBND cấp xã theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, thì việc giải quyết cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch được thực hiện tại UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện (theo thẩm quyền).
- Trong trường hợp người nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định, lâu dài tại Việt Nam đã đăng ký hộ tịch tại UBND cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, thì việc giải quyết cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ