1. Phạm vi ban hành Nghị quyết Hội đồng nhân dân cấp xã (xem thêm
Điều 18 Luật ban hành VBQPPL của HĐND, UBND)
- Quyết định những chủ trương, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;
- Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;
- Quyết định biện pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho;
- Quyết định trong phạm vi thẩm quyền được giao những chủ trương, biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm phát huy tiềm năng của địa phương, nhưng không được trái với các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
- Văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên giao cho Hội đồng nhân dân quy định một vấn đề cụ thể.
2. Trình tự soạn thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xãa. Trình tự soạn thảo: a. Trình tự soạn thảo:
- Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã do Uỷ ban nhân dân cấp xã phân công và chỉ đạo việc soạn thảo.
- Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo Nghị quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan, của nhân dân tại các khóm, ấp, tổ dân phố về dự thảo Nghị quyết bằng các hình thức thích hợp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và tổ chức lấy ý kiến của nhân dân tại các khóm, ấp, tổ dân phố trong các trường hợp sau đây:
a) Văn bản có nội dung quy định về mức đóng góp, huy động vốn của dân cư địa phương;
b) Việc ban hành văn bản có ảnh hưởng quan trọng tới phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
c) Việc ban hành văn bản có ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của dân cư ở địa phương;
d) Văn bản có nội dung liên quan đến vấn đề quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng các công trình công cộng quan trọng thuộc địa bàn quản lý.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lựa chọn, quyết định phương thức lấy ý kiến, vấn đề cần lấy ý kiến về dự thảo và giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc lấy ý kiến.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện việc lấy ý kiến có trách nhiệm tập hợp ý kiến và tiếp thu ý kiến, chỉnh lý dự thảo theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Bản tập hợp ý kiến, văn bản giải trình về việc tiếp thu phải được lưu trong hồ sơ dự thảo trình Hội đồng nhân dân..
- Công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã có trách nhiệm phát biểu ý kiến đối với dự thảo nghị quyết về những vấn đề sau đây:
+ Sự cần thiết ban hành văn bản;
+ Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản;
+ Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật;
+ Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
- Tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp thu ý kiến góp ý, chỉnh lý dự thảo văn bản.
b. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo:
- Chậm nhất là ba ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND, UBND gửi tờ trình, dự thảo nghị quyết và các tài liệu có liên quan đến các đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Việc xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được tiến hành theo trình tự sau đây:
+ Đại diện Uỷ ban nhân dân trình bày dự thảo nghị quyết;
+ Hội đồng nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết. - Dự thảo nghị quyết được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực nghị quyết.
c. Thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết
VBQPPL của HĐND có hiệu lực sau năm ngày và phải được niêm yết chậm
nhất là hai ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua.
Đối với VBQPPL của HĐND cần dành thời gian thích hợp để tuyên truyền, phổ biến nội dung đến đối tượng thi hành, cần thời gian để người dân có điều kiện cập nhật văn bản hoặc để chuẩn bị các điều kiện cho việc tổ chức thực hiện thì thời điểm có hiệu lực của văn bản được quy định muộn hơn
Không quy định hiệu lực trở về trước đối với văn bản quy phạm pháp luật của HĐND.
d. Niêm yết, đưa tind.1. Niêm yết d.1. Niêm yết
- VBQPPL của HĐND cấp xã được niêm yết chậm nhất là 2 ngày, tại trụ sở
cơ quan ban hành văn bản, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua. Thời gian
niêm yết ít nhất là 20 ngày liên tục, kể từ ngày niêm yết. Ngoài ra, những địa điểm niêm yết khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định như:
+ Trung tâm giáo dục cộng đồng; + Các điểm bưu điện - văn hóa cấp xã; + Các điểm tập trung dân cư khác.
- Cán bộ văn phòng cấp xã chịu trách nhiệm niêm yết VBQPPL do HĐND cấp xã ban hành và văn bản được niêm yết phải là văn bản chính thức có giá trị sử dụng trong trường hợp có sự khác biệt giữa văn bản được niêm yết và văn bản có từ các nguồn khác hoặc khi có tranh chấp pháp lý. Việc niêm yết văn bản phải bảo đảm để người dân tiếp cận toàn bộ nội dung của văn bản.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm thời hạn niêm yết VBQPPL của HĐND cấp xã thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
d.2. Đưa tin
- VBQPPL của HĐND phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền thanh)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo việc đưa tin VBQPPL của HĐND cùng cấp trong phạm vi địa phương.
Cơ quan, tổ chức đưa tin văn bản căn cứ vào nội dung, tính chất của văn bản và điều kiện, yêu cầu của địa phương để đưa tin theo vấn đề hay toàn bộ nội dung văn bản.
- VBQPPL của HĐND được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc do các nhà xuất bản phát hành chỉ có giá trị tham khảo.
e. Gửi văn bản để kiểm tra
Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND phải được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu chậm nhất là 3 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua:
+ Các cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp,
+ Các cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra (Phòng Tư pháp cấp huyện), + Các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan ở địa phương.