Khái niệm, đặc điểm và các nguyện tắc của rà soát hệ thống hóa:

Một phần của tài liệu Bài giảng công tác quản lý hộ tịch docx (Trang 50)

C. RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT: 1 Sự cần thiết của công tác rà soát, hệ thống hóa VBQPPL:

2.Khái niệm, đặc điểm và các nguyện tắc của rà soát hệ thống hóa:

a. Khái niệm:

Rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được coi là việc rà soát, xét lại các văn bản quy phạm pháp luật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo chuyên đề, lĩnh vực hay ngành luật trong một thời gian nhất định nhằm phát hiện những văn bản, những quy phạm trái pháp luật, chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không phù hợp với tình hình phát triển của đất nước để xử lý bằng các hình thức và tập hợp sắp xếp theo những văn bản quy phạm riêng lẻ đó thành hệ thống pháp luật thống nhất nội tại, phù hợp về nội dung và hình thức theo các nội dung và yêu cầu định sẵn.

Thông thường rà soát hệ thống hóa VBQPPL là một quá trình thực hiện công việc bao gồm ba bước tiến hành là tập hợp, rà soát và hệ thống hóa. Ba bước tiến hành này có mối quan hệ khắng khít với nhau. Bước trước tiền đề để thực hiện bước sau, nếu thiếu một trong ba bước này thì không thể tiến hành trọn vẹn công tác rà soát, hệ thống hóa VBQPPL, trong ba bước này:

Tập hợp là thao tác đầu tiên trong của quy trình rà soát, hệ thống hóa. Đó là

việc thu thập đầy đủ và sắp xếp các VBQPPL, các quy phạm pháp luật riêng biệt theo một trình tư nhất định (theo cơ quan ban hành, thời gian ban hành hay cấp độ hiệu lực pháp lý) nhằm phục vụ kịp thời cho yêu cầu của người sử dụng. Khi tiến hành tập hợp hóa, những người thực hiện thường giữ nguyên các điều khoản của mỗi văn bản, chưa đặt ra yêu cầu nhận xét về mặt nội dung và hiệu lực của văn bản đó. Hình thức này không làm thay đổi nội dung văn bản, không bổ sung những quy định mới mà chỉ nhằm loại bỏ những quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực.

Rà soát được hiểu là việc thực hiện các thao tác kỹ thuật nghiệp vụ nhằm soát, xét lại các VBQPPL được ban hành trong một khoản thời gian nhất định, được tiến hành theo chuyên đề, lĩnh vực hay theo ngành luật nhằm phát hiện những quy định của văn bản dưới luật có mâu thuẫn, chồng chéo, trái với quy định của hiến pháp và các đạo luật.

Hệ thống hóa là bước tiếp theo tất yếu của quá trình thống nhất rà soát, hệ

thống hóa. Đó là sự tu chỉnh có tính chất bề ngoài các văn bản pháp luật và sắp xếp chúng lại theo một yêu cầu nhất định; là việc cập nhật và đưa vào văn bản tất cả những thay đổi, bổ sung, là sự khám phá ra và khắc phục các mâu thuẫn chồng chéo, trùng lắp trong các văn bản hiện hành.

Một phần của tài liệu Bài giảng công tác quản lý hộ tịch docx (Trang 50)