1. Mười hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật:
Sổ tay giới thiệu 10 hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông dụng nhất hiện nay. Mỗi hình thức có đặc trưng riêng của mình:
a. Phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp (Tuyên truyền miệng về phápluật). luật).
Đặc trưng chính là dùng lời lẽ trực tiếp truyền đạt nội dung pháp luật cho ngư- ời nghe.
b. Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các loại hình báo chí và qua mạng lướitruyền thanh cơ sở. truyền thanh cơ sở.
Đặc trưng chính là sử dụng báo nói, báo viết, báo hình để truyền bá nội dung cần phổ biến. .
c. Biên soạn và phát hành các loại tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật.
Đặc trưng chính là dùng các ấn phẩm để truyền bá nội dung cần phổ biến.
d. Giáo dục pháp luật trong nhà trường
Đặc trưng chính là truyền đạt nội dung pháp luật thông qua các phương pháp sư phạm.
Đặc trưng chính là vận động khuyến khích đối tượng tìm hiểu pháp luật thông qua thi thố tài năng.
e. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt của các câu lạc bộpháp luật pháp luật
Đặc trưng chính là: Đối tượng của phổ biến giáo dục pháp luật đồng thời cũng chính là chủ thể của phổ biến giáo dục pháp luật, ở đó mỗi thành viên phát huy tính nhận thức tích cực của mình trao đổi, tranh luận... để mở rộng kiến thức pháp luật của mình.
f. Xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật.
Đặc trưng chính là trực tiếp cung cấp tài liệu, thông tin pháp luật cho đối tượng.
g. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật vàtrơ giúp pháp lý. trơ giúp pháp lý.
Đặc trưng chính là thông qua việc cung cấp dịch vụ pháp lý, giải đáp pháp luật, hướng dẫn thân chủ ứng xử đúng pháp luật để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ mà nâng cao hiểu biết pháp luật cho họ.
h. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Đặc trưng chính là thông qua việc giới thiệu văn bản phân tích, hướng dẫn để các bên tranh chấp hiểu văn bản, tự đối chiếu với hành vi của mình và hành vi của phía bên kia để thấy rõ cái đúng, cái sai của cả hai bên, giúp các bên nhận thức pháp luật sâu sắc hơn.
i. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hoá, văn nghệđặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống đặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống
Đặc trưng chính là khai thác nghệ thuật biểu đạt của một loại hình văn hoá, văn nghệ để đưa pháp luật tới nhân dân.
2. Tiêu chí lựa chọn hình thức phổ biến. giáo dục pháp luật:
a. Tính phù hợp với đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật.
Phổ biến, giáo dục pháp luật phải xuất phát từ đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật, nắm được họ là ai, trình độ nhận thức đến đâu, điều kiện hoàn cảnh sống của họ như thế nào? Họ có quan tâm tới pháp luật không? Và họ quan tâm thì quan tâm những vấn đề gì? Đó là những đòi hỏi của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Phổ biến, giáo dục pháp luật có thể là nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, của việc thực hiện quyển và nghĩa vụ công dân, của một đối tượng cụ thể đang tham gia tố tụng hoặc của đa số nhân dân muốn tìm hiểu pháp luật. Sự hiểu biết và nhận thức của các tầng lớp nhân dân về văn hoá và pháp luật trong xã hội là hết sức đa dạng và khác nhau, do đó khi phổ biến, giáo dục pháp luật phải xuất phát từ các yêu cầu sau:
- Xuất phát từ yêu cầu phổ biến của chính những văn bản cần phổ biến đến nhóm dân cư nhất định;
- Xuất phát từ trình độ văn hoá và nhận thức của đối tượng được phổ biến;
- Xuất phát từ điều kiện kinh tế, địa lý và hoàn cảnh thực tế khác để quyết định một hình thức phổ biến như tuyên truyền miệng, truyền thanh cơ sở, xây dựng tủ sách pháp luật hay kết hợp các hình thức với nhau;
b. Tính khả thi trong điều kiện của địa bàn thực hiện.
Phổ biến, giáo dục pháp luật vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của điều chỉnh pháp luật, là hoạt động vừa mang tính thời sự, vừa mang tính lâu dài, thường xuyên, do đó khi tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật phải tính tới tính khả thi trong điều kiện của địa bàn thực hiện.
Tính khả thi trong điều kiện của địa bàn thực hiện trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được dựa trên mấy tiêu chí sau:
- Khi sử dụng hình thức đó, có thể huy động phương tiện, sách báo, tài liệu tham khảo và đặc biệt là lực lượng tiến hành tuyên truyền?
- Sử dụng hình thức đó, có thể tiến hành ở đâu, bao nhiêu lần?
- Điều kiện địa lý, kinh tế, kỹ thuật trong địa bàn cho phép áp dụng hình thức đó.
c. Tính hiệu quả, diện bao quát của hình thức được chọn đối với đối tượng.
Phổ biến, giáo dục pháp luật phải tính tới tính hiệu quả, diện bao quát của hình thức được chọn đối với đối tượng được phổ biến.
Tính hiệu quả, diện bao quát của phổ biến, giáo dục pháp luật được thể hiện ở một số tiêu chí sau:
- Số lượt người được phổ biến về văn bản pháp luật hoặc một vấn đề pháp