Sổ hộ tịch là tài liệu gốc, vì vậy các thông tin ghi trong sổ hộ tịch phải bảo

Một phần của tài liệu Bài giảng công tác quản lý hộ tịch docx (Trang 41 - 43)

đảm tuyệt đối chính xác. Trong trường hợp nội dung của bản chính giấy tờ hộ tịch đúng, nhưng nội dung trong sổ hộ tịch sai, thì phải sửa chữa nội dung sai sót đó trong sổ hộ tịch cho phù hợp với bản chính giấy tờ hộ tịch.

Việc sửa chữa sai sót nội dung trong sổ hộ tịch được thực hiện tương tự như quy định tại Khoản 1 Điều 69 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP (Điều 2 Phần V Thông tư số 01/2008/TT-BTP).

13. Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch, báo cáo số liệu thống kê hộ tịch:13.1. Lưu trữ sổ hộ tịch (Điều 70 Nghị định 158/2005/NĐ-CP): 13.1. Lưu trữ sổ hộ tịch (Điều 70 Nghị định 158/2005/NĐ-CP):

a. Sổ hộ tịch phải được lưu trữ, bảo quản để sử dụng lâu dài; phục vụ cho hoạt động quản lý của Nhà nước.

b. Mỗi loại việc hộ tịch phải được đăng ký vào 2 quyển sổ (đăng ký kép), 1 quyển lưu tại UBND cấp xã, nơi đăng ký hộ tịch; 1 quyển chuyển lưu tại UBND cấp huyện.

Đối với sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, thì chỉ cần lập 1 quyển và lưu tại UBND cấp xã.

13.2. Khóa sổ hộ tịch và lưu sổ hộ tịch (Điều 71 Nghị định số 158/2005/NĐ-

CP):

a. Khi sử dụng hết sổ hộ tịch, thì thực hiện việc khóa sổ. Khi khóa sổ hộ tịch, cán bộ Tư pháp hộ tịch phải ghi rõ vào trang cuối tổng số trang và tổng số sự kiện hộ tịch đã đăng ký; Chủ tịch UBND cấp xã ký xác nhận và đóng dấu.

Đối với những sổ hộ tịch của UBND cấp xã, thì sau khi xác nhận và đóng dấu, UBND cấp xã có trách nhiệm chuyển quyển sổ thứ hai cho UBND cấp huyện để thực hiện việc lưu trữ.

b. UBND cấp xã có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản sổ hộ tịch; phải thực hiện các biện pháp an toàn: phòng chống bão lụt, cháy, ẩm ướt, mối mọt.

13.3. Lưu trữ giấy tờ hộ tịch (Điều 72 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP):

Các giấy tờ đương sự đã nộp khi đăng ký hộ tịch phải được lưu trữ, bảo quản tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong thời hạn 5 năm. Việc lưu trữ tiếp theo sau thời hạn 5 năm được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

13.4. Số liệu thống kê hộ tịch (Điều 73 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP):

Số liệu thống kê hộ tịch phải được lập (theo mẫu quy định) theo định kỳ 06 tháng và 01 năm. Số liệu thống kê hộ tịch phải đảm bảo chính xác và phải gửi báo cáo theo đúng thời hạn quy định.

Số liệu thống kê hộ tịch 06 tháng đầu năm được tính từ ngày 01/01 hàng năm đến hết ngày 30 tháng 06 của năm đó; số liệu thống kê hộ tịch 1 năm được tính từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó.

Báo cáo số liệu thống kê hộ tịch 06 tháng đầu năm của UBND cấp xã phải gửi cho Phòng Tư pháp trước ngày 10 tháng 07 hàng năm; báo cáo 01 năm phải gửi trước ngày 15 tháng 01 của năm sau.

CHƯƠNG III

KỸ NĂNG SOẠN THẢO, BAN HÀNH, KIỂM TRA, RÀ SOÁT VÀ HỆ THỐNGVĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CẤP XÃ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CẤP XÃ

A. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO, BAN HÀNH VĂN BẢN QUYPHẠM PHÁP LUẬT CẤP XÃ: PHẠM PHÁP LUẬT CẤP XÃ:

Một phần của tài liệu Bài giảng công tác quản lý hộ tịch docx (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w