Thuật ngữ “rối nhiễu tâm lí” được dùng để “chỉ trạng thái lệch lạc về sứckhỏe tâm lí trong một thời gian đủ dài đã vượt khỏi ngưỡng tự điều chỉnh trở vềbình thường của cơ thể đòi hỏi cần
Trang 1LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học
của TS Nguyễn Thị Hằng Phương Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây
Ngoài ra, trong báo cáo còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như sốliệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thíchnguồn gốc
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Sinh viên thực hiện
NguyễnThị Thành
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô Trường Đại học sư phạm ĐàNẵng, đặc biệt là những Thầy/Cô Khoa Tâm lý giáo dục và những Thầy/Cô khác
đã giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường Tôi xin gửi lời tri
ân sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Hằng Phương, người hướng dẫn khoa học đãtận tình chỉ bảo, nhận xét, góp ý, hỗ trợ cũng như động viên tôi trong quá trìnhthực hiện bài nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị đang làm việc và hỗ trợ trẻ tạiTrung tâm Cadeaux, đặc biệt là chị Lê Thị Thu Trang là người trực tiếp hướngdẫn tôi tại cơ sở thực tập đã tạo điều kiện tối ưu, nhiệt tình hỗ trợ và tích cựctham gia cùng tôi trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu
Trải qua hai tháng thực tập tại Trung tâm Cadeaux, thời gian thực tập ngắn,với cơ hội tiếp cận thực tế và hoàn thiện bài viết tuy có cố gắng nhưng em còn
có nhiều thiếu sót nhất định Rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ cácthầy cô để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức bản thân
Kết thúc chuyên đề báo cáo thực tập này, em xin gửi lời kính chúc Trungtâm luôn thực hiện tốt mục tiêu đề ra, luôn có những bước tiến mới thành công
và phát triển hơn nữa
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh/chị, các bạn lớpTâm lý 13CTL; đến những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôitrong khi học cũng như trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4Thuật ngữ “rối nhiễu tâm lí” được dùng để “chỉ trạng thái lệch lạc về sứckhỏe tâm lí trong một thời gian đủ dài đã vượt khỏi ngưỡng tự điều chỉnh trở vềbình thường của cơ thể đòi hỏi cần có sự can thiệp chuyên môn để tránh vòngxoắn rối nhiễu nặng dần dẫn đến tổn thương tâm thần khó hồi phục” Khái niệmnày được tác giả Trần Tuấn đưa ra năm 2003 trong khuôn khổ nghiên cứu quốc
tế về nghèo khổ trẻ em Young Lives tiến hành tại Việt Nam và được diễn giảichi tiết lần đầu tiên trên báo Sức Khỏe Đời Sống (cơ quan ngôn luận của Bộ YTế) năm 2007
Trong cuộc sống hiện nay trẻ em chịu nhiều áp lực, tâm lý dễ bị căng thẳnghơn Cách xử sự trong gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ Bố mẹ quá bận rộn,thường cãi nhau, ly hôn đều để lại những dấu ấn đậm, nhạt khác nhau trongtâm hồn trẻ thơ và cũng vì đó mà số lượng trẻ RNTL ngày càng tăng cao.Bệnh viện Tâm thần TPHCM mỗi tháng tiếp nhận gần 1.000 lượt bệnh nhi
bị rối loạn tâm lý đến khám và điều trị, con số này tăng 60% so với năm 2001.Đáng lưu ý là tại hai bệnh viện nhi đồng của Thành Phố đã tiếp nhận cấp cứu 20trẻ tự tử trong tình trạng nặng
So với các nước xung quanh, tỉ lệ trẻ bị rối nhiễu, sang chấn tâm lý ở ViệtNam là tương đương, nhưng chúng ta chưa quan tâm nhiều đến chứng bệnh này.Vào các bệnh viện, người ta mới chỉ quan tâm đến bệnh tâm thần phân liệt, bệnh
“điên” Trong khi nguy hiểm là nếu không thay đổi cách giáo dục trẻ em, đầutiên trẻ bị sang chấn, sau đó là rối nhiễu tâm lí, nếu không can thiệp trẻ có thể bịtâm thần
Trang 5Vấn đề rối nhiễu tâm lý ở trẻ em nổi lên trong thời gian gần đây khiến cho
dư luận xã hội hết sức băn khoăn, lo lắng Đặc biệt là các bậc cha mẹ có con bịrối loạn tâm lí đang rất hoang mang, không biết làm sao để giúp con và làm cáchnào sẽ tốt nhất cho con
Cũng vì số lượng trẻ RNTL ngày càng nhiều nên đã có không ít trungtâm cũng như các cơ sở, trường học dành cho trẻ RNTL mở ra
Trung tâm Cadeaux là một trong những trung tâm hỗ trợ tâm lí cho trẻ ở
Đà Nẵng tập trung từ góc độ tác động tâm lý, đặc biệt là trẻ rối nhiễu tâm lí và
đã đạt được rất nhiều kết quả tích cực
Xuất phát từ những nội dung trình bày trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu thực trạng hoạt động hỗ trợ cho trẻ có rối nhiễu tâm lý tại Trung tâm hỗ trợ tâm lý Cadeaux”.
2 Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng hoạt động hỗ trợ cho trẻ có rối nhiễu tâm lý tạiTrung tâm hỗ trợ tâm lý Cadeaux, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị trongcông tác hỗ trợ trẻ có rối nhiễu tâm lí ở trung tâm
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng hoạt động hỗ trợ cho trẻ có rối nhiễu tâm lý tại Trung tâm hỗtrợ tâm lý Cadeaux
3.2 Khách thể ngiên cứu
Các hoạt động hỗ trợ cho trẻ có RNTL tại trung tâm Cadeaux
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Tại trung tâm Cadeaux
- Giới hạn khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu các hoạt động hỗ trợ cho cáctrẻ cụ thể có rối nhiễu tâm lý tại Cadeaux
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: : Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứucác hoạt động hỗ trợ cho trẻ có RNTL tại TTCĐ và đánh giá hiệu quả của cáchoạt động đó
Trang 65 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lí luận
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa một số tài liệu liên quan để xây
dựng cơ sở lý luận cho đề tài
- Xác định một số khái niệm công cụ của đề tài
5.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia về các hoạt động trợ giúp
trong ngành và PH có con rối nhiễu tâm lí ở trung tâm Cadeaux nhằm:+ Xác định thực trạng hoạt động hỗ trợ cho trẻ có rối nhiễu tâm lý tạiTrung tâm
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình hỗ trợ trẻ
- Rút ra kết luận và đề xuất một số kiến nghị trong công tác hỗ trợ trẻ có rốinhiễu tâm lí ở trung tâm
6 Giả thuyết nghiên cứu
Có rất nhiều hoạt động hỗ trợ cho trẻ có rối nhiễu tâm lý, có sự khác nhau ởmỗi hoạt động khi sử dụng hỗ trợ cho các trẻ có RNTL
Các hoạt động trợ giúp cho trẻ em rối nhiễu tâm lý tại trung tâm Cadeauxhiện nay đang có những hiệu quả tích cực và đem lại sự hài lòng cũng như sự tintưởng của phụ huynh
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
Trang 7CHƯƠNG 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỚI NHIỄU TÂM LÝ Ở TRẺ EM
1 Tổng quan nghiên cứu về rối nhiễu tâm lí
Rối nhiễu tâm lý (RNTL) trẻ em là vấn đề thu hút sự quan tâm, nghiên cứucủa nhiều nhà Tâm lý học lâm sàng, Tâm bệnh học, Tâm thần học, Cơng tác xãhội trên thế giới và Việt Nam Các nghiên cứu nhằm lý giải nguồn gốc, các hìnhthức biểu hiện, các yếu tố củng cố, duy trì và các liệu pháp can thiệp RNTL trẻ
em được thực hiện theo các hướng tiếp cận chính sau đây:
Hướng tiếp cận sinh học : Một số tác giả tiêu biểu theo hướng tiếp cận sinh
học: Crowe R (1974), Kagan J và Snidman N (1991), Raine A và cs (2000),ZoëPrichard(2008) Các tác giả này cho rằng, RNTL trẻ em cĩ nguồn gốc bẩmsinh, di truyền hoặc do sự tổn thương não bộ, rối loạn sinh lý thần kinh Theohướng tiếp cận sinh học, trị liệu RNTL trẻ em chủ yếu dựa vào can thiệp y tế
Hướng tiếp cận văn hóa - xã hợi: Một số tác tác giả tiêu biểu theo hướng
tiếp cận này là Cole, D.A., (1998), Henry, D.B (2001), Woo BSC (2007),Ferguson C J(2008), Farrell A D, (2011) Theo các tác giả này cộng đồng , mốiquan hệ với những người xung quanh, những sự kiện xảy ra trong cuộc sống,phương tiện truyền thơng đại chúng, trị chơi điện tử, sự đánh giá và chấp nhậncủa những người xung quanh là các yếu tố liên quan trực tiếp đến RNTL trẻ em.Cơng tác phịng ngừa, can thiệp RNTL trẻ em gắn liền với việc hạn chế nhữngyếu tố bất lợi từ mơi trường sống, thay đổi mối quan hê ̣của trẻ em với nhữngngười xung quanh, nâng cao năng lực thích ứng xã hội cho trẻ em
Hướng tiếp cận tâm lý : Khác với các tác giả theo hướng tiếp cận văn hĩa –
xã hội, nhấn mạnh đến các yếu tố khách quan, các tác giả theo hướng tiếp cậntâm lý nhấn mạnh đến các yếu tố chủ quan gây ra RNTL trẻ em Tuy nhiên, theohướng tiếp cận này, cĩ nhiều trường phái tâm lý khác nhau, mỗi trường phái cĩnhững cách thức lý giải riêng về nguồn gốc gây ra RNTL và biện pháp canthiệp, phịng ngừa
Trường phái Phân tâm học của S Freud coi những chấn thương tâm lý ởtuổi ấu thơ và sự xung đột trong đời sống nội tâm giữa cái “Nĩ” , cái “Tơi” , cái
Trang 8“Siêu tôi” là nguyên nhân chính gây ra RNTL ở lứa tuổi thanh thiếu niên , tuổitrưởng thành
Trong công tác phòng ngừa và can thiệp, Freud và các nhà Phân tâm họcnhấn mạnh đến việc giải tỏa lo âu, nguyên nhân chính gây ra RNTL, củng cốsức mạnh của cái “Tôi”
Trường phái Tâm lý học nhận thức – hành vi của Seligman(1975), Bandura(1977), Lewinsohn (1979), Beck (1977), Ellis (1977) cho rằng, RNTL trẻ emxuất phát từ quá trình điều kiện hóa những điều quan sát thấy và học hỏi được từmôi trường xung quanh, từ sự nhận thức không phù hợp của cá nhân.Trong côngtác phòng ngừa và can thiệp, các nhà Tâm lý học nhận thức – hành vi đề caoviệc cấu trúc lại nhận thức, hình thành ở trẻ em những kiểu hành vi mới và nângcao năng lực ứng phó với các sự kiện gây stress trong cuộc sống Lý thuyết gắn
bó của Bowlby (1969), Ainsworth, Blehar, Waters, Wall (1978) Lý thuyết liênkết xã hội của Benjamin (1974,1993,1995), Thompson (2000) v.v Hai lý thuyếtnày cho rằng, RNTL trẻ em bắt nguồn từ sự thiếu vắng tương tác về mặt cảmxúc giữa trẻ và người mẹ Việc phòng ngừa và can thiệp RNTL ở trẻ em, cần tậptrung vào việc thay đổi mối quan hê ̣liên nhân cách và sự tương tác cảm xúctrong quan hê ̣me ̣con
Hướng tiếp cận sinh – tâm – xã hội: Các tác giả đi theo hướng nghiên cứu
này cho rằng, không chỉ có các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài là nguyên nhângây ra RNTL ở trẻ em Nguồn gốc gây ra RNTL trẻ em là sự kết hợp giữa cácyếu tố sinh học, tâm lý và những tác động từ môi trường văn hóa, xã hội Mộttrẻ em mang trong mình một gen tâm bệnh lý nào đó, sống trong gia đình cónhiều xung đột và stress có nguy cơ cao dẫn đến bị RNTL Trong trường hợpnày gen đóng vai trò nguồn gốc, stress trong gia đình là yếu tố khởi phát Ngượclại, một trẻ em có thể mang trong mình gen tâm bệnh lý nhưng sống trong môitrường thuận lợi, được chăm sóc, không phải trải qua những sự kiện gây sangchấn nghiêm trọng sẽ không bị RNTL
Theo hướng tiếp cận sinh – tâm – xã hội, việc phòng ngừa, can thiệp RNTLtrẻ em cần có sự kết hợp giữa can thiệp y tế , trị liệu tâm lý và tác động làm thay
Trang 9đổi môi trường sống xung quanh, hạn chế sự tác động tiêu cực từ môi trườngsống đến trẻ em Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm và tùy thuộc vào mức độ RNTL,một trong ba hình thức can thiệp trên sẽ được chú trọng và ưu tiên.
Ở Việt Nam, các nhà Tâm lý học luôn đặt vấn đề nghiên cứu tâm lý trẻ emnói chung, RNTL trẻ em nói riêng theo hướng tiếp cận tâm lý – xã hội dựa trênquan điểm Tâm lý học hoạt động Theo hướng tiếp cận này có các tác giả tiêubiểu: Phạm Minh Hạc (1988), Lê Khanh (2003) v,v Bên cạnh hướng tiếp cậntruyền thống, một số tác giả : Nguyễn Công Khanh (2000), Nguyễn Thi ̣HồngThúy và cs (2007), Hoàng Cẩm Tú và cs (2007), Đỗ Ngọc Khanh (2010) v.v,nghiên cứu RNTL trẻ em theo phương pháp tiếp cận nhận thức –hành vi Một sốtác giả khác: Trần Thu Hương (2012), Nguyễn Minh Đức (2012) nghiên cứuRNTL ở trẻ em theo luận thuyết Phân tâm học Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện ,người đặt nền móng cho Tâm lý học lâm sàng trẻ em Việt Nam, có một quanđiểm chiết trung trong nghiên cứu và thực hành: chẩn đoán và tri ̣liệu RNTL trẻem
Rối nhiễu tâm bệnh đã được nghiên cứu từ rất lâu và đến cuối thế kỉ XVIII,đầu thế kỉ XIX đã có những bảng phân loại rối nhiễu tâm bệnh của Pháp và Nga
Từ năm 1960 đến nay, tố chức Y tế thế giới đã quan tâm cải tiến việc chẩnđoán và phân loại các rối nhiễu tâm bệnh Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành haicông việc lớn là:
- Đưa ra một bản danh pháp với nội dung các thuật ngữ và xắp xếp phânloại các rối nhiễu tâm lý
- Kết quả đã cho ra đời bảng phân loại bệnh quốc tế, chỉnh lí lần thư 8( PLBQT-8, năm 1968).Trong đó chương V giới thiệu về các rối nhiễu tâmbệnh
Năm 1974 tổ chức Y tế thế giới xuất bản tập “Chú giải các rối nhiễu tâmbệnh và hướng dẫn phân loại” để dùng cùng với bảng phân loại bệnh quốc tế 8.Năm 1978 cải tiến PLBQT-9, và tập chú giải
Trang 10Năm 1987 dự thảo bảng PLBQT -10 Trong đó phần trình bày về các rốinhiễu tâm bệnh Bảng PLBQT- 10 dự thảo được thử nghiệm tại hơn 100 trungtâm nghiên cứu lâm sàng tại 40 nước.
Năm 1992 Bảng PLBQT -10 chính thức được xuất bản Đây là kết quảnghiên cứu nhiều năm của 915 nhà Tâm bệnh học có trình độ chuyên môn caocủa 52 quốc gia Bảng phân loại bệnh này mang tính quốc tế vì phản ánh đượchầu hết các trường phái và truyền thống chủ yếu về Tâm bệnh học trên thế giới
* Bảng PLBQT- 10 (F) có nhiều ưu điểm cụ thể là:
- Hướng cẫn các tiêu chuẩm chẩn đoán cụ thể
- Sử dụng dễ dàng, tiện lợi, làm ngôn ngữ chung trong thực hành lâm sàngnghiên cứu và giảng dạy ở trong nước và trên thế giới
Tuy nhiên bảng PLBQT-10 (F) còn có những tồn tại là chưa phân định rạchròi tính độc lập bệnh lý do chưa hiểuu rõ bệnh căn , bệnh sinh, mà điều này đòihỏi phải có một thời gian dài tập trung nghiên cứu
Song song với bảng phân loai bệnh quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới, còn
có bảng phân loaị tâm bệnh của Hội Tâm thần học Mỹ DSM Vào khoảng đầunăm 1970 Hội Tâm thần học Mỹ đã xây dựng bảng phân loại tâm bệnh ( DSMII).Năm 1980 xất bản bảng phân loại DSM II với nhiều chi tiết sửa đổi bổ xungcho DSM II
Năm 1987 ra đời DSM III R đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn làm tăng độ tin cậytrong chẩn đoán Trong những năm của thập kỷ 90, Hội Tâm thần học Mỹ đưa
ra bảng phân loại DSM IV
Các nhà Tâm bệnh học Pháp cũng luôn tiến hành nghiên cứu hoàn thiện cácbảng phân loại tâm bệnh
Trang 11Năm 1993 Pháp đã xây dựng bảng phân loại rối nhiễu tâm lý trẻ em vàthanh thiếu niên Năm 1996 Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em của bác sĩNguyễn Khắc Viện (N-T) đã sử dụng bảng phân loại của Pháp để phân loạitrong nghiên cứu các rối nhiễu tâm lí ở Việt Nam
Như vậy, trên thế giới có nhiều bảng phân loại rối nhiễu tâm lí cũng nhưnhững cách tiếp cận khác nhau Việc phân loại các rối nhiễu tâm lí phụ thuộcvào sự tiến bộ của Tâm thần học, vào quan điểm tiếp cận các cấu trúc Tâm bệnh
lí Tuy nhiên công việc tiên quyết đối với các nhà Tâm bệnh học là việc chẩnđoán nhận dạng các triệu chứng rối loạn một cách rạch ròi Muốn làm được điều
đó đòi hỏi có sự hiểu biết về Tâm bệnh học, phải có trình độ lâm sàng
2 Một số vấn đề lý luận về RNTL trẻ em
2.1 Khái niệm rối nhiễu tâm lý
Những quan niệm giải thích về RNTL hay rối nhiễu tâm trí , trầm trọnghơn gọi là rối loạn tâm thần (bệnh tâm thần) có từ rất lâu trong lịch sử nhân loại
và có sự thay đổi qua từng thời kỳ
2.1.1 Định nghĩa rối nhiễu tâm lí
Thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên , Hippocrates cho rằng, RNTL là sựmất cân bằng giữa bốn loại thể dịch trong cơ thể: mật vàng, mật đen, máu vàchất nhầy Nếu dư thừa mật vàng sẽ gây ra hưng cảm, dư thừa mật đen gây ratrầm cảm Đến thời kỳ Trung cổ, tôn giáo chiếm vị trí thống trị, các Tăng lữ,Giáo sĩ cho rằng, RNTL là do ma quỷ gây ra, người bệnh muốn giải thoát khỏi
ma quỷ, cần cầu nguyện, hát thánh ca và uống nước thánh
Đến cuối thế kỷ XIX, các nghiên cứu lâm sàng về RNTL đã được thực hiệnbởi các nhà Tâm thần học Kết quả nghiên cứu của họ đã phần nào làm sáng tỏnguồn gốc xã hội và các hình thức biểu hiện của RNTL Oppenheim (1884) đã
mô tả RNTL ở những bệnh nhân bi ̣tai nạn lao động: “Sự lo hãi luôn thường trực
ở nạn nhân Họ sợ phải đối mặt với những kích thích gợi lại sự kiện gắn với tainạn, họ bị rối loạn giấc ngủ và luôn gặp ác mộng, họ dễ cáu gắt, quá cảnh giác
và thu mình” Oppenheim cũng là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ nhiễu tâmsau sang chấn (traumatischen neurosen) để chỉ những RNTL ở những bệnh nhân
Trang 12này.Trong những bài giảng về bệnh hystérie và chứng suy nhược thần kinh, Jean– Martin Charcot (1889) đã nhấn mạnh đến vai trò của sự kiện gây ra sự sợ hãi
và phản ứng khiếp sợ của những bệnh nhân là nạn nhân của các vụ tai nạnđường sắt Charcot đã mô tả triệu chứng lâm sàng của một người là trưởng toacủa một tàu chở hàng, bị tai nạn do hàng hoá đổ vào người, mắc bệnh hystériemột dạng RNTL như sau: “Sau khi điều trị các vết thương trên cơ thể, bệnh nhântrở lại công việc nhưng anh ta cảm thấy mình không còn khả năng làm việc, dễkhóc và xúc động, thường xuyên giật mình trước những tiếng động, hay nhứcđầu, luôn có cảm giác mệt mỏi và lo âu” Khác với các nhà tâm thần học trên,Emil Kraepelin (1899) cho rằng, RNTL là những rối loạn sinh lý thần kinh xảy
ra ở não Quan niệm này nhấn mạnh đến căn nguyên thực thể về RNTL.Kraepelin cũng là người đặt nền móng cho việc phân loại các RNTL như hiệnnay
Nửa đầu thế kỷ XX, S Freud và các nhà Phân tâm học đã có những luậngiải hết sức sâu sắc về RNTL Freud coi RNTL là hậu quả của những sang chấntâm lý ở tuổi ấu thơ, nó cũng là kết quả của sự xung đột tâm lý bên trong giữacái “Cái Nó”, “Cái Tôi” và “Cái Siêu Tôi” RNTL là kết quả từ sự lo hãi của
“Cái Tôi” hoặc do cơ chế phòng vệ mà “Cái Tôi” dựng lên” ngăn chặn những lolắng bi ̣dồn nén trong vô thức được ý thức Sự lo lắng của “Cái Tôi” thường liênquan đến những trải nghiệm không tốt hoặc sang chấn tâm lý ở tuổi ấu thơ.Adler A cũng là một nhà Phân tâm học nhưng có những luận điểm khácvới Freud về RNTL Adler (1907) cho rằng RNTL là những chức năng tâm lýbình thường bi ̣kiềm chế lại do cảm giác “yếu kém” của cá nhân gây ra Adlerquan sát thấy, cảm giác yếu kém là động cơ thúc đẩy sự phát triển, đặc biệt đốivới những cá nhân có một khiếm khuyết nào đó, họ có thể tự điều chỉnh bằngcách phát triển tối ưu các mặt khác bù trừ cho mặt khiếm khuyết Tuy nhiên,cảm giác yếu kém cũng có thể làm suy yếu một số người, nhất là những ngườiquá bức xúc với khiếm khuyết, khiến họ làm được rất ít hay không làm được gì,
đó là những người luôn có mặc cảm tự ti
Trang 13Horney là một nhà Phân tâm học, có những quan điểm khác với Freud vềRNTL Horney (1937) nhận thấy, những kinh nghiệm xấu phần nào sẽ phát triểnthành thái độ thù địch, khi chúng không được giải phóng chúng sẽ trở thành lo
âu cơ bản Cá nhân cảm thấy cô độc và bất lực trong mộ t thế giới thù địch Horney quan sát thấy, khách hàng của mình đến tham vấn, trị liệu liên quan đếnvấn đề thất nghiệp, lương thực, thực phẩm, sức khỏe gia đình, nhà ở, bà hiếmkhi gặp các xung đột tính dục gây ra RNTL ở khách hàng Horney đi đến kếtluận, điều cá nhân cảm nhận về cuộc sống xã hội mới chính là yếu tố quyết định
cá nhân có hay không có RNTL chứ không phải sự xung đột nội tâm như Freud
đã mô tả
Giữa thế kỷ XX, các nhà Tâm lý học nhận thức – hành vi đã mô tả và lýgiải một cách khách quan và duy chứng về RNTL Họ cho rằng, RNTL xuấtphát từ quá trình điều kiện hóa, học tập thông qua quan sát người khác Chẳnghạn như chứng ám sợ xuất phát từ một trải nghiệm được điều kiện hóa, trong đó
cá nhân sợ hãi một cách quá thái một vật hoặc một tình huống nhất định Điềunày liên quan đến trải nghiệm sợ hãi hoặc lo lắng ở một thời điểm nào đó trongquá khứ Tiếp theo kích thích có điều kiện sẽ gây ra đáp ứng sợ hãi có điều kiện.Bandura (1977) cho rằng chúng ta có thể học các phản ứng sợ hãi không cần trảinghiệm tình huống hoặc chứng kiến sự vật gây sợ hãi, thay vào đó sự sợ hãiđược học từ việc quan sát phản ứng của những người khác, thông qua quá trìnhhọc gián tiếp Beck (1977) và Ellis (1977) nhận định, nhận thức sự kiện quyếtđịnh cảm xúc của chúng ta chứ không phải bản thân sự kiện RNTL, các vấn đềsức khỏe tâm thần là hậu quả của những ý nghĩ, niềm tin không đúng và phi lý Các nhà Tâm lý học nhân văn nhìn nhận RNTL là hậu quả của việc cá nhân
đi lệch khỏi con đường tự hiện thực hóa bản thân Rogers (1961) cho rằng, mọi
cá nhân đều có tiềm năng bẩm sinh để lớn lên, phát triển và nâng cao năng lựctheo cách mà cá nhân lựa chọn, đó là quá trình “tự hiện thực hóa bản thân”.Trong cuộc sống, khi cá nhân hiện thực hó a bản thân, họ cảm thấy hạnh phúc vàtích cực hành động, ngược lại họ cảm thấy đau khổ, lo âu, trầm cảm Maslow(1970) lại cho rằng, hoạt động của cá nhân được thúc đẩy bởi các nhu cầu khác
Trang 14nhau, những nhu cầu này được cấu trúc theo thứ bậc RNTL là một hình thứcbiểu hiện sự bất lực trong việc thỏa mãn nhu cầu và bộc lộ bản thân, nó là hậuquả của những mâu thuẫn giữa các nhu cầu và những cản trở trong việc thỏamãn các nhu cầu của cá nhân
Từ cuối thế kỷ XX đến nay, việc chẩn đoán RNTL, xác định mức độ,các hình thức biểu hiện của mỗi loại RNTL chủ yếu dựa vào Bảng phân loại rốiloạn tâm thần và hành vi của Tổ chức Y tế thế giới (ICD – 10,1992) hoặc Sổ taychẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần của các nhà Tâm thần học Mỹ(DSM) Hai công cụ này đã được quốc tế hóa Trong DSM – IV – TR (2000), rốiloạn tâm thần được định nghĩa là một hành vi hoặc hội chứng hành vi có ý nghĩalâm sàng, gây đau khổ, phiền muộn cho bản thân cá nhân và hoặc những ngườixung quanh, làm suy giảm các chức năng tâm lý và hoạt động của cá nhân, giatăng hành vi tự hủy hoại bản thân, dẫn cá nhân đến mất khả năng kiểm soát hành
vi, ứng xử
Hiện nay, trong nghiên cứu, chẩn đoán, trị liệu những vấn đề liên quan đếnsức khỏe tâm thần, RNTL, các nhà Tâm thần học, Tâm lý học lâm sàng, thamvấn, Công tác xã hội sử dụng DSM như là một công cụ nhận biết rối loạn tâmthần , RNTL bởi nó có các ưu điểm: (1) mô tả chi tiết các dấu hiệu, triệu chứnglâm sàng của từng dạng RNTL hoặc rối loạn tâm thần, (2) phân loại chính xáctừng RNTL, rối loạn tâm thần giúp cho các nhà nghiên cứu khám phá nguyênnhân, cơ chế duy trì, củng cố RNTL, (3) DSM được duyệt lại, bổ sung và tái bảntheo định kỳ
Khi đề cập đến vấn đề RNTL, chúng ta còn biết đến một số khái niệm liênquan Nhiễu tâm (Neurosis): Rối loạn tâm lý chưa dẫn đến tan ra về nhân cáchnhưng gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày do những triệu chứng mà người
ta thường hay gọi là “dở hơi”: lo hãi vô cớ, ám sợ, ám ảnh Ở trẻ em, nhữngtriệu chứng nhiễu tâm ở mức độ nào đó là bình thường, chỉ xuất hiện nhất thời;thái độ bình tĩnh của cha mẹ giúp các em giải tỏa Loạn tâm(Pyschosis): Khácvới nhiễu tâm, người bị loạn tâm, nhân cách bi ̣ tan rã, chủ thể mất định hướngkhông gian, thời gian và đời sống xã hội Bệnh nhân bị hoang tưởng, hư giác,
Trang 15mối quan hệ với thế giới bên ngoài và người khác như bị cắt đứt Người bị loạntâm thông thường gọi là người “điên”, hay loạn trí Nguyên nhân thực thể và ditruyền rõ nét trong những bệnh nhân loạn tâm hơn, so với những bệnh nhânnhiễu tâm Ngày nay, nhờ các tân dược mới, việc chữa trị những người bị loạntâm đã có những tiến bộ, nhưng chưa phải là triệu để
Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần , tác giả Trần Tuấn và cs (2005) đã đưa
ra mô hình dưới đây để giải thích các trạng thái sức khỏe tâm thần Các thuậtngữ: sức khỏe tâm trí, rối nhiễu tâm trí và bệnh tâm thần được tác giả sử dụng để
mô tả các trạng thái tâm thần khác nhau của con người
Mô hình các trạng thái sức khỏe tâm thần (Trần Tuấn, 2005)
Trong mô hình phân loại các trạng thái sức khỏe tâm thần của mình, tácgiảnTrần Tuấn cho rằng rối nhiễu tâm trí (mental disorders) chỉ tình trạng lệchlạc của sức khỏe tâm trí ra khỏi ngưỡng bình thường, trạng thái bệnh, vẫn cònkhả năng tự điều chỉnh trở về bình thường Bệnh tâm thần (mental illness) làtình trạng rối nhiễu tâm trí ở bệnh nhân vượt quá khả năng tự điều chỉnh để trởlại bình thường, cần đến sự can thiệp của y tế Bàn về nội hàm khái niệm tâm trí,tác giả Trần Tuấn cho rằng, tâm trí là khía cạnh hoạt động, diễn biến trí tuệ, não
bộ Tâm trí nhấn mạnh đến trạng thái, xu hướng tích cực, ngay cả khi nó khôngcòn bình thường Các quan điểm về RNTL nêu trên xuất phát từ những cáchnhìn khác nhau về đời sống tâm lý, sức khỏe tâm thần của con người Tuy nhiên,chúng ta có thể nhận thấy điểm chung là khi đề cập đến vấn đề sức khỏe tâmthần, các tác giả đều nhất trí cho rằng: (1) sức khỏe tâm thần của mỗi cá nhân cóthể ở các trạng thái khác nhau: sức khỏe tâm thần bình thường hoặc không bình
Trang 16thường; (2) căn cứ vào số lượng các các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng, mức độnghiêm trọng, khả năng tự điều chỉnh để trở lại cuộc sống bình thường của cánhân, sức khỏe tâm thần không bình thường được chia ra thành các mức độ khácnhau: mức độ nặng gọi là bệnh tâm thần, mức độ nhẹ gọi là rối loạn tâm trí hayRNTL
Dựa trên phương pháp tiếp cận văn hóa – xã hội, đặc biệt nguyên tắc quyếtđịnh luận xã hội, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc hệ thống trong nghiên cứutâm lý con người, tâm lý của cá nhân từ bình thường đến bất thường, hay bi ̣RNTL đều được xem xét trong mối quan hệ, tương tác với môi trường sốngxung quanh Trong đó gia đình, nhà trường, cộng đồng, nơi làm việc, nhóm bạn
là những môi trường gần nhất ảnh hưởng đến cá nhân, cũng là nơi cá nhân bộclộc tâm lý của mình trong những hoạt động hàng ngày một cách bình thườnghay bất thường, có khi là RNTL Trên cơ sở tiếp cận như vậy, RNTL được địnhnghĩa như sau:
RNTL là trạng thái sức khỏe tâm thần không bình thường, gây xáo trộn, mất cân bằng trong đời sống tâm lý cá nhân , thể hiện qua cảm xúc, nhận thức và hành vi kém thích nghi, gây phiền muộn cho chính cá nhân và người thân , cản trở hoạt động học tập, nghề nghiệp, cuộc sống gia đình – xã hội.
2.1.2 Đặc điểm của rối nhiễu tâm lý
Tính mất cân bằng trong đời sống tâm lý: Ở trạng thái này,các hiện tượng,
quá trình, thuộc tính tâm lý của cá nhân vượt qua ngưỡng trung bình, có nghĩa làlệch chuẩn (deviance) Sự mất cân bằng trong đời sống tâm lý lệch chuẩn theohướng tích cực tạo ra các năng lực, phẩm chất vượt trội ở cá nhân, ngược lạilệch chuẩn theo chiều hướng tiêu cực thường dẫn đến những hạn chế hoặckhiếm khuyết, nhiều khi còn là bệnh lý Victoria K Ngo (2012), đã xây dựngthang đo đánh giá tâm trạng hàng ngày của cá nhân trên thang điểm từ một đếnchín : một tương ứng với tâm trạng tồi nhất , năm tâm trạng bình thường, chíntâm trạng tốt nhất Nếu cá nhân tự đánh giá mình có tâm trạng bìnhthường(5điểm), cá nhân được xác đi ̣ nh có trạng thái cảm xúc cân bằng ; cánhân tự đánh giá mình có tâm trạng tốt nhất (9 điểm), cá nhân được xác định
Trang 17đang có trạng thái cảm xúc mất cân bằng theo chiều hướng tích cực, cá nhânđang cảm thấy vui, phấn chấn, hạnh phúc; ngược lại, nếu cá nhân tự đánh giátâm trạng tồi nhất (1 điểm), cá nhân được xác định đang mất cân bằng về mặ tcảm xúc theo hướng tiêu cực , cá nhân đang cảm thấy buồn rầu, chán nản, biquan
Tính kém thích nghi: Các trạng thái cảm xúc, quá trình nhận thức và hành
vi ứng xử được coi là kém thích nghi khi chúng: (1)làm rối loạn và suy giảm cácchức năng tâm lý khác Chẳng hạn, một trẻ vị thành niên luôn tỏ ra quá lo lắngkhi gặp tình huống khó xử dẫn đến khó khăn trong việc nhận thức và giải quyếttình huống đó; (2) gây ra sự khó chịu, đau khổ cho chính cá nhân hoặc nhữngngười xung quanh Ví dụ, một cá nhân nào đó luôn cảm thấy tay mình bị bẩn vàphải đi rửa tay liên tục Hành vi này được xem là một hành vi kém thích nghi,mang tính bệnh lý; (3) không thích hợp với những giá trị, chuẩn mực văn hóacủa nhóm, cộng đồng, xã hội nơi cá nhân đang sống Cứ đến tháng năm , thángsáu, thời tiết nóng bức, chúng ta nhìn thấy, một số thanh thiếu niên nhảy từ cầuLong Biên xuống dòng sông Hồng chảy xiết với sự tung hô, cổ vũ của bạn bè.Nhưng cũng hành vi này, người lớn lại cho rằng, đó là một hành vi rồ dại, có thểgây chết người, cần phải cấm, nhắc nhở và giáo dục những thanh thiếu niên cóhành vi như vậy Một hành vi không thích hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa
xã hội nói chung không có ý nghĩa tuyệt đối, nó phụ thuộc vào giá trị văn hóacủa nhóm mà cá nhân tham gia hoạt động hoặc sống trong đó Do vậy, khi đánhgiá một hành vi, một hiện tượng tâm lý bi ̣ RNTL do không phù hợp với chuẩnmực đạo đức, văn hóa xã hội cần lưu ý đến các đặc điểm khác của RNTL
Tính cản trở hoạt động: Các trạng thái cảm xúc, quá trình nhận thức và
hành vi ứng xử kém thích ghi biểu hiện sự RNTL cản trở và làm suy giảm cáchoạt động thường ngày của cá nhân
Từ những đặc điểm nêu trên, tiêu chí chung để đánh giá hành vi của cánhân là bị hay không bị rối nhiễu đã được một số tác giả đưa ra TheoBennett(2003) kinh nghiệm hay hành vi, ứng xử của cá nhân được xem là bị rốinhiễu phải đáp ứng các tiêu chí: lệch chuẩn (deviance), rối loạn chức năng
Trang 18(dysfunctional), rối loạn stress (distress), đặt cá nhân vào tình huống nguy hiểm(dangerous) James E Madduxvà Winstead.B.A (2008) lưu ý khi đánh giá hành
vi của mộ t ai đó bị rối nhiễu hay kém thích nghi cần chú ý đến các tiêu chí: lệchchuẩn về mặt thống kê và hoặc đạo đức xã hội, làm suy giảm các chức năng tâm
lý khác, cản trở hoạt động hàng ngày của cá nhân, đẩy cá nhân vào tình trạngnguy kịch
2.1.3 Các hình thức biểu hiện rối nhiễu tâm lý
Từ định nghĩa về RNTL nêu trên, chúng tôi tập trung mô tả các hình thứcbiểu hiện RNTL về mặt cảm xúc, nhận thức, hành vi và sinh học làm cơ sởnghiên cứu thực tiễn RNTL ở trẻ em
Về mặt cảm xúc, khi một cá nhân bị RNTL có khí sắc trầm, buồn rầu, mệt
mỏi, mất hứng thú với những sự vật, hiện tượng trước đó cá nhân quan tâm,giảm khả năng hoạt động, mất ngủ, chán ăn, muốn khóc, có hành vi tự làm đaubản thân, có ý tưởng tự sát, tự ti, cảm giác như mình có lỗi, có tội Với nhữngcảm xúc như vậy kéo dài trong một khoảng thời gian từ 3 – 6 tuần, theo DSM –
IV – TR (2000) cá nhân có thể được chẩn đoán trầm cảm điển hình Khi cá nhân
tỏ ra quá lo lắng và không kiểm soát được sự lo lắng của bản thân với nhữngbiểu hiện như bồn chồn, bối rối, sợ hãi, căng thẳng và nghi ngờ mọi thứ xungquanh, cá nhân có thể được chẩn đoán bị lo âu Khi một cá nhân vừa có nhữngdấu hiệu trầm cảm, vừa có những dấu hiệu lo âu sẽ được chẩn đoán là lo âu –trầm cảm
Về mặt nhận thức, một cá nhân bị RNTL có thể có các dấu hiệu bị ám ảnh
về một vấn đề nào đó, nghe thấy tiếng nói trong đầu, lặp lại những động táckhông có ý nghĩa, bị lẫn lộn, ảo giác, hoang tưởng, có những suy nghĩ kỳ lạ,hành động bột phát, giữ các sự vật cũ không còn giá trị sử dụng,v.v., cá nhân cóthể được chẩn đoán có dấu hiệu tâm thần phân liệt Nếu một cá nhân nào đóđang có hoạt động nhận thức bình thường sau đó có xu hướng lẫn lộn, khôngphân biệ t được các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống dẫn đến hoạt động khókhăn, có thể được chẩn đoán có dấu hiệu suy giảm trí tuệ.Tuy nhiên, trong thựchành lâm sàng cho thấy, nhiều người có nhận thức và niềm tin phi lý, sai lầm
Trang 19dẫn đến có những phản ứng cảm xúc và hành vi thiếu hợp lý Những kiểu nhậnthức như vậy không được mô tả trong DSM – IV – TR (2000), chúng được coi
là nguyên nhân dẫn đến RNTL
Về mặt hành vi, một cá nhân bị RNTL có các hành vi mang tính lặp lại như
nói dối, lấy đồ của người khác, đập phá đồ đạc, nói tục, chửi bậy, uống rượu sau
đó gây mất trật tự xã hội và bắt nạt người khác, đánh nhau, đánh người, kêu la,phô trương, bướng bỉnh, gây sự với người khác, gây ồn, phá hoại công trìnhcông cộng,.v.v, có thể được chẩn đoán là có hành vi chống đối xã hội và rốinhiễu nhân cách Tuy nhiên, nếu một trẻ em dưới 16 tuổi có những hành vi nhưvậy sẽ không được chẩn đoán là rối nhiễu nhân cách, chỉ được chẩn đoán là rốiloạn hành vi thể gây hấn và sai phạm
Về mặt cơ thể, một cá nhân bị RNTL trong các tình huống, hoàn cảnh gây
lo lắng, sợ hãi thường có các phản ứng tâm sinh lý như đỏ mặt, chân tay run rẩy,trán vã mồ hôi, đầu gối muốn khụy xuống, giọng nói run, hoa mắt, khuôn mặtcăng thẳng,v.v, có thể được chẩn đoán rối nhiễu lo âu hoặc mắc chứng ám sợ.Một người bị RNTL với những biểu hiện về mặt sinh lý : đau bụng, đau đầu, đaumỏi cơ thể, chóng mặt, đau dạ dày, buồn nôn,v.v Những triệu chứng lâm sàngnêu trên do nguyên nhân tâm lý – xã hội gây ra,khi đó, cá nhân có thể được chẩnđoán rối nhiễu tâm thể
Trong DSM – IV – TR (2000) giới thiệu và mô tả một dạng RNTL khá đặcbiệt bởi các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng xảy ra ở cả bốn phương diện : cảmxúc, nhận thức, hành vi và sinh học Đó là sự tổn thương tâm lý sau sang chấn(PTSD) RNTL này được định nghĩa như sau: “Chỉ một cá nhân đã trải qua hoặcchứng kiến một sự kiện gây tử vong, có nguy cơ tử vong hoặc gây tổn thươngnghiệm trọng, đe doạ đến tính toàn vẹn về mặt thể chất của bản thân cá nhânhoặc người khác, phản ứng ngay lập tức của cá nhân là kinh sợ, hoảng hốt dẫnđến sững sờ và mất tự chủ Sau ba đến sáu tháng, cá nhân trải qua ba nhóm triệuchứng: ký ức xâm nhập, né tránh và suy giảm hoạt động, suy nhược hệ thần kinhgiao cảm”
2.2 Rối nhiễu tâm lý trẻ em
Trang 20Simeonsson (1994) cho rằng, RNTL trẻ em gồm các hành vi hướng nội nhưthích ở một mình, không nói chuyện, hay xấu hổ, buồn rầu, thu mình, trầm trọnghơn là lo âu và trầm cảm; các hành vi hướng ngoại như hành động bùng phát,gây hấn, hoạt động thái quá, vi phạm kỷ luật học đường: bỏ học, trốn học, vô lễvới giáo viên, bỏ nhà đi chơi qua đêm Gelfand D.M và Drew C J (2003) nhậnthấy, trẻ em từ 11 đến 18 tuổi bi ̣RNTL có các kiểu hành vi như cáu kỉnh, nhạycảm, đố ky ̣với bạn, dè dặt quá mức, hay buồn rầu, một số em hút thuốc, uốngrươụ, lấy cắp đồ và gây hấn, có hành vi tình dục sớm, không an toàn hoặc gặpvấn đề về thành tích ở trường học.
Geldard, K và Geldard, D (2007) cho rằng, RNTL trẻ em là những dấuhiệu, triệu chứng lâm sàng như hoảng loạn, lo âu, ám ảnh, buồn rầu, trầm cảm,hành vi và ý tưởng tự sát RNTL xuất hiện khi trẻ em không thể ứng phó với cácnhân tố gây căng thẳng trong cuộc sống
Định nghĩa RNTL ở trẻ em của các tác giả nêu trên tập trung mô tả nhữngdấu hiệu, triệu chứng lâm sàng quan sát thấy ở trẻ em trong các tình huống, hoàncảnh gây căng thẳng cho trẻ em Cách nhìn nhận như vậy về RNTL trẻ em xuấtphát từ quan điểm thưc̣ chứng trong nghiên cứu, đánh giá, chẩn đoán RNTL vàcác vấn đề sức khỏe tâm thần đang được sử dụng phổ biến ở các nước thuộc khuvực Bắc Mỹ và một số quốc gia Châu Âu: Anh, Đức, Đan Mac̣h, Hà Lan
Ở Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1915 – 1997), người đặt nền móngcho chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em Việt Nam đã định nghĩa RNTL ởtrẻ em như là một tình trạng bị phá rối, làm cho sự phát triển bị ngừng lại hoặc
bị chệch hướng nhưng ở mức độ chưa phá hủy những cơ cấu bình thường, chưalàm mất khả năng thích nghi với cuộc sống hàng ngày Còn rối loạn tâm lý làtình trạng cấu trúc tâm lý bị tan rã, toàn bộ nhân cách bị phá vỡ, làm mất hết khảnăng thích nghi Trong tác phẩm Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam xuất bảnnăm 1999, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã chủ trương dùng thuật ngữ khám tâm lýtrẻ em thay cho thuật ngữ khám tâm thần, thuật ngữ rối nhiễu tâm lý thay chobệnh tâm thần hay bệnh “điên” Theo tác giả sử dụng thuật ngữ RNTL, khámtâm lý cho trẻ em khuyến khích cha mẹ đưa con đi thăm khám, kiểm tra khi phát
Trang 21hiện trẻ có dấu hiệu bất thường, đồng thời khích lệ bác sĩ, y tá, giáo viên, cácnhà tâm lý, cán bộ xã hội học tập chuyên khoa này”
Kế thừa quan điểm của Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Phương Hoa (2000)khi nghiên cứu về “Rối nhiễu tâm lý – chẩn đoán và trị liệu với học sinh phổthông trên địa bàn Hà Nội” đã đưa ra định nghĩa: “RNTLtrẻ em được hiểu như
là một tình trạng bị phá rối bởi nguyên nhân tâm lý, nhưng sự phá rối đó mới ởmức độ nhẹ, chưa làm trẻ mất khả năng nhận thức, vẫn còn khả năng thích nghivới môi trường xung quanh Tuy nhiên, nó đã gây ra một số trở ngại trong cuộcsống của đứa trẻ Tác giả nhấn mạnh thêm rằng, RNTL ở trẻ em nhiều khi chỉ làtạm thời, những triệu chứng rối nhiễu thường là những biểu hiện của mối lo hãiphải xa cách người thân hoặc đơn thuần là kết quả của sự nhận thức chưa đầy đủcủa trẻ em”
Từ định nghĩa về RNTL và cách nhìn nhận về RNTL ở trẻ em của các tácgiả nêu trên, trong nghiên cứu này RNTL ở trẻ em đươc̣ hiểu là trạng thái sứckhỏe tâm thần không bình thường , gây xáo trộn, mất cân bằng trong đời sốngtâm lý của trẻ em, thể hiện qua cảm xúc, nhận thức và hành vi kém thích nghi,gây phiền muộn cho chính bản thân trẻ em và người thân xung quanh, cản trởhoạt động và giao tiếp của trẻ em ở nhà cũng như ở trường học
2.3 Các tiêu chí đánh giá rối nhiễu tâm lý trẻ em
Thứ nhất, sự mất cân bằng trong đời sống tâm lý là các hiện tượng, quátrình, thuộc tính tâm lý của trẻ em vượt qua ngưỡng trung bình, có nghĩa là lệchchuẩn về mặt thống kê (deviance) Sự mất cân bằng trong đời sống tâm lý theohướng tích cực tạo ra các năng lực, phẩm chất vượt trội ở cá nhân, ngược lại nếutheo chiều hướng tiêu cực thường dẫn đến những hạn chế hoặc khiếm khuyết,nhiều khi còn là bệnh lý
Thứ hai, các trạng thái cảm xúc, quá trình nhận thức và hành vi ứng xử củatrẻ em được coi là kém thích nghi khi chúng: (1) làm rối loạn, suy giảm các chứcnăng tâm lý khác; (2) gây ra sự khó chịu, đau khổ cho chính bản thân trẻ và/hoặcnhững người xung quanh; (3) không thích hợp với những giá trị, chuẩn mực vănhóa của nhóm, cộng đồng hoặc xã hội nơi trẻ em đang sống
Trang 22Thứ ba, các trạng thái cảm xúc, quá trình nhận thức và hành vi ứng xử kémthích nghi cản trở các hoạt động thường ngày của trẻ em ở trường học, ở nhà vàtrong những bối cảnh khác
Ngoài ba tiêu chí trên, độ tuổi và mức độ phát triển khi đánh giá và chẩnđoán hành vi của trẻ em cần được xem xét đến Bởi tuổi của trẻ em là điểm cốtyếu để xác định hành vi là bình thường, bất thường hay bị rối nhiễu Hành viđược chấp nhận và là bình thường ở độ tuổi này có thể là lệch chuẩn ở độ tuổikhác
2.4 Chẩn đoán RNTL trẻ em
Chẩn đoán RNTL ở trẻ em được thực hiện trong công tác thăm khám, chữatrị và nghiên cứu Trong thăm khám, chữa trị RNTL, chẩn đoán là xác định thểloại, mức độ và phương pháp can thiệp Thông thường, các nhà tâm lý lâm sàng,trị liệu, tham vấn, nghiên cứu sẽ tham chiếu những điều quan sát thấy ở trẻ vàocác bảng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh: ICD – 10 hoặc DSM – IV – TR (2000) đểđưa ra những kết luận chẩn đoán Các nhà nghiên cứu cũng có thể chẩn đoán,đánh giá RNTL ở một nhóm trẻ em dựa vào mô hình thực chứng, từ nhiềunguồn thông tin khác nhau (Achenbach, 1991) Bảng hỏi dựa vào mô hình thựcchứng lâm sàng nổi tiếng nhất hiện nay và được sử dụng nhiều trong nghiên cứu
là bản CBCL và bản YSR do Achenbach thiết kế năm 1991
2.5 Phân loại những nhóm RNTL thường gặp ở trẻ em
Dựa trên tổng kết của các phòng khám tâm lý - y học - giáo dục trẻ em củaTrung tâm N-T Hà Nội từ năm 1991 đến nay có thể liệt kê 8 nhóm rối nhiễu tâm
lý chính ở trẻ em cần sự trợ giúp của nhà tâm lý
Nhóm 1: Những khó khăn trong học tập
- Vụng đọc, vụng viết;
- Khả năng tập trung chú ý giảm hoặc kém;
- Chán học, không hứng thú trong học tập, không tuân thủ các nội quy họctập ;
- Kết quả học tập giảm sút;
- Học kém
Trang 23-
Nhóm 2: Rối nhiễu ngôn ngữ
- Nói ngọng, nói lắp;
- Nói không rõ lời, nói khó khăn, thường hay nói thầm hoặc nói quá nhỏ;
- Chậm nói so với lứa tuổi;
- Nói ngược (đảo chủ ngữ);
Nhóm 4: Rối nhiễu tâm thể
- Rối nhiễu giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ, hay thức giấc giữa đêm, ác mộng,ngủ nhiều, lạm dụng thuốc ngủ…
- Rối nhiễu bài tiết: đái dầm, ỉa đùn…
- Rối nhiễu tiêu hóa: chán ăn, ăn nhiều quá mức… Đi kèm với rối nhiễutiêu hóa là các biểu hiện sút cân, tăng cân, béo phì…
- Những biểu hiện tự hủy hoại bản thân: tự làm tổn thương cơ thể, cấu véo
- Các biểu hiện không vâng lời, chống đối, ngoan cố, hay nói tục ;
- Hung tính, hay đánh bạn, không hoà nhập được trong môi trường họcđường;
- Ăn cắp (tiền hoặc đồ vật), nói dối, bỏ nhà, trốn học, đánh bạc, thườngxuyên vi phạm nội qui nhà trường ;
Trang 24-
Nhóm 6: Rối nhiễu nhân cách
- Một số dấu hiệu sớm của tự kỷ:
+ Thu mình, ngại tiếp xúc với những người xung quanh;
+ Thường chơi một mình, không đòi hỏi, không la hét khóc lóc, khiếnnhiều người tưởng là con ngoan;
+ Không chịu nói hoặc chỉ nói được vài từ rời rạc khi đã đến tuổi biết nói;+ Trước đây đã từng biết nói nhưng tự nhiên không nói nữa;
+ Nói quá nhiều nhưng không biết trả lời mà chỉ nhắc lại lời của ngườikhác;
+ Hay nhắc lại lời trong các băng đĩa hoặc các chương trình quảng cáo;
- Hội chứng tự kỷ
-
Nhóm 7: Rối nhiễu về giới tính
- Tự kích dục, thủ dâm;
- Ứng xử như người khác giới;
- Khó khăn trong ứng xử với người khác giới;
- Nhút nhát, không tự tin trong các hoạt động;
- Ức chế, không chịu vận động, thường có vẻ ngoài “hiền lành”, luôn luôn
Trang 25- Mút tay, cắn móng tay, nhổ tóc, hay vê vạt áo, hay rửa tay, rửa mặt,nghịch phân;
- Các biểu hiện kiêu căng, kiêu ngạo, tự cao tự đại, hoang phí (phung phícủa cải trong khi không cần thiết);
2.6 Hoạt động hỗ trợ tâm lí
Hỗ trợ tâm lý là hoạt động sử dụng các kiến thức ứng dụng tâm lý học tácđộng và làm thay đổi tình trạng tâm lý, cảm xúc con người theo chiều hướngtích cực
Các chuyên gia, nhà tâm lý sẽ sử dụng các phương pháp, kỹ thuật nhằm cảithiện sức khỏe tinh thần, tháo gỡ các trở ngại trong cảm xúc và hành vi củangười cần hỗ trợ tâm lí Chuyên gia tâm lý sẽ cùng thân chủ tìm hiểu các cănnguyên dẫn đến vấn đề họ cảm thấy khó khăn trong việc tự quản lý cuộc sống vàđạt đến mục đích cuộc sống của bản thân và cùng thân chủ, hỗ trợ thân chủ giảiquyết vấn đề
Hoạt động hỗ trợ cho trẻ là bao gồm kết hợp nhiều chương trình như:
Chương trình giáo dục cá nhân tại nhà
Chương trình giáo dục cá nhân tại trung tâm hoặc trường chuyên biệt
Chương trình can thiệp tích cực tại các trung tâm hoặc trường chuyênbiệt
………
Có rất nhiều hoạt động hỗ trợ khác nhau, tùy từng trẻ, từng trung tâm hỗtrợ Một trẻ có thể có nhiều hoạt động hay phương pháp hỗ trợ cùng lúc
Một số phương pháp được dùng trong hỗ trợ trẻ:
2.6.1 Trị liệu phân tâm
Phương pháp này chủ yếu là chơi và nói chuyện, nhằm giúp trẻ và gia đìnhgiải tỏa những căng thẳng dồn nén trong quá khứ, hệ thống lại cấu trúc nhâncách của trẻ Trong trị liệu phân tâm sẽ giúp cải thiện bầu không khí gia đình,giúp mọi người thấu hiểu thực tại và chấp nhận thực tại tốt hơn, mọi người sẽvui vẻ hơn trong giao tiếp và chăm sóc trẻ Điều này giúp trẻ RNTL cải thiệntình huống giao tiếp và hình thành sự tiếp xúc qua lại Khuyến khích trẻ hợp tác
Trang 26trong mọi hoạt động sinh hoạt của gia đình, nhà trường và xã hội; từ đó, tìnhtrạng RNTL của trẻ được cải thiện dần dần.
2.6.2 Phương pháp tâm vận động
Một phương pháp kích thích trẻ hoạt hóa hành vi Quan điểm chi phối củaphương pháp là: Vận động (hoạt động) của cơ thể sẽ dẫn đến sự nhanh nhậy hệthần kinh và tác động đến phát triển tâm lý, vận động về cơ thể càng tăng thì vậnđộng về tâm lý tăng theo; phát triển vận động sẽ dần phát triển tâm lý Đồng thời
sự phát triển tâm lý sẽ kéo theo sự phát triển vận động Phương pháp này giúpnhững trẻ em gặp các vấn đề khó khăn về tâm lý có khả năng phối hợp các chứcnăng tâm trí tản mạn, hướng trẻ đến những hoạt động tâm lý có ý nghĩa chochính trẻ em đó và cho những người xung quanh Khả năng hợp tác của trẻ đượctăng lên khi áp dụng phương pháp
2.6.3 Phương pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ:
Phương pháp này dành cho trẻ có khó khăn về ngôn ngữ và lời nói Trị liệuthường được áp dụng cho từng trẻ một, diễn ra từ một đến hai tuần một lần vàđôi khi kéo dài nhiều năm Mục tiêu và phương pháp được soạn dựa vào khảnăng ngôn ngữ của trẻ
2.6.4 Trò chơi đóng vai
Đây là sự diễn xuất tình huống, người đóng phải tưởng tượng mình là nhânvật khác, biểu lộ những buồn bực, nóng giận, vui vẻ hạnh phúc… mà vai diễnquy định Ví dụ: tập làm MC, nhạc công, công an, cô giáo, bác sỹ…
Trò chơi đóng vai thể hiện mức độ cao trong phát triển nhận thức, nêu trẻlàm tốt phương pháp này thì cơ hội hòa nhập của trẻ hầu như bình thường, cóthể tham gia tốt vào đời sống xã hội, cộng động
2.6.5 Phương pháp giáo dục đặc biệt
Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, giáo dục đặc biệt cho trẻ RNTL làmột việc thông thường Thông qua giáo dục sẽ giúp trẻ hiểu và có kỹ năng hòanhập xã hội, tăng cường khả năng giao tiếp, giúp nhận thức sự vật và hiện tượngxung quanh, hiểu biết và quan tâm đến những ứng xử tình cảm của người khác,tăng cao khả năng hội nhập cộng đồng
Trang 27Những nước trên thế giới có nền giáo dục phát triển, việc giáo dục trẻRNTL thường sớm hơn trẻ bình thường Xu hướng hiện nay là giáo dục cho trẻRNTL ngay sau khi đưa ra chẩn đoán Việc giáo dục trẻ tùy thuộc vào khả năngnhận thức và hành vi của trẻ; mục tiêu, chương trình và phương pháp đều đượcthiết kế dựa vào mức độ trí tuệ của trẻ.
2.6.6 Trị liệu thông qua các môn nghệ thuật
Âm nhạc trị liệu
Cũng giống như các phương pháp trị liệu hiện nay; trị liệu âm nhạc khôngthể chữa lành bệnh Mục tiêu mà trị liệu âm nhạc hướng tới là làm giảm bớt cáchành vi bất lợi, tăng cường các tương tác xã hội thông qua âm nhạc Theo cáctác giả của phương pháp này, trị liệu âm nhạc tỏ ra lôi cuốn vì nó vượt qua ngônngữ, là một cách dẫn đến thế giới xúc cảm, tình cảm mà những điều này đanggây khó khăn cho trẻ RNTL Thế giới xúc cảm, tình cảm được cho là thế giới lạlùng của trẻ tự kỷ nhưng âm nhạc có thể thâm nhập vào Âm nhạc có thể đixuyên vào cõi tiềm thức, vô thức mà trẻ không hề biết, có sức cuốn hút, thâmnhập mà trẻ không thể kháng cự Đồng thời trẻ RNTL trong khi nhận thức chỉhiểu được nghĩa đen, nghĩa thực tại hiện hữu của sự vật, khó khăn trong hiểunghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ Ở đây âm nhạc có lợi vì trẻ có thể thưởng thức nhạctheo nghĩa đen mà không cần theo dõi diễn biến trừu tượng của bản nhạc
Vẽ và Nặn
Đây là hoạt động mang tính sáng tạo, dễ thực hiện, không quá coi trọngtính đúng sai của sản phẩm, phát huy khả năng tự do tưởng tượng của trẻ Thôngqua vẽ và nặn, trẻ có thể nâng cao khả năng vận động tinh, khả năng phối hợptay và mắt, giúp trẻ từng bươc làm chủ các vận đông kỷ xảo trong học viết vàcác thao tác tinh tế khác Ngoài ra hoạt động này giúp trẻ rèn luyện khả năng tậptrung chú y, làm chủ các hành vi một cách có ý thức
Thơ, đồng giao
Với những tiết tấu, giai điệu, vần điệu, từ ngữ đơn giản, tươi sáng và dễhiểu của thơ, đồng giao sẽ giúp cho trẻ dễ tiếp thu hơn Đây là hình thức học tự
do không có áp lực
Trang 282.6.7 Phương pháp nhóm:
Thông qua chơi nhóm, trẻ hiểu những cách ứng xử và quy định của nhóm.Hoạt động của các thành viên chính là những nhân tố kích thích trẻ nhận thức vàbắt chước, các thông điệp lời nói và không lời được truyền trong nhóm tác độngđến từng thành viên, lôi kéo các thành viên tham gia hoạt động Tình trạngRNTL được cải thiện khi trẻ dần dần chơi tương tác với các thành viên kháctrong nhóm
Có hai loại nhóm: nhóm lớp học và nhóm tự do ngoài môi trường tự nhiên
2.6.8 Phương pháp lao động trị liệu:
Lao động trị liệu hướng dẫn trẻ thực hiện những công việc phải thực hiệnhằng ngày tại gia đình hoặc nơi nuôi dạy trẻ Thông thường trẻ phụ giúp mọingười làm những công việc phù hợp với khả năng và sức khoẻ của trẻ Thôngqua hoạt động này giúp trẻ hiểu chính xác các sự vật và hiện tượng của môitrường tự nhiên, điều này có ý nghĩa to lớn cho tương lai của trẻ khi bước vàocuộc sống tự lập, tự phục vụ bản thân, khi mà không còn các dịch vụ chăm sócđặc biệt như lúc còn nhỏ
2.6.10 Dã ngoại trị liệu
Đây là hoạt động nhằm thay đổi môi trường, đẩy trẻ vào môi trường mới lạđẩy rẫy kích thích, tăng tính tò mò giúp thu thập thông tin Ngoài ra hoạt độngnày còn khai thông những sinh hoạt, học tập nhàm chán lặp đi lặp lại trong môitrường quen thuộc Khi đi dã ngoại, với những hoạt động đặc trưng trẻ có thểpháp huy tối đa tất cả các giác quan hoạt động cùng lúc, giúp phát triển về nhậnthức thế giới và cảm nhận cơ thể
Trang 292.6.11 Trị liệu cảm giác (sensory therapy)
Do cảm giác là cơ quan thụ cảm, là đầu vào của các hoạt động nhận thức,nều cảm giác bị rối loạn tất yếu dẫn đến rối loạn nhận thức, đồng thời sẽ gây rarối loạn phát triển Chính vì lý do đó mà trong trị liệu trẻ RNTL trị liệu cảm giác
là công việc rất quan trọng
2.6.12 Tư vấn tâm lý
Nhằm cung cấp cho các phụ huynh những thông tin về trẻ RNTL: phươngpháp can thiệp, cách chăm sóc giáo dục, các dịch vụ chăm sóc, những ứng phótrong tương lai, đặc biệt là những thông tin cập nhật về trẻ RNTL hiện hành.Qua tư vấn giúp cho các phụ huynh có tâm lý thoải mái, chấp nhận tình trạngbệnh của trẻ, giúp họ lựa chon các dịch vụ và phương pháp trị liệu thích hợp
2.6.13 Trò chơi trị liệu
Chơi là một hoạt động chủ yếu trong phát triển nhân cách của trẻ em, nếutrẻ thiếu hoạt động chơi hoặc hoạt động chơi không diễn ra đúng theo quy luậtphát triển của trẻ, có thể gây ra sự phát triển bất thường trong đời sống tâm lý.Chơi giúp phát triển nhận thức, hoàn thiện các cơ quan cảm giác, hình thành cácquan hệ xã hội…Trẻ RNTL cũng như những trẻ bình thường khác đều rất cẩncác hoạt động chơi
2.6.14 Phương pháp cắt khúc thời gian
Phương pháp này trẻ sẽ được tiếp cận thực tế những đồ vật và hoạt độngthực tế đời sống hằng ngày Người tiến hành phương pháp này là những ngườinuôi dạy và chăm sóc bé Từng chi tiết của công việc hướng dẫn được tiến hànhtrực tiếp trong môi trường sinh hoạt hằng ngày Vật liệu cho hướng dẫn chính là
đồ vật sinh hoạt của gia đình hay một cơ sở chăm chữa trẻ RNTL Người hướngdẫn sẽ phải chia cắt thời gian, cùng những hoạt động sinh hoạt hằng ngày chophù hợp với tính cách và khả năng từng trẻ Chia cắt thời gian và chia cắt từnghoạt động chính là đặc trưng cơ bản của phương pháp này
2.6.15 Computer
Thông thường, qua máy vi tính kích thích trẻ học tập trên cơ sở những phầnmềm phát triển trí tuệ: học toán, học chữ, màu sắc, hình khối, rèn luyện trí nhớ,
Trang 30tưởng tượng, phản xạ, ứng phó các tình huống…nhằm cải thiện khả năng nhậnthức của trẻ.
2.6.16 Phương pháp ABA:
ABA là ba chữ viết tắt: Applied Behaviour Analysis (Ứng dụng phân tíchhành vi) Đây là phương pháp được quan tâm nhiều nhất trong trị liệu trẻ RNTL
Nó là chương trình ứng dụng nhằm cải thiện nhiều mặt của trẻ RNTL, đặc biệt
là trẻ tự kỉ: nhận thức, quan hệ xã hội, ngôn ngữ, tự phục vụ… Những mặt nàycủa trẻ RNTL sẽ được thăm khám, quan sát rất kỹ lưỡng; trên cơ sở đó nhà hành
vi xây dựng chiến lược trị liệu cho riêng từng trẻ (phương pháp này không thể
áp dụng cho nhiều trẻ cùng một lúc), tiến hành chia nhỏ những phân tích, nhữnghành vi mà trẻ cần thực hiện trong chương trình; hành vi sẽ được chia nhỏ để dễthực hiện nhất Sự khuyến khích động viên trẻ hợp tác là một điều rất quan trọngcủa phương pháp; từng trẻ khác nhau sẽ có những đam mê và sở thích khácnhau; nhà hành vi nên hiểu rất rõ điều này để xây dựng kế hoạch khuyến khíchcho phù hợp Đồng thời chương trình này cũng nhấn mạnh việc loại bỏ nhữnghành vi tiêu cực và thay thế bằng những hành vi tích cực, giúp trẻ có ứng xử phùhợp với cuộc sống
2.6.17 Phương pháp PECS
PECS được viết tắt bởi bốn chữ trong tiếng Anh là: Picture ExchangeCommunication System (Hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh) Hệ thống giaotiếp trao đổi hình ảnh là một công cụ hết sức quan trọng trong việc can thiệpchứng tự kỷ Trong PECS, ngôn ngữ lời nói được thay thế bằng việc sử dụng thẻhình cho giao tiếp Khi trẻ RNTL chưa có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ bị hạn chế,hình ảnh sẽ giúp trẻ yêu cầu người khác và thực hiện yêu cầu của người khác.Hình ảnh lúc này là trung gian để chuyển tải thông tin diễn ra mối quan hệ tươngtác giữa trẻ và người lớn Theo các chuyên gia về phương pháp này thì tìnhtrạng giao tiếp của trẻ khá lên rất nhiều khi sử dụng phương pháp PECS Đâyđược coi là phương pháp hỗ trợ cho ngôn ngữ trong giao tiếp và góp phần hìnhthành ngôn ngữ cho trẻ RNTL
Trang 312.6.18 Phương pháp TEACCH
TEACCH là chữ viết tắt của Treatment Education Autism ChildrenCommunication Handicape TEACCH là phương pháp giáo dục và dạy dỗ dànhcho trẻ em tự bế và những người có rối loạn trong việc diễn tả tư tưởng tình cảm
và tạo quan hệ tiếp xúc qua lại với người khác Những lĩnh vực mà TEACCHquan tâm khi tiến hành can thiệp trẻ RNTL: trẻ RNTL có khó khăn gì? Ý nghĩacủa những khó khăn là gì? Cách thức, phương pháp, dụng cụ can thiệp gồm cónhững gì? Mục đích, mục tiêu trong từng phần và suốt quá trình là gì? Ưu tiênnhững hoạt động nào khi tiến hành trị liệu Mục tiêu của từng ngày và kế hoạchcủa những ngày tiếp theo là gì? Các phần mà TEACCH quan tâm trong dạy trẻRNTL là bắt chước, nhận thức, vận động thô, vận động tinh, phối hợp mắt vàtay, kỹ năng hiểu biết, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng tự lập, kỹ năng xã hội
2.6.19 Phương pháp trị liệu Floortime
Floor time là một khoảng thời gian chơi đặc biệt mà cha mẹ dành ra ở bêntrẻ Trong khoảng thời gian này, chơi là một hoạt động tự nhiên, không đặt ramột khuôn khổ chặc chẽ, khi đó bạn cùng chơi với trẻ trên sàn nhà và bạn nươngtheo hướng chơi của trẻ
Floor time là một cách làm việc có hệ thống với trẻ để giúp trẻ bước lêntừng bậc thang phát triển Bằng cách làm việc tăng cường với cha mẹ , các nhàtrị liệu, trẻ có thể bước lên từng bậc thang phát triển, khi đạt được một nấc là trẻbắt đầu có được các kỹ năng mà trẻ không đạt được trước đây Trong thời gianchơi, đầu tiên trẻ học được niềm vui trong việc thân thiết với người khác và sựhài lòng khi trẻ biết khởi đầu, tạo ra các ước muốn và các nhu cầu của trẻ đượchiểu biết và trẻ biết đáp ứng Thời gian chơi còn tạo ra các cơ hội để trẻ có đượccác cuộc đối thoại dài, lúc đầu là các giao tiếp không lời ( cử chỉ, điệu bộ, nétmặt…), sau đó là có lời và cuối cùng là tưởng tượng và suy nghĩ Chỉ khác hằngngày ở chỗ chơi đùa mang tính tự động và vui vẻ Floor time không giống nhưchơi bình thường (cha mẹ, người chăm sóc, nhà trị liệu) có vai trò phát triển Vaitrò của bạn là một người cùng chơi rất năng động của trẻ
Trang 32Đây là thời gian mà người chăm sóc, nói chung là cha mẹ hay nhà trị liệutham gia vào cách hoạt động của trẻ và nương theo hướng chơi của trẻ Nếu trẻmuốn xếp các chiếc xe thành một hàng hoặc lượn lên trên cao, cha mẹ sẽ cùngtham gia vào hoạt động mà trẻ ưa thích ( với ý hướng phát triển hoạt động nàythành một tương tác có cảm xúc) hơn là đòi hỏi trẻ đi theo ý thích của cha mẹhay nhà trị liệu Ở mức tốt nhất, sự chơi đùa như thế này sẽ không tạo ra cáchành động máy móc, rập khuôn và sự phản ứng.