1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án GDĐP 7_Chủ đề 1 tục ngữ, ca dao lạng sơn

19 577 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 35,28 KB

Nội dung

Ngày soạn / / Ngày dạy / / CHỦ ĐỀ 1 TỤC NGỮ, CA DAO LẠNG SƠN Tiết 1 2 VĂN BẢN 1 TỤC NGỮ LẠNG SƠN (Thời gian thực hiện tiết) I MỤC TIÊU 1 Mức độ/ yêu cầu cần đạt Nhận biết được một số yếu tố của tục ng[.]

Trang 1

Ngày soạn: …/ … /……

Ngày dạy:…./……/……

CHỦ ĐỀ 1: TỤC NGỮ, CA DAO LẠNG SƠN

Tiết 1 - 2:

VĂN BẢN 1 TỤC NGỮ LẠNG SƠN

(Thời gian thực hiện: … tiết)

I MỤC TIÊU

1 Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ, ca dao: số lượng câu, chữ, vần, qua

một số câu tục ngữ, bài ca dao tiêu biểu của Lạng Sơn

- Biết viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề đời sống được gợi ra qua các câu tục

ngữ đã học; bày tỏ rõ quan điểm cá nhân; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng

đa dạng

- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra qua các câu tục ngữ,

bài ca dao đã học, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục Biết bảo vệ ý

kiến của mình trước sự phản bác của người nghe Tóm tắt được các ý chính do

người khác trình bày

2 Năng lực

a Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,

năng lực hợp tác

b Năng lực riêng biệt

- Năng lực đọc và nhận biết được đặc điểm của tục ngữ qua đọc hiểu tục ngữ

tỉnh Lạng Sơn

- Năng lực đọc hiểu được nội dung, hình thức qua một số bài tục ngữ của

Lạng Sơn

3 Phẩm chất:

- Trân trọng, tự hào và có ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá dân gian

của Lạng Sơn

- Biết yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn tục ngữ Lạng Sơn

Trang 2

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2 Chuẩn bị của học sinh: Tài liệu GDĐP 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi

hướng dẫn học bài, vở ghi

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

A KHỞI ĐỘNG

a Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ

học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tục ngữ

Lạng Sơn.

b Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về những

hiểu biết về những địa danh của tỉnh

c Sản phẩm: Chia sẻ của HS.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn

Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV và nhanh chóng đưa ra câu trả lời

1 Em biết những câu tục ngữ, bài ca dao nào của Lạng Sơn?

2 Theo em, những câu tục ngữ, bài ca dao đó gửi gắm triết lí, tình cảm nào của

người xưa?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp về trải nghiệm của bản thân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã mạnh dạn chia sẻ hiểu biết của mình

Trang 3

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong dòng chảy lịch sử của

văn học dân tộc, văn học Lạng Sơn bên cạnh những đặc điểm chung còn mang

những nét đặc trưng, tiêu biểu cho vùng đất này Bài học hôm nay chúng ta

cùng tìm hiểu về các câu tục ngữ tiêu biểu để thấy được những nét văn hóa và

đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh Bài học hôm nay cô

cùng các con khám phá văn học dân gian của Lạng Sơn qua văn bản 1 Tục

ngữ

B HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tục ngữ Lạng Sơn

a Mục tiêu:

- Nhận biết được nội dung; yếu tố hình thức cơ bản ( số tiếng, số dòng, vần,

nhịp ) của một số câu tục ngữ của Lạng Sơn

b Nội dung: HS sử dụng tài liệu, đọc và tìm hiểu chung về tục ngữ Lạng Sơn.

c Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, phân tích nội dung và nghệ thuật được

các câu tục ngữ

d Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về

Lạng Sơn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi,

nhớ lại kiến thức đã học và trả lời

câu hỏi:

+ Tục ngữ Việt Nam có đặc điểm gì

về hình thức và nội dung?

I Tìm hiểu chung

1 Tục ngữ

1 Tục ngữ :

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn

gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc

kết những bài học của nhân dân về:

+ Quy luật của thiên nhiên

+ Kinh nghiệm lao động sản xuất

+ Kinh nghiệm về con người và xã hội

+ Về hình thức: tục ngữ là một câu nói

diễn đạt một ý trọn vẹn có đặc điểm ngắn

gọn, kết cấu bền vững có hình ảnh, nhịp

điệu

+ Về nội dung: diễn đạt kinh nghiệm, cách

nhìn nhận của nhân dân về tự nhiên, lđ, sx,

con người, xã hội

- Những bài học kinh nghiệm về quy luật

Trang 4

- GV yêu cầu HS dựa vào tài liệu,

cho biết:

+ Tục ngữ của tỉnh Lạng Sơn có

những đặc điểm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học

tập

- HS đọc văn bản, tìm hiểu từ khó

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

và thảo luận

- GV mời 2 HS trình bày trước lớp,

yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ

sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ, chốt kiến thức

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

học tập

- GV hướng dẫn HS cách đọc các bài

tục ngữ:

+ Chú ý ngắt nhịp ở từng câu tục

ngữ

+ Giọng đọc dịu, nhẹ, chậm êm

- GV đặt câu hỏi:

+ Tục ngữ thuộc phương thức biểu

đạt nào?

+ Phân nhóm nội dung cụ thể cho

các câu tục ngữ?

thiên nhiên và lao động sản xuất là nội

dung quan trọng của tục ngữ Vì thế tục

ngữ còn được gọi là túi khôn của nhân dân

- Có nhiều câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen,

một số câu có cả nghĩa bóng

2 Tục ngữ Lạng Sơn

- Tục ngữ Lạng Sơn là những câu nói dân

gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình

ảnh, khái quát kinh nghiệm cuộc sống của

nhân dân Lạng Sơn

- Tục ngữ Lạng Sơn là sáng tạo dân gian

độc đáo được hình thành từ cuộc sống

hằng ngày, lao động sản xuất… của nhân

dân, được nhân dân vận dụng vào lao

động sản xuất và trong lời ăn tiếng nói

hằng ngày

- Tục ngữ Lạng Sơn gồm các nhóm:

+ Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm trong lao

động, sản xuất

+ Tục ngữ vé cách ứng xử trong gia đình,

xã hội

+ Tục ngữ tổng kết, giáo dục về phẩm chất

đạo đức

3 Đọc văn bản

- Kiểu văn bản: Tục ngữ

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

- Bố cục:

Trang 5

- HS lưu ý phần chú thích các địa

danh: đây đều là các địa danh của

tỉnh Lạng Sơn

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học

tập

- HS đọc thầm văn bản

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

và thảo luận

- GV mời 2 HS đọc trước lớp cả lớp

chú ý lắng nghe

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ, chốt kiến thức

+ Phần 1: Tục ngữ về kinh nghiệm sản

xuất (câu 1-2)

+ Phần 2: Tục ngữ giáo dục về phẩm chất

đạo đức (Câu 3-6)

+ Phần 3: Tục ngữ về cách ứng xử trong

gia đình, xã hội (Câu 7-10)

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a Mục tiêu:

- Trình bày suy nghĩ của bản thân về các câu tục ngữ của Lạng Sơn dưới dạng

viết hoặc nói

- Yêu quý, trân trọng, tự hào về di sản tục ngữ, câu đố dân gian Lạng Sơn; có ý

thức giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của di sản đó

b Nội dung: HS trả lời các câu hỏi.

c Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên

quan đến bài học

d Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu tục ngữ về kinh

nghiệm sản xuất

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

tập

- GV hướng dẫn HS: với mỗi câu tục

ngữ sẽ tìm hiểu theo các nội dung:

+ Hình thức thể hiện của câu tục ngữ

II Đọc – hiểu văn bản

1 Tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất

* Câu 1:

Hình thức thể hiện:

+ Số chữ: 8 chữ

+ Gieo vần lưng: chả - hả

- Nội dung: Câu tục ngữ nói về kinh

nghiệm gieo trồng (tháng ba ấm áp

Trang 6

(số chữ, cách gieo vần,…).

+ Nội dung của câu tục ngữ hoặc giá trị

kinh nghiệm được phản ánh trong câu

tục ngữ.

+ Kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ

có thể được áp dụng trong trường hợp

nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm,

mỗi nhóm (4-6 HS) thảo luận về nội

dung các câu tục ngữ 1, 2 và điền vào

bảng sau:

Đặc điểm Câu ….

Hình thức

thể hiện

Nội dung

Cơ sở

Giá trị

thực tiễn

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học

tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và

thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả

trước lớp

Dự kiến sản phẩm:

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ

gieo mạ, tháng 5 thời tiết ấm áp, có

mưa cấy lúa) Nếu gieo mạ hay cấy lúa

sớm, không đúng thời vụ thì năng suất

sẽ thấp, không tạo ra mùa màng bội

thu

- Cơ sở: Được nhân dân tổng kết qua

thực tiễn lao động sản xuất

- Giá trị: Nhân dân có ý thức nhắc nhở

thời điểm gieo trồng thích hợp để mọi

người có sự chuẩn bị chu đáo cho vụ

mùa

* Câu 2

- Hình thức thể hiện:

+ Số chữ: Câu tục ngữ nguyên tác, mỗi

vế 5 tiếng, bản dịch là 6 tiếng

+ Đối xứng 2 vế

- Nội dung: Nói về kinh nghiệm thời

tiết, khi mây đen kéo nhiều khắp bầu

trời, sà xuống thấp sẽ chuẩn bị có mưa

to Còn khi trời quang đãng, mây bay

cao, mưa ít

- Cơ sở: Được nhân dân tổng kết qua

sự quan sát

- Giá trị: Nhân dân nhắc nhở về việc

quan sát tự nhiên, từ đó chủ động sắp

xếp nhà cửa, công việc đồng áng cho

phù hợp

Trang 7

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

vụ, chốt kiến thức  Ghi lên bảng.2

TIẾT 2

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu bài tục ngữ

giáo dục về phẩm chất đạo đức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

tập

- GV yêu cầu HS đọc hai bài tục ngữ

3,4, 5, 6và trả lời câu hỏi:

+ Chỉ ra đặc điểm về nghệ thuật trong

từng câu tục ngữ.

+ Ý nghĩa sâu xa được cha ông ta gửi

gắm qua từng câu tục ngữ là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học

tập

- HS đọc lại văn bản và suy nghĩ để trả

lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và

thảo luận

- GV mời 2- 3 HS trình bày trước lớp,

yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ

sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

vụ, chốt kiến thức  Ghi lên bảng

2 Tục ngữ giáo dục về phẩm chất

đạo đức

* Câu 3:

Hình thức thể hiện:

+ Số chữ: 8 tiếng, hai vế câu

+ Gieo vần lưng: mạy – đảy

- Nội dung: Câu tục ngữ có nghĩa đen

nói về có việc trồng sẽ có hưởng thành

quả là bóng mát

- Giá trị: Nhân dân đã nhắc nhở về giá

trị của lao động, có vất vả, chăm chỉ

mới có được thành quả, không nên

trông chờ hay ỉ lại vào người khác

* Câu 4:

- Hình thức thể hiện:

+ Số chữ: 5 tiếng, hai vế câu

+ Gieo vần lưng: mạy – đảy

- Nội dung: Câu tục ngữ có nghĩa chỉ

người nếu chỉ ăn chơi, tiêu xài không

lo lao động thì có bao nhiêu cũng hết

- Giá trị: Nhân dân đã nhắc nhở,

khuyên răn con người về ý nghĩa của

lao động đồng thời phê phán những

hiện tượng lười biếng tiêu xài phung

phí

* Câu 5:

- Hình thức thể hiện:

+ Số chữ: 5 tiếng, hai vế câu

+ Gieo vần lưng: pình - chính

- Nội dung: Câu tục ngữ có nghĩa chỉ

việc ăn uống sạch sẽ không lo sợ bệnh

Trang 8

tật; ngồi ngay ngắn, chắc chắn sẽ

không sợ bị ngã

- Giá trị: Nhân dân đã nhắc nhở,

khuyên răn con người nên sống trong

sạch, ngay thẳng

* Câu 6:

- Hình thức thể hiện:

+ Số chữ: 6 tiếng, hai vế câu

+ Gieo vần lưng: tần – cần

- Nội dung: Câu tục ngữ là lời nhắc nhở

cây sống được có rễ, con người sống

được là nhờ tình yêu của gia đình, cội

nguồn mình

- Giá trị: Nhân dân đã nhắc nhở mỗi

người phải biết nhớ ơn và biết tìm về

rễ cội, gốc gác của mình

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu Tục ngữ về cách

ứng xử trong gia đình, xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

tập

- GV yêu cầu HS qua phần tìm hiểu văn

bản:

+ Chỉ ra đặc điểm thể thơ của các bài

tục ngữ.

+ Chỉ ra biện pháp tu từ và tác dụng của

chúng được sử dụng trong các câu, bài

tục ngữ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, suy nghĩ để tổng kết bài

học

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và

thảo luận

- HS báo cáo

4 Tục ngữ về cách ứng xử trong gia

đình, xã hội

* Câu 7

- Hình thức thể hiện:

+ Số chữ: 10 tiếng, hai vế câu

- Nội dung: Câu tục ngữ sử dụng nghệ

thuật so sánh (không có gì ấm hơn bếp

lửa, không ai tốt với ta hơn bố mẹ)

- Giá trị: Nhắc nhở mỗi người về tình

cảm của cha mẹ với ta, đó là tình cảm

thiêng liêng và vô giá

* Câu 8:

- Hình thức thể hiện:

+ Số chữ: 4 tiếng  ngắn gọn, súc

tích

- Nội dung: Mẹ và con là sợi dây rốn

Trang 9

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

vụ, chốt kiến thức

chia đôi, sợi dây liên kết tình mẫu tử

- Giá trị: Nhắc nhở mỗi người về

nguồn cội, về ơn nghĩa mang nặng đẻ

đau của mẹ

* Câu 9:

+ Nghệ thuật so sánh

- Nội dung: Câu tục ngữ ý nói dù anh

em họ hàng có đông nhưng ở xa cũng

không bằng người ở gần

- Giá trị: Câu tục ngữ nói về nghĩa tình

hàng xóm, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn,

khó khăn

* Câu 10:

- Nội dung: Câu tục ngữ muốn nói khi

có điều gì trong lòng, ta nên nói ra Ai

cũng có lúc này lúc khác, không thể

nói trước được điều gì

- Giá trị: Chúng ta nên cảm thông, chia

sẻ thì mọi người sẽ thấu hiểu và yêu

thương nhau hơn

Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu nghệ thuật và

nội dung ý nghĩa.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

tập

- GV yêu cầu HS: Qua tìm hiểu văn

bản, em có nhận xét gì về nội dung và

nghệ thuật thể hiện trong văn bản.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học

tập

- HS thảo luận, suy nghĩ để tổng kết bài

học

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và

thảo luận

- GV mời 3 HS phát biểu trước lớp, yêu

cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu

III Tổng kết

1 Nội dung:

- Các bài tục ngữ nói về kinh nghiệm

của nhân dân trong lao động sản xuất,

là lời khuyên bảo con người về những

phẩm chất đạo đức tốt đẹp và cách ứng

xử trong gia đình, xã hội

2 Nghệ thuật

- Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh,

ẩn dụ

- Các câu nói ngắn gọn, có vần, nhịp

điệu và giàu hình ảnh

Trang 10

cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

vụ, chốt kiến thức  Ghi lên bảng

GV kết luận:

Như vậy, một cách chung nhất, nhân dân Lạng Sơn đã phán ánh một cách

chân thực và sinh động cuộc sống lao động sản xuất, những suy nghĩ và kinh

nghiệm quý báu từ cách ứng xử trong gia đình, xã hội qua tục ngữ

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản đã học.

b Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời.

c Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các phương án phù hợp.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời:

Giả sử bạn em cho rằng câu tục ngữ:

Slíp pì noọng dú quây

Bấu tày lạo thua đây tồng tó

(Mười anh em ở xa

Không bằng người cạnh cầu thang.)

Có nghĩa là không cần quan tâm đến những người ruột thịt ở cách xa mình mà chì

nên quan tâm, yêu quý láng giềng Hãy nêu quan điểm của em về vấn đề này

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV để vtrả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 HS trình bày cảm nhận của mình HS khác lắng nghe, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày đoạn văn trước lớp

Trang 11

- GV chốt kiến thức: Câu tục ngữ đề cao vai trò của hàng xóm láng giềng, cần

coi trọng nghĩ tình hàng xóm Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thường xuyên hỏi han,

thăm nom họ hàng vì đó là tình cảm máu mủ không gì thay thế được

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về bài để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b Nội dung: HS tìm đọc, ghi lại và suy ngẫm những bài, câu tục ngữ có cùng chủ

đề

c Sản phẩm học tập: Đoạn văn HS viết được.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Hãy tìm đọc, ghi lại và suy ngẫm những bài, câu tục ngữ có cùng

chủ đề

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ:

+ Ghi lại 3 tình huống sử dụng tục ngữ em nghe được trong lời ăn tiếng nói hằng

ngày của người thân, bạn bè

+ Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 10-12 câu) về vấn để đời sống được gợi ra từ

một câu tục ngữ em sưu tầm được

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà và báo cáo vào tiết sau

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày đoạn văn trước lớp

* Hướng dẫn về nhà

- GV dặn dò HS:

+ Sưu tầm và chép lại vào vở những câu tục ngữ khác về Lạng Sơn

+ Đọc trước và soạn bài: Ca dao Lạng Sơn

Ngày đăng: 20/02/2023, 14:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w