tìm hiểu thị trường upcom
Trang 1Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường cổ phiếu các doanh nghiệp chưa niêm yết (UPCOM)
ở Việt Nam hiện nay
1 Sự ra đời của Upcom
- Nguyên nhân ra đời Upcom
- Lịch sử hình thành
- Văn bản quy định
- Vai trò của Upcom
1 Sự ra đời thị trường Upcom
1.1 Thực trạng thị trường OTC trước khi có Upcom
Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 33.000 công ty được thành lập, cổ phần hóa và dự báo con số này sẽ còn tăng thêm 1.500 doanh nghiệp cổ phần hóa từ nay cho đến năm 2010 Tuy nhiên, mới chỉ có hơn 400 công ty tiến hành niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, số còn lại giao dịch “lang thang” trên thị trường tự do Chưa có một thống kê chính thức
về quy mô và khối lượng giao dịch hàng ngày trên thị trường này Theo đánh giá của Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC), ước tính giá trị vốn hóa trên thị trường OTC lên tới 5 đến 6 tỷ USD, lớn gấp đôi thị trường niêm yết Như vậy quy mô thị trường OTC là rất lớn, là mảnh đất màu mỡ, là cơ hội đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư Do đó việc tiến hành tổ chức quản lý, xây dựng khung pháp lý cho thị trường này là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể tham gia thị trường này, đặc biệt là các nhà đầu tư
Như vậy, thị trường OTC vốn dĩ lớn gấp rất nhiều lần so với thị trường chính thức và cũng hấp dẫn nhà đầu tư do có nhiều hàng hóa để lựa chọn, giá cả rẻ hơn, cơ hội được mua cổ phiếu với mức giá ưu đãi,
cổ phiếu thưởng…khi công ty tiến hành tăng vốn Thế nhưng thị trường này lại khắc nghiệt hơn thị trường chính thức bởi lý do chưa được pháp luật bảo vệ và thông tin không minh bạch Chính vì thế mà thị trường này tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư như:
a Một là, tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu mới tăng vốn
Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người mua cổ phiếu là quyền mua cổ phiếu phát hành tăng vốn Đây là một khoản thu nhập, một khoản lợi lớn của người sở hữu cổ phiếu Tuy nhiên, thông thường trước khi phát hành cổ phiếu tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ đông Tại thời điểm đó, những ai sở hữu cổ phiếu nằm trong danh sách cổ đông của HĐQT sẽ được mua thêm
cổ phiếu mới theo tỷ lệ được ấn định dựa trên số cổ phiếu đang sở hữu
- Với những nhà đầu tư mới, người mua cổ phiếu mới trong giai đoạn giao thời, hoặc khi danh sách cổ đông đã được chốt, nếu không biết, tiền đã thanh toán cho người chuyển nhượng, mặc dù cổ phiếu mình đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng, nên mất quyền mua Quyền mua cổ phiếu mới vẫn thuộc về người chuyển nhượng, trong khi người chuyển nhượng đã bán cổ phiếu của mình đi rồi theo giá thị trường tại thời điểm đó
b Hai là, tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức
Cổ tức của công ty được chia cho cổ đông dựa trên số lượng cổ phần cổ đông đang nắm giữ Rủi ro
là ở chỗ, khi mua cổ phiếu, người được chuyển nhượng không nắm bắt được thông tin, không thỏa
Trang 2thuận rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng Do đó người mua mặc dù nắm giữ cổ phiếu đúng tên mình rồi, nhưng không nhận được cổ tức.
c Ba là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng
Nhiều loại cổ phiếu theo quy định nội bộ công ty hay điều lệ công ty là sau 1 - 3 năm mới được chuyển nhượng, nhưng nhiều nhà đầu tư không nắm được thông tin, mua loại cổ phiếu đó Và trong thời gian đó, do chưa làm được thủ tục chuyển nhượng, thì các quyền lợi về quyền mua thêm cổ phiếu tăng vốn, chia cổ tức…, vẫn thuộc về người đứng tên sở hữu cổ phiếu, còn người đã bỏ tiền ra mua, đang nắm giữ cổ phiếu thì bị chiếm đoạt mất quyền lợi
d Bốn là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu ở thời điểm phát hành
- Loại cổ phiếu này trong giới mua bán trên thị trường OTC còn gọi là cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới, tức là thời điểm phát hành, kèm theo đó là quyền lợi mà nhà đầu tư có được: cổ tức, cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ phiếu
- Bởi vì, thông thường các công ty căn cứ vào năm phát hành cổ phiếu để phân phối quyền lợi cho cổ đông Người sở hữu cổ phiếu chỉ được hưởng lợi ích tương ứng với số tháng mà cổ phiếu đó đã phát hành Bởi vậy bỏ tiền ra mua cổ phiếu cùng với giá mua như nhau, nhưng quyền lợi giữa cổ phiếu cũ
và cổ phiếu mới là khác nhau Nhà đầu tư cần hết sức chú ý chi tiết này
e Năm là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu khi biến động giá.
- Thông thường để chắc ăn và “nắm đằng chuôi”, người bán luôn yêu cầu người mua cổ phiếu phải đặt cọc tiền một tỷ lệ nào đó Khi đó nếu giá cổ phiếu giảm, buộc người mua phải mua số cổ phiếu với giá đã cam kết, nếu không bị mất tiền đặt cọc
- Ngược lại, khi giá lên, người bán có xu hướng đánh tháo và dễ dàng đánh tháo, còn số tiền đã đặt cọc không phải lúc nào và trường hợp nào cũng lấy lại ngay được
f Sáu là, rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua.
- Trong các đợt phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn, cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược, hay cán bộ nhân viên công ty được quyền mua cổ phiếu Khi đó, nhiều người do không huy động được tiền hoặc vì nhiều lý do khác, bán quyền mua cổ phiếu của mình Giá bán quyền mua thường thấp hơn giá thị trường OTC thời điểm đó Nhà đầu tư mới thấy giá thấp, hấp dẫn thường chấp nhận mua
- Nhưng từ khi nộp tiền để mua cổ phiếu cho đến khi nhận được cổ phiếu là cả một khoảng thời gian khá dài, nên đến khi nhận được cổ phiếu thì cổ phiếu vẫn đứng tên chủ sở hữu là người chuyển nhượng Khi đó, nếu giá cổ phiếu đứng nguyên, giảm, hay gặp phải người nghiêm túc, đứng đắn, thì công việc làm thủ tục chuyển nhượng không vấn đề gì Trong trường hợp gặp phải người không trọng chữ tín, dễ dàng bị đánh tháo và hứa hẹn trả lại số tiền trước kia đã nhận kèm với lãi suất tiền gửi ngân hàng
Với quá nhiều các loại rủi ro như trên thì nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý kỳ vọng sự ra đời của thị trường OTC có quản lý sẽ giảm thiểu các rủi ro và tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh
1.2 Nguyên nhân ra đời Upcom
Trang 3Upcom ra đời để giảm thiểu sự rủi ro của thị trường giao dịch OTC tự phát thời gian qua Cơ quan quản lý muốn xây dựng thị trường OTC có quản lý, góp phần thu hẹp thị trường tự do, dần dần đưa việc giao dịch cổ phiếu OTC vào khuôn khổ Các lý do ra đời Upcom như sau:
a Một là, với số lượng công ty đại chúng là khá lớn nhưng những công ty đã tiến hành niêm yết trên Hose
và HNX là chưa tương xứng với tiềm năng đó Những công ty đại chúng chưa niêm yết thì thiếu minh bạch về thông tin doanh nghiệp cho các nhà đầu tư Cơ quan quản lý cũng khó có thể quản lý, giám sát các doanh nghiệp này Vì thế Upcom ra đời chính là công cụ hỗ trợ cơ quan quản lý giám sát hoạt động công bố thông tin của các công ty đại chúng tốt hơn
b Hai là, thị trường OTC hiện tại đang hoạt động tự phát và manh mún, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các nhà đầu tư do không được kiểm soát chặt chẽ Một số người cho rằng lĩnh vực OTC ít bị đại gia hay nước ngoài tác động giá, nhưng lại có “cò” thổi giá lên Những nhà đầu tư nhỏ lẻ ít thông tin sẽ rất dễ rơi vào “bẫy” Việc này đã xảy ra không ít lần, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn bị lóa mắt bởi thông tin hấp dẫn để hóa thành con thiêu thân Rủi ro mất khả năng thanh toán là hiện hữu do mua bán qua “lòng vòng” nhiều cầu Hiện tượng này được các môi giới OTC gọi là “nổ” (tức là cách dân chơi cổ phiếu OTC ám chỉ các vụ thua đậm của môi giới do đánh lên hay đánh xuống cổ phiếu, mất khả năng chi trả tức thì ) Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) – một trong những cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường OTC, đã xảy ra nhiều vụ "nổ" do diễn biến giá bất ngờ của cổ phiếu này Hiện tượng làm giả giấy tờ chuyển nhượng trong mua bán cổ phiếu OTC không phải là hiếm Có trường hợp tại Công ty Chứng khoán Rồng Việt đã xảy ra vụ làm giả giấy tờ chuyển nhượng của cổ phiếu ngân hàng Eximbank Sau khi hoàn tất việc chuyển tiền, nạn nhân chỉ phát hiện vụ lừa đảo khi chuyển nhượng lại cho người khác Thị trường Upcom sẽ giúp giảm thiểu rủi ro này cho nhà đầu tư khi thị trường này được giám sát tốt hơn
c Ba là, các cổ phiếu chưa niêm yết còn thiếu tính thanh khoản Thông thường chỉ một số ngành có tính thanh khoản tương đối tốt trên thị trường tự do như: ngành ngân hàng, dầu khí, bất động sản Trước đây, khi thị trường chứng khoán ở giai đoạn “bùng nổ”, các nhà đầu tư rất hứng thú với thị trường OTC do không phải chịu giới hạn trần và sàn như trên sàn niêm yết, nên dễ mua bán và cơ hội kiếm lãi cao hơn Thế nhưng khi thị trường èo uột, nhà đầu tư không thể tìm được người mua để bán lại Có nhà đầu tư đang sở hữu mấy chục ngàn
cổ phiếu OTC, cần tiền mà không Công ty Chứng khoán và ngân hàng nào chịu nhận repo hay cầm cố Có những giai đoạn mà trên thị trường OTC, giá nhiều cổ phiếu đã giảm 50 - 60%, nhà đầu tư trên OTC đành
“ngậm ngùi” trở thành “cổ đông dài hạn bất đắc dĩ” Upcom ra đời, nhà đầu tư kỳ vọng sẽ được các CTCK hỗ trợ và cung cầu cổ phiếu sẽ dễ dàng gặp nhau hơn
2 Lịch sử hình thành:
g Tháng 11/2007, Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, dự kiến chính thức thực hiện đầu năm 2008 Trước đó, thị trường giao dịch chứng khoán doanh nghiệp chưa niêm yết có kế hoạch hoạt động từ cuối năm 2007, nhưng đã vài lần lỗi hẹn bởi những vấn đề kỹ thuật
h Phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết đang được lấy ý kiến đóng góp và dự kiến đầu năm 2008 sẽ chính thức “mở hàng” Tuy nhiên, cả người bán, kẻ mua và cả công ty môi giới đều cho rằng, còn rất nhiều vấn đề quan trọng cần giải quyết mà cơ quan quản lý chưa đề cập Đây sẽ là những rào cản khiến “chợ OTC” khó hoạt động tập trung
Trang 4i - Sau khi có Quyết định 55 chúng tôi tái khởi động ngay quá trình tổ chức thị trường UPCoM Quyết định 55 sẽ có hiệu lực từ 1/6/2009, dự kiến sau đó khoảng 1 đến 2 tuần, thị trường UPCoM sẽ chính thức vận hành.
j Về hệ thống, hệ thống phần mềm đã được kiểm tra thử nghiệm với các công ty chứng khoán thành viên
và hoạt động ổn định Tháng 12/2008, Ủy ban Chứng khoán đã xuống kiểm tra và đánh giá giao dịch hoạt động tốt và hầu như chưa phát sinh lỗi gì ảnh hưởng đến giao dịch
k Trước hết, muốn họp chợ phải có hàng, song nguồn hàng chính thức cho thị trường dường như không được mấy doanh nghiệp quan tâm Theo dự thảo phương án, hàng cho “chợ OTC” là chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, được đưa vào hệ thống tổng hợp giao dịch của TTGDCK Hà Nội, đã được lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán và được một CTCK làm thủ tục đăng ký giao dịch Để làm được điều này, trước hết các công ty phải hoàn tất thủ tục đăng ký công ty đại chúng với UBCKNN và hạn cuối cùng là ngày 30/6 Tuy nhiên, UBCKNN thông báo, tính đến ngày 3/8, có 642 công ty đăng ký, nhưng thực chất doanh nghiệp nộp hồ sơ về Ủy ban mới chỉ có vài chục đơn vị Trao đổi với báo chí mới đây, Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng cho biết, nhiều công ty đại chúng khó hoàn thành yêu cầu nộp báo cáo tài chính năm gần nhất có kiểm toán, do theo quy định hiện hành chỉ có 11 công ty kiểm toán được cung cấp dịch vụ cho các tổ chức niêm yết trên hai sàn Hà Nội, TP.HCM và hàng nghìn công ty đại chúng
l Trong thời gian gần đây, theo yêu cầu của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước, các công ty chứng khoán đang tích cực tham gia tiến hành “test” (thử chạy) phần mềm giao dịch chứng khoán OTC tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội nhằm từng bước đưa thị trường giao dịch OTC vào “khuôn khổ” quản lý tập trung với nhiều thay đổi lớn Theo dự thảo về quy chế giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ tổ chức giao dịch từ thứ 2 đến thứ
6 với phương thức giao dịch thỏa thuận điện tử hoặc thỏa thuận thông thường Nhà đầu tư chỉ được
mở một tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán nhất định Biên độ giao động giá trong ngày là +/- 20% đối với cổ phiếu Việc giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết tập trung trên sàn Hà Nội là cần thiết nhằm tạo một “sân chơi” lành mạnh và bình đẳng hơn trên thị trường Như vậy, các cổ phiếu chưa niêm yết trên thị trường sẽ được nhiều nhà đầu tư biết đến, nhu cầu mua bán cũng được thực hiện thường xuyên và liên tục hơn Điều đó khiến cho các giao dịch chứng khoán OTC trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn
m Sau hơn 1 năm xây dựng, bản dự thảo cuối cùng của đề án này đã được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi vào đầu tháng 8 vừa qua Tại đây, các ý kiến tập trung vào các vấn đề như: việc đưa các chứng khoán chưa niêm yết vào đăng ký, lưu ký và giao dịch tập trung sẽ mang lại những lợi ích gì cho nhà đầu tư? Vấn đề công bố thông tin của các doanh nghiệp này sẽ được quản lý thế nào, khi mà thị trường niêm yết vẫn còn rất nhiều bất cập? Trách nhiệm của các công ty đại chúng có chứng khoán chưa niêm yết
sẽ như thế nào khi có những sai phạm về công bố thông tin? Điều kiện, thủ tục đăng ký giao dịch sẽ đơn giản hơn so với niêm yết nhưng sự đơn giản đó có rủi ro cho nhà đầu tư? Một thị trường giao dịch không có biên độ, không có giá tham chiếu (như dự thảo) liệu có tạo kẽ hở cho việc thao túng giá?
n Theo dự kiến tháng 11/2007, Ủy ban Chứng khoán sẽ chọn một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính chưa niêm yết để áp dụng thí điểm giao dịch theo phương thức mới, trước khi triển khai đồng loạt từ tháng 1/2008
Trang 5o Ngày 20/11/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 108/2008-QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng (CtyĐC) chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HaSTC) Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc triển khai thị trường UPCoM (Thị trường giao dịch cổ phiếu của CTĐC chưa niêm yết) trong tổng số hơn 4000 doanh nghiệp đăng ký là công ty đại chúng hiện nay mới có hơn 350 công ty chính chức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Số còn lại vẫn đang giao dịch cổ phiếu trên thị trường tự do
p Thông tư số 128/2009/TT-BTC sửa đổi bổ sung 108/2008/QĐ-BTC, các công ty chứng khoán thành viên trên thị trường UPCoM được phép vừa mua vừa bán một loại cổ phiếu trong cùng một phiên giao dịch Quy định này tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán hỗ trợ nhà đầu tư một cách tối đa trong việc tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán đăng ký giao dịch trên UPCoM Công ty chứng khoán có thể là người mua trong trường hợp nhà đầu tư muốn bán chứng khoán hoặc là người bán trong trường hợp nhà đầu tư muốn mua chứng khoán Do đó, khả năng mua/bán chứng khoán của nhà đầu tư được tăng thêm
q Ngày 24/6 tới, thị trường UPCoM - sàn giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết
sẽ chính thức đi vào hoạt động Ngày 24/6/2009, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) chính thức khai trương thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) Với
10 doanh nghiệp (DN) niêm yết, đến nay thị trường giao dịch chứng khoán (GDCK) công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) đã thu hút được 43 DN Mặc dù chưa sôi động, nhưng sàn UPCoM được đánh giá là "sân chơi an toàn" giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro trên thị trường giao dịch tự do…
r Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) - đơn vị quản lý sàn UPCoM, đã tập huấn cho công ty đại chúng, các công ty chứng khoán và nhà đầu tư về cách thức giao dịch cũng như các quy định trên thị trường này Trong hội nghị tập huấn sáng ngày 9/6 tại Tp.HCM, bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, Phó giám đốc HASTC cho biết hiện đã có khoảng 20 công ty đại chúng có hồ sơ đăng ký đợt đầu có thể bắt đầu giao dịch từ ngày 24/6 Sau đó, theo lộ trình, gần 1.000 công ty đại chúng chưa niêm yết sẽ phải đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn này, chia làm 2 đợt, từ 15/6 đến tháng 9/2009; và sau tháng 9/2009
s Sau khoảng ba năm xây dựng, với những lần lỡ hẹn, cửa UPCoM bắt đầu mở
Trang 68 CTCP Lâm Đặc Sản Xuất Khẩu Quảng Nam 30
13 CTCP Bảo Hiểm Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam CKNNo
3.Văn bản quy định:
- Ngày 20/11/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 108/2008-QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức
và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng (CtyĐC) chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HaSTC) Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc triển khai thị trường UPCoM (Thị trường giao dịch cổ phiếu của CTĐC chưa niêm yết) HASTC cho biết, các cơ sở pháp lý cho sự ra đời của UPCoM đã hoàn chỉnh, trong đó cơ quan này ban hành Quy chế quản lý thị trường đăng ký giao dịch và SSC ban hành Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch Tới đây, HASTC, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các công ty chứng khoán sẽ hoàn tất các khâu, gồm chạy thử hệ thống, đăng ký và đào tạo thành viên thị trường UPCoM, chuẩn bị hàng hoá lên đăng ký giao dịch
- Ngày 23/06/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư sửa đổi bổ sung quy chế tổ chức và quản lý giao dịch
CK Cty đại chúng chưa niêm yết tại HNX Theo đó cho phép thành viên có đăng ký nghiệp vụ tự doanh được phép mua và bán cùng một loại CP trong một ngày giao dịch nhằm thực hiện vai trò người tạo lập thị trường Cũng liên quan đến việc chuyển đổi HaSTC thành HNX với mô hình Cty TNHH một thành viên, chỉ số HaSTC-Index hiện tại sẽ được đổi tên thành HNX-Index Chỉ số CK của sàn UpCOM sẽ là UpCOM-Index, có cách tính giống như HaSTC-Index theo giá đóng cửa cuối ngày
- Theo Luật Chứng khoán cũng các văn bản hướng dẫn, tất cả những CP đang giao dịch trên thị trường đều phải
là CTĐC (bắt buộc phải đăng ký là CTĐC với UBCKNN) Khi doanh nghiệp đã là CTĐC thì phải đăng ký lưu
ký với Trung tâm Lưu ký (TTLK) và việc giao dịch sẽ phải thực hiện thông qua TTLK Như vậy, doanh nghiệp
có CP đang giao dịch trên thị trường tự do bắt buộc phải niêm yết hoặc phải đăng ký giao dịch trên UpCom Đây là cơ sở pháp lý quan trọng và sẽ được thực hiện quyết liệt để thu hẹp tình trạng giao dịch tự do, đầy rủi ro
Trang 7đang diễn ra hiện nay Việc tổ chức thị trường UpCom cũng đồng nghĩa với việc tổ chức một “chợ” chính thức
có quản lý cho các chứng khoán CTĐC chưa niêm yết
4.Vai trò của Upcom:
“Theo đánh giá của Ngân hàng HSBC, thị trường OTC ở Việt Nam có giá trị vốn hoá lên tới 5 đến 6 tỷ USD, gấp đôi thị trường niêm yết và thực tế trị giá giao dịch của thị trường OTC cũng rất lớn Tuy nhiên, việc giao dịch trên thị trường này còn thiếu tính minh bạch, nhiều thông tin nhũng nhiễu rối loạn Vì vậy,
đã đến lúc Nhà nước cần phải đứng ra tổ chức quản lý thị trường OTC
Có thể nói, việc tổ chức giao dịch chứng khoán chưa niêm yết đem lại lợi ích cho cả ba đối tượng là nhà đầu tư, công ty đại chúng và Nhà nước Tuy nhiên, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cũng phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin, nhân lực để đảm bảo xử lý kịp thời khối lượng công việc từ hai thị trường, đề phòng tắc nghẽn ở các khâu như đăng ký lưu ký chứng khoán, giao dịch và thanh toán bù trừ
Về vấn đề thông tin, Ủy ban chứng khoán Nhà nước nên yêu cầu các công ty đại chúng phải có chế độ công bố thông tin nhằm bảo vệ nhà đầu tư, song cũng phải có cơ chế cung cấp thông tin từ các trung tâm cho các công ty, cho thị trường biết về các giao dịch, đặc biệt là các giao dịch lớn nhằm thâu tóm công ty đại chúng, nhất là đối với nhóm ngân hàng thương mại
Theo tôi, cần thiết phải có giá tham chiếu Giá tham chiếu có thể là giá bình quân gia quyền trong ngày giao dịch Giá tham chiếu sẽ là cơ sở cho các giao dịch về sau, nhằm chống các giao dịch thao túng và hướng dẫn cho nhà đầu tư nhỏ không bị chèn ép giá, đảm bảo cơ sở cho tính phí của các công ty chứng khoán
- Mục tiêu của UPCoM là thu hẹp thị trường giao dịch chứng khoán tự do, thống nhất quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, tăng cường công khai, minh bạch thông tin về công ty đại chúng và thông tin giao dịch chứng khoán, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư
- Tại UPCoM, công ty chứng khoán trở thành một thành phần không thể thiếu khi đóng vai trò là tổ chức cam kết hỗ trợ, đơn vị trung gian kết nối giữa nhà đầu tư, công ty với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội Thông qua UPCoM, nhà đầu tư sẽ giảm thiểu thời gian tìm kiếm đối tác, giảm thiểu các rủi ro, tiết kiệm chi phí giao dịch, đảm bảo công khai giá và khối lượng giao dịch
Quy trình quản lý rủi ro của “sàn” này rất an toàn, theo đó người mua cổ phiếu phải đảm bảo có tiền, người bán
cổ phiếu phải đảm bảo có cổ phiếu Khi giao dịch mua bán thành công, số dư chứng khoán sẽ được chuyển ngay vào tài khoản của người mua Tiền cũng được chuyển ngay vào tài khoản của người bán Còn các công ty có cơ hội quảng bá rộng rãi về mặt thương hiệu, tăng thị phần, tạo thuận lợi trong việc huy động vốn khi công ty có nhu cầu
- Tham gia UPCoM, cổ phiếu có tính thanh khoản hơn, doanh nghiệp phải chú trọng công bố thông tin hơn nên tạo sự minh bạch, đảm bảo quyền lợi cũng như giảm thiểu các rủi ro mà nhà đầu tư thường gặp khi giao dịch trên thị trường OTC hiện nay
- Bên cạnh thị trường tập trung do Nhà nước quản lý được tổ chức tại Sở GDCK Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, giao dịch trên thị trường tự do (OTC) hiện vẫn diễn ra khá phổ biến với quy mô lớn Nguồn hàng hóa trên thị trường này là cổ phiếu (CP) của các DN nhà nước cổ phần hóa, công ty cổ phần do các tổ chức kinh doanh và đầu tư tư nhân thành lập Thị trường OTC thực tế là thị trường "chợ đen"
Trang 8Trên thị trường này, giao dịch tự phát, không được thanh toán tập trung, CP không được lưu ký, việc mua bán thông qua các nhà môi giới tự do, không được cấp phép nên có nhiều yếu tố rủi ro mà tổ chức phát hành, công
ty chứng khoán tổ chức hoạt động giao dịch trên không chịu trách nhiệm với nhà đầu tư Do vậy, khi thị trường UPCoM hoạt động, nhiều nhà đầu tư khá hồ hởi, bởi những giao dịch CP của các DN chưa niêm yết được quản
lý chặt chẽ Trên thị trường này, nhà đầu tư có thể mua, bán các loại CP của các công ty đại chúng chưa niêm yết hoặc hủy niêm yết trên Sở GDCK TP Hồ Chí Minh và Sở GDCK Hà Nội Sàn UPCoM là môi trường giao dịch công bằng, minh bạch, an toàn giảm rủi ro cho nhà đầu tư, tăng khả năng huy động vốn cho DN Với thị trường UPCoM, nhà đầu tư giao dịch tại công ty chứng khoán theo phương thức thỏa thuận Kết quả giao dịch được chuyển qua hệ thống UPCoM để chuyển đến trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện thanh toán
- Theo lãnh đạo Sở GDCK Hà Nội, thị trường UPCoM đã góp phần đạt mục tiêu thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức và quản lý của Nhà nước Tính đến hết tháng 2-2010, sàn UPCoM đã có 43 DN niêm yết, với tổng khối lượng đăng ký hơn 634 triệu CP; tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt hơn 50 triệu CP, giá trị hơn 691 tỷ đồng Sự ra đời của thị trường UPCoM cùng với việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố lộ trình đưa CP của công ty đại chúng chưa niêm yết vào đăng ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán cũng là động lực khiến nhiều DN quyết định lựa chọn phương án niêm yết, đưa số lượng công ty niêm yết tại hai sở GDCK tăng lên 461 công ty Các chuyên gia nhận định, quy mô thị trường UPCoM hiện nay vẫn nhỏ, hàng hóa trên thị trường chưa đa dạng, do vậy tính thanh khoản chưa cao Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường mới ra đời, sự quan tâm và hiểu biết của các công ty và nhà đầu tư chưa đầy đủ Nhiều công ty đại chúng còn quan niệm thị trường UPCoM là thị trường của các công ty chất lượng thấp, do đó không muốn tham gia vì sợ ảnh hưởng đến hình ảnh chứng khoán của đơn vị Ngoài ra, các công ty chứng khoán chưa tận dụng được ưu thế của phương thức giao dịch thỏa thuận một cách hiệu quả, nên chưa phát huy vai trò trung tâm của mình trong việc giao dịch cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản trên thị trường Vì thế, trong nhiều phiên liên tiếp, chỉ số UPCoM giảm điểm, với khối lượng giao dịch đạt ở mức thấp Sau gần một năm hoạt động, chỉ số UPCoM-Index không những không tăng điểm, mà còn giảm tới hơn 50% Đóng cửa phiên ngày 17-3, chỉ số UPCoM-Index đạt 44,29 điểm, với khối lượng giao dịch chỉ đạt 341.031 CP, tương đương giá trị 4,268 tỷ đồng Một yếu tố khiến thị trường này chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư là trên 2 sàn chính thức là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã có nhiều hàng hóa có tính thanh khoản cao, nên lựa chọn của nhà đầu tư vẫn dành cho những CP trên 2 sàn này chứ không phải trên UPCoM Lãnh đạo của Sở GDCK Hà Nội khẳng định, thời gian tới sẽ áp dụng phương thức giao dịch mới linh hoạt hơn để cải thiện tính thanh khoản
và thu hút nhà đầu tư
- Mới đây, PGS TS Trần Ngọc Thơ (Đại học Kinh tế TP.HCM) đã thực hiện một cuộc khảo sát trong 235 doanh nghiệp (chủ yếu là các công ty cổ phần và các DN nhà nước sắp cổ phần hóa thuộc các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất kinh doanh ) về những vướng mắc của họ khi “bị” hoặc “được” trở thành CTĐC
Cuộc khảo sát cho thấy lý do mà các công ty cổ phần không thích trở thành CTĐC vì lợi ích mang lại không tương thích với những cái mà họ sẽ mất đi
Cụ thể, các DN e ngại rủi ro bị chia quyền kiểm soát, các ràng buộc về công bố thông tin, sự thiếu vắng các điều luật bảo vệ nhà đầu tư, các chính sách chưa đầy đủ và công bằng của Nhà nước
Về thuế, các DN được khảo sát cho rằng chưa có tính công bằng và hiệu quả về thuế giữa CTĐC (phải công khai tài chính) so với mô hình hoạt động hiện tại của họ (không phải công khai minh bạch tình hình tài chính)
Trang 92 Tổng quan Upcom
u Cách tính chỉ số Upcom-Index
v Thời gian giao dịch
w Cách thức giao dịch
x Đối tượng liên quan:
+ Cơ quan quản lý: Bộ tài chính, UBCKNN, Sở giao dịch CK Hà Nội
+ CTCK
+ Công ty giao dịch tại Upcom
+ NĐT
y Để lên được Upcom các công ty cần thủ tục gì
z Ông Phạm Trung Minh: Hồ sơ đăng ký công ty đại chúng tại Trung tâm Lưu ký tương tự như hồ sơ đăng ký các công ty niêm yết gồm một số hồ sơ cơ bản sau:
aa - Giấy đề nghị đăng ký chứng khoán
bb - Sổ đăng ký quyền sở hữu
cc - Thông tin về chứng khoán đăng ký
dd - Bản sao Giấy chứng nhận đăn ký kinh doanh và điều lệ công ty
ee - Hợp đồng tư vấn giữa tổ chức phát hành và công ty chứng khoán
ff Hồ sơ này được quy định tại Quy chế Đăng ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký và hiện chúng tôi
đã soạn thảo xong Quy chế này để trình Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận trước khi ban hành Sau khi ban hành, toàn bộ thông tin về các Quy chế của Trung tâm Lưu ký sẽ được đăng tải trên website của trung tâm tại địa chỉ: http://vsd.vn
Về vấn đề thành viên, về nguyên tắc, tất cả các công ty chứng khoán là thành viên của HASTC là thành viên của thị trường UPCoM, nhưng do UPCoM không có sàn giao dịch nên chỉ các công ty chứng khoán đang thực hiện giao dịch từ xa mới tham gia được
Hệ thống sẽ có thể đáp ứng được 500-1.000 doanh nghiệp
Riêng về hàng hóa, chúng tôi đang đề nghị Ủy ban Chứng khoán rà soát lại tình hình quản lý sổ
cổ đông của các công ty chứng khoán, trên cơ sở đó tháng 5 này sẽ có buổi làm việc với các công
ty chứng khoán để vận động tạo hàng từ khối doanh nghiệp đang có hợp đồng quản lý sổ cổ đông với công ty chứng khoán
Bên cạnh đó, HASTC cũng sẽ có những cuộc tiếp xúc với các công ty đại chúng để thuyết phục
họ đưa cổ phiếu vào giao dịch tại UPCoM Riêng với nhà đầu tư, nếu đã có tài khoản tại công ty chứng khoán rồi thì dùng luôn tài khoản đó, chưa có thì phải mở tài khoản
Trang 10Về vấn đề thành viên, về nguyên tắc, tất cả các công ty chứng khoán là thành viên của HASTC là thành viên của thị trường UPCoM, nhưng do UPCoM không có sàn giao dịch nên chỉ các công ty chứng khoán đang thực hiện giao dịch từ xa mới tham gia được.
Tính đến thời điểm này, HASTC có 90 công ty chứng khoán thành viên và đã kết nối thành công
hệ thống giao dịch từ xa với 70 công ty chứng khoán Từ nay đến đó có thêm khoảng 4-5 công ty chứng khoán thực hiện được kết nối từ xa nữa
số có giá trị = 100
- UPCoM-Index sẽ được tính mỗi khi có một giao dịch cổ phiếu được thực hiện Như vậy, khi giá thực hiện của mỗi giao dịch cổ phiếu thay đổi thì chỉ số UPCoM-Index sẽ thay đổi theo UPCoM-Index đóng cửa là chỉ số được tính bởi các mức giá đóng cửa của các cổ phiếu
∑ Pio x Qit
Trong đó: Pit: Giá thị trường của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại
Qit: Số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại
Pio: Giá thị trường của cổ phiếu I vào ngày cơ sở (gốc)
i : 1,……, n
- Trong phiên giao dịch, chỉ số UPCoM-Index sẽ được tính mỗi khi có một giao dịch cổ phiếu được thực hiện Như vậy, khi giá thực hiện của mỗi giao dịch cổ phiếu thay đổi thì chỉ số UPCoM-Index sẽ thay đổi theo Chỉ số UPCoM-Index phản ánh sự biến động giá trong suốt
Trang 11phiên giao dịch Chỉ số UPCoM-Index đóng cửa là chỉ số được tính bởi các mức giá đóng cửa của
các cổ phiếu
Ví dụ:
a Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ nhất ngày 24-6-2009:
STT Mã CK Giá đóng cửa SL Đăng ký giao dịch Giá trị thị trường
770.000.000.000
=> UPCoM-Index = - x 100 =100 770.000.000.000
Giá trị thị trường thời điểm gốc = 770.000.000.000
b Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ hai ngày 25-6-2009:
STT Mã CK Giá đóng cửa SL Đăng ký giao dịch Giá trị thị trường
Vậy chỉ số Upcom là:
801.000.000.000
=> UPCoM-Index = - x 100 = 113,29 770.000.000.000
2.2 Thời gian giao dịch
- Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ luật Lao động
- Thời gian giao dịch trong ngày từ: 10g00 đến 11g30 và từ 13g30 đến 15g00
2.3 Phương thức giao dịch
Trang 12- Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận đối với các giao dịch trên thị trường UPCOM Phương thức giao dịch thỏa thuận bao gồm hai hình thức:
a Thỏa thuận điện tử
- Là hình thức giao dịch trong đó Đại diện giao dịch (ĐDGD) của Công ty chứng khoán nhập lệnh vào hệ thống giao dịch với các điều kiện giao dịch đã được xác định và lựa chọn lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện giao dịch
- Phương thức giao dịch thỏa thuận điện tử áp dụng trong trường hợp NĐT có nhu cầu mua/ bán chứng khoán nhưng không tự tìm được đối tác để thực hiện giao dịch
- Khi NĐT đặt lệnh, ĐDGD tìm các lệnh đối ứng trên bảng điện tử của hệ thống đăng ký giao dịch phù hợp với yêu cầu giao dịch của NĐT rồi nhập lệnh với các điều kiện giao dịch đã được xác định
để thực hiện lệnh giao dịch cho NĐT
- ĐDGD có trách nhiệm thực hiện ngay lệnh của NĐT trong thời gian giao dịch Trường hợp không
có lệnh đối ứng, ĐDGD phải nhập ngay lệnh vào hệ thống theo thứ tự ưu tiên về thời gian
- Đối với các lệnh thoả thuận điện tử chưa thực hiện: ĐDGD được phép sửa, huỷ lệnh theo yêu cầu của NĐT; nội dung được phép sửa bao gồm: sửa giá; khối lượng Trường hợp ĐDGD nhập lệnh thoả thuận điện tử sai so với lệnh gốc của NĐT thì ĐDGD được phép sửa lệnh và phải báo cáo ngay cho SGDCKHN
- Đối với các thoả thuận đã thực hiện trong thời gian giao dịch: chỉ được phép sửa lệnh đã thực hiện trong trường hợp nhập sai so với lệnh gốc của NĐT Công ty chứng khoán sẽ thương lượng với NĐT về việc chấp nhận kết quả giao dịch Nếu NĐT không chấp thuận kết quả giao dịch và yêu cầu Công ty chứng khoán phải thực hiện các lệnh đúng theo phiếu lệnh của NĐT, Công ty chứng khoán
sẽ xử lý từng trường hợp nhập sai lệnh so với lệnh gốc của NĐT (nhập lệnh sai về giá, nhập lệnh sai
về khối lượng, nhập lệnh sai về chiều) trên nguyên tắc không để NĐT bị thiệt hại
b Thỏa thuận thông thường:
- Thỏa thuận thông thường là hình thức giao dịch trong đó bên mua, bên bán tự thoả thuận với nhau
về các điều kiện giao dịch và được ĐDGD của Công ty chứng khoán nhập thông tin vào hệ thống đăng ký giao dịch để xác nhận giao dịch
- Đối với giao dịch thỏa thuận thông thường, NĐT có nhu cầu giao dịch sẽ tự tìm đối tác để thỏa thuận giao dịch với nhau bất cứ lúc nào Tuy nhiên, Công ty chứng khoán chỉ nhận lệnh của NĐT
và nhập lệnh vào hệ thống đăng ký giao dịch theo đúng thời gian quy định ở trên
2.4 Ký quỹ giao dịch
- Khi đặt lệnh bán chứng khoán, NĐT phải có đủ số lượng chứng khoán đặt bán trên tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại Công ty chứng khoán
- Khi đặt lệnh mua chứng khoán, NĐT thực hiện ký quỹ tiền giao dịch theo mức thoả thuận với Công
ty chứng khoán và phải đảm bảo khả năng thanh toán giao dịch đúng thời hạn quy định
2.5 Giao dịch chứng khoán của NĐT
- NĐT chỉ được phép mở một tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán Trường hợp NĐT đã có tài khoản giao dịch chứng khoán niêm yết tại Công ty chứng khoán thì có thể dùng ngay tài khoản này để thực hiện giao dịch trên thị trường UPCOM
Trang 13- NĐT không được phép đồng thời vừa mua vừa bán cùng một loại cổ phiếu trong một ngày giao dịch.
- Trường hợp NĐT mở tài khoản lưu ký chứng khoán và tài khoản tiền tại thành viên lưu ký là ngân hàng thương mại được UBCKNN cấp phép hoạt động lưu ký thì phải đặt lệnh giao dịch chứng khoán qua thành viên hệ thống đăng ký giao dịch và thanh toán giao dịch tại thành viên lưu ký nơi NĐT có tài khoản chứng khoán
2.6 Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
Tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài tối đa là 49% tổng số cổ phiếu của công ty đại chúng (trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định tỷ lệ sở hữu khác thì áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành)
2.7 Đơn vị giao dịch
Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch trên thị trường UPCOM
2.8 Khối lượng giao dịch tối thiểu là mười (10) cổ phiếu hoặc mười (10) trái phiếu
2.9 Đơn vị yết giá
- Đơn vị yết giá quy định đối với cổ phiếu là 100 đồng
- Không quy định đơn vị yết giá đối với trái phiếu
2.10 Mệnh giá chứng khoán
- Cổ phiếu: 10.000 đồng
- Trái phiếu: 100.000 đồng
2.11 Biên độ dao động giá
- Đối với cổ phiếu là ± 10% Biên độ này có thể được UBCKNN quyết định thay đổi tuỳ theo tình hình thị trường
- Không áp dụng biên độ dao động giá đối với giao dịch trái phiếu
2.12 Giá tham chiếu
- Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thoả thuận điện tử của ngày có giao dịch gần nhất
- Trường hợp cổ phiếu mới đăng ký giao dịch, trong ngày giao dịch đầu tiên, SGDCKHN chỉ nhận lệnh giao dịch thỏa thuận điện tử và không áp dụng biên độ dao động giá Nếu trong ngày giao dịch đầu tiên không có giá thực hiện thì giá tham chiếu sẽ được xác định trong ngày giao dịch kế tiếp cho đến khi giá giao dịch được xác lập trên hệ thống
- Trường hợp giao dịch cổ phiếu không hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá bình quân gia quyền của các giá giao dịch thoả thuận điện tử của ngày có giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị các quyền kèm theo
- Trường hợp tách, gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá bình quân gia quyền của các giá giao dịch thoả thuận điện tử của ngày có giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu
- Các trường hợp khác do SGDCKQĐ quyết định sau khi được sự chấp thuận của UBCKNN
Trang 142.13 Thời hạn hiệu lực của lệnh
Lệnh chào mua, chào bán thỏa thuận điện tử có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống đăng ký giao dịch cho đến khi kết thúc thời gian giao dịch trên hệ thống đăng ký giao dịch (10h00-15h00) hoặc cho đến khi lệnh bị huỷ bỏ
2.14 Hình thức và thời hạn thanh toán
Cả cổ phiếu và trái phiếu đều áp dụng hình thức thanh toán bù trừ đa phương, ngày thanh toán T+3
2.15 Sửa, hủy lệnh trong thời gian giao dịch
- Nhà đầu tư được phép sửa hoặc hủy lệnh chào mua, chào bán thỏa thuận điện tử chưa thực hiện
- Giao dịch thoả thuận đã thực hiện trên hệ thống không được phép huỷ bỏ
2.16 Xử lý lỗi sau giao dịch
- Sau khi kết thúc thời gian giao dịch, nếu Công ty chứng khoán phát hiện lỗi giao dịch do nhầm lẫn, sai sót trong quá trình nhận lệnh, chuyển, nhập lệnh vào hệ thống đăng ký giao dịch, Công ty chứng khoán sẽ chịu trách nhiệm giải quyết với nhà đầu tư về lỗi giao dịch của mình
- Việc xử lý lỗi sau giao dịch được thực hiện theo nguyên tắc loại bỏ kết quả giao dịch của các giao dịch lỗi Trong một số trường hợp đặc biệt, SGDCKHN và Trung tâm Lưu ký xem xét việc cho phép công ty chứng khoán thực hiện sửa lỗi giao dịch
2.17 Bồi thường thiệt hại phát sinh do lỗi giao dịch:
Mức bồi thường do giao dịch lỗi gây ra do hai bên thành viên là đối tác trong giao dịch lỗi tự thỏa thuận nhưng không vượt quá mười phần trăm (10%) giá trị của giao dịch lỗi
Một số điểm khác biệt giữa UpCoM và thị trường niêm yết:
Sáng: 10h00 – 11h30Chiều: 13h30 – 15h00Phương
thức giao
dịch
Giao dịch báo giá và
Giao dịch thỏa thuận
Giao dịch thỏa thuận(TT TT + TT ĐT)
Trang 15Giá đóng cửa ngày
hôm trước Bqgq các giao dịch báo giá Bqgd các giao dịch TTĐTCác loại
Được hủy lệnh chưa khớp/ chưa thực hiện
(*) Không quy định cho giao dịch trái phiếu
3 Thực trạng
gg Văn bản quy định vai trò của Upcom
hh Diễn biến chỉ số thời gian qua
ii Khối lượng giao dịch thời gian qua
jj Giá trị giao dịch thời gian qua
Trang 16(Nguồn: FPTS)
kk Sự kém sôi động của UPCoM hiện nay có nhiều nguyên nhân: từ phía nhà đầu tư, công ty chứng khoán và từ chính cơ chế của UPCoM Do thị trường UPCoM vẫn còn quá mới mẻ nên công chúng chưa quen
ll Về phía các doanh nghiệp - đối tượng chính của UPCoM vẫn đang trong giai đoạn nghe ngóng, dò xét, trong đó có nhiều ngân hàng thương mại Tôi cho rằng khi những vấn đề trên được tháo gỡ thì mức độ quan tâm của nhà đầu tư đối với thị trường UPCoM sẽ tăng lên
mm Đặc trưng của thị trường UPCoM là giao dịch thỏa thuận, tuy nhiên sau một thời gian triển khai thì chính những thành viên thị trường đều tỏ ra khá thất vọng Nhiều nhà đầu tư nói họ không thể mua được cổ phiếu trên UPCoM do không tìm được người bán có khối lượng cổ phiếu và giá bán giống
họ Đấy có phải là nguyên nhân chính khiến cho tính thanh khoản của UPCoM bị hạn chế không, thưa ông?
nn Ngày 24/6/2009, SGDCK Hà Nội chính thức khai trương thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) 10 cổ phiếu đăng ký giao dịch đầu tiên trên thị trường bao gồm:
STT Tên tổ chức ĐKGD Mã CKVốn điều
lệ(tỷ đồng)
Khối lượng ĐKGD (CP)
Giá trị ĐKGD (tỷ đồng)
1
CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình
2 CTCP Cafico Việt CFC 16,291 1.629.120 16,291
Trang 17Nguồn: Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HNX
UpCom HNX
Chỉ tiêu
Quy mô niêm yết thị trường - Cập nhật: 06/04/2010
HOSE Tổng
4 Đánh giá
Thị trường Upcom:
oo Ưu điểm”
* Một số nhận định về phương thức giao dịch của Upcom và phương pháp khắc phục
Theo số liệu từ HNX, đến nay, đã có 83 công ty CTCK đăng ký làm thành viên hệ thống UPCoM, nhưng
các công ty này chưa thật sự quan tâm đến thị trường do chưa có lợi ích thiết thực trước mắt Điều này là
do tính thiếu linh hoạt, không hấp dẫn của thị trường UPCoM hiện nay
Theo phản ánh của nhiều CTCK và NĐT, một số quy định trên thị trường UPCoM chưa linh hoạt để thu
hút NĐT, ví dụ như biên độ giao dịch thấp (10%), thời gian thanh toán T+3 là khá dài, NĐT không được
vừa mua vừa bán cùng một loại cổ phiếu trong một ngày giao dịch… Đây là một trong những nguyên
nhân dẫn đến việc nhiều NĐT, CTCK và CTĐC lựa chọn giao dịch trên thị trường tự do Trong khi đó, cơ
chế giao dịch của thị trường UPCoM còn mới, chưa nhận được sự ủng hộ tích cực của các đối tượng tham
gia thị trường