Tổ chức các tiết học hướng dẫn HS thảo luận.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học địa lý lớp 10 BCB (Trang 46 - 51)

- Môn Địa lí có khả năng cung cấp cho HS một khối lượng tri thức phong phú

2.1.3.4.Tổ chức các tiết học hướng dẫn HS thảo luận.

Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của người GV. Trong quá trình dạy học theo hướng đổi mới phương pháp, mặc dù các hoạt động trên lớp đã được diễn ra theo hướng thiết kế giáo án nhưng không nên áp dụng giáo án một cách rập khuôn, máy móc. Chính vì vậy, GV cần phải tổ chức các tiết học sao

cho linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế trên lớp, đảm bảo hoạt động thảo luận của HS thực sự có hiệu quả.

Trước hết, GV cần phải chuẩn bị tâm thế cho HS khi yêu cầu các em thảo luận. Với những tiết học sử dụng quán triệt phương pháp thảo luận trong 45 phút thì việc chuẩn bị này được thực hiện ngay từ đầu tiết học. Còn những tiết học theo trình tự bình thường với các phương pháp khác, đến nội dung cần thảo luận GV sẽ thông báo cho các em biết để sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

Ví dụ như khi dạy bài: “Địa lí ngành thông tin liên lạc”, ở mục I GV tiến hành giảng dạy với các phương pháp như: đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề,…Sang mục II, sau khi tìm hiểu về hoạt động viễn thông, GV giới thiệu cho các em biết phần này các nhóm tự thảo luận. Lớp chia thành 4 nhóm trao đổi với nhau về năm ra đời, đặc điểm phát triển và phân bố của các dịch vụ Điện báo và Điện thoại, Telex và Fax, Rađiô và vô tuyến truyền hình, máy tính cá nhân và Internet. Thời gian thảo luận là 5 phút, thời gian trình bày của mỗi nhóm là 3 phút. Nhóm thảo luận dưới sự dẫn dắt của nhóm trưởng, kết quả thảo luận do một bạn ghi lại trên giấy.

Sau khi đã chuẩn bị cho HS sẵn sàng nhận nhiệm vụ một việc làm quan trọng của GV là hướng dẫn HS thảo luận với nhau, hoàn thành nhiệm vụ. Đây là việc làm có ý nghĩa đặc biệt, bởi vì trong quá trình hợp tác giải quyết nhiệm vụ, HS không chỉ chiếm lĩnh kiến thức mà còn hoàn thiện nhân cách. Do đó hướng dẫn thảo luận không chỉ đòi hỏi ở GV hiểu biết mà còn khéo léo, nhạy cảm, có năng lực sư phạm tốt. GV cần chú ý một số biện pháp sau:

- Bao quát toàn bộ các nhóm, chú ý đến thành viên của từng nhóm. Đảm bảo trong quá trình thảo luận thành viên nào cũng có sự đóng góp tích cực. Tránh tình trạng một số HS có thói quen dựa dẫm để các bạn khác làm hết mọi việc. - Chỉ dẫn và gợi mở cho các nhóm HS để các em biết làm việc chung với nhau. Những chỉ dẫn này có thể được giành để nhắc nhở các nhóm trưởng lãnh đạo các thành viên trong tổ.

Ví dụ: Bài 36: "Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến

phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải".

- Hướng dẫn chung cho 2 nhóm: dựa vào SGK nêu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và nhân tố KT-XH tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.

- Hướng dẫn riêng cho từng nhóm:

+ Đối với nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên

* Kể tên một số loại phương tiện vận tải đặc trưng của vùng hoang mạc, của vùng băng giá gần cực?

* Chứng minh điều kiện tự nhiên quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải?

* Mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông vận tải?

+ Nhóm nhân tố điều kiện KT-XH.

* Dựa vào sơ đồ trong SGK Đại lí 10 BCB và kiến thức đã học phân tích tác động của công nghiệp tới sự phát triển và phân bố cũmg như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải?

* Nêu ví dụ chứng minh nhân tố KT-XH có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải?

- Điều chỉnh những sai sót xảy ra trong quá trình HS cùng làm việc với nhau. Giải quyết các mâu thuẫn, tranh cãi với các em nếu có. Xây dựng tinh thần hợp tác cởi mở, sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ giữa các HS.

Ví dụ: Khi dạy bài 40: “Địa lí ngành thương mại”.

GV cho HS thảo luận: Xuất siêu luôn là dấu hiệu tốt của nền kinh tế. Nhận định này đúng hay sai.

Có HS cho rằng: đó là nhận định đúng vì hoạt động xuất khẩu thu được ngoại tệ cho đất nước, tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, đồng thời

đứng trước yêu cầu phải nâng cao chất lượng toàn diện, nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá.

Có HS cho đó là nhận định sai vì một nước đang phát triển phải xuất khẩu thật nhiều gỗ và khoáng sản chiến lược để thu về ngoại tệ, để trả nợ và chống trả lại nạn đói đang hoành hành. Cán cân xuất nhập khẩu có thể dương nhưng điều ấy không có nghĩa là dấu hiệu tốt, đặc biệt trong trường hợp các mặt hàng bị ép giá. Còn một nước nhập siêu nhưng chủ yếu là do nhập thiết bị, máy móc, để đổi mới công nghệ thì sự nhập siêu đó báo trước một sự cất cánh trong tương lai.

- GV cần chủ động điều chỉnh về mặt thời gian của nhóm. Nếu hết thời gian đã quy định mà có những nhóm vẫn chưa hoàn thiện nhiệm vụ, GV có thể yêu cầu nhóm trình bày những gì các em đã làm được, các em chưa làm được. Với những phần việc chưa làm được, GV sẽ đề nghị nhóm bạn bổ sung hoặc GV giúp các em hoàn thiện.

Nếu trường hợp có nhóm làm xong trong khi có nhóm chưa làm được xảy ra trong thời gian dài, GV nên xem xét để tổ chức lại các nhóm cho phù hợp.

Bước cuối cùng khi tổ chức các tiết học sử dụng phương pháp thảo luận là đánh giá kết quả thảo luận. Việc đánh giá này được tiến hành ngay trong tiết học, sau khi thảo luận xong. Yêu cầu của công tác đánh giá là phải ngắn gọn, chính xác, có sự phối hợp giữa đánh giá của GV và đánh giá chung của HS. Mục đích của việc đánh giá là để xem xét mức độ nắm kiến thức và kĩ năng của các HS cũng như khả năng hợp tác của các thành viên trong khi thảo luận.

Ví dụ: sau khi thảo luận về vấn đề: “thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế đất nước tìm được động lực mạnh mẽ để phát triển”, GV nhận xét xem có bao nhiêu HS giải thích được khẳng định này, phân tích và lấy được ví dụ chứng minh.

Khi cho HS thảo luận về các ngành giao thông vận tải, GV cùng cả lớp nhận xét nhóm đó xác định được ưu điểm, nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố của giao thông vận tải mình cần tìm hiểu chưa. GV so sánh kết quả làm việc giữa các nhóm để đánh giá nhóm nào làm tốt, nhóm nào làm chưa tốt.

Trong khâu đánh giá kết quả hoạt động của mỗi nhóm, GV nên có lưu ý đúng mức đến từng thành viên trong nhóm. Ví dụ, bản báo cáo của một nhóm nào đó có ý kiến mới lạ, GV nên xem ý kiến của bạn nào trong nhóm và đề nghị em đó trình bày rõ hơn. GV có thể hỏi bất kì một thành viên về vấn đề nhóm đó thảo luận để xem mức độ tham gia của từng cá nhân (lên chỉ trên bản đồ hoặc giải thích một vấn đề nào đó…).

2.1.4. Một số giáo án vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học địalí lớp 10 BCB phần II: Địa lí KT-XH.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học địa lý lớp 10 BCB (Trang 46 - 51)