- Môn Địa lí có khả năng cung cấp cho HS một khối lượng tri thức phong phú
2.1.3.3. Vận dụng phương pháp thảo luận vào dạy học địa lí 10 BCB phần II: Địa lí KT-XH.
II: Địa lí KT-XH.
a. Hướng dẫn HS thảo luận trong phạm vi một tiết học
Ở phần cơ sở lí luận, chúng tôi đã nêu phương pháp thảo luận chỉ thích hợp với một số bài, một số nội dung học tập nhất định. Chỉ khi nào GV biết chọn ra những nội dung nào cần cả nhóm thảo luận, nội dung nào dành cho cả lớp thì mới có thể vận dụng các PPDH một cách linh hoạt, phù hợp. Có những tiết học có thể dùng phương pháp thảo luận như một phương pháp chủ đạo, nhưng cũng có những tiết học có thể dùng phương pháp này như là một bộ phận của hệ thống các PPDH được sử dụng.
Những tiết học có thể sử dụng hoàn toàn phương pháp thảo luận:
- Các tiết thực hành: Trước đây, các tiết thực hành đều được thực hiện bằng hoạt động của cá nhân từng HS. Tuy nhiên do nội dung thực hành tương đối rộng nên đa số HS không thể hoàn thành được mức độ thành thạo của kĩ năng
và sự phong phú của các thông tin thu được không cao. Do GV không thể quán xuyến hết toàn bộ HS trong quá trình thực hành. Đặc biệt với những HS không có hứng thú với tiết thực hành vì cảm thấy nhàm chán khi xử lí số liệu, vẽ biểu đồ rồi nhận xét vào là xong. Vì thế GV có thể lựa chọn các hình thức thảo luận trong các giờ dạy thực hành Địa lí lớp 10, nhất là phầnII: Địa lí KT- XH.
Phần II: Địa lí KT – XH có 4 bài thực hành đều sử dụng phương pháp thảo luận.
+ Bài thực hành phân tích trên bản đồ phân bố dân cư thế giới: Cả lớp thảo luận sau đó trình bày theo cá nhân, các HS khác bổ sung về phần còn thiếu và tìm nguyên nhân về sự phân bố dân cư đó. HS sẽ thu thập được nhiều kiến thức từ các ý kiến khác nhau. GV tổng hợp lại và chuẩn xác lại kiến thức.
+ Bài thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới: GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm xử lí số liệu một sản phẩm, sau đó gọi một HS lên vẽ biểu đồ, dưới sự hướng dẫn của GV để hoàn thiện biểu đồ nhanh chóng.
Bốn nhóm sẽ nhận xét về đồ thị của từng sản phẩm một và giải thích nguyên nhân. Sau đó trao đổi với nhóm bạn bè và rút ra nhận xét chung về tình hình sản xuất của các sản phẩm công nghiệp đó. Cùng nhau đánh giá kết quả làm việc của tiết thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
+ Bài thực hành viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama: GV chia lớp thành 4 nhóm. 2 nhóm làm kênh đào Xuy-ê và 2 nhóm làm kênh đào Panama. Các nhóm chuẩn bị trước ở nhà để viết báo cáo tổng hợp về các kênh đào trong tiết học, mỗi nhóm trình bày trong 10 phút bằng các hình thức như thuyết trình, triển lãm tranh minh họa qua các bảng số liệu, biểu đồ.
So với các tiết thực hành, số tiết lí thuyết có thể áp dụng phương pháp thảo luận trong toàn bộ thời gian nhìn chung không nhiều. Chỉ một số tiết học có nội dung được cấu trúc thành nhưng đơn vị kiến thức tương đương nhau thì GV mới có điều kiện để chuyển thành những đơn vị kiến thức này cho từng nhóm HS nghiên cứu trong suốt tiết học.
Từ đó, tạo nên các nhóm chuyên sâu với từng nhiệm vụ ngang hàng nhau. Có 3 tiết có thể áp dụng hoàn toàn phương pháp thảo luận. Đó là:
+ Bài 31: “Địa lí các ngành công nghiệp” I. Công nghiệp năng lượng.
Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu về ngành khai thác than, khai thác dầu, công nghiệp điện lực.
II. Công nghiệp luyện kim.
Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm tiểu hiểu về một ngành luyện kim. + Bài 32: “Địa lí các ngành công nghiệp” (Tiếp theo)
GV chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm tìm hiểu về một ngành sau đó trao đổi với nhau.
+ Bài 37: “Địa lí các ngành giao thông vận tải”
GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về 1 loại đường, sau đó trao đổi với nhau.
- Những tiết học sử dụng phương pháp thảo luận trong một số phần.
Các tiết học chứa đựng tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức giữa cái đã biết và cái chưa biết, giữa 2 hay nhiều phương án khác nhau cần phải lựa chọn việc phát hiện và sử dụng các tình huống có vấn đề trong Địa lí có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển tư duy khoa học, lôgic, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp ở HS.
Với những tiết học chứa đựng tình huống có vấn đề, việc tổ chức cho HS hợp tác theo nhóm là cách làm hiệu quả cao. Một mặt, nó phát huy tính tích cực suy nghĩ của từng HS trong mỗi nhóm. Mặt khác, nó lại đảm bảo đi
đến kết quả nhanh chóng trong thời gian ngắn nhất, phù hợp với yêu cầu của tiết học.
+ Chương V: Địa lí dân cư
* Tại sao trước đây tỉ suất tử thô của các nước phát triển nhỏ hơn các nước đang phát triển nhưng hiện nay tỉ suất tử thô các nước phát triển lại lớn hơn các nước đang phát triển?
* Tại sao trong cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển KT- XH của một quốc gia?
Đô thị hóa quá mức là do những nguyên nhân nào? + Chương VII: Địa lí nông nghiệp
Bài 27: "Vai trò, đặc điểm,các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân
bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp".
* Tại sao đối cới các nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu?
* Tại sao nói điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp?
Bài 28: "Địa lí ngành trồng trọt".
* Tại sao phải chú trọng đến ngành trồng rừng?
* Tại sao khu vực châu Á gió mùa là nơi tập trung sản xuất lúa gạo của thế giới và tại sao lúa gạo sản xuất chủ yếu để dùng, lượng xuất khẩu rất ít?
Bài 29: "Địa lí ngành chăn nuôi".
* Tại sao phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp?
* Tại sao ngành nuôi trồng thuỷ sản thế giới ngày càng phát triển? + Chương VIII: Địa lí công nghiệp.
Bài 31: “Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới
*Tại sao tỉ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế? Bài 33: “Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp”.
*Tại sao ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung?
+ Chương IX: Địa lí dịch vụ.
Bài 36: "Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và
phân bố ngành giao thông vận tải"
* Tại sao nói: “Để phát triển kinh tế, văn hoá miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước”?
Bài 37: “Địa lí ngành giao thông vận tải”.
* Tại sao châu Âu và vùng Đông Bắc Hoa Kì mạng lưới đường sắt có mật độ cao?
* Tại sao phần lớn các hải cảng trên thế giới lại phân bố chủ yếu ở hai bờ Đại Tây Dương?
Bài 39: "Địa lí ngành thông tin liên lạc".
* Tại sao người ta coi thông tin liên lạc là thước đo của nền văn minh? Bài 40: "Địa lí ngành thương mại".
* Tại sao nói: thông qua hoạt động xuất nhập khẩu nền kinh tế tìm được động lực mạnh mẽ để phát triển?
* Có phải khi nào xuất khẩu cũng là dấu hiệu tốt của nền kinh tế không? + Chương X: Môi trường và sự phát triển bền vững.
Bài 41: "Môi trường và tài nguyên thiên nhiên".
* Những biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì?
* Tại sao nói môi trường tự nhiên không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người.
* Tại sao việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của cả quốc gia và toàn thể loài người?
* Các biện pháp để phát triển bền vững là gì?
Với những tình huống có vấn đề được phát biểu như trên GV sẽ chia lớp thành nhóm để thảo luận. Từ đó HS tự mình nắm được những kiến thức cơ bản của bài học, phát triển khả năng suy nghĩ, biện luận. Với các phần kiến thức còn lại, GV có thể lựa chọn các phương pháp thích hợp khác.
- Các tiết học yêu cầu khai thác tri thức từ bản đồ.
Hầu hết các tiết học trong phần II: Địa lí KT-XH lớp 10 BCB đều sử dụng đến bản đồ. Tuy vậy, không phải tiết học nào cũng sử dụng được phương pháp thảo luận. GV chỉ chia HS thành nhóm làm việc với bản đồ khi các kĩ năng bản đồ đòi hỏi ở mức độ cao, yêu cầu thời gian và mức độ thành thạo mà từng HS không thể độc lập hoàn thành được trong một khoảng ngắn của tiết học hoặc khi kiến thức tàng trữ trong bản đồ, đòi hỏi phải phân tích mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí được thể hiện mà để HS trao đổi với nhau dễ tìm ra hơn.
Trong phần II: Địa lí KT-XH của chương trình lớp 10 BCB có một số nội dung nên để HS thảo luận nhóm với bản đồ thì tiết học sẽ hiệu quả hơn. GV có thể lựa chọn một số nội dung sau:
+ Bài 24: "Phân bố dân cư. Các loại quần cư và đô thị hoá".
Chia lớp thành hai nhóm, phụ trách hai nội dung: những châu lục và khu vực có tỉ lệ dân cư thành thị cao nhất, thấp nhất. Sau đó giải thích về sự phân bố này trên bản đồ.
+ Bài 28: "Địa lí ngành trồng trọt".
Chia lớp thành hai nhóm phụ trách về hai nội dung: cây lương thực và cây công nghiệp chủ yếu trên thế giới, thuyết trình trên bản đồ về sự phân bố của các cây này.
GV chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm trình bày về sự phân bố của một đàn gia súc: bò, trâu, lợn, cừu, dê trên bản đồ.
+ Bài 32: "Địa lí ngành công nghiệp".
GV chia lớp thành ba nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu về sự phân bố của một ngành: khai thác dầu mỏ, sản lượng điện năng, khai thác quặng sắt và sản xuất thép. Sau đó thuyết trình trên bản đồ.
+ Bài 37: "Địa lí các ngành giao thông vận tải".
GV chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu một ngành. Đối với ngành đường ô tô và đường biển, HS dựa vào bản đồ để nhận xét sự phân bố trên thế giới. - Các tiết học khai thác tri thức qua bảng số liệu thống kê.
Các số liệu thống kê có một ý nghĩa nhất định trong việc hình thành các tri thức về Địa lí tự nhiên cũng như Địa lí KT-XH. Chúng có thể giải thích được nhiều khái niệm và quy luật địa lí. Trong Địa lí KT-XH, nhờ những số liệu mà HS có thể xác định được cơ cấu của ngành kinh tế, giải thích được tốc độ tăng trưởng, trình độ phát triển của đất nước.
Ở phần II: Địa lí KT-XH SGK Địa lí 10 BCB thì hệ thống các bảng biểu tương đối nhiều. Cụ thể:
Chương V: 9 Chương VII: 3 Chương IX: 8 Chương IV: 2 ChươngVIII: 1
Hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bảng số liệu thống kê thường được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tính toán.
Đưa ra công thức tính toán hợp lí dựa vào yêu cầu nội dung của bài (nếu số liệu chưa được xử lí).
Bước 2: Nhận xét.
+ Nhận xét cái chung, cái tổng thể của bảng số liệu. + Nhận xét từng thời kì riêng biệt.
+ Rút ra kết luận (đối với khai thác tri thức mới). Đối với việc kiểm tra tri thức của HS thì yêu cầu HS giải thích dựa trên việc vận dụng tri thức đã học.
Tuỳ từng yêu cầu của đề bài và mục đích dạy học mà GV chọn hình thức cho phù hợp. Một số tiết học, GV chỉ cần đưa bảng số liệu thống kê, sau đó yêu cầu HS phân tích bảng số liệu đó để rút ra kiến thức. Cách làm này tỏ ra hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực nhận thức của HS. Một số tiết học, GV có thể chia lớp thàmh từng nhóm, mỗi nhóm phân tích nội dung bảng số liệu đó rồi rút ra nhận xét.
Ví dụ:
- Bảng số liệu 23. Bài cơ cấu dân số. Tỉ lệ biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đến trường (từ 23 tuổi trở lên) trên thế giới, năm 2000.
Các nhóm nước Tỉ lệ người biết chữ(%) Số năm đi học
Các nước phát triển >90 10,0
Các nước đang phát triển 69 3,9
Các nước kém phát triển 46 1,6
GV nên sử dụng hình thức thảo luận cả lớp. Cho cả lớp phân tích và rút ra nhận xét chênh lệch về tỉ lệ biết chữ và số năm đi học của các nhóm nước.
- Đối với bảng số liệu 24.3. Tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn thời kì 1990- 2005 (%). Năm Khu vực 1990 1950 1970 1980 1990 2005 2009 Thành thị 13,6 29,2 37,7 36,9 43,0 48,0 49,0 Nông thôn 86,4 70,8 62,3 60,4 57,0 52,0 51,0 Toàn thế giới 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100, 0 100,0
Nguồn: Niên giám thống kê 2009 GV chia lớp thành 4-5 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 5 phút để phân tích bảng số liệu trên nhằm rút ra nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn trên thế giới thời kì 1990- 2005. GV khái quát lại ý kiến của các
em để thấy được tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh qua các năm và tỉ lệ dân nông thôn giảm đáng kể.
Như vậy trong dạy học Địa lí lớp 10 phần II: Địa lí KT-XH, khả năng vận dụng phương pháp thảo luận là rất lớn. Sau khi lựa chọn những tiết học có khả năng áp dụng phương pháp này, vấn đề quan trọng tiếp theo là GV phải tổ chức cho HS thảo luận để đạt kết quả cao.
- Các tiết học có sử dụng các tranh ảnh, vi deo.
Tranh ảnh là một phương tiện trực quan trong dạy học Địa lí. Nhờ các tranh ảnh, HS có thể làm quen với hình dạng bên ngoài của các sự vật và hiện tượng Địa lí, hình thành ở các em các biểu tượng cụ thể. Ví dụ các tranh ảnh về “rừng nhiệt đới”, “các vụ đắm tàu chở dầu”.
Cùng với việc hình thành biểu tượng, các tranh ảnh còn có thể tạo điều kiện cho HS phân tich, so sánh, nắm được các khái niệm về Địa lí KT-XH.
Trong việc giảng dạy Địa lí, tương tự như bản đồ, các loại tranh ảnh giáo khoa dạy học cũng có hai tác dụng: minh hoạ và là nguồn tri thức cho HS khác. Các bộ sưu tập tranh ảnh này có tác dụng rất lớn. Đối với GV bài học sẽ trở nên sinh động, đối với HS chúng giúp các em nắm vững biểu tượng, khái niệm và góp phần mở rộng kiến thức.
Ví dụ: Khi dạy bài 40: “Địa lí ngành thương mại”
GV đưa ra các hình ảnh về chợ, siêu thị, có hàng hoá, người mua, người bán, các loại tiền tệ để HS thảo luận và hình thành khái niệm về thị trường, tiền tệ.
Bài 41: “Môi trường và tài nguyên thiên nhiên”.
GV đưa ra các hình ảnh: đất, nước, khoáng sản, động vật, thực vật,… Nêu những tài nguyên thuộc loại tài nguyên không khôi phục được, tài nguyên khôi phục được, tài nguyên không bị hao kiệt. Từ đó HS thảo luận và hình thành khái niệm về các loại tài nguyên này.
Trong quá trình dạy học, GV nên kết hợp các PPDH với nhau, giúp HS