- Môn Địa lí có khả năng cung cấp cho HS một khối lượng tri thức phong phú
2.1.2. Cấu trúc chương trình môn địa lí ở trường THPT.
Môn Địa lí ở cấp THPT các em sẽ được học qua ở 3 lớp 10,11 và 12. Trên cơ sở kế thừa những kiến thức về tự nhiên cũng như về KT – XH mà các em đã có dịp làm quen trong môn Địa lí ở cấp tiểu học và THCS: những kiến thức cơ bản về Trái Đất (Địa lí lớp 6), các loại môi trường Địa lí, thiên nhiên và con gười các châu lục (Địa lí lớp 7), Địa lí Việt Nam đại cương (Địa lí 8), Địa lí tự nhiên, dân cư- xã hội Việt Nam (Địa lí 9).
Lên bậc THPT các em sẽ được học lại những kiến thức này, nhưng trên cơ sở cao hơn, kiến thức sâu hơn.
-Ở phần Địa lí lớp 10 chuyên ban (cơ bản và nâng cao) các em sẽ được học những nội dung địa lí mang tính chất đại cương, thể hiện ở 2 phần Địa lí tự nhiên và Địa lí dân cư xã hội.
- Chương trình Địa lí 11 chuyên ban bao gồm các khái quát chung về nền KT- XH, chỉ đề cập đến những vấn đề chung nhất, phản ánh trình độ và xu thế phát triển KT-XH toàn cầu cũng như một số vấn đề nảy sinh đang được toàn xã hội quan tâm. Phần này sẽ được học trong 5 tiết (4 lí thuyết và 1 tiết thực hành).
Nội dung Địa lí các khối kinh tế được xếp cùng với nội dung Địa lí quốc gia, khu vực. Phần này chiếm số tiết nhiều nhất 30 tiết (26 tiết lí thuyết, 10 tiết thực hành). Các khu vực, các quốc gia được đưa vào nội dung chương trình lớp 11 chủ yếu là nước, khu vực điển hình về phát triển KT- XH. Ở chương trình phân ban với số lượng các quốc gia được nêu cơ bản không thay đổi nhưng thời lượng có điều chỉnh như giảm đi một số tiết đối với nội dung Địa lí từng quốc gia như: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc,… Trong chương trình mới, bài Ai Cập thay thế bài Angieri do những đặc điểm khá tiêu biểu của quốc gia Châu Phi, Địa lí Thái Lan được đề cập trong bài Đông Nam Á. Chương trình mới bổ sung thêm Địa lí Ôxtrâylia, nước có quan hệ kinh tế, văn hóa khá chặt chẽ với nước ta.
Phần thứ 3 là tổng kết thế giới hiện đại trong sự thay đổi. Sẽ được giảng dạy trong 3 tiết, nội dung chủ yếu là những đặc điểm cơ bản về thế giới hiện đại và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hóa.
- Chương trình địa lí 12 chuyên ban.
Chủ yếu là Địa lí Việt Nam bao gồm cả địa lí tự nhiên và KT – XH. Điểm khác biệt quan trọng là tính nâng cao, đòi hỏi HS không chỉ nhận xét mà còn biết giải thích các hiện tượng Địa lí tự nhiên và KT-XH, là việc trình
bày các nội dung dưới hình thức và có nhiều thao tác tư duy, trình bày báo cáo ngắn. Bên cạnh bài tập cá nhân, các hoạt động nhóm được chú ý tăng cường khả năng hợp tác cho HS.
Cụ thể với phân phối chương trình như sau:
Bài mở đầu (1 tiết), Địa lí tự nhiên Việt Nam (19 tiết), Địa lí dân cư (5 tiết) , Địa lí các ngành kinh tế (19 tiết), vấn đề phát triển các vùng kinh tế (18 tiết), ôn tập và kiểm tra (8 tiết).