Chúng ta biết rằng, đổi mới PPDH phải được tiến hành đồng bộ với các yếu tố như mục tiêu dạy học, hình thức tổ chức dạy học, người dạy và người học.
Trên thực tế, phương pháp thảo luận đòi hỏi phải có cấu trúc chương trình, nội dung phù hợp. Chương trình Địa lí hiện nay vẫn còn nặng về lí thuyết, sẽ rất khó khăn nếu chúng ta yêu cầu các nhóm HS làm việc với những khái niệm, quy luật.
Một điều quan trọng mà nhiều GV băn khoăn khi sử dụng phương pháp này là thời gian. Bởi vì khi sử dụng phương pháp này, GV tổ chức như thế nào cho đúng thời gian quy định trong một tiết học. Bên cạnh đó thời gian giành cho môn Địa lí rất ít, thời gian HS giành ra để chuẩn bị, thời gian giành cho các hoạt động ngoại khóa khác cũng chưa được quan tâm.
Hơn nữa phương tiện dạy học còn rất thiếu thốn mà yếu tố quan trọng quyết định thành công trong hoạt động nhóm là phải cung cấp đủ cho các em phương tiện làm việc. HS sẽ không có chỗ dựa để thảo luận nếu thiếu tài liệu, số liệu tranh ảnh minh họa.
- Nguyên nhân chủ quan:
Hiện nay, GV đã nhận thức đúng đắn vai trò vận dụng các phương pháp mới vào trong dạy học, trong đó có phương pháp thảo luận. Vì vậy, phương pháp này được sử dụng ngày càng rộng rãi, hiệu quả cao hơn khi được kết hợp với các phương pháp khác như đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng phương tiện trực quan … Để hiệu quả thảo luận tốt hơn thì đòi hỏi GV không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải có nghiệp vụ sư phạm. Đây là điều mà không phải GV nào cũng làm được dễ dàng.
Trong lớp học, ngoài những thành viên tích cực, sôi nổi, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài vẫn còn có một số thành viên nhút nhát hoặc có tính ỷ lại, một số ngồi nói chuyện, làm việc riêng,…Yếu tố này cũng làm hạn chế hiệu quả của việc thảo luận và đòi hỏi GV phải chú ý nhắc nhở, tìm hiểu từng HS, giúp đỡ các em hiểu rõ ý nghĩa của việc tham gia thảo luận.
ChươngII