MỤC ĐÍCH MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học địa lý lớp 10 BCB (Trang 28 - 29)

Trong đường lối phát triển KT-XH của Đảng (Dự thảo cương lĩnh xây dựng CNXH trong thời kì quá độ) đề ra năm 1991 có ghi rõ “giáo dục là sự nghiệp đào tạo và xây dựng con người vừa phục vụ nhiệm vụ KT-XH trước mắt, vừa chuẩn bị cho đất nước bước vào những giai đoạn phát triển lâu dài”.Và nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động có ý thức làm chủ, có tri thức, thành thạo nghề nghiệp và có thái độ lao động sáng tạo, tích cực. Đó là nhiệm vụ nặng nề và phức tạp đòi hỏi mỗi môn học trong trường phổ thông phải dựa vào những đặc trưng bộ môn để xác định nhiêm vụ, đề ra mục đích góp phần thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục.

Địa lí là môn học thuộc vào hệ thống các môn học ở trường phổ thông, hiện nay theo chương trình phân ban mới, Địa lí được xếp vào ban KHXH và nhân văn. Cũng như các môn học khác, Địa lí góp phần giáo dục và đào tạo những con người, công dân tương lai phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Môn Địa lí ở trường phổ thông ban KHXH và nhân văn nhằm góp phần vào hoàn thiện học vấn phổ thông cho HS, phát triển tư duy logic, tạo điều kiện cho HS tiếp tục học lên lĩnh vực KHXH và nhân văn, củng cố và phát triển tiếp bốn năng lực chủ yếu của HS đã được hình thành ở cấp THCS, đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kì CNH- HĐH. Các năng lực đó là:

- Năng lực hành động có hiệu quả trên những cơ sở kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đã được hình thành trong quá trình thực tập, rèn luyện và giao tiếp.

- Năng lực hợp tác, phối hợp hành động trong học tập và đời sống.

- Năng lực sáng tạo, có thể thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. - Năng lực tự chủ, khẳng định bản thân.

Tất cả những điều đề cập đến ở trên được thực hiện thông qua việc phát huy có hiệu quả các đặc trưng của môn học, được quán triệt từ cấu tạo một chương trình có hệ thống hợp lí đến việc lựa chọn các kiến thức chuẩn, kĩ năng. Việc thể hiện các yêu cầu nay trong SGK, các sách tham khảo, hỗ trợ và tổ chức dạy học, việc đánh giá kết quả học tập của HS.

2.1.1.Vai trò của môn địa lí.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học địa lý lớp 10 BCB (Trang 28 - 29)