Đặc điểm phầnII: Địa lí KT-XH SGK Địa lí lớp 10 BCB

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học địa lý lớp 10 BCB (Trang 34 - 35)

- Môn Địa lí có khả năng cung cấp cho HS một khối lượng tri thức phong phú

2.1.3.2.Đặc điểm phầnII: Địa lí KT-XH SGK Địa lí lớp 10 BCB

-SGK Địa lí 10 nói chung và phần II: Địa lí KT – XH nói riêng có một số điểm mới. Để bám sát chương trình và đảm bảo thuận lợi cho việc giảng dạy của GV cũng như học tập của HS, các phần chương trình trong SGK đều được biên soạn tương ứng với các phần – mục – nội dung cụ thể của chương trình. Như vậy trong SGK mỗi phần đều có nhiều chương mỗi chương có nhiều bài, mỗi bài gắn với một nội dung cụ thể do chương trình đưa ra.

- Phần II: Địa lí KT – XH cấu trúc cụ thể như sau:

Chương Số tiết Trong đó

Lí thuyết Thực hành

V. Địa lí dân cư 4 3 1

VI. Cơ cấu nền kinh tế 1 1 0

VII. Địa lí nông nghiệp 4 3 1

VIII. Địa lí công nghiệp 4 3 1

IX. Địa lí dịch vụ 6 5 1

X. Môi trường và sự phát

triển bền vững 2 2 0

Đặc điểm của phần II: Địa lí KT – XH:

- Kênh chữ là phần quan trọng hàng đầu trong sách SGK. Thông qua kênh này, các khái niệm cơ bản, định nghĩa, quy luật,…được trình bày giúp HS nhận thức được nội dung chính của bài học.

- Số lượng kênh hình (tranh ảnh, bản đồ, bảng biểu…) tăng lên đáng kể. So với SGK cũ, đây không phải là hình ảnh minh họa đơn thuần mà chính là những nội dung kiến thức sinh động, không thể thiếu được gắn với kênh chữ.

- Các câu hỏi và bài tập cũng là một bộ phận hữu cơ trong SGK. Các câu hỏi thường ở hai dạng: Dạng câu hỏi xen kẽ trong bài và dạng câu hỏi bài tập ở cuối bài. So với SGK Địa lí THCS dạng câu hỏi này về nguyên tắc ít nhưng

đều có mục đích nhằm phát huy tính tích cực và khả năng tư duy Địa lí của HS, tuy mức độ khác nhau.

Dạng câu hỏi ở cuối mỗi bài có tác dụng giúp cho HS hệ thống hóa kiến thức và rèn luyện kĩ năng Địa lí.

Trong phần này có 4 bài thực hành. Mỗi bài thực hành có yêu cầu riêng đòi hỏi HS phải đạt được. Đây là lớp đầu cấp nên việc thực hành phải thực hiện kĩ lưỡng, chu đáo từ 2 phía thầy và trò nhằm giúp cho HS có được một số kĩ năng cần thiết làm cơ sở cho việc học tập môn Địa lí ở lớp 11 và lớp 12. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là việc đổi mới PPDH. Trên cơ sở những định hướng về phương pháp trong SGK Địa lí, đặc biệt là phần Địa lí KT – XH cần tăng cường khai thác kênh hình, bảng biểu thông kê, các câu hỏi bài tập. Mặt khác, đa dạng hóa các PPDH tùy theo từng bài cụ thể nâng cao hứng thú học tập cho HS nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong dạy và học môn Địa lí, nhất là sử dụng PPDH cực như phương pháp thảo luận.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học địa lý lớp 10 BCB (Trang 34 - 35)