Tuần 01 Từ ngày 5/9/2016 đến ngày 10/9/2016 Tuần 08 Từ ngày 21/10/2019 đến ngày 26/10/2019 Tiết PPCT 15+16 SÓNG DỪNG I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Kiến thức Mô tả được hiện tương sóng dừng trên một sợi dây và[.]
Trang 1- Tuần: 08 Từ ngày 21/10/2019 đến ngày 26/10/2019 - Tiết PPCT: 15+16
SÓNG DỪNG I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 Kiến thức
- Mô tả được hiện tương sóng dừng trên một sợi dây và nêu được điều kiện để có sóng dừng - Giải thích được hiện tượng sóng dừng
- Nêu được điều kiện để có sóng dừng
2 Kĩ năng
- Vận dụng được các công thức để giải các bài tốn đơn giản về sóng dừng
- Viết được công thức xác định vị trí các nút và các bụng trên một sợi dây trong trường hợp có hai đầu cố định và dây có một đầu cố định, một đầu tự do
3 Thái độ
- Nghiêm túc, cẩn thận, tích cực trong học tập - Yêu thích khoa học vật lí
4 Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học, năng lực đọc và phân tích, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trình bày
II CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: Các TN hình 9.1; 9.2 SGK
Học sinh: Ơn lại kiến thức về tổng hợp dao động điều hoà
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: 1 Hoạt động dẫn dắt vào bài: 5 phút
Tại sao vào những ngày mưa giông sau khi nghe tiếng sấm sét, một hồi sau ta lại nghe tiếng sấm rền nhỏ một lần nửa
2 Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chốt kiến thức
2.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu sóng phản xạ (10 phút )
- Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm của sóng phản xạ và sóng tới - Cách tiến hành hoạt động:
Làm thí nghiệm hình 9.1 Yêu cầu học sinh thực hiện C1 Làm thí nghiệm hình 9.2 u cầu học sinh thực hiện C2
Quan sát, nhận xét Thực hiện C1 Quan sát, nhận xét Thực hiện C2 I Sự phản xạ của sóng 1 Phản xạ của sóng trên vật cản cố định Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ ln ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ
2 Phản xạ của sóng trên vật cản tự do
Khi phản xạ trên vật cản tự do, sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ
2.2 Hoạt động 2: Tìm hiểu sóng dừng (20 phút)
- Mục tiêu hoạt động: HS viết được công thức xác định cực đại và cực tiểu giao thoa - Cách tiến hành hoạt động:
Giới thiệu hình vẽ 9.3 Mơ tả thí nghiệm
Cho học sinh dự đoán kết quả khi sóng tới và sóng phản xạ gặp nhau
Quan sát hình vẽ, nghe thầy cơ mơ tả thí nghiệm
Dự đoán kết quả khi sóng tới và sóng phản xạ gặp nhau
II Sóng dừng 1 Sóng dừng
a) Thí nghiệm
Trang 2Giới thiệu sóng dừng
Giới thiệu hình vẽ 9.4
Yêu cầu học sinh nêu vị trí các nút và các bụng, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp và hai bụng liên tiếp
Yêu cầu học sinh nêu điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định
Giới thiệu hình vẽ 9.5
Ghi nhận khái niệm
Quan sát hình vẽ Xác định vị trí các nút Xác định khoảng cách giữa hai nút liên tiếp
Xác định vị trí các bụng Xác định khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp
Nêu điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định
Xác định khoảng cách giữa một nút và một bụng liền kề
Nêu điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định và một đầu tự do
b) Định nghĩa
Sóng dừng là sóng truyền trên sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút và các bụng
2 Sóng dừng trên một dây có 2 đầu cố định (một đầu cố định và đầu kia gắn với cần rung)
+ Hai đầu cố định là hai nút sóng
+ Vị trí các nút: Các nút sóng nằm cách các đầu cố định những khoảng bằng một số nguyên nửa bước sóng Hai nút liên tiếp nằm cách nhau một khoảng bằng /2 + Vị trí các bụng: Xen giữa 2 nút là một bụng, nằm cách đều hai nút đó Các bụng nằm cách hai đầu cố định những khoảng bằng một số nguyên lẽ một phần tư bước sóng Hai bụng liên tiếp nằm cách nhau một khoảng bằng /2
Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng
l = k./2
3 Sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do
Điều kiện để có sóng dừng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lẻ một phần tư bước sóng:
l = (2k + 1)/4
3 Hoạt động luyện tập: (5 phút)
- Nhắc lại trọng tâm của bài: sóng phản xạ, sóng dừng
4 Hoạt động vận dụng: (45 phút)
Câu 1 Quan sát trên một sợi dây thấy có sóng dừng với biên độ của bụng sóng là a Tại điểm trên sợi dây
cách bụng sóng một phần tư bước sóng có biên độ dao động bằng:
A.a/2 B.0 C.a/4 D.a
Câu 2 Một sợi dây chiều dài căng ngang, hai đầu cố định Trên dây đang có sóng dừng với n bụng
sóng, tốc độ truyền sóng trên dây là v Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là A v
n B
nv
C
2nv D.nv
Câu 3 Trên một sợi dây đàn hồi dài 1m, hai đầu cố định, có sóng dừng với 2 bụng sóng Bước sóng của
sóng truyền trên đây là
A 1m B 0,5m C 2m D 0,25m
Câu 4 Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định, bước sóng bằng
A độ dài của dây B một nửa độ dài của dây
Trang 3Câu 5 Để tạo một hệ sóng dừng giữa hai đầu dây cố định thì chiều dài của dây phải bằng
A một số lẻ lần bước sóng B một số nguyên lần nửa bước sóng C một số lẻ lần nửa nửa bước sóng D một số nguyên lần bước sóng
Câu 6 Một sợi dây đàn hồi có một đầu cố định, một đầu tự do Sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi khi
chiều dài sợi dây bằng
A số nguyên lần nửa bước sóng B số nguyên lần bước sóng
C một phần tư bước sóng D một số nguyên lẻ lần một phần tư bước sóng
Câu 7 Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ vị trí cân bằng một bụng sóng đến nút
gần nó nhất bằng
A một nửa bước sóng B một số nguyên lần bước sóng
C một bước sóng D một phần tư bước sóng
Câu 8 Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng để
A xác định tốc độ truyền sóng B xác định chu kì sóng C xác định năng lượng sóng D xác định tần số sóng
Câu 9 Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng
A hai lần bước sóng B một bước sóng C một nửa bước sóng D một phần tư bước sóng
Câu 10 Xét sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi rất dài, tại A là một bụng sóng, tại B là một nút sóng
Quan sát thấy giữa A và B cịn có một bụng sóng khác Khoảng cách A và B bằng bao nhiêu lần bước sóng
A Ba phần tư B Năm phần tư C Một phần tư D Nửa bước sóng
5 Hoạt động tìm tịi, mở rộng: (Giao nhiệm vụ về nhà) (5 phút)
Quan sát sóng dừng trên sợi dây AB, đầu A dao động điều hịa theo phương vng góc với sợi dây (coi A là nút) Với đầu B tự do và tần số dao động của đầu A là 22 Hz thì trên dây có 6 nút Nếu đầu B cố định và coi tốc độ truyền sóng trên dây như cũ, để vẫn có 6 nút thì tần số dao động của đầu A phải
bằng A 25Hz B 18Hz C 20Hz D 23Hz