1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.DOC

32 1,2K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 279 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.

Trang 1

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNGNGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 10

2.1 Tình hình chung về kinh tế xã hội 10

2.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội giaiđoạn 2006-2008 11

2.2.1.Hoạt động huy động vốn 11

2.2.2 Hoạt động tín dụng 13

2.2.3 Công tác thanh toán hàng xuất nhập khẩu 14

2.2.4 Kinh doanh ngoại tệ 15

2.2.5 Công tác kế toán 16

2.2.6 Công tác ngân quỹ 16

2.2.7 Hoạt động kinh doanh thẻ và dịch vụ ngân hàng 17

2.3 Đánh giá khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoạithương Hà Nội thời gian qua 18

2.3.1 Những kết quả đạt được và vấn đề tồn tại 18

2.3.2 Thuận lợi và khó khăn trong môi trường hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội giai đoạn hiện nay 20

2.3.2.1 Thuận lợi 20

Trang 2

2.3.2.2 Khó khăn 21

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀGIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀNỘI 23

3.1 Phương hướng hoạt động năm 2009 23

3.2 Định hướng và giải pháp phát triển 25

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt tiếng Anh

GDP Gross Domestic Product Tổng thu nhập quốc nội USD United State Dollar Đô la Mỹ

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Chữ viết tắt tiếng việt

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2008 đã xuất hiện sự bùng nổ của hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Sau sự kiện mọc lên như nấm của các hợp tác xã tín dụng vào những năm cuối cùng của thập niên 1980, chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến sự ra đời nhiều đến như vậy của các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng trong thời gian vừa qua Nhiều ngân hàng mà cách đây một năm rất ít người biết đến bỗng nhiên “lột xác” trở thành các ngân hàng có vốn điều lệ hàng nghìn tỷ đồng với trụ sở cao hàng chục tầng nằm trên những trục đường phố chính tại Hà Nội hay TP.HCM Hơn thế, các chi nhánh ngân hàng đã, đang và sẽ được thành lập ở rất nhiều nơi Ở nhiều tỉnh, hai năm trước đây chỉ có chi nhánh ngân hàng của bốn ngân hàng thương mại nhà nước, nhưng đến nay con số này đã xấp xỉ 20 Thêm vào đó, hiện nay đang có vài chục bộ hồ sơ xin thành lập mới các ngân hàng được gửi đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chờ xem xét Vậy thực chất các ngân hàng hoạt động như thế nào, có các dịch vụ và loại hình kinh doanh gì ? Theo kế hoạch thực tập tốt nghiệp của Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế trường Đại học Kinh tế quốc dân, em chọn Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội là nơi thực tập tốt nghiệp Sau 5 tuần thực tập tổng hợp, được sự giúp đỡ từ đơn vị thực tập và giáo viên hướng dẫn, em đã có đủ tư liệu cần thiết để viết báo cáo này

Báo cáo gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

Chương 2: Thực trạng hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương HàNội những năm gần đây

Chương 3: Phương hướng hoạt động, định hướng và giải pháp pháttriển của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

Trang 5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI

1.1 Quá hình thành và phát triển

- Tên Ngân hàng: Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Hà Nội (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội).

- Tên giao dịch: Bank for Foreign Trade of Vietnam – VCB, Hanoi Branch.

- Trụ sở chính: 344 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam

Tel: (84-4) 974 6666 * Fax: (84-4) 974 7065

Telex: 411 309 * Swift code: BFTVVNVX002

Năm 1984, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội ra Nghị quyết: Hà Nội phải có ngân hàng để phục vụ kinh tế đối ngoại của Thủ đô Đây là thời kỳ chuẩn bị cho công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế….Trong bối cảnh đó, Ngân hàng ngoại thương Hà Nội đã ra đời vào ngày 01/03/1985.

Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã được Nhà nước xếp hạng doanh nghiệp loại 1 và là chi nhánh hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã vinh dự đón nhận các danh vị như: Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng (2004), danh vị Bằng khen của thủ tướng chính phủ, Ngân hàng tốt nhất Việt Nam nhiều năm liền

Cùng với sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã phát triển nhanh và đạt kết quả cao trong chuyên môn về huy động tiền gửi, tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính khác.

Đến cuối năm 2006, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có mạng lưới bao gồm : 06 Phòng giao dịch và 01 Quầy thu đổi ngoại tệ.

Đến cuối năm 2007, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có mạng lưới bao gồm: 08 Phòng giao dịch và 01 Quầy thu đổi ngoại tệ.

Đến cuối năm 2008, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có mạng lưới bao gồm: 09 Phòng giao dịch và 01 Quầy thu đổi ngoại tệ

Cùng 4 chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương trên địa bàn Hà Nội

Trang 6

Ngân hàng Ngoại thương Hà Nôi là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cung cấp các dịch vụ tự hoá cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên Ngân hàng, VCB Money, i-banking, SMS Banking, hệ thống máy rút tiền tự động ATM, thẻ Vietcombank Connect 24, Vietcombank MTV, Vietcombank SG24, hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng

1.2 Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng Đứng đầu là Ban giám đốc gồm có 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc Tiếp đó là 5 Hội đồng, 13 phòng nghiệp vụ, 09 phòng giao dịch, 01 quầy thu đổi ngoại tệ và 4 chi nhánh trên địa bàn Hà Nội.

Trang 7

SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ 4 Lớp: Kinh tế quốc tế 47

P Dịch vụ Ngân HàngP Thanh toán thẻP.Tín dụng thể nhân

P Quản lý rủi roP Tin họcP.Kiểm tra nội bộ

P Ngân QuỹP Kế toán tài chínhP.Quản lý nợ P.Hành chính nhân

Trang 8

1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

1.3.1 Ban giám đốc

- Ban Giám đốc là bộ phận lãnh đạo cao nhất trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của ngân hàng nói chung và các phòng ban nói riêng.

- Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Giám đốc có thể uỷ quyền cho các Phó giám đốc thực hiện những công việc trong phạm vi quyền hạn của họ, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng ban trực thuộc Ngân hàng.

- Các Phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ cho Giám đốc và chỉ đạo về mặt nghiệp vụ cho các phòng chức năng của Ngân hàng.

1.3.2 Các phòng nghiệp vụ

* Phòng quan hệ khách hàng với các chức năng và nhiệm vụ như:

 Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

 Lập kế hoạch khách hàng và thực hiện kế hoạch  Là đầu mối trong quan hệ với khách hàng

 Xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng và xây dựng chính

 Lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình công tác

 Lập, công bố và quản lý các loại giá mua bán sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

 Quản lý, điều hành vốn ngoại tệ và đồng Việt nam  Kinh doanh ngoại tệ

 Nghiên cứu tổng hợp và phân tích kinh tế

 Xây dựng các biện pháp để thực hiện chính sách , chủ trương của ngân hàng Ngọai Thương Việt nam

 Thực hiện hoạt động PR của ngân hàng  Phát triển mở rộng mạng lưới

 Các nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao.

Trang 9

* Phòng thanh toán xuất nhập khẩu

 Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất - nhập khẩu  Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh

 Thực hiên nghiệp vụ chuyển tiền nước ngoài

 Quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các ngân hàng đại lý  Thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao.

* Phòng hành chính nhân sự

 Thực hiện công tác quản lý nguồn nhân lực Bố trí điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận, tuyển dụng lao động

 Xây dựng quy hoạch, bồi dưỡng và quản lý cán bộ

 Thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ nhân viên trong cơ quan

 Thực hiện các nhiệm vụ về công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản

 Thực hiện các công tác quản lý, bảo quản tài sản của chi nhánh, công tác lễ tân, phục vụ, bảo vệ trong ngân hàng

 Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan Thực hiện công tác, văn thư, lưu trữ, in ấn, telex, fax Quản lý tài liệu mật và bảo quản tài liệu lưu trữ tại kho

* Phòng kiểm tra nội bộ

 Lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất về kiểm tra , kiểm toán nội bộ  Thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy chế kiểm toán nội bộ đối với DNNN do bộ tài chính ban hành

 Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra , cơ quan pháp luật , cơ quan kiểm toán trong việc thanh tra , kiểm toán đối với các hoạt động ngân hàng

 Giúp giám đốc giải quyết đơn thư khiếu nại , tố cáo liên quan đến hoạt động của ngân hàng

* Phòng Quản lý rủi ro

 Xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng  Quản lý danh mục đầu tư

 Trực tiếp tham gia thực hiện các quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng

Trang 10

 Giám sát quá trình phê duyệt tín dụng

 Hỗ trợ phát hiện và kiểm soát các dấu hiệu rủi ro  Tham gia đào tạo nghiệp vụ

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc phân công

* Phòng dịch vụ ngân hàng

 Huy động vốn tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, phát hành séc cá nhân và các loại chứng từ có giá khác

 Thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, séc du lịch

 Chi trả kiều hối, chuyển tiền nước ngoài cho khách hàng cá nhân  Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, chứng thư

 Phát hành và thanh toán các loại thẻ Vietcombank theo thể lệ quy định

 Thực hiện các chức năng marketing khách hàng về thẻ

 Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ, quản lý các máy rút tiền tự động ATM được giao

 Thực hiện chức năng marketing khách hàng về thẻ

 Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ quản lý các máy rút tiền tự động ATM được giao

 Tổng hợp, thống kê về công tác phát hành và thanh toán thẻ của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

 Thực hiện các công tác khác do ban giám đốc giao

* Phòng tín dụng thể nhân

 Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng cá nhân Cho vay cầm cố, thế chấp theo quy định hiện hành

 Tổ chức, nghiên cứu triển khai các sản phẩm bán lẻ như cho vay trả góp, cho vay du học, cho vay người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các sản phẩm khác,

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc phân công

Trang 11

* Phòng ngân quỹ

 Thu chi các loại ngoại tệ, tiền Việt nam đồng, giám định tiền thật, tiền giả

 Chuyển tiền mặt và séc du lịch đi tiêu thụ nước ngoài qua Ngân hàng Ngoại thương Việt nam

 Quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng từ có giá  Điều chuyển và điều hoà tiền mặt VND , ngoại tệ và các giấy tờ có giá trong nội bộ Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

 Phân loại và thực hiện các giao dịch đối với tiền mặt trong lưu thông  Thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao

* Phòng kế toán tài chính

 Bộ phận “ Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền ” : Thực hiện các giao dịch chuyển tiền

 Bộ phận quản lý tài khoản : Quản lý toàn bộ tài khoản khách hàng và các tài khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản

 Bộ phận “ Quản lý chi tiêu nội bộ ” : Thực hịên các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác

 Bộ phận “ Thông tin khách hàng ” : Phục vụ tài khoản khách hàng là TCKT

 Bộ phận “ Kế toán giao dịch ” : Xử lý các giao dịch liên quan đến tài khoản của các khách hàng là tổ chức kinh tế

 Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất , nhập khẩu  Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh

 Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nước ngoài

 Quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các Ngân hàng đại lý  Thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao

* Phòng quản lý nợ

 Nhập dữ liệu vào trong hệ thống  Nhận và lưu dữ liệu hồ sơ tín dụng

 Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn  Lập các báo cáo dữ liệu của các khoản vay

 Tham gia vào quá trình thu nợ , thu lãi  Góp ý sửa đổi chương trình quản lý nợ vay

Trang 12

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc phân công

* Phòng tin học

 Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng  Thực hiện quản lý và bảo quản, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị tin học của chi nhánh và bảo mật thông tin

 Tiếp nhận các quy trình kỹ thuật và các chương trình phần mềm ứng dụng nghiệp vụ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

 Xây dựng kế hoạch vật tư , trang thiết bị mới và bảo hành thiết bị tin học

 Thực hiện quản trị mạng, cài đặt các chương trình phần mềm hệ thống mạng, thiết lập hệ thống bảo mật của hệ thống mạng

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂNHÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.1 Tình hình chung về kinh tế xã hội

Có thể thấy rằng, mấy năm gần đây nền kinh tế của nước ta nói chung và của Hà Nội nói riêng gặp không ít những khó khăn do ảnh hưởng từ giá dầu, giá vàng, sự biến động tỷ giá ngoại tệ, dịch cúm gia cầm… và đặc biệt là khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008

Năm 2006, sự xuất hiện của nhiều kênh huy động vốn mới như trái phiếu xây dựng thủ đô lần thứ nhất, trái phiếu doanh nghiệp, các NHTM cổ phần liên tục tăng lãi suất huy động để có đủ vốn cho hoạt động cuối năm….khiến cho cạnh tranh thu hút vốn ngày càng gay gắt Bên cạnh đó, các chương trình dự án của Chính phủ, thành phố triển khai còn chậm, tiến trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp Nhà nước chưa thực sự nhanh chóng….đã ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Năm 2007- năm đầu tiên Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam trên đà tăng trưởng với GDP đạt 8,5% Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dung (CPI) năm 2007 tăng 12,63% so với năm 2006 đã tác động mạnh mẽ tới kinh tế và đời sống xã hội.Tại địa bàn Hà Nội, tuy phải đối phó với nhiều khó khăn như nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm; tình trạng tăng giá khá phổ biến, nhất là ở một số hàng hóa, nguyên vật liệu; sự trầm lắng trên thị trường chứng khoán, nhưng xét về tổng thể, tình hình kinh tế - xã hội của Thủ đô vẫn đạt những thành tựu đáng kể.

Khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 đã gây ra sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu Tình hình kinh tế của Thủ đô vì thế cũng gặp rất nhiều khó khăn, GDP trên địa bàn Hà Nội năm 2008 đạt 11,2%, trong khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra là 12,5- 13% Với mức lạm phát tăng nhanh đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tất cả các ngân hàng, trong đó có Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

Trang 14

Tuy vậy, trong bối cảnh khó khăn chung, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cùng sự nỗ lực chung của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong những năm qua, đã đạt được những thành tựu khả quan.

2.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội giai đoạn2006-2008

2.2.1.Hoạt động huy động vốn

Trước yêu cầu phải tăng cường huy động vốn của NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, với các chính sách đã thỏa thuận lãi suất linh hoạt với diễn biến thị trường, lượng huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong 3 năm qua vẫn đạt kết quả khá tốt, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế năm 2008 gặp nhiều khó khăn.

Phát huy truyền thống , thế mạnh của Vietcombank và các hình thức huy động vốn hiệu quả , thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vốn vào thị trường theo chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam , tổng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội tiếp tục tăng cao

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

Theo báo cáo tổng kết hoạt động, công tác huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội năm 2005 đạt 8.260 tỷ đồng, tăng 28,8% so với năm 2004, trong khi tỷ lệ này tính chung cho toàn hệ thống Vietcombank đạt 15,8% Năm 2006, nguồn vốn huy động được của chi nhánh tăng 31% so với năm 2005, đạt 10.830 tỷ đồng, vượt 12% kế hoạch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giao cả năm 2006 Năm 2007, chi nhánh đã huy động được 7.088 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2006 Năm 2008, nguồn vốn huy động được là

7.553 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2007 (Chú thích: Do tỷ giá khác nhau

Trang 15

nên mặc dù nguồn vốn huy động được năm 2007 và 2008 giảm so với 2006nhưng tính theo tỷ giá hiện tại thì nguồn vốn huy động được trong 2 năm nàyvẫn cao hơn so với năm 2006).

Cụ thể:

* Phân loại theo tiền:

- Huy động VND: Năm 2006 đạt 5.584 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2005, chiếm 51,6% tổng vốn huy động; đạt 3.433 tỷ đồng năm 2007, chiếm 54,7% tổng nguồn vốn huy động;và đạt 3.919 tỷ đồng năm 2008, chiếm 54,6% tổng nguồn vốn huy động.

- Huy động ngoại tệ: đạt 5.246 tỷ quy đồng năm 2006, tăng 23% so với năm 2005, chiếm 48,4% tổng nguồn vốn huy động; Năm 2007, huy động ngoại tệ đạt 2.837 tỷ quy đồng, chiếm 45,3% tổng nguồn vốn huy động; Năm 2008, nguồn vốn huy động ngoại tệ đạt 3.256 tỷ quy đồng, chiếm 45,4% tổng nguồn vốn huy động.

Tính đến hết năm 2006, huy động USD và VND có tỷ trọng dao động từ 49%  51% trên tổng nguồn vốn trong những năm trước đó Thị phần huy động VND, USD và quy VND của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trên địa bàn Hà Nội năm 2007 tương ứng là 1,41%, 2,92%, 1,84% và năm 2008 tương ứng là 1,13%, 2,28%, 1,48%.

Nhìn chung, trong 3 năm qua huy động vốn giữa tiền đồng và ngoại tệ có sự chuyển dịch theo hướng huy động vốn ngoại tệ giảm dần (ngược lại so với những năm trước đây) Đây cũng là xu hướng chung của hầu hết các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây Nguyên nhân của sự chuyển dịch này trước hết là do việc cắt giảm lãi suất cơ bản USD của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tháng 9/2007 từ 5,25% xuống còn 4,75% và 4,25% vào tháng 12/2007 đã khiến lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại trong nước giảm theo Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm cho đồng USD liên tục mất giá trên thị trường Việt Nam khiến các nhà đầu tư Việt Nam e ngại nắm giữ ngoại tệ này Mặt khác, do xu hướng cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng, đặc biệt là sự xuất hiện nhiều ngân hàng thương mại cổ phần mới cũng là một nguyên nhân gây ra sự chuyển dịch đó.

* Phân loại theo đối tượng huy động

Trang 16

- Huy động từ dân cư : Năm 2006 đạt 7.257 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2005, chiếm 75% tổng nguồn vốn huy động; đạt 4.136 tỷ đồng năm 2007, chiếm 66% nguồn vốn huy động.

- Huy động từ các tổ chức kinh tế: Năm 2006 đạt 2.415 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2005, chiếm 25% tổng nguồn vốn huy động (những năm trước đó đạt tỷ trọng 19%23%); Năm 2007 đạt 2.134 tỷ đồng, chiếm 34% tổng nguồn vốn huy động.

Tính toàn năm 2008, nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 7.175 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2007.

Huy động vốn được thực hiện đa dạng dưới các hình thức:  Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ;

 Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân;  Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ;

 Các loại kỳ phiếu, trái phiếu;  Tiền gửi thanh toán.

2.2.2 Hoạt động tín dụng

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đạt được kết quả tốt Công tác tín dụng của chi nhánh trong giai đoạn 2006- 2008 tiếp tục được thực hiện với phương châm “ Hiệu quả và an toàn” trên cơ sở lộ trình cắt giảm dư nợ được chỉ đạo từ NHNN Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, tính đến 31/12/2006, dư nợ tín dụng của Chi nhánh ước đạt 4.274 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm 2005; Năm 2007, dư nợ tín dụng đạt 2.553 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2006, đạt 88% kế hoạch năm 2007, chiếm 1,49% thị phần trên địa bàn Hà Nội Năm 2008, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 2.524 tỷ đồng, bằng 98,9% so với năm 2007, vượt 3% so với kế hoạch 2.450 tỷ đồng mà Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã điều chỉnh ngày 05/11/2008.

Hoạt động tín dụng được thực hiện dưới các hình thức:

 Cho vay vốn lưu động: khách hàng có thể lực chọn theo từng lần hoặc vay theo hạn mức tín dụng.

 Cho vay dự án đầu tư để đổi mới công nghệ, đáp ứng nhu cầu tài sản cố định hoặc bất động sản của khách hàng.

Ngày đăng: 03/09/2012, 09:35

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w