giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngoại thương hà nội

28 343 0
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngoại thương hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG NỘI 1.1.Tóm tắt quá trình hình thành Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Nội 1.1.1. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, khi miền bắc nước ta bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, làm hậu thuẫn cho công cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì vấn đề thành lập một định chế tài chính chuyên về nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại đã được đặt ra một cách khẩn trương. Ngày 30/10/1962 theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/ CP thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở bộ máy của Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương chính thức đi vào hoạt động. Vào thời kỳ ban đầu, về đối ngoại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một ngân hàng thương mại Nhà nước có tư cách pháp nhân độc lập, có vốn riêng, có trụ sở độc lập với Ngân hàng Nhà nước,có Hội đồng quản trị, Ban điều hành và hoạt động theo điều lệ được công bố. Tuy nhiên, về đối nội, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn đảm nhiệm chức năng Cục ngoại hối - một đơn vị tham mưu cho Ngân hàng Nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và làm tham mưu cho Ngân hàng Nhà nước trong quan hệ với các ngân hàng Trung ương các nước, các tổ chức Tài chính Tiền tệ quốc tế…Tính chất hoạt động hai mang này kéo dài cho đến khi Ngân hàng nhà nước thành lập Vụ Kinh tế ngoại tệ (năm 1977). Sau khi có Vụ Kinh tế ngoại tệ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng chỉ còn đảm nhiệm chức năng của một ngân hàng thương mại duy nhất thực hiện các nghiệp vụ đối ngoại cho đến khi Nhà nước ban hành Pháp lệnh về ngân hàng năm 1990. Sau 41 năm xây dựng và trưởng thành Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại phát triển hiện đại nhất Việt Nam. 1 Dưới đây là những nét chính về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện nay: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (sau này viết tắt là NHNT) được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 286/QĐ – NH5 ngày 21/09/1996 thành lập theo mô hình Tổng công ty Nhà nước quy định tại Quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ. NHNT được thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục đích lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. NHNT có tên riêng là : Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Bank for Foreign Trade of Vietnam, viết tắt là Vietcombank, và có trụ sở chính tại 198 - Trần Quang Khải- Hoàn Kiếm – Nội. NHNT có Điều lệ về tổ chức và hoạt động, có bộ máy quản lý và điều hành, NHNT có con dấu riêng, tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng trong nước, nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. NHNT chịu sự quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật. Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường với nhiều chuyển biến mạnh mẽ, để có thể thích nghi với những biến đổi đó và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường NHNT đã không ngừng xây dựng và củng cố các hoạt động, đến nay đã có một mạng lưới gồm các chi nhánh cấp 1, cấp 2 tại các tỉnh, thành phố và khu vực kinh tế trọng điểm. Các công ty trực thuộc : Công ty Chứng khoán (VCBS) , Công ty Cho thuê tài chính (VCB Leasing) và Công ty Quản lý và khai thác tài sản (AMC) Văn phòng đại diện tại Paris, Singapore và Công ty tài chính Việt Nam tại Hongkong. Đến nay, NHNT đã có quan hệ đại lý với hơn 1300 ngân hàng và các chi nhánh tại 85 nước trên thế giới và vẫn được biết đến là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, có uy tín hàng đầu, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương và các hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 2 1.1.2. Ngân hàng Ngoại thương Nội. NHNT Nội là một chi nhánh cấp 1 của NHNT Việt Nam, được thành lập vào ngày 01/03/1985 theo quyết định số 177/NH – QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. NHNT Nội là một đại diện pháp nhân của NHNT Việt Nam, có con dấu riêng, trực tiếp giao dịch kinh doanh, hạch toán nội bộ, hoạt động kinh doanh tiền tệ và quản lý ngân hàng, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và những cam kết của mình. Giao dịch mọi hoạt động dưới sự quản lý của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và sự điều hành của giám đốc chi nhánh. NHNT Nội đã khẳng định được vị trí phù hợp trong tổ chức, tính hiệu quả hoạt động kinh doanh, đảm bảo chất lượng và năng lực điều hành của một chi nhánh tác nghiệp trực thuộc NHNT Việt Nam. Trong nhiều năm hoạt động cùng với sự trưởng thành và phát triển của NHNT Việt Nam, NHNT Nội đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên đã quyết tâm phấn đấu thực hiện có hiệu quả các chức năng và nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Đến nay, NHNT Nội đã phát triển mạnh mẽ, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, thường xuyên tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật để từng bước đổi mới công nghệ hiện đại hoá ngân hàng. Chính nhờ đường lối đúng đắn mà kết quả kinh doanh của chi nhánh luôn có lãi, đống góp cho lợi ích của Nhà nước ngày càng nhiều, đời sống các bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện nâng cao. Để có được kết quả như vậy là do chi nhánh đã củng cố và xây dựng được một hệ thống tổ chức tường đối hợp lý phù hợp với khả năng và trình độ quản lý, hoạt động kinh doanh của mình. Kể từ khi thành lập, NHNT Nội không ngừng phát triển, từng bước khẳng định là một chi nhánh ngân hàng vững mạnh. Từ chỗ chỉ có năm phòng khi mới thành lập, đến nay chi nhánh đã có 13 phòng, và 8 phòng giao dịch, 1 quầy giao dịch. 1.2.Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Nội. Trụ sở chính:344 Bà Triệu – Nội. 3 Các phòng giao dịch: PGD số 1: 2 Hàng Bài – Nội. PGD số 2: 14 Trần Bình Trọng – Nội. PGD số 3: 1 Hàng Đồng Nội. PGD số 4: 36 Hoàng Cầu – Nội. PGD số 5: Khu CC2 khu đô thị Bắc Linh Đàm – Nội. PGD số 6: 277 Nguyễn Trãi. PGD số 7: Tầng 1 toà nhà 434 Trần Khát Chân. PGD Bát Đàn: 48 Bát Đàn. PGD Yết Kiêu: 14 Yết Kiêu. Quầy giao dịch tại sân bay quốc tế Nội Bài: Tầng 1 Sân bay Quốc tế Nội Bài 4 1.3. Cơ cấu và sơ đồ tổ chức Ngân hàng Ngoại thương Nội. Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Vietcombank Nội G i á m đ ố c P h ó g i á m đ ố c 4 P h ó g i á m đ ố c 1 P h ó g i á m đ ố c 2 P h ó g i á m đ ố c 3 5 P h ò n g k h á c h h à n g P h ò n g q u ả n l ý r ủ i r o t í n d ụ n g P h ò n g d ị c h v ụ n g â n h à n g P h ò n g t h a n h t o á n t h ẻ P h ò n g n g â n q u ỹ P h ò n g t h a n h t o á n x u ấ t n h ậ p k h ẩ u P h ò n g k ế t o á n t à i c h í n h P h ò n g h à n h c h í n h n h â n s ự P h ò n g k i ể m t r a n ộ I b ộ P h ò n g t i n h ọ c P h ò n g t í n d ụ n g t h ể n h â n P h ò n g t ổ n g h ợ p P h ò n g q u ả n l ý n ợ Ban giám đốc: Bao gồm 1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc. Các phòng ban trực thuộc: Phòng Khách hàng: Phát triển kinh doanh, cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng, củng cố và mở rộng quan hệ đối với các khách hàng là doanh nghiệp trên địa bàn thuộc quyền quản lý hiện tại của chi nhánh. Phòng dịch vụ Ngân hàng: có chức năng nhiệm vụ: Huy động tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đồng Việt Nam và ngoại tệ. Dịch vụ chi trả tiền kiều hối & chuyển tiền đi nước ngòai Mua bán ngoại tệ Nhận gửi và thanh toán séc nhờ thu của cá nhân. Quản lý đại lý thu đổi ngoại tệ. Trực tiếp thu chi tiền mặt của khác hàng gửi , rút tiền tiết kiệm VNĐ, ngoại tệ, kỳ phiếu ngoại tệ, tài khoản ngoại tệ cá nhân. Phòng thanh toán thẻ: có chức năng nhiệm vụ phát hành và thanh toán các loại thẻ Vietcombank theo thể lệ quy định. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ Marketing khách hàng về thẻ. Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ, quản lý các máy rút tiền tự động ATM được giao. Phòng ngân quỹ: có chức năng nhiệm vụ thu chi kiểm đếm toàn bộ đồng Việt Nam, ngoại tệ của khách hàng có mở tài khoản hoạt động tại Chi nhánh. Giúp các đơn vị nhận biết ngoại tệ thật,giả. Tham gia ban quản lý quỹ ATM. Quản lý kho quỹ của Chi nhánh. Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu: có chức năng nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu, bao gồm: Mở L/C và thanh toán hàng xuất, nhập khẩu. Chuyển tiền đi nước ngoài. Nhờ thu hàng nhập khẩu. Thông báo L/C xuất khẩu. Kiểm tra chứng từ L/C hàng xuất. Thanh toán L/C hàng xuất. Nhận và xử lý nhờ thu hàng xuất. 6 Quản lý mẫu chữ ký của ngân hàng nước ngoài. Làm các báo cáo thanh toán hàng xuất và nhập. Bảo lãnh trong nước, ngoài nước. Giữ tài khoản ký quỹ mở L/C hàng nhập. Giữ tài khoản ngoại bảng L/C nhập khẩu, xuất khẩu. Giữ tài khoản ngoại bảng nhờ thu nhập khẩu, xuất khẩu. Giữ tài khoản trung gian cho vay thương mại. Giữ tài khoản cho vay chiết khấu. Giữ tài khoản ngoại bảng bảo lãnh trong nước và nước ngoài. Phòng kế toán tài chính: có chức năng xử lý nghiệp vụ chuyển tiền,quản lý tài khoản khách hàng là các tổ chức, các doanh nghiệp,quản lý chi tiêu nội bộ. Phòng Hành chính – Nhân sự: Có chức năng theo dõi công tác nhân sự và công tác hành chính quản trị của chi nhánh theo chỉ đạo của Ban Giám đốc. Phòng kiểm tra nội bộ: có trách nhiệm kiểm tra hoạt động tín dụng bảo lãnh, kiểm tra hoạt động hay động vốn, phát hành thẻ, các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác, hoạt động kế toán – ngân quỹ và hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Phòng tin học: có chức năng quản lý hệ thống mạng, thiết lập cài đặt các phần mềm hệ thống mạng, thiết lập hệ thống bảo mật. Viết các chương trình trợ giúp cho hoạt động nghiệp vụ, nhận truyền dữ liệu, back up dữ liệu, kiểm tra hệ thống truyền thông giữa các chi nhánh, phòng giao dịch… Phòng tín dụng thể nhân: thực hiện cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với đối tượng là khách hàng là thể nhân. Phòng tổng hợp: có chức năng kinh doanh vốn và ngoại tệ, Marketing, quan hệ công chúng… Các phòng giao dịch: có chức năng nhiệm vụ: Huy động tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đồng Việt Nam và ngoại tệ. Dịch vụ thu đổi ngoại tệ và trả tiền kiều hối. Dịch vụ phát hành thẻ, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, Vietcombank Card, thẻ ATM… 7 Nhận gửi và thanh toán sé nhờ thu của cá nhân. Quản lý các tài khoản tiền gửi cá nhân đồng Việt Nam và ngoại tệ. Cho vay thế chấp, cầm cố tài sản. 1.4. Các hoạt động chủ yếu của Ngân Hàng Ngoại thương Nội. Nhận tiền gửi: Mở tài khoản vãng lai, tài khoản có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu. Bốn loại dịch vụ trên đều được thực hiện cả bằng nội tệ và ngoại tệ mạnh như USD, bảng Anh, Mác Đức, Frăng Pháp…. Chuyển tiền: Chuyển tiền trong nước và quốc tế với nhiều loại hình: chuyển tiền nhanh Money Gram, chuyển tiền bằng điện, chuyển tiền bằng thư… Cấp tín dụng và tài trợ dự án đầu tư: cung cấp tất cả các loại tín dụng ngắn, trung và dài hạn, tham gia tài trợ hoặc đồng tài trợ cho các dự án xuất nhập khẩu… Bảo lãnh: thực hiện các ngiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh cho các khoản vay tài chính và vay thương mại, bảo lãnh hàng trả chậm, bảo lãnh tiền đặt cọc, đấu thầu quốc tế, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Thanh toán xuất nhập khẩu: NHNT đã xây dựng mạng lưới thanh toán khắp toàn cầu với các nghiệp vụ liên quan đến các phương thức thanh toán quốc tế như: thư tín dụng, uỷ thác thu, chuyển tiền… Chuyển đổi ngoại tệ: mua bán, chuyển đổi ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ Forward, Swap… Phát hành và thanh toán thẻ: NHNT thực hiện làm đại lý thanh toán các loại thẻ quốc tế như VISA, Master Card, JCB, và American express. Ngoài ra NHNT còn phát hành thẻ tín dụng quốc tế VCB Master Card, thẻ tín dụng thanh toán trong nước Vietcombank. Cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. NHNT đã trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ các nghiệp vụ như máy rút tiền ATM, thanh toán qua mạng Swift. Với sự đổi mới và phát triển không ngừng, hiện nay NHNT được biết đến như là một ngân hàng hiện đại nhất trong các ngân hàng thương mại quốc doanh và trong đó NHNT Nội là một chi nhánh dẫn đầu. 8 1.5. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Online – Banking, Credit Card, ATM, Internet Intranet Banking, E – Banking, IBPS, Trade Finance,Swift. Dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh bằng vốn trong và ngoài nước, bảo lãnh thanh toán và thư tín dự phòng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh chất lượng sản phẩm. Dịch vụ cho vay: NHNT Nội luôn duy trì được một lượng vốn lớn đáp ứng được nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là cho vay xuất nhập khẩu. Dịch vụ chuyển tiền: NHNT Nội nhận chuyển tiền cho khách hàng trong và ngoài nước nhờ mạng lưới rộng khắp nên việc chuyển tiền rất nhanh chóng thuận tiện. Dịch vụ thanh toán quốc tế: Đây là hoạt động mạnh nhất của NHNT Việt Nam nói chung và NHNT Nội nói riêng. Với mạng thanh toán quốc tế SWIFT, NHNT 5 năm liền được công nhận là ngân hàng có chất lượng thanh toán tốt nhất. Dịch vụ ngân hàng đại lý: năm 2002 Ngân hàng Ngoại thương triển khai hệ thống E – Bank, thanh toán điện tử giữa NHNT với các ngân hàng đại lý trong nước. Dịch vụ kỳ phiếu: Tuỳ theo nhu cầu vốn ngắn hạn trong từng thời kỳ, NHNT phát hành kỳ phiếu, đây là hình thức đầu tư an toàn với lãi suât cao, được đảm bảo bí mật. Dịch vụ chiết khấu chứng từ: tạo thuận lợi cho các khách hàng có nhu cầu vốn tạm thời khi những chứng từ chưa đến hạn thanh toán, hoặc các khách hàng xuất khẩu đang chờ ngân hàng nước ngoài thanh toán khi đã xuất trình chứng từ thanh toán qua NHNT thì ngân hàng có thể áp dụng dịch vụ này. 1.6. Các danh hiệuNgân hàng Ngoại thương Nội đã đạt được. Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng năm 2004. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cán bộ nhân viên chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nội đã có nhiều thành tích trong công tác 2000-2003. 9 Cờ thi đua xuất sắc năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cờ thi đua Ban chấp hành Công đoàn Ngân hàng Việt Nam năm 2004. Bằng khen của Chủ tịch Uỷ Ban nhân dân thành phố thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho đồng chí Giám đốc và Phó giám đốc đã có nhiều thành tích trong công tác năm 2001-2003. Và nhiều bằng khen, huy chương và các danh hiệu thi đua khác cho tập thể và cá nhân. 10 [...]... khách hàng thân thuộc uy tín của Ngân Hàng Ngoại thương Nội, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân 24 hàng, tham khảo những ý kiến đóng góp, phản hồi của khách hàng, các chuyên gia,nắm bắt các nhu cầu của khách hàng 3.2.7 Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Một trong những tồn tại của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thươngNội là quy mô vốn chủ sở hữu còn thấp Quy mô của ngân. .. thấp Quy mô của ngân hàng Ngoại thương Nội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của Ngân hàng với các ngân hàng khác và với các doanh nghiệp, người dân Bản thân Ngân hàng Ngoại thương Nội cần nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển các dịch vụ mới nhằm tăng lợi nhuận, tăng vốn chủ sở hữu.Trên cơ sở đó tăng dự phòng rủi ro, chủ động thu hút sự đầu tư của các tổ chức tài... các ngân hàng thương mại nước ngoài tham gia liên doanh để tăng vốn hoạt động và thực hiện chuyển giao công nghệ, tiến dần theo hướng hiện đại, có khả năng cạnh tranh toàn diện trên thị trường tiền tệ 3.2.8 Nâng cao chất lượng cán bộ Ngân hàng Chất lượng cán bộ ngân hàng là yếu tố hàng đầu đảm bảo hoạt động của ngân hàng phát triển bền vững Hiện nay trên địa bàn Nội có rất nhiều các ngân hàng thương. .. là trong những năm gần đây có rất nhiều các ngân hàng thương mại được thành lập Do đó sức cạnh tranh là rõ rệt hơn bao giờ hết, để nâng cao hiệu quả của cạnh tranh, Ngân hàng Ngoại thương Nội cần chú trọng tìm hiểu tâm lý khách hàng, từ đó có những sản phẩm phù hợp đáp ứng kịp thời nhu cầu thị 26 trường Muốn vậy Ngân hàng Ngoại thương Nội cần sớm thành lập một bộ phận chuyên trách nghiên cứu... khách hàng đến với Ngân hàng Ngoại thương Nội Tâm lý khách hàng bao giờ cũng muốn đến những ngân hàng có trụ sở to, bề thế, sạch sẽ trang thiết bị hiện đại, do vậy Ngân hàng Ngoại thương Nội phải đẩy nhanh quá trình xây trụ sở tại Nguyễn Du, không ngừng nâng cao cơ sở vật chất Ứng dụng hệ thống tính điểm tự động, đó là tập hợp các tiêu thức khác nhau của từng đối tượng khách hàng, như vậy sẽ tiết... các nguồn vốn ủy thác của nước ngoài Từng bước hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đảm bảo đi trước đón đầu nhu cầu của người khách hàng 3.2 Giải pháp nâng cao hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Nội 3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay Khi thẩm định cán bộ tín dụng cần chú ý đến 5 yếu tố quan trọng nhất là : Năng lưc, Uy tín, Vốn, Tài sản thế chấp và Điều kiện hoạt động Để đưa ra được các... HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1 Tnh hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Nội trong năm gần đây 2.1.1 Tình hình huy động vốn Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2007 đạt 7088 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2006 là 6754 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động đạt 6270 tỷ , tăng 12% so với cuối năm 2006 Đơn vị: tỷ VNĐ Năm 2007 Tổng vốn huy động 6270 VNĐ 3433 Ngoại. .. trường của bản thân ngân hàng trong việc tìm đầu ra cho chính sách sản phẩm của ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ : Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay Đây là chỉ tiêu phổ biến nhất được dùng để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hạn mức tỷ lệ nợ quá hạn cho các ngân hàng thương mại theo quy định của Ngân. .. người quản lý tốt sẽ có phản ứng kịp thời nhanh nhạy với những tình huống xảy ra bất ngờ và sẽ có những đối phó hợp lý để giải quyết những sự cố đó, đảm bảo cho dự án hoạt động trơn tru và hiệu quả Vì thế người quản lý điều hành cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của dự án 3.2.2 Thực hiện nghiêm túc các quy chế về hoạt động Ngân hàng Ngân hàng Ngoại thương Nội. .. thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Nội Để thực hiện mục tiêu sử dụng vốn hiệu quả, mà trong đó một tỷ trọng vốn lớn được dùng cho vay tín dụng thì công tác thẩm định dự án để đảm bảo sự an toàn nguồn vốn cho vay là công việc cực kỳ quan trọng trong hoạt động của ngân hàng Và dưới đây là quy trình thẩm định một dự án trước khi vay vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Nội Trước kia cho vay . CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 1.1.Tóm tắt quá trình hình thành Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 1.1.1. Ngân hàng Ngoại thương Việt. những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, có uy tín hàng đầu, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương và các hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 2 1.1.2. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. NHNT Hà Nội. lưới hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Trụ sở chính:344 Bà Triệu – Hà Nội. 3 Các phòng giao dịch: PGD số 1: 2 Hàng Bài – Hà Nội. PGD số 2: 14 Trần Bình Trọng – Hà Nội. PGD số 3: 1 Hàng

Ngày đăng: 18/04/2014, 10:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan