Chương I Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Mỹ của công ty Artexport Chuyên đề thực tập tốt nghiệp trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n khoa th¬ng m¹i vµ kinh tÕ quèc tÕ ¬ chuyªn[.]
Trang 1trờng đại học kinh tế quốc dânkhoa thơng mại và kinh tế quốc tế
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT 3
1.1.KHÁI QUÁT VỀ HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 3
1.1.1 Các quan niệm về hàng thủ công mỹ nghệ 3
1.1.2 Phân loại hàng thủ công mỹ nghệ 4
1.1.3 Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ 5
1.1.3.1 Đặc điểm chung 5
1.1.3.2 Đặc điểm riêng của từng loại mặt hàng thủ công mỹ nghệ chính 6
1.1.4 Các phương thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 9
1.1.4.1 Phương thức xuất khẩu trực tiếp 9
1.1.4.2 Phương thức xuất khẩu gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian) .10 1.2 QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT 10
1.2.1 Nghiên cứu thị trường 11
1.2.2 Nghiên cứu giá cả hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Mỹ 12
1.2.3 Thanh toán quốc tế 12
1.2.4 Đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng 13
1.2.4.1 Các hình thức đàm phán 13
1.2.4.2 Các bước đàm phán 14
1.2.4.3 Kí kết hợp đồng kinh tế 14
1.2.4.4 Thực hiện hợp đồng 14
1.3 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU SẢN PHẨM 16
Trang 31.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHÂN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT SANG
THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 18
1.4.1 Các nhân tố khách quan 18
1.4.1.1 Cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước đối với hàng thủ công mỹ nghệ 18
1.4.1.2 Môi trường quốc tế 19
1.4.1.3 Nhân tố văn hoá, xã hội, nhân khẩu 20
1.4.1.4 Đối thủ cạnh tranh 20
1.4.2 Các nhân tố chủ quan 22
1.4.2.1 Nhân tố con người- trình độ tay nghề của thợ thủ công 22
1.4.2.2 Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp 23
1.4.2.3 Trình độ công nghệ và khả năng tiếp thu công nghệ của doanh nghiệp 23
1.4.2.4 Trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 25
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 25
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 25
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 28
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 29
2.1.4 Các lĩnh vực hoạt động của công ty 31
2.1.4.1 Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Artexport 32
2.1.4.2 Hoạt động nhập khẩu của Artexport 34
2.1.4.3 Kinh doanh bất động sản 36
2.1.5 Đặc điểm các nguồn lực nội bộ của công ty 37
Trang 42.1.5.1 Nguồn hàng 37
2.1.5.2 Thị trường của cụng ty 38
2.1.5.3 Tỡnh hỡnh vốn của cụng ty 38
2.1.5.4 Ttỡnh hỡnh lao động của cụng ty 39
2.1.5.5 Văn hoỏ tổ chức trong cụng ty 40
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2006-2008 (Bảng 3) 40
2.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CễNG MỸ NGHỆ CỦA CễNG TY ARTEXPORT VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 45
2.2.1 Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ và khả năng xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ của Việt Nam sang Hoa Kỳ 45
2.2.1.1 Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ 45
2.2.1.2.Tỡnh hỡnh xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ của Việt Nam sang Hoa Kỳ 46
2.2.2 Thực trạng xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ của cụng ty Artexport 49
2.2.2.1 Cỏc hoạt động nghiệp vụ xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ 49
2.2.2.1.1 Cụng tỏc nghiờn cứu thị trường xuất khẩu 49
2.2.2.1.2 Cụng tỏc ký kết hợp đồng xuất khẩu 51
2.2.2.1.3 Cụng tỏc tạo nguồn hàng xuất khẩu 51
2.2.2.1.4 Cụng tỏc thực hiện hợp đồng xuất khẩu 53
2.2.2.1.5 Cụng tỏc kiểm tra việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu 54
2.2.2.2 Kim ngach xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ của cụng ty Artexport 54
2.2.2.2.1 Kết quả hoạt động xuất khẩu chung của cụng ty 54
2.2.2.2.2 Kết quả xuất khẩu của cụng ty vào thị trường Hoa Kỳ 56
2.2.2.2.3 Cỏc hỡnh thức xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ 63
Trang 52.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI CỦA CÔNG TY ARTEXPORT TRONG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ
65 2.3.1 Thành tựu 65
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 67
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT 69
3.1 NHU CẦU TIÊU THỤ HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 69
3.2 ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT TRONG THỜI GIAN TỚI 71
3.2.1 Mục tiêu phát triển ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đến năm 2010 71
3.2.2 Mục tiêu phát triển chung ngành hàng thủ công mỹ nghệ của công ty Artexport từ nay đến năm 2010 74
3.3 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 76
3.3.1 Tăng cường đầu tư, nghiên cứu thị trường 76
3.3.2 Nâng cao năng lực đội ngũ thiết kế mẫu mã sản phẩm 77
3.3.3 Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại 78
3.3.4 Xây dựng nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao 80
3.3.5 Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ 81
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 82
3.4.1 Hoàn thiện hành lang pháp lí, tạo điều kiện cho xuất khẩu 82
Trang 63.4.2 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ trong nước 823.4.3 Xây dựng chính sách xây dựng và phát triển làng nghề 833.4.4 Tăng mức ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹnghệ 84
KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 1 : Tỡnh hỡnh vốn của Artexport 38Bảng 2: Cơ cấu nguồn nhân lực 39Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006-
2008 41Bảng 4 : Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ của Việt Nam sang
thị trường Hoa Kỳ 48Bảng 5: Cơ cấu cỏc mặt hàng xuất khẩu 55Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ sang thị trường Hoa
Kỳ (2006-2008) 56Bảng 7: Tỷ trọng hàng sơn mài, gỗ mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Hoa
Kỳ giai đoạn 2006-2008 của cụng ty Artexport 57Bảng 8: Tỷ trọng hàng cúi, mõy, tre xuất khẩu sang Hoa Kỳ giai đoạn
2006-2008 của cụng ty Artexport 59Bảng 9: Tỷ trọng hàng gốm sứ xuất khẩu sang Hoa Kỳ giai đoạn 2006-
2008 của cụng ty Artexport 60Bảng10: Tỷ trọng hàng thờu ren, dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ giai đoạn
2006-2008 của cụng ty Artexport 61Bảng11: Tỷ trọng hàng thủ cụng mỹ nghệ khỏc xuất khẩu sang Hoa Kỳ
giai đoạn 2006-2008 của cụng ty Artexport 62Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu nhận uỷ thỏc hàng thủ cụng mỹ nghệ sang
thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2006-2008 của cụng ty Artexport 63Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp hàng thủ cụng mỹ nghệ sang Hoa
Kỳ giai đoạn 2006-2008 của cụng ty Artexport 65Bảng 14: Kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ giai
đoạn 2009-2010 72
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, Đảng vàNhà nước ta đã xác định xuất khẩu là bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấukinh tế, ổn định nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợicác mục tiêu kinh tế xã hội
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã mang lại những lợi ích to lớnkhông chỉ về mặt kinh tế mà còn về văn hoá, xã hội Thủ công mỹ nghệ làloại hàng hoá sử dụng chủ yếu các nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên, đến95% nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước Không những thế, sản xuất hàngthủ công mỹ nghệ còn tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần
ổn định kinh tế nông thôn và giảm tệ nạn xã hội, duy trì và bảo vệ được nềnvăn hoá dân tộc Nhà nước ta đã xác định xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, đem lạinguồn thu ngoại tệ lớn
Trong số các thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ quan trọngcủa Việt Nam, Hoa Kỳ đang là thị trường đầy tiềm năng Đây cũng là thịtrường nhập khẩu đồ thủ công mỹ nghệ và nội thất hàng đầu thế giới vớikhối lượng trên 13 tỷ USD mỗi năm Sau khi hiệp định thương mại Việt-
Mỹ có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Namsang Hoa Kỳ tăng liên tiếp qua các năm
Là một đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ, công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexportrất quan tâm và chú trọng tới việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu ra thịtrường thế giới, mà Hoa Kỳ cũng được coi là thị trường đầy tiềm năng vàtriển vọng xuất khẩu của công ty Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹnghệ của công ty Artexport đã đạt được những thành tựu nhất định nhưngcũng gặp những khó khăn và hạn chế nhất định, đòi hỏi cần có sự nghiêncứu để có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường tiềm năng này.Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ của công ty Artexport vào thị trường Hoa Kỳ, em đã chọn đề
tài: “Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị
Trang 9trường Hoa Kỳ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, kết cấu nội dung của chuyên đề gồm
ba chương:
Chương 1: Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thịtrường Mỹ của công ty Artexport
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty
cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport sang thị trường Hoa
Kỳ
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sangthị trường Hoa Kỳ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệArtexport
Để hoàn thành được luận văn này, em đã được sự hướng dẫn chỉ bảorất tận tình của cô giáo Th.S Dương Thị Ngân cùng các cô chú, anh chị tạiphòng xuất nhập khẩu 9, công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệArtexport Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Dương Thị Ngân và các
cô chú, anh chị tại phòng xuất nhập khẩu 9 đã giúp em hoàn thành chuyên
đề này
Trang 10CHƯƠNG I HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1.1.1 Các quan niệm về hàng thủ công mỹ nghệ
Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có nhiều ưu điểm và tính năng nổibật, ngày càng được ưa chuộng và được sử dụng phổ biến trên thế giới Hiệnnay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về hàng thủ công mỹ nghệ:
Các chuyên gia nghiên cứu về hàng thủ công mỹ nghệ quan niệm rằnghàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm của những làng nghề truyền thống, mangtính đơn chiếc và có tính mỹ thuật cao Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đượccoi là một tác phẩm nghệ thuật, quá trình sản xuất tuân theo công nghệ truyềnthống và mẫu mã, chất lượng thường dễ thay đổi với thị trường
Các nghệ nhân làm trong nghệ thì thường cho rằng hàng thủ công mỹnghệ nằm trong nhóm ngành được hình thành lâu đời ở một địa phương vớiquy trình sản xuất là doanh nghiệp những nghệ nhân hoặc công nhân lànhnghề đảm nhận và có trách nhiệm với quá trình sản xuất sản phẩm của mình.Các sản phẩm thường có tính địa phương , nghĩa là mang bản sắc văn hoá củatừng địa phương, từng dân tộc một cách sâu sắc
Từ điển Tiếng Việt cho rằng hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng baogồm các đồ trang sức trang trí làm bằng tay, sử dụng công cụ đơn giản để sảnxuất ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể rút ra một quan niệm chungnhư sau: Hàng thủ công mỹ nghệ là những hàng hoá được sản xuất bằngphương pháp thủ công, gắn liền với phong tục tập quán và mang đậm các nétvăn hoá của nơi tạo ra hàng hoá đó Ở nước ta từ trước tới nay vẫn tồn tạinhiều làng nghề truyền thống và đã có tên tuổi trong lịch sử phát triển của đấtnước, như: Gốm Phù Lãng, Tơ lụa Hà Đông, Gỗ Đông Kỵ, Gốm Bát Tràng,
… Ở những nơi đó hội tụ các nghệ nhân lành nghề và chính họ đã tạo ra
Trang 11những sản phẩm có thể nói là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mang đậmnét văn hoá truyền thống của dân tộc.
Như vậy hàng thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm mang tính truyềnthống và độc đáo của từng vùng, vừa là hàng hoá lại là những sản phẩm nghệthuật, mỹ thuật, thậm chí lại có thể trở thành di sản văn hóa của dân tộc, mangbản sắc văn hoá của từng vùng lãnh thổ hay từng quốc gia, nơi sản xuất ra sảnphẩm đó Hàng thủ công mỹ nghệ không những là tác phẩm phục vụ cho đờisống tinh thần hay nhu cầu thưởng thức của xã hội mà còn là những sản phẩmvật chất đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta Chính vìvậy mà ngày nay, hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ có nhu cầu cao ở trongnước mà các thị trường nước ngoài cũng rất chú ý tới những sản phẩm này vàliên tục phát triển theo xu hướng hội nhập, giao lưu văn hoá giữa các nướctrên thế giới
1.1.2 Phân loại hàng thủ công mỹ nghệ
Có nhiều cách để phân loại hàng thủ công mỹ nghệ, tuy nhiên trong cuộcsống hàng ngày, các thợ thủ công hay các nghệ nhân thường dựa vào cáchphân nhóm hàng thủ công mỹ nghệ để phân biệt hàng thủ công mỹ nghệ.Phân loại theo từng mặt hàng thủ công mỹ nghệ gồm:
Trang 121.1.3 Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ
1.1.3.1 Đặc điểm chung
- Tính đa dạng: Thủ công mỹ nghệ là hàng hoá được sản xuất ra từ
những nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có ở thiên nhiên Đó là các loại nguyên liệu
có nguồn gốc từ thực vật như: vỏ cây, thân gỗ, thân sợi, các loại lá, củ,… haycác loại nguyên liệu xuất phát từ các loại động vật như: da, ngà, sừng,…Ngoài ra, còn có các nguyên liệu lấy từ đất, đá, hay các kim loại, các phế liệucủa các ngành sản xuất khác… Sự phong phú của nguyên liệu cũng thể hiệnđược tính đa dạng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ và tạo nên những sảnphẩm độc đáo Tính đa dạng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn thể hiện ởkhía cạnh văn hoá, mỗi sản phẩm mang những nét riêng về phong tục tậpquán của từng địa phương nơi làm ra những sản phẩm đó, làm tăng giá trị chosản phẩm và tạo cho khách hàng sự thích thú thấy sản phẩm Tuy nhiên, mỗisản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đều mang đậm bản sắc vănhoá Việt Nam, trong đó chứa đựng những giá trị văn hoá tinh thần, quan niệmnhân văn, tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc
- Tính đơn chiếc: Hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất phân tán ở khắp
mọi nơi trong các làng nghề hay địa phương, có quy mô và số lượng sản xuấtnhỏ Hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu được tạo ra từ bàn tay khéo léo và tàihoa của các nghệ nhân, những người thợ thủ công, những lao động trẻ ở nôngthôn,… Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì cho dù khoa học
kỹ thuật có phát triển và cho ra đời rất nhiều các sản phẩm máy móc hỗ trợcho việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhưng cũng không thể thay thếđược con người trong các sản phẩm mang “tâm hồn” của nền văn hoá đặc sắc
Đó là vốn quý để làm ra những sản phẩm có giá trị cao và mang tính đơnchiếc Tính đơn chiếc khiến cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác biệt vàmang sắc thái riêng của mỗi làng nghề Cùng là gốm sứ, nhưng người ta cóthể phân biệt dễ dàng các loại gốm sứ giữa các làng nghề với nhau, như: gốm
sứ Bát Tràng, gốm sứ Thổ Hà, gốm sứ Phù Lãng,… hay các sản phẩm thủcông mỹ nghệ giữa các quốc gia khác nhau cũng khác nhau, mỗi sản phẩm ởmỗi quốc gia mang đậm tính văn hoá của quốc gia đó
Trang 13- Tính văn hoá: Thủ công mỹ nghệ là sản phẩm có từ lâu đời, tồn tại và
phát triển trong các làng nghề truyền thống, được làm từ các nghệ nhân haycác thợ thủ công Các làng nghề khác nhau với các phong tục tập quán xã hộikhác nhau nên đã hình thành nhiều ý tưởng, nhiều kiểu dáng, mẫu mã, chủngloại sản phẩm khác nhau và đã cho ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệkhác nhau Khách hàng khi tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ sẽ luôn tạo rađược một sự kết hợp hài hoà giữa chức năng tiêu dùng và giá trị nghệ thuậtcủa hàng thủ công mỹ nghệ
- Tính mỹ thuật: Một đặc trưng rất dễ nhận thấy từ hàng thủ công mỹ
nghệ là tính mỹ thuật Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật vừa có giá trị
sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, đậm đà bản sắc dân tộc và có thể nóimỗi sản phẩm đều mang linh hồn đất Việt Khác với những sản phẩm côngnghiệp được sản xuất bằng các loại máy móc hiện đại thì hàng thủ công mỹnghệ có giá trị cao vì là sản phẩm mang tính thủ công, chủ yếu dựa vào đôitay khéo léo trong tạo dáng, sự tinh xảo và điêu luyện của người thợ kết tinhtrong từng sản phẩm Chính vì đặc tính thủ công này đã tạo nên sự khác biệt
và cho dù không sánh kịp tính ứng dụng của những sản phẩm công nghiệpnhưng sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn chiếm được sự yêu thích của ngươitiêu dùng Những sản phẩm như trống đồng Ngọc Lũ, phật nghìn mắt nghìntay, sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay những bộ gốm sứ cao cấp… là nhữngminh chứng cho đời sống sinh hoạt, cảnh quan thiên nhiên và phong tục tậpquán của dân tộc ta trong từng thời kì lịch sử
- Tính chất thủ công: Công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm thủ công
mỹ nghệ này chính là sự kết giao giữa các phương pháp thủ công tinh xảo và
sự sáng tạo nghệ thuật, tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm thủ công mỹ nghệ
và các sản phẩm công nghiệp hiện đại được tạo ra hàng loạt nhờ những máymóc hiện đại ngày nay Tuy nhiên đây cũng là đặc điểm làm cho hàng thủcông mỹ nghệ ngày càng được sự ưa chuộng hơn của người tiêu dùng
1.1.3.2 Đặc điểm riêng của từng loại mặt hàng thủ công mỹ nghệ chính
Hàng gốm sứ:
Gốm sứ là hàng hoá phổ biến trong đời sống hàng ngày của mọi tầng lớp
Trang 14dân cư Việt Nam Nghề gốm sứ Việt Nam đã có từ rất lâu đời và được sảnxuất ở khắp mọi miền trên cả nước Điển hình như gốm sứ Bát Tràng ở HàNội, gốm Đông Triều ở Quảng Ninh, gốm Phù Lãng ở Bắc Ninh, gốm Thổ
Hà ở Bắc Giang, gốm Sài Gòn, gốm Bình Dương,…là những làng nghề vềgốm sứ nổi tiếng từ trước đến nay Nghề gốm Việt Nam ngày càng phát triểnphong phú và đa dạng hơn về kích cỡ, chủng loại, mẫu mã; bao gồm nhữngsản phẩm dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, sản phẩm dùng trongxây dựng, hay những sản phẩm dùng làm đồ, tranh tượng hay đồ lưu niệm…Những sản phẩm đó được trang trí bởi rất nhiều màu men, và được kết hợpvới các hoạ tiết gắn liền với những nét quen thuộc trong cuộc sống hàng ngàycủa người dân Việt
Hàng gỗ thủ công mỹ nghệ
Đây là hàng hoá xuất hiện từ lâu đời và đã đạt đến trình độ chất lượngkhá cao, là đồ dùng thông dụng ở khắp mọi nơi Người Việt Nam thườngdùng đồ gỗ để làm giường tủ, bàn ghế, hay tranh gỗ, ngai tượng, bàn thờ, ốnghương,…Chạm khắc gỗ nổi tiếng ở nước ta có làng nghề Phù Khê, HươngMạc, Đồng Kị, Đồng Quan (Bắc Ninh), Bích Chu (Vĩnh Phú), Vân Hà (HàNội), Lý Nhân (Hà Nam), La Xuyên (Nam Định), Mỹ Xuyên (Huế),…
Hàng mây tre đan, hàng cói
Đây là những sản phẩm độc đáo được làm từ các nguyên liệu lấy từ câytre, cây mây, cây song,… Ngay từ xa xưa, các nghệ nhân đã tạo ra rất nhiềusản phẩm từ những nguyên liệu này như: giường, bàn ghế, lẵng hoa, đồ lưuniệm,… Hàng mây tre đan được phát triển trong cả nước với những làng nghềnổi tiếng như: làng Phú Vinh- Hà Nội, Ngọc Động- Hà Nam, Thượng Hiền-Thái Bình, Vĩnh Ba- Phú Yên, Yên Sở- Hà Nội, Nho Quan- Ninh Bình,… Hàng cói cũng rất nổi tiếng với các làng nghề như: Tân Lễ- Thái Bình,Kim Sơn- Ninh Bình, Nga Sơn- Thanh Hoá,…
Hàng dệt
Từ thời vua Hùng Vương đã xuất hiện kỹ thuật dệt vải bông gai tơ tằm,đến nay ở Việt Nam đã có rất nhiều làng nghề nổi tiếng như: Tương Giang-Bắc Ninh, Vạn Phúc- Hà Tây, Ninh Giang- Ninh Bình,… Hàng dệt rất phong
Trang 15phú và thường được làm từ những đôi bàn tay khéo léo của những người phụ
nữ Việt Nam Chúng thường được dùng để chăm sóc cho sắc đẹp và mangđậm bản sắc dân tộc, bản sắc của người phụ nữ Phương Đông Cho đến nay,tuy bị cạnh tranh bởi rất nhiều những mặt hàng được làm ra từ máy móc vàcông nghệ hiện đại nhưng hàng dệt Việt Nam truyền thống vẫn được ưachuộng, đặc biệt là khi kết hợp cùng các hoạ tiết thủ công mỹ nghệ với chấtliệu bản địa (tơ lụa)
Hiện nay thêu ren cũng là mặt hàng được đánh giá cao Mặt hàng nàycũng có từ lâu đời và rất da dạng về mẫu mã, kiểu dáng như: rồng, phượng,hoa sen, phong cảnh chân dung,…
Hàng sơn mài
Hàng sơn mài Việt Nam nổi tiếng bền đẹp vì có nhựa cây sơn Phú Thọtốt hơn hẳn nhựa sơn trồng ở nơi khác, là nguồn nguyên liệu đặc biệt quý giá.Ban đầu sơn mài chỉ có bốn màu là: đen, đỏ, vàng, nâu, nhưng cho đến nay,bảng màu của sơn mài ngày càng phong phú, lộng lẫy và sâu thẳm với nhữngsản phẩm như: tranh treo tường, lọ đựng hoa, bình phong,…
Hàng đồng, đá, chạm khắc
Một số sản phẩm thuộc nhóm hàng này như: hộp, khay, bàn cờ, mặt bàn,tranh treo tường, hay những sản phẩm được làm từ khối đá cẩm thạch, quatrạm khắc đã trở thành những vòng đeo tay, gạt tàn thuốc lá, tượng phật,…Hàng đồng, đá, chạm khắc là những hàng hoá được làm theo một quy trình rấtphức tạp và tỉ mỉ Việt Nam có làng nghề Quan Khải, Hoá Khê rất nổi tiếngvới nghề chạm khắc đá truyền thống
Kim khí mỹ nghệ
Từ xa xưa, con người đã biết dùng kim loại để làm đồ trang sức và đếnnay, ở Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới đều sản xuất và tiêudùng các sản phẩm trang sức từ kim loại, đặc biệt là từ vàng và bạc Các sảnphẩm được tạo ra rất đa dạng gồm: Nhẫn, vòng tay, dây chuyền, hoa tai,…Riêng ở Việt Nam các hàng hoá được làm từ vàng bắt nguồn từ làng ĐịnhCông (Hà Nội), nghề bạc bắt nguồn từ làng Đồng Xuân (Thái Bình) Hiệnnay, đây là ngành hàng rất phát triển và có tiềm năng rất lớn, qua đó có thể
Trang 16đánh giá được tiềm lực của nước xuất khẩu mặt hàng này.
Ngoài một số sản phẩm trên thì ở Việt Nam còn phát triển ngành giấythủ công, các mặt hàng thổ cẩm,… Đó cũng là những ngành hàng có từ lâuđời và phát triển tới tận bây giờ
1.1.4 Các phương thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng đềuđược xem xét dưới hai hình thức: Xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp
1.1.4.1 Phương thức xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mua bán mà một doanh nghiệp bán trựctiếp sản phẩm của mình cho khách hàng ở một thị trường nước ngoài tức làdoanh nghiệp đó trực tiếp tiến hành các giao dịch với khách hàng nước ngoàikhông qua bất kì tổ chức trung gian nào khác
Điều kiện để áp dụng hình thức này là khi các nhà sản xuất đủ mạnh đểtiến hành các giao dịch với khách hàng ở nước ngoài thông qua các tổ chứcbán hàng của mình và có khả năng kiểm soát được toàn bộ quá trình xuấtkhẩu
Để xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo phương thức này, công ty cầnlàm tốt các công tác nghiên cứu thị trường, tiếp cận thị trường, lựa chọn thịtrường, tìm kênh tiêu thụ, lựa chọn bạn hàng để giao dịch cho hàng thủ công
mỹ nghệ Sau đó tổ chức giao dịch đàm phán hoặc thông qua gửi các thư giaodịch thương mại hỏi hàng, báo giá, hoàn giá, đặt hàng,…hoặc các bên muabán trực tiếp gặp nhau đàm phán giao dịch Sau khi hợp đồng được kí kết, haibên tổ chức thực hiện hợp đồng đã kí kết
Ưu điểm của việc xuất khẩu này là doanh nghiệp có thể chủ động nắmbắt được nhu cầu của thi trường về số lượng, chất lượng, giá cả để thoả mãntối đa nhu cầu cảu thi trường và kích thích được nhu cầu Một ưu điểm nữa làlợi nhuận thu được của doanh nghiệp từ phương thức xuất khẩu này cao hơn
so với phương thức khác vì doanh nghiệp không bị chia sẻ lợi nhuân chotrung gian Là người bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp cũng tự khẳng địnhmình trên thị trường quốc tế về sản phẩm, chủng loại hàng hoá,… từ đó có thểtăng uy tín cho mình, khẳng định thương hiệu của sản phẩm
Trang 17Tuy nhiên, phương thức xuất khẩu trực tiếp cũng có những hạn chế nhấtđịnh Đây là một hình thức xuất khẩu có độ rủi ro lớn, dẫn đến hàng hoá cóthể không tiêu thụ được do các nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng.Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một nguồn vốn lớn để thu muasản phẩm để sản xuất, đòi hỏi doanh nghiệp cần am hiểu sâu sắc về thị trườngquốc tế Doanh nghiệp có thể bị ứ đọng vốn, hàng hoá của doanh nghiệp cóthể bị lưu kho hàng ngày, giảm sút về chất lượng, đặc biệt đối với hàng thủcông mỹ nghệ được làm chủ yếu từ các nguyên liệu thiên nhiên, như: mây,cói, tre,… thì phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết.
1.1.4.2 Phương thức xuất khẩu gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian)
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm thủ công
mỹ nghệ của mình cho một người, một tổ chức trung gian nào đó, và ngườitrung gian này sẽ bán sản phẩm cho những khách hàng ở thị trường nướcngoài Phương thức này thường được các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanhnghiệp mới tham gia vào thị trường quốc tế áp dụng
Ưu điểm của phương thức này là các doanh nghiệp xuất khẩu không phảiđầu tư nhiều vốn, không phải triển khai nhiều lực lượng bán hàng và các hoạtđộng xúc tiến thương mại so với phương thức xuất khẩu trực tiếp Rủi ro đượchạn chế vì trách nhiệm bán hàng thuộc về các tổ chức trung gian
Tuy nhiên nhược điểm của phương thức này là lợi nhuận phải chia sẻcho các tổ chức trung gian do doanh nghiệp không liên hệ trực tiếp được vớicác thị trường nước ngoài, việc nắm bắt thông tin về thị trường bị hạn chế,dẫn đến việc chậm thích ứng với các biến động của thị trường
1.2 QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT
Xuất khẩu hàng hoá là việc bán sản phẩm trong nước ra nước ngoàinhằm thu ngoại tệ tăng tích luỹ cho phát triển sản xuất kinh doanh Hoạt độngxuất khẩu là hoạt động giao dịch giữa những người có quốc tịch khác nhau,thị trường rộng lớn, đồng tiền thanh toán thường là những đồng ngoại tệmạnh, hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác
Trang 18nhau và phải tuân thủ theo các thông lệ quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ từ khâuđiều tra nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm xuất khẩu, tiến hành giaodịch đàm phán, kí kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng,… Những nghiệp
vụ này phải được nghiên cứu một cách đầy đủ và kỹ lưỡng, nắm bắt những lợithế nhằm mang lại hiệu quả cao cho hoạt động xuất khẩu
1.2.1 Nghiên cứu thị trường
Công tác nghiên cứu thị trường đóng vai trò rất quan trọng đối với cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu như công ty cổ phần xuấtnhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport Nhiệm vụ của công tác này là phảixác định được mặt hàng nào có thể xuất khẩu vào thị trường nào, thị hiếu vànhu cầu tiêu dùng, các đối thủ cạnh tranh,…
Mục đích của công tác nghiên cứu thị trường Mỹ của công ty Artexport
là tìm hiểu sở thích, thị hiếu tiêu dùng của người dân Mỹ đối với hàng thủcông mỹ nghệ, tìm kiếm khách hàng mới và mở rộng khu vực xuất khẩu.Hiện nay công ty thực hiện nghiên cứu thị trường qua hai hình thức lànghiên cứu tại chỗ và nghiên cứu tại chính thị trường Mỹ
- Nghiên cứu thị trường tại chỗ: Hoạt động nghiên cứu chủ yếu của
công ty hiện nay do cán bộ Ban xúc tiến thương mại của công ty thực hiệnqua sách báo, tạp chí, các trang web của khách hàng và của văn phòng thươngmại Việt Nam tại Mỹ, qua những nguồn thông tin của phòng thương mại vàcông nghiệp Việt Nam Hình thức nghiên cứu này ít tốn kém về chi phí nhưngmất nhiều thời gian, không thu thập được nhiều thông tin liên quan
- Nghiên cứu tại thị trường: Hình thức giúp công ty có thông tin đầy đủ
và chính xác nhất về sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà công ty xuất khẩu sangthị trường Mỹ Hàng năm công ty tham gia từ một đến hai hội chợ chuyênngành thủ công mỹ nghệ được tổ chức tại các bang của Mỹ Chi phí một lầntham gia hội chợ trung bình khoảng 13-15 nghìn USD gồm tiền thuê gianhàng, thiết kế trưng bày, vận chuyển hàng mẫu, tiền ăn ở đi lại cho cán bộnhân viên công ty,… Nhưng ban lãnh đạo công ty thường không có kế hoạchchủ động đặt chỗ từ trước hoặc có quyết định tham gia muộn dẫn đến gian
Trang 19hàng của công ty tại hầu hết các hội chợ mà thường không nằm ở vị trí trungtâm, ít thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp đến tham quan hội chợ Việc cửcán bộ sang khảo sát, nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin phản hồi từphía khách hàng không được thực hiện thường xuyên, chỉ diễn ra khi công tysắp đưa ra sản phẩm mới Hình thức nghiên cứu thị trường này có chi phí lớnnhưng công ty lại cập nhật được nhanh nhất những thay đổi trong xu thế vàmẫu mã, thời trang, kiểu dáng và mầu sắc của sản phẩm, và có thể tham quanhọc tập những sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác tham gia hội chợ.
1.2.2 Nghiên cứu giá cả hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Mỹ
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, luôn gắn với thịtrường, luôn biến động và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố Trong quan hệngoại thương, giá cả hàng hoá càng phức tạp do việc buôn bán diễn ra ở cáckhu vực khác nhau và trong một thời gian dài Biện pháp quan trọng để đảmbảo cho hoạt động xuất khẩu tránh được rủi ro chính là việc xác định và tínhtoán giá xuất khẩu hợp lý
Thông thường các doanh nghiệp thực hiện định giá theo phương phápđịnh giá chi phí (định giá cộng thêm) nghĩa là ngoài chi phí làm ra sản phẩm
sẽ cộng thêm một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận biên để được giá bán Hiện nay,công ty Artexport cũng định giá cho các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệxuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ theo phương pháp định giá chi phí Ngoàichi phí sản xuất sản phẩm cộng thêm từ 10-20% lợi nhuận tuỳ từng loại sảnphẩm Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của công ty Artexport sang thịtrường Hoa Kỳ chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm cùng loại củaTrung Quốc, Indonesia,… nên việc tính toán và đưa ra mức giá hợp lý là rấtkhó khăn
1.2.3 Thanh toán quốc tế
Thanh toán là khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhậpkhẩu, đảm bảo cho nhà xuất khẩu thu được tiền còn nhà nhập khẩu nhận đượchàng hoá Thông thường các điều khoản về thanh toán được thỏa thuận vàquy định rất rõ ràng trong hợp đồng ngoại thương gồm các nội dung như:ngoại tệ được dùng để tính toán, đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán,
Trang 20phương thức thanh toán, hình thức thanh toán.
Quan hệ ngoại thương giữa công ty Artexport và các bạn hàng Mỹ trongkhâu thanh toán thường rất thuận lợi và ít rủi ro Đô la Mỹ (USD) là đồng tiềnđược dùng để tính toán và thanh toán trong hợp đồng ngoại thương của công
ty Hiện nay, công ty Artexport áp dụng các hình thức thanh toán sau :
- Thanh toán tại chỗ
- Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
- Thanh toán nhờ thu kèm chứng từ (D/P)
- Điện chuyển tiền (T/T
- Thanh toán đổi hàng
1.2.4 Đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng
1.2.4.1 Các hình thức đàm phán
Đàm phán là bước quan trọng để thiết lập quan hệ ngoại thương giữa cácđối tác khác nhau Đàm phán là một quá trình trong đó hai hay nhiều bênthương lượng, thảo luận về các mối quan tâm chung và những quan điểm cònbất đồng để đi đến một thoả thuận mà các bên cùng có lợi Hiện nay, công tyArtexport thực hiện chủ yếu hai hình thức đàm phán sau:
- Đàm phán bằng gặp mặt trực tiếp: Hình thức này được thực hiện bằng
cách công ty tham gia các hội chợ trưng bày và giới thiệu sản phẩm hàng nămtại Mỹ do thương vụ Việt Nam tại Mỹ tổ chức hoặc qua những trang web củacác nhà tổ chức hội chợ tại Mỹ Nhờ đó công ty có được cơ hội tiếp xúc trựctiếp với khách hàng, cập nhật những thay đổi, thị hiếu tiêu dùng sản phẩm vàgiới thiệu các mẫu mã, sản phẩm mới để khách hàng lựa chọn Tuy hình thứcnày tốn nhiều chi phí nhưng bù lại công ty có thể nắm bắt được các yêu cầucủa khách hàng một cách nhanh nhất và dễ dàng đi đến thống nhất Tuynhiên, do ngân sách còn hạn hẹp nên công ty chưa chủ động trong việc thamgia hội chợ hay cử cán bộ sang Mỹ chào hàng, đàm phán và tiếp xúc trực tiếpvới khách hàng
- Đàm phán bằng thư hoặc bằng điện tín Hình thức này ít tốn kém về
chi phí nhưng lại mất nhiều thời gian để đi đến thống nhất về mẫu mã, kiểu
Trang 21dáng, nguyên liệu và các điều khoản khác của hợp đồng Đây là hình thứcđàm phán chủ yếu hiện nay của công ty nên số khách hàng của công ty hiệnnay còn ít về số lượng và việc phát triển khách hàng mới cũng hạn chế.
1.2.4.2 Các bước đàm phán
- Chào hàng- báo giá: bước đầu tiên thể hiện rõ ý định bán hàng, giới
thiệu mẫu mã và giá của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty đến vớicác bạn hàng và cũng là lời đề nghị kí kết hợp đồng
- Hoàn giá: bước thoả thuận về giá cả của các sản phẩm mà công ty đã
chào hàng Khi bạn hàng không chấp nhận chào hàng họ có thể đưa ra một đềnghị mới và chào giá trước coi như huỷ bỏ Để đi đến thống nhất kí kết hợpđồng xuất nhập khẩu, Công ty Artexport và các đối tác cũng phải trải quanhiều lần hoàn giá
- Chấp nhận: sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện mà hai bên đã
thảo luận về mẫu mã, chất lượng, số lượng, giá cả, thanh toán,…
- Xác nhận: bắt buộc ghi lại thành văn bản những điều khoản mà hai bên
đã thảo luận và thống nhất Thông thường văn bản xác nhận được lập thànhhai bản, các bên kí xác nhận và mỗi bên giữ một bản
1.2.4.3 Kí kết hợp đồng kinh tế
Sau khi đàm phán có kết quả thì các bên tiến hành kí kết hợp đồng kinh
tế Nội dung của hợp đồng thể hiện đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ của các bêntham gia Hợp đồng kinh tế thể hiện dưới hình thức văn bản, là hình thức bắtbuộc đối với hoạt động xuất nhập khẩu của công ty Artexport với các đối tácnước ngoài bao gồm cả các bạn hàng Mỹ Hợp đồng kinh tế giữa công tyArtexport và bạn hàng Mỹ được thực hiện bằng tiếng Anh Nội dung thôngthường của một hợp đồng ngoại thương bao gồm: các điều khoản về tên hàng,
số lượng, qui cách, phẩm chất, bao bì, đóng gói, kí mã hiệu; địa điểm và thờigian giao hàng; giá cả; điều khoản về thanh toán…
1.2.4.4 Thực hiện hợp đồng.
Sau khi hợp đồng được kí kết, công ty Artexport sẽ tiến hành tổ chứcthực hiện hợp đồng Công việc này rất phức tạp, đòi hỏi công ty phải tuân thủluật quốc gia và quốc tế, đồng thời cũng phải đảm bảo quyền lợi quốc gia và
Trang 22uy tín kinh doanh của công ty Thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ sang Mỹ, công ty Artexport cần tiến hành các công việc sau:
- Hối thúc người mua thanh toán: Đây là khâu hết sức quan trọng trong
quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu Có ba phương thức thanh toán màcông ty thường áp dụng trong quan hệ ngoại thương với các bạn hàng Mỹ làthanh toán bằng L/C, thanh toán nhờ thu và thanh toán bằng điện chuyển tiền
- Chuẩn bị hàng xuất khẩu: Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu gồm ba
khâu chủ yếu là:
* Tập trung hàng xuất khẩu thành từng lô hàng: Công việc này được
thực hiện dựa trên cơ sở số lượng của hợp đồng kinh tế đã kí kết Ngoàixưởng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty thì hiện nay công tyArtexport còn liên kết sản xuất với một số cơ sở thuộc các làng nghề thủ công
mỹ nghệ truyền thống như xã Quất Động - Thường Tín - Hà Nội, xã Ninh Hải– Ninh Bình… để đảm bảo đủ số lượng xuất khẩu.Những người thợ sản xuấtchủ yếu thực hiện sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại gia đình vào nhữngthời gian rỗi nên để đảm bảo đủ số lượng hàng giao đúng thời gian qui địnhthì công ty phải lên kế hoạch rất chi tiết và tổ chức giám sát sản xuất rất chặtchẽ
* Đóng gói, bao bì: Để đảm bảo chất lượng đối với mỗi sản phẩm thủ công
mỹ nghệ sau khi hoàn thành đều phải được đóng gói cẩn thận, thường trongmột túi PE vì các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty xuất khẩu sang Mỹchủ yếu là hàng tiêu dùng và hàng lưu niệm Các nhà nhập khẩu Mỹ thườngyêu cầu đóng gói mỗi sản phẩm vào một túi PE sau đó đóng các sản phẩmtrong thùng catton 5 lớp, mặt phía trong và ngoài đều được gián giấy grap,cuối cùng là nẹp đai nhựa, thùng catton
* Ký mã hiệu hàng xuất khẩu: Trên mỗi thùng hàng xuất khẩu phải ghi rõ
tên và địa chỉ của người gửi, người nhận, trọng lượng từng thùng, số lượngtừng loại Thông thường mỗi lô hàng thủ công mỹ nghệ xuất sang Mỹ đềuphải kèm theo một bộ chứng từ Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từcác nguyên liệu thiên nhiên, rất dễ ẩm mốc nên trên mỗi thùng hàng phải có
ký hiệu tránh mưa, phía trên, phía dưới, chỗ mở… các ký hiệu trên mỗi thùng
Trang 23đảm bảo không phai màu, không ảnh hưởng tới chất lượng hàng hoá.
- Kiểm tra hàng xuất khẩu: Trước khi giao hàng công ty có nghĩa vụ
kiểm tra hàng xuất khẩu về số lượng, chất lượng, phẩm chất, quy cách,…
- Làm thủ tục hải quan: Đây là qui định bắt buộc đối với hàng xuất khẩu.
Thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ phải qua haibước là khai báo hải quan và đưa hàng xuất khẩu đến nơi kiểm tra
- Giao hàng xuất khẩu cho đơn vị vận tải: Hàng thủ công mỹ nghệ xuất
sang Mỹ của công ty chủ yếu được vận chuyển bằng đường hàng không hoặcđường biển Đơn vị vận tải thường do bạn hàng Mỹ lựa chọn hoặc chỉ định
- Lập chứng từ thanh toán: Sau khi giao hàng công ty phải nhanh chóng
lập bộ chứng từ thanh toán, thường gồm các loại như: hối phiếu, vận đơn, hoáđơn thương mại, giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá, giấy chứng nhận xuất
xứ hàng hoá, phiếu đóng gói hàng hoá và các chứng từ khác theo hợp đồng
Bộ chứng từ sau khi lập xong phải được kiểm tra lại kỹ lưỡng rồi mới xuấttrình cho ngân hàng để thanh toán hoặc nhờ thu
- Thanh lý hợp đồng: Sau khi đã thực hiện hợp đồng, nếu hai bên không
có vướng mắc hoặc khiếu nại gì thì sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng Thanh lýhợp đồng xuất khẩu phải lập thành văn bản có đủ chữ kí của hai bên Nộidung của thanh lý hợp đồng ghi rõ hai bên đã thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ
và quyền lợi mà hợp đồng đã qui định
1.3 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT
TRIỂN XUẤT KHẨU SẢN PHẨM.
Để đánh giá sự phát triển xuất khẩu sản phẩm thường dựa trên các chỉtiêu sau:
- Tăng sản lượng xuất khẩu
Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển xuất khẩu về số lượng xuất khẩu quacác năm
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm bằng chất liệu lấy từ thiênnhiên nên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khi dùng hoặc trưng bày dễ bịbẩn, xước dưới nhiều tác động của môi trường, con người,… hơn nữa các sản
Trang 24phẩm thủ công mỹ nghệ thường được lựa chọn phụ thuộc vào sở thích tiêudùng, thị hiếu, thậm chí cả thời trang… và những yếu tố thường xuyên thayđổi nên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ ít có giá trị theo thời gian Chính
vì vậy việc tăng lượng xuất khẩu chứng tỏ sản phẩm của công ty được biếtđến và tiêu dùng nhiều hơn, đáp ứng thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng
- Tăng danh mục hàng xuất khẩu
Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển về chủng loại sản phẩm xuất khẩuqua các năm qua đó thấy được sự gia tăng về những sản phẩm mới được chấpnhận tại thị trường nhập khẩu
Danh mục các sản phẩm xuất khẩu tăng chứng tỏ công ty làm tốt côngtác nghiên cứu thị trường, tìm tòi, phát triển sản phẩm mới Danh mục sảnphẩm xuất khẩu càng đa dạng càng tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng
- Tăng thị phần xuất khẩu
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng xâm nhập thị trường và cạnh tranh củanhững sản phẩm mà công ty xuất khẩu
Đối với thị trường xuất khẩu mới và rộng lớn như Mỹ thì thị phần củanhững sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và của công tyArtexport nói riêng rất nhỏ nên để thấy được sự phát triển của công tyArtexport trong việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa
Kỳ thì chỉ tiêu tốc độ tăng thị phần là chỉ tiêu phản ánh đúng nhất
- Tăng số lượng khách hàng
Khách hàng là yếu tố quyết đinh việc phát triển xuất khẩu hàng hoá, cókhách hàng thì công ty mới có thể tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu và tănggiá trị xuất khẩu Khách hàng Mỹ là đối tượng khách hàng rất khó tính trongviệc nhập khẩu và tiêu dùng sản phẩm nhập khẩu, bên cạnh đó họ cũng là đốitượng được pháp luật Mỹ bảo vệ quyền lợi với những điều luật rất chặt chẽ
Để phát triển hoạt động xuất khẩu sản phẩm, công ty cần duy trì mối quan hệvới khách hàng cũ và thiết lập thêm được quan hệ với những khách hàng mới
- Mở rộng thị trường xuất khẩu
Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển hoạt động xuất khẩu sản phẩm theo
Trang 25địa lí, khu vực trên thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ là đất nước có tới 50 bang,mỗi bang lại có sự khác nhau về văn hoá, địa lí nhất định nên việc thâm nhập
và mở rộng thị trường xuất khẩu theo khu vực khẳng định hiệu quả của côngtác nghiên cứu thị trường và công tác thiết kế sản phẩm phù hợp với thói quentiêu dùng của khách hàng ở từng vùng khác nhau
- Tăng giá trị xuất khẩu
Giá trị xuất khẩu là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm xuất khẩu Tăng sốlượng sản phẩm xuất khẩu là tiền đề cho việc tăng tổng giá trị xuất khẩunhưng phát triển hoạt động xuất khẩu công ty cũng phải tăng được giá trị xuấtkhẩu của từng sản phẩm xuất khẩu
- Tăng lợi nhuận xuất khẩu
Lợi nhuận xuất khẩu là kết quả mà công ty có được sau khi lấy doanhthu từ hoạt động xuất khẩu trừ đi chi phí cho việc sản xuất và xuất khẩu hànghoá Lợi nhuận xuất khẩu tăng qua các năm phản ánh tốc độ phát triển củahoạt động xuất khẩu hàng hoá
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHÂN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
và được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới Theo số thống kê những nămgần đây thì kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ trọng đáng
kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta Đây chính là nguồn thu ngoại
tệ cho đất nước Nhận thấy lợi ích to lớn từ hàng thủ công mỹ nghệ truyềnthống, Nhà nước ta đã có chính sách hỗ trợ về vốn sản xuất để khôi phục, duytrì và phát triển các làng nghề, phát triển các làng nghề góp phần chuyển dịch
Trang 26cơ cấu lao động nông thôn, giải quyết lao động thừa, từng bước xoá đói giảmnghèo, cải thiện và nâng cao đời sống của đại đa số nông dân Vì thế, công tyArtexport có thêm nhiều cơ sở liên kết sản xuất để thực hiện tốt những đơnhàng với số lượng lớn, đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh Nhà nước ta đã cóchính sách ưu đãi về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (thuế suất 0%) vàthuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất Nhiều chính sách và hoạt động
đã được thực hiện trong những năm gần đây để hỗ trợ cho công tác xuất khẩunhư Luật Thương mại có hiệu lực từ ngày 1/1/1999 và nghị định57/1998/NĐ-CP đã tạo khuôn khổ pháp lí ổn định cho hoạt động xuất nhậpkhẩu, đại lý mua bán hàng hoá theo hướng khuyến khích xuất khẩu Bộthương mại cũng ban hành thông tư số 18/1998/thị trường-BTM ngày28/8/1998 hướng dẫn cụ thể về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lýmua bán hàng hoá Theo đó, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tếđều được tham gia vào hoạt động xuất khẩu Vì vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệpxuất khẩu trong đó có công ty Artexport phải nâng cao tính cạnh tranh chosản phẩm của mình và ngày càng hoàn thiện hơn về các tiêu chuẩn chấtlượng, mẫu mã sản phẩm,… Thông tư 106/1998/TT/BTC cho phép kéo dàithời gian nộp thuế nhập khẩu với những trường hợp sử dụng nguyên vật liệunhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, trước đây là 90ngày, nay là 270 ngàyhoặc tuỳ theo sản xuất từng loại sản phẩm Thông tư này giúp các doanhnghiệp giảm bớt khó khăn về tài chính và có thể tập trung vốn cho sản xuấthàng xuất khẩu Bên cạnh đó chính phủ ban hành quy chế thưởng xuất khẩunhằm khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị trường tiêu thụ,sản xuất và xuất khẩu được mặt hàng mới có chất lượng cao, sử dụng đượcnhiều vật tư nội địa và thu hút được nhiều lao động Đặc biệt, lần đầu tiênnghị định về xuất xứ hàng hoá được ban hành giúp cho hàng thủ công mỹnghệ của công ty Artexport xuất sang Hoa Kỳ được hưởng chế độ ưu đãi vềthuế quan theo các điều ước mà Việt Nam đã kí kết với Mỹ Đây chính là sựthuận lợi lớn đối với công ty Artexport trong quá trình phát triển xuất khẩuhàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ
1.4.1.2 Môi trường quốc tế
Hoạt động xuất khẩu trực tiếp hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường
Trang 27Hoa Kỳ của công ty Artexport được đánh dấu kể từ sau khi hiệp định thươngmại Việt- Mỹ được kí kết vào cuối năm 2001 Mối quan hệ giữa Việt Nam và
Mỹ ngày càng tốt đẹp trên mọi lĩnh vực có tác động tích cực đối với hoạtđộng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ, trong đó có công tyArtexport
Tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mạiquốc tế (WTO), nhân tố này có tác động nhất định tới hoạt động xuất khẩucủa nước ta nói chung, của công ty Artexport nói riêng Hoạt động xuất khẩucủa Việt Nam không bị bó hẹp trong những hiệp định thương mại songphương và khu vực mà sẽ có thị trường toàn cầu Các doanh nghiệp và hànghoá của Việt Nam không bị phân biệt đối xử so với hàng hoá của nước kháctheo điều kiện đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) Khi thamgia vào WTO, hệ thống chính sách pháp luật của nước ta sẽ ngày càng hoànthiện và phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệpxuất khẩu Đặc biệt gần đây, Uỷ ban Tài chính thượng viện Mỹ đã thông qua
dự luật S.3495 trao Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) choViệt Nam, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sangMỹ
1.4.1.3 Nhân tố văn hoá, xã hội, nhân khẩu
Văn hoá xã hội bao gồm các phong tục tập quán, thị hiếu tiêu dùng, tôngiáo, ngôn ngữ,… được coi là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất tác động tớihoạt động kinh doanh xuất khẩu của Mỗi một quốc gia, vùng miền có nét vănhoá riêng, con người của nước đó tôn thờ giá trị văn hoá, thói quen khó có thểthay đổi Giá trị văn hoá cũng có sự khác nhau giữa các nước nên doanhnghiệp nào nắm bặt được yếu tố văn hoá sẽ đạt được thành công trong kinhdoanh Thị trường Hoa Kỳ rất rộng lớn, bao gồm nhiều bang, mỗi bang lại cónhu cầu, thị hiếu, quan niệm, sở thích,… khác nhau về hàng thủ công mỹnghệ Do vậy các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phảinghiên cứu thật kỹ về thị trường nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầukhách hàng
Yếu tố nhân khẩu, hay dân số cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất
Trang 28khẩu Yếu tố nhân khẩu bao gồm: Số dân, mật độ dân cư, tỷ lệ tăng dân số,trình độ học vấn, mô hình gia đình, sự phân bố tuổi tác,
1.4.1.4 Đối thủ cạnh tranh
Với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, qua trình cạnh tranhdiễn ra gay gắt và khốc liệt vì phải cạnh tranh trên môi trường rộng, nhiềunhân tố tác động và nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh Hàng thủ công mỹ nghệcủa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng không nằm ngoài quy luật đó.Hoa Kỳ là một thị trường mở và là một thị trường có sức tiêu thụ lớn nên tínhcạnh tranh trên thị trường này rất khốc liệt
Trước hết, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳphải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Inđônêxia, Philipine,Thái Lan,… Đây là những nước có tiềm năng, thế mạnh và kinh nghiệm xuấtkhẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ Sản phẩm của mỗi quốc gia đều mangnét riêng độc đáo để đáp ứng tiêu dùng của người dân trên đất nước hợpchủng quốc, đa dạng về văn hoá và sắc tộc Không những thế, hàng thủ công
mỹ nghệ của các nước này còn có mẫu mã đa dạng, phong phú, chất lượng rấttốt mà giá cả lại cạnh tranh Trong số đó thì đối thủ cạnh tranh lớn nhất đốivới các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam làTrung Quốc, một quốc gia luôn chiếm ưu thế trên thị trường về giá cả, chấtlượng, số lượng và công nghệ sản xuất sản phẩm Trung Quốc có ưu thế vềlao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào nên các sản phẩm củaTrung Quốc luôn chiếm ưu thế về giá cả
Ngoài ra, các doanh nghiệp cùng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ củanước ta còn cạnh tranh lẫn nhau, như: Haprosimex, Tocontap, Artexport,Artex Thăng Long,… Các doanh nghiệp của Việt Nam chưa liên kết để tạo rasức cạnh tranh lớn trên thị trường Hoa Kỳ, thậm chí còn có sự cạnh tranhkhông lành mạnh giữa các doanh nghiệp Vì không có mức giá chung, cácdoanh nghiệp tự áp giá cho các sản phẩm, vì thế họ có thể hạ giá gây nên tìnhtrạng bán phá giá Điều này ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu sang thịtrường Hoa Kỳ Tuy vậy, các doanh nghiệp đang tích cực tham gia vào các
Trang 29hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu hàng hoá của mình để tăng thị phầntrên thị trường Hoa Kỳ Các hoạt động này sẽ thúc đẩy tăng xuất khẩu hàngthủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp.
1.4.2 Các nhân tố chủ quan
1.4.2.1 Nhân tố con người- trình độ tay nghề của thợ thủ công
Để đảm bảo thành công trong kinh doanh thì con người là nhân tố quantrọng hàng đầu, vì con người tạo ra thị trường, sản phẩm Con người với nănglực thật sự của mình mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng các sức mạnhkhác, như: vốn, tài sản, kĩ thuật, công nghệ,… một cách có hiệu quả để khaithác và vượt qua cơ hội Đánh giá và phát triển tiềm năng của con người trởthành một nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong kinh doanh Vì thếmuốn kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phát triển thì doanhnghiệp phải đánh giá lại đội ngũ lao động của mình và xây dựng kế hoạchchiến lược phát triển đội ngũ nhân viên có trình độ cao, năng động, sáng tạo,cầu tiến, tâm huyết với nghề, gắn bó với doanh nghiệp Một điều cần chútrọng nữa là phải vận hành và tổ chức bộ máy doanh nghiệp gọn ghẽ, dễ thíchnghi với biến động của môi trường, khai thác tốt tiềm năng của mỗi người vàgiải quyết tốt mối quan hệ trong doanh nghiệp Doanh nghiệp cần sử dụng tốtcác công cụ tiền lương, tiền thưởng, giải quyết được mối quan hệ giữa quyềnlợi và trách nhiệm, giữa năng lựcvà cống hiến, giữa lợi ích cá nhân và lợi íchtập thể
Hàng thủ công mỹ nghệ được tạo bởi những bàn tay tài hoa khéo léo củacác nghệ nhân Thành phần tham gia chủ yếu là lao độg trẻ, nhàn rỗi ở nôngthôn và thợ thủ công Lực lượng lao động này có khả năng tiếp thu nhanh, cần
cù, chịu khó, năng động và sáng tạo Nhiều lao động kế thừa được kĩ thuật vàkinh nghiệm cổ truyền nhưng cũng dễ thích nghi với công nghệ và kĩ thuậtmới Hơn nữa, phần đông nghệ nhân trong các làng nghề có thâm niên, giàukinh nghiệm nghề nghiệp đang tích cực huấn luyện, đào tạo nghề cho lớp trẻtiếp nối truyền thống của cha ông Trong quá trình sáng tạo, các nghệ nhâncần có sự hỗ trợ của máy móc và công nghệ mới, nhưng dù hiện đại đến đâucũng không thể thay thế con người trong việc tạo ra những sản phẩm “có hồn”
Trang 30mang ý nghĩa văn hoá truyền thống và nghệ thuật đặc sắc Đó cũng là vốn quý
để làm ra các sản phẩm có giá trị truyền thống và mang tính đơn chiếc Tuynhiên, do chủ yếu sản xuất bằng tay bởi các thợ thủ công khác nhau vớinguồn nguyên liệu khác nhau nên mức độ đồng đều và chất lượng hàng thủcông mỹ nghệ thường không cao Mỗi khu vực làng nghề có bí quyết riêng vàcách xử lý nguyên liệu khác nhau nên nhiều sản phẩm làm ra không phù hợpđiều kiện và môi trường nước nhập khẩu Đây là một trong những tồn tại củahàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam ảnh hưởng không tốt tới xuất khẩu
1.4.2.2 Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
Tiềm lực tài chính là nhân tố không thể thiếu đối với bất kỳ một doanhnghiệp nào Doanh nghiệp chỉ có thể tiến hành hoạt động kinh doanh nóichung và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng khi cóvốn Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì có tiềm lực tài chính khác nhau
Đây là nhân tố phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông quakhối lượng nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh,khả năng phân phối hiệu quả các nguồn vốn; thể hiện ở các chỉ tiêu: vốnchủ sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ đầu tư lợi nhuận, khả năng trả nợ ngắnhạn và dài hạn, các tỷ lệ về khả năng sinh lời,… Một doanh nghiệp cónguồn lực tài chính mạnh thì sẽ có nhiều khách hàng tin tưởng, muốnquan hệ buôn bán với doanh nghiệp Doanh nghiệp cũng có thể thu muakhối lượng hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhanh chóng, nhờ đó có thể kínhững hợp đồng lớn với đối tác nước ngoài Không những thế, với tiềmlực tài chính mạnh, doanh nghiệp có điều kiện đầu tư, nghiên cứu mởrộng thị trường, liên kết chặt chẽ với đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹnghệ, tham gia liên doanh, liên kết, nhờ đó doanh nghiệp có điều kiện đểphát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
1.4.2.3 Trình độ công nghệ và khả năng tiếp thu công nghệ của doanh nghiệp
Nước ta tuy đang có những bước phát triển vượt bậc nhưng vẫn còn làmột nước đang phát triển, lực lượng sản xuất còn yếu kém, cơ sở hạ tầngnhiều bất cập, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu Những điều này tác động
Trang 31không tốt tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Với sự phát triển như vũ bãocủa công nghệ khoa học hiện nay, nhiều công nghệ mới ra đời thay thế cáccông nghệ cũ đã tạo ra những cơ hội cũng như những khó khăn với tất cả cácngành nghề Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ những làngnghề nằm phân tán, rải rác khắp các địa phương, hoặc ở một số các sơ sở sảnxuất quy mô nhỏ, với năng suất lao động thấp nên số lượng hàng thủ công mỹnghệ ít Trang thiết bị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nói chung chưa hiệnđại, các sản phẩm làm ra phần lớn dựa vào sức lao động thủ công Điều nàygây khó khăn trong quy hoạch mở rộng quy mô, áp dụng công nghệ mới đểtăng số lượng sản phẩm Hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu sản xuất bằng taynhưng nhu cầu ngày càng cao về số lượng, chất lượng vì thế để đảm bảo tiến
độ giao hàng cho những thị trường lớn thì cần phải có sự hỗ trợ của yếu tốcông nghệ và đầu tư trang thiết bị máy móc Tuy vậy, hiệu quả của công nghệcòn phụ thuộc nhiều vào trình độ tiếp thu công nghệ của doanh nghiệp, côngnhân và thợ thủ công Hiện nay ở nước ta, có không ít doanh nghiệp khôngkhai thác hết hiệu quả của công nghệ do hạn chế về khả năng sử dụng củangười lao động Vì thế, khi nhập máy móc công nghệ hiện đại doanh nghiệpcần nâng cao trình độ của người lao động trong cách sử dụng Trong quá trìnhchuyển giao công nghệ, cần có các cán bộ kỹ thuật có trình độ, hoặc chuyêngia giỏi để tránh thua thiệt trước đối tác nước ngoài
1.4.2.4 Trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp
Trình độ tổ chức quản lí của doanh nghiệp là nhân tố không thể thiếu,ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh nói chung và kinh doanh xuấtkhẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng của doanh nghiệp Một doanh nghiệpkinh doanh muốn có hiệu quả thì phải có bộ máy quản lí tốt các nguồn lực.Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ Đó
là một tổng thể không thể chia cắt, được hình thành gồm các bộ phận có ảnhhưởng độc lập với nó Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mìnhthì phải đạt đến trình độ tổ chức tương ứng Khả năng tổ chức, quản lý củadoanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, tập trung vào những mối quan hệtương tác giữa các bộ phận tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp
Trang 33CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport được thành lập theoquyết định số 617/BNgT-TCCB ngày 23/12/1964 của Bộ Ngoại thương (nay là
Bộ Công thương) Đơn vị được tách ra từ TCTy XNK Tạp phẩm(TOCONTAP) Cơ sở vật chất ban đầu còn rất nghèo nàn, cán bộ quản lý kiêmnghiệp vụ chỉ có 36 người làm việc ở hai phòng mới hình thành là phòng mâytre đan và phòng mỹ nghệ sơn mài Dưới sự lãnh đạo và giúp đỡ của Bộ Ngoạithương (nay là Bộ Công thương), công ty đã sớm ổn định tổ chức, bước đầuthực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, cụ thể là tổ chức sản xuất, thumua tái chế, đóng gói, kinh doanh xuất nhập khẩu độc quyền hàng thủ công mỹnghệ theo kế hoạch Bộ giao Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, công
ty đã dần lớn mạnh và ngày càng thành công hơn
- Giai đoạn 1964-1975: là những ngày đầu trứng nước nhưng đội ngũ
lao động lúc bấy giờ đã thực sự được tôi luyện trong thử thách của thời đạnbom và học được những khái niệm, bước đi ban đầu về xuất nhập khẩu khi rathị trường thế giới
Trong giai đoạn này, công ty đã bước đầu đi ra thị trường thế giới với thịtrường chủ yếu là Liên Xô và các nước XHCN Ngoài ra, Artexport còn tiếpcận được với một số thị trường TBCN như: Nhật Bản, Hồng Kông,Singapore, Pháp, Ý, Tây Đức Vượt bao gian khó, Artexport đã có được
600000 rúp đôla kim ngạch xuất khẩu năm 1965, chỉ sau một năm thành lập
Trang 34Trong ba năm tiếp theo (1966, 1967, 1968) chiến tranh phỏ hoại của địch ramiền Bắc ngày càng ỏc liệt hơn, “hậu phương thi đua với tiền phương” làkhẩu hiệu được ý thức trong mỗi đơn vị, mỗi người dõn của miền Bắc vỡmiền Nam ruột thịt Artexport cũng là điểm sỏng như thế Nhờ quảng bỏ, giớithiệu sản phẩm đến cỏc nước mà người tiờu dựng nước ngoài đó quan tõm đếnhàng Việt Nam, Artexport đó mở thờm được nhiều thị trường mới Artexport
đó khai thụng và đưa được những sản phẩm chủ lực tơ tằm xuất khẩu sangNhật Bản, sản phẩm thờu sang Hồng Kụng, hàng mỹ nghệ sang Phỏp, cựnghàng trăm mó hàng khỏc do cỏc thợ làng nghề làm ra từ nguyờn liệu đồng quờViệt Nam: lỏ cỏ, rơm rạ, xơ dừa, mõy tre, cúi đay, bẹ ngụ… Kim ngạch xuấtkhẩu năm 1968 của Artexport đó lờn đến 6 triệu rỳp đụla, tăng 10 lần chỉ sau
4 năm thành lập Đến thời điểm này, ngoài trụ sở chớnh tại Hà Nội, Artexportcũn cú một chi nhành tại Hải phũng và 3 xớ nghiệp thành viờn là: Xớ nghiệp
mỹ nghệ xuất khẩu, Xớ nghiệp Thảm len Đống Đa và Xớ nghiệp Thảm đayLực Điền (Hưng Yờn) Hệ thống cỏc kho nguyờn liệu chiến lược giao nhận tạicỏc tỉnh cũng được xõy dựng kịp thời như: Đồng Quan, Xõm Động, ThườngTớn, Thanh Trỡ, Từ Sơn…
Đến những năm 70, tuy chiến tranh ỏc liệt ảnh hưởng nhưng kim ngạchxuất khẩu của Artexport vẫn khụng ngừng tăng lờn năm 1970, kim ngạch vẫnđạt 8 triệu rỳp đụla Sau 10 năm đi vào hoạt động lao động làng nghề phục vụsản xuất và làm hàng xuất khẩu cho Artexport đó tăng từ 2 vạn lờn 20 vạnngười Với thành tớch xuất sắc đặc biệt thời kỡ này, Tổng cụng ty đó được BộNgoại thương, cụng đoàn tặng cờ thi đua và nhiều bằng khen cho tập thể, cỏnhõn, cờ luõn lưu cho đơn vị dẫn đầu thi đua của ngành
- Giai đoạn 1976-1990: Tuy là thời kì hoà bình thống nhất
đất nớc nhng công ty chủ yếu xuất khẩu trả nợ và xuất khẩutheo nghị định th đối với các nớc XHCN Dù gặp nhiều khó
Trang 35khăn, công ty vẫn tổ chức tốt việc triển khai sản xuất và sảnxuất ở địa phơng nên kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng,năm sau tăng hơn năm trớc mà đỉnh cao là năm 1988, công
ty xuất khẩu đợc gần 100 triệu rúp đôla, đồng thời xâydựng và mở rộng thị trờng ra một số nớc t bản phát triển nhPháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản
- Giai đoạn từ năm 1990- nay: Từ những năm 1990,
việc chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị ờng diễn ra ngày càng sâu sắc Năm 1991, sự sụp đổ củaLiên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu khiến công ty mất 85%thị trờng xuất khẩu hàng hoá của mình Để tháo gỡ khó khăn,công ty kí hợp đồng theo phơng thức đổi hàng ngoài Nghị
tr-định th, giải phóng đợc nguồn hàng trong nớc và mở ra đợccơ hội làm ăn mới Dới sự lãnh đạo sáng suốt của lãnh đạo công
ty và sự chỉ đạo của Bộ Thơng mại, công ty đã đẩy mạnhxuất khẩu với kim ngạch hàng năm khoảng 30 triệu Đôla
Năm 2001, kinh tế thế giới lâm vào suy thoái sau sự kiệnkhủng bố 11/9 ở nớc Mỹ khiến sức mua của thị trờng giảm
đáng kể, việc tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trờnggặp nhiều khó khăn Chấp nhận cạnh tranh, công ty tậptrung khai thác triệt để nguồn nguyện liệu trong nớc để giảiquyết việc làm cho lao động làng nghề, đầu t có chiều sâucho việc sáng tác mẫu và sản phẩm mới nhằm đáp ứng thịhiếu đa dạng của khách hàng Bên cạnh đó công tác cán bộluôn đợc coi trọng hàng đầu: đổi mới, quy hoạch, đào tạo vàbồi dỡng cán bộ, chú trọng trẻ hoá cán bộ Với những định hớng
và giải pháp đồng bộ trên đến nay công ty đã mở rộng thị
Trang 36trờng ra 40 nớc trên thế giới Ghi nhận những thành tích lớnlao của tập thể cán bộ công nhân viên, Nhà nớc đã trao tặngcông ty Huân chơng lao đông hạng nhất năm 2004.
Tới năm 2005, Artexport chuyển sang hoạt động theo môhình cổ phần, công ty phải tự vơn lên để khẳng định vịtrí và thơng hiệu của mình Trên con đờng hội nhập và pháttriển, việc kinh doanh và quản lí có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận
và mở rộng sản xuất, mở rộng thị trờng xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ đóng vai trò quyết định Do đó, Artexportcam kết xây dựng một thơng hiệu vững chắc, khẳng địnhbớc tiến của công ty trên con đờng hội nhập và trở thành địachỉ tin cậy cho các bạn hàng trong nớc và quốc tế
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của cụng ty
* Chức năng của doanh nghiệp
- Tổ chức sản xuất, chế biến, gia công và thu mua hàngthủ công mỹ nghệ xuất khẩu và một số mặt hàng đợc Nhà n-
ớc và Bộ Thơng Mại cho phép
- Xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sảnphẩm công nghiệp, công nghệ phẩm, dệt may, các sản phẩmliên doanh, liên kết và các mặt hàng khác theo quy định của
Trang 37- Làm đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ các mặt hàng sảnxuất trong và ngoài nớc, kinh doanh khách sạn, văn phòng làmviệc theo quy định của Nhà nớc.
* Nhiệm vụ của doanh nghiệp:
- Nghiên cứu khả năng sản xuất nhu cầu thị trờng, kiếnnghị và đề xuất với Bộ Thơng Mại và Nhà nớc các biện phápgiải quyết các vấn đề vớng mắc trong sản xuất kinh doanh
- Tuân thủ luật pháp của Nhà nớc về quản lý kinh tế tàichính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại,nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng muabán ngoại thơng và các hợp đồng liên quan đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đồngthời tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh đảm bảo việcthực hiện sản xuất, kinh doanh có lãi và làm nghĩa vụ nộpngân sách với Nhà nớc
- Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện phápnâng cao chất lợng các mặt hàng do công ty sản xuất kinhdoanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trờng tiêuthụ
- Quản lý chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn
vị trực thuộc công ty đợc chủ động trong sản xuất kinhdoanh theo quy chế luật pháp hiện hành của Nhà nớc và của
Bộ Thơng Mại
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của cụng ty
Để đảm bảo cho mọi hoạt động quản lý, kinh doanh đi
Trang 38vào nề nếp ổn định, thống nhất chỉ đạo và tổ chức thựchiện công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trựctuyến chức năng thành các phòng ban phù hợp với đặc điểmkinh doanh của công ty.
* Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám
đốc
Đứng đầu công ty là giám đốc do Bộ trởng Bộ Thơng Mại
bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm, là ngời đại diện cho mọiquyền lợi và nghĩa vụ của công ty, đồng thời chịu tráchnhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty trớc pháp luật cũng
nh trớc Bộ chủ quản
Hai phó giám đốc là phó giám đốc phụ trách tài chính vàphó giám đốc phụ trách nghiệp vụ
* Các phòng ban chức năng:
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp đỡ các
đơn vị tổ chức sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụnghợp lý và có hiệu quả lực lợng lao động của công ty Nghiêncứu xây dựng các phơng án nhằm hoàn thiện việc trả lơng
và phân phối hợp lý quỹ tiền lơng, tiền thởng để trình giám
đốc
Trang 39PHßNG TH£U RENPHßNG GèM SøPHßNG Mü NGHÖ
CHI NH¸NH
CHI NH¸NH H¶I PHßNG VP§D §µ N½NG CHI NH¸NH TP HCM
X ëng s¶n xuÊt
X ëng thªuChi nh¸nh cty cp xnk tcmn-xn sx xk hµng tcmn
Trang 40
- Phòng Tài Chính- Kế hoạch: thực hiện các chức
năng chủ yếu nh: Lập và quản lý kế hoạch thu- chi tài chính,
đôn đốc chỉ đạo, hớng dẫn thực hiện kế hoạch trong toàncông ty, quản lý các loại vốn và các quỹ tập trung của toàncông ty, tham gia nhận bảo toàn vốn và phát triển vốn củacông ty, tham gia xây dựng và quản lý các mức giá trongcông ty
- Ban xúc tiến thơng mại: thực hiện các hoạt động xúc
tiến, tìm kiếm, mở rộng thị trờng, tổ chức hội chợ, triển lãmgiới thiệu sản phẩm
- Các phòng nghiệp vụ: Các phòng này thực hiện kinh
doanh các mặt hàng đặc trng cho phòng mình theo đúng
nh tên gọi Các phòng này tự mình thực hiện các nghiệp vụtổng hợp nh tìm kiếm khách hàng, kí kết hợp đồng, đếncác cơ sở sản xuất triển khai hợp đồng và tiến thực hiện hợp
đồng
- Các phòng tổng hợp: Các phòng này trực tiếp hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu theo kế hoạch, phơng án
đã đợc giám đốc phê duyệt Các phòng XNK này thực hiệntất cả các bớc của một thơng vụ kinh doanh từ việc chàohàng, kí kết hợp đồng đến thực hiện hợp đồng và thanhtoán
- Ngoài ra công ty còn có các chi nhánh và các xởng sản xuất
Công ty có 3 chi nhánh đó là: Chi nhánh Hải Phòng, chinhánh Đà Nẵng, chi nhánh TP Hồ Chí Minh Các chi nhánh