1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số ý kiến đề xuất góp phần cải thiện tình hình tài chính và nâng cao khả năng thanh toán của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ artexport hà nội

73 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 840,54 KB

Nội dung

Được sự đồng ý của trường Đại học Lâm Nghiệp, Khoa Quản trị kinh doanh và thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, tôi đã tiến hành làm khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Một số ý kiến

Trang 1

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Đặt vấn đề 2

Phần I: Cơ sở lý luận về tình hình tài chính và khả năng thanh toán 4

1.1 Bản chất và chức năng của tài chính 4

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 4

1.1.2 Bản chất của tài chính doanh nghiệp 4

1.1.3 Chức năng của tài chính doanh nghiệp 4

1.2 Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5

1.2.1 Khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh 5

1.2.2 Các đặc điểm vốn sản xuất kinh doanh 5

1.2.3 Phân loại vốn sản xuất kinh doanh 6

1.3 Đánh giá tình hình tài chính và khả năng 8

1.3.1 Sự cần thiết của việc đánh giá tình hình tài chính 8

1.3.2 Nhiệm vụ và nội dung phân tích tình hình tài chính 9

1.3.3 Phương pháp đánh giá tình hình tài chính 10

1.3.4 Phương pháp đánh giá khả năng thanh toán 12

Phần II: Mục tiêu - Đối tượng - Nội dung – Phương pháp nghiên cứu 15

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 15

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

2.3 Nội dung nghiên cứu 15

2.4 Phương pháp nghiên cứu 16

Phần III: Giới thiệu chung về Công ty ARTEXPORT 17

3.1 Giới thiệu chung về Công ty ARTEXPORT 17

3.2 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 19

3.2.1 Đặc điểm cơ sở vật chất và tài sản cố định 19

3.2.2 Đặc điểm về lao động và tổ chức lao động 21

3.2.3 Đặc điểm về nguồn vốn sản xuất kinh doanh 22

3.2.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 25

3.2.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của 27

Trang 2

3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 31

3.3.1 Kim ngạch xuất khẩu theo nhóm mặt hàng 31

3.3.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá theo thị trường 33

3.3.3 Kim ngạch nhập khẩu của Công ty 33

3.3.4 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường 34

3.3.5 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 36

3.3.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 37

Phần IV: Phân tích tính hình tài chính và khả năng thanh toán 41

4.1 Phân tích tình hình tài chính của Công ty 41

4.1.1 Cơ cấu tài sản của Công ty 41

4.1.2 Phân tích các khoản phải thu 44

4.1.3 Cơ cấu hàng tồn kho 46

4.1.4 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty 47

4.1.5 Các khoản phải trả của Công ty 49

4.1.6 Tình hình tự chủ về mặt tài chính 52

4.1.7 Phân tích tình hình thừa thiếu vốn 54

4.2 Đánh giá tình hình thanh toán 56

4.2.1 Mối quan hệ giữa các khoản phải thu 56

4.2.2 Đánh giá khả năng thanh toán 57

Phần V: Một số ý kiến đề xuất góp phần cải thiện tình hình tài chính 62

5.1 Nhận xét chung về tình hình tài chính 62

5.1.1 Những mặt đạt được 62

5.1.2 Những tồn tại cần khắc phục 63

5.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính 64

5.2.1 Về tình hình sản xuất kinh doanh 65

5.2.2 Về tình hình tài chính và khả năng thanh toán 65

KẾT LUẬN 67

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT XNK : Xuất nhập khẩu

XK : Xuất khẩu XNK TH : Xuất nhập khẩu tổng hợp SXKD : Sản xuất kinh doanh DTT : Doanh thu thuần QLDN : Quản lý doanh nghiệp

LN : Lợi nhuận TSNH : Tài sản ngắn hạn TSDH : Tài sản dài hạn TSCĐ : Tài sản cố định TCNH : Tài chính ngắn hạn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chương trình đào tạo hệ chính quy dài hạn tại trường Đại học Lâm Nghiệp, nhà trường đã tổ chức cho sinh viên cuối khoá đi thực tập tốt nghiệp Được sự đồng ý của trường Đại học Lâm Nghiệp, Khoa Quản trị kinh doanh và thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, tôi đã tiến hành làm khoá luận tốt nghiệp với đề tài:

“Một số ý kiến đề xuất góp phần cải thiện tình hình tài chính và nâng cao khả năng thanh toán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT - Hà Nội ”

Sau 3 tháng nghiên cứu tích cực tôi đã hoàn thành đề tài này, nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh, đồng thời cũng chân thành gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT – Hà Nội, các bạn đồng nghiệp

đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này

Mặc dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng nhưng do trình độ kinh nghiệm và thời gian thực tập có hạn nên bản khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Xuân Mai, ngày 9 tháng 5 năm 2008 SINH VIÊN THỰC HIỆN

Mạc thị thu Hằng

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ Sau khi nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang hoạt động theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thử thách của quy luật thị trường Mục tiêu của các doanh nghiệp là làm ăn phải

có lãi và không ngừng phát triển Để đạt được mục tiêu đó các doanh nghiệp phải luôn năng động sáng tạo tìm tòi để tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự cân đối các nguồn tài chính để tồn tại và phát triển Vì vậy việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp doanh nghiệp thấy được khả năng tài chính của mình có đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh hay không, có đủ năng lực thanh toán hay không? Bên cạnh đó phân tích tình tài chính còn cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến lợi ích cho các cơ quan chủ quản, ngân hàng, người lao động, các đối tác

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT - Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước Để tồn tại và ngày càng phát triển Công ty đã không ngừng hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, bên cạnh đó cũng gặp không ít những khó khăn trong khả năng thanh toán Xuất phát từ nhu cầu thực tế đồng thời cũng nhằm củng cố kiến thức đã học, được sự nhất trí của Khoa Quản Trị Kinh Doanh cùng sự giúp đỡ nhiệt tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn tôi thực hiện Khóa luận:

"Một số ý kiến đề xuất góp phần cải thiện tình hình tài chính và nâng cao khả năng thanh toán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT - Hà Nội"

Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận là: Trên cơ sở nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh, đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty, đưa ra những ý kiến đề xuất góp phần cải thiện tình hình tài chính và nâng cao khả năng thanh toán của Công ty ARTEXPORT – Hà Nội

Nội dung nghiên cứu của khoá luận bao gồm: 5 phần

Phần I: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Trang 6

Phần II: Mục tiêu - đối tượng - nội dung - phương pháp nghiên cứu Phần III: Tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ARTEXPORT - Hà Nội

Phần IV: Phần tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công

ty ARTEXPORT - Hà Nội

Phần V: Một số ý kiến đề xuất góp phần cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty ARTEXPORT – Hà Nội

Trang 7

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Bản chất và chức năng của tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính là những mối quan hệ kinh tế trong việc phân phối sản phẩm quốc dân, quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung được hình thành và sử dụng cho tái sản xuất mở rộng và đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết các nhu cầu, thực hiện các chức năng của nhà nước

Tài chính doanh nghiệp là tài chính của các tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân bao gồm các mối quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị gắn liền với việc tạo lập quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh

1.1.2 Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Sự ra đời của tài chính gắn liền với sự ra đời của nhà nước và nền kinh

tế hàng hoá Dưới góc độ xem xét tài chính doanh nghiệp ta hiểu bản chất của tài chính doanh nghiệp là tổng thể các mối quan hệ kinh tế được biểu thị bằng các mối quan hệ kinh tế, tiền tệ, gắn liền với việc sử dụng, tạo lập quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các nhu cầu của xã hội Những mối quan hệ kinh tế có đặc trưng tồn tại khách quan, hợp lý thúc đẩy nhau phát triển, nó có tính khoa học cao

và rất nhạy cảm trong nền kinh tế

1.1.3 Chức năng của tài chính doanh nghiệp

Muốn thực hiện tốt chức năng kinh doanh của mình thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp là phải tổ chức và quản lý tốt công tác tài chính doanh nghiệp

- Chức năng tổ chức vốn của tài chính doanh nghiệp: Phải đảm bảo vốn thường xuyên cho sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ Tổ chức nguồn vốn đầy đủ, kịp thời đáp ứng được nhu cầu vốn vay cho sản xuất kinh doanh và luân chuyển vốn có hiệu quả

Trang 8

- Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp: Phải đảm bảo phân phối thu nhập và tích luỹ tiền tệ, thực hiện được vai trò đòn bẩy kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước về nộp thuế, khai thác mọi tiềm năng của doanh nghiệp

- Chức năng giám đốc tài chính doanh nghiệp: Thông qua hạch toán chính xác phân tích phản ánh trung thực kết quả kinh doanh, thực hiện nghiêm các luật lệ kế toán tài chính và thống kê của nhà nước đã quy định

Đây là căn cứ quan trọng để phục vụ công tác kế hoạch hoá tài chính của doanh nghiệp cũng như phục vụ cho việc xác định các giải pháp tối ưu nhằm làm lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2 Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh

Để tiến hành bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp cần có vốn, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn là điều kiện cần thiết và có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về vốn Đối với một đất nước phát triển thì vốn được coi là một trong 4 nguồn lực cơ bản của nền kinh tế: Vốn, nhân lực, kỹ thuật công nghệ, tài nguyên Như vậy vốn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân

Vốn kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn

bộ tài sản trong doanh nghiệp dùng trong kinh doanh, bao gồm tài sản hữu hình như nhà cửa kho tàng vật kiến trúc, vật tư, hàng hóa và cả những tài sản vô hình như quyền sở hữu công nghiệp, nhãn mác độc quyền

1.2.2 Các đặc điểm vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản, có nghĩa là vốn phải được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vô hình như máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu

Vốn phải được vận động và sinh lời Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là một dạng tiềm năng của vốn nên nó phải được vận động và

Trang 9

sinh lời

Vốn phải được tập trung tích tụ đến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng Để đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có một lượng đủ lớn Do đó doanh nghiệp không những khai thác các tiềm năng về lượng vốn trong doanh nghiệp mà còn phải tìm cách thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài như liên doanh, liên kết, phát hành cổ phiếu

Vốn phải có giá trị về mặt thời gian nên chúng ta phải xem xét giá trị thời gian của đồng vốn Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp vấn đề này không được xem xét kỹ lưỡng vì nhà nước tạo nên sự ổn định cho của đồng vốn một cách giả tạo trong nền kinh tế Nhưng trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì vấn đề này đựơc xem xét kỹ lưỡng bởi vì đồng vốn do ảnh hưởng của biến động giá cả lạm phát nên sức mua của đồng tiền ở các thời điểm khác nhau là khác nhau

Vốn phải gắn với chủ sở hữu nhất định Trong nền kinh tế thị trường không thể có những đồng vốn vô chủ, vì ở đâu có đồng vốn vô chủ ở đó có sự chi tiêu lãng phí, kém hiệu quả Ngược lại khi xác định rõ chủ sở hữu của đồng vốn thì vốn mới sử dụng có hiệu quả, vì nó gắn với lợi ích kinh tế và trách nhiệm của đồng vốn với chủ sở hữu của nó

Trong nền kinh tế thị trường vốn không chỉ được biểu hiện bằng tiền và tài sản hữu hình mà còn được biểu hiện ở những giá trị vô hình như vị trí địa

lý kinh doanh, nhãn hiệu thương mại, bản quyền, phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ

1.2.3 Phân loại vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Để phục vụ cho quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả người ta tiến hành phân loại vốn, có nhiều cách phân loại song hiện nay người ta áp dụng một số tiêu thức sau :

Phân loại theo nguồn hình thành

- Vốn chủ sở hữu: Là vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp như vốn tự có, vốn góp liên doanh, vốn cổ phần, các quỹ của doanh nghiệp

- Vốn vay: Là vốn mà doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng và phải trả

Trang 10

cho người sở hữu một lượng tiền nhất định gọi là lợi tức về sử dụng vốn, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ hoàn trả số vốn này khi hết hạn sử dụng

- Vốn chiếm dụng: là loại vốn mà doanh nghiệp không có quyền sở hữu

và sử dụng nhưng vẫn được đưa vào sử dụng Đó có thể là lượng vốn đã trích trả nhưng chưa đến thời hạn thanh toán (hợp lệ) hoặc vốn đã đến hạn trả nhưng chưa thanh toán (không hợp lệ) như các khoản phải trả cho người bán, phải trả công nhân viên, các khoản phải nộp ngân sách, nhưng chưa trả, chưa nộp

Phân loại theo thời gian huy động vốn

Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp vốn được chia thành 2 loại là:

- Vốn thường xuyên: Là loại vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng lâu dài và ổn định, gồm Vốn cho doanh nghiệp mua sắm tài sản cố định và các tài sản lưu động cần thiết cho hoạt động kinh doanh Vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn

- Vốn tạm thời: là vốn doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu tạm thời hoặc phát sinh bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác

Phân loại vốn theo phạm vi huy động

- Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là những nguồn vốn có thể huy động từ bản thân doanh nghiệp bao gồm:

+ Các khoản vốn chủ sở hữu

+ Vốn khấu hao tài sản cố định

+ Lợi nhuận để tái đầu tư các khoản dự trữ, dự phòng

+ Lợi nhuận từ thanh lý, nhượng bán

- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp

+ Vốn vay ngân hàng và các tổ chức khác

+ Vốn phát hành trái phiếu

+ Các khoản nợ người cung cấp và nợ khác

Trang 11

Phân loại theo nội dung kinh tế của vốn

Nếu xét theo nội dung kinh tế vốn sản xuất kinh doanh chia làm 2 loại:

- Vốn cố định là lượng tiền ứng trước về tư liệu lao động cho sản xuất kinh doanh

- Vốn lưu động được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thường xuyên liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh Vốn lưu đông được luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra và hoàn thành vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất

1.3 Đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

1.3.1 Sự cần thiết của việc đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh

và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính tốt hay xấu có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh

Phân tích tình hình tài chính là quá trình kiểm tra xem xét, đối chiếu và

so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ Thông qua việc phân tích tình hình tài chính người sử dụng thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp Bởi vậy việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau: như ban giám đốc, chủ nợ, các cổ đông, nhà cho vay tín dụng, nhân viên ngân hàng…kể cả các cơ quan chính phủ và người lao động Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu này doanh nghiệp phải trải qua hai thử thách sống còn là doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi và thanh toán được nợ, do đó họ rất quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Đối với ngân hàng và các tổ chức cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủ

Trang 12

yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Đồng thời họ rất quan tâm đến vốn vì đây là khoản bảo hiểm khi doanh nghiệp bị rủi ro Đối với các nhà cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ mối quan tâm của họ là phải nắm bắt được các thông tin về tài chính của doanh nghiệp Đối với các nhà đầu tư họ quan tâm vào các vấn đề như sự rủi ro, khả năng hoà vốn, mức sinh lãi và khả năng thanh toán, đồng thời họ cũng chú ý đến kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của đối tượng đầu tư các cơ quan tài chính, thống kê, các cơ quan chủ quản và người lao động lại quan tâm đến lợi ích, quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với họ

Như vậy có thể nói mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là giúp người ta quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

1.3.2 Nhiệm vụ và nội dung phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính là trên cơ sở những nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp và phương pháp phân tích mà tiến hành phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực

và tiêu cực của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố Từ đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nội dung phân tích

- Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán

- Đánh giá khả năng độc lập tự chủ về tài chính của doanh nghiệp

- Đánh giá tình trạng cân đối (thừa, thiếu) vốn

- Đánh giá tình hình đầu tư của doanh nghiệp

- Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn

- Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Trang 13

1.3.3 Phương pháp đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

- Phương pháp đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp + Quá trình so sánh, xác định các tỷ lệ, quan hệ tương quan giữa các dữ liệu trên báo cáo tài chính của kỳ hiện hành được gọi là quá trình phân tích theo chiều dọc

+ Quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hướng tăng giảm của các

dữ liệu trên báo cáo tài chính của nhiều kỳ khác nhau được gọi là quá trình phân tích theo chiều ngang

Tuy nhiên phân tích theo chiều ngang cần chú ý là trong các điều kiện xảy ra lạm phát, kết quả tính toán được chỉ có ý nghĩa khi chúng ta loại trừ ảnh hưởng của biến động giá

- Phương pháp đánh giá khả năng độc lập, tự chủ về tài chính

+ Đánh giá khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu phản ánh về quy mô vốn, người ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất tài trợ chung Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa tổng nguồn vốn chủ sở hữu với tổng nguồn vốn (tổng tài sản của doanh nghiệp)

θTTR =

vèn nguånTæng

hưusëchñ vènNguån

Từ công thức cho ta thấy tỷ suất tài trợ càng cao thì khả năng độc lập tự chủ về vốn của doanh nghiệp càng cao, doanh nghiệp ít lệ thuộc vào các đơn

vị khác và ngược lại

- Phương pháp phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn

+ Phân tích cơ cấu vốn (tài sản)

Cơ cấu tài sản là chỉ tiêu phản ánh giá trị tài sản của từng loại (từng bộ phận) chiếm trong giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này được biểu hiện bằng chỉ tiêu tỷ trọng tài sản

di =

iYiY.100

Trong đó: di: Tỷ trọng tài sản của loại tài sản i

Y: Giá trị tài sản loại i

Trang 14

Phân tích cơ cấu tài sản để xem xét mức độ hợp lý của tài sản trong các khâu nhằm giúp người quản lý điều hành kịp thời những tài sản tồn động bất hợp lý

+ Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn là phản ánh giá trị của từng bộ phận nguồn vốn hình thành tài sản so với tổng nguồn vốn và được phản ánh bằng chỉ tiêu tỷ trọng

di =

iYiY.100

- Phương pháp đánh giá cân đối (thừa thiếu vốn)

B (NV) + ANV (I1+II) = ATS (I+II+IV+V1) + BTS (II+IV+V1) (2)

Phương trình này cho biết mức độ đảm bảo của vốn chủ sở hữu và các khoản vay, nợ chính thức cho nhu cầu đầu tư tài sản lưu động và tài sản cố định (tài sản thường xuyên)

Trang 15

- Nếu VT = VP: Công ty chủ động được nguồn vốn (gồm vốn chủ sở hữu và vay, nợ chính thức)

- Nếu VT > VP: Nguồn vốn chính thức thừa đối với nhu cầu tài sản thường xuyên Số vốn của Công ty bị chiếm dụng ở các khoản phải thu

- Nếu VT < VP: Nguồn vốn chính thức thiếu đối với nhu cầu tài sản thường xuyên Phải chiếm dụng các khoản thanh toán

+ Phương trình 3: Sử dụng phương trình 2 để xác định số vốn thừa thiếu

∆V = VT – VP

- Nếu ∆V > 0: ∆V chính là số vốn bị chiếm dụng

- Nếu ∆V <0: ∆V chính là số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng của đơn

vị khác

1.3.4 Phương pháp đánh giá khả năng thanh toán

Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính Nếu hoạt động tài chính tốt doanh nghiệp sẽ ít công nợ và khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít bị chiếm dụng vốn Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ kéo dài

Để đánh giá khả năng thanh toán người ta thường sử dụng phương pháp

hệ số và phương pháp dùng bảng thu trả

Theo phương pháp hệ số có thể dùng các chỉ tiêu sau đây:

- Tỷ lệ các khoản phải thu và phải trả

HT/T =

tr¶

iph¶

nîsèTæng

thu iph¶

nîsèTæng

Chỉ tiêu này phản ánh tình trạng nợ nần của doanh nghiệp, nếu chỉ tiêu này bằng 1 thì tình trạng nợ nần và chiếm dụng của doanh nghiệp là cân bằng nhau

Trang 16

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

HTQ =

tr¶

iph¶

nîTæng

ns¶

tµiTæng

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữ tổng tài sản hiện có với tổng số

nợ phải trả Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ trả nợ cho doanh nghiệp

- Khả năng thanh toán tức thời ( HTTT)

HTTT =

h¹n ng¾n nîTæng

tiÒnb»ng vènTæng

Phản ánh tình hình thanh toán tức thời của doanh nghiệp như khả năng thanh toán tức thời lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan Ngược lại tình hình thanh toán công nợ của doanh nghiệp gặp khó khăn

- Tỷ suất thanh toán Vốn lưu động (HVLĐ )

H VL§=

TSNHsè

Tæng

tiÒnb»ng vènTæng

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng tổng vốn bằng tiền chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số tài sản vốn lưu động Nó phản ánh thừa hay thiếu vốn bằng tiền

- Khả năng thanh toán nhanh (HTTN)

HTTN =

h¹n ng¾n nîsèTæng

NHchÝnhtµit−

Çu

§ NHthu iph¶

n kho¶

C¸ctiÒnb»ng

Phản ánh khả năng thanh toán trong thời gian gần, dựa trên tiềm năng

về vốn bằng tiền và khả năng chuyển đổi bằng tiền trong thời gian ngắn để thanh toán các khoản nợ ngạn hạn

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (HTTNH)

HTTNH =

h¹n ng¾nNîTSNH

Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng một năm, hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh )của

Trang 17

doanh nghiệp là cao hay thấp Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan

- Hệ số thanh toán nợ dài hạn (HDH)

HDH =

hưusëchñ vènNguån

h¹ndµi nîTæng

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

- Tỷ suất khả năng thanh toán (HK)

H(K) =

to¸nthanhcÇuNhu

to¸nthanhKh¶ n¨ng

H(K) > 1 Chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tương đối tốt, tình hình tài chính là bình thường và khả quan

H(K) < 1 Chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán và càng nhỏ bao nhiêu thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán đi bấy nhiêu

Nếu H(K) = 0 Thì doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán

Trang 18

PHẦN II MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh, đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty, đưa ra những ý kiến đề xuất góp phần cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty ATEXPORT - Hà Nội

- Đề xuất được một số giải pháp góp phần cải thiện tình hình tài chính

và khả năng thanh toán của Công ty ARTEXPORT - Hà Nội

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trong đó chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động tài chính và khả năng thanh toán của Công ty ARTEXPORT - Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu

- Do điều kiện có hạn khoá luận chỉ tập trung phân tích đánh giá 2 nội dung chính sau đây là:

+ Đánh giá tình hình tài chính của Công ty

+ Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty

- Thời gian: Số liệu tài chính của Công ty trong các năm 2005 - 2007 2.3 Nội dung nghiên cứu

Trang 19

Nghiên cứu cơ sở lý luận về tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ARTEXPORT

2.4 Phương pháp nghiên cứu

- Kế thừa các tài liệu và các kết quả đã công bố

- Phương pháp nghiên cứu chuyên nghành

+ Thống kê kinh tế

+ Phương pháp phân tích kinh tế

+ Phương pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

+ Phương pháp phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

- Phương pháp khảo sát thực tiễn sản xuất

- Phương pháp chuyên gia

Trang 20

PHẦN III GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU

THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT – HÀ NỘI

3.1 Giới thiệu chung về Công ty ARTEXPORT

Ngày 23/12/1964, theo Quyết định 617/BNgT-TCCB của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Thương Mại) Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (nay là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ) được thành lập Công ty được tách ra từ Tổng Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm (TOCONTAP) Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành Công ty ARTEXPORT – Hà Nội đã phấn đấu không ngừng vươn lên phát triển cùng với sự đi lên của nền kinh tế Việt Nam

Thời kỳ 1964 – 1975, đây là thời đạn bom ác liệt của chiến tranh nhưng Công ty ARTEXPORT – Hà Nội từng bước đi ban đầu về xuất nhập khẩu ra thị trường thế giới Ngoài thị trường xuất khẩu chủ yếu là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, Công ty ARTEXPORT – Hà Nội còn tiếp cận được một số thị trường tư bản chủ nghĩa như: Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Pháp, Ý, Tây Đức Chỉ sau 1 năm thành lập Công ty ARTEXPORT – Hà Nội

đã đạt 600.000 rúp đôla kim ngạch xuất khẩu Năm 1968 kim ngạch xuất khẩu của Công ty ARTEXPORT – Hà Nội đã tăng lên 6.000.000 rúp đô la, tăng 10 lần chỉ sau 4 năm thành lập

Thời kỳ 1976 – 1986 kim ngạch xuất khẩu đạt tổng mức trên 30.000.000 rúp đôla mỗi năm

Năm 1987 đến nay là thời kỳ của công cuộc đổi mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước Đổi mới toàn diện từ cách nghĩ, cách làm Năm 1988, kim ngạch xuất khẩu của Công ty ARTEXPORT – Hà Nội đã lên tới 98.000.000 rúp đôla, ARTEXPORT đã khẳng định là một trong những Tổng công ty dẫn đầu thành tích kinh doanh của Bộ Thương Mại ARTEXPORT đã đạt được rất nhiều các huy chương, bằng khen tại những kỳ tham gia triểm lãm, hội chợ quan trọng

Trang 21

Ngày 31/03/1993 Bộ Thương Mại đã ra quyết định số 334/TM-TCCB đổi tên tổng Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ thành Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Từ 1991 – 1998 kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi năm đạt khoảng 15 triệu USD, tuy mức độ chưa cao nhưng mức thực hiện có chiều hướng tăng dần và điều quan trọng là qua những giai doạn khó khăn đó, Công ty đã tìm cho mình hướng mở đầy triển vọng vào những năm tiếp theo

Năm 2001 kinh tế thế giới lâm vào suy thoái sau sự kiện 11/9 vào nước

Mỹ khiến sức mua của thị trường giảm đáng kể, việc tìm kiếm khách hàng,

mở rộng trị trường gặp nhiều khó khăn Chấp nhận cạnh tranh, lãnh đạo Công

ty tập trung giải quyết một loạt các vấn đề then chốt trước mắt và các giải pháp định hướng về lâu dài Đến nay Công ty đã có mối quan hệ bạn hàng và

mở rộng thị trường ra 40 nước trên thế giới Ghi nhận những thành tích lớn lao của tập thể CBCNV trong Công ty, năm 2004 Nhà nước đã trao tặng Huân Chương Lao Động hạng nhất

Năm 2005 theo chủ trương của Nhà nước Công ty ARTEXPORT – hà Nội đã chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần, với một số thông tin chính như sau:

Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ - Hà Nội Tên tiếng anh: Handicraft and Art articles import – export joint stock Company

Tên viết tắt: ARTEXPORT VIETNAM

Trong quá trình hoạt động Công ty đã 3 lần thay đổi dăng ký kinh doanh do tăng vốn điều lệ và bổ sung ngành nghề kinh doanh Hiện nay vốn điều lệ của ARTEXPORT – Hà Nội là 50.000.000.000 đồng trong đó vốn Cổ đông là Nhà nước là 6.400.000.000 đồng chiếm 12,8%, vốn Cổ đông là người lao động trong và ngoài Công ty là 43.600.000.000 đồng chiếm 87,2%

Hiện nay Công ty ARTEXPORT – Hà Nôi đặt trụ sở chính tại 31-33 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Công ty ARTEXPORT – Hà Nội có 3 chi nhánh chính và 1 xí nghiệp:

Trang 22

- Chi nhánh Hải Phòng: 25 phố Đà Nẵng, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng

- Chi nhánh Đà Nẵng: 157 Phố Nguyễn Hoàng, Quận Hải Châu, ĐN

- Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh: 31 Phố Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

- Xí nghiệp Sản xuất và xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: 23 Phố Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội

- Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty hiện nay là:

+ Sản xuất chế biến, gia công và thu mua hàng thủ công mỹ nghệ + Xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ

+ Nhập khẩu các loại: Vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hoá chất, hàng tiêu dùng

+ Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu các loại hàng hoá theo yêu cầu của các đối tác

+ Bán buôn, bán lẻ các mặt hàng sản xuất trong và ngoài nước Kinh doanh khách sạn, văn phòng

3.2 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty

3.2.1 Đặc điểm cơ sở vật chất và tài sản cố định của Công ty

Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty

Trong điều kiện chung của thị trường, Công ty ARTEXPORT – Hà Nội

có lợi thế hơn so với nhiều Công ty khác về mặt địa lý khi Công ty có tới 4 toà nhà ở vị trí trung tâm thành phố Hà Nội, bao gồm:

- Toà nhà ARTEXPORT BUILDING: 31 – 33 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Với tổng diện tích 1026m2, (giá cho thuê bình quân 20USD/m2/tháng, với doanh thu hàng năm 11,5 tỷ VNĐ)

- Toà nhà 2A Phạm Sư Mạnh: 2A Phạm Sư Mạnh, Quận Hoàn Kiếm,

Hà Nội Tổng diện tích 607m2, (giá cho thuê bình quân 20USD/m2/tháng)

- Nhà 37 Hàng Khay: 37 Hàng Khay, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Với tổng diện tích 200m2, (giá cho thuê bình quân 27,5 triệu VNĐ/tháng) Doanh thu hàng năm 330 triệu VNĐ)

Trang 23

- Toà nhà CFM BUILDING: 23 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội Với tổng diện tích 1268 m2, (giá cho thuê bình quân 20 USD/ m2/ tháng) Doanh thu hàng năm 4 tỷ VNĐ

Ngoài ra Công ty ARTEXPORT – Hà Nội còn có 3 xưởng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề, gồm:

- Xưởng sản xuất hàng gốm sứ tại Bát Tràng – Hà Nội

Xưởng gốm Bát Tràng là một liên doanh sản xuất đồ gốm sứ xuất khẩu của Công ty với Xí nghiệp X54, thuộc Công ty Hà Thành, Bộ Quốc Phòng, Xưởng nằm trên vị trí thuận lợi ngay tại làng gốm Bát Tràng nổi tiếng của Hà Nội với diện tích trên 9000m2, thu hút nhiều lao động có tay nghề cao tới làm việc Thêm vào đó, xưởng còn được đầu tư một lò gốm hiện đại sử dụng gas,

có khả năng đáp ứng các đơn hàng thường xuyên của khách hàng trong và ngoài nước Hiện nay xưởng còn có thêm một phòng trưng bày hàng mẫu với rất nhiều mẫu mã chủng loại đặc trưng của sản phẩm gốm

- Xưởng sản xuất hàng thêu tại Thanh Lân – Thanh trì - H à Nội

Xưởng sản xuất hàng thêu tại Thanh Lân nằm trong khuôn viên chung rộng trên 6000 m2, trong đó diện tích cho xưởng khoảng 450m2 Thuận lợi của xưởng là nằm ngay gần phòng trưng bày các mặt hàng xuất khẩu của Công ty mới được xây dựng và hoàn thành năm 2005 Xưởng thêu hoạt động với lượng hàng liên tiếp do khách hàng đặt, thu hút số lao động thường xuyên khoảng 50 người

- Xưởng sản xuất hàng mỹ nghệ tại Đông Mỹ

Diện tích trên 1750 m2, thu hút hơn 30 lao động thường xuyên tới làm việc Bên cạnh đó, xưởng mỹ nghệ còn có phòng trưng bày với trên 2000 mẫu hàng mỹ nghệ hêt sức đa dạng và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng

Tình hình tài sản cố định của Công ty

Tình hình tài sản cố định của Công ty tính đến ngày 31/12/2007 còn được thể hiện ở biểu 3.1

Trang 24

Biểu 3.1: Tài sản cố định của Công ty

3.2.2 Đặc điểm về lao động và tổ chức lao động của Công ty

Tính đến ngày 31/12/2007 tổng số lao động của Công ty là 248 người, bao gồm, 125 lao động gián tiếp và 123 lao động trực tiếp tại xưởng của Công

ty Cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện trên biểu 3.2

Qua biểu 3.2 cho thấy phân theo trình độ lao động thì toàn Công ty số lao động có trình độ đại học là 1655 người chiếm tỷ lệ 57,29%, số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp là 17 người chiếm tỷ lệ 5,9%, số công nhân và lao động phổ thông là 106 người chiếm tỷ lệ 36,81%.Qua biểu 3.3 cho thấy đối tượng lao động mà Công ty sử dụng trong bộ máy quản lý của Công ty đều là những lao động có trình độ đại học trở nên, do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nên đòi hỏi cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn cao được đào tạo qua các trường lớp với lĩnh vực chuyên môn nhất định trong từng lĩnh vực hoạt động mà Công ty yêu cầu, tuy nhiên trong những năm gần đây Công ty vẫn không ngừng tổ chức cho cán bộ, công nhân

đi học để nâng cao nghiệp vụ, để có điều kiện tiếp cận công nghệ, khoa học

để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng tốt hơn

Trang 25

Biểu 3.2: Cơ cấu lao động của Công ty Đơn vị tính: Người

Đặc điểm về nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua biểu 3.3

Trang 26

Từ ngày 14/02/2005 dến nay Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hoá, vốn sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn Cổ đông là người lao động trong và ngoài doanh nghiệp, chiếm 87,2% tổng số vốn của Toàn Công ty, còn lại là vốn Cổ đông là Nhà nước chỉ chiếm 12,8% tổng số vốn toàn Công ty

Qua biểu 3.3 cho thấy vốn sản xuất kinh doanh của Công ty được phân loại thành: Vốn sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế và vốn sản xuất kinh doanh theo nguồn hình thành

Vốn sản xuất kinh doanh theo nội dung, bao gồm vốn cố định và vốn lưu động Trong cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn, và có sự biến động tăng dần qua các năm, năm 2005 vốn lưu động của Công ty là 188.387.265 (ngàn đồng), đến năm

2007 mức vốn này đã tăng lên mức 268.903.919 (ngàn đồng) với tốc độ phát triển bình quân đạt 119,47%

Đối với vốn sản xuất kinh doanh phân loại theo nguồn hình thành cho thấy, lượng vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty nhưng có sự biến động tăng qua các năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 174,72% Đặc biệt là năm 2005 lượng vốn chủ sở hữu chỉ là 33.574.422 (ngàn đồng), nhưng đến năm 2007 lượng vốn này đã tăng lên ở mức 102.497.772 (ngàn đồng) Nguyên nhân nguồn vốn chủ sở hữu của Công

ty năm 2007 tăng mạnh như vây la do Công ty phát hành thêm cổ phiểu để huy động nguồn vốn sản xuất kinh doanh cho Công ty đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh

Vốn vay và nợ, của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty Qua 3 năm nghiên cứu cho thấy vốn vay và nợ có sự biến động tăng giảm không lớn với tốc độ phát triển bình quân đạt 119,59% Năm 2005 vốn vay và nợ của Công ty là 205.675270 (ngàn đồng), nhưng năm 2007 tuy lượng vốn chủ sở hữu của Công ty tăng cao nhưng lượng vốn vay và nợ của Công ty vẫn tăng cao tương ứng là 256.117.731 (ngàn đồng)

Trang 27

Biểu 3.3: Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh

Trang 28

3.2.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty

Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh

- Cơ cấu hàng xuất khẩu bao gồm:

+ Hàng sơn mài mỹ nghệ như: Tranh sơn mài, hộp đựng đồ trang sức, các vật trang trí

+ Hàng cói, ngô, dứa, mây

Trong nhóm này có các mặt hàng như: Chiếu, làn đi chợ, dép, thảm để chân…với kiểu dáng đẹp, mẫu mã phong phú, mỗi sản phẩm đều mang trong

nó tính Á Đông Trong những năm gần đây, mặt hàng này đã thu hút được sự chú ý của khách hàng trong và ngoài nước nên kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này cũng tăng lên

+ Hàng gốm sứ: Có tính độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc nên đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty

+ Hàng thêu ren như : Khăn trải bàn, vỏ gối, ga trải giường, rèm cửa, khăn tay…

+ Hàng thủ công mỹ nghệ: Nhóm hàng này bao gồm nhiều mặt hàng chạm khảm từ bạc, kim loại quý và gỗ Loại hàng này khó gia công, mất nhiều thời gian, công sức, nguyên vật liệu đắt do đó mặt hàng này thường có giá thành cao Tuy nhiên già trị XK mặt hàng này của Công ty không ổn định

- Cơ cấu hàng nhập khẩu bao gồm:

+ Nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất các mặt hàng thêu: như bông xơ chưa chải kỹ, tấm xơ gỗ ép…phục vụ cho các ngành công nghiệp nhẹ

+ Máy móc thiết bị, ôtô, xe máy đã qua sử dụng

+ Vật liệu xây dựng, và một số hàng tiêu dùng khác…

- Cho thuê văn phòng

Hiện nay dịch vụ cho thuê văn phòng cũng là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty hiện nay Công ty có tới 4 toà nhà hiện đang cho thuê nằm ở trung tâm thành phố

+ Toà nhà ATEXPORT BUILDING: 31 -33 Ngô Quyền, Quận Hoàn

Trang 29

Kiếm, Hà Nội

+ Toà nhà 2A Phố Phạm Sư Mạnh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ Nhà số 37 Hàng Khay, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ Toà nhà CMF BUILDING: 23 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội Thị trường mua bán hàng hoá của Công ty

- Thị trường xuất khẩu hiện nay của Công ty

Trước đây khi nền kinh tế nước ta còn thực hiện cơ chế bao cấp, công tác xuất nhập khẩu của Công ty chủ yếu thực hiện XNK theo kim ngạch Nghị Định Thư, thì thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta chủ yếu là sang các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô cũ và các nước Đông Âu

Do đó thị trường xuất nhập khẩu thời kỳ này tương đối ổn định

Từ năm 1991, thị trường truyền thống tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ

là các nước Đông Âu suy giảm mạnh, chỉ còn lại phần tham gia trên Nghị Định Thư với số lượng nhỏ Được sự chỉ đạo của Bộ Thương Mại và nỗ lực của Công ty nên Công ty đã giải quyết dần được những khó khăn về thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, tăng cường đầu tư phát triển hàng mới, đẩy mạnh nhập khẩu để phục vụ sản xuất và xuất khẩu, tăng dần kim ngạch xuất nhập khẩu, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách

Hiện nay ở nước ta có nhiều doanh nghiệp chuyên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Thời kỳ đầu chuyển đổi cơ chế, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp dẫn đến hậu quả hoạt động của Công ty ngày càng thấp, tỷ lệ lợi nhuận giảm dần…Do vậy vấn đề đặt ra cho Công ty là phải tạo chữ tín với khách hàng không chỉ bằng hệ thống chất lượng mà cả bằng hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá hữu hiệu và bền vững

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước là làm bạn với cả thế giới, đồng thời thông qua các chính sách đa dạng hoá thị trường , đa phương hoá quan hệ kinh tế để làm cở sở phát triển Bởi vậy, cần thiết phải tìm thị trường ổn định và lâu dài thông qua sự hợp tác phân công lao động quốc tế Trong xu hướng chung đó Công ty ARTEXPORT - Hà Nội đã và đang mở rộng quan hệ buôn bán với trên 40 nước, sau 5 năm hoạt động theo cơ chế thị

Trang 30

trường thì thị trường mua bán của Công ty ngày càng được mở rộng

- Châu Âu: Pháp, Tây Ban Nha, CH Séc, LB nga, Phần Lan…

- Châu Mỹ: Canada, Mỹ…

- Châu Á: Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc…

- Thị trường thu mua hàng hoá đầu vào của Công ty

Hiện nay Công ty vẫn duy trì và không ngừng phát triển kinh doanh các mặt hàng truyền thống là hàng Thủ công Mỹ nghệ với các mặt hàng sẵn có bao gồm: gốm sứ, mây tre đan, cói, ngô, sơn mài mỹ nghệ, hàng đá…tìm kiếm mở rộng và phát triển những ngành hàng khác có khả năng đem lại lợi nhuận cao Hiện nay, Công ty đã và đang có kế hoạch hợp tác đầu tư mở rộng các liên doanh sản xuất khăn mặt bông với Công ty cổ phần Đông Phong tại Thái Bình, liên doanh sản xuất gốm sứ với xí nghiệp X54 trực thuộc Công ty

Hà Thành, bộ Quốc Phòng, liên doanh sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ với Công ty TNHH Đoàn Kết, Thường Tín, Hà Tây

- Thị trường tiêu thụ các hàng hoá nhập khẩu

+ Hiện nay hầu hết các mặt hàng, hàng hoá mà Công ty nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài về tiêu thụ tại thị trường trong nước nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước Hiện nay các mặt hàng chủ yếu mà Công ty nhập khẩu hàng năm chủ yếu là các nhóm mặt hàng như:

+ Nguyên vật liệu phục vụ cho lĩnh vực công nghiệp nhẹ như vật liêu thêu, bông xơ chưa chải kỹ, nguyên liệu sản xuất nhựa…

+ Máy móc thiết bị như: Thang máy, ô tô máy lu, máy xúc đã qua sử dụng, máy móc thiết bị phụ tùng…

+ Hàng tiêu dùng: Hạt điều, lọ thuỷ tinh…

+ Vật liệu xây dựng: Thép các loại…

3.2.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Để đảm bảo cho quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo dạng kết hợp trực tuyến chức năng

Cơ cấu tổ chức bộ máy được thể hiện dưới sơ đồ sau:

Trang 31

Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ATEXPORT

Ghi chú

: Quan hệ trực tuyến

: Mối quan hệ chức năng tham mưu

: Mối quan hệ kiểm tra, giám sát và phục vụ sản xuất

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GĐ

KHỐI KDXNK KHỐI SẢN XUẤT CHI NHÁNH, KHỐI LD

- PHÒNG XNK TH1 - XƯỞNG THÊU - CHI NHÁNH HẢI PHÒNG

- PHÒNG XNK TH2 - XƯỞNG GỖ ĐÔNG MỸ - VP ĐẠI DIỆN ĐÀ NẴNG

Trang 32

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận chức năng

- Hội động quản trị:

Hội đồng quản trị của Công ty là cơ quan quản lý của Công ty, hội đồng quản trị có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty như:

+ Quyết định chiến lược phát triển của Công ty

+ Ban hành quy chế làm việc của hội đồng quản trị, quy chế điều hành doanh nghiệp của ban giám đốc và các cơ chế quản lý nội bộ khác

+ Bổ nhiệm các phó giám đốc và quyết định cơ cấu tổ chức của Công

ty

+ Trình bày các quyết toán tài chính hàng năm trước đại hội cổ đông + Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn, thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh

- Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn theo thể thức bầu trực tiếp bỏ phiếu kín Ban kiểm soát có nhiệm kỳ hoạt động như nhiệm kỳ hoạt động của hội đồng quản trị

Ban kiểm soát có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính

Trang 33

+ Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty

+ Thường xuyên thông tin với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của ban, tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo kết luận và kiến nghị lên Đại hội cổ đông

+ Báo cáo lên hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của Công ty

+ Quản lý hồ sơ của cán bộ, công nhân viên toàn Công ty

+Theo dõi tiền lương và cấp bậc hàng năm của công nhân viên

+ Theo dõi xử lý khen thưởng và kỷ luật

+ Thanh quyết toán hợp đồng

+ Lập và quản lý thu – chi tài chính, đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kế hoạch toàn Công ty

+ Tham gia xây dựng và quản lý các mức giá trong Công ty

+ Tham gia xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý tài chính, kế toán của

Trang 34

Công ty

+ Tham mưu cho giám đốc xét duyệt các phương án sản xuất kinh doanh, phân phối lợi nhuận và kiểm tra quá trình thực hiện các phương án đó Việc tham mưu cho giám đốc xét duyệt các phương án phải được tính toán, cân nhắc, xem xét toàn diện chu đáo, đồng thời phải được tiến hành khẩn trương

- Các phòng nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu

Khối các phòng nghiệp vụ XNK gồm 10 phòng, mỗi phòng được giao phụ trách các nghiệp vụ kinh doanh XNK đối với một số mặt hàng cùng loại

Các phòng này trực tiếp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo kế hoạch, phương án đã được giám đốc duyệt Các phòng XNK này thực hiện tất

cả các bước của một thương vụ kinh doanh từ việc chào hàng, kí kết hợp đồng đến thực hiện hợp đồng và thanh toán

Ngoài ra Công ty còn có các chi nhánh và xưởng sản xuất Các chi nhánh cũng thực hiện nhiệm vụ kinh doanh chung của Công ty, gồm kinh doanh XNK trực tiếp và XNK uỷ thác Mỗi chi nhánh đều có một thủ trưởng

và bộ phận kế toán riêng Các xưởng sản xuất thực hiện chức năng tổ chức hàng xuất khẩu Mỗi xưởng cũng có một giám đốc xưởng và một nhân viên

kế toán riêng

3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

3.3.1 Kim ngạch xuất khẩu theo nhóm mặt hàng

Kim ngạch xuất khẩu theo từng nhóm mặt hàng của Công ty được thể hiện trên biểu 3.4

Qua biểu 3.4 cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Công ty có sự biến động tăng dần qua các năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 108,92%

Hàng dệt may, thêu ren là mặt xuất khẩu chủ lực hiện nay của Công ty

và tuy có biến động không lớn lắm qua các năm nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Công

ty hàng năm kim ngạch xuất khẩu thường đạt khoảng 3,5 triệu USD

Trang 35

Biểu 3.4: Kim ngạch xuất khẩu theo nhóm mặt hàng của Công ty

Đơn vị tính: USD

TT Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 θθbq(%)

1 Dệt may, thêu ren 3.550.312 3.582.942 3.576.237 100,36

(Nguồn: Phòng TC – KH) Nguyên nhân là do mặt hàng này của Công ty đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, có tính thẩm mỹ cao chất lượng tốt, giá cả phù hợp

Hàng mỹ nghệ đá, gỗ cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay của Công ty Tuy mặt hàng này tham gia vào thị trường xuất khẩu của Công ty khoảng 10 năm nhưng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này tương đối lớn Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này có sự biến động tăng qua các năm và

có tốc độ phát triển bình quân đạt 119,05% Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chỉ đạt 2.984.611 USD.Nhưng đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 4.229.871 USD Nguyên nhân là do mặt hàng đáp ứng được nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường quốc tế

Hàng gốm sứ, qua 3 năm nghiên cứu cho thấy kim ngạch xuất khẩu thấp nhất nhưng có sự biến động tăng mạnh nhất với tốc độ phát triển bình quân đạt 134,17% Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chỉ đạt 500.213 (USD), nhưng sang năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đã tăng lên mức 1.064.738 (USD) Năm 2007, tuy kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này có giảm nhưng số lượng giảm không đáng kể Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này có sự biến động lớn là do, mặt hàng này của Công ty hiện nay có tính thẩm mỹ và chất lượng rất cao giá cả phù hợp, nên rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới hiện nay

Trang 36

3.3.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá theo thị trường

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá theo thị trường của Công ty được thể hiện qua biểu 3.5

Biểu 3.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá theo thị trường của Công ty

(Nguồn: Phòng TC – KH) Qua biểu 3.5 cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Công ty qua

3 năm nghiên cứu có sự biến động tăng dần qua các năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 108,92% Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt giá trị lớn nhất với 12.751.624 (USD) Năm 2005 thị trường xuất khẩu của Công ty mới chỉ có thị trường xuất khẩu hàng hoá tại 21 nước trên thế giới, nhưng đến năm 2007 thị trường xuất khẩu hàng hoá của Công ty đã mở rộng trên 30 nước

3.3.3 Kim ngạch nhập khẩu của Công ty theo từng nhóm mặt hàng

Kim ngạch nhập khẩu theo từng nhóm mặt hàng của Công ty thể hiện qua biểu 3.6

Qua biểu 3.6 cho thấy qua 3 năm nghiên cứu cho thấy tình hình nhập khẩu hàng hoá theo từng nhóm mặt hàng có sự biến động tăng giảm qua các năm nghiên cứu với tốc độ phát triển bình quân là 94,20%

Ngày đăng: 23/06/2021, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w