I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Về tác giả: Phan Châu Trinh (1872 – 1926) hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Phước, huyện Tam Kì), tỉnh Quảng Nam. Ông đỗ Phó bảng, từng được bổ dụng một chức […] phan tich an y man doi thoai giua hon truong ba va xac hang thit, suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà, Csuy nghĩ của em về đức tính tự tin, hien tai la nguyen khi cua quoc gia, soạn lòng yêu nước, Van mau bai rung xa nu, ta ve mua xuan, bai van chung jminh cau tuc ngu that bai la me thanh conh, phan tich doan tholop lop may cao cung nho nhatrang giang cua huy can, giải thích câu tuc ngữ có chí thì nên
Trang 1I KIẾN THỨC CƠ BẢN
1 Về tác giả:
Phan Châu Trinh (1872 – 1926) hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Phước, huyện Tam Kì), tỉnh Quảng Nam Ông đỗ Phó bảng, từng được bổ dụng một chức quan nhưng rồi bỏ quan để chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước – một sự nghiệp tâm huyết, sôi nổi và đa dạng của ông trong những năm đầu thế kỉ XX Ông nổi tiếng là người giỏi biện luận
và có tài văn chương Thơ văn của ông thấm đẫm lòng yêu nước và tinh thần dân chủ Tác phẩm chính:
Tây Hồ thi tập, Tỉnh quốc hồn ca, Xăng-tê thi tập (các tập thơ), Giai nhân kì ngộ (truyện thơ dịch).
2 Về tác phẩm:
a) Bài thơ này được viết trong cùng cảnh ngộ với bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội
Châu Cũng là tác phẩm của những nhà yêu nước tiến bộ, lại cũng đang trong cảnh bị tù đày, hai bài thơ
có những điểm khá tương đồng Đó là biểu hiện của hai tâm hồn, khí phách mạnh mẽ, vượt lên trên hoàn cảnh hiểm nguy Sự khác nhau giữa hai tác phẩm thể hiện ở giọng điệu, phong cách của mỗi tác giả Nếu
như bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác có nhiều nét hóm hỉnh, đùa vui nhẹ nhàng thì bài Đập đá ở Côn Lôn lại thể hiện giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng, có nhiều sắc thái khẳng định hơn.
b) Câu mở đầu, tác giả phác hoạ bối cảnh không gian, gợi mở âm hưởng hùng tráng bằng tư thế hiên ngang, sừng sững của phận “làm trai” đầu đội trời, chân đạp đất kiêu hùng Dân gian từng có câu: “Làm trai cho đáng nên trai” Phan Bội Châu cũng đề cao chí hướng làm trai: “Đã sinh làm trai thì cũng phải
khác đời”… Cho thấy quan niệm về chí trai, làm trai có mạch nguồn trong quan niệm nhân sinh truyền
thống Trong câu thơ của Phan Châu Trinh quan niệm ấy được khẳng định trong một bối cảnh cụ thể: “…
đứng giữa đất Côn Lôn” là “đứng giữa” biển – trời – đất, thật kiêu hãnh, đường hoàng, đúng là tư thế của
người làm chủ giang sơn Ba câu thơ tiếp theo, qua những hình ảnh chân thực diễn tả công việc nặng nhọc (khai thác đá) tác giả đã khắc hoạ thành những hình ảnh biểu trưng cho tầm vóc sức mạnh dời non lấp bể, kinh thiên động địa của nhân vật trữ tình Những hành động mạnh mẽ cho phép ta hình dung ra hình ảnh
người dũng sĩ với sức vóc thần kì đang xung trận: “xách búa“, “ra tay“; và “lừng lẫy” những chiến công
“lở núi non“, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn” Những từ ngữ cực tả sức mạnh dũng
mãnh đã làm nổi bật hình tượng con người trong tư thế ngạo nghễ, lớn ngang tầm vũ trụ Giữa không gian biển trời bao la, sừng sững một tượng đài kết bằng những hình khối phi thường
Bốn câu cuối bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy nghĩ của người anh hùng “Thân sành sỏi”, “dạ sắt son” sẽ bền bỉ trụ lại được cùng “tháng ngày”, “mưa nắng” Thế đối lập ở câu 5 – 6 thể hiện sự kiên tâm, vững trí của nhà cách mạng dù trong bất kì hoàn cảnh khắc nghiệt nào Tấm lòng thuỷ chung, son sắt “mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen” (Nguyễn Trãi) kia cũng là sự kế thừa truyền thống anh hùng bất khuất đã được khẳng định trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Vững vàng đến “trơ gan cùng tuế nguyệt”, đến ngạo nghễ đã là đạo sống, phẩm cách của người chiến sĩ chẳng tiếc thân mình cho sự nghiệp chung Phan Châu Trinh xuất thân nho học, ở những vần thơ này ta thấy bản lĩnh của nhà nho đã hoà thấm thuần thục với tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng Trong bối cảnh đầy những gian nan, thử thách hồi đầu thế kỉ XX người chiến sĩ dám dấn thân vì giang sơn xã tắc cũng phải là những con người bất chấp
hi sinh, nguy khó, biết quên thân mình Có khi còn phải biết gồng mình lên, chiến thắng hoàn cảnh bằng ý chí Cảm hứng lãng mạn hào hùng tiếp tục được đẩy lên đỉnh điểm ở hai câu thơ kết với hình ảnh thơ
mang đậm chất sử thi Hai chữ “vá trời” lấy từ tích Nữ Oa vá trời Tầm vóc, sức mạnh ở đây đã được thi
vị hoá đến mức thần kì, giống như bà Nữ Oa trong truyền thuyết đội đá vá trời Hình ảnh “Những kẻ vá trời” vừa thực vừa bay bổng, khoa trương Thực ở mức liên hệ với hình ảnh những người tù lao động khổ sai đập đá, làm lở núi non đã được miêu tả ở 4 câu thơ đầu Bay bổng, khoa trương ở lối ví với nhân vật
trong thần tích Hai câu thơ cuối này gợi tả sự đối lập giữa cái lớn lao, kì vĩ (vá trời) với thực tế gian nan
chỉ là “việc con con” Sự đối lập ấy là kết quả của một ý chí sắt đá, niềm tin lớn vào sự nghiệp chính
nghĩa, kẻ vá trời bằng sức mạnh đội đá vá trời có thể đè bẹp mọi trở ngại gian nan Thực tế thì những khó khăn tác giả đang phải đương đầu không “con con” chút nào nhưng chỉ có bằng cách ấy, bằng ý chí quật
cường tích tụ từ nguồn mạch dân tộc người chiến sĩ mới có thể tiếp tục được con đường dằng dặc chông gai trước mắt Đó cũng là một cuộc chiến thắng chính mình
Trang 2c) Đập đá ở Côn Lôn và Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là hai bài thơ của hai nhà nho yêu nước tiêu
biểu trong phong trào cách mạng những năm đầu thế kỉ XX Qua đó chúng ta nhận ra cái mạch chảy dào dạt của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong truyền thống dân tộc Việt Nam Rồi đây cái mạch nguồn ấy lại bừng lên thành những đợt sóng mãnh liệt và thể hiện trong văn học kháng chiến chống Mĩ, chống Pháp
II RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Đọc bài thơ này, khác với bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Từng ý từng câu phải đọc rõ ràng, rành mạch, chú ý các từ láy (lừng lẫy, sành sỏi, con con…) các cặp đối (3 – 4; 5 – 6) Câu cuối đọc buông
nhẹ nhàng, chú ý sắc thái làm chủ hoàn cảnh, tình huống (chi kể, việc con con)