I.ÐẠI CƯƠNG VỀ TRUYỆN CƯỜI : 1.Ðịnh nghĩa : Truyện cười là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước … […] phan tich an y man doi thoai giua hon truong ba va xac hang thit, suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà, Csuy nghĩ của em về đức tính tự tin, hien tai la nguyen khi cua quoc gia, soạn lòng yêu nước, Van mau bai rung xa nu, ta ve mua xuan, bai van chung jminh cau tuc ngu that bai la me thanh conh, phan tich doan tholop lop may cao cung nho nhatrang giang cua huy can, giải thích câu tuc ngữ có chí thì nên
Trang 1I.ÐẠI CƯƠNG VỀ TRUYỆN CƯỜI :
1.Ðịnh nghĩa :
Truyện cười là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước …
2.Hiện tượng cười và truyện cười :
Hiện tượng cười gắn với hai loại tiếng cười : tiếng cười sinh học và tiếng cười tâm lý xã hội
Tiếng cười sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần (tiếng cường của người bị gù, của bệnh nhân tâm thần …)
Tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người Do vậy nó hết sức tinh tế
và phức tạp
Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ : tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến Tiếng cười phê phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận
Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười Cái cười phát ra từ cái đáng cười Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc …
3 Phân loại truyện cười :
Theo tiêu chí kết cấu thì truyện cười có 2 nhóm lớn, truyện cười kết chuỗi và truyện cười không kết chuỗi
a.Truyện cười kết chuỗi gồm 2 nhóm nhỏ :
+ Nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là đối tượng của tiếng cười phê phán (Trạng Lợn)
+ Nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là người được ca ngợi, thán phục, đã dũng cảm, mưu trí đấu tranh chống cái xấu, cái ác (Trạng Quỳnh)
b.Truyện cười không kết chuỗi có thể chia làm 3 tiểu loại (dựa theo tính chất phê phán, tính hài hước và cách thức phản ánh hiện thực): truyện khôi hài (giải trí là chủ yếu), truyện trào phúng (phê phán là chủ yếu), truyện tiếu lâm (có yếu tố tục)
II.NỘI DUNG TRUYỆN CƯỜI :
1.Tiếng cười mua vui giải trí :
Tiếng cười trong truyện khôi hài nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song, nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng Truyện khôi hài phê phán cái ngược đời, cái trái lẽ tự nhiên tập trung ở những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh (Tay aÍi tay ai, Thấy dễ mà thèm, Ăn vụng gặp nhau …)
Tác dụng giải trí của truyện khôi hài căn bản lành mạnh xét từ phía người sáng tác cũng như người
Trang 2thưởng thức.
2.Tiếng cười phê bình giáo dục :
Tiếng cười trong truyện trào phúng (trào phúng bạn) phê bình thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân Nếu như bản chất cao quý của người nông dân là sự thật (truyện cổ tích, ca dao …) thì tính chất dễ phạm sai lầm của họ cũng là một sự thật khác (truyện trào phúng) Chúng ta có thể đọc những truyện như: Hội sợ
vợ, Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói liều …
3 Tiếng cười đả kích :
Tiếng cười trong truyện trào phúng (trào phúng thù) vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến
Truyện trào phúng đả kích từ vua chúa, quan lại đến địa chủ cường hào , thầy đồ, thầy chùa, thầy pháp, thầy lang … (Quan huyện thanh liêm, Thần bia trả nghĩa, Nó phải bằng hai mày, Nam mô … boong, Thầy đồ liếm mật, Chỉ có một con ma …)
Hệ thống truyện trạng (tiêu biểu là truyện Trạng Quỳnh , Truyện ông Ó ) có tính phản phong cao, chĩa mũi nhọn thẳng vào tầng lớp chóp bu của chế độ phong kiến (vua, chúa)
III.MẤY NÉT VỀ THI PHÁP TRUYỆN CƯỜI :
1 Kết cấu:
Nhằm phơi bày cái đáng cười – một hiện tượng có mâu thuẫn nên truyện cười thường được cấu tạo như một màn kịch có 3 lớp:
Lớp 1: Giới thiệu hiện tượng chứa mâu thuẫn tiềm tàng
Lớp 2: Mâu thuẫn phát triểu tới đỉnh điểm
Lớp 3: Cái đáng cười phơi bày
2 Nhân vật:
Nhân vật trong truyện cười không có cả một số phận như trong truyện cổ tích mà chỉ là hành vi ứng xử của nó trong một hoàn cảnh nào đó
Thông thường, nhân vật chính là đối tượng của tiếng cười Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nhân vật gây ra tiếng cười không phải là đối tượng chính của sự phê phán Chẳng hạn, trong truyện ” Ðậu phụ ” chú tiểu ( có lời nói gây cười ) không phải là đối tượng chính để báng bổ Người bị lên án là nhà sư phá giới ( sư ăn thịt cho ï, sư lừa dối )