1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đề án tốt nghiệp thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (oda) và các khoản vốn vay ưu đãi

40 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 73,97 KB

Nội dung

Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ ÁN Hoà Bình là tỉnh miền núi, cửa ngõ Tây Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình; phía Đông giáp Thành Phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam; phía Tây giáp tỉnh Sơn La; trục giao thông chính là quốc lộ 6 nối liền Hà Nội với Hoà Bình và các tỉnh miền núi Tây bắc; ngoài ra còn một số trục giao thông Quốc lộ như đường Hồ Chí Minh, QL12, đường 12. Trung tâm tỉnh cách Hà Nội 76 km. Toàn tỉnh có tổng diện tích 4.608 km2 bao gồm 10 huyện và 1 thành phố với 210 xã phường, thị trấn trong đó có 107 xã khó khăn và 73 xã đặc biệt khó khăn; tính đến năm 2014 dân số tỉnh Hoà Bình là 817.352 người với 6 dân tộc anh em (Tày, Mường, Dao, Thái, H’mông và Kinh) cùng sinh sống( ). Quá trình phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm qua, tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh nhằm từng bước phát triển kinh tế xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo. Đạt được kết quả nêu trên trong thời gian qua là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành nền kinh tế, trong đó chỉ đạo điều hành việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cũng quan tâm đặc biệt. Do Hòa Bình vẫn là tỉnh nghèo, ngân sách chủ yếu vẫn dựa vào nguồn hỗ trợ từ Trung ương, trong khi đó nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn là rất lớn trong đó ODA là một nguồn vốn rất quan trọng, không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Nhìn nhận trong thời gian qua thì các hoạt động nâng cao hiệu quả viện trợ đang giúp tỉnh Hòa Bình cải thiện việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, làm cho nguồn lực này phát huy tác động mạnh mẽ đối với sự nghiệp phát triển của tỉnh cũng như hỗ trợ vượt qua những thách thức đặt ra trong giai đoạn phát triển mới. Bên cạnh những tác động tích cực đó thì cũng đang còn những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cần phải được khắc phục nhanh chóng để có thể phát huy tối đa được ưu điểm của nguồn vốn này. Đồng thời trong giai đoạn 2016 2020, công tác thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cần có những thay đổi về chính sách, thể chế cho phù hợp với tình hình phát triển mới, nhất là khi Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình thấp, nên các nhà tài trợ sẽ có sự thay đổi về lĩnh vực hợp tác phát triển và các chính sách viện trợ, trong đó nguồn vốn ODA ưu đãi sẽ có xu hướng giảm, đồng thời vốn vay kém ưu đãi, vay thương mại có chiều hướng tăng lên. Chính vì vậy, để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA và các khoản vay của các nhà tài trợ nhằm hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đề ra trong Quy hoạch phát triển kinh tế xã hộỉ đến năm 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016 2020, cần thiết phải xây dựng những giải pháp đảm bảo thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này. Với những lý do trên, học viên chọn Đề án: “Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các khoản vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016 2020” làm đề án tốt nghiệp lớp cao cấp lý luận chính trị.

Trang 1

1.1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ ÁN

Hoà Bình là tỉnh miền núi, cửa ngõ Tây - Bắc Việt Nam, phía Bắc giáptỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình; phía Đông giápThành Phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam; phía Tây giáp tỉnh Sơn La; trục giaothông chính là quốc lộ 6 nối liền Hà Nội với Hoà Bình và các tỉnh miền núiTây bắc; ngoài ra còn một số trục giao thông Quốc lộ như đường Hồ ChíMinh, QL12, đường 12 Trung tâm tỉnh cách Hà Nội 76 km Toàn tỉnh cótổng diện tích 4.608 km2 bao gồm 10 huyện và 1 thành phố với 210 xãphường, thị trấn trong đó có 107 xã khó khăn và 73 xã đặc biệt khó khăn; tínhđến năm 2014 dân số tỉnh Hoà Bình là 817.352 người với 6 dân tộc anh em(Tày, Mường, Dao, Thái, H’mông và Kinh) cùng sinh sống(1).

Quá trình phát triển gặp rất nhiều khó khăn Trong những năm qua,tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm huy động các nguồn lực trong và ngoài nướcđầu tư vào tỉnh nhằm từng bước phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xoá đóigiảm nghèo Đạt được kết quả nêu trên trong thời gian qua là nhờ sự chỉ đạosát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tácchỉ đạo, điều hành nền kinh tế, trong đó chỉ đạo điều hành việc thu hút và sửdụng nguồn vốn ODA cũng quan tâm đặc biệt Do Hòa Bình vẫn là tỉnhnghèo, ngân sách chủ yếu vẫn dựa vào nguồn hỗ trợ từ Trung ương, trong khiđó nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn là rất lớn trong đóODA là một nguồn vốn rất quan trọng, không thể thiếu trong chiến lược pháttriển kinh tế của tỉnh.

Nhìn nhận trong thời gian qua thì các hoạt động nâng cao hiệu quả việntrợ đang giúp tỉnh Hòa Bình cải thiện việc thu hút và sử dụng nguồn vốnODA, làm cho nguồn lực này phát huy tác động mạnh mẽ đối với sự nghiệpphát triển của tỉnh cũng như hỗ trợ vượt qua những thách thức đặt ra tronggiai đoạn phát triển mới Bên cạnh những tác động tích cực đó thì cũng đangcòn những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cần phải

1() Niên giám Thống kê tỉnh Hòa Bình 2014.

Trang 2

được khắc phục nhanh chóng để có thể phát huy tối đa được ưu điểm củanguồn vốn này.

Đồng thời trong giai đoạn 2016 - 2020, công tác thu hút, quản lý và sửdụng nguồn vốn ODA cần có những thay đổi về chính sách, thể chế cho phùhợp với tình hình phát triển mới, nhất là khi Việt Nam đã trở thành nước thunhập trung bình thấp, nên các nhà tài trợ sẽ có sự thay đổi về lĩnh vực hợp tácphát triển và các chính sách viện trợ, trong đó nguồn vốn ODA ưu đãi sẽ cóxu hướng giảm, đồng thời vốn vay kém ưu đãi, vay thương mại có chiềuhướng tăng lên.

Chính vì vậy, để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA vàcác khoản vay của các nhà tài trợ nhằm hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đề ratrong Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hộỉ đến năm 2020 và Kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội 2016 - 2020, cần thiết phải xây dựng những giải phápđảm bảo thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này.

Với những lý do trên, học viên chọn Đề án: “Thu hút và sử dụngnguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các khoản vốn vay ưuđãi của các nhà tài trợ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016 - 2020” làm đề án tốt

nghiệp lớp cao cấp lý luận chính trị.

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

Đề án “Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) và các khoản vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ tỉnh Hoà Bình giaiđoạn 2016 - 2020” (sau đây viết tắt là Đề án thu hút và sử dụng nguồn vốnODA) là tài liệu thể hiện chính sách của tỉnh Hòa Bình nhằm cụ thể hóa chủtrương, đường lối của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc thu hút, quản lý và sửdụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ tại tỉnh HòaBình Nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, thu hẹp khoảngcách phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh so với trung bình cả nước; phấn đấuđạt tỷ trọng cao về công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế; đạt bước tiếnđáng kể trong xây dựng kết cấu hạ tầng; tiếp tục phát triển văn hóa, xã hội,xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; đảm bảoquốc phòng, an ninh.

Trang 3

Thực hiện thành công Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh HòaBình đến năm 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 5 năm2016 - 2020 của tỉnh, bên cạnh việc phát huy nội lực là chủ yếu, tỉnh HòaBình tiếp tục chủ trương huy động ở mức cao nhất có thể mọi nguồn vổn ởtrong và ngoài nước, trong đó nguồn vổn ODA và vổn vay ưu đãi khác củacác nhà tài trợ.

Để đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình đề ratrong giai đoạn 2016 - 2020 cần phải thu hút và sử dụng khoảng 6.000 tỷđồng vốn ODA để đầu tư cho xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung chủyếu vào các ngành, lĩnh vực được ưu tiên là cơ sở hạ tầng giao thông, y tế,chương trình giảm nghèo và phát triển nông thôn, …

1.3 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

Đề án thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thực hiện việc đánh giá thựctrạng việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi thờikỳ 2011 - 2015; định hướng chính sách cho việc hoàn thiện môi trường thểchế; đề ra các nguyên tắc về tổ chức, quản lý và thực hiện các hoạt động; đưara các dự báo và đề ra các giải pháp để thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vàvốn vay ưu đãi đối với các cơ quan quản lý các cấp và các đơn vị thụ hưởngnhằm thu hút tối đa và nâng cao hiệu quả sử đụng các nguồn vốn này để hỗtrợ thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình đến năm2020 và Kế hoạch phát triển kinh tể - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN

Phạm vi đối tượng: Đề án bao quát các hoạt động liên quan đến công tácthu hút và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi do Chính phủ nướcngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liênchính phủ tài trợ cho tỉnh Hòa Bình.

Thời gian: Đề án đánh giá lại công tác thu hút và sử dụng vốn ODAnhững năm gần đây, tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2011 đến 2015, từ đó đềra các giải pháp hiệu quả để thực hiện công tác thu hút và sử dụng vốn ODAgiai đoạn 2016 đến 2020.

Không gian: Đề án có quy mô cấp tỉnh với hoạt động triển khai ở tỉnh

Trang 4

Hòa Bình.

Trang 5

Phần 2 NỘI DUNG

2.1 CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN2.1.1 Căn cứ khoa học, lý luận

2.1.1.1 Khái niệm ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance), viết tắtlà ODA còn được gọi là Viện trợ phát triển và theo Ngân hàng Thế giới (WB)thì ODA là “khoản tài trợ hoặc giải ngân vốn vay ưu đãi (sau khi đã trừ phầntrả nợ) được cung cấp bởi các cơ quan chính thức của các nước thuộc Tổ chứcHợp tác kinh tế và phát triển (OECD), một số quốc gia và tổ chức đa phươngkhác như Ngân hàng Thế giới vì mục đích phát triển Viện trợ quân sự khôngđược tính vào khái niệm này.”

Như vậy, ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưuđãi đã giải ngân trừ đi khoản nợ đã thanh toán (còn gọi là vốn ODA thuần) docơ quan chính thức của Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế cung cấphỗ trợ công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của nước tiếp nhận viện trợ Từ“chính thức” được sử dụng ở đây để phân biệt ODA với các khoản tài trợ củacác tổ chức tư nhân như các công ty, doanh nghiệp hoặc các tổ chức phi chínhphủ (NGO) nước ngoài Viện trợ quân sự không hỗ trợ phát triển kinh tế xãhội, do vậy không được coi là ODA ODA có mục đích hỗ trợ phát triển, vìvậy các khoản viện trợ nhân đạo trong trường hợp dùng để đối phó với thiêntai, khắc phục các thảm hoạ tự nhiên, hoặc tai nạn bất khả kháng… cũngkhông được coi là ODA.

Trang 6

- ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cáckhoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thươngmại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối vớicác khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.

2.1.1.3 Vai trò của ODA

Vai trò của ODA trong từng giai của các quốc gia đoạn rất khác nhau.Trong những năm 50 và 60, mối quan tâm về tăng trưởng kinh tế nhanh vàcao đã chi phối chủ trương và hành động của cộng đồng tài trợ phát triển Cácnước giàu cung cấp viện trợ nhằm mục đích phát triển kinh tế cho các quốcgia mới giành được độc lập Thập kỷ 80 và 90, viện trợ đảm nhận một vai tròkhác là thúc đẩy sự phát triển xã hội, coi viện trợ là một vấn đề mang tínhđạo đức.

Hiện nay viện trợ đối với các nước đang phát triển là phát triển kinh tếvà phúc lợi xã hội

- Phát triển kinh tế: ODA là nguồn vốn được các nước đang phát triểnmong đợi nhất Các nước đang phát triển là những nước rất thiếu vốn vì vậyODA là nguồn vốn hỗ trợ vô cùng quí giá ODA được sử dụng vào việc xâydùng cơ sở hạ tầng: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng, côngnghiệp, nông nghiệp Việc phát triển những lĩnh vực này có tác động quan trọngtới sự phát triển kinh tế, ODA hướng tới việc phát triển kinh tế phồn thịnh.

- Phát triển xã hội: ODA được cung cấp để giải quyết những nhu cầucấp thiết của con người, giải quyết các vấn đề về nghèo đói, phổ cập tiểu học,hoàn thành giáo dục cơ bản, bình đẳng giới, giảm tỷ lệ tử vong sản phụ và trẻem, phục hồi và bảo vệ môi trường ODA góp phần quan trọng trong việc cảithiện môi trường sinh hoạt và xã hội ở các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh vai trò tích cực này, ODA còn bộc lộ một số tiêucực ở chỗ:

- Bên nhận tài trợ phải cung cấp một khoản vốn đối ứng để thực hiệnchương trình, dự án ODA Đây là một khó khăn không nhỏ đối với các nướcđang phát triển.

Trang 7

- Bởi đây chủ yếu là cho vay có hoàn lại và các chương trình, dự ánODA thực hiện trong nhiều năm, khó thu hồi vốn nên nó để lại một gánh nặngnợ rất lớn cho chính phủ nếu không được sử dụng hiệu quả Đây là một vấnđề khá nhức nhối hiện nay.

2.1.1.4 Các nguyên tắc trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốnODA và các khoản vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ

Công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) và các khoản vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ phải tuân thủ các quyđịnh, quy định của Nhà tài trợ và quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODAcủa Chính phủ Việt Nam.

Các chương trình, dự án thu hút và sử dụng ODA phải dựa trên chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm củacả nước, ngành, vùng và các địa phương và từng đơn vị

Chiến lược quốc gia vay và trả nợ nước ngoài và chương trình quản línợ trung hạn của quốc gia, định hướng thu hút và sử dụng ODA và vốn vayưu đãi trong từng thời kỳ.

Các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu củacác ngành, các địa phương.

Chiến lược, chương trình hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhàtài trợ.

Các đơn vị thụ hưởng phải chủ động lồng ghép các chương trình, dựán ODA vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các dự án khác, tránhchồng chéo

Lựa chọn những ngành, lĩnh vực phù hợp với lĩnh vực ưu tiên của nhàtài trợ cũng như lĩnh vực ưu tiên của tỉnh, của từng ngành, từng đơn vị để kêugọi, vận động và sử dụng Kết hợp hài hoà, có sự lựa chọn giữa nguồn vốnODA và các nguồn vốn đầu tư khác.

Huy động mãnh mẽ sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là các đốitượng hưởng lợi ở các cấp vào quá trình chuẩn bị, tổ chức thực hiện, theo dõi,giám sát, đánh giá các chương trình, dự án ODA;

Trang 8

Tối đa hóa hiệu quả và tác động lan tỏa của ODA, tạo dựng mối quanhệ đối tác tin cậy với các nhà tài trợ, thực hiện nghiêm túc các cam kết với cácnhà tài trợ.

2.1.2 Căn cứ chính trị, pháp lý

2.1.2.1 Căn cứ chính trị

Công cuộc đổi mới và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nướctrong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: (i) Trong bốicảnh nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng, song tốcđộ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2006 - 2010 của Việt Nam vẫn đạt ởmức khá và ổn định, bình quân 7%/năm; (ii) Hoàn thành phần lớn các mụctiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), trong đó đạt được mục tiêu “giảm mộtnửa tỷ lệ hộ nghèo” ngay từ năm 2002 và một số chỉ tiêu khác đã đạt và vượtvào năm 2008; (iii) Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt sau khiViệt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới(WTO); (iv) Vị thế trên trường quốc tế tiếp tục được củng cố và tăng cường.

Những thành tựu phát triển mà Việt Nam đạt được trong thời gian qualà nhờ có chủ trương và chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn củaĐảng và Nhà nước Việt Nam, sự nỗ lực của toàn dân, các ngành và các cấp,cũng như sự đồng tình và hỗ trợ của bạn bè quốc tế.

Hiện nay có trên 50 đối tác phát triển song phương và đa phương đã vàđang nỗ lực hỗ trợ Việt Nam đổi mới và cải cách trong quá trình chuyển tiếpsang nền kinh tế thị trường và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xãhội, xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững.

Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 với mục tiêu đưa ViệtNam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Tạikỳ họp thứ 2, Khóa XIII Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namđã phê chuẩn Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015.

Để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, bêncạnh việc phát huy nội lực là chủ yếu, Việt Nam tiếp tục chủ trương huy động

Trang 9

ở mức cao nhất có thể mọi nguồn vốn ở trong và ngoài nước, trong đó nguồnvốn ODA và vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ có vị trí quan trọng vàcam kết sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn này.

2.1.2.1 Căn cứ pháp lý

Đề án thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA có mục tiêu đề ra các giảipháp thu hút, phân bổ, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốnODA, góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo Đề án được xâydựng trên các cơ sở:

- Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Thủ tướng Chínhphủ về quản lý và sử dụng hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưuđãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

- Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Thủ tướng Chínhphủ về quản lý và sử dụng hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốnvay ưu đãi của nhà tài trợ.

- Thông tư số 01/2014/TT-BKHĐT ngày 09/1/2014 của Bộ Kế hoạchvà Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 38/2013/NĐ-CPngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triểnchính thức và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

- Quyết định số 917/QĐ-TTg ngày 11/6/2013 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đếnnăm 2020.

- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV, trìnhĐại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI,nhiệm kỳ 2015 – 2020.

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015- 2020.

2.1.3 Căn cứ thực tiễn

Những năm qua nguồn vốn ODA đã có tác động tích cực đến quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, của nhiều địa phương, nhiều vùnglãnh thổ; tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước; góp

Trang 10

phần thu hẹp chênh lệch trong phát triển giữa các vùng, miền, vùng núi, vùngsâu, vùng xa; tham gia có hiệu quả vào việc xoá đói giảm nghèo, cải thiện điềukiện sinh hoạt và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân Chúng ta đã đạtđược nhiều thành tựu quan trọng trong việc thu hút, tiếp nhận, vận động, quảnlý và sử dụng vốn ODA, nhưng nhìn nhận thật nghiêm túc, trên thực tế, côngtác quản lý, sử dụng, giám sát việc sử dụng, đầu tư bằng nguồn vốn ODA đã vàđang đặt ra nhiều vấn đề nổi cộm Theo đánh giá của Uỷ ban Kinh tế và ngân

sách của Quốc hội "Việc quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài, nhất là vốnODA, hiệu quả còn thấp; khung pháp lý cao nhất về quản lý và sử dụng ODAhiện nay là Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ, nhưngthực thi Nghị định này còn một số bất cập hiện nay Chính phủ đã ban hànhNghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 để khắc phục những bất cậpgiúp việc thu hút và sử dụng vốn ODA có hiệu quả hơn

Thực tế cho thấy, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA là vấn đề phứctạp và nhạy cảm, đòi hỏi Chính phủ phải xây dựng và vận hành một Chiếnlược vay nợ hợp lý trên cơ sở cân nhắc nhiều yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội,

cả trong và ngoài nước như: nhu cầu vốn đầu tư của cả nền kinh tế (trong đólàm rõ cả nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài); khả năng tái tạo

nguồn ngoại tệ để trả nợ, thời hạn vay, điều kiện lãi suất, các điều kiện về giảingân, cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho dự án; tỷ lệ giữa nợ phải trả hàng nămvà kim ngạch xuất khẩu, giữa nợ và GDP, thứ tự ưu tiên sử dụng các nguồnvốn vay cho các dự án hạ tầng cơ sở và dự án thương mại; khả năng trả nợ cáckhoản vay khi đến hạn, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước hàng năm.

"Các dự án sử dụng vốn vay phải có phương án trả nợ vững chắc, xácđịnh rõ trách nhiệm trả nợ, không được gây thêm gánh nặng nợ nần khôngtrả được Phải sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả và kiểm tra, quản lý chặtchẽ, chống lãng phí, tiêu cực." (Văn kiện Đại hội Đảng VIII, tr.197, NXB

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA và hiệu lực giám sát họat động đầu tư bằng nguồn vốn ODA

Trang 11

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA là yêu cầu cấp bách, là nghĩa vụcủa các ngành, các cấp, các chủ dự án trước cử tri cả nước và trước thế hệ concháu mai sau Quốc hội và Hội đồng nhân dân, với tư cách là cơ quan dân cử,là cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước có nhiệm vụ thực hiệnquyền giám sát tối cao các họat động đầu tư bằng nguồn vốn ODA đảm bảoquản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả từng đồng vốn, từng khỏan nợ vay vì sựphát triển bền vững của đất nước Muốn vậy, cần triển khai nhiều giải phápđồng bộ và tích cực.

2.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN

2.2.1 Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án:

2.2.1.1 Bối cảnh thực hiện đề án* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm huy động cácnguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh nhằm từng bước phát triểnkinh tế - xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo Giai đoạn 2010 - 2015, tỉnhHoà Bình đã đạt được một số thành tựu đáng kể như (2): Tốc độ tăng trưởngtổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân hằng năm đạt 9,1%, caohơn 0,2% so với mục tiêu đề ra Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăngdần tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng; đến hết năm 2015, tỷtrọng ngành nông nghiệp chiếm 19,4%, công nghiệp - xây dựng chiếm 54%,dịch vụ chiếm 26,6% GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 36,5triệu đồng cao hơn 1,5 triệu đồng so với mục tiêu đề ra, gấp 2,8 lần so vớinăm 2010, cao hơn trung bình khu vực miền núi phía bắc khoảng 10,5 triệuđồng và bằng 82% GDP bình quân đầu người của cả nước Các chỉ tiêu về thungân sách Nhà nước, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêudùng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, sản lượng lương thực, tỷ lệ che phủrừng đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra.

2() Nguồn Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV, trình Đại hội đại biểu Đảngbộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 -2020

Trang 12

* Thu ngân sách Nhà nước; thu, chi ngân sách địa phương; xuất,nhập khẩu; thu hút đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế và doanhnghiệp

Thu ngân sách Nhà nước đạt kết quả quan trọng, bình quân hằng nămtăng 13,9% vượt 1,4% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra; năm 2015 thungân sách Nhà nước đạt khoảng 2.250 tỷ đồng; chi thường xuyên bình quânhằng năm tăng 33,4% Kim ngạch xuất, nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng cao,bình quân hằng năm xuất khẩu tăng 30,5%, nhập khẩu tăng 24,6%; năm 2015,giá trị xuất khẩu đạt khoảng 180 triệu USD vượt 80% so với mục tiêu đề ra vàcao gấp 3 lần năm 2011, kim ngạch nhập khẩu đạt 80 triệu USD.

Các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp được khuyến khích pháttriển, trong 5 năm đã thu hút được 145 dự án đầu tư (riêng FDI là 18 dự án)với tổng vốn đăng ký khoảng 25.000 tỷ đồng và 385 triệu USD, bằng khoảng70% số dự án và khoảng 90% số vốn đăng ký trong giai đoạn 2006 - 2010; có1.100 doanh nghiệp và 74 hợp tác xã thành lập mới Thu hút, quản lý và sửdụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đạt kết quả tích cực, số dự án,tổng vốn đầu tư và số vốn giải ngân đều tăng, số quốc gia và tổ chức quốc tếtài trợ ngày càng tăng.

2.2.1.2 Bối cảnh hiện nay

- Bối cảnh trong nước: Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, chính sáchviện trợ của các đối tác phát triển cho Việt Nam sẽ có những thay đổi để phùhợp với bối cảnh Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp, theo đó,tính chất, quy mô và các điều kiện cung cấp; đặc biệt trong bối cảnh một sốnhà tài trợ cũng đang gặp khỏ khăn về kinh tế và nhu cầu về nguồn vốn nàyđang tăng lên mạnh mẽ trên thế giới, đã thể hiện sự đồng tình và sự ủng hộchính trị mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế với công cuộc đổi mới và chính sáchphát triển đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước ta, sự tin tưởng củacác nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Việt Nam.

- Bối cảnh trong tỉnh:

Nhờ những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và tiến bộ đạt đượctrong thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã dần từng bước đã ra khỏi nhóm các tỉnh

Trang 13

nghèo nhất, tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳmới.

Diện mạo của tỉnh có nhiều thay đổi chính trị, xã hội ổn định Tuỵnhiên, trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Hòa Bình tiếp tục phải đối mặt vớinhiều khó khăn, thách thức trên nhiều lĩnh vực như ca sở hạ tầng yếu kém, thểchế kinh tế thị trường chưa đầy đủ và đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực cònnhiều hạn chế Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc về đời sống, vănhóa và xã hội, xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, ô nhiễm môi trường sinhthái và những tác động tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, tỉnh Hòa Bình cũng như các tỉnh trong cả nước nóichung đều bị tác động về sự thay về lĩnh vực hợp tác phát triển và các chínhsách viện trợ, trong đó nguồn vốn ODA sẽ có xu hướng giảm, đồng thời vốnvay kém ưu đãi có chiều hướng tăng lên.

Do vậy, để đạt mục tiêu phấn đấu vượt qua nhóm tỉnh nghèo trở thànhmột tỉnh phát vào năm 2020, tỉnh Hòa Bình cần huy động và sử dụng có hiệuquả mọi nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó vốn ODA và vốn vay ưu đãicủa các Nhà tài trợ.

2.2.1.3 Dự báo khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA và cáckhoản vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ cho Việt Nam, giai đoạn 2015 -2020

* Dự báo ODA cho Việt Nam sẽ có xu hướng như sau:

- Một số nhà tài trợ song phương chuyển đổi hỉnh thức quan hệ hợp tácphát triển chính thức với Việt Nam sang hỗ trợ trực tiếp để phát triển quan hệhọp tác giữa các đối tác, như quan hệ trực tiếp giữa các trường đại học, cácviện hoặc trung tâm nghiên cửu, hoặc giữa các tổ chức của hai bên Một sốnhà tài trợ khác có thể chấm dứt chương trình cung cấp viện trợ phát triển choViệt Nam trong những năm tới.

- Hầu hết các nhà tài trợ điều chỉnh và thay đổi chính sách viện trợ choViệt Nam theo đó nguồn vốn ODA có xu hướng giảm, đồng thời vốn vay ưuđãi có chiều hướng tăng lên Tình hình đó đòi hỏi Việt Nam phải có cách tiếpcận phù hợp để thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này nhằm

Trang 14

đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, đồng thời phải đảm bảo khả năng trả nợnước ngoài.

- Các cách tiếp cận và mô hình viện trợ phát triển như tiếp cận chươngtrình, ngành (PBA), hỗ trợ ngân sách chung (GBS) và hỗ trợ ngân sách có mụctiêu (TBS) sẽ được áp dụng nhiều hơn; phân công lao động và bổ trợ lẫn nhautrên cơ sở lợi thế so sánh giữa các đối tác phát triển sẽ được đẩy mạnh.

- Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng, đặcbiệt theo hình thức hợp tác công - tư (PPP); thúc đẩy sự tham gia của các tổchức phi chính phủ vào quá trình phát triển,

- Một số nhà tài trợ cung cấp ODA và vốn vay ưu đãi thông qua cácchương trình toàn cầu (HIV/AIDS, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, ), cáchoạt động hợp tác khu vực trong khuôn khổ ASEAN, hợp tác tiểu vùng sôngMê-kông mờ rộng (GMS), Những xu thế nảy sẽ tiếp tục được tăng cường vàmở rộng đối với Việt Nam trong những năm tới Bối cảnh quốc tế và trongnước trên đây cho thấy mặc dù việc thu hút và sử đụng vốn ODA và vốn vayưu đãi trong giai đoạn 2016 – 2020 có nhiều thuận lợi song cũng có nhiềuthách thức Thực tế này đòi hỏi Việt Nam phải có sự thay đổi trong nhận thứcvề nguồn vốn này, áp dụng nhiều cách tiếp cận mới và cải cách các quy trìnhvà thủ tục, cũng như tăng cường công tác tổ chức, quản lý và thực hiện nguồnvốn ODA và vốn vay ITU đãi để thu hút và sử dụng các nguồn vốn này mộtcách có hiệu quả, đòng thời bảo đảm an toàn nợ công.

2.2.1.4 Dự kiến khả năng vốn thu hút và sử dụng ODA và các khoảnvốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 - 2020

Căn cứ vào những phân tích và đánh giá tình hình và xu hướng ODAdành cho Việt nam nói chung, những thuận lợi, khó khăn và thách thức củatỉnh Hòa Bình nói riêng và dựa trên những kết quả vận động, thu hút và sửdụng ODA giai đoạn 2010-2015 có thể dự kiến khả năng vốn thu hút và sửdụng ODA và các khoản vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ tỉnh Hòa Bình giai

đoạn 2016 - 2020 và bố trí vốn đối ứng (chi tiết xem phụ lục 1).

Dự kiến nhu cầu sử dụng vốn ODA của tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn2016-2020 khoảng 5.921 tỷ đồng (tương đương khoảng 275 triệu USD),

Trang 15

chiếm khoảng 23,7% tổng nhu cầu vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước vàdoanh nghiệp Nhà nước (24.978 tỷ đồng), khoảng 9,48% tổng nhu cầu vốnđầu tư toàn xã hội (62.445 tỷ đồng) Trong đó, các ngành, lĩnh vực được ưutiên là: giao thông, y tế, giảm nghèo và phát triển nông thôn, cụ thể như sau:

- Y tế: 1.827,9 tỷ đồng (30,87%);- Hạ tầng nông thôn: 1.742,5 tỷ đồng (29,43%);- Giao thông: 949,6 tỷ đồng (16,04%);- Thủy lợi: 430,5 tỷ đồng (7,27%);- Giảm nghèo: 286,8 tỷ đồng (4,84%);- Cấp thoát nước: 265,7 tỷ đồng (4,49%);- Môi trường: 212 tỷ đồng (3,58%);- Giáo dục đào tạo: 106,9 tỷ đồng (1,81%);- Điện nông thôn: 99,1 tỷ đồng (1,67%).

Dự kiến nhu cầu vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA và vốnvay ưu đã thời kỳ 2016-2020 của tỉnh Hòa Bình vào khoảng 1.330,4 tỷ đồng.Trong đó:

- Cân đối từ Ngân sách Trung ương: 810,4 tỷ đồng;

- Vốn Ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác: 520 tỷđồng.

2.2.1.5 Kết quả thực hiện thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) và các khoản vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợvào tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015(3).

Giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Hoà Bình đã đạt được một số thành tựuđáng kể như: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và các khoản vốn vayưu đãi của các nhà tài trợ (sau đây viết tắt là vốn ODA) đã đóng góp tích cựcvà có hiệu quả vào việc thực hiện các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch pháttriển kinh tể - xã hội của tỉnh, công tác thu hút nguồn vốn ODA ngày càng

tăng số dự án và tổng vốn đầu tư, số vốn giải ngân ngày càng tăng (chi tiếtxem biểu đồ).

Biểu đồ tỷ lệ cam kết, giải ngân vốn ODA giai đoạn 2011-2015

3() Ngồn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Binh

Trang 16

201120122013201420155 năm5 năm0

BẢNG TỔNG HỢP VỐN ODA THEO NHÀ TÀI TRỢGIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011- 2015

4 Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) 665.097 ODA vốn vay5 Quỹ hợp tác phát triển quốc tế Hàn

7 Chính phủ Nhật Bản 130.919 Viện trợ phi dự án8 Quỹ phát triển kinh tế Ả-rập 853.548 ODA vốn vay

Trang 17

Bình, với tổng mức đầu tư là 5.337,4 tỷ đồng, vốn ODA là 4.206,6 tỷ đồng

(Trong đó: vốn vay ODA 4.077,6 tỷ đồng, viện trợ không hoàn lại 129 tỷđồng), vốn đối ứng là 1.130,8 tỷ đồng (bao gồm cả các chương trình, dự ánô) Trong đó có 15 chương trình, dự án chuyển tiếp và 13 chương trình, dự án,

phi dự án mới:

Hầu hết (12/13) các chương trình dự án mới đều sử dụng vốn vayODA, do đại diện cơ quan Trung ương ký kết Hiệp định với các Nhà tài trợ,với tổng giá trị vốn vay ODA tài trợ cho tỉnh Hòa Bình là 2.803,5 tỷ đồng

(trong đó có 01 dự án dự kiến ký kết Hiệp định trong năm 2015 trị giá 219,7tỷ đồng) UBND tỉnh Hòa Bình trực tiếp ký kết 01 khoản ODA viện trợ không

hoàn lại với đại diện Chính phủ Nhật Bản trị giá 129 tỷ đồng.

* Tình hình giải ngân:

Tổng giá trị giải ngân các chương trình, dự án, phi dự án ODA trên địabàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2011-2015 ước đạt 1.931 tỷ đồng, trong đóvốn ODA là 1.640 tỷ đồng, vốn đối ứng là 291 tỷ đồng Do có nhiều chươngtrình, dự án lớn được bắt đầu thực hiện từ trước năm 2011 hoặc kết thúc saunăm 2015, dẫn đến tỷ lệ giải ngân so với tổng vốn cam kết là không cao, cụthể như sau:

- Vốn vay ODA: giá trị giải ngân ước đạt 1.523,5 tỷ đồng (37,36% tổnggiá trị cam kết).

- Vốn viện trợ không hoàn lại: giá trị giải ngân ước đạt 116,5 tỷ đồng

(90,7% tổng giá trị cam kết).

Với giá trị ước tính như trên, tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài ước đạt9,68% trong tổng kê hoạch vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách nhà nước giaiđoạn 2011-2015 (16.942 tỷ đồng) và đạt 3,62% tổng vốn đầu tư toàn xã hội(45.289 tỷ đồng)

* Cơ cấu vốn ODA giải ngân:

BẢNG TỔNG HỢP CƠ CẤU VỐN ODA THEO LĨNH VỰCGIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011- 2015

Trang 18

(Tỷ đồng) (%)1 Xây dựng cơ sở hạ tầng

(Giao thông, thủy lợi,trường học, bệnh viện…)

2.2.1.6 Đánh giá chung thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA) và các khoản vốn vay ưu đãi của các nhàtài trợ vào tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua.

* Kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam nói chung và tỉnh Hòa Bình nóiriêng trải qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chínhtoàn cầu Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát, ổn địnhkinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và đã đem lại những hiệu quả tích cựcrõ rệt.

Một trong những biện pháp được đề ra trong Nghị quyết số 11/NQ-CPlà thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, dẫn đếnnguồn Ngân sách của tỉnh là rất hạn hẹp Trong khi đó, nhu cầu vôn đầu tưphát triển là rất lớn

Nhiều dự án ODA trong các lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, nôngnghiệp, giáo dục, y tế, năng lượng… đã hoàn thành hoặc dự kiến hoàn thành,đưa vào sử dụng trong năm 2015, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của nhân dânvà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Trang 19

Tỉnh Hòa Bình là tỉnh nghèo với Ngân sách dành cho xây dựng cơ bảnrất hạn hẹp Các dự án ODA thường là các dự án có quy mô lớn, tổng mứcđầu tư hàng trăm tỷ đồng đã góp phần rất lớn trong việc cải thiện cơ sở hạtầng của tỉnh, tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng phục vụnhân dân.

* Những mặt tích cực đạt được trong công tác thu hút, quản lý và sửdụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2011 – 2015.

Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh Hòa Bình đã có tiến bộ rất lớn trongviệc kêu gọi, vận động nguồn vốn ODA Nhiều dự án lớn được ký kết, phê

duyệt như: Dự án Phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc (vốn ODAvay Quỹ phát triển kinh tế Ả rập trị giá 299,5 tỷ đồng); Dự án Chương trìnhđô thị miền núi phía Bắc – thành phố Hòa Bình (vốn ODA vay Ngân hàngThế giới trị giá 628,5 tỷ đồng); Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới tỉnh Hòa

Bình (vốn ODA vay Ngân hàng Thế giới trị giá 451 tỷ đồng); Dự án Giảm

nghèo giai đoạn II kéo dài (vốn ODA vay Ngân hàng Thế giới trị giá 286,6 tỷđồng); Dự án Mở rộng Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình (Dự kiến ký kếttrong năm 2015 - vốn ODA vay Quỹ Ả rập Xê út trị giá 219,7 tỷ đồng)…

Công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi cũngcó những bước tiến nhất định Bước đầu, công tác quản lý các dự án đã đượcchuyên nghiệp hóa UBND tỉnh Hòa Bình đã thành lập Ban Quản lý các dự ánODA tỉnh và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2015.

* Những hạn chế và tồn tại trong thu hút, quản lý và sử dụng nguồnvốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2011 – 2015.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trongcông tác kêu gọi, vận động và sử dụng vốn ODA như: Chưa có kế hoạch,chương trình hành động tổng thể, cụ thể đối với công tác vận động; Chưa xâydựng được đề án, danh mục các dự án sử dụng vốn ODA dự kiến để triển khaivận động; Một số Chủ dự án chưa chủ động trong việc kêu gọi, vận độngcũng như chuẩn bị dự án; Một số dự án báo cáo không đầy đủ thông tin hoặcbáo cáo chậm; Một số dự án đã hoàn thành nhưng còn chậm trong công tácthanh quyết toán…

Trang 20

Nhận thức rõ điều đó, tỉnh Hòa Bình đã luôn quan tâm đến công tác thuhút, vận động nguồn vốn ODA, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các dự án ODAhoạt động, nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, xoá đói giảmnghèo, đặc biệt ở những vùng xâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn.

Nguồn vốn ODA đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảmnghèo cho huyện, thị trên địa bàn tỉnh thông qua các chương trình, dự án đã cảithiện tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình về các lĩnh vực như:

- Về cơ sở hạ tầng nông thôn:

Các dự án trợ giúp cho các xã, thôn bản, hộ gia đình nghèo có khả năngtiếp cận được những dịch vụ hạ tầng cơ sở cơ bản: đường, chợ, trường học,trạm y tế, thuỷ lợi, nước sinh hoạt và tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong sinhhoạt và công việc hàng ngày

Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông dựa vào việc quy hoạch, xây dựngcác cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, xây dựng chợ làm nơi trao đổi hàng hoávà giao lưu của người dân địa phương, tạo tiền đề cho sự phát triển sản xuấtvà sự hình thành nền kinh tế hàng hoá Nâng cấp và xây mới các tuyến đườnggiao thông liên xã, từ xã xuống thôn, đường liên thôn bản, đảm bảo giaothông thông suốt phục vụ cho các cộng đồng dân cư sống tập trung, các khuvực kinh tế, các tiểu trung tâm văn hoá - xã hội nằm trong vùng dự án và ở xacác khu vực huyện lỵ, thành phố của tỉnh, nối liền các vùng sâu, vùng xa vớimạng lưới giao thông tỉnh, quốc gia.

Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, cung cấp nước sạch phục vụsản xuất và đời sống nhân dân Xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các côngtrình thuỷ lợi quy mô nhỏ ở các huyện vùng cao chủ yếu nhằm tạo điều kiệnổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp, trước hết là sản xuất lương thực,tăng diện tích đất canh tác, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng và mùa vụ gieotrồng Nâng cấp, cải tạo các công trình thuỷ lợi chủ chốt, hoàn chỉnh các hệthống kênh mương, bai- đập để phát huy cao nhất hiệu suất các công trìnhhiện có Đồng thời, dự án xây dựng một số công trình mới tại các khu vực sảnxuất lương thực và cây công nghiệp, kết hợp với việc cấp nước cho các cụmdân cư.

Ngày đăng: 06/02/2023, 23:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w