Đặc điểm tổ chức hoạt động kiểm toán tại Công ty KPMG Việt Nam.DOC

34 1.5K 17
Đặc điểm tổ chức hoạt động kiểm toán tại Công ty KPMG Việt Nam.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặc điểm tổ chức hoạt động kiểm toán tại Công ty KPMG Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. KAM: KPMG Audit Manual 2 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn 3 A1: Audit Assistant 1

4 A2: Audit Assistant 2 5 S1: Audit Senior 1 6 S2: Audit Senior 2

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, kiểm toán ngày càng chứng tỏ vai trò không thể thay thế của mình Với tư cách là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế đơn thuần mà còn góp phần tạo lập một trường kinh doanh ổn định, lành mạnh vì sự phát triển chung của cộng đồng.

KPMG là một trong những công ty kiểm toán quốc tế xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam Với bề dày lịch sử và uy tín của một công ty hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán - tư vấn, KPMG đã và đang là sự lựa chọn tin cậy cho tất cả các khách hàng mong muốn sử dụng chất lượng dịch vụ toàn cầu với một chi phí hợp lý “Đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp” là mục tiêu đồng thời là cam kết mạnh mẽ của KPMG Việt Nam ngay từ những ngày đầu bước vào hoạt động

Là một sinh viên chuyên ngành Kiểm toán em đã bước đầu được làm quen và cọ xát thực tế tại Công ty trong giai đoạn 1 của thời gian thực tập cuối khóa để vận dụng lý thuyết đã được học tại trường vào thực tế Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Công ty, em đã tìm hiểu được những vấn đề cơ bản: Tổng quan về Công ty, đặc điểm tổ chức hoạt động kiểm toán của Công ty để từ đó đưa ra những đánh giá khái quát về tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động kiểm toán của Công ty Bài viết của em chia ra làm 3 phần:

Phần 1: Tổng quan về Công ty KPMG Việt Nam

Phần 2: Đặc điểm tổ chức hoạt động kiểm toán tại Công ty KPMG Việt Nam.

Phần 3: Một số đánh giá về hoạt động kiểm toán tại Công ty KPMG Việt Nam.

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của Cô giáo: ThS Bùi Minh Hải cùng các anh chị trong Công ty Trách nhiệm hữu hạn KPMG Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như viết báo cáo Tuy nhiên do điều kiện thời gian và nhận thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót,

Trang 5

em rất mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như các anh chị trong công ty để em có điều kiện hoàn thiện và nâng cao kiến thức của mình.

Trang 6

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ KPMG VIỆT NAM.

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn KPMG Việt Nam.

KPMG là một trong những công ty hàng đầu thế giới về cung cấp các dịch vụ chuyên môn Với phương châm: “Biến thông tin, kiến thức về các ngành và các xu hướng kinh doanh thành giá trị”, KPMG hiện nay là một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (Big fours) Được thành lập vào năm 1987 với sự sát nhập của Peat Marwick International (PMI) và Klynveld Main Goerdeler (KMG), ngày nay với mạng lưới 137,000 nhân viên chuyên nghiệp hoạt động trên toàn cầu, các Công ty thành viên của KPMG cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán, thuế và luật pháp, tư vấn tài chính, tư vấn rủi ro và các dịch vụ tư vấn khác cho khách hàng tại 144 quốc gia và vùng lãnh thổ Số lượng chủ phần hùn của KPMG đã lên đến con số khổng lồ là 7,677 người Khách hàng của KPMG chiếm 1/4 trong số những tập đoàn lớn nhất thế giới, bao gồm các khách hàng hoạt động trên mọi ngành nghề các công ty đa quốc gia, các công ty nội địa, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ

KPMG cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng cao nhất, được hỗ trợ bởi các nguồn lực của mạng lưới quốc tế rộng lớn Chuyên môn hóa theo ngành nghề được coi là nền tảng trong phương pháp tiếp cận của KPMG, do đó kiến thức ngành nghề cung cấp dịch vụ của đội ngũ nhân viên trong KPMG không ngừng đựợc hoàn thiện củng cố và nâng cao để có thể thực sự mang lại lợi ích cho khách hàng trên toàn thế giới.

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, KPMG thiết lập một mạng lưới rộng lớn tại Châu Á Thái Bình Dương, với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao KPMG cũng là công ty hàng đầu cung cấp các dịch vụ tài chính tại Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Malaisia, Đài Loan, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Australia, Campuchia, Lào và Việt Nam.

Trang 7

Tại Việt Nam, Công ty KPMG đã được Nhà nước Việt Nam chấp nhận lập văn phòng đại diện từ năm 1992 Năm 1994, Công ty Trách nhiệm hữu hạn KPMG (sau đây gọi tắt là “Công ty”) được chính thức thành lập theo Giấy phép đầu tư số 863/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 17 tháng 5 năm 1994 Theo đó, Công ty có hình thức công ty 100% vốn nước ngoài, vốn đầu tư ban đầu tại Việt Nam là 1 triệu USD, với Giấy phép hoạt động có thời hạn 20 năm kể từ ngày cấp giấy phép sau đó do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam mức vốn đầu tư được tăng lên thành 4.000.000 USD vào tháng 4/1998 Hoạt động chính của Công ty là cung cấp các dịch vụ bao gồm: kiểm toán, thuế, tư vấn doanh nghiệp và dịch vụ tư vấn quản lý.

Công ty KPMG là một trong những công ty kiểm toán và tư vấn lớn nhất tại Việt Nam, đóng vai trò quan trọng vào việc phát triển nâng cao ngành kiểm toán và kế toán tại Việt Nam Công ty có văn phòng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với đội ngũ nhân viên trên 600 người, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho hơn 1,000 khách hàng tại Việt Nam.

Văn phòng KPMG Hà Nội có 301 nhân viên chuyên nghiệp, trong đó có nhiều chuyên viên nước ngoài làm việc tại Việt Nam Các giám đốc phụ trách bộ phận của KPMG Việt Nam là các kế toán viên chuyên nghiệp của Việt Nam và những chuyên gia đến từ Vương quốc Anh, Ma-lai-xia và Phi-líp-pin Các nhân viên Việt Nam của KPMG đều tốt nghiệp đại học và nhiều người trong số họ trước đây đã từng làm việc cho các công ty của Việt Nam và các cơ quan Chính phủ hoặc và các dự án do quốc tế tài trợ Đa số nhân viên cấp cao người Việt Nam đều đã có chứng chỉ kiểm toán viên cấp Nhà nước (CPA) do Bộ Tài chính Việt Nam cấp và một số nhân viên đã được cử đi công tác tại các văn phòng KPMG tại Singapore, Malaysia, Hồng Kông và New Zealand Bên cạnh đó, hầu hết các nhân viên của KPMG đều có cơ hội tham gia các khoá học để lấy bằng ACCA, đây là một chứng chỉ chuyên ngành kế toán viên công chứng của Vương Quốc Anh được rất nhiều nước thế giới công nhận Hiện tại, KPMG cũng có nhiều nhân viên đã được công nhận là thành viên của tổ chức nghề nghiệp này (ACCA member).

Trang 8

Bảng 01: Cơ cấu lao động trong tại Văn phòng Hà Nội

Là thành viên của KPMG toàn cầu, KPMG Việt Nam có những ưu thế để trở thành một trong những công ty cung cấp dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam Với tác phong làm việc chuyên nghiệp, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, các chuyên gia của KPMG Việt Nam đã góp phần tạo dựng thêm danh tiếng và uy tín của Công ty KPMG Việt Nam đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá của Chính phủ Nhà nước Việt Nam, trong đó tiêu biểu là giải thưởng Rồng Vàng- giải thưởng tuyên dương những doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước

1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Tổ chức bộ máy quản lý là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công trong hoạt động của KPMG Mô hình tổ chức của KPMG được áp dụng thống nhất trên toàn cầu có những thay đổi cần thiết cho phù hợp với điều kiện thực tế tại mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ Cụ thể như sau:

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của KPMG Việt Nam.

Partner Tổng Giám Đốc

Trang 9

Theo sơ đồ tổ chức trên chức năng của Ban Giám đốc và các phòng ban được phân công như sau:

Ban Giám đốc: bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Giám đốc Tổng Giám

đốc là người đại diện toàn quyền của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty, và là người đứng đầu Công ty có quyền quyết định điều hành mọi vấn đề liên quan đến Công ty Các Phó Giám đốc phụ trách từng hoạt động cụ thể, có nhiệm vụ hỗ trợ Giám đốc trong định hướng xây dựng kế

Trang 10

hoạch hoạt động, điều hành các phòng ban trực thuộc, xem xét và phê duyệt các tài liệu có liên quan đến hoạt động (khi được uỷ quyền).

Các thành viên Ban giám đốc của Công ty đều là các chủ phần hùn Họ là người trực tiếp đánh giá rủi ro kiểm toán, quyết định ký hợp đồng kiểm toán, thực hiện việc soát xét cuối cùng đối với mọi hồ sơ kiểm toán, và là người đại diện của Công ty ký và ban hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý với khách hàng.

Khối nghiệp vụ: có 3 phòng chính là Phòng Kiểm toán, Phòng Tư vấn và

Phòng Thuế tương ứng với các dịch vụ cung cấp Phòng Kiểm toán được chia thành bốn bộ phận:

- Phòng Kiểm toán I (Audit 1) là bộ phận kiểm toán chuyên trách lĩnh vực dự án và các tổ chức phi chính phủ (NGO’s).

- Phòng Kiểm toán II ( Audit II) là bộ phận phụ trách lĩnh vực ngân hàng

- Phòng Kiểm toán III& IV (Audit III &IV) là hai bộ phận chuyên trách kiểm toán các doanh nghiệp sản xuất.

Tuy có sự phân nhiệm rõ ràng nhưng giữa các bộ phận trong phòng kiểm toán luôn có sự giúp đỡ, hỗ trợ nhau đắc lực cả về mặt nghiệp vụ và nhân sự, điều này đã giúp KPMG Việt Nam có thể hoàn thành một khối lượng công việc lớn, với chất lượng được khách hàng đánh giá cao.

Phòng Tư vấn thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn rủi ro và tư vấn nguồn nhân lực nhằm tìm kiếm ứng cử viên vào vị trí thích hợp Đặc biệt là tư vấn quản trị doanh nghiệp, trợ giúp phát triển công nghệ thông tin trong quản lý và nâng cao trình độ quản lý của nhân viên cho các doanh nghiệp.

Phòng Thuế hoạt động độc lập, thực hiện các dịch vụ tư vấn về thuế và luật pháp.

Phòng Hành chính: bao gồm bộ phận tài chính, kế toán và bộ phận tin học

Phòng Hành chính thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính kế toán của Công ty, tổ chức tiền lương cho nhân viên; quản lý các công văn; bảo vệ an toàn tài sản và an

Trang 11

toàn cá nhân cho các nhân viên; cung cấp các biểu mẫu, sổ sách, chứng từ và đồ dùng cho toàn Công ty Phòng Hành chính còn có nhiệm vụ bổ sung, sửa đổi Quy chế tài chính của Công ty, xây dựng chi tiết kế hoạch thu chi tài chính, chủ động phối hợp với các phòng nghiệp vụ đề xuất cách giải quyết vấn đề thu chi cho Ban Giám đốc và thực hiện quản trị mạng nội bộ Bộ phận tin học cung cấp máy tính, phần cứng, phần mềm, đảm bảo hệ thống mạng thông tin trong toàn Công ty hoạt động hiệu quả và tính bảo mật an toàn thông tin, kết hợp với bộ phận kiểm toán và tư vấn thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công nghiệ thông tin của khách hàng.

1.3 Các loại hình dịch vụ chủ yếu của KPMG Việt Nam.

KPMG Việt Nam cung cấp các loại hình dịch vụ rất đa dạng từ dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính, và tư vấn pháp luật Trong đó kiểm toán và tư vấn thuế là các dịch vụ thế mạnh của KPMG trên thị trường Việt Nam Với uy tín của một công ty quốc tế và sự am hiểu pháp luật Việt Nam, dịch vụ của KPMG luôn là biểu hiện của giá trị và niềm tin.

1.3.1 Dịch vụ kiểm toán ( Audit and Assurance Services ).

Theo Thông tư số 22/TC-CĐKT ngày 19 tháng 3 năm 1994 của Bộ Tài chính, tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoạt động theo Luật Công ty đều phải thực hiện công việc kiểm toán hàng năm và nộp báo cáo quyết toán năm kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam Dịch vụ kiểm toán của KPMG đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của luật định :

- Kiểm toán Báo cáo tài chính và giám định các báo cáo kế toán, - Kiểm toán tuân thủ,

- Kiểm toán các chương trình dự án,

- Kiểm toán các báo cáo quyết toán hàng nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá, - Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh

Trang 12

- Rà soát và tư vấn kiểm soát nội bộ

Cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán và Luật chứng khoán tại Việt Nam, KPMG có vinh dự là một trong số ít các công ty được Bộ Tài chính cấp phép kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết, đây là một thị trường lớn đầy tiềm năng và hứa hẹn Đầu năm 2007 KPMG Việt Nam đã ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính cho tập đoàn FPT - một tập đoàn niêm yết hàng đầu tại Việt Nam Với dịch vụ kiểm toán mà KPMG cung cấp, nhà đầu tư có thể đặt trọn niềm tin vào quyết định kinh doanh của mình, mang lại sự minh bạch và động lực phát triển cho thị trường chứng khoán

1.3.2 Dịch vụ tư vấn thuế (Taxation Consultancy Service).

Chấp hành đúng các nghĩa vụ thuế với nước sở tại và tuân thủ pháp luật luôn là một vấn đề phức tạp đối với các nhà đầu tư nước ngoài Đặc bịệt tại Việt Nam, khi hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập thì sự chung tay giúp sức của KPMG là sự hỗ trợ đắc lực cần thiết cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh tại Việt Nam Mục tiêu của KPMG là giúp cho các doanh nghiệp tối ưu nghĩa vụ thuế trong khuôn khổ của luật pháp với các loại hình dịch vụ :

- Lập kế hoạch thuế thu nhập doanh nghiệp,

- Tư vấn và lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng, - Lập kế hoạch thuế cho các tổ chức quốc tế,

- Tư vấn mục đích đầu tư, - Rà soát thuế,

- Hướng dẫn các thủ tục đăng ký kinh doanh,

- Hướng dẫn thủ tục lập văn phòng đại diện,

1.3.3 Dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn doanh nghiệp.

Tư vấn tài chính và tư vấn doanh nghiệp là một loại hình dịch vụ chuyên môn cao, và đặc biệt cần thiết nhằm giúp cho nhà đầu tư tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động kinh doanh bước đầu tại Việt Nam Với phương châm cùng hợp

Trang 13

tác với nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả kinh doanh, thông qua sự hiểu biết sâu rộng về ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, hoạt động và chiến lựợc phát triển của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức, vận hành và nhân sự, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, phát triển các qui trình, chuyên môn hóa và đào tạo Với một phương pháp tiếp cận hiệu quả cho phép KPMG cung cấp các giải pháp từ việc hình thành chiến lược thông qua chuyển đổi kinh doanh đến hệ thống thực hiện và ích lợi trong việc kiểm soát, chú trọng đến tất cả các yếu tố của thay đổi trong tổ chức Dịch vụ tư vấn chủ yếu bao gồm :

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance), - Tư vấn pháp lý (Forensic),

- Tư vấn nghiệp vụ (Transaction Services), - Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp (Restructuring),

- Tư vấn công nghệ thông tin (Information Technology Advisory) - Dịch vụ kiểm toán nội bộ (Internal Audit Services)

- Dịch vụ đo lường hiệu quả kinh doanh (Business Performance Services) Ngoài các dịch vụ nêu trên, KPMG còn có các dịch vụ khác như tư vấn đầu tư, đào tạo và tuyển dụng đều nhằm mục đích mang đến cho khách hàng của mình một dịch vụ có hiệu quả nhằm mở rộng dịch vụ cung cấp của mình và giúp khách hàng giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Bảng 02: Tình hình doanh thu ở Việt Nam và Campuchia trong các năm gần đây và kỳ vọng những năm tiếp theo (triệu Đô la Mỹ)

Trang 14

Hiện nay dịch vụ kiểm toán vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu hàng năm của KPMG (khoảng 75%), chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới là cân đối tỷ trọng của dịch vụ kiểm toán với các dịch vụ khác đặc biệt là dịch vụ tư vấn Đây được xem là một hướng đi đúng phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế

1.4 Khách hàng của KPMG Việt Nam

Là một trong những công ty kiểm toán quốc tế xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam, với bề dày phát triển và uy tín của mình, KPMG Việt Nam đã tạo được niềm tin vững chắc trong lòng khách hàng khi mong muốn được phục vụ bởi những dịch vụ chuyên nghiệp, có chất lượng cao Bên cạnh những khách hàng truyền thống KPMG Việt Nam không ngừng chú trọng phát triển mạng lưới khách hàng tiềm năng Chất lượng dịch vụ cung cấp, tác phong làm việc chuyên nghiệp là những thế mạnh hàng đầu của KPMG Do đó, khách hàng của Công ty không ngừng mở rộng về số lượng, đa dạng về lĩnh vực hoạt động ( chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ), có thể kể đến :

- Sản xuất đồ uống, nước giải khát : Nhà máy bia Đông Nam Á, Công ty Cocacola Việt Nam, Công ty Pepsi Việt Nam…

Trang 15

- Sản xuất thực phẩm: dầu ăn, bột ngọt , gia vị: Cailan, Miwon Việt Nam - Sản xuất ôtô, xe máy, và phụ tùng xe ô tô gắn máy : Honda, Yamaha, Toyota Việt Nam…

- Cung cấp dịch vụ viễn thông, sản xuất các linh kiện điện tử: FPT, Motorola

- Kinh doanh xây dựng, bất động sản, công ty tư vấn : Sông Đà Jurong, Davis Lang don & Seah…

Với thế mạnh về kiểm toán với lĩnh vự ngân hàng, KPMG Việt Nam đang cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khoảng 80% ngân hàng ở Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài Khách hàng thường xuyên của KPMG là các ngân hàng hàng đầu thế giới như: HSBC, Citi bank, ANZ, ABN Ambro, BOTM… cùng với các ngân hàng lớn trong nước như : Vietcombank, Militarybank, Techcombank…

Ngoài ra cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các dự án và các tổ chức phi chính phủ cũng là một lĩnh vực mang lại doanh thu lớn cho KPMG : Dự án phát triển nông thôn (Rural Development Project), Hội chữ thập đỏ Na Uy… Bên cạnh đó KPMG còn tham gia tư vấn cho các tổ chức quốc tế như: UNDP, UNICEF, FAO…

Trang 16

PHẦN II ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KPMG VIỆT NAM.

2.1 Đặc điểm quy trình kiểm toán chung tại công ty KPMG Việt Nam

KPMG thực hiện quy trình kiểm toán của mình dựa trên phương pháp kiểm toán KAM (KPMG Audit Manual) Đây là phần mềm hỗ trợ kiểm toán được sử dụng trong các cuộc kiểm toán của KPMG trên toàn cầu nhằm hỗ trợ cho các nhân viên của KPMG Phần mềm này được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm được tích lũy trong nhiều năm của các chuyên gia hàng đầu KPMG và thường xuyên được thay đổi cho phù hợp với thực tế của từng nước cũng như sự biến động của tình hình kinh tế và sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin Một cách khái quát, cuộc kiểm toán của KPMG được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán

Để đảm bảo tính hiệu quả của cuộc kiểm toán, trong việc thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán cũng như đưa ra ý kiến kiểm toán chính xác, cần phải lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch là khâu đầu tiên của một cuộc kiểm toán, chi phối chất lượng của một cuộc kiểm toán Việc lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc thực hiện các thủ tục đánh giá và phát hiện các rủi ro, quyết định chiến lược kiểm toán, xác định những vấn đề kế toán quan trọng và quyết định phương pháp kiểm toán được lập kế hoạch Mục đích của việc lập kế hoạch là:

• Đạt được những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các chính sách kế toán và các hoạt động tài chính của doanh nghiệp ấy.

• Đạt được những hiểu biết và đánh giá việc thiết kế cũng như thực hiện các kiểm soát ở các mức độ khác nhau liên quan đến vấn đề kiểm toán.

• Đánh giá các rủi ro có các sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính, bao gồm rủi ro xảy ra các gian lận và sai sót.

• Phát triển chiến lược kiểm toán tương ứng với những rủi ro đó.

Trang 17

• Xây dựng cách tiếp cận kiểm toán đối với những tài khoản quan trọng Như vậy, mục đích chính của việc lập kế hoạch là nhận diện các rủi ro của chiến lược kinh doanh và rủi ro của các sai phạm trọng yếu trên cơ sở những hiểu biết về khách thể kiểm toán Việc đánh giá các khả năng sai phạm là căn cứ cho việc quyết định các cách tiếp cận kiểm toán khác nhau (cách tiếp cận theo hướng kiểm tra các kiểm soát hay chú trọng đến kiểm tra chi tiết).

Quá trình lập kế hoạch được mô tả như sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 03: Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại công ty KPMG

Ngày đăng: 03/09/2012, 09:13

Hình ảnh liên quan

Bảng 01: Cơ cấu lao động trong tại Văn phòng Hà Nội - Đặc điểm tổ chức hoạt động kiểm toán tại Công ty KPMG Việt Nam.DOC

Bảng 01.

Cơ cấu lao động trong tại Văn phòng Hà Nội Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 02: Tình hình doanh thu ở Việt Nam và Campuchia trong các năm gần đây và kỳ vọng những năm tiếp theo (triệu Đô la Mỹ) - Đặc điểm tổ chức hoạt động kiểm toán tại Công ty KPMG Việt Nam.DOC

Bảng 02.

Tình hình doanh thu ở Việt Nam và Campuchia trong các năm gần đây và kỳ vọng những năm tiếp theo (triệu Đô la Mỹ) Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan