ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KPMG VIỆT NAM.
3.1. Yêu cầu hội nhập và nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. cáo tài chính.
Năm 1998 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC. Ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức được kết nạp là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Đây là những mốc quan trọng đánh dấu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Để có thể gia nhập những tổ chức kinh tế lớn này trong thời gian vừa qua Việt Nam đã tiến hành một cách tích cực và đầy đủ các quá trình cải cách mở cửa và minh bạch hóa hệ thống tài chính.
Luật Kế toán, Kiểm toán đã được Quốc hội phê chuẩn, ban hành, mặc dù đã có những đổi mới nhất định nhưng hệ thống kế toán của chúng ta còn nhiều điểm hạn chế, hoặc không nhất quán với nhau. Do đó Chế độ kế toán cũng là một trong những chính sách mà chúng ta cần đổi mới. Yêu cầu đặt ra trước mắt là chúng ta phải nỗ lực hơn nữa, thúc đẩy quá trình đổi mới Chế độ kế toán đạt được đúng mục tiêu đề ra như đã cam kết. Nhiệm vụ này không phải dễ thực hiện nhưng là một việc cần chúng ta thực hiện ngay và dứt điểm, tạo điều kiện cho việc hạch toán kế toán trong các đơn vị, tổ chức được dễ dàng và thống nhất với các quy tắc và chuẩn mực của khu vực cũng như của thế giới.
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người và cũng như các ngành nghề khác, kế toán, kiểm toán cũng bị tác động không nhỏ. Việc phát triển của khoa học kĩ thuật cũng đòi hỏi con người phải chiếm lĩnh được nó và làm chủ được khoa học kĩ thuật, phải áp dụng khoa học kĩ thuật vào công việc thực tế của mình. Đối với ngành nghề kế toán, kiểm toán, việc áp dụng các phần mềm chuyên sâu đặc biệt là phần mềm kế toán là điều tất yếu, đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp giúp cho các
Báo cáo thực tập Lê Mạnh Ninh- Kiểm toán 47B
doanh nghiệp tạo ra được nhiều lợi nhuận đồng thời giảm được chi phí tạo điều kiện cho việc tái đầu tư, mở rộng sản xuất cho doanh nghiệp của mình.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nghề kiểm toán đã và đang không ngừng phát triển và được công nhận như một nhân tố không thể thiếu trong một nền kinh tế phát triển năng động này, từ chỗ chỉ có 2 công ty chuyên về dịch vụ kế toán, kiểm toán cho tới nay chúng ta đã có trên 140 công ty kiểm toán trong nước và quốc tế, đặc biệt là sự hiện diện của 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới cho thấy tiềm năng về sự phát triển của dịch vụ này là rất lớn. Thêm vào đó việc cạnh tranh để giành cho mình các hợp đồng cung cấp dịch vụ có chất lượng là một việc mà hầu hết các công ty đều hướng tới.
Chính vì các yếu tố trên đã yêu cầu các nhà quản trị Công ty phải vạch ra các chiến lược không ngừng đổi mới các thủ tục, thao tác, quy trình kiểm toán sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhất để giành được lợi thế cạnh tranh trong thị trường dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam.
3.2. Một số nhận xét về tổ chức hoạt động kiểm toán tại Công ty TNHH KPMG Việt Nam. KPMG Việt Nam.
KPMG cùng với Price Waterhouse and Cooper, Deloitte Touch Tomatsu và Ernst and Young là bốn Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện đang có mặt tại Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu kiểm toán xuất hiện ở Việt Nam, KPMG đã có mặt và đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của nền kiểm toán Việt Nam. Thế mạnh của KPMG là phương pháp kiểm toán được đúc kết qua rất nhiều năm kinh nghiệm và được áp dụng rộng rãi tại tất cả các văn phòng của KPMG trên toàn cầu. Trong phần đã trình bày, phương pháp kiểm toán của KPMG là phương pháp KAM, phương pháp này chỉ cho các Kiểm toán viên một hướng đi đúng đắn, tỉ mỉ và hiệu quả để cuộc kiểm toán đạt được kết quả nhanh chóng.
Phương pháp kiểm toán của KPMG được xây dựng dựa trên lý thuyết kiểm toán cơ bản và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế hiện hành. Khi phương pháp này đưa vào Việt Nam đã được xây dựng, cải tiến cho phù hợp với các quy định, chính sách về kế toán, kiểm toán của Việt Nam. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào
từng loại hình khách hàng, thị trường, điều kiện kinh doanh, điều kiện kiểm toán mà các chương trình kiểm toán được áp dụng linh hoạt. Các chương trình này dựa trên cơ sở các phần hành kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo đi vào kiểm toán những chu trình chính của khách hàng, phát hiện đầy đủ nhất các rủi ro có thể xảy ra.
Về cơ bản KAM vẫn được xây dựng theo một mô hình thống nhất về kiểm toán báo cáo tài chính đó là : lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch và kết thúc kiểm toán. Nhưng đồng thời KAM vẫn thể hiện được vào sự thận trọng khi tiếp cận khách hàng, sự chú trọng đến các tình huống kiểm toán mới nảy sinh, từ đó đảm bảo hiệu quả cao trong mọi cuộc kiểm toán mà KPMG thực hiện.
3.2.1. Ưu điểm