TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN o0o BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KIẾN THỨC NGÀNH VÀO CÔNG VIỆC THỰC TẾ CỦA SIN.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
o0o
-BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KIẾN THỨC NGÀNH VÀO CÔNG VIỆC THỰC TẾ CỦA SINH VIÊN NGÀNH
KẾ TOÁN SAU TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Quỳnh Trang
Nhóm sinh viên thực hiện : Nguyễn Phương Thảo - 18D150280
Lê Thị Ngọc Anh - 18D150241 Ngô Thị Ngọc Anh - 18D150242
Hà Nội - 2021
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành để tài nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực của nhóm tác giả còn có sựgiúp đỡ từ tập thể ban lãnh đạo, giảng viên cùng các cán bộ quản lý đang công tác tạitrường Đại học Thương Mại, các anh chị sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường đạihọc khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội cùng với bạn bè và gia đình.Đầu tiên xin chân thành cảm ơn các Phòng, ban của Trường ĐH Thương mại(Phòng Công tác sinh viên, Phòng quản lý Khoa học, Phòng Quản lý đào tạo…), Banchủ nhiệm Khoa Kế toán – Kiểm toán đã tạo điều kiện cho nhóm hoàn thành đề tài,đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Ths Nguyễn Quỳnh Trang, cô đã khuyến khích,hướng dẫn và hỗ trợ nhóm với tất cả sự nhiệt huyết và tận tâm từ giai đoạn đầu củanghiên cứu đến giai đoạn kết thúc
Xin chân thành cảm ơn các anh chị cựu sinh viên chuyên ngành Kế toán – Kiểmtoán tại các trường Đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội vì đã dành thời gian thamgia khảo sát để giúp nhóm hoàn thành bài nghiên cứu
Cuối cùng, nhóm tác giả gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc phúc đến tất cảnhững người đã hỗ trợ về bất kỳ khía cạnh nào trong quá trình hoàn thành đề tàinghiên cứu này
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Nhóm tác giả xin cam đoan, báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài “ Các nhân tốảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức ngành của sinh viên sau tốt nghiệp vàocông việc thực tế của các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn TP Hà Nội là kếtquả của quá trình học tập, nghiên cứu và nỗ lực tìm hiểu của nhóm tác giả cùng với sựhướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn nghiên cứu khoa học Ths NguyễnQuỳnh Trang
Các số liệu trong bài nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, có trích dẫn
rõ ràng, không sao chép
MỤC LỤC
Trang 5Dựa trên cơ sở lý thuyết, nhóm tác giả đưa ra mô hình và giả thuyết nghiên cứugồm 6 nhân tố: Khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp;Chất lượng đào tạo các học phần thực hành, thực tập tốt nghiệp; Thời lượng thực hànhkiến thức ngành kế toán; Thời lượng tiếp cận với công việc thực tế; Năng lực tư duy vàvận dụng kiến thức ngành kế toán; Thái độ đối với nghề kế toán Nhóm tác giả tiếnhành thống kê mẫu với cơ cấu mẫu là 398 sau khi được làm sạch từ 420 phiếu thu về,sau đó kiểm tra Cronbach’s Alpha và tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, kếtquả là 1 biến quan sát bị loại bỏ là biến KLKT02 tuy nhiên 6 nhân tố vẫn được giữnguyên Phân tích tương quan và hồi quy 6 biến độc lập với biến phụ thuộc cho thấy 6biến độc lập đều có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc, xác định được biến cómức độ ảnh hưởng lớn nhất và yếu nhất tới mức độ vận dụng kiến thức ngành vàocông việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp từ đó đưa ra những đềxuất, kiến nghị
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định qua đó nhómtác giả đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ TIẾNG ANH
ANOVA Analysis of variance: Phân tích phương sai
EFA Exploratory Factor Analysis: Phân tích nhân tố khám phá
KMO Kaiser-Meser-Olkin measure of sampling adecquacy
Sig Significance level
SPSS Statistical Package for the Social Sciences: Phần mềm thống kê dành cho
nghiên cứu khoa học xã hội
VIF Variance inflation factor: Nhân tố phóng đại phương sai
CLDT Chất lượng đào tạo các học phần thực hành, thực tập tốt nghiệp
GVHD Giảng viên hướng dẫn
KLKT Khối lượng kiến thức hàn lâm được cung cấp
NLTT Năng lực tư duy và vận dụng kiến thức ngành kế toán
PGS Phó giáo sư
TDNN Thái độ đối với nghề kế toán
Th.s Thạc sĩ
TLTC Thời lượng tiếp cận với công việc thực tế
TLTH Thời lượng thực hành kiến thức ngành kế toán
VDKT Mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Kế toán là một ngành, nghề chưa bao giờ hết “hot” bởi bất kể doanh nghiệp nào
dù lớn hay nhỏ, dù mới thành lập hay đã thành lập lâu năm luôn cần có ít nhất một kếtoán Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và đào tạo thì ngành Kế toán được đông đảo sinhviên lựa chọn và theo học do mức lương ổn định và tương lai có được khả năng pháttriển trong ngành nghề Đặc biệt cơ hội việc làm khá rộng mở do chính sách kinh tếcủa nhà nước đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạođiều kiện cho các cá nhân hoặc tổ chức thành lập doanh nghiệp, công ty hoặc doanhnhân nước ngoài đầu tư mở công ty tại Việt Nam Mà ước tính mỗi một doanh nghiệp
dù ở quy mô nhỏ vẫn cần có một kế toán viên và một kế toán trưởng
Tuy nhiên, nền kinh tế ngày càng phát triển, cùng với đó là sự gia tăng của cácdoanh nghiệp, cơ hội việc làm cho các cử nhân kế toán cũng rộng mở hơn dẫn đến tỷ
lệ cạnh tranh cao Để tìm được công việc và thành công sau tốt nghiệp, sinh viênkhông chỉ nắm vững kiến thức hàn lâm về chuyên ngành được đào tạo mà còn cần đạtđược kĩ năng thực hành trong quá trình còn được đào tạo tại nhà trường Theo thôngtin từ Bộ Lao động – Thương Minh và Xã hội và Tổng cục Thống kê cho thấy, gần94% sinh viên mới tốt nghiệp cần được đào tạo lại để có thể đáp ứng được yêu cầu củanhà tuyển dụng và doanh nghiệp Các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự cho bộ phận
kế toán cũng cho biết có đến 80% – 90% những sinh viên được tuyển dụng chưa cókhả năng tiếp cận ngay được với công việc của một kế toán thực sự Có thể thấy rằngnguồn nhân lực kế toán đang “thừa số lượng nhưng thiếu chất lượng”, trong bối cảnh
đó đó đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự thay đổi từ người học và chính các cơ sở đào tạongành kế toán Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng Hà Nội là trung tâm văn hóa,kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật của cả nước đồng thời cũng là nơi hội tụ rất nhiềutrường đại học lớn có chất lượng đào tạo tốt nhất trên cả nước đặc biệt là khối ngànhkinh tế trong đó có ngành kế toán Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là xuhướng tất yếu, tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay đặt ra một bài toánkhá đau đầu: “Những kiến thức chuyên ngành liệu đã đủ giúp sinh viên đạt yêu cầutuyển dụng hay chưa?”, “Sinh viên học tập và tiếp thu tri thức như thế nào hay cácnhân tố nào tác động tới mức độ vận dụng của sinh viên sau tốt nghiệp ngành kếtoán?”
Xuất phát từ những yêu cầu trên, nhóm đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đến mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp” dưới sự hướng dẫn của
GVHD - Ths Nguyễn Quỳnh Trang
Nhóm hy vọng, với kết quả nghiên cứu về mức độ tác động của các yếu tố đến
Trang 10mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toánsau tốt nghiệp sẽ là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với các trường đại học cókhối ngành kế toán trên địa bàn Hà Nội trong việc xây dựng và cải thiện chương trìnhgiảng dạy, môi trường học tập và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượngđào tạo nghề nghiệp kế toán cho sinh viên.
2 Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Xác định, phân tích và đánh giá các nhân tố đến ảnh hưởng đến mức độ vận dụngkiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp đểthấy được những kiến thức mà sinh viên tích lũy được trong quá trình học tập ở môitrường đại học có thực sự hữu ích, hay sinh viên có được trang bị đầy đủ những kỹnăng cần thiết để vận dụng những kiến thức được học vào công việc thực tế, Từ đóđề xuất một số giải pháp cải thiện chương trình giảng dạy, môi trường học tập, phươngpháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp kế toán
b. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống cơ sở lý luận về kiến thức ngành kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đếnmức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toánsau tốt nghiệp
+ Xác định và phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu đến mức độ vậndụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốtnghiệp
+ Đề xuất các giải pháp cải thiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp kếtoán và mức độ vận dụng kiến thức của sinh viên sau tốt nghiệp vào công việc thực tế
3 Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cho đề tài này là:
+ Thứ nhất, kế toán và kiến thức ngành kế toán là gì?
+ Thứ hai, có các nhân tố nào và mức độ tác động của từng nhân tố đến mức độ vậndụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốtnghiệp?
+ Thứ ba, cần có những giải pháp nào để nâng cao mức độ vận dụng kiến thức ngànhvào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến các nhân tốảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viênngành kế toán sau tốt nghiệp
+ Đối tượng khảo sát: Sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp
Trang 11b. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Các trường đại học có khối ngành kinh tế đào tạo kế toán trên toàn thành phố HàNội chủ yếu là: Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học ThươngMại, Học viện Tài Chính, Học viện Ngân Hàng và những trường đại học khối ngànhkinh tế khác
- Về thời gian:
+ Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 1/11/2020 đến tháng 15/12/2021
+ Thời gian nghiên cứu từ ngày 1/10/2020 đến ngày 15/2/2021
5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, nhóm dự kiến sử dụng cả nguồn dữ liệu thứcấp và nguồn dữ liệu sơ cấp Công tác thu thập dữ liệu sẽ được thực hiện qua cácphương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Các phương pháp nàybao gồm:
Thứ nhất, việc thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp:
Nhóm đã tiến hành tổng quan một số công trình nghiên cứu có đề cập đến vấn đềcác nhân tố tác động đến mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế Sau
đó hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kiến thức ngành học và các nhân tốảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên
kế toán sau tốt nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Thứ hai, phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Nhóm thực hiện thông qua việc kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính
qua phỏng vấn sâu và phương pháp nghiên cứu định lượng qua điều tra chọn mẫu, sửdụng phiếu câu hỏi
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
+ Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu trước để xây dựng mô hình, thang đo
+ Tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn để điều chỉnh mô hình cho phù hợp + Phỏng vấn sâu các anh chị sinh viên ngành kế toán sau khi tốt nghiệp ra trường đểxác định mức độ phù hợp của nghiên cứu cũng như điều chỉnh ngữ nghĩa của bảng hỏi
để dễ hiểu và nhận được kết quả nghiên cứu được chính xác
Kết quả nghiên cứu định tính cho phép phác thảo mô hình các nhân tố ảnhhưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán của sinh viên sau tốtnghiệp
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
+ Từ mô hình thực nghiệm đã được thông qua trong giai đoạn nghiên cứu định tính,nhóm tiến hành các phác thảo về thang đo cho các biến số của mô hình, tức là nhân tốảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức Kết quả giai đoạn nghiên cứu này, cho
Trang 12phép hình thành các ý tưởng cơ bản liên quan đến các biến số, phục vụ cho việc xâydựng bảng câu hỏi.
+ Tiến hành phác thảo bảng câu hỏi điều tra trên địa bàn thành phố Hà Nội
+ Điều tra đối tượng theo mẫu bảng câu hỏi đã xác định và tiến hành nhập số liệu vàophần mềm SPSS 20.0, phục vụ cho công tác phân tích dữ liệu điều tra Các kỹ thuậtphân tích trên phần mềm nói trên được sử dụng như là: phân tích mô tả mẫu, phân tíchcác thống kê tham số tổng quát, phân tích nhân tố và kiểm định, phân tích tương quan
và hồi quy
+ Dựa vào kết quả điều tra gợi ý một số giải pháp, nhằm nâng cao mức độ vận dụngkiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế của sinh viên sau tốt nghiệp ratrường
6 Đóng góp của đề tài
Về phương diện lý thuyết:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức ngành vào côngviệc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp tại các trường đại học khối kinh
tế trên địa bàn thành phố Hà Nội
+ Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến mức độ vận dụng kiến thức ngànhvào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp tại các trường đại họckhối kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội
Về phương diện thực tiễn:
+ Cung cấp cho Khoa Kế toán và các Phòng, Ban chức năng các trường một nguồnthông tin đáng tin cậy để có định hướng giáo dục và đào tạo đúng đắn
+ Đề xuất những giải pháp cải thiện nhằm góp phần nâng cao mức độ vận dụng kiếnthức ngành của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp
7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, đề tài có kết cấu 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp.
Trong chương này, nhóm đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến kiếnthức ngành kế toán Tổng quan các nghiên cứu đã công bố các nhân tố ảnh hưởng đếnmức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toánsau tốt nghiệp, từ đó làm căn cứ đề xuất mô hình nghiên cứu về vấn đề đó
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này, nhóm đã trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp thuthập và xử lý dữ liệu, thiết kế nghiên cứu và các phương pháp phân tích dữ liệu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp.
Trang 13Trình bày kết quả nghiên cứu, đánh giá về độ tin cậy của thang đo, kiểm định cácgiả thuyết nghiên cứu, đưa ra mô hình hồi quy các yếu tố tác động tới mức độ vậndụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốtnghiệp.
Chương 4: Kết luận và một số khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu
Chương này nêu lên các phát hiện, kết luận qua nghiên cứu Trên cơ sở đó, nhóm
đã trình bày một số khuyến nghị liên quan đến cải thiện chương trình giảng dạy, môitrường học tập, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập góp phần nâng cao chấtlượng và hiệu quả đào tạo nghề nghiệp kế toán trong tương lai
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KIẾN THỨC NGÀNH VÀO CÔNG VIỆC THỰC TẾ
CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN SAU TỐT NGHIỆP
Trang 141.1 Khái niệm kiến thức ngành và mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp
1.1.1 Kiến thức
Khái niệm kiến thức của nhà hiền triết thời cổ đại Platon được công nhận, phổbiến rất rộng rãi cho rằng “kiến thức là một niềm tin đúng đã được biện minh.”
“Tri thức hay kiến thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng
có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục Trong tiếng Việt, cả "tri" lẫn "thức" đều có nghĩa là biết” (Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt Nam Tự Điển, 1931)
“Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành Nó có thể ẩn tàng, chẳng hạn những kỹ năng hay năng lực thực hành, hay tường minh, như những hiểu biết lý thuyết về một đối tượng; nó có thể ít nhiều mang tính hình thức hay có tính hệ thống” (Định nghĩa kiến thức, Từ điển Oxford, 2015)
Trên thực tế, người ta đưa ra nhiều khái niệm về kiến thức, tri thức nhưng chưa
có một định nghĩa thống nhất được mọi người chấp nhận Định nghĩa kiến thức được
sử dụng thường xuyên là "Những ý tưởng hoặc hiểu biết mà một thực thể sở hữu được
sử dụng để thực hiện hành động hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu của đơn vị Kiến thức này dành riêng cho đơn vị đã tạo ra nó."
Tóm lại, kiến thức là sự hiểu biết của con người về một đối tượng nào đó, đượchình thành thông qua quá trình nhận thức của con người
1.1.2 Ngành đào tạo
Ngành học còn được gọi là ngành đào tạo Mỗi trường trung cấp, cao đẳng, đại
học sẽ đào tạo các ngành học và chuyên ngành học khác nhau Ngành đào tạo của
trường đại học được định nghĩa tại Khoản 3 Điều 4 Luật giáo dục đại học 2012 như
sau: “Ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định.”
Ngành đào tạo bao gồm nhiều chuyên ngành đào tạo Trong đó, “chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo.” (Khoản 4 Điều 4 Luật giáo dục đại học 2012)
1.1.3 Kiến thức ngành kế toán
Kiến thức chuyên ngành kế toán là một nội dung giảng dạy quan trọng trongchương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán thuộc các hệ đào tạokhác nhau Kiến thức chuyên ngành kế toán là những kiến thức liên quan đến côngviệc thường ngày của một kế toán viên, sinh viên sẽ được cung cấp một hệ thống các
cơ sở lý luận là các chuẩn mực, thông tư được áp dụng trong công tác kế toán, đượcrèn luyện và thực hành các kỹ thuật xử lý các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong doanhnghiệp
Trang 151.1.4 Vận dụng kiến thức ngành kế toán vào công việc thực tế
Theo Hoàng Phê (2000), thuật ngữ vận dụng “là đem tri thức vận dụng vào thực tiễn” (Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học) Vận dụng còn được hiểu là khả năng
con người biết cách xử lý các tình huống dựa vào những kiến thức đã học
Tác giả Phan Thị Thanh Hội và Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017) cho rằng: “Vận dụng kiến thức vào thực tiễn là quá trình đem tri thức áp dụng vào những hoạt động của con người nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của
Có ba quy tắc cơ bản cần phải đáp ứng để học sinh vận dụng kiến thức:
“ Học sinh phải ý thức được những gì họ học có thể hữu ích trong tình huống mới này; học sinh phải có khả năng hồi tưởng lại thông tin hữu ích và học sinh phải
có khả năng vận dụng sử dụng thông tin một cách chính xác trong tình huống mới.”
(Barnett, S M., & Ceci, S J., 2002)
Tóm lại, vận dụng kiến thức ngành kế toán vào công việc thực tế là việc vậndụng kiến thức chuyên ngành vào thực tiễn công việc thực tế như ghi chép sổ kế toán,lập chứng từ, kê khai thuế, giải thích các nghiệp vụ kinh tế đúng bản chất,
1.1.5 Mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế
Khái niệm mức độ gắn liền với phạm trù “độ”, “lượng” trong triết học Trong đề tài nghiên cứu này “mức độ” có nghĩa là đo lường và đánh giá được sự khác nhau giữa
các sinh viên trong việc vận dụng kiến thức ngành kế toán vào công việc thực tế
“ Có nhiều cách khác nhau để xác định mức độ năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của người học, cụ thể:
- Theo cơ sở kiến thức khoa học cần vận dụng: người học chỉ cần vận dụng một kiến thức : khoa học hoặc vận dụng nhiều kiến thức khoa học để giải quyết một vấn
Trang 16được vấn đề, vận dụng được các kiến thức liên quan hoặc tìm tòi, khám phá các kiếnthức nhằm thực hiện giải quyết các vấn đề trong công việc thực tế đạt hiệu quả.
1.2 Ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp
Trên thực tế, ngành kế toán hiện nay “thừa về số lượng nhưng lại thiếu về chất
lượng” Phần lớn sinh viên tốt nghiệp hiện nay không đáp ứng được yêu cầu của nhàtuyển dụng, có thể về kiến thức chuyên môn hoặc trình độ công nghệ thông tin, thậmchí là cả kỹ năng mềm Môi trường làm việc đã kịp thích ứng nhanh với những tiến bộcủa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng môi trường giáo dục thì chưa đáp ứng kịp.Điều này đặt ra yêu cầu cho mỗi cá nhân phải tự mình trau dồi kiến thức chuyên môn,trình độ công nghệ thông tin và cả kỹ năng mềm
Việc phát triển và bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn là rất cầnthiết, qua đó nhiều năng lực của sinh viên được hình thành và phát triển, trong đó cónăng lực vận dụng kiến thức ngành vào thực tiễn Thông qua việc hiểu biết về côngviệc thực tế bằng việc vận dụng kiến thức đã học giúp người làm luôn luôn chủ độngtrong việc giải quyết những vấn để đặt ra trong thực tiễn Ý thức được hoạt động củabản thân, có trách nhiệm với chính mình với công việc trong hiện tại cũng như tươnglai sau này
Mức độ vận dụng kiến thức ngành là tiêu chí đánh giá kết quả học tập của thísinh và cũng là tiêu chí tuyển chọn vị trí công việc khi thí sinh phỏng vấn việc làm Vìvậy việc nâng cao mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế cực kỳquan trọng và cần thiết với mọi ứng viên đặc biệt là sinh viên mới tốt nghiệp chưa cónhiều kinh nghiệm
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Trong thực tế, có rất ít nghiên cứu về đề tài này, vì vậy các công trình nghiên cứu
có liên quan nhóm tìm được rất ít Trong nghiên cứu này, nhóm trình bày một sốnghiên cứu tiêu biểu làm cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu
1.3.1 Công trình nghiên cứu trong nước
Bước đầu nhóm chúng em tiếp cận đề tài “Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế của sinh viên sau tốt nghiệp nghiên cứu trên địa bàn thành phố Kontum” của nhóm tác giả Phạm
Thị Ngọc Ly- Phan Thị Thanh Quyên (2016), qua quá trình nghiên cứu đã xác địnhđược 5 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức ngành của sinhviên sau tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Kontum, sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng
giảm dần (“Khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức được học vào hoàn cảnh thực tế”; “Thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế”; “Thời lượng được tiếp cận với những mô hình mô phỏng công việc”; “Thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành
Trang 17Khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp
Thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán
Thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế
Khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức được học vào hoàn cảnh thực tế
Thái độ yêu thích đối với nghề nghiệpThời lượng được tiếp cận với những mô hình mô phỏng công việc
H1 (+)
H6 (+
) H5 (+ ) H4 (+ ) H3 (+)
Hình 1 Mô hình nghiên cứu(Nguồn: Phạm Thị Ngọc Ly - Phan Thị Thanh Quyên, 2016)
kế toán”; “Khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp”).
Nhân tố “Khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức được học vào công việc thực tế” có tác động mạnh nhất với hệ số Beta = 0,240 và nhân tố “Khối lượng kiến thức hàn lâm
về chuyên ngành kế toán được cung cấp” với hệ số Beta = 0,094 có tác động yếu nhất
đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế của sinhviên sau tốt nghiệp nghiên cứu trên địa bàn thành phố Kontum
Từ việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới mức độ vận dụng kiếnthức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế của sinh viên sau tốt nghiệp, tác giảgợi ý một số giải pháp: Rèn luyện và phát huy tính chủ động trong công việc, trongtiếp thu và vận dụng các kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế, Tăngthời lượng được tiếp cận với công việc thực tế của một kế toán viên, tăng thời lượngsinh viên đến học tập tại doanh nghiệp, Tăng thời lượng được làm việc trên các môhình mô phỏng công việc thực tế, Tăng thời lượng thực hành các kiến thức chuyênngành kế toán
Trang 18Khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp
Thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán
Thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế
Khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức được học vào công việc thực tế
Thời lượng được tiếp cận với những mô hình mô phỏng công việc
Mức độ vận dụng kiến thức ngành kế toán của sinh viên sau tốt nghiệp vào công việc thực tế
+0,094
+0 ,15 4 +0 ,24 0 +0,196
Hình 1 Kết quả nghiên cứu(Nguồn: Phạm Thị Ngọc Ly - Phan Thị Thanh Quyên, 2016)
Với cách tiếp cận khác liên quan đến mức độ vận dụng kiến thức là đề tài “ Đánh giá mức độ thích ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán trường cao đẳng kinh tế tài chính Thái Nguyên” của tác giả Hà Thị Trường, Hà Nội năm
2013, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra một số kết quả phân tích rất hữu ích, về đánhgiá của cựu sinh viên về mức độ vận dụng kiến thức được học vào thực tế làm việc thìcác cựu sinh viên khóa 2, khóa 3 đánh giá rất cao mức độ ứng dụng kiến thức ( khóa 2:
90%; khóa 3: 86,6% rất hữu ích và hữu ích); về thái độ của cựu sinh viên với côngviệc hiện tại có 25,2% sinh viên làm việc với trạng thái tốt nhất, 45,2% với trạng tháibình thường và 21,6% với thái độ nhàm chán
1.3.2 Công trình nghiên cứu nước ngoài
Tác giả Njeru Millicent Wawira (2014) đã có bài nghiên cứu về “Factors affecting transfer of knowledge from training to the job among employees of large commercial banks in Kenya” Nghiên cứu tiến hành khảo sát các học viên tại 6 ngân
hàng lớn hoạt động ở Kenya vào thàng 12 năm 2013 để cung cấp thông tin cho cơ sởđào tạo về học viên từ đó nâng cao khả năng quản lý, hiểu biết của nhà đào tạo để cungcấp một môi trường đào tạo thuận lợi và hiệu quả cho học viên Nghiên cứu khảo sát
được rằng: “85% người được hỏi áp dụng các kỹ năng có được vào tình huống công việc thực tế trong khi 15% không áp dụng các kỹ năng có được vào tình huống công việc thực tế”
Trang 19Thang đo của đề tài gồm 4 nhân tố (“Đặc điểm của học viên”, “Môi trường”,
“Thiết kế đào tạo”, “Đặc điểm của giảng viên”)
Theo kết quả kiểm định của giả thuyết:
+ Đối với nhân tố “Đặc điểm của học viên” thì hiệu quả và nghề nghiệp và thái
độ công việc ảnh hưởng đến việc chuyển giao kiến thức từ đào tạo sang công việc ởmột mức độ rất lớn được thể hiện bằng giá trị trung bình lần lượt là 4,632 và 4,501.Ngoài ra, tính cách của học viên, định hướng mục tiêu, sự dễ chịu và hướng ngoại vàkhả năng của học viên ảnh hưởng đến việc chuyển giao kiến thức từ đào tạo sang côngviệc ở một mức độ lớn bằng giá trị trung bình lần lượt là 4,351, 4,351, 4,294 và 4,291
+ Về “Môi trường”, các cơ sở đào tạo có ảnh hưởng đến việc chuyển giao kiến
thức từ đào tạo đến công việc với mức độ rất lớn được thể hiện bằng giá trị trung bình
là 4,624 Ngoài ra, môi trường phần cứng, cơ sở đào tạo và bố trí địa điểm ảnh hưởngđến việc chuyển giao kiến thức từ đào tạo đến công việc ở một mức độ lớn được thểhiện bằng giá trị trung bình lần lượt là 4,405, 4,392 và 4,108
+ Nhân tố “Thiết kế đào tạo”, các yếu tố dự phòng hướng dẫn bổ sung hoặc hỗ
trợ về việc sử dụng các kỹ năng trở lại công việc, đào tạo nội dung và hướng dẫn đểđào tạo hiệu quả việc chuyển giao kiến thức từ đào tạo để đạt được công việc ở mộtmức độ rất cao như được thể hiện bởi giá trị trung bình là 4,936, 4,892 và 4,839 tươngứng Ngoài ra, định khung cách tiếp cận đào tạo/đào tạo, phát triển trong nghiên cứunhận thức và cung cấp chuyển giao kiến thức bị ảnh hưởng không đầy đủ từ đào tạocho công việc ở một mức độ rất lớn được thể hiện bằng thời gian thực hành trung bìnhlần lượt là 4.728, 4,625 và 4,593 Hơn nữa, thiết kế thử nghiệm không đầy đủ, trình tự,đưa ra nhiều ví dụ và không ví dụ về các khái niệm trong nhiều ngữ cảnh và nguyêntắc học tập ảnh hưởng đến việc chuyển giao kiến thức từ đào tạo đến công việc mức độnhư thể hiện bằng trung bình lần lượt là 4,462, 4,317, 4,205 và 3,804
+ Về “Đặc điểm của giảng viên” , kiến thức về chủ đề và kinh nghiệm nghề
nghiệp bị ảnh hưởng chuyển giao kiến thức từ đào tạo đến công việc ở một mức độ rấtlớn được thể hiện qua trung bình lần lượt là 4,826 và 4,704 Ngoài ra, phản hồi về hiệusuất, khả năng thúc đẩy và thu hút người học, kỹ năng giao tiếp và phân phối tốt vàkiến thức về các nguyên tắc giảng dạy (chẳng hạn như chiến lược học tập của ngườilớn) bị ảnh hưởng chuyển giao kiến thức từ đào tạo đến công việc ở một mức độ lớnđược thể hiện bằng giá trị trung bình lần lượt là 4,369, 4,271, 3,906 và 3,873 Khigiảng, giảng viên có thể bám sát vào tài liệu giảng dạy thông qua tập trung cẩn thậnvào các mục tiêu giảng dạy; hoặc họ có thể sử dụng tài liệu thú vị để thêm gia vị chohướng dẫn không thú vị khác để nâng cao động lực học tập của học viên trưởng thành(ví dụ, Noe & Colquitt, 2002)
Trang 20Swartz (2002) đã nghiên cứu “Khái niệm chuyển giao đào tạo” dựa trên các
nghiên cứu trước đây cho thấy rằng: Mặc dù học tập thành công trong khóa đào tạomôi trường, các kỹ năng có được thường không được phục vụ cho công việc Trongmột nỗ lực để điều tra tốt hơn các yếu tố quyết định chuyển giao thành công, hai cáckhía cạnh tạm thời của chuyển giao đào tạo, bắt đầu và duy trì, là được kiểm tra đểđánh giá mối quan hệ của họ với các đặc điểm của học viên định hướng mục tiêu vàhiệu quả của bản thân
Kết quả chỉ ra rằng các thực tập sinh và người hướng dẫn không liên hệ cácchương trình đào tạo cá nhân với một bối cảnh tổ chức, chẳng hạn như các mục tiêucủa tổ chức
Về thực tập sinh, môi trường làm việc, bảng câu hỏi có các thang đo phản ánhmức độ hỗ trợ người hướng dẫn có kinh nghiệm, môi trường chuyển giao và nói chungmôi trường làm việc Và cuối cùng, bảng câu hỏi dành cho học viên có các thang đo đolường đặc điểm đào tạo và kết quả đào tạo
1.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp và các giả thuyết
1.4.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Qua các tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan đặc biệt là đề tài nghiên
cứu “Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành
kế toán vào công việc thực tế của sinh viên sau tốt nghiệp nghiên cứu trên địa bàn thành phố Kontum” của nhóm tác giả Phạm Thị Ngọc Ly- Phan Thị Thanh Quyên
(2016) cùng với sự gợi ý của giảng viên hướng dẫn, nhóm tác giả đề xuất mô hìnhnghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việcthực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp với các nhân tố:
(1) Khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp, (2) Chấtlượng đào tạo các học phần thực hành, thực tập tốt nghiệp của trường, (3) Thời lượngthực hành kiến thức chuyên ngành kế toán, (4) Thời lượng tiếp cận với công việc thực
tế, (5) Năng lực tư duy và vận dụng kiến thức ngành kế toán,(6) Thái độ đối với nghề
kế toán
Trang 21Khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp
Chất lượng đào tạo các học phần thực hành, thực tập tốt nghiệp của trường
Thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán
Thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế
Năng lực tư duy và vận dụng kiến thức ngành kế toán
Thái độ đối với nghề kế toán
H1 (+)
H6 (+
) H5 (+ ) H4 (+ ) H3 (+)
Hình 1.3 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp
1.4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Với mô hình nghiên cứu trên, các giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:
H1: Khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp càng hợp
lý thì mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kếtoán sau tốt nghiệp càng cao
H2: Chất lượng đào tạo các học phần thực hành, thực tập tốt nghiệp của trường càng
tốt thì mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kếtoán sau tốt nghiệp càng cao
H3: Thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán càng nhiều thì mức độ vận
dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệpcàng cao
H4: Thời lượng tiếp cận với công việc thực tế càng nhiều thì mức độ vận dụng kiến
thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp càng cao
H5: Năng lực tư duy và vận dụng kiến thức kế toán càng tốt thì mức độ vận dụng kiến
thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp càng cao
H6: Thái độ yêu thích đối với nghề kế toán càng nhiều thì mức độ vận dụng kiến thức
ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp càng cao
Trang 22a Giả thuyết thứ nhất: Khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp
Kiến thức chuyên ngành bao gồm cả kiến thức hàn lâm và những kĩ năng chuyênmôn, thực hành và rèn luyện
Đối với các sinh viên hiện nay, việc tìm hiểu, trang bị cho mình những kiến thứchàn lâm là nhiệm vụ hàng đầu, cực kỳ cần thiết và quan trọng Kiến thức hàn lâm lànhững kiến thức chuyên sâu dành về một lĩnh vực, ngành nghề, môn học nào đó Đó lànhững kiến thức nền tảng chủ yếu mang tính lý thuyết và chính là cơ sở giúp sinh viênthực hành và ứng dụng vào công việc thực tế
Các kiến thức hàn lâm ngành kế toán bao gồm: các nghiệp vụ phát sinh, phươngpháp tính giá thành sản phẩm, lập bảng báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh, Nếu không có kiến thức hàn lâm, sinh viên sẽ rất khó khăn trong việctiếp cận với công việc thực tế
Các kĩ năng thực hành đó đều dựa trên kiến thức hàn lâm về chuyên ngành để từ
đó vận dụng vào công việc thực tế Vì vậy khối lượng kiến thức hàn lâm được cungcấp có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng của sinh viên sau tốt nghiệp
b Giả thuyết thứ hai: Chất lượng đào tạo các học phần thực hành và thực tập tốt nghiệp của trường càng cao thì mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp càng cao
Theo tác giả Lê Đức Ngọc (2004) chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độđạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo
“Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặctrưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghềcủa người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngànhnghề cụ thể” (Trần Khánh Đức, 2002)
“Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặctrưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành vi củangười tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụthể đã được thiết lập Chất lượng đào tạo không chỉ dừng ở kết quả quá trình đào tạotrong nhà trường với những điều kiện đảm bảo nhất định: cơ sở vật chất, đội ngũ giảngviên, mà còn phải tính mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thịtrường lao động”.( Thịnh Văn Vinh - Học viện tài chính )
Chất lượng đào tạo các học phần thực hành và thực tâp tốt nghiệp càng cao càngchứng tỏ sinh viên thu nhận được càng nhiều kiến thức từ các nội dung thực hành dẫnđến mức độ vận dụng kiến thức của sinh viên vào thực tế càng cao
Trang 23c Giả thuyết thứ ba: Thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán càng nhiều thì mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp càng cao
Thực hành là sự lặp lại của một hành động với mục tiêu cải thiện kết quả, hìnhthành trí nhớ, càng thực hành nhiều thì khả năng kiểm soát tốc độ và sự tự tin càngtăng lên
Lehmann và Gruber (2006) cho rằng thực hành như một "hoạt động có hệ thốngvới các giai đoạn có thể dự đoán được và các hoạt động ”
Thực hành có chủ ý không giống như học thuộc lòng Sự lặp lại thuộc lòng - chỉđơn giản là lặp lại một nhiệm vụ - sẽ không tự nó cải thiện hiệu suất Thực hành có chủ
ý bao gồm sự chú ý, luyện tập và lặp lại và dẫn đến kiến thức hoặc kỹ năng mới màsau này có thể được phát triển thành kiến thức và kỹ năng phức tạp hơn Mặc dù cácyếu tố khác như trí thông minh và động lực ảnh hưởng đến hiệu suất, nhưng luyện tập
là cần thiết nếu không đủ để có được kiến thức chuyên môn (Campitelli & Gobet,2011)
Kiến thức không chỉ được hình thành thông qua những nội dung học tập mangnặng tính lý thuyết mà nó còn được hình thành thông qua các hoạt động liên quan đếnthực hành, thực tiễn khi sinh viên được tham gia các mô hình phòng học mô phỏng,thực hành các bài tập kế toán liên hệ trong thực tiễn, Trong quá trình đó, sinh viên sẽ
áp dụng được những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra, khám phá ranhững ý nghĩa thú vị của ngành học, điều đó giúp sinh viên sẽ củng cố được kiến thứccủa bản thân, nâng cao sự tự tin
Vì vậy, thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán càng nhiều thì mức
độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốtnghiệp càng cao
c Giả thuyết thứ tư: Thời lượng tiếp cận với công việc thực tế càng nhiều thì mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp càng cao
Công việc của một kế toán viên thật sự ở doanh nghiệp không chỉ đơn thuần làhạch toán đúng với quy định của chế độ kế toán và tuân thủ tốt chuẩn mực kế toán màcòn phải tuân thủ đúng các luật thuế và các luật chuyên ngành khác Sinh viên mới ratrường lại thường chưa thực sự nắm chắc, hiểu rõ và cách áp dụng các luật thuế và luậtchuyên ngành khác để xử lý các tình huống nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanhnghiệp một cách tốt nhất, hiệu quả nhất
Tiếp cận với công việc thực tế có thể hiểu là từng bước bắt tay vào công việc ghichép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính
Trang 24của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,…như: đi thực tập, tìm hiểu những vấn đềthực tiễn xoay quanh công việc,
Khi thời lượng tiếp cận càng lớn sinh viên sẽ có được một mức độ kinh nghiệm
để hiểu rõ hơn về kĩ năng và giới hạn của bản thân từ đó sẽ càng nâng cao kĩ năng thựchành, sự tự tin và mức độ vận dụng kiến thức vào công việc thực tế sẽ tốt hơn
e Giả thuyết thứ năm: Năng lực tư duy và vận dụng kiến thức kế toán càng tốt thì mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp càng cao
Tài liệu hội thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trìnhgiáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp năng lực vào phạm trù hoạtđộng khi giải thích: “Năng lực là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và cácthuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí để thực hiện một loại côngviệc trong một bối cảnh nhất định”
Theo từ điển triết học, khái niệm năng lực được hiểu: “Năng lực là khả năng vàđiều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có, là tổng hợp những phẩm chất tâm - sinh lýtạo cơ sở và khả năng hình thành một hoạt động nào đó; năng lực là tổng hợp nhữngphẩm chất tâm - sinh lý của con người khiến cho nó thích hợp với một loại hình nghềnghiệp nhất định đã hình thành trong lịch sử”
Khái niệm vể tư duy được một số tác giả đưa ra như sau:
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính, bản chất mối liên hệ
và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực kháchquan mà trước đó ta chưa biết (Nguyễn Quang Uẩn, 1996)
Nguyễn Công An (2019) đưa ra khái niệm năng lực tư duy “là khả năng nắm bắt
và vận dụng những tri thức vào cuộc sống của con người Năng lực tư duy là năng lực phản ánh bằng liên tưởng, phát hiện và xử lý thông tin trong những tình huống, những hoàn cảnh cụ thể Năng lực tư duy là một lực lượng tinh thần đang nhận thức, là một
cơ chế đang vận động, là sự tổng hợp của các quy luật tư duy trên cơ sở quy luật của đời sống hiện thực.”
Năng lực tư duy là một yếu tố cực kỳ quan trọng và được nhà tuyển dụng vôcùng quan tâm trong thời kỳ công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, năng lực tưduy ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc
Năng lực vận dụng kiến thức là khả năng của bản thân người học tự giải quyếtnhững vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách áp dụng kiến thức
đã lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xungquanh và có khả năng biến đổi nó Năng lực vận dụng kiến thức thể hiện phẩm chất,nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thoả mãn nhu cầu chiếm lĩnh trithức (Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, 2014)
Trang 25Theo Nguyễn Thị Thanh, Hoàng Thị Phương và Trần Trung Ninh (2014) cho
rằng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn “là khả năng của bản thân người học huy động, sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó.”
Dựa vào những định nghĩa trên, nhóm tác giả đưa ra khái niệm năng lực tư duy
và vận dụng kiến thức ngành kế toán là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năngngành kế toán để tự phát hiện, đánh giá và giải quyết các vấn đề trong công việc thựctế
Có thể thấy rằng, năng lực tư duy và vận dụng kiến thức ngành kế toán càng tốt,vốn tri thức và kĩ năng càng cao từ đó ảnh hưởng tích cực đến mức độ vận dụng củasinh viên
f Giả thuyết thứ sáu: Thái độ đối với nghề nghiệp càng tốt thì mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp càng cao
Theo UNESCO, mục đích học tập là: “Học để biết (liên quan đến kiến thức), học
để làm ( liên quan đến kỹ năng), học để chung sống (liên quan đến thái độ), học để tự khẳng định mình (liên quan đến giá trị)” Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức và kỹ năng
tốt nhưng không có thái độ làm việc tốt thì cũng không thể thành công Nhiều tác giả
qua các nghiên cứu về thái độ xã hội - đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về thái độ Lần đầu tiên năm 1918, khái niệm thái độ được sử dụng là trạng thái tinh thầncủa cá nhân đối với một giá trị Khi đó thái độ được coi là trạng thái xúc động của cánhân đối với các giá trị, ý nghĩ, lý tưởng của đối tượng xã hội cụ thể hoặc là trạng thái
ý thức của cá nhân phù hợp với một số giá trị xã hội.( W.I Thomas và F.Znaniecki ,1918)
R.Martens cho rằng: “Thái độ là xu hướng thường xuyên đối với các tình huống
xã hội, nó biểu thị sự thống nhất của ý nghĩ, tình cảm và hành động, thái độ của con người có quan hệ chặt chẽ với hành vi bởi vì thái độ được xác định bằng tính thống nhất bên trong.”
T Newcome sau này cũng đã định nghĩa: “Thái độ của cá nhân đối với một đối tượng nào đó là thiên hướng hành động, nhận thức, tư duy, cảm nhận của anh ta đối với khách thể liên quan”.
Có thể kết luận rằng, thái độ là biểu hiện của sự thống nhất về nhận thức, tìnhcảm và hành vi của một cá nhân đối với một đối tượng nào đó
Thái độ với nghề: Thái độ nghề nghiệp biểu hiện thông qua hiểu biết về nghềnghiệp, đánh giá sự phù hợp với nghề, tình yêu và hành vi với nghề
Trang 26Đánh giá mức độ vận dụng kiến thức vào công việc không chỉ thông qua kỹnăng, kiến thức, kinh nghiệm mà còn thái độ với nghề nghiệp Thái độ với công việc
có vai trò vô cùng quan trọng Nếu bạn có thái độ nghề nghiệp tốt, bạn sẽ nỗ lực cốgắng vận dụng tối đa khả năng của bản thân để hoàn thành công việc.Tuy nhiên, nếukhông có thái độ đúng đắn với nghề nghiệp dẫn đến tình trạng tiêu cực, không có tínhtiến thủ, hiệu quả công việc không cao
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đưa ra những tổng quan, cơ sở lý thuyết về những thuật ngữ có liênquan trong bài nghiên cứu về mức độ vận dụng kiến thức và các nhân tố ảnh hưởngđến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành của sinh viên sau tốt nghiệp Đồng thờitrong chương này, nhóm tác giả cũng đề cập đến những mô hình nghiên cứu tương tự ởtrong và ngoài nước từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về sựảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán củasinh viên sau tốt nghiệp
Theo các nghiên cứu, mức độ vận dụng kiến thức của sinh viên sau tốt nghiệpthường bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: Khả năng tiếp thu vận dụng kiến thức, đặc điểmcủa học viên, thiết kế đào tạo, thời lượng thực hành, thời lượng tiếp cận với công việcthực tế, Tuy nhiên, tùy vào những đối tượng khác nhau sẽ áp dụng khác nhau phùhợp với từng đối tượng
Trang 27Thang đo chính
Điều chỉnhThảo luận nhóm
Nghiên cứu định tính sơ bộ
Cơ sở lý thuyết các nghiên cứu liên quan
Mục tiêu nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu
Thang đo nháp
Nghiên cứu định lượng
Thống kê mô tả
Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Thang đo nháp
Phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đã có trước đây, việc đo lường các nhân tốảnh hưởng đến đến mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinhviên ngành kế toán sau tốt nghiệp được thực hiện qua các bước theo sơ đồ sau:
Bước 1: Kiểm tra độ tin cậy từng thành phần thang đo, xem xét mức độ tin cậycủa các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach's Alpha để loại các biến rác Nhữngbiến có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác nên phải loại ra khỏi
mô hình Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach's Apha lớn hơn 0,6
Bước 2 : Từ kết quả điều tra, dữ liệu được đưa vào phân tích nhân tố khám pháEFA qua đó loại bỏ những biến không quan trọng và xác định được cấu trúc của nhữngnhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu
Trang 28sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Phương phápphân tích dữ liệu chủ yếu ở đây là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.Thang đo được chấp nhận khi giá trị của hệ số Kaiser - Meyer - Olkin ( KMO ) lớnhơn hoặc bằng 0,5, nhân tố trích được có Total Intal Eigenvalues lớn hơn 1 Kết quảcác biến có trong số nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại Sau đó phân tích nhân tố được lặp lại chođến khi thỏa mãn các yêu cầu trên với các phương sai trích tốt nhất, yêu cầu phươngsai trích (Cumulative Extraction Sums of Squared Loadings) lớn hơn 50%
Bước 3: Từ kết quả phân tích thành phần chính, vận dụng phân tích tương quan
để xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến ảnh hưởng đến mức độ vận dụngkiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên kế toán sau tốt nghiệp Các biếntổng hợp được xác định ở bước trên được sử dụng làm các biến độc lập và cùng vớibiến phụ thuộc từ số liệu điều tra được đưa vào phân tích hồi quy Sau khi đã thỏamãn các yêu cầu đặt ra, tiến hành kiểm tra mô hình lý thuyết bằng phân tích hồi quybội và kiểm định một số giả thuyết đặt ra về sự khác biệt trong các yếu tố ảnh hưởngđến mức độ vận dụng kiến thức ngành của sinh viên sau tốt nghiệp theo các biến phânloại về đặc trưng cá nhân bằng phân tích phương sai ANOVA với mức ý nghĩa sig =0,05
2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1.1 Phương pháp phỏng vấn
Nhóm chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 20 anh chị cựu sinh viên đến từcác trường đại học khối ngành kinh tế khác nhau (Đại học Ngoại Thương, Đại họcKinh tế Quốc dân, Đại học Thương Mại, Học viện Ngân Hàng, Học viện Tài chính).Kết quả của buổi phỏng vấn chính là dữ liệu để thiết kế bảng hỏi và phân tích dữ liệu
2.2.1.2 Thiết kế bảng hỏi và thang đo
Nhóm đã thiết kế bảng câu hỏi khảo sát gồm 2 phần:
- Phần 1: Tìm hiểu các thông tin về người điền phiếu điều tra (Tên, giới tính, đã từng tốtnghiệp trường nào, tốt nghiệp được mấy năm rồi )
- Phần 2: Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức ngành vàocông việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp
Các câu hỏi khảo sát ở phần 1 là dạng các câu trả lời ngắn Trong phần 2 củabảng hỏi, nhóm đã thiết kế 1 bảng gồm 31 câu hỏi đo lường cho các biến độc lập vàbiến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu mà nhóm đã đề xuất ở chương 1 mà câu trảlời đo lường bằng thang đo Likert với 5 mức độ, thấp nhất là “1 – Hoàn toàn khôngđồng ý”, “2 – Không đồng ý”, “3 – Tương đối đồng ý”, “4 – Đồng ý”, “5 – Hoàn toànđồng ý”
Trang 29Các câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên các câu hỏi đã sử dụng ở các nghiêncứu khác nhau đã thực hiện trước đây mà nhóm đã đề cập trong phần Tổng quan nghiêncứu của đề tài Để kiểm định mức độ phù hợp của các câu hỏi, nhóm cũng đã tiến hànhđiều tra thử nghiệm thông qua việc gửi 50 phiếu khảo sát đến các anh chị sinh viên kếtoán sau tốt nghiệp: khoá 52 và 53 Khoa kế toán - kiểm toán Đại học Thương Mại;khoa kế toán của khóa mới tốt nghiệp của các trường Đại học Ngoại Thương, Đại họcKinh tế Quốc dân, Học viện Tài Chính, Học viện Ngân Hàng Với 50 phiếu thu được,nhóm đã tiến hành hiệu chỉnh lại về mặt thuật ngữ của bảng hỏi cho phù hợp hơn.Đồng thời, với số liệu thu thập được, chúng em cũng tiến hành kiểm tra độ tin cậy của
31 thang đo với 2 công cụ hệ số tin cậy (Cronbach”s Alpha) và hệ số tương quan biếntổng (Corrected Item-Total Correlation) Cả 2 hệ số này đều đáp ứng yêu cầu với hệ sốtin cậy tổng hợp của 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc đều lớn hơn 0,7, hệ số tươngquan biến tổng của 31 biến quan sát đều lớn hơn 0,3 (Hair và cộng sự, 2010) Khi đó,nhóm mới triển khai khảo sát trên diện rộng với các cựu sinh viên ngành kế toán cáctrường đại học khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp
Nhóm tác giả xây dựng thang đo các nhân tố tác động đến mức độ vận dụng kiếnthức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp gồm 6biến độc lập với 28 biến quan sát và 1 biến phụ thuộc với 3 biến quan sát
(1) Khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp ST
2 Khối lượng kiến thức hàn lâm thường xuyên thay đổi phù hợp
với thực tế ngành kế toán
KLKT0 2
3 Khối lượng kiến thức đủ để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp KLKT0
1 Giảng viên có đủ chuyên môn trình độ kế toán để hướng dẫn sinh
viên những công việc thực tế
CLDT01
2 Các chương trình giảng dạy nghiệp vụ, chứng từ kế toán gắn với
nhu cầu về nghề nghiệp trong thực tiễn
CLDT02
3 Phương pháp giảng dạy dễ hiểu, bám sát thực tiễn, hiểu đúng bản
chất nghiệp vụ
CLDT03
Trang 304 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đầy đủ cho hoạt động thực
hành kế toán
CLDT04
5 Nhà trường liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để nâng cao
hiệu quả quá trình thực tập của sinh viên
CLDT05
(3) Thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán
ST
T
Thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán Mã hóa
1 Thường xuyên được thực hành các bài tập thực tế về kiến thức
ngành kế toán trên lớp
TLTH01
2 Thường xuyên được giảng viên giao nhiệm vụ thực hiện chuyên
đề thực tế liên quan đến ngành kế toán
TLTH02
3 Thường xuyên được vận dụng những kiến thức đã học để kết
hợp, thực hành với các mẫu chứng từ về nghiệp vụ kinh tế phát
Thời lượng tiếp cận với công việc thực tế Mã hóa
1 Thường xuyên tự tìm hiểu những vấn đề thực tiễn của công việc
thực tế qua các diễn đàn kế toán, công việc làm thêm,
TLTC01
2 Thường xuyên dự hội thảo khoa học, diễn thuyết của chuyên gia
về các vấn đề liên quan đến công việc thực tế ngành kế toán
TLTC02
3 Thường xuyên được giảng viên hướng dẫn, nêu rõ những vấn đề
áp dụng trong công việc thực tế ngành kế toán
TLTC03
4 Thường xuyên được tiếp cận với các trang thiết bị đặc thù của
công việc kế toán: phần mềm kế toán, sổ kế toán, chứng từ kế
Năng lực tư duy và vận dụng kiến thức ngành kế toán Mã hóa
1 Có năng lực quan sát, phân tích và nhận định các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh nhạy bén
NLTT01
2 Có năng lực tự đánh giá, phạm vi ứng dụng kiến thức ngành kế
toán vào công việc thực tế nhạy bén
NLTT02
Trang 313 Có năng lực xử lý thông tin, giải quyết các vấn đề chuyên ngành
5 Luôn đạt thành tích cao các môn chuyên ngành kế toán NLTT05
(6) Thái độ đối với nghề kế toán
ST
T
2 Bạn cảm thấy ngành nghề này phù hợp với trình độ và nhu cầu
của bạn thân ( năng lực, mức lương, tính chất công việc, )
TDNN02
3 Sẵn sàng trau dồi, bồi dưỡng trình độ chuyên môn các nghiệp vụ TDNN03
4 Luôn luôn tự giác, chủ động tập trung trong học tập và công việc
kế toán
TDNN04
5 Tôn trọng và hiểu giá trị và bản chất của nghề kế toán TDNN05
(7) Mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế
ST
T
Mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế Mã hóa
1 Tôi vận dụng tốt kiến thức ngành để phát hiện và nhận diện được
các vấn đề trong thực tiễn
VDKT0 1
2 Tôi đã vận dụng tốt kiến thức ngành để giải quyết được các vấn
đề trong thực tiễn
VDKT0 2
3 Tôi đã vận dụng tốt kiến thức ngành để đề xuất các ý tưởng mới
cho lãnh đạo đơn vị
VDKT0 3
Theo nghiên cứu của Hair et al (2009) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫutối thiểu phải là 50, tốt hơn nên là 100 để phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần ítnhất 5 mẫu trên một biến quan sát:
5
n = × m
Trang 32Trong đó:
n: số mẫu cần điều tra
m: số biến quan sát (tức là số câu hỏi trong mỗi nhân tố)
Trong nghiên cứu này có tổng số biến quan sát của 6 nhân tố độc lập và nhân tốphụ thuộc là 31 biến, vậy cỡ mẫu cần thiết cho phân tích nhân tố khám phá ít nhất là
n: là số mẫu cần điều tra,
m: số nhân tố độc lập của mô hình
Số nhân tố độc lập là 6 nên số mẫu tối thiểu cần thiết cho phân tích hồi quy là:
n: số phiếu cần khảo sát (phiếu)
Z: giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn tương ứng với độ tin cậy lựa chọn, thôngthường chọn độ tin cậy là 95% (tức mức ý nghĩa 5%) thì Z =1.96
p: xác xuất chọn, chọn p=0.5 để đảm bảo n ước lượng có độ an toàn lớn nhất
e : là sai số cho phép (tiêu chuẩn (5%))
Nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp nên cỡ mẫu được chọn trên nguyên tắcmẫu càng lớn càng tốt Như vậy nhóm tác giả dự kiến chọn cỡ mẫu là 400, tuy nhiên nhómtác giả sẽ phát ra tăng thêm khoảng 5% cỡ mẫu tối thiểu vì trong quá trình thu thập dữ liệu
sẽ phải loại bỏ những bảng khảo sát không đạt yêu cầu Vậy số phiếu khảo sát cần gửikhoảng 420 phiếu Kết quả thu được từ các phiếu khảo sát sẽ được sàng lọc để phân tíchđịnh lượng Sau khi sàng lọc những phiếu không hợp lệ, nhóm tác giả thu được 398 phiếu
Trang 33đạt yêu cầu, quy mô mẫu này đủ để đảm bảo tính tin cậy khi áp dụng các phân tích địnhlượng cần thiết.
*Thu thập dữ liệu:
Trong khoảng thời gian tháng 12 năm 2020, với sự trợ giúp của Th.S Nguyễn QuỳnhTrang và các anh chị đã từng học chuyên ngành kế toán ở các trường đại học khối ngànhkinh tế ở Hà Nội, nhóm tác giả đã thực hiện điều tra để thu thập dữ liệu với 2 phương thức: (1) In phiếu khảo sát và gửi phiếu trực tiếp đến các anh chị sinh viên học kế toán mớitốt nghiệp của các trường;
(2) Gửi phiếu khảo sát qua email thông qua sử dụng công cụ googledocs trên đườnglink tới các kênh diễn đàn kế toán và trên fanpage của các trường đại học có khối ngành
https://docs.google.com/forms/d/1FhWirffJbwlwRQbcBH4kxCSfQB0EcmdMXIi8GghuS10/edit?usp=drive_web , sau đó tiếp tục nhờ các cá nhân này tiếp tục gửi đường link phiếukhảo sát đến các bạn sinh viên khác và các anh chị cựu sinh viên thuộc đối tượng khảo sát
để nhờ trả lời phiếu khảo sát
2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành hệ thống hoá, xử lý dữliệu bằng phương pháp phân tích dữ liệu phù hợp:
+ Tổng hợp dữ liệu trên phần mềm Excel và Microsoft Office với các dữ liệu đãđược xử lý bằng phân tích thống kê đơn giản, kết hợp với mô tả số liệu bằng số tuyệtđối, số tương đối
+ Tổng hợp dữ liệu trên bảng tính Excel và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để Sửdụng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
2.2.2.1 Thống kê mô tả
Nhóm sử dụng thống kê mô tả để mô tả ngắn gọn, tóm tập dữ liệu đại diện chotoàn bộ hoặc một mẫu của một tổng thể, đo lường xu hướng tập trung và đo lường biếnđộng Trong đó đo lường xu hướng tập trung có giá trị trung bình, trung vị và yếu vị;
đo lường biến động gồm độ lệch chuẩn, phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất,
độ nhọn và độ lệch
Giá trị trung bình được tính bằng cách cộng tất cả các số liệu trong tập dữ liệusau đó chia cho số lượng dữ liệu trong tập Yếu vị của tập dữ liệu là giá trị xuất hiệnthường xuyên nhất và trung vị là số nằm ở giữa tập dữ liệu Ngoài ra, có những thông
số thống kê mô tả ít phổ biến hơn nhưng vẫn rất quan trọng
Thống kê mô tả được sử dụng để cung cấp những thông tin định lượng phức tạpcủa một bộ dữ liệu lớn thành các mô tả đơn giản
Một số thuật ngữ trong bảng thống kê mô tả trên phần mềm SPSS 20:
- Tổng Valid Percent bằng 100%
Trang 34- Trong bảng Descriptive Statistics có:
+ Minium là giá trị nhỏ nhất
+ Maxium là giá trị lớn nhất
+ Mean là giá trị trung bình
+ Std Deviation là độ lệch chuẩn Độ lệch chuân là mức độ dao động của cácbiến xung quanh giá trị trung bình Độ lệch chuẩn càng lớn thì quan điểm của ngườitrả lời càng khác nhau
Độ lệch chuẩn thấp: giao động ý kiến người làm khảo sát về nội dung của câu đó
đa phần là đồng nhất (đa phần mọi người đều có nhận định giống nhau về nội dungcâu đó và mức độ nhận định nằm ở giá trị trung bình là min)
Ngược lại độ lệch chuẩn cao thì đa phần nhận định của mọi người về nội dungcủa câu đó đa dạng là ý kiến đánh giá của mọi người là khác nhau và giao động xungquanh giá trị trung bình
2.2.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng đại lượng cần đo, có ýnghĩa là phương pháp đo lường đó không có sai lệch mang tính hệ thống và sai lệchngẫu nhiên Điều kiện đầu tiên cần phải có là thang đo áp dụng phải đạt độ tin cậy Nhóm tác giả sử dụng Cronbach's alpha để kiểm tra độ tin cậy các tham số ướclượng trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình Những biến không đảmbảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi tập dữ liệu Hệ số Cronbach's alpha cho biết mức độtương quan giữa các biến trong bảng câu hỏi và được dùng để tính sự thay đổi củatừng biến và mối tương quan giữa những biến
Các tiêu chí được khuyến nghị sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thangđo:
Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩnchọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6, Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhấtquán nội tại càng cao (Nunally & Burnstein, 1994)
Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sửdụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu làmới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater,1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng các tiêu chí đánh giá sau:
Chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (các khái niệm trong nghiên cứu này làtương đối mới đối với đối tượng nghiên cứu khi tham gia trả lời)
Biến có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại
Biến có hệ số Cronbach's alpha if item deleted lớn hơn hệ số Cronbach’s alpha sẽ bịloại
Trang 35 Tiến hành loại từng biển, rồi chay lại kiểm định thang đo, xác định lại hệ sốCronbach's alpha để quyết định là biển tiếp theo có bị loại hay không
2.2.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Nhóm thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm khám phá cấu trúc vàkhái niệm nghiên cứu, loại bỏ các biến không đạt yêu cầu Các biến sau khi được kiểmđịnh thang đo và loại bộ các biển không đảm bảo độ tin cậy, sẽ được đưa vào phân tích
để xác định lại thang đo, điều này sẽ giúp đánh giá chính xác hơn các thang đo, loại bỏbớt các biến đo lường không đạt yêu cầu và làm cho thang đo đảm bảo tính đồng nhất.Phân tích nhân tố được hiểu là nhằm nhóm các biến ít tương quan với nhau thành cácnhân tố mà các biến trong đó có sự tương quan với nhau hơn, từ đó hình thành cácnhân tố đại diện nhưng vẫn mang đầy đủ thông tin so với số lượng biến ban đầu Trong phân tích nhân tố phương pháp đi cùng với phép xoay thường được sửdụng Phân tích nhân tố phải thỏa mãn 5 điều kiện như sau:
(1) Hệ số KMO > 0,5 và mức ý nghĩa của Kiểm định Bartlet < 0,05 (Theo HoàngTrọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
(2) Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J (2000) đề cập rằng: Trong phântích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép xoayVarimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất Theo Hair & ctg (1998, 111), Factorloading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩathiết thực của EFA:
Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu
Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng
Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn
Hair & ctg (1998,111) cũng khuyên như sau: nếu chọn tiêu chuẩn Factor loading
> 0,3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nênchọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55 (thường có thể chọn 0,5), nếu cỡ mẫu của bạnkhoảng 50 thì Factor loading phải > 0,75
(3) Chênh lệch hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải > 0,3 đểtạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003)
(4) Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 50% (Gerbing và Anderson,1998)
(5) Hệ số Eigenvalue > 1 (Gerbing và Anderson, 1998) Số lượng nhân tố được xácđịnh dựa trên chi số đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố Trung bình của số của các nhân tố dùng để tính toán chỉ được hình thành sau khikiểm tra Cronbach's alpha và phân tich nhân tố khám phá Nhân số bằng trung bìnhcộng (Mean) của các biến số (hoặc items) của từng nhân tố, theo (Nguyễn Đình Thọ vàcộng sự, 2011)
Trang 36Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả lựa chọn Factor Loading > 0,3 do cỡ mẫucủa nhóm là 398 > 350 và thực hiện các bước phân tích nhân tố như sau:
Bước 1 : Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với các dữ liệu ban
đầu bằng chỉ số KMO ( Kaiser - Meyer - Olkin ) và giá trị thống kê Barlett Các biếnthỏa mãn điều kiện (1)
Các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân
tố ( EFA ) là thích hợp
Bước 2 : Tiếp theo , phương pháp trích nhân tố và phương pháp xoay nhân tố sẽ
được tiến hành để xác định số lượng các nhân tố được trích ra và xác định các biếnthuộc từng nhân tố
Tiêu chuẩn đánh giá :
- Phương pháp trích hệ số sử dụng là Principle Axis Factoring với phép xoayPromax đối với các biến quan sát của các nhân tố độc lập và Principle Components vớiphép xoay nhân tố Varimax đối với biến của các nhân tố phụ thuộc và điểm dừng khitrích các nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1, tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn50% để chứng tỏ mô hình trên phù hợp với dữ liệu phân tích ( Nguyễn Đình Thọ,2011)
- Hệ số Factor loading đảm bảo > 0,3 và chênh lệch hệ số tải nhân tố > 0,3.Những biến nào không thoả các tiêu chuẩn trên sẽ bị loại
Bước 3 : Kiểm định lại độ tin cậy của thang đo các nhân tố này bằng hệ số
Cronbach's Alpha Nếu phân tích các nhân tố khám phá làm thay đổi số lượng thànhphần so với giả thuyết ban đầu thì các thang đo thành phần mới này sẽ được tính toánlại Cronbach’s Alpha để đảm bảo các yêu cầu về độ tin cậy
2.2.2.4 Phân tích tương quan - hồi quy
* Phân tích tương quan:
Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quanPearson và phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết Phân tích tương quanPearson được thực hiện giữa biến phụ thuộc và biến độc lập nhằm khẳng định có mốiquan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, khi đó việc sử dụng phântích hồi quy tuyến tính là phù hợp Giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần đến 1 thì haibiến này có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ Đồng thời cũng cần phân tíchtương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặtchẽ giữa các biến độc lập Vì những tương quan như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kếtquả phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và ChuNguyễn Mộng Ngọc, 2005)
*Phân tích hồi quy bội:
Trang 37Sau khi kết luận các biến độc lập và biến phụ thuộc có mối tuyến tính với nhau
có thể mô hình hóa quan hệ nhân quả này bằng hồi quy tuyến tính (Hoàng Trọng vàChu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)
- Kiểm định sự phù hợp của mô hình thông qua kiểm định F và hệ số
2
R
hiệu chỉnh
- Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình
- Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy từng thành phần Kiểm định giảthuyết về phân phối chuẩn của phần dư : dựa theo biểu đồ tần số của phần dư chuẩnhóa ; xem giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1
- Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến thông qua giá trị của dung sai(Tolerance ) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF ( Variance Inflation Factor ) NếuVIF > 10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,2005) Tuy nhiên, có tác giả cho rằng, mốc đánh giá ở mức 10 sẽ phù hợp với đề tài về
kĩ thuật, vật lý, không sử dụng cho thang đo Likert Còn các đề tài về kinh tế, xã hội,các nhà nghiên cứu cho rằng VIF > 2 có dấu hiệu xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.Điều này được tác giả Phạm Lộc kiểm chứng qua việc xử lý dữ liệu cho hơn 100 đề tàinghiên cứu ở các lĩnh vực: kinh tế - xã hội, kỹ thuật, y học, nông nghiệp
2.2.2.5 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm thống kê
Sử dụng kiểm định T - test mẫu độc lập và ANOVA một chiều để kiểm định cóhay không sự khác nhau trong việc vận dụng kiến thức ngành kế toán vào công việcthực tế với đặc điểm cá nhân Tuy nhiên, trước khi thực hiện kiểm định One WayANOVA cần phải kiểm định Levene's Test sự bằng nhau của các phương sai tổng thể
để xem xét mức độ đồng đều của dữ liệu quan sát
Nếu Sig < 0,05 : Phương sai giữa các nhóm đối tượng khác nhau là khác nhauhay không có phân phối chuẩn thì kiểm định Kruskal Wallis được sử dụng để kết luậncho trường hợp này
Nếu Sig > 0,05 : Phương sai không khác nhau hay có phân phối chuẩn Ta sẽ sửdụng kiểm định One Way ANOVA để kết luận
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày phương pháp nghiên cứu gồm quy trình nghiên cứu,phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, phương pháp phân tích số liệu Trong đóphương pháp thu thập dữ liệu thông qua phương pháp phỏng vấn, thiết kế bảng hỏi vàthang đo và phương pháp chọn mẫu Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụngnhư: Thống kê mô tả, Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha, Phântích nhân tố khám phá EFA, Phân tích hồi quy – tương quan, Kiểm định sự khác biệtgiữa các nhóm thống kê
Trang 38CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KIẾN THỨC NGÀNH VÀO CÔNG VIỆC THỰC
TẾ CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN SAU TỐT NGHIỆP
3.1 Sơ lược các trường đại học khối ngành kinh tế đào tạo chuyên ngành kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều các trường Đại học đào tạo ngành kinh
tế, đặc biệt là ngành kế toán Theo một số đánh giá từ các nhà nghiên cứu và gợi ý củasinh viên, hiện tại có một số trường trên địa bàn Hà Nội đào tạo hàng đầu về ngành kếtoán hiện nay: Trường đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Ngoại Thương, Đại họcThương Mại, Học viện Tài Chính, Học viện Ngân hàng và một số trường đại học khác:Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Viện đại học Mở Hà Nội;
3.1.1 Đại học Ngoại Thương
3.1.1.1 Sơ lược về Đại học Ngoại Thương
Theo thông tin chính thức trên trang chủ trường Đại học Ngoại Thương (2019),Trường Đại học Ngoại thương trụ sở chính đặt tại số 91 phố Chùa Láng, phường LángThượng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội Trụ sở Hà Nội là nơi đào tạo nhân tài vàcung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế - kinh doanh, quảntrị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán – kiểm toán, luật kinh tế và ngôn ngữthương mại Với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, trường Đại học Ngoại thươngtrụ sở Hà Nội là môi trường học tập lý tưởng cho sinh viên, học viên
Sứ mạng của trường Đại học Ngoại thương là đào tạo nhân tài và cung cấp nguồnnhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản trị kinh doanh, tàichính - ngân hàng, luật, công nghệ và ngoại ngữ; sáng tạo và chuyển giao tri thức khoahọc đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triểnnăng lực học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên; rèn luyện kỹ năng làm việc và lốisống trong môi trường quốc tế hiện đại Trường còn là nơi phổ biến tri thức khoa học,nghề nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, là trung tâm giao lưu học thuật vàvăn hóa giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới
Đến năm 2030, Trường Đại học Ngoại thương là trường đại học tự chủ, theo địnhhướng nghiên cứu, nằm trong nhóm các trường đại học hàng đầu của khu vực Trườngbao gồm các trường trực thuộc, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, trường phổ thôngchất lượng cao Trụ sở chính của trường đặt tại Hà Nội, các phân hiệu đặt tại Hà Nội,Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước và ởnước ngoài
Trang 393.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Ngoại Thương
Theo thông tin chính thức giới thiệu về khoa Kế toán – Kiểm toán trên trang chủtrường Đại học Ngoại Thương (2016), Khoa Kế toán – Kiểm toán, trường Đại họcNgoại thương được thành lập vào tháng 07/2016 theo Quyết định số 1376/QĐ-ĐHNT ,đánh dấu một bước phát triển mới trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhânlực trong khối ngành kinh tế Kế thừa truyền thống đào tạo của Nhà trường, kết hợpvới những kinh nghiệm tích luỹ được từ tiền thân là Bộ môn Kế toán – Kiểm toán,Khoa Kế toán – Kiểm toán đang nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ, định hướngphát triển đề ra nhằm khẳng định vị thế của mình trong công tác đào tạo, nghiên cứukhoa học và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của đất nước
Mục tiêu chung của Khoa Kế toán – Kiểm toán đó là đào tạo sinh viên có trình
độ Cử nhân ngành Kế toán – Kiểm toán có tư duy sáng tạo, năng lực thực hành nghiệp
vụ chuyên môn giỏi, nắm vững các nghiệp vụ, có khả năng tổ chức hệ thống thông tin
kế toán, lập và phân tích báo cáo tài chính, sử dụng thông tin kế toán – tài chính trongviệc đưa ra các quyết định trong quản lý, tham gia tư vấn, cung cấp các dịch vụ kếtoán, kiểm toán
Trường Đại học Ngoại thương là một trong số ít các trường Đại học đào tạongành Kế toán - Kiểm toán nổi tiếng ở Việt Nam Ngoại thương là một trường đại họckhông chỉ đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu bởi đội ngũ giảng viên nhiều kinhnghiệm, mà bạn còn được làm quen với các công việc Kế toán - Kiểm toán tại cácdoanh nghiệp sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội lớn được rất nhiều doanh nghiệp, công tytrong và ngoài nước liên kết để tuyển dụng
3.1.2 Đại học Kinh tế Quốc Dân
3.1.2.1 Sơ lược về trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Theo thông tin chính thức trên trang chủ trường Đại học Kinh tế Quốc Dân(2018), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTgngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính Lúc đó,Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng
Trang 40Năm 1989, trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Chính phủ giao thực hiện 3nhiệm vụ chính là:
1/ Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô;
2/ Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đạihọc;
3/ Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu - đàotạo với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế củacác nước như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Bungari, Ba Lan, Sec và Slovakia, Anh,Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đức, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan Đặcbiệt, trường cũng nhận được tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chứcSIDA (Thuỵ Điển), UNFPA, CIDA (Canada), JICA (Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan,ODA (Vương quốc Anh), UNDP, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ HannsSeidel (Đức) để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và mở các khoáđào tạo thạc sĩ tại Trường về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và các lớp bồi dưỡngvề kinh tế thị trường Đồng thời, Trường cũng có quan hệ với nhiều công ty nướcngoài trong việc đào tạo, nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh viên
Mục tiêu phấn đấu của Trường đến năm 2020 là trở thành một trường đại họchiện đại với đầy đủ các trang thiết bị tiên tiến Để đảm bảo chất lượng giảng dạy vàhọc tập đạt tiêu chuẩn quốc tế, Trường đang nâng cấp hệ thống phòng học, trang bị cácthiết bị hiện đại, soạn và xuất bản giáo trình và các tài liệu tham khảo, hệ thống thôngtin phục vụ đào tạo và nghiên cứu, đổi mới và nâng cấp cơ sở vật chất hiện có vớinhững trang thiết bị hiện đại
3.1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển Viện Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Theo thông tin chính thức giới thiệu về Viện Kế toán – Kiểm toán trên trang chủtrường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Viện Kế toán – Kiểm toán được thành lập vàtrưởng thành cùng với sự phát triển chung của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tiềnthân của Viện Kế toán – Kiểm toán là Bộ môn Hạch toán được thành lập ngay từnhững ngày đầu thành lập Trường Bộ môn thực hiện nhiệm vụ giảng dạy đào tạo đạihọc từ năm học 1958 và sau đại học từ năm 1961 trong các khoa ghép như Mậu - Tài -Ngân (1959), Tài - Kế - Ngân (1963) và Ngân hàng (1977)
Cùng với sự lớn mạnh về quy mô và vị thế của Nhà trường, ngày 15/10/1991,Khoa Kế toán được thành lập để đào tạo ngành Kế toán độc lập, bắt đầu một thời kỳmới trong sự nghiệp đào tạo ngành Kế toán tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.Thực hiện Nghị Quyết của Đại hội Đảng bộ Trường Đại học Kinh tế Quốc dânlần thứ XXVI về đổi mới mô hình tổ chức và thực hiện cơ chế phân cấp giao quyền tự