xét nghiệm định lượng hepcidin có thể trở thành công cụ lâm sàng hữu ích để theo dõi các rối loạn chuyển hóa sắt.Hepcidin là protein ở người được mã hóa bởi gen HAMP nằm trên nhiễm sắc thể 19, được sản xuất ở gan. Bài viết Hepcidin - vai trò trong điều hòa chuyển hóa sắt cho thấy xét nghiệm định lượng hepcidin có thể trở thành công cụ lâm sàng hữu ích để theo dõi các rối loạn chuyển hóa sắt.
Trang 1HEPCIDIN- VAI TRÒ TRONG ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA SẮT
Phan Quang Hòa 1 , Nguyễn Thị Thảo 1 , Trần Đăng Quân 1
I TỔNG QUAN 33
Hepcidin là protein ở người được mã hóa
bởi gen HAMP nằm trên nhiễm sắc thể 19,
được sản xuất ở gan Hepcidin là một chất
điều hòa cân bằng nội môi sắt quan trọng,
mất cân bằng hepcidin là một trong những cơ
chế bệnh sinh của nhiều bệnh rối loạn
chuyển hóa sắt Hepcidin tăng dẫn tới ngăn
các con đường vận chuyển sắt vào huyết
tương như hấp thu sắt từ ruột, tái chế sắt từ
các đại thực bào tiêu hủy hồng cầu già, và
huy động sắt dự trữ từ tế bào biểu mô gan,
với cơ chế làm giáng hóa kênh vận chuyển
sắt ra khỏi tế bào duy nhất được biết đến ở
người là Ferroportin Hepcidin thấp giúp
tăng cung cấp sắt cho tủy xương để tổng hợp
huyết sắc tố và sản xuất hồng cầu Tổng hợp
hepcidin được điều hòa một cách chặt chẽ: 1)
hepcidin tăng khi lượng sắt trong huyết
tương và gan tăng, là cơ chế điều hòa
(feedback) để duy trì nồng độ sắt ổn định; 2)
hepcidin giảm khi cơ thể cần sinh máu hoặc
sau điều trị erythropoietin thông qua cơ chế
làm giảm độ bão hoà transferrin và giải
phóng hormone ức chế hepcidin có nguồn
gốc từ tuỷ xương là erythroferrone; 3)
hepcidin tăng khi có tình trạng viêm như là
1
Viện Huyết học – Truyền máu TW
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Thảo
SĐT: 0983.582.212
Email: bsthaohhtm@gmail.com
Ngày nhận bài: 02/8/2022
Ngày phản biện khoa học: 02/8/2022
một cơ chế phòng vệ của cơ thể để hạn chế cung cấp sắt cho vi sinh vật
Rối loạn tăng tổng hợp hepcidin dẫn đến thiếu máu gặp ở một số tình trạng: Thiếu máu thiếu sắt kháng sắt (iron refractory iron deficiency anemia - IRIDA), thiếu máu thường gặp trong viêm cấp tính, mãn tính và các u tuyến tiết hepcidin có thể phát triển ở gan của trẻ em cực kỳ hiếm gặp với một lỗi bẩm sinh của quá trình chuyển hóa glucose Bệnh nhân bị thiếu máu thiếu sắt kháng sắt hoặc thiếu máu do viêm không đáp ứng với việc bổ sung sắt bằng đường uống và đáp ứng chậm hoặc một phần với sắt tiêm tĩnh mạch Thiếu máu quá tải sắt đặc trưng bởi sinh hồng cầu không hiệu quả và ức chế hepcidin Nhóm này bao gồm bệnh thalassemia, thiếu máu nguyên hồng cầu sắt (sideroblastic anemias), và một số dạng thiếu máu tan máu do thiếu hụt pyruvate kinase Một ví dụ điển hình là bệnh thalassemia không phụ thuộc vào truyền máu, trong đó việc giải phóng erythroferrone từ nhóm tế bào hồng cầu chưa trưởng thành dẫn đến ức chế hepcidin và quá tải sắt thứ phát làm tăng tình trạng sinh máu không hiệu quả và thiếu máu Các thử nghiệm trên động vật đã chứng minh các hợp chất đối kháng với hepcidin hoặc đối kháng tác dụng của hepcidin có tác dụng gây thiếu máu thiếu sắt tái diễn và thiếu máu do viêm, trong khi các chất chủ vận giúp giảm ức chế hepcidin có thể cải thiện tình trạng sinh hồng cầu không hiệu quả, thiếu máu, và cân bằng nội môi sắt Một số
Trang 2phương pháp tiếp cận nhắm đích hiện đang
được thử nghiệm lâm sàng, hy vọng sẽ mang
lại kết quả mới cho việc điều trị nhiều loại
thiếu máu
Bởi vì nồng độ hepcidin phản ánh sự
tổng hợp của nhiều con đường tín hiệu quan
trọng liên quan tới điều hòa chuyển hóa sắt,
và bản thân hepcidin trực tiếp kiểm soát sự
hấp thu và sinh khả dụng của sắt trong tuần
hoàn, vì vậy xét nghiệm định lượng hepcidin
có thể trở thành công cụ lâm sàng hữu ích để
theo dõi các rối loạn chuyển hóa sắt
II CẤU TRÚC VÀ DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA HEPCIDIN 2.1 Cấu trúc của hepcidin
Hepcidin tồn tại dưới dạng tiền hormon, preprohormone-84 axit amin, prohormone-60 axit amin và hormone-25 axit amin Chất chuyển hóa của hepcidin (20 – 22 axit amin) cũng tồn tại trong nước tiểu
Hepcidin là một polypeptide có cấu trúc gấp gọn với 32% cấu trúc gấp β (beta sheet)
và cấu trúc vòng kẹp tóc (hairpin) được ổn định bởi 4 liên kết disulfide
Hình 1: Cấu trúc phân tử hepcidin
2.2 Dược động học hepcidin
Hepcidin dạng có hoạt tính sinh học lưu
hành trong máu là dạng 25 acid amin Đầu
tận N khi bị giáng hóa tạo ra các isoform nhỏ
hơn (hepcidin-24, 23, 22 và 20 acid amin)
tuy nhiên chưa rõ ý nghĩa của các isoform
này Những isoform trên thường hiện diện
trong các bệnh lý có tăng nồng độ
hepcidin-25, bao gồm bệnh thận mạn và nhiễm khuẩn
huyết Hepcidin trong tuần hoàn được gắn
với α-2 macroglobulin và albumin, ước tính
tỷ lệ gắn từ 3% tới 89% Chưa rõ việc gắn
với protein có ảnh hưởng gì tới hoạt tính của
hepcidin hay độ chính xác của xét nghiệm không Hepcidin được thải trừ rất nhanh ở thận và được tái hấp thu ở ống lượn gần bởi quá trình nhập bào phụ thuộc megalin, nồng
độ hepcidin trong nước tiểu thường tương quan với nồng độ chất này trong huyết thanh, trừ trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thận Xét nghiệm hepcidin trong nước tiểu có thể hữu ích trong những trường hợp đặc biệt như
ở trẻ em (không xâm lấn), sàng lọc ở các nước nghèo hoặc dự đoán tổn thương thận cấp
2.3 Xét nghiệm hepcidin
Trang 3Các phương pháp phân tích để định
lượng hepcidin gặp nhiều khó khăn do
hepcidin là một peptide nhỏ, rất khó để tạo ra
được kháng thể kháng hepcidin phục vụ mục
đích xét nghiệm Việc định lượng hepcidin sẽ
còn phức tạp hơn nữa bởi chất này có xu
hướng ngưng tập và dính vào vật liệu plastic
thường dùng trong phòng thí nghiệm
Các xét nghiệm hepcidin được chia thành
hai nhóm lớn: phương pháp khối phổ (mass
spectrometry-based) và phương pháp miễn
dịch cổ điển (classical immune-assays) Xét
nghiệm bằng phương pháp khối phổ yêu cầu
trang thiết bị tương đối đắt tiền nhưng có khả
năng phân biệt các đồng phân của hepcidin
Xét nghiệm miễn dịch cổ điển nhìn chung
chỉ đo được nồng độ hepcidin toàn phần và
thiếu độ đặc hiệu đối với hepcidin-25
Do không có một nguồn hay phương
pháp tham chiếu hoặc hiệu chuẩn nào có thể
tham khảo được, nồng độ hepcidin chính xác
rất khác nhau giữa các phương pháp xét
nghiệm (có thể lên tới 10 lần) Các nghiên
cứu nhắm tới việc chuẩn hóa đang được thực
hiện Hơn nữa, mỗi phương pháp hay mỗi
phòng xét nghiệm còn cần phải thiết lập
những khoảng tham chiếu cụ thể đặc hiệu
cho tuổi và giới, không chỉ cho hepcidin, mà
còn cho tỉ lệ hepcidin/độ bão hòa transferrin
và hepcidin/nồng độ ferritin huyết thanh
Cho đến nay, chỉ có 2 nghiên cứu lớn ở Hà
Lan (cỡ mẫu 2998) và Italy (cỡ mẫu 1577),
đánh giá nồng độ hepcidin huyết thanh ở quy
mô lớn, cho thấy nồng độ hepcidin ở phụ nữ
tiền mãn kinh thấp hơn ở phụ nữ mãn kinh,
và có sự tương quan chặt chẽ với nồng độ
ferritin huyết thanh Trong các nghiên cứu nhỏ hơn, nồng độ hepcidin huyết thanh là tương đối biến thiên: hepcidin tăng khi nhịn
ăn kéo dài, và thay đổi theo cả nhịp sinh học trong ngày cũng như giữa các ngày (thay đổi đáng kể từ 27% đến 50%) Nồng độ hepcidin-25 giảm trong vòng 1-2 ngày khi bảo quản mẫu ở nhiệt độ phòng, nhưng bền vững ở 4 độ C trong ít nhất 1 tuần, -20 độ C trong 4 tuần và -80 độ C trong khoảng 2 năm
III VAI TRÒ CỦA HEPCIDIN 3.1 Vai trò của hepcidin trong cân bằng nội môi sắt và sinh hồng cầu
Quá trình sản xuất tế bào hồng cầu tiêu thụ khoảng 80% lượng sắt tuần hoàn để tổng hợp huyết sắc tố cho hồng cầu trưởng thành Hầu hết sắt (20 - 25 mg/ngày) được tái chế bởi đại thực bào, trong khi một lượng nhỏ (1
- 2 mg mỗi ngày) lấy từ hấp thụ của ruột Hepcidin, tác dụng với ferroportin kiểm soát dòng sắt đi vào huyết tương: từ tế bào ruột tá tràng hấp thụ sắt từ chế độ ăn uống, từ các đại thực bào tham gia vào việc tái chế sắt từ hồng cầu và các tế bào gan khác, và từ các tế bào gan liên quan đến việc dự trữ sắt Khi mang thai, hepcidin của thai nhi kiểm soát việc chuyển sắt qua nhau thai từ máu của mẹ sang máu của thai nhi Khi nồng độ hepcidin thấp, sắt sẽ vào huyết tương với tốc độ cao Khi nồng độ hepcidin cao, ferroportin bị giáng hóa và sắt bị giữ lại trong tế bào ruột, đại thực bào và tế bào gan làm giảm nồng độ sắt trong huyết tương
Trang 4Hình 2: Hepcidin được tạo ra chủ yếu ở gan là chất điều hoà cân bằng sắt nội môi quan trọng bằng cách khoá các con đường vận chuyển sắt ra khỏi tế bào ruột, tế bào gan, đại thực bào bằng cách tác động lên thụ thể vận chuyển sắt trên màng tế bào ferroportin
3.2 Điều hoà hepcidin đáp ứng với
tình trạng sắt
Như mọi hormon khác, hepcidin chịu ảnh
hưởng của rất nhiều yếu tố kích thích/ức chế
(Hình 3) Sự đáp ứng thường nhanh khiến
nồng độ hepcidin trong máu trở nên rất biến
thiên Ví dụ, sản xuất hepcidin tăng đáng kể
trong một vài giờ sau khi bổ sung sắt hoặc có
kích thích viêm Do nhiều yếu tố kích
thích/ức chế có thể hiện diện đồng thời, tổng
hợp hepcidin bị phụ thuộc vào độ mạnh yếu
tương đối của mỗi yếu tố kích thích/ức chế
Ví dụ, trong thiếu sắt nặng, hepcidin có xu
hướng giảm kể cả khi có sự hiện diện của
tình trạng viêm Tương tự, khi tình trạng sinh
máu không hiệu quả/tăng sinh máu như trong
bệnh Thalassemia thể không phụ thuộc truyền máu, các chất dẫn truyền tín hiệu tiết
ra từ tế bào đầu dòng hồng cầu trong tủy xương có xu hướng vượt qua cả tín hiệu từ các kho dự trữ sắt đã quá tải Điều này dẫn tới sự ức chế tổng hợp hepcidin một cách tương đối trong bệnh Thalassemia thể không phụ thuộc truyền máu, các thiếu máu quá tải sắt khác và kể cả trong β-thalassemia dị hợp
tử
Do hepcidin rất biến thiên và bị điều hòa bởi nhiều tác nhân, trong lâm sàng khi tiếp cận một trường hợp cụ thể, để giải thích chính xác nồng độ hepcidin đòi hỏi phải có kiến thức về lâm sàng tổng thể của bệnh nhân
Trang 5Hình 3: Các yếu tố kích thích/ức chế hepcidin
IV CÁC BỆNH LÝ LIÊN QUAN TỚI RỐI LOẠN
HEPCIDIN
Thiếu máu có thể được phân loại trên cơ
sở nồng độ hepcidin, nồng độ hepcidin cao
hằng định ngăn chặn sự hấp thu sắt, gây
thiếu máu do thiếu sắt do giảm cung cấp sắt
cho hồng cầu Ngược lại, tạo hồng cầu không
hiệu quả đặc trưng thiếu máu quá tải sắt có
nồng độ hepcidin thấp Hai nhóm này là kết quả của các cơ chế sinh lý bệnh đối nghịch (Hình 4) Trong nhóm đầu tiên, thiếu máu là
do tác dụng ức chế của hepcidin đối với sự hấp thụ và tái chế sắt dẫn đến thiếu sắt toàn thân; ở nhóm thứ hai, thiếu máu là do ức chế hepcidin do tạo hồng cầu không hiệu lực (Camaschella và Nai, 2016)
Trang 6Hình 4: Mối liên quan giữa một số loại thiếu máu và Hepcidin
[LSEC (liver sinusoidal endothelial cells): tế bào tạo thành xoang gan BMPr: BMP receptors; HAMP, gen hepcidin]
4.1 Thiếu máu có nồng độ hepcidin cao
Nhóm này bao gồm hai rối loạn hiếm gặp do di truyền (thiếu máu thiếu sắt kháng sắt và u tuyến tiết hepcidin ở gan) và một tình trạng phổ biến mắc phải: thiếu máu do viêm
Thiếu máu có nồng độ hepcidin cao
Mắc phải
Thiếu máu có nồng độ hepcidin thấp
Di truyền – quá tải sắt
Thiếu máu loạn sinh hồng cầu bẩm sinh Hiếm
Trang 7Thiếu máu có nồng độ hepcidin cao
(Congenital dyserythropoietic anemia)
Thiếu máu nguyên hồng cầu sắt vòng (Sideroblastic
Mắc phải
Rối loạn sinh tuỷ với nguyên hồng cầu sắt vòng nguy cơ
4.1.1 Thiếu máu thiếu sắt kháng sắt
Thiếu máu thiếu sắt kháng sắt (IRIDA) là
một rối loạn chuyển hóa hiếm gặp, đặc trưng
bởi thiếu máu thiếu sắt, độ bão hòa
transferrin thấp trong khi nồng độ hepcidin
bình thường/cao, gây ra bởi đột biến
TMPRSS6 (Finberg et al., 2008), một gen mã
hóa protease serine loại II, matriptase-2 (Du
et al., 2008)
Thiếu máu kháng sắt biểu hiện từ khi
sinh ra và thường được chẩn đoán lúc trẻ Độ
bão hòa của transferrin giảm mạnh (dưới
10%) như trong các dạng thiếu sắt thông
thường khác; tuy nhiên nồng độ ferritin trong
huyết thanh là bình thường/tăng
(Camaschella, 2013; De Falco et al., 2013)
Điều này phản ánh sự tích lũy ferritin tăng
lên trong các đại thực bào, do nồng độ
hepcidin cao dẫn đến cô lập sắt trong đại
thực bào
Không có xét nghiệm nào được đề xuất
cho chẩn đoán thiếu máu kháng sắt có độ đặc
hiệu 100% Trong một số trường hợp có thể
xét nghiệm di truyền xác định đột biến
TMPRSS6 Thực tế lâm sàng ở một bệnh
nhân trẻ mắc thiếu máu thiếu sắt không xác
định được nguyên nhân và không đáp ứng
với bổ sung sắt đường uống cộng với tiền sử
gia đình có nhiều người bị thiếu máu thiếu
sắt, xét nghiệm Hepcidin bình thường hoặc
cao thì có thể cân nhắc chẩn đoán là thiếu
máu thiếu sắt kháng sắt kể cả khi không có xét nghiệm giải trình tự gen TMPRSS6 Điều quan trọng là phải loại trừ viêm bằng cách xét nghiệm đồng thời protein C phản ứng
4.1.2 Thiếu máu do viêm
Thiếu máu do viêm, trước đây còn gọi là thiếu máu do viêm mãn tính, thường xảy trong các rối loạn phổ biến, bao gồm nhiễm trùng mãn tính, bệnh tự miễn, ung thư tiến triển, bệnh thận mãn tính, suy tim sung huyết, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, một số thiếu máu của người già, ghép chống chủ Thiếu máu do viêm là một trong những loại thiếu máu phổ biến và thường gặp nhất ở bệnh nhân nhập viện Viêm cấp tính làm thiếu máu nghiêm trọng hơn Cơ chế phân tử thiếu máu do viêm phức tạp Việc sản xuất quá mức các cytokine như IL1-, TNF-α và IL-6 bởi các đại thực bào và INF bởi các tế bào lympho làm giảm sản xuất EPO, làm suy yếu sản xuất hồng cầu, làm tăng nồng độ hepcidin Hepcidin được kích hoạt bởi IL-6 thông qua thụ thể IL-6 (IL-6R) và tín hiệu JAK2-STAT3
Điều trị thiếu máu do viêm cổ điển dựa trên việc kiểm soát căn nguyên bệnh, điều trị erythropoietin và sắt Việc sử dụng các chất kích thích tạo hồng cầu (ESA) sẽ tăng sinh hồng cầu và ức chế hepcidin Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính, hội chứng
Trang 8myelodysplastic có nguy cơ thấp và ung thư
đang hóa trị Tuy nhiên, theo dõi lâm sàng
cẩn thận là cần thiết vì liều cao có tác dụng
phụ về tim mạch Việc sử dụng sắt tiêm tĩnh
mạch có thể làm giảm tình trạng thiếu sắt, cơ
chế do tăng sinh hồng cầu phụ thuộc ESA
Sắt uống thường không hiệu quả vì nồng độ
hepcidin cao chống lại sự hấp thụ ở ruột
Điều trị kéo dài bằng truyền hồng cầu không
được khuyến cáo, chỉ cân nhắc giới hạn ở
những bệnh nhân thiếu máu nặng
4.2 Thiếu máu quá tải sắt
Bệnh hemochromatosis di truyền type 1
(liên quan tới HFE) cho đến nay vẫn là rối
loạn di truyền phổ biến nhất dẫn tới quá tải
sắt trong cộng đồng người gốc Bắc Âu,
nhưng ở các dân tộc khác quá tải sắt “không
điển hình” chiếm tới 35-40% các trường hợp
Trong chẩn đoán bệnh hemochromatosis di
truyền type 1, nồng độ hepcidin huyết thanh
thường nằm trong khoảng bình thường – thấp
và không phù hợp với mức độ quá tải sắt
(biểu hiện qua tỉ lệ hepcidin/ferritin thấp)
Điều này cũng được quan sát thấy ở bệnh
hemochromatosis di truyền type 3 (liên quan
tới thụ thể của transferrin TFR2), trong khi ở
bệnh hemochromatosis type 2A/B (liên quan
tới hemojuvelin-HJV) hoặc bệnh
hemochromatosis thể thiếu niên (liên quan
tới HAMP) nồng độ hepcidin giảm rõ rệt
hoặc thậm chí không phát hiện được Ngược
lại, trong bệnh hemochromatosist di truyền
type 4B hay bệnh ferroportin không điển
hình do đột biến SLC40A1 cho phép kháng
một phần hoặc hoàn toàn với hepcidin, nồng
độ hepcidin huyết thanh tăng đáng kể Một
vài dữ liệu ủng hộ việc định lượng hepcidin
như là một hướng dẫn cho những xét nghiệm
di truyền tiếp theo trước những bệnh nhân
quá tải sắt, đặc biệt trong những quần thể mà
bệnh hemochromatosis di truyền liên quan
HFE hiếm gặp Hơn nữa, trong suốt quá trình điều trị bệnh hemochromatosis di truyền type
1, việc theo dõi nồng độ hepcidin để ngăn sự
ức chế hoàn toàn của chúng có thể tránh việc hấp thu quá nhiều sắt trong pha duy trì, có thể làm giảm nhu cầu rút máu Trong các bệnh thiếu máu có quá tải sắt, việc định lượng hepcidin có thể cũng có giá trị trong việc phát hiện những bệnh nhân bị ảnh hưởng quá tải sắt nghiêm trọng, giúp dự đoán
sự tiến triển và hướng dẫn cho điều trị tình trạng quá tải sắt
4.3 Thiếu máu thiếu sắt
Trong thiếu máu thiếu sắt, nồng độ hepcidin nhìn chung thường giảm tới mức tối thiểu để cho phép cơ thể hấp thu sắt tối đa, nhưng ở một số bệnh nhân, đặc biệt là người già, có thể thấy nồng độ hepcidin tăng bởi các bệnh đi kèm như bệnh thận, viêm hoặc bệnh ác tính Vì hepcidin trực tiếp điều hòa quá trình hấp thu sắt, nồng độ hepcidin trong huyết thanh có thể dự đoán sự kém đáp ứng với liệu pháp bổ sung sắt đường uống, giúp ngăn ngừa các tác dụng bất lợi của việc bổ sung sắt đường uống, và tránh tình trạng trì hoãn trước khi chuyển sang bổ sung sắt đường tĩnh mạch Việc định lượng nồng độ hepcidin để cá thể hóa lựa chọn biện pháp bổ sung sắt (uống/ truyền tĩnh mạch) rất có lợi ích ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt , thiếu máu mạn tính do thấp khớp và thiếu máu liên quan tới hóa trị Tuy nhiên, cần tiến hành các nghiên cứu tiến cứu lớn hơn để chứng thực giả thuyết này Hepcidin cũng đã được chứng minh hiệu quả trong việc phát hiện thiếu sắt ở người hiến máu
4.4 Phân biệt giữa thiếu sắt (ID) và thiếu máu do bệnh mãn tính (ACD)
ACD là một tình trạng phổ biến với sinh bệnh học phức tạp Sự phân phối sắt do hepcidin điều khiển đóng một vai trò quan
Trang 9trọng vì sắt nằm trong các đại thực bào và ít
tham gia sản sinh hồng cầu Bệnh nhân bị
viêm mãn tính cũng có nguy cơ thiếu sắt Ví
dụ, mất máu có thể xảy ra thoáng qua hoặc rõ
rệt thường xuyên như trong bệnh viêm ruột,
chạy thận nhân tạo, sử dụng NSAID hoặc
thuốc chống huyết khối Trong trường hợp
như vậy, thiếu sắt rất khó phát hiện khi sử
dụng dấu ấn sinh học sắt truyền thống, trong
khi hepcidin có thể hữu ích Bệnh nhân viêm
nhiễm và thiếu sắt đồng thời thường có nồng
độ hepcidin thấp hơn so với thiếu máu do
bệnh mãn tính Hepcidin đã được chứng
minh là có hiệu quả trong việc phân biệt
thiếu máu thiếu sắt với thiếu máu do bệnh
mãn tính ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp,
viêm ruột, thiếu máu liên quan đến ung thư,
bệnh hiểm nghèo và ở trẻ em châu Phi
Hepcidin có thể giúp cá thể hóa việc bổ sung
sắt để tránh sự chậm trễ hoặc điều trị không
cần thiết/có hại Tuy nhiên, vì mức độ không
đồng nhất giá trị ngưỡng của hepcidin giữa
các báo cáo với nhau, nên cần thiết việc
thống nhất trước khi đưa ra các khuyến cáo
V ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ THÔNG QUA TÁC
ĐỘNG VÀO HEPCIDIN
5.1 Liệu pháp thí nghiệm để giảm mức
độ Hepcidin/Tăng chức năng Ferroportin
Ngoại trừ khối u tiết hepcidin phải được
phẫu thuật cắt bỏ, các hợp chất đối kháng với
hepcidin hoặc đối kháng với tác dụng của nó
có thể hữu ích trong tất cả các loại thiếu máu
đặc trưng bởi nồng độ hepcidin cao Ứng
dụng chính của họ là trong các bệnh viêm
mãn tính để đẩy lùi chứng thiếu sắt và thiếu
máu Một số liệu pháp thử nghiệm nhằm thao
túng con đường hepcidin và chức năng của
nó đã được nghiên cứu trong các nghiên cứu
tiền lâm sàng Thuốc đối kháng Hepcidin là
chất ức chế tổng hợp / điều hòa hepcidin (Ganz, 2019), chất kết dính hepcidin ngăn chặn chức năng của nó và các hợp chất can thiệp vào tương tác hepcidin-ferroportin (Bảng 1) Một số hợp chất đang trong các thử nghiệm lâm sàng đặc biệt là trong bệnh thận mãn tính (Sheetz et al., 2019) Trong IRIDA, thao tác điều trị con đường hepcidin đã được
đề xuất trong các nghiên cứu tiền lâm sàng với việc sử dụng thuốc chống HJV MoAb (Kovac et al., 2016)
5.2 Liệu pháp thử nghiệm để tăng mức
độ Hepcidin / Giảm chức năng Ferroportin
Tăng nồng độ hepcidin có thể không chỉ làm giảm quá tải sắt mà còn kiểm soát một phần sinh hồng cầu không hiệu quả trong thiếu máu quá tải sắt β-thalassemia được nghiên cứu nhiều nhất trong số các tình trạng này (Casu et al., 2018; Gupta et al., 2018) Các loại thuốc được đề xuất là chất tương tự hepcidin (một số trong các thử nghiệm lâm sàng), chất điều chế hepcidin, đặc biệt là thuốc ức chế TMPRSS6 hoặc các hợp chất can thiệp vào tương tác hepcidin-ferroportin làm giảm bài xuất sắt (Bảng 1)
Trong khi các hợp chất làm tăng hepcidin
và làm giảm sinh hồng cầu không hiệu quả
do vòng xoắn luẩn quẩn giữa sinh hồng cầu không hiệu quả và quá tải sắt (Camaschella
và Nai, 2016), thì các thuốc hỗ trợ quá trình trưởng thành của hồng cầu, như bẫy phối tử IIB của thụ thể activin, thuốc Luspatercept, không chỉ cải thiện thiếu máu mà cải thiện cân bằng nội môi sắt bằng cách giảm ức chế hepcidin (Piga et al., 2019)
Một số phương pháp tiếp cận mục tiêu hiện nay trong các thử nghiệm lâm sàng hy vọng sẽ mang lại kết quả điều trị mới cho nhiều loại thiếu máu
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ganz T Hepcidin and iron regulation, 10
years later Blood 2011;117(17):4425-4433
2 Hentze MW, Muckenthaler MU, Galy B,
Camaschella C Two to tango: regulation of
Mammalian iron metabolism Cell
2010;142(1):24-38
3 Kautz L, Nemeth E Molecular liaisons
between erythropoiesis and iron metabolism
Blood 2014;124(4):479-482
4 Galesloot TE, Vermeulen SH,
Geurts-Moespot AJ, et al Serum hepcidin:
reference ranges and biochemical correlates
in the general population Blood
2011;117(25):e218-225
5 Alessia Pagani, Antonella Nai, Laura
Silvestri, and Clara Camaschella ,*Hepcidin
and Anemia: A Tight Relationship; Front
Physiol 2019; 10: 1294 Published online
2019 Oct 9 doi: 10.3389/fphys.2019.01294
Seetharam (Departments of Microbiology
and 1 Otorhinolaryngology, Mahatma
Gandhi Medical College and Research
Institute, Pillayarkuppam, Puducherry,
India); Hepcidin - A novel biomarker with
changing trends Pharmacogn Rev 2015
Jan-Jun; 9(17): 35–40 doi:
10.4103/0973-7847.156333; PMCID: PMC4441160;
PMID: 26009691
7 Domenico Girelli,Elizabeta Nemeth,Dorine
W Swinkels; Hepcidin in the diagnosis of
iron disorders; Blood (2016) 127 (23): 2809– 2813;
https://doi.org/10.1182/blood-2015-12-639112
8 James C Barton, Ronald T Acton, Chapter
Eleven - Hepcidin, iron, and bacterial infection,Editor(s): Gerald Litwack,Vitamins and Hormones, Academic Press,Volume 110,2019, Pages 223-242, ISSN 0083-6729, ISBN
9780128178423,https://doi.org/10.1016/bs.v h.2019.01.011
(https://www.sciencedirect.com/science/articl e/pii/S0083672919300111)
9 Finberg KE, Heeney MM, Campagna DR,
et al Mutations in TMPRSS6 cause
ironrefractory iron deficiency anemia (IRIDA) Nature genetics
2008;40(5):569-571
10 Camaschella C., Pagani A (2018) Advances in understanding iron metabolism and its crosstalk with erythropoiesis Br J Haematol 182, 481–494.10.1111/bjh.15403
11 Marie-Paule Roth, Delphine Meynard, Hélène Coppin, Chapter Five - Regulators of
hepcidin expression, Editor(s): Gerald Litwack,Vitamins and Hormones,Academic Press,Volume 110,2019, Pages 101-129,ISSN 0083-6729,ISBN; 9780128178423, https://doi.org/10.1016/bs.vh.2019.01.005.(ht tps://www.sciencedirect.com/science/article/ pii/S0083672919300056)