Giai cấp công nhân theo quan điểm của của Chủ nghĩa Mac C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau: giai cấp vô sản, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao độn
Trang 1Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Lý luận Chính trị
Tiểu luận
Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mac Lê-nin II
TP HCM, ngày 13 tháng 5 năm 2018
Đề tài
Thực trạng của Giai cấp Công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Những giải pháp để Giai cấp Công nhân hoàn thành vai trò trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Họ và tên: Âu Dương Tuấn
Lớp: MT16ĐH/A2 MSSV: 16540300675 GVHD: Cô Trần Thị Lợi
Trang 2I Giai cấp công nhân theo quan điểm của của Chủ nghĩa Mac
C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau: giai cấp vô sản, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động của mình, lao động làm thuê ở thế kỷ XIX, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp… như những cụm từ đồng nghĩa để biểu thị một khái niệm giai cấp công nhân – con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại
Dù khái niệm giai cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau như thế nào
đi nữa thì theo C Mác và Ph Ăngghen vẫn chỉ mang hai thuộc tính cơ bản: – Về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao C Mác và Ph Ăngghen đã nêu: “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”1; “Công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy… Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại”
– Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là những người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà
tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư Thuộc tính thứ hai này nói lên một trong những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế
độ tư bản chủ nghĩa nên C.Mác và Ph.Ăngghen còn gọi giai cấp công nhân
là giai cấp vô sản
Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, bộ mặt của giai cấp công nhân hiện đại có nhiều thay đổi khác trước Cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân đã có những thay đổi to lớn: bên cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí đã xuất hiện công nhân của nền công nghiệp tự động hoá, với việc áp dụng phổ biến công nghệ thông tin vào sản xuất
Trang 3Song, dù cho trình độ kỹ thuật có thay đổi như thế nào đi nữa thì xét theo tiêu chí kinh tế – xã hội, giai cấp công nhân vẫn tồn tại như là một giai cấp đặc thù
Căn cứ hai thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể coi những người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp là công nhân Còn những người làm công ăn lương phục vụ trong các ngành khác như y tế, giáo dục, văn hoá, dịch vụ (không liên quan trực tiếp đến sản xuất công nghiệp)… là những người lao động nói chung, đang được thu hút vào tổ chức công đoàn nghề nghiệp, nhưng không phải là công nhân
Sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền, không còn ở địa vị giai cấp bị bóc lột nữa, mà nó đã trở thành giai cấp thống trị, giai cấp lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới, đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động, làm chủ những tư liệu sản xuất cơ bản đã được công hữu hoá Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân có đặc trưng chủ yếu nhất bằng thuộc tính thứ nhất; còn về thuộc tính thứ hai nếu xét toàn bộ giai cấp, thì giai cấp công nhân đã là người làm chủ, nhưng trong điều kiện tồn tại nhiều thành phần kinh tế, thì còn có một bộ phận công nhân làm thuê trong các doanh nghiệp tư nhân Những người này về danh nghĩa tham gia làm chủ cùng toàn bộ giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhưng xét về mặt cá nhân, họ vẫn là những người làm công, ăn lương và với những mức độ nhất định, họ vẫn bị những chủ sở hữu tư nhân bóc lột về giá trị thặng dư
I Liên hệ với giai cấp công nhân Việt Nam
1 Sự ra đời của GCCN Việt Nam
Vào cuối thế kỷ thứ 19, sau khi cơ bản hoàn than quá trình xâm lược nước ta thực dân Pháp tiến hành thực hiện kế hoạch khai thác thuộc địa ở Việt Nam, dưới tác động của những cuộc khai thác thuộc địa giai cấp công nhân ở nước ta đã ra đời Trước hết, thực dân Pháp tập trung vào phát triển ngành khai thác mỏ, hàng ngàn nông dân bị bần cùng hóa may mắn được trở thành “thợ” mỏ làm việc trong các mỏ khai thác than, thiếc… Tuy chưa phải công nhân hiện đại, sản xuất trong dây chuyền công nghiệp nhưng đây là mầm mống để phát triển hình thành giai cấp công nhân Việt Nam Đẩy nhanh quá trình khai thác thuộc địa, nhiều khu công nghiệp được xây dựng tập trung ở Hà nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh – Bến Thủy, Hòn Gai đã làm cho số công nhân tăng nhanh… Số lượng công nhân năm 1906 gần 5 vạn người trong đó có 1.800 thợ chuyên môn Nhiều
xí nghiệp tập trung đông công nhân như: Xi măng Hải phòng có 1.500 người, 4 nhà máy dệt ở Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội cũng có 1.800 người, các nhà máy xay xát ở Sài Gòn có tới 3.000 người, riêng trên các tuyến đường sắt Vân Nam – Hải Phòng đã thu hút tới 6 vạn người, ngành mỏ (năm 1914) có tới 4.000 thợ, đó là chưa kể số “thợ theo mùa” Tổng công nhân Việt Nam tính đến trước chiến tranh thế giới lần thứ I có khoảng 10 vạn người
Trang 4Sau chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II (1919-1929) nhằm tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân thuộc địa để bù đắp những tổn thất trong chiến tranh Sự phát triển của một số ngành công nghiệp khai khoáng, dệt, giao thông vận tải… dẫn đến số lượng công nhân tăng nhanh, công nhân mỏ và công nhân đồn điền nhiều nơi tập trung hàng vạn người Ở các thành phố, nhiều nhà máy đã có trên 1.000 công nhân như nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy Dệt Nam Định
Đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản Pháp là hơn 22 vạn người, trong đó có 5,3 vạn thợ mỏ, 8,6 vạn công nhân các ngành công thương nghiệp Đó là chưa kể đến những người lao động làm việc ở xí nghiệp thủ công lớn, nhỏ, thợ may, thợ giặt, bồi bếp…
Như vậy cùng với công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn tới sự ra đời tất yếu khách quan của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam Và, đó cũng là điều kiện cơ bản làm xuất hiện một giai cấp mới – giai cấp công nhân Việt Nam với những đặc điểm sau:
Một là, giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu xuất thân từ nông
dân, do bị bần cùng hóa trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp nên có sẵn mối quan hệ tự nhiên với nông dân và nhân dân lao động Đây là điều kiện thuận lợi để giai cấp công nhân xây dựng và thiết lập khối liên minh công nông và là nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm chống lại kẻ thù chung là thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai để giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội,,,
Hai là, giai cấp công nhân Việt Nam sinh ra và lớn lên được thừa
hưởng truyền thống đấu tranh anh dũng và bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc; Là giai cấp bị bóc lột nặng nề cùng với nỗi nhục mất nước, nên có điều kiện và cơ sở để liên minh với nhân dân và các giai cấp, các tầng lớp khác trong xã hội (trước hết là nông dân) để chống lại ách áp bức của giai cấp tư sản và thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc Như vậy lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp kết hợp làm một, khiến động cơ cách mạng cũng như nghị lực và tính cách mạng triệt để của giai cấp công nhân Việt Nam được nhân lên gấp bội
Ba là, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt
Nam, trong khi thế giới giai cấp công nhân ra đời sau giai cấp tư sản
Bốn là, giai cấp công nhân Việt Nam phải chịu 3 tầng áp bức bóc lột
là địa chủ, phong kiến, tay sai, của giai cấp tư sản mại bản và của chủ nghĩa đế quốc Với ba tầng áp bức nặng nề này đã làm cho đời sống công nhân Việt Nam vô cùng cực khổ, so với giai cấp công nhân thế giới, bởi giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển họ chỉ phải chịu một tầng
áp bức của giai cấp tư sản mà thôi Chính đặc điểm này đã làm sâu sắc hơn tinh thần cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam thúc đẩy họ luôn sẵn sàng đứng lên đấu tranh
Năm là, trong giai cấp công nhân Việt Nam không có bộ phận công
nhân quý tộc, họ thuần nhất chỉ là người lao động trong các ngành công nghiệp của thực dân pháp Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân và đoàn kết dân tộc…
Sáu là, giai cấp công nhân Việt Nam bước lên vũ đài chính trị trong
điều kiện tình hình thế giới cũng như phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế đang phát triển mạnh mẽ Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười
Trang 5Nga, sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) đã cổ vũ và giúp đỡ về nhiều mặt, để giai cấp công nhân Việt Nam vươn lên đảm nhận lấy sứ mệnh lịch sử của mình lãnh đạo cách mạng…
Tất cả những đặc điểm và hoàn cảnh đó đã hội tụ lại đầy đủ, đưa giai cấp công nhân Việt Nam lên địa vị lịch sử và là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Chính trong lúc này Chủ nghĩa Mác – Lênin và các tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc gửi về được giai cấp công nhân và nhân dân
Việt Nam đón nhận như “người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn” Nó lôi cuốn những người yêu nước Việt Nam đi
theo con đường cách mạng vô sản; làm dấy lên cao trào đấu tranh mạnh
mẽ, sôi nổi khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân ngày càng trở thành một lực lượng chính trị độc lập Sự phát triển mạnh mẽ các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân trong cả nước, đòi hỏi phải có tổ chức đảng chính trị lãnh đạo Vì vậy, các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt được thành lập:
Từ khi chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam số lượng các cuộc bãi công ngày một tăng, có tổ chức lãnh đạo Nếu như năm 1927
có 7 cuộc bãi công thì đến năm 1929 đã có đến 24 cuộc, năm 1930 là 30 cuộc với số lượng người tham gia lên đến ngót 32.000 người Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước từ năm 1925 đến năm 1929 là một điều kiện quyết định sự ra đời các tổ chức Cộng sản
và Công hội Đỏ ở Việt Nam, đặc biệt là sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam vào đầu năm 1930
1 Vai trò của Giai cấp Công nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử vô cùng trọng đại, xóa bỏ xã hội cũ, lạc hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ, giải phóng giai cấp mình đồng thời giải phóng toàn nhân loại trên phạm vi toàn thế giới Ngày nay đứng trước tình hình phát triển mới của đất nước và thế giới, nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới, nhiều ý kiến đặt ra cho việc xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Đảng ta khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam vẫn là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập tới việc nhận thức vai trò của giai cấp công nhân trong điều kiện ngày nay để xây dựng
và phát triển giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước
Trong thời đại ngày nay, giai cấp công nhân vẫn là lực lượng
đi đầu trong quá trình xây dựng và bảo vệ chế độ mói, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nên cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội đã có những biến đổi mới làm cho “giai cấp công nhân hiện đại” khác với “giai cấp công nhân cổ điển” ở thời kỳ thế kỷ XIX, thời kỳ Mác còn sống, trên một số điểm như là : Tỉ lệ số người làm dịch vụ so với số người sản xuất trực tiếp tăng lên; trình độ văn hóa chung và tay nghề chuyên môn cao hơn; mức thu nhập khá hơn trước, làm cho một bộ phận người lao động trở thành “trung lưu hóa” Một bộ phận trong giai cấp công nhân đã mua cổ phần và được chia lợi nhuận với giai cấp tư sản Tầng lớp quản lý ngày càng có vai trò quan trọng và kiêm nhiều chức năng phụ của giới chủ Những biểu hiện trên đây chứng tỏ giai
Trang 6cấp công nhân ngày càng phát triển, chứ không phải "teo đi" như một số người quan niệm
Ở thế kỷ XIX giai cấp công nhân chủ yếu là lao động chân tay, điều kiện sản xuất lúc đó còn hạn chế Ngày nay trong điều kiện mới, khi lực lượng sản xuất đang trên đà phát triển mạnh, giai cấp công nhân không chỉ bao gồm những người lao động chân tay mà còn cả lao động trí óc thông qua các máy điện toán với những thành tựu của tin học Giai cấp công nhân có sự phát triển về chất lượng để đảm đương được nhiệm vụ của mình trong điều kiện mới, hay nói cách khác “công nhân hóa trí thức”
và “trí thức hóa công nhân” là xu thế tất yếu của nền đại công nghiệp, của quá trình tự động hóa, tin học hóa Giai cấp công nhân đang lớn lên với đội ngũ trí thức của mình và giai cấp công nhân luôn luôn là người trực tiếp sản xuất, tham gia vào quá trình tạo ra những giá trị vật chất, những của cải to lớn cho xã hội
Giai cấp công nhân bao gồm những người lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ công nghiệp; những nhà nghiên cứu, sáng chế, áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất; những kỹ sư, kỹ thuật viên, cán bộ kỹ thuật thực hiện chức năng của công nhân lành nghề trong sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất Giai cấp công nhân có mặt trong các ngành kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, trong đó công nhân công xưởng, nhà máy sản xuất công nghiệp hiện đại, tiên tiến là bộ phận nòng cốt, tiêu biểu cùng với quá trình phát triển của giai cấp công nhân, bộ phận trí thức gắn trực tiếp với lao động công nghiệp, với quy trình sản xuất công nghiệp tạo ra của cải vật chất cho xã hội cũng nằm trong nội dung khái niệm giai cấp công nhân
Trong điều kiện ngày nay, cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại rất
đa dạng, có nhiều trình độ khác nhau và không ngừng biến đổi theo hướng không thuần nhất: Công nhân kỹ thuật ngày càng tăng công nhân ngày càng được nâng cao về trình độ, đóng vai trò chính trong quá trình phát triển, công'nhân truyền thống giảm dần ở các nước tư bản phát triển
“công nhân áo xanh” chỉ chiếm 12 - 15% tổng số công nhân (l) ở Italia công nhân kỹ thuật cao “công nhân áo trắng” chiếm 53% tổng số công nhân ở Nhật 90% công nhân có trình độ đại học ở Tây Ban Nha công nhân kỹ thuật chiếm 53% Công nhân làm việc trong các ngành dịch vụ tăng lên xấp xỉ 50% tổng số công nhân (2) Mặc dù một số ít trong giai cấp công nhân có cổ phần trong các xí nghiệp của tư bản, nhưng về cơ bản giai cấp công nhân vẫn bị bóc lột, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, sự phân biệt giàu nghèo và tình trạng bất công xã hội vẫn tăng lên, bản chất bóc lột giá trị thặng dư vẫn tồn tại, dù được biểu hiện dưới hình thức tinh
vi hơn Cả sự bần cùng hóa tuyệt đối lẫn bần cùng hóa tương đối của giai cấp công nhân vẫn đang tồn tại Tuy đại bộ phận tầng lớp trí thức và lao động có kỹ năng đang có việc làm được cải thiện mức sống và gia nhập vào tầng lớp trung lưu, nhưng vẫn không xóa được sự phân hóa giàu nghèo Chính những nhà xã hội học tư sản tiến bộ đã chứng minh ở các nước tư bản hiện nay sự bóc lột còn cao hơn và với cơ chế càng tinh vi hơn thời Mác Tỉ lệ m/v thời Mác là 1/1 thì thời nay là 3/1
Như vậy dù mức sống có cao hơn trước, dù công nhân có được tham gia quản lý thông qua đại biểu trong hội đồng xí nghiệp theo “chế độ tham
Trang 7dự” và “chế độ ủy nhiệm”' nhưng họ vẫn là người làm thuê bán sức lao động, ý chí của chủ nghĩa tư bản vẫn là quyền lực chi phối, tầng lớp “nhà quản lý” vẫn chỉ là kẻ phụ thuộc vào giới chủ Giai cấp công nhân vẫn luôn
là lực lượng sản xuất cơ bản và trực tiếp, vẫn là giai cấp tiên phong trong
xã hội Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không thể chuyển vào tay một giai cấp hay tầng lớp xã hội nào khác: Những chỉ dẫn cơ bản về đặc trưng bản chất của giai cấp công nhân của Mác - ăng Ghen - Lênin đưa ra vẫn là cơ sở phương pháp luận để xem xét, phân tích giai cấp công nhân hiện đại trong các quốc gia tư bản chủ nghĩa phát triển hay trong những nước đang tiếp tục con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nước thế giới thứ ba và toàn thế giới nói chung, trước đây cũng như hiện nay
Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động ra của cải vật chất trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và sự phát triển của xã hội
Giai cấp công nhân vừa là người lãnh đạo, đồng thời cùng với nông dân, trí thức và các giai cấp, tầng lớp lao động khác họp thành lực lượng tổng hợp của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử đó
Giai cấp công nhân Việt Nam đã và đang là lực lượng xã hội đi đầu trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Trong điều kiện hiện nay chúng ta phải xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa, hội nhập với bên ngoài nhằm phát huy tốt nhất bản chất và những đặc điểm của giai cấp công nhân
ố lượng
Trong thời gian qua, số lượng công nhân Việt Nam có xu hướng tăng nhanh theo quy mô nền kinh tế Khởi đầu công cuộc CNH, HĐH, đội ngũ công nhân nước ta có khoảng 5 triệu người Đến cuối năm 2005, số lượng công nhân trong các doanh nghiệp và cơ sở kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta là 11,3 triệu người, chiếm 13,5% dân số, 26,46% lực lượng lao động xã hội Trong đó, 1,84 triệu công nhân thuộc các doanh nghiệp nhà nước, 2,95 triệu trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, 1,21 triệu trong các doanh nghiệp FDI, 5,29 triệu trong các cơ sở kinh tế cá thể
So với năm 1995, tổng số công nhân tăng 2,14 lần, trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 1,03 lần, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 6,86 lần, doanh nghiệp FDI tăng 12,3 lần, các cơ sở kinh tế cá thể tăng 1,63 lần(1) Hiện nay, cả nước có hơn 12,3 triệu công nhân trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh
tế
Công nhân thuộc các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm do
sự sắp xếp lại cơ cấu Năm 1986, có 14 nghìn doanh nghiệp với 3 triệu công nhân; năm 1995 tương ứng là 7.090 và 1,77 triệu; năm 2005 là 3.935 và 1,84 triệu; năm 2009 là 3.369 và 1,74 triệu(2) Mặc dù đội ngũ
Trang 8công nhân trong doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm, nhưng đây là lực lượng nòng cốt của GCCN nước ta
Công nhân thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và các doanh nghiệp có vốn FDI tăng mạnh do số lượng các doanh nghiệp này tăng nhanh Năm 1991, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước mới có khoảng 1.230 doanh nghiệp, đến năm 1995 đã tăng lên 17.143 doanh nghiệp với hơn 430 nghìn công nhân Năm 2009, con số này lên tới 238.932 với 5.266,5 nghìn công nhân, trong đó kinh tế tập thể 261,4 nghìn, kinh tế tư nhân 571,6 nghìn; các loại khác 4.433,5 nghìn(3) Số lượng công nhân khu vực ngoài nhà nước chủ yếu tăng ở các tỉnh, thành phố phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ như Thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng
Trong khu vực có vốn FDI, đến cuối năm 2009, có 1.919,6 nghìn người đang làm việc trong 6.546 doanh nghiệp Tính đến hết năm 2011,
cả nước có 283 khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) được thành lập tại 58 tỉnh, thành phố, thu hút khoảng 1,6 triệu lao động(4)
Ngoài ra, lực lượng lao động ở nước ngoài cũng là bộ phận quan trọng tạo nên sự lớn mạnh của GCCN Việt Nam Theo số liệu thống kê của
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 6-2008, tổng số lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài trên 500 nghìn người Bộ phận này được tiếp xúc và làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại, có điều kiện học tập, rèn luyện chuyên môn, tay nghề, nâng cao tác phong công nghiệp
Công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 70,9%, ngành dịch vụ và thương mại chiếm 24,3%, các ngành khác chiếm 4,8% Riêng các cơ sở kinh tế cá thể, công nhân chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ và thương mại chiếm 66,7%, 33,33% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp(5)
Hiện tượng thay đổi việc làm, nghề nghiệp của công nhân nước ta cũng có chiều hướng gia tăng Sự thay đổi nơi làm việc cũng diễn ra thường xuyên ở tất cả các thành phần kinh tế Đặc biệt, công nhân lao động khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tỷ lệ thay đổi nơi làm việc rất lớn
GCCN Việt Nam chiếm tỷ lệ không lớn so với dân số cả nước nhưng hằng năm đóng góp khoảng 50% tổng sản phẩm xã hội và bảo đảm hơn 60% ngân sách nhà nước
b) Chất lượng
Độ tuổi bình quân của công nhân nước ta nhìn chung trẻ, nhóm công nhân từ 18 đến 30 tuổi chiếm 36,4%, đặc biệt trong các doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài công nhân dưới 25 tuổi chiếm 43,4%, từ 26-35 tuổi chiếm 34,7%, từ 36-45 tuổi chiếm 14% Hầu hết công nhân được tiếp cận với kinh tế thị trường nên năng động, thích ứng nhanh với công nghệ hiện đại Tuổi nghề của công nhân: dưới 1 năm chiếm 6,9%, từ 1-5 năm: 30,6%, từ 6-10 năm: 16,4%, từ 11-15 năm: 10,5%, 16-20 năm: 16,8%,
21-25 năm: 13,3%, trên 21-25 năm: 5,5%
Trình độ học vấn của công nhân trong tất cả các khu vực kinh tế có
xu hướng được nâng lên: năm 1985, tỷ lệ công nhân có học vấn trung học phổ thông là 42,5% thì năm 2003 tăng lên 62,2%, năm 2005 tăng lên
Trang 969,3%(6) Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và so với trình độ công nhân ở các nước trong khu vực và thế giới thì trình độ học vấn của công nhân nước ta còn thấp Mặt khác, lực lượng công nhân có trình độ học vấn cao phân bố không đồng đều, thường tập trung ở một số thành phố lớn và một số ngành kinh tế mũi nhọn
Trình độ nghề nghiệp của công nhân tuy đã được nâng cao, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra Năm 1996, số công nhân chưa qua đào tạo nghề là 45,7%, năm 2005 là 25,1% Trình độ chuyên môn, tay nghề của công nhân các loại hình doanh nghiệp năm 2005 như sau: lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 16,1%, lao động có trình độ trung cấp chiếm14,6%, công nhân kỹ thuật chiếm 28,1%, lao động không được đào tạo chiếm 41,2% Năm 2010, số lao động có trình
độ đại học trở lên là 5,7 %, cao đẳng là 1,7 %, trung cấp là 3,5 %, dạy nghề 3,8 %(7) Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu lao động kỹ thuật khá lớn Nhiều doanh nghiệp có thiết bị công nghệ cao nhưng lại thiếu công nhân lành nghề Đặc biệt, chỉ có 75,85% công nhân đang làm những công việc phù hợp với ngành nghề đào tạo Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, chất lượng sản phẩm, gây lãng phí trong đào tạo nghề
c) Những hạn chế
Hiện nay, công nhân nước ta năng động trong công việc, nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và đã bắt đầu hình thành ý thức về giá trị của bản thân thông qua lao động Vị thế giữa công nhân lao động trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước không còn cách biệt nhiều Tâm lý lấy lợi ích làm động lực
là nét mới đang dần trở thành phổ biến trong công nhân Sự quan tâm hàng đầu của công nhân là việc làm, thu nhập tương xứng với lao động Mong muốn có được sức khoẻ, đất nước ổn định và phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, dân chủ, công bằng xã hội được thực hiện, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuận lợi, có đủ việc làm Mong muốn được học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, được bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
Thực tế cho thấy GCCN Việt Nam đang có những biến đổi căn bản về chất Tuy nhiên, so với những yêu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế thì GCCN Việt Nam còn không ít hạn chế, bất cập:
Thứ nhất, GCCN không những bất cập so với yêu cầu phát triển
chung của thời đại mà đang thực sự bất cập với chính yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH Trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của công nhân lao động còn thấp so với yêu cầu phát triển đất nước và đang mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu lao động kỹ thuật giữa các bộ phận công nhân Rõ nét nhất là tình trạng thiếu nghiêm trọng chuyên gia kỹ thuật, nhà quản lý giỏi, công nhân có trình độ tay nghề cao
Thứ hai, đời sống vật chất, tinh thần của công nhân chưa được đảm
bảo, môi trường làm việc độc hại, quyền lợi không được giải quyết một cách thỏa đáng đã dẫn đến các cuộc đình công Các cuộc đình công tự phát ngày càng gia tăng với tính chất gay gắt, phức tạp Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, năm 2011, cả nước xảy ra 981 cuộc đình công, tăng hơn 2,3 lần so với năm 2010, tập trung chủ yếu ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động không
Trang 10thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật như không trả lương đúng bảng lương đã đăng ký, tự ý thay đổi định mức lao động, sa thải công nhân vô cớ, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ cho công nhân, v.v
Thứ ba, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của một bộ
phận công nhân còn yếu Ý thức chính trị, nhận thức về luật pháp của công nhân còn hạn chế Tỷ lệ đảng viên, đoàn viên công đoàn trong công nhân lao động còn thấp
Thứ tư, vai trò của tổ chức đảng và các đoàn thể trong các doanh
nghiệp chưa đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng về số lượng, cơ cấu của GCCN Công tác phát triển đảng trong công nhân chậm Ở hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân đều không muốn hoặc không quan tâm đến việc xây dựng các tổ chức đảng Hoạt động của Đoàn Thanh niên, tổ chức công đoàn còn mang tính hình thức Nhiều tổ chức công đoàn chưa thực sự đứng về phía người lao động, bởi cán bộ công đoàn do doanh nghiệp trả lương, làm việc không chuyên trách dưới sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của chủ doanh nghiệp
Cụ thể hơn
Việc làm cho người lao động Trong những năm qua, Đảng và Nhà
nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động Tuy nhiên, do quy mô nền kinh tế nhỏ, trình độ phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu so với khu vực và thế giới nên tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao Theo số liệu của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, năm 2009, cả nước có 83% số công nhân có việc làm thường xuyên ổn định, còn 12% việc làm không ổn định
và 2,7% thường xuyên thiếu việc làm Chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công nhân và trích nộp kinh phí công đoàn
Mức lương của người lao động
Thu nhập của người lao động
hiện nay về cơ bản không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của bản thân, chứ chưa nói đến việc tích lũy hay chăm lo cho con cái Nhà nước đã từng bước thực hiện lộ trình tăng lương tối thiểu, thậm chí có quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm ở các loại hình doanh nghiệp (Nghị định số 70/2011/NĐ-CP) Tuy nhiên, mức tăng thường không theo kịp tốc độ tăng giá của thị trường Chẳng hạn, năm
2010, tiền lương của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp tăng 10,3% so với năm 2009 nhưng chỉ số giá sinh hoạt tăng 11,75%, nên việc tăng lương không có tác dụng nhiều trong việc cải thiện đời sống công nhân, đặc biệt là công nhân ở các KCN, KCX Trong khi đó, phần lớn các chủ doanh nghiệp vẫn đang lấy mức lương tối thiểu để trả lương cho người lao động, chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng thang, bảng lương Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp còn bớt một phần lương của người lao động chi cho các khoản phụ cấp như ăn trưa, tiền hỗ trợ đi lại, thưởng
Nhà ở của người lao động Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu
hết các tỉnh, thành phố lớn, các KCN, KCX không xây nhà lưu trú cho công nhân Số người lao động trong các KCN khoảng 1,6 triệu người, trong đó, chỉ có 20% số người có chỗ ở ổn định(8) Đa số người lao động ngoại tỉnh làm việc tại các KCN đều phải thuê nhà trọ, với điều kiện vệ sinh, môi trường không bảo đảm