1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành quản trị kinh doanh trường đại học lao động – xã hội(cơ sở II) về quản lý thời gian

77 44 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành quản trị kinh doanh trường đại học lao động – xã hội(cơ sở II) về quản lý thời gian
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thanh Ngân
Trường học Trường đại học Lao động – Xã hội
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại báo cáo nghiên cứu
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 5,57 MB

Nội dung

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thời gian của sinh viên3.1 Sự trì hoãn công việc 3.2 Sự gián đoạn công việc 3.3 Yếu tố khách quan 3.4 Yếu tố chủ quan CHƯƠNG 2: Thực trạng nhận thức kỹ n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI CƠ SỞ II

Khoa quản trị kinh doanh

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học

Lao động – Xã hội(cơ sở II) về quản lý thời gian

Mã số đề tài :

TP.HỒ CHÍ MINH, /2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, bài báo cáo nghiên cứu “ Kỹ năng quản lý thời gian của sinhviên ngành quản trị kinh doanh trường Đại học Lao động-Xã hội (cơ sở 2)” là bàinghiên cứu của nhóm chúng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong bài báo cáo là trungthực chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ thực hiện bài nghiên cứu này đã được cảm ơn

và các thông tin trích dẫn trong bài đã được chỉ rõ nguồn gốc

Báo cáo nghiên cứu này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ sự đánh giá nào

TP.HỒ CHÍ MINH, /2020

LỜI CẢM ƠNNhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên nghànhquản trị kinh doanh trường Đại học Lao động-Xã hội (cơ sở 2)”.Với mong muốn tìmhiểu sâu hơn về quản lý thời gian, mức độ quan tâm của sinh viên nghành quản trị kinhdoanh vào quỹ thời gian, tìm giải pháp nhằm cải thiện kỹ năng quản lý thời gian củamỗi sinh viên

Nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS.Nguyễn Thị Thanh Ngân, là giảng viênhướng dẫn, dành nhiều thời gian giúp đỡ, định hướng và góp ý cho chúng em hoànthành bài nghiên cứu này

Nhóm cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giảng viên và các bạn sinh viêntrong trường cung cấp thông tin, dữ liệu trong quá trình nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đã cố gắng hết sức để thực hiện đề tài này, song vẫn còn thiếu sót.Thế nên, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và các bạn để bàinghiên cứu hoàn thiện hơn

Trang 4

Xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC VIẾT TẮT

ULSA2 Trường đại học Lao động- Xã hội (cơ sở 2)

TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh

QTKD Quản trị kinh doanh

KNQLTG Kỹ năng quản lý thời gian

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Biểu đồ Thống kê mô tả về giới tính

Hình 2: Biểu đồ Thống kê mô tả về số năm sinh viên đang theo tại trường ULSA2Hình 3: Biểu đồ Thống kê mô tả về kết quả học tập

Hình 4: Biểu đồ Thống kê mô tả về nơi ở của sinh viên

Hình 5: Biểu đồ Thống kê mô tả về việc đặt ra mục tiêu của sinh viên quản trịkinh doanh

Hình 6: Biểu đồ Thống kê mô tả về mức độ hoàn thành học tập và công việc Hình 7: Biểu đồ Thống kê mô tả về mức độ tham gia các hoạt động

Biểu 8:Thời gian tham gia các hoạt động Đoàn- Hội trung bình mỗi thángHình 9: Biểu đồ Thống kê mô tả về thói quen xây dựng thời gia biểu của sinh viênHình 10: Biểu đồ Thống kê mô tả về thời gian m t ngày s d ng m ng xã h i ộ ữ ụ ạ ộHình 11: Bi u ể đồ ố th ng kê mô t th i gian m t tu n tham gia các l p k nả ờ ộ ầ ớ ỹ ăng,ngôn ng m iữ ớ

Trang 5

Hình 12: Bi u ể đồ ố th ng kê mô t s d ng th i gian m t ngày vào vi c t h c, ả ử ụ ờ ộ ệ ự ọ đọcsách, tài li u m iệ ớ

Hình 13: Bi u ể đồ ố th ng kê mô t th i gian s d ng trong m t ngày ả ờ ử ụ ộ để luy n t pệ ậthể d c th thao.ụ ể

Hình 14: Bi u ể đồ ố th ng kê mô t t n su t s p x p thả ầ ấ ắ ế ứ tự ưu tiên cho các công vi cệ

Hình 15: Bi u ể đồ ố th ng kê mô t t n su t th c hiả ầ ấ ự ện của các sinh viên có hay chianhỏ công vi c c a mìnhệ ủ

Hình 16: Bi u ể đồ ố th ng kê mô t t n su t sinh viên b stress vì deadline, ch tiêuả ầ ấ ị ỉcông vi c c a mình, g p gián ệ ủ ặ đo nạ

Hình 17: Bi u ể đồ ố th ng kê mô t t n su t sinh viên n l c c g ng hoàn thành h tả ầ ấ ổ ự ố ắ ếmục tiêu ã đ đặt ra

Hình 18: Bi u ể đồ ố th ng kê mô t t n su t sinh viên xao nhãng vào nh ng thú vuiả ầ ấ ữkhác trong khi ang h c t p và làm vi cđ ọ ậ ệ

Hình 19: Bi u ể đồ ố th ng kê mô t vi c ki m tra mả ệ ể ức độ hoàn thành sau k t thúc 1ếngày

Hình 20: Bi u ể đồ ố th ng kê mô t vê c m nh n vi c hả ả ậ ệ ọc tập c a các sinh viênủ

Hình 21: Bi u ể đồ ố th ng kê mô t v vi c ban có hay không tìm ki m các phả ề ệ ế ươngpháp h c tâp và làm làm vi c ọ ệ để hoàn thành t t các m c tiêu ã ố ụ đ đề ra

Hình 22: Bi u ể đồ ố th ng kê mô t m c ả ứ độ quan trọng của k n ng qu n lý th i gianỹ ă ả ờHình 23: Bi u ể đồ ố th ng kê mô tả nhận xét v k nề ỹ ăng quản lý th i gian c a b nờ ủ ảthân

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu chung về đề tài

2 Tính cấp thiết của đề tài

3 Mục tiêu đề tài hướng đến

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp sử dụng nghiên cứu

6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu

CHƯƠNG 1: Các vấn đề chung về kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên

1 Khái niệm quản Lý thời gian và kỹ năng quản lý thời gian

1.1 Khái niệm thời gian

1.2 Khái niệm kỹ năng

1.3 Khái niệm quản lý

1.4 Quản lý thời gian (time management)

1.5 Kỹ năng quản lý thời gian (time management skills)

2 Vai trò và ý nghĩa của việc quản lý thời gian đối với sinh viên

2.1 Vai trò của quản lý thời gian đối với sinh viên

2.1.1 Kỹ năng quản lý thời gian tốt giúp bạn tăng năng suất làm việc

2.1.2 Rèn luyện khả năng quyết định, giảm bớt áp lực

2.1.3 Hạn chế thói quen xấu, tạo động lực hành động

2.2 Ý nghĩa của việc quản lý thời gian đối với sinh viên

Trang 7

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thời gian của sinh viên

3.1 Sự trì hoãn công việc

3.2 Sự gián đoạn công việc

3.3 Yếu tố khách quan

3.4 Yếu tố chủ quan

CHƯƠNG 2: Thực trạng nhận thức kỹ năng quản lý thời gian của sinhviên nghành quản trị kinh doanh trường Đại học Lao động-Xã hội (cơ sởII)

2.1 Giới thiệu sơ lược về khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Laođộng (cơ sở II)

2.1.1 Giới thiệu về đơn vị

2.1.2 Mục tiêu cụ thể

2.2 Thực trạng nhận thức quản lý thời gian của sinh viên nghành quản trịkinh doanh trường Đại học Lao động-Xã hội (cơ sở II)

2.2.1 Phạm vi nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.3 Kết quả nghiên cứu

2.2.4 Thống kê mô tả

2.2.5 Phân tích

Chương 3: Các biện pháp khắc phục sự lãng phí thời gian nhằm nâng cao

kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên

3.1 Các nguyên tắc quản lý thời gian

3.1.1 Xác định mục tiêu

3.1.2 Quy trình quản lý thời gian

3.1.3 Phân loại mục tiêu

3.2 Làm thế nào để sử dụng thời gian một cách hiệu quả ?

Trang 8

Chương 4: Kết luận và kiến nghị

4.1 Kết luận

4.2 Kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phiếu khảo sát

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI CƠ SỞ II

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: Kĩ năng quản lý thời gian của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh trườngĐại học Lao động – Xã hội (Cơ sở II)

- Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Ngọc Trinh

- Lớp: D19KD1 Khoa: Quản trị kinh doanh Năm thứ: 1 Số năm đào tạo: 4

- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quỳnh

- Lớp: D19KD1 Khoa: Quản trị kinh doanh Năm thứ:1 Số năm đào tạo:4

- Người hướng dẫn: ThS.Nguyễn Thị Thanh Ngân

2 Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu các Cơ sở lý thuyết về kỹ năng quản lý thời gian, tầm quan trọng của nhậnthức về kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên hiện nay

Trang 9

Khảo sát, đánh giá thực trạng về nhận thức và hiểu biết về kỹ năng quản lý thời gian.

Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và định hướng kỹ năng quản lý thờigian cho sinh viên

Nghiên cứu các yếu tố hình thành kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên ngành Quảntrị Kinh doanh trường Đại học Lao động – Xã hội (cơ sở II)

3 Tính mới và sáng tạo:

Cũng như các khảo sát trước việc khảo sát mức độ quan tâm về yếu tố thời gian củasinh viên, các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý thời gian của sinh viên như nhiều đềtài trước.đề tài này tập trung làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về quản lýthời gian của sinh viên, đề ra phương pháp để quản lý thời gian một cách hiệu quả nhưkhảo sát mức độ quan tâm tương lai định hướng của sinh viên các khoá ngành quản trịkinh doanh

4 Kết quả nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu làm rõ kỹ năng quản lý thời gian, dựa trên cơ sở thực tiễn nêu lênthực trạng của sinh viên, xác định nguyên nhân và đồng thời đề xuất một số gợi ý đểnâng cao kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên

5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng vàkhả năng áp dụng của đề tài:

Nghiên cứu này giúp cho trường Đại học Lao động – Xã hội ( Cơ sở II ) cũng nhưkhoa Quản trị kinh doanh có cái nhìn khách quan về việc sử dụng thời gian của sinhviên và đề ra các kế hoạch giảng dạy và giao dục hiệu quả

Đối với sinh viên trong khoa sẽ quản lí được thời gian, nâng cao kết quả học tập nhưngvẫn đảm bảo về thời gian làm thêm và vui chơi

6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạpchí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của Cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếucó):

Trang 10

Ngày tháng năm 2020Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài

(ký, họ và tên)

Trang 11

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊNCHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Họ và tên: Bùi Thị Ngọc Trinh

Sinh ngày: 25 tháng 12 năm 2001

Nơi sinh: Bình Phước

Lớp: D19KD1 Khóa: K19

Khoa: Quản trị kinh doanh

Địa chỉ liên hệ: 1018 Tô Ký, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12 , TP.Hồ Chí MinhĐiện thoại: 0862687453 Email: Trinhbui0000@gmail.com

II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến nămđang học):

* Năm thứ 1:

Ngành học:Quản trị kinh doanh Khoa: Quản trị kinh doanh

Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc

Sơ lược thành tích:

Đạt học bổng học tập (học kì I)

Ngày tháng năm 2020Xác nhận của khoa Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đềtài

Trang 12

Phần mở đầu

1 Giới thiệu chung về đề tài

Thời gian là một tài nguyên quý giá của con người, không bao giờ có thể quayngược lại thời gian Tuy nhiên hiện nay đa phần sinh viên còn chưa biết quý trọng và

sử dụng thời gian một cách hợp lí và tối ưu Chủ yếu sinh viên thường “nước đến chânmới nhảy” và còn tư tưởng việc hôm nay chưa đến hạn thì để ngày mai

Kết quả là thời gian trôi qua một cách vô nghĩa với những lần lướt web, xem phim,nghe nhạc trong khi quãng thời gian sinh viên là vô cùng quý giá

Vì vậy, đề tài nghiên cứu về kĩ năng quản lí thời gian có vai trò quan trọng giúp chosinh viên Nhà trường, cụ thể là sinh viên ngành Quản trị kinh doanh hiểu về tầm quantrọng của vấn đề quản lý thời gian, cũng như đánh giá thực trạng sử dụng thời giancủa sinh viên ngành Quản trị kinh doanh Từ đó, tác giả đề xuất các cách thức có thể

sử dụng thời gian hiệu quả và tối ưu nhất

2 Tính cấp thiết của đề tài

Bước vào cánh cổng của Trường Đại học Lao động- Xã hội cơ sở (II), sinh viên cầnphải thích ứng với mội trường mới, phương pháp học tập mới

Đối với sinh viên ngoài thời gian có mặt trên giảng đường để học những kiến thứcchuyên môn mà còn cần trau dồi nhiều kỹ năng để có thể nhận thức rõ nhiệm vụ họctập, từ đó có thái độ và hành vi đúng đắn nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra Một trong

số những kỹ năng quan trọng xây dựng tính tự giác, kỹ luật trong hoạt động học tậpcủa sinh viên là vấn đề làm chủ được thời gian của mình

Mỗi sinh viên khác nhau có cách sử dụng thời gian khác nhau để thỏa mãn nhu cầu cánhân Có bạn sử dụng thời gian cho hoạt động tự học, có bạn thì tận dụng để làmthêm,….Tuy nhiên có không ít sinh viên chưa biết cách quản lý quỹ thời gian này củamình Nguyên nhân là do đâu? Do các yếu tố tác động hay chưa biết được kỹ năngnào là cần thiết để việc quản lý thời gian trở nên có hiệu quả nhất?

Chính vì vậy, em đã nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu về việc quản lý thời gian của sinh viên ĐH Lao động-Xã hội cơ sở (II)nói chung và sinh viên khoa quản trị kinh doanh nói riêng”

Với việc nghiên cứu về quỹ thời gian ngoài giờ lên lớp, đề tài có mục tiêu xác địnhthực trạng việc sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên ĐH Lao động-Xã

Trang 13

hội (cơ sở II), từ đó bước đầu nêu lên các phương pháp sử dụng thời gian hợp lý nhằmgiúp cho sinh viên tận dụng tối đa thời gian ngoài giờ lên lớp của mình một các hiệuquả, từ đó vừa nâng cao kiến thức chuyên môn, bên cạnh đó có thể tham gia các hoạtđộng ngoại khóa khác.

3 Mục tiêu đề tài hướng đến

Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về việc quản lí thời gian của các bạn sinh viên Đồng thời,giúp cho sinh viên Khoa quản trị kinh doanh của trường ULSA2

Nhận thức tầm quan trọng của việc quản lí thời gian ở môi trường đại học và có thể ápdụng khi đã ra trường

Nâng cao những kỹ năng quản lí thời gian của mình, cân bằng thời gian giữa việc họctập, việc làm, bổ sung kiến thức ngoài giờ lên lớp, thể thao và vui chơi giải trí

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng : Sinh viên nghành quản trị kinh doanh

Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học –Laođộng Xã hội (cơ sở II) khóa 2019, 2018, 2017, 2016

5 Phương pháp sử dụng nghiên cứu

Những phương pháp sử dụng cho nghiên cứu:

Phương pháp khảo sát trên số liệu, khảo sát thực tế

Phương pháp đánh giá phân tích, tổng hợp EFA

Phương pháp luận, tương phản …

6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Việc nghiên cứu trên có ý nghĩa tác động trực tiếp đến học tập và chất lượng sốngcủa sinh viên giúp ta nhìn nhận khách quan về kĩ năng quản lý thời gian của sinh viên

để điều chỉnh Đặc biệt sinh viên được xem là những chủ nhân tương lai của đấtnước, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của nước nhà Tuy nhiên dựa trên tình hìnhthực tế họ chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc tiết kiệm thời gian, chưa biết quản líthời gian của mình sao cho phù hợp để rồi đánh mất tuổi trẻ năng động nhiệt huyết vàđầy sáng tạo của mình

Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu sâu hơn về kĩ năng sử dụng thời gian hiệnnay của sinh viên, đồng thời qua đó tìm ra hướng giải quyết, đề xuất một vài kĩ năngquản lí thời gian hiệu quả Nhằm tối ưu khoảng thời gian, giảm áp lực học tập, công

Trang 14

việc có thể giải phóng bộ não khỏi việc chứa ý tưởng Đặt ra định hướng bám theo đểđạt hiệu quả hơn, năng suất làm việc tập trung, sức khỏe tốt sẽ đảm bảo rằng bạn nhớ

và sẽ dành sự ưu tiên tới nhiệm vụ đó

Trang 15

Chương I: Các vấn đề chung về kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên

1 Khái niệm quản lý thời gian và kỹ năng quản lý thời gian

1.1 Khái niệm thời gian

Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với không gian) trong đó vậtchất vận động và phát triển liên tục, không ngừng

Cũng có thể hiểu đơn giản thời gian chính là ngày tháng, là nguồn tài sản mà mỗingười đều có như nhau Mỗi giờ có 60 phút, mỗi phút có 60 giây, 1.440 phút mỗingày và mỗi năm có 525.600 phút mỗi năm,vv Đó là quy luật chung của tự nhiên, tồntại khách quan với ý muốn của con người, tuy nhiên con người lại có thể điều chỉnh vàquản lý quỹ thời gian theo cách của mình mang lại những hiệu quả khác nhau

Theo quan niệm triết học, thời gian là tuyến tính, như đường thẳng một chiều, đi từquá khứ, hiện tại, đến tương lai Song, kể cả các truyền thuyết cổ xưa và ngay cả cácnghiên cứu khoa học gần đây lại cho thấy thời gian mang tính chu kỳ, như nhữngvòng tuần hoàn của sự biến đổi Theo giáo trình Triết học Mác- Lênin, thời gian đượchiểu là sự tồn tại sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay chậm, kếtiếp hay chuyển hóa, Theo đó thời gian chỉ hình thức tồn tại của các khách thể vậtchất được biểu hiện ở mức độ lây dài hay nhanh chóng (độ dài về mặt thời gian), ở sự

kế tiếp trước hay sau của các giai đoạn vận động Ph Ăng-ghen đã chỉ rõ phạm vinghiên cứu của triết học về vấn đề này, thời gian là vật chất, không có thời gian thuầntúy

Theo Stephen Hawking, thời gian có liên quan đến entropi (trạng thái động lựchọc) vĩ mô Hay nói cách khác thời gian là một đại lượng mang tính vĩ mô, nó luônluôn gắn với mọi mọi vật, không trừ vật nào Thời gian gắn với từng vật là thời gianriêng, và thời gian riêng thì có thể khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất của vật đó và hệquy chiếu gắn với nó, ví dụ với mỗi hệ chuyển động có vận tốc khác nhau thời gian cóthể trôi đi khác nhau Thời gian của vật này có thể ảnh hưởng đến vật khác.Tuynhiên,thời gian nếu là sự hoạt động và tương tác vật chất thì nó phải được xác địnhcác sự kiện là hệ quả của nhau

Chung quy lại, thời gian mang tính quy luật tồn tại trong tự nhiên, chỉ có một chiều

từ quá khứ, hiện tại và tương lai mang tính chu kì Thời gian là một khái niệm trừutượng, vô hình và không thể nắm bắt được nhưng nó luôn hiện hữu ở mọi khía cạnhtrong cuộc sống của chúng ta Thời gian là tài sản vô cùng quý giá được ví “thời gian

là vàng bạc” không có gì có thể mua được hay đánh đổi được, nó sẽ trôi qua lặng lẽ vàkhông quay trở lại

Trang 16

Cuối cùng theo nhóm nghiên cứu “Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vậtchất (cùng với không gian) trong đó vật chất vận động và phát triển liên tục, khôngngừng, tồn tại khách quan với ý muốn con người, tuy vậy con người có thể chủ độngđiều chỉnh quỹ thời gian theo cách riêng của mình”.

1.2 Khái niệm kỹ năng (skill)

Kỹ năng là một thuật ngữ được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau bởi nhiềutác giả khác nhau:

Theo từ điển Tiếng Việt, kỹ năng là thói quen áp dụng vào thực tiễn những kiến thức

đã học hoặc là những kết quả của quá trình luyện tập

Trong “ Tâm lý học lao động” xuất bản 1978, tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng: Kỹnăng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được các hành động tức là có kỹthuật của hành động, có kỹ năng

Ngoài ra còn có định nghĩa khác “kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động vớikết quả được xác định thường trong một khoảng thời gian cùng năng lượng nhất địnhhoặc cả hai”

Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng “ Xem xét kỹ năng nghiêng về năng lực của conngười để thực hiện các công việc có kết quả đã bao hàm cả quan niệm kỹ năng là kỹthuật hành động trong đó, bởi chỉ khi sự vận dụng tri thức vào thực tiễn một cáchthuần thục thì mới có được kết quả công việc có chất lượng” Từ đó rút ra kết luận “

Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụngtri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép Kỹnăng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn biểu hiện năng lựccon người”

Theo Tâm lý học quy trình hình thành kỹ năng: Từ việc biết kiến thức sau quá trìnhthực hành thao tác thường xuyên chúng ta trở nên linh hoạt trong xử lý thao tác và dầndần chúng trở thành kỹ năng

Những định nghĩa này bắt đầu từ những góc chuyên môn hoặc từ quan niệm củangười viết, cũng không thể phủ nhận rằng kỹ năng hình thành khi ta áp dụng các kiếnthức vào thực tiễn và là hoạt động lặp đi lặp lại, luôn có chủ đích và mục đích rõ ràng

Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu xác lập “kỹ năng là năng lực hay khả năng củachủ thể thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở của kiến thức hoặc kinhnghiệm của chủ thể thực hiện hành động tương ứng với một cách có hiệu quả trong

Trang 17

hoàn cảnh nhất định Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động màcòn biểu hiện bằng năng lực của con người.

1.3.Khái niệm quản lý

Khái niệm về quản lý được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lình vực khoa học hìnhthành nên nghành khoa học quản lý Do đó cũng có nhiều định nghĩa ở nhiều góc độkhác nhau về quản lý

L.I.Lenin cho rằng quản lý như một hoạt động không chỉ là thực hiện mà còn là lýluận Một số tác giả khác lại nhấn mạnh đến sự tác động của quản lý đến con người.Theo Mary Parker Follet (Mĩ): “Quản lý là nghệ thuật khiến công việc được thực hiệnthông qua người khác”

Theo quan điểm chính trị xã hội: “quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, địnhhướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượngquản lý về mặt chính trị, văn hóa, xã hội kinh tế,vv bằng một hệ thống luật lệ, chínhsách, các nguyên tắc, phương pháp, biện pháp cụ thể nhằm tạo môi trường và điềukiện cho sự phát triển của đối tượng”

Theo Vũ Dũng: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và

có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó” Bản chất là tác động cóphương hướng, mục đích rõ ràng của chủ thể quản lý; là hoạt động trí tuệ mang tínhsáng tạo cao, vừa khoa học vừa có tính nghệ thuật; tất cả chúng tuân theo nguyên tắcnhất định

Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu “ quản lý là sự tác động có tính địnhhướng, có chủ đích, định hướng của chủ thể quản lý nhằm đạt mức độ hiệu quả nhấtđịnh bằng cách vận dụng các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra”

1.4 Quản lý thời gian (time management)

Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn: “Quản lí thời gian nghĩa là biết hoạch định thời gian củamình đang có cho những mục tiêu và những nhiệm vụ thật cụ thể Quản lí thời giankhông có nghĩa luôn tiết kiệm thời gian mà là biết làm chủ thời gian của mình khi đặtnhững khoảng thời gian mình đang có trong một kế hoạch thật cụ thể và chi tiết”

Ngoài ra còn có nhiều định nghĩa khác nhau về việc quản lý thời gian với nhiều gócnhìn khác nhau của các tác giả

Độc giả Đình Anh Vũ [chia sẽ tại cet.edu.vn] cho rằng: “Quản lý thời gian là quá trìnhlên kế hoạch và tổ chức thời gian cho từng hoạt động cụ thể, chi tiết từng bước chođến khi hoàn thành mọi mục tiêu đề ra Vì thời gian có hạn, bạn càng có kỹ năng quản

Trang 18

lý thời gian tốt, quỹ thời gian sử dụng càng hiệu quả Sự hiệu quả của việc quản lýthời gian được đánh giá dựa trên kết quả công việc làm ra, không dựa trên thời gianhoàn thành nhanh hay chậm”.

[Theo SAGA.VN] Quản lý thời gian là việc lên kế hoạch và sắp xếp một khoảng thờigian nhất định cho từng hoạt động cụ thể với mục tiêu tăng hiệu quả và năng suất.Công việc này được xem là bắt nguồn sớm nhất từ Frederick Taylor khi ông phát triển

“phương pháp quản lý khoa học” để nâng cao năng suất của người lao động trongcông việc Từ đó, các khái niệm về quản lý thời gian ngày càng được phát triển, khiếncho việc tiếp cận tới quản lý thời gian trở nên logic và hệ thống hơn

Ngoài ra trong kinh doanh, quản lý thời gian đề cập đến việc bố trí và phân bố thờigian giữa các hoạt động theo yêu cầu của nó, tùy thuộc vào một số ưu tiên cụ thể.Theo nghĩa này, quản lý thời gian cũng có thể được gọi như "hoạt định ngân sách" choquỹ thời gian, nghĩa là cần phải phân bổ đúng lượng thời gian cho đúng với nhiệm vụhoặc hoạt động

Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Quản lý thời gian là quá trình kế hoạch vàthực hành việc kiểm soát một cách có ý thức một đơn vị thời gian dùng trong mộthoặc một chuỗi các hoạt động cụ thể, để tăng tính hiệu quả, hiệu suất hay năngsuất Nó là một hành động tung hứng của các nhu cầu của nghiên cứu, cuộc sống xãhội việc làm, gia đình và sở thích cá nhân và cam kết với finiteness của thời gian Sửdụng thời gian hiệu quả sẽ cho phép con người "lựa chọn" trải nghiệm/quản lý cáchoạt động trong thời gian cho phép và mang lại lợi ích thiết thực”

Theo quan điểm của Timothy Ferriss: sự loại bỏ hoàn toàn các quan niệm lỗi thời vềquản lý thời gian phản ảnh chính xác cách mà ông sử dụng lời nói của một nhà kinh tếhọc người Ý để nói về việc chuyển từ 12 giờ thành ngày làm việc hai giờ trong vòng

48 giờ Tăng 10 lần hoặc hơn thế kết quả làm việc trong một giờ với những kỹ thuật

NR khác, phát triển chế độ hạn chế thông tin và bỏ qua những thứ không quan trọng.Phần đem lại các yếu tố đầu tiên để thiết kế lối sống thịnh vượng là thời gian

Trong cuốn Make time tác giả John Zeratsky, Jake Kanapp cho rằng quản lý thời gianhiệu quả là một hệ thống cho phép bạn chọn điều bạn tahatj sự muốn làm, tạo nênnăng lượng để làm điều đó và phá vỡ vòng xoay mặc định để bạn chỉ sống một cách

có chủ đích hơn Kể cả khi bạn không hoàn toàn làm chủ được lịch trình của mình vàthật sự có rất ít người làm được điều đó, bạn vẫn có thể làm chủ ý muốn của mình.Cũng cùng quan điểm Brian Tracy (Quản lý thời gian [2014]) cho rằng “Quản lý thờigian hiệu quả chính là quản lý cuộc đời, quản lý niềm hạnh phúc của bản thân”

Trang 19

Buổi trò chuyện về đề tài kỹ năng làm việc nhóm và quản lý thời gian tháng 07/2015,

TS Lê Thẩm Dương cho rằng điều đầu tiên làm nên chiến thắng là phải biết mìnhđang ở đâu và điểm yếu của bạn là gì, diễn giả cho rằng bốn nguyên tắc để quản trịthời gian hiệu quả: Ý chí, Thái độ lao động, Phương pháp lao động và trí tuệ

Qua các khái niệm quan điểm khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau có thể thấy, quản

lý thời gian chính là quá trình hoạch định và thực hành kiểm soát bao gồm các hànhđộng như lập kế hoạch, thực thiện kiểm soát,đánh giá cách thức sử dụng thời gian,phát hiện và đưa ra giải pháp Quản lý được thời gian đem lại nhiều lợi ích cho cáchoạt động khác nhau trong điều kiện nhất định, được thực hiện một cách có ý thức với

số lượng tăng lên và hiệu quả không đổi.Quản lý thời gian là một trong những công

cụ, kỹ năng và kỹ thuật sử dụng để quản lý thời gian hoàn thành một nhiệm vụ cụ thểvới mục tiêu đã đtặ ra trước đó Quản lý thời gian sử dụng nhiều trong kinh doanh vàcông việc nhưng được ứng dụng rổng rãi trong học tập và sinh hoạt hằng ngày Bởichúng hướng tới mục tiêu là nâng cao chất lượng, năng suất là việc của một cá nhânhay tập thể giảm áp lực công việc đồng thời tăng thời gian riêng tư cho mỗi cá nhân

Các ý kiến của các tác giải dựa trên góc độ khác nhau, lập luận riêng của mỗi cá nhân

và theo nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tổng hợp và đưa ra kết luận:

“Quản lí thời gian nghĩa là biết hoạch định thời gian của mình đang có cho nhữngmục tiêu và những nhiệm vụ cụ thể , đảm bảo rằng mọi việc được thực hiện theo đúngtiến độ, kế hoạch, không bị lãng phí thời gian, bỏ sót công việc

Quản lí thời gian không có nghĩa luôn tiết kiệm thời gian mà là biết làm chủ thờigian của mình khi đặt những khoảng thời gian mình đang có trong một kế hoạch thật

cụ thể và chi tiết, không nên chỉ xét về tốc độ hoàn thành công việc, mà còn cần xétmức độ hiệu quả của chúng - yếu tố quan trọng hơn hết”

1.5.Kỹ năng quản lý thời gian (time management skills)

Tác giả Nguyễn Hữu Long (2016)trong cuốn Kỹ năng sống định nghĩa “kỹ năng quản

lý thời gian là kỹ năng nhận định, ước lượng, phân bố thời gian hợp lý cho từng côngviệc nhằm đạt hiệu quả cao nhất và cân bằng cuộc sống của bản thân”

Cùng quan điểm trên, tác giả Nguyễn Đình Chỉnh và Phạm Ngọc Uyên (1998), Tâm líhọc quản lí, cho rằng “ kỹ năng quản lý thời gian được hiểu là chủ thể đã biết tiếnhành hoạt động tư duy quản lý đúng, trong quá trình thực hiện các hành động quản lsynhằm tìm ra những lời giải hợp lý và tối ưu nhất cho các vấn đề được đặt ra

Kỹ năng quản lý thời gian đóng vai trò quan trọng trong quyết định đối với chất lượng

và hiệu quả của việc giải quyết các hoạt động

Trang 20

Theo quan điểm của tác giả Huỳnh Văn Sơn (2009), Nhập môn kỹ năng sống: “ Kỹnăng quản lý thời gian là khả năng con người sử dụng thời gian một cách hiệu quảnhằm đạt được mục đích của mình thông qua việc lên kế hoạch , tổ chức và kiểm traviệc sử dụng thời gian một cách tối ưu”.

Hiểu theo cách khác kỹ năng quản lý thời gian là khả năng hoạch định được quỹ thờigian mình có, sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên cho các hoạt động của bản thân nhằmtận dụng triệt để chúng, mang lại kết quả tối ưu

Kĩ năng quản lý thời gian của sinh viên được hình thành trên cơ sở các kĩ năng như: kĩnăng phân bổ nguồn lực thời gian; kĩ năng lập kế hoạch; kĩ năng kiểm soát nguồn lựcthời gian

Cuối cùng nhóm nghiên cứu thống nhất:

“Kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng sử dụng và kiểm soát tốt thời gian đồng phân

bổ thời gian thực hiện các công việc trở nên hợp lý, hoàn thiện và tối ưu hơn”.2.Vai trò và ý nghĩa của việc quản lý thời gian đối với sinh viên

2.1 Vai trò của quản lý thời gian đối với sinh viên:

2.1.1 Kỹ năng quản lý thời gian tốt giúp bạn tăng năng suất làm việc

Biết cách quản lý thời gian hỗ trợ việc sắp xếp các kế hoạch và nhiệm vụ hàngngày dựa vào mức độ quan trọng và theo thứ tự ưu tiên Với danh sách này mỗi cánhân sẽ tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng nên hoàn thành trước, từ đó tănghiệu quả công việc

Rõ nhất là lúc ôn thi của sinh viên, đối với một số ít sinh viên sắp tới ngày kiểm tranhưng lại không tập trung ôn thi mà lại tụ tập ăn uống, ca hát, đi làm thêm nhiều,làmđẹp, lướt web,vv Nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên chính là học tập, trau dồikiến thức mà trong lúc chuẩn bị thi thì lại làm những việc khác để cuối cùng đạt kếtquả không cao Đó là một ví dụ nhỏ điển hình về việc sắp xếp thời gian thứ tự ưu tiênchưa hợp lý

Khi có nền tảng về kỹ năng quản lý thời gian tốt, sẽ ngăn ngừa việc lãng phí thờigian và năng lượng, tốn ít công sức hơn để hoàn thành công việc vì mọi thứ đều được

tổ chức một cách logic, khoa học Không những thế, quản lý thời gian tốt giúp nângcao khả năng sáng tạo nhờ những khoảng thời gian trống tiết kiệm từ việc sắp xếpcông việc hợp lý

Trang 21

Ví dụ,Việc cần hoàn thành một bài thuyết trình, đặt thời hạn cho mỗi phần là 30 phúthoàn thành trong 3 ngày, rồi tiếp tục chia nhỏ thành những phần việc phải làm mỗingày Như vậy, công việc của mỗi người được thực hiện một cách vô cùng suôn sẻ vànhanh chóng.

Việc sử dụng tốt các kỹ năng văn phong: vi tính, đánh máy, kỹ năng tìm kiếm trênmạng hay sử dụng các phần mềm hỗ trợ công việc sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thờigian hoàn thành công việc Bên cạnh đó, dành thời gian học thêm các công cụ hữu íchhoặc tham gia các khóa học để nâng cao kỹ năng làm việc, giúp bạn tăng năng suấtlàm việc một cách đáng kể

Ví dụ đơn giản là việc cần 30 phút để hoàn thành xong một bài đánh máy nhưng saukhi có kỹ năng và hoạch định trong việc đánh máy trong khoảng thời gian ngắn hơn,

sẽ tăng hiệu suất làm việc còn lại khoảng 20 phút

Tạo nên sự hệ thống cho ngày làm việc hay cuộc sống Một lần nữa, quản lý thời giangiúp tối giản sự lộn xộn, và mọi thứ được tổ chức hơn Với kế hoạch thời gian hoặc kếhoạch về vị trí, có thể nhìn thấy vị trí đang ở vào thời điểm hiện tại, vị trí muốn đạt tớivào cuối ngày, và làm thế nào để bạn có thể đến đó

2.1.2 Rèn luyện khả năng quyết định, giảm bớt áp lực

Cuộc sống là một chuỗi những quyết định và hành động thực hiện Một người thựchiện tốt 2 việc này sẽ có cơ hội thành công hơn người khác Hãy nhìn các vĩ nhân,doanh nhân, lãnh đạo nổi tiếng trên Thế giới, họ đều có một đặc điểm chung là có kỹnăng đưa ra quyết định rất quyết đoán và chính xác

Khi chần chừ trong quyết định “ hôm nay mình ăn gì?” hay “mình nên chọn món nào”đây chỉ là những quyết định hằng ngày chiếm thời gian không quá nhiều những nhiềuquyết định trong ngày như thế thì lại ngốn mất một khoảng thời gian khá nhiều chưa

kể đến những quyết định khó khăn hơn thế nữa

Việc thiếu kĩ năng quản lý thời gian thường dẫn đến tình trạng làm việc với nhiều áplực, gián tiếp đưa ra những quyết định sai lầm khi không có đủ thời lượng suy xét.Ngược lại, nếu kiểm soát thời gian tốt, không những tránh được áp lực “deadline” màcòn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong công việc do có nhiều thời gian đểsuy nghĩ, đánh giá vấn đề

2.1.3 Hạn chế thói quen xấu, tạo động lực hành động

Những thói quen xấu như trì hoãn công việc, không biết nói không, tổ chức kém sẽgây tác hại khôn lường cho cá nhân và tập thể nơi cá nhân ấy làm việc Quản lý thời

Trang 22

gian sẽ loại bỏ những thói quen không tốt, đồng thời tạo động lực để bắt tay thực hiệnnhững dự án lớn nhờ kế hoạch đã được vạch ra với mục tiêu rõ ràng và thời gian biểuchính xác.

Khi năng suất tăng, làm việc hăng say, đầy cảm hứng và thỏa mãn Sau đó họ sẽ phântách những kinh nghiệm đó để hiểu chính xác điều gì truyền năng lượng tích cực cho

họ và họ đang có tài năng gì Ví dụ, nếu đạt được kết quả tốt trong môn học nào đóhọc tập thì nó bắt nguồn từ việc chăm chỉ hay do thông minh? Hay nó đến từ việcdùng một kĩ năng mà bản thân cảm thấy rất giỏi? Mọi người sẽ dần nhận thấy đượccác ưu điểm của chính mình tạo thói quen giúp họ làm những hoạt động đó thườngxuyên hơn

Những thói quen tốt sẽ hình thành ngay khi học được cách quản lý thời gian hiệu quả,

ví dụ như biết nói “không” với sự trì hoãn, không có tổ chức, hay lười biếng dẫn tớihiệu quả công việc trì trệ… Nhờ đó, động lực to lớn sẽ hình thành, giải quyết đượcnhững công việc đã được vạch sẵn trong kế hoạch

Cũng như thay vì mình dành thời gian cho những buổi nói chuyện phiếm với bạn bèvới những chủ đề “không thích người này, người kia”, thường xuyên “than vãn vềcuộc sống” hay là kể những chuyện tiêu cực làm cho mình mất động lực và ý chí.Trong những thời gian đó có thể làm được rất nhiều việc quan trọng và có ý nghĩa hơnnhư đọc sách, hoàn thành nốt phần công việc còn giang dỡ, giành thời gian dọn dẹpnhà cửa ngăn nắp,vv

Từ những việc làm như đọc sách hay dự các buổi hội thảo, hoàn thành mục tiêu sớmhơn dự kiến sẽ là động lực lớn thúc đẩy bản thân mình tự tin bước tiếp về phía trước,mạnh dạn đặt ra những mục tiêu mà mình không dám nghĩ tới

2.2 Ý nghĩa của việc quản lý thời gian đối với sinh viên

Việc trang bị kỹ năng quản lý thời gian đối với sinh viên kỹ năng này có ý nghĩađặt biệt quan trọng trong học tập, thi cử cũng như là chiếc vé thông hành giúp bạn vàođời dễ dàng hơn, cần thiết cho hoạt động học tập và sinh hoạt của sinh viên hiện tại vàsau này Sau khi trang bi đầy đủ các kỹ năng về quản lý thời gian sẽ giúp sinh viênnâng cao tầm nhìn, phát triển khả năng và tập cho chúng ta tính kỷ luật tốt Ngoài ra

nó còn giúp cân bằng, sự sáng suốt, kỷ luật, tính tự chủ và hạn chế tối đa những

“khủng hoảng”, những vấn đề đau đầu do công việc hay cuộc sống gây ra nâng caosức sáng tạo Những phẩm chất trên là những yếu tố quan trọng sau khi ra trường đểthích ứng với môi trường làm việc áp lực cao

Trang 23

Trước tiên trong nâng cao hiệu quả và năng suất sản xuất của cá nhân và tập thểgiúp tăng lượng “thời gian riêng tư” cho mỗi cá nhân Cá nhân sinh viên sau khi làmviệc hiệu quả sẽ có hứng thú dành cho công việc và từ đó giảm áp lực trong học tập

và sinh hoạt

Việc sắp xếp thời gian một cách hợp lý cho ta những mục tiêu mà bản thân sinhviên có thể dự trù cho kế hoạch tương lai và giải quyết một số vấn đề mang tính dàihạn, lâu dài như sức khỏe, tinh thần và quan hệ với mọi người Con người quan trọnghơn công việc Mục đích lập ra biểu là để phục vụ cho chính bản thân và duy trì quan

hệ tốt đẹp với mọi người Phục vụ con người mới là mục đích cuối cùng của quản lýthời gian

Tóm lại:

Quản lý thời gian có vai trò và ý nghĩa quan trọng và cần thiết cho hoạt động họctập và sinh hoạt sinh viên; là một việc làm cần thiết nếu như bạn muốn hoàn thànhcông việc theo một thứ tự và thời gian nhất định nhằm tăng năng suất làm việc, hạnchế thói quen xấu, tạo động lực hành động, rèn luyện khả năng quyết định, giảm bớt

áp lực

Quản lý thời gian tốt cho phép sinh viên tận dụng tối đa khả năng của mình và tậnhưởng sự hài lòng khi hoàn thành công việc Đây cũng là một trong những kỹ năngđáng mơ ước khi đi làm Hơn nữa, bằng cách sử dụng thời gian hiệu quả, sinh viên cóthể hoàn thành công việc đúng hạn, tiếp tục tham gia vào việc học và có nhiều thờigian rảnh hơn để theo đuổi các hoạt động quan trọng đối với họ, chẳng hạn như thểthao, sở thích, nhóm thanh niên và dành thời gian cho bạn bè và gia đình

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thời gian của sinh viên

Dù có rất nhiều sinh viên biết rằng thời gian rất quý giá nhưng họ vẫn để lãng phíthời gian.Việc lãng phí thời gian có nhiều nguyên nhân có thể là do người khác hayhoàn cảnh bên ngoài tác động vào nhưng chủ yếu vẫn là bản thân mỗi cá nhân.3.1 Sự trì hoãn công việc

Trì hoãn công việc là “kẻ cắp thời gian” của chúng ta Khả năng hoàn thành công việcđúng tiến độ vượt qua sự trì hoãn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công haythất bại sau này của sinh viên Một thực tế là hầu hết tất cả mọi người đều có trì hoãn,mỗi ngày chỉ có 24 giờ trong khi việc quá nhiều còn thời gian quá ít Mọi người có xuhướng trì hoãn những nhiệm vụ lớn thường cũng là những nhiệm vụ có giá trị caonhất Người có hiệu suất cao trì hoãn những việc có giá trị thấp hoặc ít giá trị vàngược lại Đối với sinh viên cũng vậy, chúng ta còn tư tưởng “ việc hôm nay để mai

Trang 24

làm” thế nên đã trì hoãn khá nhiều bước ngoặc trong đời như việc tốt nghiệp chẳnghạn.

Ví dụ như việc học tiếng Anh một số sinh viên có tư tưởng mới năm nhất nên mìnhchưa cần phải học để sang năm hai rồi học, sang năm hai còn vẫn còn sớm để cuốinăm vậy Đến đầu năm ba bạn không có quyết tâm học đều đặn thường xuyên thì cóthể việc lấy được bằng để ra trường gặp trì hoãn

Việc trì hoãn một sự việc này có thể kéo theo trì hoãn sự việc khác và cứ nhưu vạythì mục tiêu của chúng ta đặt ra khó có thể hoàn thành Nó trở thành căn bệnh gây ratính tụ động , thiếu quyết đoán và từ đó trở thành yếu tố cốt lõi giết chết thời gian màchúng ta có Hiểu một cách khác là sự trì hoãn làm kéo dài thời gian thực hiện mộtcông việc, giảm năng suất công việc Chúng ta cứ hẹn giờ này qua giờ nọ, ngày nàyqua ngày đẫn đến công việc chồng chất lên nhau Việc chồng việc khiến chúng tachoáng ngợp trước sự quá tải công việc, lại phải loại bỏ bớt những công việc vặtnhưng không kém phần quan trọng hoặc phải giải quyết nhiều công việc một lúc dẫnđến hiệu quả không cao

Trì hoãn gây ra nhiều thói quen xấu khác như: sự lề mề, không hành động ngay, sự thụđộng Bản thân không nhận thức được mình đang lãng phí quá nhiều thời gian, họcluôn tìm hiểu nguyên nhân để ngụy biện cho sự trì hoãn của chính mình, cứ thế họ dầnmất đi khả năng vốn có và cơ hội quý báu chỉ đến trong nháy mắt

3.2 Sự gián đoạn công việc

Gián đoạn công việc là rào cản hằng ngày dễ thấy của người quản lý thời gian,gián đoạn công việc đẽ khiến cho những việc sau đó bị ngắt quãng, phân tán công việc

có thể ảnh hưởng rất lớn đến thành công của mỗi người nếu không nhận ra và biếtcách quản lý chúng Có thể là một cuộc điện thoại, một đoạn email, một đoạn đốithoại ngoài hành lang hay chỉ là sự xem ngang của bạn bè, những thứ khiến cho bảnthân ta không tập trung hoàn thành công việc đã đề ra Sự gián đoạn tuy nhỏ nhất cúng

có thể lấy mất một khoảng thời gian quý giá khá lớn lẽ ra mình có thể thực hiện nhữngcông việc khác

Chẳng hạn khi có việc phải ra ngoài, đã tính toán thời gian đến để đến nơi kịp giờnhưng có cuộc điện thoại của người thân bắt buộc phải nghe, hay trên đường đi bạnghé qua nơi nào đó mua đồ lại gặp bạn bè, họ hàng bắt chuyện bạn, vvv những việcnày sẽ không ai nói cho mỗi người biết trước cả Những việc chính bản thân mộtngười quản lý thời gian mình giỏi như thế nào cũng có lúc gặp phải, tuy chúng chiếmkhông quá nhiều thời gian nhưng kéo theo những việc tiếp theo bị trì trệ Khi dành rađược một khoảng thời gian trống cho những việc đột xuất xảy ra như trên thì vẫn cóthể thực hiện những việc khác đúng với dự định đã đề ra

3.3 Các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc bố trí thời gian củasinh viên

Trang 25

3.3.1 Yếu tố khách quan

Sức khỏe không đảm bảo

Sức khỏe ảnh hưởng khá nhiều đến việc trì hoãn công việc gây mất nhiều thờigian, sức khỏe kém sẽ làm sinh viên lười học tập, vận động, cảm giác mệt mỏi đaunhức, cảm sốt gây mất tập trung thực hiện công việc đẫn đến chậm kế hoạch Làmviệc mà sức khỏe kém là điều không ai muốn

Hãy thử hình dung mà xem, nếu bị cảm sốt vào mùa thi thì kết quả học tập của sinhviên có giữ được như mức bình thường không Đôi khi sức khỏe không tốt do chúngđến bất ngờ như thời tiết, stress, nhịp sống quá hối hả, vvv Do vậy nếu rơi vào tìnhtrạng sức khỏe không tốt sinh viên phải linh hoạt thay đổi kể hoạch đảm bảo sức khỏe

và đồng thời đạt được hiệu quả

Việc duy trì chế độ ăn uống không lành mạnh, ngủ nghỉ không hợp lý cũng là nguyênnhân gây mất sức khỏe Không chỉ là ngủ đủ, thư giãn đúng mức, mà còn phải lưu ýđến vấn đề ăn uống và luyện tập sức khỏe Ăn uống điều độ, luyện tập đều đặn sẽ tácđộng đến hệ thần kinh và sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc của mỗi cá nhân Có thể mộtvài điều chỉnh nhỏ cũng thay đổi được cuộc sống của ta rất nhiều

Thực tế cho thấy xây dựng chế độ sinh hoạt – ăn, ngủ và tập thể dục khoa học và lànhmạnh có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong khả năng quản lý thời gian của bạn Để tiếptục con đường học tập, bạn cần cả sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần Mỗi ngày tựchăm sóc bản thân mình một ít để đảm bảo rằng, bạn có thể hoàn thành hết tất cảnhững kế hoạch đề ra với một quỹ thời gian có giới hạn

Sự quá tải công việc ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta khiến bản thân căngthẳng(stress), áp lực hay bế tắc Hậu quả để lại là giảm hiệu quả năng suất công việc,kiệt sức về tinh thần, sức khỏe Những biểu hiện đẽ cho thấy ở người quá tải là: ngờvực chính mình, muốn bỏ đi thật xa, mất tập trung, cơ thể mệt mỏi, cảm thấy bấtmãn,vv hiện tượng này khiến cho thời gian cứ trôi qua còn công việc vẫn đang ở trướcmắt

Stress là hiện tượng được cả xã hội quan tâm Trên trang www.google.com, từ khóapsychology of stress cho đến 450.000.000 kết quả chỉ trong 0,66s tại thời điểm nghiêncứu Bởi thực tế trên, stress đang được rất nhiều nhà khoa học ở nhiều ngành nghềquan tâm nghiên cứu như: y học, sinh học, tâm lý học…

Không nên nghĩ rằng một người có thể làm việc tập trung liên tục 8-10 giờ đồng hồkhông ngừng nghỉ Thật ra, không ai có thể tập trung làm việc với năng suất cao màkhông dành cho bộ não của mình đôi chút thời gian để nghỉ ngơi và nạp năng lượng

Vì vậy, cần phải có những phút giải lao và đừng cho đó là sự “lãng phí thời gian”.Một số nguyên nhân khiến sức khỏe sinh viên kém đi và trở nên stress là giấc ngủkhông ổn định nó phụ thuộc vào khối lượng công việc học tập của sinh viên

Trang 26

Việc ảnh hưởng tài chính củng ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên, khi phải đốimặt với cả vấn đề về học tập cùng với rằng buộc về mặt tài chính dẫn đến việc làmthêm Đa phần sinh viên làm những công việc bán thời gian hoặc công việc ngắn hạntrong thời gian học tập giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm cho tương lai, hỗ trợ việchọc tập và có thêm một phần tài chính cho chính họ Mặc dù vậy, sinh viên sẽ không

có nhiều thời gian để học tập và chuẩn bị cho các kì thi thậm chí bị lỡ nhiều lớp vì họkiệt sức và mệt mỏi khi đi làm về Trách nhiệm liên quan đến vấn đề làm thêm kết hợpvới lượng nội dung học tập lớn cuối cùng cũng sẽ dẫn đễn căng thẳng

Đây là một vấn đề đáng quan tâm vì khi sức khỏe xấu gây sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộcsống của sinh viên Nó gây ra căng thẳng và căng thẳng lại làm cho tình trạng tồi tệhơn Biểu hiện là các triệu chứng như đau đầu, đầy hơi- khó tiêu, tăng huyết áp, đaungực và rối loạn giấc ngủ

Thói quen ăn uống không hợp lý, dinh dưỡng kém và thói quen ăn uống không lànhmạnh có thể làm tăng mức độ căng thẳng của sinh viên Chế độ ăn có thể gây nên tìnhtrạng căng thẳng thường có nhiều chất béo, caffeine, đường và tinh bột tinh chế Ví dụ

về các loại thực phẩm gây stress là nước ngọt, nước tăng lực, bánh rán, kẹo, thựcphẩm chế biến sẵn Lượng thực phẩm trong một ngày bạn nạp vào cơ thể là nănglượng để hoạt động, hoàn thành các mục tiêu đã đưa ra Nên việc chọn lọc hiểu rõ bảnthân cần gì để bổ sung đủ các chất dinh dưỡng bổ sung cho năng lượng, không nên dưthùa sẽ làm bản thân cảm thấy nặng nề, khó chịu, nguy hiểm đến sự khỏe và cũngkhông nên để thiếu hụt chất dinh dưỡng, nó sẽ từ từ giết chết cơ thể bạn khiến bảnthân uể oải, thiếu sức sống trước khi bắt đầu vào công việc đầu tiên và cũng khôngchắc ràng bạn sẽ hoàn thành tốt đến công việc cuối cùng trong ngày

Giấc ngủ của bạn cũng vậy, đừng cho rằng cứ ngủ sớm hôm trước và dậy sớm vàongày hôm sau là bạn sẽ làm việc năng suất Điều quan trọng bạn phải lưu ý là thờigian bạn bắt đầu làm việc phải là lúc bản thân cảm thấy thoải mái, tỉnh táo và sẵn sàngbước vào công việc, không quan trọng sớm hay muộn

Việc sức khỏe không tốt ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoàn thành mục tiêu theođúng kế hoạch Để quản lý tốt thời gian của mình điều đầu tiên quan trọng nhất là giữđược sữ khỏe tốt thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, các môn yoga để cho tinhthần thoải mái hơn từ đó mới nâng cao được hiệu suất làm việc

Các cuộc gặp gỡ không cần thiết, không mời

Việc duy trì các mối quan hệ là điều không thiếu trong cuộc sống thường ngày, nóđem lại cho ta những cơ hội mới, nhiều bạn bè mới,vv Nhưng không phải vì thế màchúng ta nhận lời mời, rủ rê của bất cứ ai

Party? đi câu lạc bộ? caffee cùng bạn bè trong phòng? du lịch vào cuối tuần? Nói

"Không" dường như là không thể trong thời quãng thời gian là sinh viên của mỗi

Trang 27

người Nhưng cũng không thể nói "Có" với tất cả mọi thứ Học cách nói "Không" cóthể là một điều khó khăn, nhưng nó thật sự quan trọng để rèn luyện tốt kỹ năng quản

lý thời gian

Dành quá nhiều thời gian với những người không góp phần vào sự phát triển của bảnthân “Hãy cho biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói bạn sẽ trở thành người như thế nào?”.Nếu xung quanh là những người không làm cho mình cảm thấy là người tốt hơn, thìchính họ là người làm giảm sức sống của người nghe, làm giảm năng lượng tích cựccủa bản thân Thay vào đó, hãy tìm những người luôn có định hướng mục tiêu thayđổi theo hướng tích cực

Vì đôi khi cuộc gặp gỡ không là không cần thiết, hoặc người bạn đó cứ làm ảnhhưởng đến việc học tập của mình thì đó lại là vấn đề Không ai mà không có bạn bè vànhững cuộc vui nhưng nếu không biết dừng lại thì chúng ta không chỉ tốn thời gian,tiền bạc, sức khỏe nhưng lại không cải thiện được gì

Những nghiên cứu cho thấy trung bình các nhà quản lý phải “chi” 17 giờ 1 tuần chocác cuộc gặp gỡ và 6 giờ cho việc lên lịch làm việc và nhiều thời gian kéo theo và rấtkhó kiểm soát Nhiều nhà quản lý có kinh nghiệm, đã thừa nhận rằng có tới 1/3 thờigian được sử dụng một cách lãng phí cho các cuộc gặp vô vị và không có trong kếhoạch Mỗi người luôn “tăng cường” quản lý chình mình là cách tốt nhất để hạn chếtối đa sự lãng phí thời gian

Sử dụng thời gian một cách “rộng rãi”: Tránh việc sử dụng thời gian cho nhữngchuyện không cần thiết hoặc trong lúc bạn đang tập trung thực hiện công việc đề ra

Ví dụ như, nếu đang làm việc, chỉ nên mở email khi có đủ thời gian để đọc và trả lời

nó, hoặc xóa nó

Mỗi người có thể gặp nhau vào những buổi rảnh rỗi và có thể cải thiện tinh thần đểlàm việc hiệu quả hơn, thư giản nhiều hơn, có mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè hơn nếubạn biết cách sắp xếp thời gian

Khách không mời cũng là nguyên nhân gây mất thời gian, đôi khi sẻ có bạn bè cũ ,người thân hay ai đó bất ngờ ghé thăm, việc tiếp đón họ và việc không thể thiếu.Nhưng cũng phải biết bố trí thời gian dựa vào hoàn cảnh để có cách giải quyết tốtnhất, làm sao để cho khách ra về trong niềm nở, hiếu khách của chủ nhà nhưng phầncông việc của ta vẫn có thể hoàn thành Việc này cần đến sự sắp xếp thời gian hợp lý,ứng phó với những tình huống bất ngờ xảy ra đòi hỏi ta cần có một quãng thời giantrống để giải quyết

3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Không có mục tiêu, không lập ra kế hoạch, lưỡng lự trong việc ra quyết định.Thứ nhất kể đến chính là không có mục tiêu, không lập ra kế hoạch làm việc ảnhhưởng đến việc phân bổ thời gian.Việc không xác định được mục tiêu đúng đắn, rõ

Trang 28

ràng những công việc mình làm là một trong những nguyên nhân sinh viên ta mắcphải trong việc quản lý tời gian của mình.

Chúng ta thường mang suy nghĩ “làm tới đâu tính tới đó” nên thường không xác lập

kế hoạch và mục tiêu xác định cho bản thân, bỏ sót những chuyện quan trọng là vấn

đề thường thấy của sinh viên Sinh viên không phải ai cũng có trí nhớ tốt, sự loayhoay trong việc học tập, làm việc hay làm mà không biết bước tiếp theo phải làm gì đểtiêu tốn nhiều thời gian ảnh hưởng đến kết quả của việc khác

Công việc quá nhiều? Thất tình? Áp lực? Nhìn bạn bè ai ai cũng hạnh phúc trênFacebook khiến bạn hằng đêm cảm thấy khó ngủ và tự hỏi "đời sẽ đi về đâu, sao aicũng sống tốt hơn vậy?"

Ai cũng thích ở bên những người năng động Đã biết rõ điều đó nhưng bộ mặt mệtmỏi đã là một đặc điểm đặc trưng? Khi ấy đem bộ mặt "thất thần" đó từ trường học, từquán cafe cho đến nhà? Điều làm nên sự khác biệt ở mỗi người, chắc chắn đó chính làsống có mục tiêu

Người ta vẫn thường trở nên mất phương hướng mỗi khi thành công trong việc đạtđược một mục tiêu nào đó, hoặc là không có được một mục tiêu nào cụ thể Khôngphải sinh viên nào cũng nhìn ra điểm mạnh và điểm yếu của mình để có thể đặt ra mụctiêu cho tương lai Không một ai ngoài bản thân phải tự tìm ra điểm mạnh và yếu củachính mình tốt hơn, đặt ra một mục tiêu lý tưởng cho cuộc đời để tránh sa ngã vàonhững thứ không tốt xung quanh và tạo ra động lực để phát triển

Đa số sinh viên chưa đề ra được mục tiêu phấn đấu cho bản thân, chưa xác định đượchoạt động quan trọng cần đầu tư nhiều thời gian để thực hiện.Vì vậy, họ chưa biếtcách lập kế hoạch cho những hoạt động của mình Một số sinh viên đã đề ra được kếhoạch hoạt động nhưng thiếu quyết tâm và nghiêm túc trong quá trình thực hiện

Sinh viên cũng dành quá nhiều thời gian để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân Họnhận thức được việc quản lý thời gian của mình là không hợp lý nhưng lại khôngquyết tâm thay đổi những thói quen không tốt đã tiêu tốn khá nhiều thời gian của họ

Nếu không có mục tiêu hoặc một kế hoạch cho tương lai, người ta sẽ giống như mộtcon thuyền lênh đênh không định hướng giữa đại dương và hy vọng rằng nó sẽ trôiđến một bến bờ mơ ước nào đó Cần có “thực đơn” cho những người muốn đạt thànhcông trong cuộc đời: Xác định được cái đích mà bạn muốn đến

Tuy việc đặt ra mục tiêu và lên kế hoạch đôi khi sẽ đi lệch dự tính ban đầu nhưngkhông vì vậy mà bỏ cuộc chúng ta phải biết điểu chỉnh và phân bổ lại chúng sao chophù hợp với hoàn cảnh, không nên mượn lý do để biện hộ cho sự lười biếng, thiếu kỹluật của chính mình phá hỏng kế hoạch

Cuối cùng là việc phải đưa ra quá nhiều quyết định trong 1 ngày có thể khiến bạn kiệtsức trong học tập cũng như công việc gây tốn thời gian Đó là lý do vì sao những nhà

Trang 29

lãnh đạo lớn như Bill Gates hay Steve Jobs thường xuyên chỉ mặc 1 kiểu quần áotrong suốt thời gian làm việc Đưa ra quyết định là một điều khá khó khăn đối với sinhviên, bởi chưa có kinh nghiệm sợ mắc sai lầm, ảnh hưởng bản thân Kỹ năng ra quyếtđịnh thật ra là quá trình bạn cân nhắc những lợi ích và thiệt hại, đặt chúng lên bàn cânvà… xem kết quả Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ là dễ dàng Làm sao có thể xácđịnh chính xác “được và mất” khi mà có rất nhiều điều có thể sẽ xảy ra mà bạn khôngthể tiên liệu trước được? Chính vì vậy mà quá trình cân nhắc thật ra chỉ mang tínhchất tương đối dựa trên những dự đoán và cách nghĩ của bạn về vấn đề mà thôi.

Trong lối sống, chọn đồ mặc hay quyết định trong học tập cũng ở thể lưỡng lự chưađưa ra quyết định một cách nhanh chóng được Có những sinh viên chỉ suy nghĩ ngàymai mình phải mặc gì để đi học? đi chơi với bạn thì mặc gì? có nên đăng kí khóa họcnày không? Mình nên ở lại đi làm hay về quê với gia đình? Có rất nhiều việc cần phải

ra quyết định trong một ngày và đòi hỏi việc ra quyết định phải nhanh và có lợi nhấtđối với bản thân Quyết định một việc rất khó khăn và mất khá nhiều thời gian đặcbiệt là người có tính cầu toàn, luôn muốn việc làm đó phải chính xác tuyệt đối trongkhi chưa thể xác định được do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ấy, lại phải

bỏ thời gian rất lớn ra để suy nghĩ việc mình làm đã đúng hay chưa, ảnh hưởng đến ainhằm chu toàn Khi chưa dứt khoát trong việc ra quyết định thì tần suất lặp lại các câuhỏi là rất lớn vừa mất khoảng thời gian suy nghĩ, vừa gây mất tập trung ảnh hưởnghiệu quả năng suất học tập và làm việc, vừa làm trì hoãn những công việc sau đó

Việc quan sát chi tiết làm này là để tránh cái nhìn chủ quan, tránh phiến diện từ mộtphía của người ra quyết định, đặc biệt là với những quyết định có tầm ảnh hưởng đếnnhiều người và có “giá trị vật chất” lớn

Chưa biết thiết lập thứ tự ưu tiên

Việc đưa ra những công việc cần phải làm khá đơn giản với chúng ta, nhưng điềuquan trọng hơn chính là biết sắp xếp thứ tự ưu tiên tiếp theo sau khi đặt ra mục tiêu,

kế hoạch Khi không có thứ tự ưu tiên công việc trước sau chúng ta thường làm việctheo cảm hứng dẫn đến việc trì trệ những công việc quan trọng, ảnh hưởng trực tiếpđến kết quả của kế hoạch đã đề ra Khi quá nhiều việc linh tinh xen lẫn với nhaukhông có thứ tự sẽ cảm thấy bản thân làm khá nhiều việc nhưng đến cuối cùng kết quảvẫn không tốt bằng những người khác dẫn đến tinh thần suy sụp ảnh hưởng đến hiệusuất làm việc

Trong cuốn How Did I Get So Busy? (12/2007) Burton Valorie là biên tập Run ForWealth đã từng chia sẻ "Tôi đã có những khoảng thời gian bận rộn, ngập chím tronghàng tá công việc không tên Và sau đó, khi ngẫm lại, tôi nhận ra rằng mình khôngnhất thiết phải bận rộn như thế và làm việc chăm chỉ không phải là cách hiệu quả đểđạt đến thành công." Những việc vặt không tên ấy nếu chúng ta không biết sắp xếpthời gian và thiết lập ưu tiên trong công việc thì khó có thể thành công

Trang 30

Một ví dụ có bốn việc cần làm sắp xếp theo thứ tự ưu tiên là đọc sách, ôn thi, họcngoại ngữ, tập thể dục Bảm thân lại chọn thứ tự ưu tiên là việc đọc sách trong khiđang ôn thi thì quả thật không thích hợp Đọc sách quả thật rất quan trọng và cần thiếtnhưng trong giai đoạn ôn thi, việc đọc những cuốn sách về thói quen chẳng hạn liệuchúng có giúp ích gì cho kì thi sắp tới quan trọng hơn không.

Hay việc ngã bệnh, máy tính bị hỏng, bạn cùng phòng gặp sự cố hay bạn bị mất điệnthoại di động Quản lý thời gian tốt đòi hỏi khả năng dành ưu tiên và tái ưu tiên khivấn đề xảy ra Kỹ năng quản lý thời gian giỏi có nghĩa là khi các rắc rối xảy đến, cóthể đối phó được với nó thay vì cảm thấy bản thân mình bị rơi vào cơn khủng hoảng

Mỗi người sẽ thiết lập mục tiêu từ việc quan trọng đến việc ít quan trọng sau đó đolường thời gian để thực tạo động lực các bược đầu để làm các mục tiêu sau, và cũng

có ngược lại Nhưng bất luận là bạn có kiểm soát được mọi thứ hay không, nhưng đôilúc cuộc sống sẽ xảy ra những điều mình không lường trước được

Đôi lúc, thật khó để quyết định nên ưu tiên việc nào, nhất là khi phải đương đầu vớihàng loạt công việc cùng một lúc và việc nào cũng gấp Quản lý thời gian hiệu quảđồng nghĩa với việc dành thời gian cho những việc thật sự quan trọng chứ không chỉđơn thuần là cấp bách

Điện thoại, internet:

Trong thòi đại 4.0 smartphone được coi là công cụ thiết yếu, hữa dụng để nắm bắtthông tin, làm việc, giao tiếp và học tập mỗi ngày chỉ cần bạn kết nối với internet Cóthể đọc sách,tìm kiếm tài liệu, chơi game, cập nhật tin tức hot trong ngày

Trên tổng số dân người Việt, đã có 65,00 triệu người hiện đang sử dụng các phươngtiện truyền thông xã hội để giải trí, liên hệ bạn bè, chia sẻ khoảnh khắc, mẹo vặt cuộcsống và kể cả quảng cáo bán hàng Số liệu được thống kê tính đến tháng 1 năm2020.Hậu đại dịch Covid 19, thị trường IT cũng như nhu cầu tuyển dụng ngành côngnghệ thông tin đã có nhiều sự chuyển biến tích cực Chưa bao giờ, chứng kiến chínhphủ ngày một mở rộng cánh cửa hợp tác với các công ty công nghệ nước ngoài thúcđẩy số hóa và ứng dụng công nghệ vào phát triển kinh tế, giáo dục, xã hội, y tế, v.v…Một lần nữa có thể khẳng định được tầm quan trọng của công nghệ trong việc giúpcon người nhanh chóng vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng diện rộng, từ đó mở ranhiều cơ hội phát triển hơn cho toàn xã hội

Điển hình điện thoại và internet giúp bạn xử lí, trao đổi công việc nhất là trong thờiđiểm hiện tại Covid 19 đang diễn ra hỗ trợ lớn trong việc học tập và làm việc onlinequa các app(meet, zoom …) giúp mọi hạn chế đi lại giãn các xã hội, làm việc tại nhà,tránh tiếp xúc với nhau theo các quy định của nhà nước và chính phủ Việt Nam, vừagiúp bạn không bỏ lỡ hay trì hoãn công việc cần giải quyết

Nhưng các thiết bị công nghệ phát triển ngày nay cũng là thứ nguy hiểm nhất nếukhông biết cách kiểm soát nó Smartphone cũng khiến mỗi người dần đánh mất đi sự

Trang 31

tập trung của mình bằng những tiếng buzz thông báo và tin nhắn Facebook và nhữngthói quen giải trí quá đà.

Đây là nguyên nhân mà phần lớn các bạn nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn Các bạn sửdụng quá nhiều thời gian cho facebook Đôi khi chỉ là muốn theo dõi lượng like củatấm ảnh, thói quen câu like, câu view, nghe nhạc quá nhiều Đi học cũng như đi làm,

về nhà là chỉ biết dùng thời gian cày film, theo dõi các fanpage và tham ra vàocomment bình phẩm, những hiện tượng của xã hội

Thậm chí có nghiên cứu cho rằng điện thoại làm làm não bộ trở nên chậm chạp vàtăng khả năng stress hơn

Theo báo dân trí (18/12/2015) cho biết “Giảng viên Hoàng Thị Phương, ĐH Sư phạm

Hà Nội đã thực hiện một khảo sát trên 200 sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội Kết quả,phần lớn sinh viên đều nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian đối với hoạtđộng tự học là quan trọng Tuy nhiên, giữa nhận thức và việc làm cụ thể lại khá khácbiệt

Bởi chỉ có 18% sinh viên cho biết mình sử dụng thời gian cho các hoạt động ngoài giờlên lớp để nghiên cứu tài liệu Có tới 52% sử dụng nhiều thời gian ngồi máy tính đểonline, lên Facebook, 46% dành nhiều thời gian trong ngày để ngủ nướng hoặc ngủtrưa

29% cho biết dành nhiều thời gian để tham gia hoạt động xã hội và thể thao giúp cảithiện sức khỏe, hình thành và rèn luyện kỹ năng, 22% sử dụng nhiều thời gian lên thưviên nghiên cứu tài liệu.”

Điều này cho thấy đây chính là một trong những nguyên nhân gây mất thời gian nhấtcủa sinh viên Đôi khi chúng ta vào máy tính làm việc, đồng thời xem tin tức, lướtweb, bóng đá, xem phim, mạng xã hội,vv những thứ đó lôi kéo ta làm quên nhất việc

mở máy để làm việc, chúng ta cứ nghỉ xem qua đôi chút rồi quay lại làm việc nhưngrất nhiều người không làm được điều đó Đặc biệt là học sinh, sinh viên chúng tainternet có sức ảnh hưởng rất cao làm gây lãng phí lượng thời gian lớn tại đây

Ngoài ra còn “những kẻ cắp” kéo dài vài tiếng đồng hồ bởi các ứng dụng game, nhữngcuộc nói chuyện điện thoại

Game online là một hình thức giải trí sau những thời gian học tập và làm việc mệt mỏi

và đồng thời nó cũng là mô hình kinh doanh mới phát triển hiện nay Theo thông kêcủa công ty VNG từ năm 2010, tỉ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam đang tăngnhanh và xu hướng truy cập Internet qua mobile tăng mạnh hơn PC Ước tính đến năm

2020, tỉ lệ người sử dụng Smartphone tăng gấp 30 lần so với năm 2010, chiếm 60%

Trang 32

dân số Theo lãnh đạo VNG, năm 2016, tại Việt Nam, game online đạt doanh thu 320triệu USD.

Cùng với đó, xu hướng người dùng Internet người trẻ hơn và năng động hơn Ở độtuổi 18-34 thì mức độ thâm nhập internet 88% và sử dụng smartphone là 70%, cònnhóm dưới 18 tuổi là nhóm tiềm năng, với việc sử dụng smartphone và mức độ thâmnhập internet cao

Việc phát triển như vũ bão với những số liệu đáng kinh ngạc như hiện nay đã nói lênvấn đề sử dụng game online ở lứa tuổi sinh viên khá là cao.Việc sinh viên dành thờigian để chơi các trận game đến tận một hai giờ sáng là chuyện xảy ra thường xuyênvới một bộ phận nhỏ Việc sa đà quá vào game sẽ khiến sinh viên không đủ sức khỏetinh thần, thậm chí là đạo đức để học tập và vui chơi nữa, cũng không đủ thời giandành cho những kế hoạch mục tiêu ở sau và thậm chí là những deadline sắp tới

Đang làm việc hay học tập, sinh hoạt có cuộc gọi từ bạn bè, người thân, người yêu nếuchỉ nói trong ít phút thì không sao, nhưng nếu tình trạng “nấu cháo” thì thật đáng longại Nó lấy đi của chúng ta từ mười mấy phút đến vài giờ đồng hồ thu về những phầnlớn là vô bổ còn công việc bị gián đoạn Khi thời đại công nghệ thông tin phát triểnđiện thoại có nhiều chức năng, những ứng dụng, trò chơi, tiện ích rất nhiều ngườihiện nay lúc nào cũng cầm điện thoại trên tay để nhắn tin, tán chuyện, lướt web bỏ

ra khá nhiều thời gian cho chiếc điện thoại mà không nhớ rằng mình còn cả mớ côngviệc cần làm ở sau

Làm quá nhiều việc cùng một lúc

Làm quá nhiều việc cùng một lúc hay còn được gọi là “đa nhiệm” Nhiều người nghĩ

sẽ thật tuyệt nếu có khả năng hoàn thành nhiều việc trong cùng thời gian, nhưng thật

ra nó không phải là cách làm đúng đắn và hiệu quả nhất

Giáo sư Earl Miller chuyên ngành thần kinh học tại Viện Picower của Đại học MITcho biết rằng con người không nên làm nhiều việc cùng một lúc (multitasking) Ôngđưa ra lời khuyên: “Đừng cố gắng làm nhiều việc cùng lúc Điều đó sẽ giết chết năngsuất làm việc, gây ra những sai lầm và ngăn cản suy nghĩ sáng tạo”

Theo lý thuyết cơ bản, đôi mắt con người là một máy quay góc rộng cho phép chúng

ta nhìn mọi thứ xung quanh Thế nhưng thực tế là mắt chúng ta liên tục đảo qua đảolại để “chụp” từng phần của cảnh vật xung quanh với tốc độ khoảng 3 - 4 lần/ giây, rồiđưa về não xử lý

Trong nghiên cứu thực hiện bởi Đại học Stanford được Tiến sĩ Travis Bradberry công

bố trên báo “Multitasking Damages Your Brain and Your Career, New StudiesSuggest (8/ 10/2014)” Theo một tổng hợp của University of Sussex có rất nhiều tácđộng tiêu cực của đa nhiệm cho thấy cách làm này không tốt như bạn tưởng: làm giảm

Trang 33

chỉ số IQ và EQ; gây mất thời gian vì theo nghiên cứu, chi phí chuyển đổi sự tập trungkéo dài tận 25 phút giữa các công việc; làm giảm năng suất tổng thể;

Giả sử, bạn cần ngừng công việc kiểm tra sổ sách hiện tại để kiểm tra một email, vàkhi bạn quay trở lại với mớ sổ sách, não của bạn đã phải tiêu hao “năng lượng” choviệc tập trung lại vào công việc cũ và nhớ lại xem mình đã làm tới đâu

Bạn nghĩ sao nếu mình có thể vừa tập trung lái xe, vừa nghe gọi điện thoại - cácnghiên cứu của nhóm David Stayer đã chỉ ra rằng việc nghe điện thoại khiến cho cáctài xế mất tập trung, bỏ lỡ hơn một nửa những chuyển động xung quanh

Thật ra những sinh viên hay mắc lỗi này thường rất kém trong việc lờ đi các yếu tốgây xao lãng, nhưng thay vì cố gắng để cải thiện khả năng tập trung, họ lại xoay qua

tự thuyết phục bản thân rằng việc đa nhiệm sẽ giúp làm tăng năng suất

Điều này không chỉ gây ra sự lãng phí thời gian mà nó còn làm giảm khả năng sángtạo Xét cho cùng, tư duy sáng tạo xuất phát từ sự tập trung mở rộng, nghĩa là khảnăng theo đuổi một ý tưởng thông suốt qua mạng lưới các mối liên kết mới

Không sắp xếp, dọn dẹp ngăn nắp nơi ở cũng như nơi học tập và làm việc

Một trong những vấn đề thường thấy ở sinh viên là tốn thời gian để tìm kiếm các vậtdụng , giấy tờ hay tài liệu, tuy chúng không mất quá nhiều thời gian nhưng nếu việctìm kiếm này diễn ra và lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày thì nó trở thành lãng phíthời gian

Giả sử sắp mai đến ngày kiểm tra bạn nhận ra rằng tài liệu của bạn bị thất lạc khi đóbạn phải lục tung cả căn phòng lên để tìm kiếm, việc tìm kiếm này sẽ tốn của bạn mộtkhoảng thời gian khá lớn Có thể bạn sẽ tìm được trong vòng 10-20 phút nhưng cũng

có khi sau khi kiểm tra xong bạn mới tìm thấy được chúng Đó chỉ mới ở cấp độ nhỏkhi chúng ta còn là sinh viên vẫn còn trên giảng đường đại học, còn sau này khi ratrường đi làm thì sao?

Nếu khi góc làm việc quá lộn xộn, bày biện lung tung sẽ rất dễ làm thất lạc các loạigiấy tờ, đến lúc cần đến lại không thể tìm được.Hãy thử hình dung xem, bạn phảinhanh chóng tìm kiếm bản hợp đồng mới ký với khách hàng để giao ngay cho sếp trênchiếc bàn bừa bộn giấy tờ của mình nhưng mãi chẳng thấy đâu thì quả thật rắc rối to

Để lạc mất các tài liệu quan trọng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng khônglường trước được Việc này không chỉ mất thời gian tìm kiếm mà còn ảnh hưởng đếnlối sống và làm việc sau này của sinh viên

Không gian học tập và làm việc không được sắp xếp tốt sẽ khiến bạn dễ dàng thất lạctài liệu hoặc đặt sai chỗ các giấy tờ quan trọng, từ đó sẽ tiêu tốn nhiều thời gian hơn

để hoàn thành các công việc liên quan

Trang 34

Ngược lại, nếu tất cả được đặt đúng vị trí, dán nhãn và phân loại rõ ràng sẽ giúp bạntìm kiếm nhanh chóng và quản lý thời gian tốt hơn Đôi khi chỉ cần một chút kỹ thuật

tổ chức đơn giản cũng có thể mang lại sự khác biệt rất lớn cho năng suất ở nơi làmviệc

Sắp xếp góc học tập thể hiện khả năng bản thân, thỏa sức sáng tạo mà không bị ảnhhưởng bởi các yếu tố bên ngoài có hứng thú trong học tập, giúp các bạn rèn luyệnđược tính tự giác cao, tự chủ trong việc sắp xếp đồ đạc theo sở thích của bản thân,chịu trách nhiệm với những gì mình làm.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nơi làm việclộn xộn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của mỗi cá nhân

Chương 2 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIANCỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC

LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CƠ SỞ II)

2.1 Giới thiệu sơ lược về khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Lao động –

Xã hội (CƠ SỞ II)

2.1.1 Giới thiệu đơn vị

Khoa Quản trị Kinh doanh thuộc trường Đại học Lao động - Xã hội được thành lập từnăm 2007 trên cơ sở Bộ môn Kinh tế học và Quản trị Doanh nghiệp Khoa Quản trịKinh doanh đang đảm nhiệm 06 học phần thuộc ngành kinh tế và quản trị kinh doanhcho hầu hết các ngành đào tạo của trường, xây dựng và đảm nhiệm toàn bộ các mônhọc các chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh Hơn 10 năm hoạt động, KhoaQuản trị kinh doanh đã có những bước phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượngtrên mọi lĩnh vực

Hiện nay, Khoa thành lập 03 bộ môn:

- Bộ môn Quản trị Chiến lược

- Bộ môn Quản trị Marketing

- Bộ môn Kinh doanh Quốc tế

2.1.2 Mục tiêu

Về kiến thức

Chương trình đào tạo nghành quản trị kinh doanh trình độ đại học nhằm đào tạo sinhviên trở thành cử nhân Quản trị kinh doanh có bản lĩnh vững vàng về phẩm chất đạođức và sức khỏe tốt; có tư duy kinh tế, kinh doanh tổng hợp ; có hiểu biết cả lý luận vàthực tế chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh: kiến thức về Kinh

Trang 35

tế - Tài chính, kiến thức cần thiết về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kiến thức chuyênngành như: Quản trị chiến lược; Quản trị nguồn nhân lực; Quản trị dự án đầu tư; Quảntrị tài chính doanh nghiệp; Quản trị chất lượng; Quản trị làm nền tảng; Quản trịmarketing có khả năng vận dụng những kiến thức về quản trị doanh nghiệp, quản lýkinh tế để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh; tạo lập và phát triển doanhnghiệp.

Về kỹ năng

Chương trình đào tạo quản trị kinh doanh rèn luyện cho người học các phẩm chất cần

có của doanh nhân để làm việc một cách hiệu quả trong môi trường kinh doanh hộinhập quốc tế; có kỹ năng nhận định và phân tích tình huống, xây dựng và tổ chức thựchiện các kế hoạch kinh doanh và khả năng ra quyết định để giải quyết các vấn đề phátsinh trong thực tiễn kinh doanh Chương trình cũng góp phần hình thành và phát triểncác kỹ năng làm việc độc lập; kỹ năng phối hợp, tổ chức, điều hành hoạt động theonhóm một cách hiệu quả Phát triển các các kỹ năng giao tiếp, đàm phán và quan hệvới công chúng Chú trọng phát triển khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thôngtin trong hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh

Về lĩnh vực chuyên môn

Sinh viên nghành quản trị kinh doanh sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trởthành chuyên viên làm việc tại các phòng ban chức năng của tổ chức, đặc biệt là cácdoanh nghiệp hoặc thư ký cho các nhà quản lý các cấp trong bộ máy quản lý củadoanh nghiệp Tuỳ khả năng và điều kiện cử nhân Quản trị kinh doanh có thể trởthành doanh nhân hay giám đốc điều hành chuyên nghiệp ở các loại hình kinh doanhtrong và ngoài nước Một bộ phận sinh viên tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy

và nghiên cứu về quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấpchuyên nghiệp

Về phẩm chất, đạo đức

Xây dựng ý thức trách nhiệm công dân, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việcchuyên nghiệp Chú trọng xây dựng ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhànước và của nơi làm việc; Có trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao của một nhàquản trị; Tạo dựng tinh thần đổi mới, năng động trong hoạt động nghề nghiêp, có nếpsống lành mạnh, tự tin và cầu thị; có tinh thần phục vụ cộng đồng, hợp tác, thân thiệnvới đồng nghiệp và mọi người

2.2 Thực trạng nhận thức về kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên ngành Quảntrị Kinh doanh Trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ Sở II)

Trang 36

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

-Nghiên cứu tài liệu thứ cấp

Nhóm nghiên cứu sử dụng các tài liệu, dữ liệu có sẵn trên các loại tạp chí, sách báo,tài liệu liên quan đến đề tài Trên cơ sở đó, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận

và thực tiễn làm rõ đề tài

-Phương pháp thảo luận nhóm

Thành viên trong nhóm nghiên cứu đưa ra các ý kiến chủ quan của mình về việc quản

lý thời gian Do đó việc thu thập được các ý kiến và đưa ra sự lựa chọn tốt nhất chovấn đề nghiên cứu

-Phương thức điều tra

Nhóm nghiên cứu sử dụng các lập bảng hỏi nhằm khảo sát sinh viên một cách thuậntiện, nhanh chóng nhưng vẫn rất chi tiết và khách quan Phiếu điều tra gồm các câuhỏi nhằm điều tra thực trạng quản lý thời gian, những thuận lợi và khó khăn trong việcquản lý thời gian của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, trường ULSA2

Trong quá trình biên soạn bảng hỏi nhóm nghiên cứu đã nhận được sự góp ý củagiảng viên hướng dẫn và các bạn sinh viên, với bảng khảo sát đầu tiên nhóm chúng

em được giảng viên góp ý “chưa đi sâu vào vấn đề quản lý thời gian”, rút kinh nghiệmnhóm nghiên cứu đã sửa đổi và tiến hành điều tra thử với số lượng 30 bạn và nhậnđược sự góp ý: bảng khảo sát khá dài, và hình thức chọn chưa thích hợp cho một câuhỏi Cuối cùng nhóm đã chỉnh sửa lại được bảng khảo sát hoàn chỉnh và tiến hànhkhảo sát từ ngày 1/8/2020 đến khi kết thúc khảo sát là ngày 10/ 9/2020 bằng phươngthức online

2.2.3 Kết quả nghiên cứu

Nhóm tác giả đã phát 152 phiếu khảo sát, thu về được 152 phiếu khảo sát, trong quátrình sàng lọc và làm sạch dữ liệu đã loại đi 2 phiếu khảo sát không hợp lệ vì phiếu trả

Trang 37

lời thiếu nội dung không có giá trị cho nghiên cứu, sau đó nhóm tiến hành phân tíchdựa vào biểu đồ qua google forms, excel.

2.2.3.1 Thống kê mô tả

Thống kê mô tả về giới tínhThống kê mô tả về giới tính

Hình 1: Biểu đồ Thống kê mô tả về giới tính

Theo kết quả khảo sát cho thấy, Sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại trườngđại học Lao động – Xã hội ( Cơ sở II) trong tổng số150 sinh viên được khảo sát thì có

nữ chiếm 68.7% tương ứng với 129 sinh viên và nam chiếm 31.3% tương ứng với 21sinh viên Đây cũng là con số cho thấy đặc trưng về giới tính của sinh viên khoa quảntrị kinh doanh nói riêng và trường ULSA2 nói chung

Thống kê mô tả về số năm sinh viên đang theo học ngành quản trị kinh doanh tạitrường

Trang 38

Hình 2: Biểu đồ Thống kê mô tả về số năm sinh viên đang theo tại trường ULSA2

Theo kết quả khảo sát ta thấy, Sinh viên khoá K19 ( sinh viên năm nhất ở thờiđiểm hiện tại ) có bài khảo sát chiếm 44.1% là 67 bài, sau đó là các khoá K18 , K17,K16 với số lượng bài khảo sát lần lượt là 53 bài (35.5%) , 18 bài (11.8%),12 bài(8.6%) Mức độ quan tâm về vấn đề thời giancủa sinh viên có thể thấy là giảm dầnqua các khóa

Thống kê mô tả về kết quả học tập (kì gần nhất) của các khóa đang theo họcquản trị kinh doanh tại trường

Ngày đăng: 19/04/2022, 18:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Biểu đồ Thống kê mô tả về giới tính - Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành quản trị kinh doanh trường đại học lao động – xã hội(cơ sở II) về quản lý thời gian
Hình 1 Biểu đồ Thống kê mô tả về giới tính (Trang 4)
Hình 1: Biểu đồ Thống kê mô tả về giới tính - Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành quản trị kinh doanh trường đại học lao động – xã hội(cơ sở II) về quản lý thời gian
Hình 1 Biểu đồ Thống kê mô tả về giới tính (Trang 37)
Hình 2: Biểu đồ Thống kê mô tả về số năm sinh viên đang theo tại trường ULSA2 Theo kết quả khảo sát ta thấy, Sinh viên khoá K19 ( sinh viên năm nhất ở thời điểm hiện tại ) có bài khảo sát chiếm 44.1% là 67 bài, sau đó là các khoá K18 , K17, K16 với số lượ - Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành quản trị kinh doanh trường đại học lao động – xã hội(cơ sở II) về quản lý thời gian
Hình 2 Biểu đồ Thống kê mô tả về số năm sinh viên đang theo tại trường ULSA2 Theo kết quả khảo sát ta thấy, Sinh viên khoá K19 ( sinh viên năm nhất ở thời điểm hiện tại ) có bài khảo sát chiếm 44.1% là 67 bài, sau đó là các khoá K18 , K17, K16 với số lượ (Trang 38)
Hình 3: Biểu đồ Thống kê mô tả về kết quả học tập. - Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành quản trị kinh doanh trường đại học lao động – xã hội(cơ sở II) về quản lý thời gian
Hình 3 Biểu đồ Thống kê mô tả về kết quả học tập (Trang 39)
Hình 5: Biểu đồ Thống kê mô tả về việc đặt ra mục tiêu của sinh viên quản trị kinh doanh. - Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành quản trị kinh doanh trường đại học lao động – xã hội(cơ sở II) về quản lý thời gian
Hình 5 Biểu đồ Thống kê mô tả về việc đặt ra mục tiêu của sinh viên quản trị kinh doanh (Trang 40)
Hình 7: Biểu đồ Thống kê mô tả về mức độ tham gia các hoạt động. - Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành quản trị kinh doanh trường đại học lao động – xã hội(cơ sở II) về quản lý thời gian
Hình 7 Biểu đồ Thống kê mô tả về mức độ tham gia các hoạt động (Trang 41)
Hình 9: Biểu đồ Thống kê mô tả về thói quen xây dựng thời gia biểu của sinh viên - Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành quản trị kinh doanh trường đại học lao động – xã hội(cơ sở II) về quản lý thời gian
Hình 9 Biểu đồ Thống kê mô tả về thói quen xây dựng thời gia biểu của sinh viên (Trang 43)
Hình 10: Biểu đồ Thống kê mô tả về thời gian mt ngày sd n gm ng xã hi. ộ - Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành quản trị kinh doanh trường đại học lao động – xã hội(cơ sở II) về quản lý thời gian
Hình 10 Biểu đồ Thống kê mô tả về thời gian mt ngày sd n gm ng xã hi. ộ (Trang 43)
Sinh viên có thể thiết lập ra các bảng biểu mục tiêu, công việc phải đạt được trong thời gian tới bằng bảng dưới đây: - Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành quản trị kinh doanh trường đại học lao động – xã hội(cơ sở II) về quản lý thời gian
inh viên có thể thiết lập ra các bảng biểu mục tiêu, công việc phải đạt được trong thời gian tới bằng bảng dưới đây: (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w