1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Pháp luật về hợp đồng thành lập công ti " pptx

7 651 19

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 142,2 KB

Nội dung

Trên thế giới, hợp đồng thành lập công ti đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với những nước theo hệ thống common law; pháp luật Anh, Mĩ coi giai đoạn thoả thuận kí kết hợp đồng thành

Trang 1

TS NguyÔn ThÞ Dung *

Vò Ph−¬ng §«ng **

1 Thoả thuận thành lập công ti trong

pháp luật Việt Nam và một số nước trên

thế giới

Khi dự định liên kết góp vốn thành lập

doanh nghiệp, các nhà đầu tư tất yếu phải

gặp gỡ nhau để thoả thuận về các vấn đề:

loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản

xuất kinh doanh, tỉ lệ vốn góp, phân chia lợi

nhuận, rủi ro, phân chia quyền lực tổ chức,

quản lí doanh nghiệp Pháp luật của nhiều

quốc gia quy định những thoả thuận này

được các bên ghi nhận trong hợp đồng có

tên gọi là hợp đồng thành lập công ti

(preincorporation agreement) Hợp đồng

này thể hiện rõ tính chất liên kết góp vốn

kinh doanh và là cơ sở để soạn thảo điều lệ

hoạt động của công ti sau này

Trên thế giới, hợp đồng thành lập công ti

đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với

những nước theo hệ thống common law;

pháp luật Anh, Mĩ coi giai đoạn thoả thuận

kí kết hợp đồng thành lập công ti là giai

đoạn cần thiết cho toàn bộ tiến trình thành

lập công ti.(1) Sau khi hợp đồng thành lập

công ti được các bên kí kết và thông qua, đó

sẽ là cơ sở để các bên xây dựng điều lệ của

công ti bao gồm 2 loại văn bản mà pháp luật

Mĩ gọi là Điều khoản liên kết hình thành

công ti (Article of corporation) và Quy định

về việc thành lập công ti (By laws), pháp

luật Anh gọi là Chứng thư xác nhận về hợp

tác thành lập công ti (Certificate of association)

và Điều khoản hợp tác thành lập công ti (Articles of association).(2)

Ở Mĩ, hợp đồng thành lập công ti được coi như những điều khoản có giá trị như các điều khoản pháp luật về công ti, bắt buộc các bên tham gia phải có trách nhiệm ràng buộc Điều khoản liên kết hình thành công

ti (hay còn gọi là quy định về việc thành lập công ti) không chỉ đơn giản được hình thành giữa các bên và chỉ có giá trị trong nội bộ các bên chủ đầu tư mà còn có giá trị đối với các bên khác sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận Ở Anh, hợp đồng thành lập công ti được gọi là "điều khoản hợp tác thành lập công ti" hoặc "chứng thư xác nhận về hợp tác thành lập công ti" Tên gọi này cũng chứng tỏ hợp đồng thành lập công ti của các chủ đầu tư phải được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền và sau đó, hợp đồng này có giá trị pháp lí như những điều khoản pháp luật về công ti Mỗi loại hình công ti có thể có riêng mẫu hợp đồng thành lập Những hợp đồng thành lập này là bắt buộc phải có đối với các công ti thành lập ở Anh và Mĩ Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng này sẽ được pháp luật bảo vệ khi hợp đồng đã được phê chuẩn bởi

*, ** Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 2

cơ quan nhà nước có thẩm quyền.(3)

Ở Việt Nam, thuật ngữ "hợp đồng thành

lập công ti" không được ghi nhận trong pháp

luật hiện hành, xuất phát từ quan niệm cho

rằng: 1) Nhà nước chỉ quản lí hoạt động của

công ti từ khi công ti có đăng kí kinh doanh

và dựa trên điều lệ của công ti.(4) Nội dung

thoả thuận thành lập công ti của các bên sẽ

được ghi nhận chính thức trong điều lệ công

ti và nhà nước sẽ kiểm soát tính hợp pháp

của thoả thuận thành lập công ti thông qua

văn bản này; 2) Pháp luật hiện hành coi đầu

tư thành lập tổ chức kinh tế là hình thức đầu

tư và không coi hợp đồng thành lập công ti

là hình thức đầu tư độc lập, do vậy chỉ điều

chỉnh việc ra đời và hoạt động của tổ chức

kinh tế (công ti)

Tuy nhiên, nếu xuất phát từ bản chất của

hợp đồng thành lập công ti là sự thoả thuận về

các nội dung liên quan đến việc góp vốn thành

lập công ti của các nhà đầu tư thì có thể thấy

rằng: Pháp luật Việt Nam đã có các quy định

về vấn đề này, đó là quy định về điều lệ công

ti và quy định về hợp đồng liên doanh (áp

dụng trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam)

Điều lệ công ti là văn bản ghi nhận sự

thoả thuận của các sáng lập viên về các nội

dung liên quan đến việc thành lập công ti

như: Ngành, nghề kinh doanh; vốn điều lệ,

cách thức tăng và giảm vốn điều lệ; phần

vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành

viên đối với công ti trách nhiệm hữu hạn và

công ti hợp danh; số cổ phần của cổ đông

sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và

tổng số cổ phần được quyền chào bán của

từng loại đối với công ti cổ phần; quyền và

nghĩa vụ của thành viên đối với công ti trách

nhiệm hữu hạn, công ti hợp danh; của cổ đông đối với công ti cổ phần; cơ cấu tổ chức quản lí; người đại diện theo pháp luật đối với công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần; thể thức thông qua quyết định của công ti;

nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; căn

cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lí và thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và

xử lí lỗ trong kinh doanh; các nội dung khác

do thành viên, cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật;

họ, tên, chữ kí của các thành viên(5)

Về bản chất, đây là những thoả thuận liên quan đến việc thành lập công ti Chữ kí của các thành viên trong điều lệ có ý nghĩa xác nhận tất cả những nội dung mà họ đã thoả thuận

Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, từ năm 1987 khi ban hành đạo luật về đầu tư nước ngoài đầu tiên, pháp luật Việt Nam đã quy định: Nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu

tư nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp liên doanh phải thoả thuận các nội dung liên quan đến việc góp vốn trong hợp đồng liên doanh Hợp đồng liên doanh phải có những nội dung chủ yếu sau(6): Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đầu tư tham gia liên doanh và người đại diện theo pháp luật của các bên liên doanh; tên, địa chỉ của doanh nghiệp liên doanh; loại hình doanh nghiệp; lĩnh vực, ngành nghề và phạm vi kinh doanh; vốn điều

lệ, phần góp vốn của mỗi bên, phương thức,

tiến độ góp vốn điều lệ, tiến độ thực hiện dự án; thời hạn hoạt động của dự án; địa điểm thực hiện dự án; quyền và nghĩa vụ của các

Trang 3

bên liên doanh; các nguyên tắc quản lí tài

chính; phân chia lợi nhuận và xử lí lỗ trong

kinh doanh; thể thức sửa đổi và chấm dứt

hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều

kiện chấm dứt hoạt động, giải thể doanh

nghiệp; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng,

phương thức giải quyết tranh chấp

Với các quy định trên đây, hợp đồng liên

doanh có chủ thể là các bên liên doanh, trong

đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước

ngoài và nội dung của hợp đồng là các điều

khoản liên quan đến thoả thuận thành lập

công ti liên doanh, do đó, có thể coi hợp

đồng liên doanh có bản chất là hợp đồng

thành lập công ti

2 Hợp đồng thành lập công ti - một số

nghiên cứu từ lí luận và thực tiễn

2.1 Hợp đồng thành lập công ti ra đời

và tồn tại tất yếu cùng với công ti và pháp

luật về công ti

Hợp đồng thành lập công ti là sự thoả

thuận và thống nhất ý chí nhằm xác lập, thay

đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lí

liên quan đến quá trình đầu tư góp vốn thành

lập tổ chức kinh tế mới giữa các nhà đầu tư

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, khi công

ti và pháp luật về công ti ra đời cũng là lúc

xuất hiện hợp đồng thành lập công ti Thực

tiễn thành lập doanh nghiệp cho thấy nếu

không đạt được sự thoả thuận về các vấn đề

liên quan đến quá trình góp vốn đầu tư kinh

doanh chung thì công ti không thể ra đời

Cho dù pháp luật không buộc các bên phải kí

hợp đồng khi thành lập công ti thì sự thoả

thuận này vẫn tất yếu diễn ra và mỗi công ti

được thành lập (trừ công ti có một chủ sở

hữu) đều là kết quả của hợp đồng thành lập

công ti được giao kết và có hiệu lực Đơn giản thì các bên thoả thuận bằng lời nói, phức tạp hơn hoặc nếu có quy định bắt buộc của pháp luật thì các bên phải dùng văn bản

để ghi nhận sự thoả thuận đó Như vậy, hình thức pháp lí của hợp đồng thành lập công ti rất đa dạng, có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản Hình thức văn bản được sử dụng khi pháp luật có quy định bắt buộc phải kí kết hợp đồng thành lập công ti bằng văn bản như quy định về hợp đồng liên doanh trong pháp luật Việt Nam Các phân tích trên đây cho phép khẳng định rằng sự tồn tại của hợp đồng thành lập công ti không phụ thuộc vào việc pháp luật công ti có quy định về hợp

đồng thành lập công ti hay không

2.2 Đặc điểm của hợp đồng thành lập công ti và một số so sánh với điều lệ công ti

Với bản chất là sự thoả thuận góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp đồng thành lập công ti có những đặc điểm khác biệt so với các loại hợp đồng khác, đó là:

+ Về tính chất của hợp đồng: Hợp đồng thành lập công ti là loại hợp đồng thương mại mang tính tổ chức Biểu hiện của đặc điểm này là: 1) Hợp đồng thành lập công ti được kí kết giữa các nhà đầu tư có mong muốn góp vốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh; 2) Sự thoả thuận trong hợp đồng nhằm hình thành một tổ chức kinh tế mới để thay mặt cho các nhà đầu tư thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi + Về chủ thể của hợp đồng: Chủ thể của hợp đồng thành lập công ti là các nhà đầu tư Các nhà đầu tư có thể là tổ chức hoặc cá nhân, đã có đăng kí kinh doanh hoặc chua có đăng kí kinh doanh, có thể là nhà đầu tư

Trang 4

trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài Tuy

nhiên, không phải bất kì nhà đầu tư nào cũng

được Nhà nước cho phép tiến hành kí kết

hợp đồng thành lập công ti Tại khoản 2

Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy

định rất cụ thể những tổ chức, cá nhân không

được quyền thành lập và quản lí doanh

nghiệp ở Việt Nam Đây cũng chính là

những đối tượng không được tham gia kí kết

hợp đồng thành lập công ti

Về số lượng, chủ thể tham gia kí kết hợp

đồng thành lập công ti tùy thuộc vào loại hình

công ti mà họ lựa chọn và thường ít nhất phải

từ hai trở lên (ví dụ: Theo pháp luật Việt

Nam, số lượng chủ thể tối thiểu kí kết hợp

đồng thành lập công ti trách nhiệm hữu hạn

là hai thành viên trở lên, công ti cổ phần là

ba thành viên) Hợp đồng thành lập công ti

không hình thành đối với công ti có một chủ

sở hữu như công ti trách nhiệm hữu hạn một

thành viên hay doanh nghiệp tư nhân do việc

thành lập công ti phụ thuộc vào ý chí đơn

phương của một cá nhân, không có sự thoả

thuận nên không cần hợp đồng để làm cơ sở

tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp

Đặc điểm về số lượng chủ thể cũng là đặc

điểm phân biệt hợp đồng thành lập công ti

với các loại hợp đồng thương mại phổ biến

khác như hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp

đồng cung ứng dịch vụ Những hợp đồng

này thường chỉ có sự tham gia của hai bên,

trong đó ít nhất một bên phải là thương nhân

+ Về nội dung của hợp đồng: Nội dung

cơ bản của hợp đồng thành lập công ti là sự

thoả thuận của các nhà đầu tư nhằm hình

thành tổ chức kinh tế và thông qua tổ chức

này thực hiện hoạt động sản xuất kinh

doanh, chính vì vậy các điều khoản trong hợp đồng thành lập công ti đồng thời điều chỉnh 2 mối quan hệ:

1) Mối quan hệ mang tính chất nội bộ của công ti: Bao gồm mối quan hệ giữa các thành viên trong công ti và mối quan hệ giữa các thành viên với công ti mà họ là chủ sở hữu 2) Mối quan hệ của công ti với các đối tác bên ngoài: Bao gồm mối quan hệ giữa công ti với các đối tác làm ăn và mối quan

hệ giữa công ti với cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính + Về hình thức của hợp đồng thành lập công ti: Hợp đồng thành lập công ti được lập thành văn bản đối với những trường hợp pháp luật quy định hình thức văn bản là bắt

buộc, ví dụ: quy định về hợp đồng liên

doanh trong pháp luật Việt Nam Đối với các trường hợp pháp luật không có quy định, thực tế cho thấy, các bên vẫn phải thoả thuận (bằng lời nói) các vấn đề liên quan đến việc góp vốn đầu tư kinh doanh trong tổ chức kinh tế chung và nếu không đạt được sự thoả thuận này, công ti không thể ra đời Do đó,

từ góc độ lí luận và thực tiễn đầu tư, có thể nhận định hợp đồng thành lập công ti được giao kết bằng hình thức lời nói hoặc bằng văn bản phù hợp với quy định tại Điều 401

Bộ luật dân sự năm 2005

Ở mức độ khái quát, có thể xem điều lệ

là dạng tồn tại của hợp đồng thành lập công

ti, mặc dù giữa chúng có một số điểm khác biệt nhất định, đó là:

Thứ nhất, điều lệ công ti là văn bản do

công ti ban hành, còn hợp đồng thành lập công

ti do các thành viên góp vốn thống nhất lập ra

Thứ hai, điều lệ công ti có hiệu lực với

Trang 5

mọi thành viên công ti, không phụ thuộc vào

thời điểm gia nhập công ti của mỗi thành

viên còn hợp đồng thành lập công ti chỉ có

hiệu lực với các chủ thể tham gia kí kết

(thường là thành viên sáng lập công ti)

Thứ ba, điều lệ công ti chỉ có hiệu lực khi

công ti chính thức được thành lập còn hợp

đồng thành lập công ti có hiệu lực từ trước

thời điểm đó, ngay sau khi kí kết nếu các bên

không có thoả thuận khác và có thể có hiệu

lực song hành cùng điều lệ công ti Do sự

khác biệt này, hợp đồng thành lập công ti là

cơ sở pháp lí cho phép xác định quyền và

nghĩa vụ của những người góp vốn thành lập

công ti (là chủ thể của hợp đồng) và giải

quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến

việc thành lập công ti, đặc biệt là trong

trường hợp công ti không thành lập được

2.3 Một số nội dung cần lưu ý trong

giao kết và thực hiện hợp đồng thành lập

công ti

Thứ nhất, về hiệu lực của hợp đồng:

Hiệu lực của hợp đồng thành lập công ti về

cơ bản chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân

sự Như vậy, hợp đồng sẽ vô hiệu theo quy

định tại các điều 410, 411 Bộ luật dân sự

năm 2005 Tuy nhiên, các điều khoản của

hợp đồng thành lập công ti chịu sự chi phối

rất nhiều bởi các quy định của Luật doanh

nghiệp, do đó hợp đồng còn có thêm một số

trường hợp vô hiệu như sau:

1) Vô hiệu do vi phạm các quy định về

chủ thể tham gia kí kết: Hợp đồng sẽ vô hiệu

nếu chủ thể tham gia kí kết rơi vào trường

hợp pháp luật cấm tham gia góp vốn thành

lập và quản lí công ti

2) Vô hiệu do vi phạm các quy định về

loại hình công ti: Hợp đồng sẽ vô hiệu nếu các bên lựa chọn loại hình công ti không được quy định trong Luật doanh nghiệp 3) Vô hiệu do vi phạm các quy định về ngành nghề đăng kí kinh doanh: Hợp đồng

sẽ vô hiệu khi các thành viên lựa chọn ngành nghề kinh doanh bị cấm

4) Vô hiệu do vi phạm các quy định về lựa chọn người đại diện theo pháp luật 5) Vô hiệu do vi phạm các quy định về góp vốn

Mặc dù vậy, đây đều là những trường hợp hợp đồng vô hiệu từng phần vì thế các bên có thể thoả thuận lại, sửa đổi điều khoản vô hiệu

và tiếp tục tiến hành thực hiện hợp đồng.(7)

Thứ hai, về thời điểm phát sinh và chấm

dứt hiệu lực của hợp đồng thành lập công ti

Hợp đồng thành lập công ti có hiệu lực

kể từ thời điểm giao kết(8) Sau khi hợp đồng thành lập công ti có hiệu lực thì công ti được thành lập (trừ trường hợp các bên thoả thuận

ấn định thời gian công ti được thành lập) nhưng công ti vẫn chưa có tư cách pháp lí để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

Về thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng, có hai quan điểm cho rằng: Một là, hợp đồng thành lập công ti chấm dứt hiệu lực ngay sau khi công ti đăng kí kinh doanh; hai là, hợp đồng công ti chấm dứt hiệu lực khi công ti bị phá sản hoặc giải thể Tuy nhiên, nếu so sánh điều lệ và hợp đồng thành lập công ti có thể thấy điều lệ công ti được xây dựng trên cơ sở hợp đồng thành lập công

ti nhưng không phải nội dung nào cũng được các bên đưa vào điều lệ, điều này dẫn đến

Trang 6

việc có những vấn đề chỉ có trong hợp đồng

mà không có trong điều lệ, thời điểm hiệu

lực và phạm vi áp dụng hai văn bản này

cũng khác nhau Do vậy, hợp đồng thành lập

công ti có thể có hiệu lực song song với điều

lệ công ti Hợp đồng thành lập công ti cũng

có thể chấm dứt hiệu lực theo thoả thuận của

các bên Đây là điều khoản phổ biến trong

loại hợp đồng này, theo đó, các bên sẽ thoả

thuận cụ thể về các trường hợp chấm dứt

hiệu lực của hợp đồng, ví dụ: hợp đồng hết

hiệu lực nếu sau một khoảng thời gian nhất

định mà công ti không thực hiện thủ tục

đăng kí kinh doanh

3 Một số đề xuất hoàn thiện quy định

của pháp luật về hợp đồng thành lập công ti

3.1 Luật doanh nghiệp nên bổ sung quy

định về hợp đồng thành lập công ti làm cơ

sở để xây dựng điều lệ công ti và giải quyết

các vấn đề pháp lí phát sinh khi công ti chưa

được thành lập

Điều 14 Luật doanh nghiệp năm 2005 là

quy định duy nhất trong hệ thống pháp luật

về công ti ở Việt Nam điều chỉnh những hợp

đồng được kí kết trước khi tiến hành đăng kí

kinh doanh cho công ti, tuy nhiên hợp đồng

được đề cập ở Điều 14 là những hợp đồng

chuẩn bị về cơ sở vật chất phục vụ việc

thành lập công ti chứ không phải là hợp

đồng thành lập công ti Nếu có, nó chỉ có thể

là một điều khoản của hợp đồng thành lập

công ti mà thôi

Luật doanh nghiệp là văn bản luật chuyên

ngành điều chỉnh về hợp đồng thành lập công

ti Dựa trên cơ sở các quy định của Bộ luật

dân sự, Luật doanh nghiệp năm 2005 cần phải

bổ sung một số điều khoản quy định về nội

dung, hình thức của hợp đồng thành lập công

ti, vấn đề xử lí hậu quả pháp lí khi công ti không thành lập được, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng thành lập công ti Những quy định về nội dung của hợp đồng thành lập công ti chỉ mang tính định hướng vì hợp đồng là sự thoả thuận của các bên, hơn nữa Điều 22 Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định cụ thể về điều lệ công ti (đây là văn bản được xây dựng trên cơ sở hợp đồng thành lập công ti) nên nếu quy định chi tiết sẽ dẫn đến chồng chéo trong văn bản luật

Thực tiễn thành lập doanh nghiệp đã có khá nhiều rắc rối nảy sinh khi các thành viên

đã thực hiện góp vốn mà công ti không thành lập được Vụ việc về Ngân hàng thương mại

cổ phần dầu khí là một ví dụ Sau khi được Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận về nguyên tắc (tháng 12/2007), việc góp vốn thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí (PV Bank) được tiến hành với 6 cổ đông sáng lập là Tập đoàn dầu khí: 1.000 tỉ đồng (20%); VIB: 450 tỉ đồng (9%); Tổng công ti Hàng không: 150 tỉ đồng (3%); Tập đoàn Hòa Phát: 400 tỉ đồng (8%); Công ti TNHH đầu tư tài chính I.P.A: 250 tỉ đồng (5%) và Tổng công ti nước giải khát - rượu bia Hà Nội: 250 tỉ đồng (5%) và nhiều nhà đầu tư khác.(9) Đến tháng 7/2008, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan,

dự án thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí (PV Bank) chính thức bị phá sản, không được cấp giấy phép thành lập Có rất nhiều vấn đề cần giải quyết như thời điểm

và mức độ hoàn trả vốn góp, mức độ khấu trừ chi phí đã chi cho thủ tục thành lập, các phần vốn góp đã được chuyển nhượng trên thị

Trang 7

trường OTC Thậm chí, do thời gian chờ đợi

quá lâu (từ tháng 12/2007 đến tháng 7/2008),

có cổ đông sáng lập đã đưa ra yêu cầu rút vốn

(Tập đoàn Hoà phát đề nghị rút 300/400 tỉ

đồng) Tất cả các rắc rối này sẽ dễ giải quyết

hơn nếu như các bên kí kết hợp đồng thành

lập công ti thay vì "Đơn đề nghị góp vốn"

theo cách làm thực tế của Tập đoàn dầu khí

Việt Nam và nhiều doanh nghiệp khác

Tuy nhiên, phù hợp với xu hướng cải

cách hành chính, pháp luật cũng nên quy

định theo hướng, hợp đồng thành lập công ti

chỉ là loại giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ

sơ thành lập doanh nghiệp đối với một số

trường hợp nhất định Đó có thể là những

trường hợp sau:

1) Khi có ít nhất một nhà đầu tư nước

ngoài tham gia góp vốn thành lập công ti;

2) Khi các bên có thoả thuận góp vốn

lớn, tài sản góp vốn, cách thức và tiến độ

góp vốn phức tạp

3) Khi có chủ thể tham gia góp vốn bằng

quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kĩ thuật và các

bên thấy cần có những thoả thuận để đảm

bảo bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của

công ti và một số trường hợp khác

Ở Anh hay Australia, những nước rất coi

trọng thoả thuận của hợp đồng thì hợp đồng

thành lập công ti cũng không phải là văn bản

bắt buộc mà các bên phải nộp để đăng kí

kinh doanh.(10)

3.2 Cần xác định rõ mối quan hệ giữa

hợp đồng thành lập công ti và điều lệ công ti

Sau khi công ti được cấp giấy chứng

nhận đăng kí kinh doanh, công ti chính thức

tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,

hợp đồng thành lập công ti sẽ tiếp tục tồn tại

song song với điều lệ công ti Khi tranh chấp xảy ra giữa các thành viên trong công ti hoặc giữa công ti với đối tác bên ngoài thì nội bộ công ti hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ sử dụng cả hai văn bản này để giải quyết tranh chấp tuỳ thuộc vào chủ thể và nội dung của vụ tranh chấp Nếu tranh chấp

là những vấn đề được quy định trong điều lệ thì tranh chấp được giải quyết trên cơ sở của điều lệ nhưng nếu tranh chấp xảy ra từ những quan hệ không được quy định trong điều lệ mà được quy định trong hợp đồng thành lập công ti thì sẽ căn cứ quy định của hợp đồng thành lập công ti để giải quyết./

(1) Francis G.X Pileggi, Supreme Court Affirms Contract

Interpretation and Application of Preincorporation Agreement Doctrine, Delware Corporation and Commercial

Ligigation; và Angela Schneeman, The law of

corporation and other business organizations, tr 201 (2) Nguồn: http://en.wikipedia.org và EzfamilyBiz.com part 2: Corporate components

(3) Francis G.X Pileggi, Supreme Court Affirms Contract

Interpretation and Application of Preincorporation Agreement Doctrine, Delware Corporation and

Commercial Ligigation; và Angela Schneeman, The

law of corporation and other business organizations

(ThS Vũ Đặng Hải Yến biên dịch)

(4).Xem:http://www.vibonline.com.vn “Đề cương giới thiệu Luật doanh nghiệp 2005”

(5) Điều 22 Luật doanh nghiệp năm 2005

(6) Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, 1992,

1996 và Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đầu tư năm 2005

(7).Xem: Điều 423 Bộ luật dân sự năm 2005 (8).Xem: Điều 405 Bộ luật dân sự năm 2005 (9).Xem:http://www.vnmedia.vn/print.asp?newsid=13

6783, ngày 04/07/2008

(10).Nguồn: http://www.orac.gov.au, Office of the registrar of Indigenous corporation in Australia; và http://www.ukincorp.co.uk

Ngày đăng: 24/03/2014, 05:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w