1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng.DOC

66 6,9K 99
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 634,5 KB

Nội dung

Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng

Trang 1

MỞ ĐẦU 7

1 Tính cấp thiết của đề tài 7

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7

3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 8

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI 9

1.1 Khái quát về cây cà phê và các sản phẩm cà phê 9

1.1.1 Khái quát về cây cà phê 9

1.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cà phê 10

1.1.3 Ý nghĩa của sản xuất cà phê 14

1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê và thị trường cà phê quốc tế 17

1.2.1 Tình hình sản xuất 17

1.2.2 Tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới 18

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ KINH TẾ - TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÀ PHÊ NƯỚC TA 22

2.1 Những thuận lợi và khó khăn 22

2.1.1 Những thuận lợi 22

2.1.2 Khó khăn 24

2.1.3 Đánh giá chung 26

2.2 Những thành tựu và thực trạng 27

2.2.1 Những thành tựu đạt được 27

2.2.2 Những thực trạng 31

CHƯƠNG 3: NHỮNG PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO VỀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ DỰA TRÊN MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG 37

Trang 2

3.1 Các biến trong mô hình 37

3.1.1 Biến phụ thuộc gồm: 37

3.1.2 Biến độc lập gồm: 37

3.2 Xây dựng và phân tích mô hình 38

3.2.1 Mô hình 38

3.2.2 Giả thiết 38

3.2.3 Ước lượng 38

3.2.4 Kiểm dịnh 47

3.3 Dự báo sản lượng cà phê 50

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP 54

4.1 Mục tiêu 54

4.1.1 Căn cứ chủ yếu 54

4.1.2 Mục tiêu phát triển cà phê 57

4.2 Phương hướng 58

4.3 Giải pháp chủ yếu 59

4.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm: 60

4.3.2 Đầu tư xây dựng, áp dụng công nghệ vào sản xuất, giảm giá thành sản phẩm 61

4.3.3 Quy hoạch, quản lý nguồn nguyên liệu, điều tiết nguồn cung 63

4.3.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội Cà phê – ca cao 64

KẾT LUẬN 67

TAÌ LIỆU THAM KHẢO……… 68

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tập tại Trung tâm tư vấn chính sách Nông nghiệpthuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn(CAP), nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong trường, các cô chú,anh chị ỏ CAP, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo đã truyền đạtkiến thức cho em trong những năm qua Đặc biệt em xin chân thành cản ơnthầy Ngô Văn Mỹ và thầy Nguyễn Hải Dương , những người đã hướng dẫn vàgiúp đỡ em rất nhiệt tình trong thời gian qua

Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡcủa các cán bộ tại Trung Trung tâm tư vấn chính sách Nông nghiệp thuộcViện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn nhất làanh Đặng Kim Khôi và anh Nguyễn Nghĩa Lân để em hoàn thành chuyên đềtốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Toán kinh tế đãdạy dỗ và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu để góp phần quan trọngvào chuyên đề này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2009

Đàm Thị Thuý Hằng

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CAP: Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

Ipsard: Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nôngthôn

ICO: Tổ chức cà phê thế giới

VICOFA: Hiệp hội cà phê Việt Nam

FAO: Tổ chức nông lương thế giới

LIFFE: thị trường cà phê London

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ ngày 07/11/2006 Việt Nam được kết nạp làm thành viên chính

năm Việc trở thành thành viên của WTO đã mang lại cho chúng ta nhiều cơhội lớn và cả những thách thức lớn Ngành cà phê Việt Nam cũng không

thấy rõ sự phát triển đạt tốc độ rất cao đáng ca ngợi, tự hào

Ngành cà phê Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong vòng 30 nămlại đây về mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và tăng khối lượng càphê xuất khẩu Đến nay cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩuchủ lực, có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ và chiếm 1 tỷ trọng khálớn trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nước Cây cà phê đã gópphần khai thác tiềm năng đất đai, lao động và khí hậu ở cao nguyên và miềnnúi, tạo nên công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu nông dân

Trong cộng đồng cà phê quốc tế, ngành cà phê Việt Nam được đánh giácao về tốc độ phát triển nhanh chưa từng có và vườn cà phê Việt Nam đạtnăng suất cao hàng đầu thế giới

Tuy nhiên, ngành cà phê nước ta đã bộc lộ không ít điểm còn chưa thực

sự bền vững, và sau khi gia nhập WTO chúng ta cũng gặp nhiều thách thứcphải vượt qua

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Nhận thức được tầm quan trọng của cây cà phê, đặc biệt là trong quá

trình hội nhập của nước ta hiện nay, em đã chọn đề tài: “Phân tích các nhân

tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng” nhằm đi sâu

tìm hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng cà phê nước ta, từ đó tìmdùng mô hình kinh tế lượng để dự báo và đưa ra một số giải pháp

Trang 6

3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là:

Những nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng cà phê của cả nước từ năm

1990 đến năm 2007, sản lượng cà phê của các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk,Đắk Nông, Gia Lai, KonTum, Lâm Đồng)

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi thời gian: từ năm 1990 đến 2007

+ Phạm vi không gian: chuyên đề phân tích số liệu về sảnlượng, diện tích trồng cây cà phê, chi phí sản xuất 1 tấn cà phê, lượng mưa,dân số các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, KonTum, LâmĐồng) và sử dụng giá cà phê Việt Nam xuất khẩu, giá cà phê Robusta trên thịtrường thế giới

- Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này em đã sự dụng phương phápphân tích kinh tế kết hợp với mô hình kinh tế lượng Phần mềm sử dụng làphần mềm Eviews

4 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì chuyên đề của em gồm 4 chươngchính sau:

Chương 1: Những vấn đề chung về sản xuất cà phê và tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê thế giới.

Chương 2: Những vấn đề chủ yếu về kinh tế - tổ chức sản xuất cà phê nước ta

Chương 3: Những phân tích và dự báo về sản lượng cà phê dựa trên

mô hình kinh tế lượng

Chương 4: Phương hướng,mục tiêu, giải pháp

Trang 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT

CÀ PHÊ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TIÊU THỤ CÀ PHÊ

THẾ GIỚI

1.1 Khái quát về cây cà phê và các sản phẩm cà phê

1.1.1 Khái quát về cây cà phê

1.1.1.1 Khái quát về cây cà phê

Cà phê là một thứ nước uống quen thuộc của hàng trăm triệu người trêntoàn thế giới Bên cạnh đó nó còn là mặt hàng thương mại quan trọng trên thịtrường quốc tế, thứ 2 sau dầu mỏ

Cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau (khoảng từ 25-100loại) Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loàikhác xa với những cây cà phê ta thường thấy Chỉ có hai loài cà phê có ýnghĩa kinh tế Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê

chè (tên khoa học: Coffea Arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm

cà phê trên thế giới Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea

canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê Ngoài

ra còn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít)

với sản lượng không đáng kể

Coffea ArabicaLine gọi tắt là cà phê Arabica, tên Việt Nam là cà

phê chè Cà phê chè phát triển trên đất giàu khoáng chất, khí hậu ôn hòa, nhiệt

độ bình quân từ 18-22oC, với độ cao trên 1000m, và lượng mưa hàng nămkhoảng 1500-1800mm, mùa khô kéo dài không quá 6 tháng Những loại càphê Arabica nổi tiếng là: Moka, Maragogipe, CanRamon…Cà phê Arabicachứa lượng cafeine thấp, hương vị thơm ngon

Trang 8

 Coffea Robusta có tên Việt Nam là cà phê vối Loại cà phê nàysống ở nơi có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới nóng ẩm với nhiệt độ trung bình20-25oC, biên độ dao động nhiệt ngày và đêm khô quá lớn Lượng mưa hàngnăm lớn (từ 1000 đến 2500mm) sẽ tốt cho sự sinh trưởng và ra quả của cây

cà phê Robusta Cây cà phê này phát triển tốt ở độ cao khoảng 600m và có đềkháng sâu bệnh cao Với lượng cafeine cao gấp 2 lần cà phê Arabica, nên nóthường được sử dụng trong các công thức pha trộn

Ở Việt Nam, ngoài 2 loại cà phê có tính thương mại trên, còn có thêmmột số loại cà phê khác gọi là cà phê mít, dâu da…

1.1.1.2 Các sản phẩm cà phê

Cà phê nếu phân theo chất lượng thì có:

- Cà phê Arabica dịu dạng Colombia

- Cà phê Arabica dịu khác

- Cà phê Arabica Brazil

Còn nếu phân theo các dạng chế biến thì có các loại cà phê:

1.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cà phê.

1.1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Trang 9

Cây cà phê có nguồn gốc mọc trong rừng châu Phi, trên cao nguyênKaffa của Ethiopia (ở độ cao 1370-1830m) Từ đó cây cà phê được con ngườiphát hiện và di canh đến các địa lục khác

Ở Việt Nam, cây cà phê do các cha đạo người Pháp mang đến để trồnglàm cảnh từ những năm 1857 Từ năm 1930, cây cà phê bắt đầu được trồngthành những đồn điền để khai thác nhân Từ đó đến nay, diện tích, năng suất,sản lượng cà phê ở nước ta không ngừng tăng lên

Cây cà phê có nhiều chủng loại, mỗi loại có nguồn gốc, đặc điểm sinhthái khác nhau Tuy nhiên, để trồng và khai thác hiệu quả từ cây cà phê thìcần phải chú ý đến các điều kiện về tự nhiên và kỹ thuật để cây cà phê sinhtrưởng và cho quả tốt nhất

1.1.2.1.1 Đất đai

Sản xuất cà phê trong các khu vực địa lý khác nhau có thể sẽ có năngsuất khác nhau Sự khác biệt này có thể do điều kiện môi trường khác nhaugiữa các vùng, như điều kiện về đất, chất dinh dưỡng, khí hậu, giống cây…

Cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về đất, nó có thể phát triển tốt trênnhiều loại đất khác nhau như: Đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám … Trong

đó, đất đỏ bazan cây cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao Yêu cầu cơbản là có tầng đất mặt sâu từ 70 cm trở lên, có thành phần cơ giới trung bìnhđến hơi nặng (Đất thịt nhẹ- sét)

1.1.2.1.2 Thời tiết khí hậu

Cây cà phê vối sinh trưởng phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 22 –

26oC Cây cà phê ưa nóng ẩm với nhiệt độ 24-26oC là thích hợp và nhiệt độtới thấp không dưới 7 oC Cà phê mít thích hợp với nhiết độ 23-25 oC, nó nhạycảm với lạnh hơn là khô Nói chung là cây cà phê cần nhiệt độ từ 20-25oC,

Trang 10

biên độ nhiệt là 15-30 C ngoại trừ cây cà phê vối có khả năng thích nghi ở nơi

có biên độ nhiệt lớn hơn từ 5-32oC

Cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa hàngnăm 1.800 – 2.000 mm, có một mùa khô ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch

để phân hóa mầm hoa

Độ ẩm không khí thích hợp với cây cà phê là từ 70% trở lên Độ ẩmkhông khí càng cao càng tốt đối với cây cà phê, đặc biệt là giai đoạn cây càphê ra hoa Cây cà phê (Vối) thích hợp trong điều kiện ẩm độ cao, gần nhưbão hòa

Cây cà phê vối thích hợp ánh sáng trực xạ yếu, do đó cần trồng cây chebóng để điều hòa ánh sáng cho vườn cây cà phê hợp lý đặc biệt là giai đoạnkiết thiết cơ bản

Gió nóng, lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng pháttriển cây cà phê Khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn càphê Tốc độ gió thích hợp là 2-3met/giây trong lô trồng

Tóm lại: Cây cà phê có những yêu cầu sinh thái riêng, đòi hỏi điều kiện

về đất đai và thời tiết khí hậu thích hợp Khi đáp ứng được những yêu cầu nàycây cà phê sẽ sinh trưởng và cho năng suất cao, chất lượng tốt Trên thế giới,

ở Brazil và Colombia điều kiện tự nhiên rất thích hợp với cây cà phê Nếu cây

cà phê được trồng ở những nơi không đáp ứng được các điều kiện trên thì cầnphải khắc phục bằng các biện pháp kỹ thuật như: tưới nước, trồng cây chebóng…Tuy nhiên thiên nhiên thường diễn biến rất phức tạp Thiên tai nhưsương muối, gió nóng…cùng với sâu bệnh ảnh hưởng rất lớn đến việc sản

Trang 11

xuất cà phê Lịch sử của ngành cà phê cho thấy chính thiên tai đã gây chongành bao thăng trầm và biến động mạnh về giá cả

1.1.2.2 Nhân tố kỹ thuật sản xuất cà phê

Không chỉ những điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến cây cà phê màcây cà phê muốn cho năng suất, chất lượng cao rất cần những người lao động

có chuyên môn, kỹ thuật Hiện nay, hàng loại những tiến bộ kỹ thuật mới đãđược nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất cà phê Những tiến bộ kỹ thuậtchủ yếu về các vấn đề sau:

+ Lai tạo giống: các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra các giống cây

có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môitrường và thích ứng được điều kiện ngoại cảnh trên diện rộng

+ Chất hóa học, thành tựu trong phòng trừ sâu bệnh cũng như cỏdại

+ Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong cơ giới hóa, điện khí hóa…trongtrồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm cà phê

Những biện pháp kỹ thuật mới có ý nghĩa rất lớn với ngành cà phê Cây

cà phê không những cho sản phẩm có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn,

mà còn hạn chế được những tác hại, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.Chính những tiến bộ kỹ thuật này đã hợp thành nhóm các nhân tố kỹ thuật sảnxuất mà chúng ta cần quan tâm để việc sản xuất cà phê cho hiệu quả cao nhất

1.1.2.3 Nhân tố kinh tế - tổ chức sản xuất cà phê

Nhóm nhân tố này rất phức tạp vì nó là tổng hợp của những tác độngcủa các vấn đề kinh tế Nhóm các nhân tố này cũng rất quan trọng vì nó cho

có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm nhóm các nhân tố tự nhiên và nhân tố kỹ thuật.Điều kiện tự nhiên dù có thuận lợi tới đâu nhưng nếu không có các biện phápkinh tế- tổ chức sản xuất cà phê hợp lý thì hiệu quả đạt được cũng không cao.Các nhân tố này bao gồm nhiều nhân tố khác nhau như:

Trang 12

- Thị trường, giá cả cà phê quốc tế

- Quy hoạch, bố trí sản xuất cà phê

- Chính sách kinh tế với sản xuất cà phê

- Đầu tư xây dựng cơ bản và thâm canh

Tóm lại, khi sản xuất cà phê thì mỗi nhân tố trên đều có ảnh hưởngtheo chiều hướng, mức độ khác nhau nên cần phải được chú trọng kết hợp cả

ba nhóm nhân tố đó để mang lại kết quả sản xuất cao nhất

1.1.3 Ý nghĩa của sản xuất cà phê

1.1.3.1 Sản xuất cà phê tạo ra các sản phẩm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của xã hội

 Là loại đồ uống cao cấp được tiêu dùng rộng rãi trên thế giới

Cà phê là một loại cây công nghiệp, phát triển ở những nước có khí hậunhiệt đới Uống cà phê được coi như một lối sống văn hóa của một số dân tộctrên thế giới và mỗi quốc gia có một phong cách riêng Với những giá trị vănhóa, cùng với giá trị kinh tế, cà phê ngày càng đóng vai trò quan trọng trongđời sống của người dân từ thành thị đến nông thôn Nhu cầu tiêu dùng cà phêkhông ngừng được tăng lên cả cả về số lượng cũng như chất lượng

Đối với các nước phát triển, cà phê thực sự là một nhu cầu thiết yếu.Lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người ở các nước Tây Âu là 5kg hàngnăm Ở một số quốc gia, cà phê thực sự như là một nguồn năng lượng chohoạt động của con người cũng như dầu mỏ đối với nền kinh tế Nhu cầu càphê còn lan rộng ra cả những nước có truyền thống uống trà như Nhật, TrungQuốc trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập kinh tế…

 Bên cạnh đó, sản phẩm cà phê là nguyên liệu cho một số ngànhcông nghiệp thực phẩm: bánh kẹo cà phê, rượu cà phê…

1.1.3.2 Sản xuất cà phê mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho nhiều nước

Trang 13

Thế giới: Xuất khẩu cà phê đã mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể

cho nhiều nước trên thế giới Tại 17 quốc gia trồng cà phê chính, mặt hàngnày đóng góp 25% kim ngạch xuất khẩu cả nước

Cà phê là một trong những mặt hàng có tính thương mại cao Trongniên vụ 2001/2002 tỷ lệ xuất khẩu cà phê đã lên đến 75.14% sản lượng sảnxuất toàn thế giới Cà phê đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho các nước xuấtkhẩu mặt hàng này Thu nhập từ cà phê chiểm 5% ở Brazil và 20% ởColombia Ở một số quốc gia Trung Mỹ cà phê cũng chiểm đến 20-30% tổngthu nhập xuất khẩu như Guatemala, Honduras, Nicoragua…

Cà phê còn là một loại nông sản quan trọng với các nước chậm pháttriển ở Châu Phi vì nó tạo ra nguồn ngoại tệ chủ yếu trong những năm 1989-1992: Uganda (83,3%), Burindi (75%), Rwanda (58%) và Ethiophia (57,6%)

Một số nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới là:Brasil, Việt Nam,

Colombia, Indonesia, Ấn Độ, Mexico, Ethiopia, Guatemala, Peru….Sảnlượng của các nước này chiếm tới 88% sản lượng cà phê xuất khẩu của cả thếgiới Trong đó riêng sản lượng của Brazil đã chiếm tới hơn 30% Tổng sảnlượng của ba quốc gia đứng đầu là Brazil, Việt Nam và Colombia nhiều hơntất cả các nước khác cộng lại

Lượng cà phê thế giới xuất khẩu ước tính đạt 8,87 triệu bao trong tháng

12 năm 2008, tăng so với 7,51 triệu bao cùng kỳ năm 2007 Lượng xuất khẩu

trong 3 tháng đầu niên vụ 2008/09 (từ tháng 10 đến 12/2008) đã tăng từ 21,8triệu bao cùng kỳ niên vụ trước lên 23,1 triệu bao niên vụ này, tương đươngvới mức tăng 5,8 %

Trong năm 2008, lượng cà phê Arabica xuất khẩu đạt 63,4 triệu bao, tăng so với 62,4 triệu bao năm 2007; trong khi đó ; lượng cà phê Robusta xuấtkhẩu chỉ đạt 33,2 triệu bao, giảm so với 34 triệu bao năm trước

Trang 14

Việt Nam: Năm 2000, nước ta đã xuất khẩu 680.000 tấn cà phê,

đạt kim ngạch xuất khẩu trên 500 triệu USD, đứng thứ hai trên thế giới vềxuất khẩu cà phê, sau Brazil Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 54 nước,trong đó các nước nhập khẩu trên 10.000 tấn cà phê là Hoa Kỳ, Đức, Italia,Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Ba Lan, Anh, Nhật Bản, áo, Hàn Quốc, Canada và HàLan

Năm 1975, toàn quốc mới có 14.000 ha cà phê, sản lượng dưới 5.000tấn, năng suất 4 tạ/ha Nhưng đến năm 2000, Việt Nam đã mở rộng diện tíchtrồng cà phê lên 430.000 ha, năng suất bình quân trên 15 tạ/ha Trong đó, khuvực Tây Nguyên có 230.000 ha cà phê, sản lượng 380.000 tấn/năm Cà phêcủa Việt Nam có phẩm chất thơm ngon nhờ giống tốt, được trồng trên vùngcao nguyên có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng rất thích hợp

Hiện nay, Việt Nam đã là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 trên thế giới,mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên một triệu tấn cà phê vối đến hơn 70 quốcgia và vùng lãnh thổ Niên vụ cà phê 2007/2008 từ tháng 1 năm 2007 đếntháng 9 năm 2008 là vụ thứ 3 liên tiếp ngành cà phê lập kỷ lục vì giá trị xuấtkhẩu với kim ngạch 2,08 tỷ USD Đây cũng là vụ bội thu nhất trừ trước đếnnay

1.1.3.3 Sản xuất cà phê là ngành thu hút nhiều lao động, tạo công

ăn việc làm cho nhiều người, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống.

Trên thế giới hiện nay có khoảng 75 nước trồng cà phê và chủ yếu tậptrung ở Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á Khoảng 10 triệu lao động tham giasản xuất cà phê Tổng diện tích cà phê thế giới khoảng 10 triệu ha, sản lượnghàng năm trên dưới 6 triệu tấn, đem lại thu nhập cho khoảng 100 triệu người.Nếu kể cả những người trồng và người liên quan đến tiêu thụ thì trên thế giới

có khoảng 20-25 triệu người sống nhờ cây cà phê

Trang 15

Nghề trồng cà phê ở Việt Nam là một nguồn thu nhập cho một nhómđông dân cư ở nông thôn, trung du và miền núi Cà phê đã tạo được việc làmcho hơn 600.000 nông dân cà số người có cuộc sống liên quan tới cà phê làkhoảng trên 1 triệu người

1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê và thị trường cà phê quốc tế 1.2.1 Tình hình sản xuất

Cà phê thuộc nhóm cây lâu năm được trồng ở các vùng nhiệt đới và cậnnhiệt đới Do vậy, hầu hết các nước sản xuất cà phê là các nước đang pháttriển, các nước có thu nhập trung bình và thấp, tập trung chủ yếu ở Châu Phi,Châu Á và Mỹ Latinh

Trên thế giới có 2 loại cà phê chủ yếu có giá trị kinh tế quan trọng làArabica (cà phê chè) và Robustas (cà phê vối) Phần lớn cà phê Robustasđược sản xuất ở châu Phi và châu Á, trong khi đó Arabica chủ yếu được trồng

từ khu vực Trung và Nam Mỹ Cà phê Arabica được đánh giá cao trên thịtrường vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein (từ 1 - 2%)hơn

Trong giai đoạn từ 1990 đến 2006, sản xuất cà phê trên thế giới tăngmạnh với tốc độ trung bình 1,98% Qua các năm, sản lượng cà phê thế giớibiến động không đều, tăng giảm khá thất thường, chủ yếu là do sự tăng trưởngmạnh của cà phê Robustas với sản lượng bình quân hàng năm tăng 4,36 %trong giai đoạn 1990-2002 trong khi cà phê Arabica chỉ tăng 0,68%

Cây cà phê khá nhạy cảm với thời tiết và khí hậu nên sản lượng phụthuộc rất nhiều vào sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là khi lượng mưa giảmhoặc thời tiết đông giá bất thường Đáng kể nhất là vụ cà phê năm 1995, sảnlượng cà phê sụt giảm đáng kể do ảnh hưởng của thời tiết Brazil là nướcđứng đầu thế giới về sản lượng cà phê nên thời tiết đông giá bất thường ởBrazil năm 1994 làm cho sản lượng cà phê của nước này sụt giảm, ảnh hưởng

Trang 16

nghiêm trọng tới sản lượng cà phê trên toàn thế giới Sau đợt đông giá năm

1994, sản lượng cà phê Brazil và thế giới năm 1995 chỉ đạt 28,19 triệu bao(mỗi bao 60kg) và 86,92 triệu bao, sản lượng cà phê thế giới giảm 8% so vớinăm 1994

Đến năm 2000, sản lượng cà phê thế giới đã tăng lên 113,67 triệu baotuy nhiên đến năm 2001 chỉ còn 107,5 triệu bao (giảm 9,5% so với năm2000) Trong những năm tiếp theo, sản lượng cà phê khá ổn định, tăng giảmkhông nhiều Đỉnh điểm trong năm 2006, sản lượng cà phê thế giới đạt 127,1triệu bao, cao nhất từ trước đến nay Trong năm 2007, sản lượng cà phê thếgiới vẫn giữ ở mức cao, ổn định và không có thay đổi gì lớn so với năm 2006

Brazil đứng đầu thế giới về sản lượng và diện tích cà phê Diện tích vàsản lượng cà phê tại Brazil liên tục tăng, mức tăng trung bình của sản lượngtrong giai đoạn 1990 - 2006 đạt 6,9% cao hơn khá nhiều so với mức tăngtrung bình của toàn thế giới Biến động sản lượng cà phê của Brazil quyếtđịnh khá nhiều tới sự biến động sản lượng cà phê của toàn thế giới Năm

2006, sản lượng cà phê của Brazil đạt 42,5 triệu bao, chiếm 35% tổng sảnlượng cà phê thế giới Cà phê Brazil chủ yếu là Arabica nên năng suất khôngcao lắm, chỉ đứng thứ 13 thế giới (FAO, 2005) Tuy nhiên đây vẫn là nơicung cấp cà phê chủ yếu trên thị trường thế giới

1.2.2 Tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới

1.2.2.1 Tiêu thụ cà phê ở các nước sản xuất.

Cây cà phê hoang dại mọc trên các tán rừng thưa và bìa rừng ở ChâuPhi, Mỹ dần dần được thuần chủng, phát tán rộng trên khắp thế giới Cácnước sản xuất cà phê chỉ tiêu thụ khoảng ¼ sản lượng sản xuất cà phê thếgiới Trong các nước sản xuất cà phê thì những nước có mức tiêu thụ đáng kểlà: Brazil, Colombia, Costarica

Trang 17

Mức tiêu dùng cà phê ở Indonesia và Việt Nam, hai nước sản xuất càphê lớn trên thế giới, tương ứng là 0,5 và 0,37 kg trong khi mức tiêu dùng càphê bình quân đầu người trên thế giới năm 1998 là 4,63 kg/người trong đó

Mỹ là 4,14 kg/người, EU là 5,52 kg/người, Nhật là 3,92 kg/người, Brazil là4,58 kg/người

Năm 2008, tình hình kinh tế toàn thế giới khủng hoảng Ở những quốcgia sản xuất cà phê, thị trường chiếm hơn 26% lượng tiêu thụ cà phê thế giới,giá cà phê nội địa giảm đã kích thích tiêu dùng trong nước Nói chung, tiêuthụ cà phê tại các thị trường này không có xu hướng chịu bất cứ một ảnhhưởng tiêu cực nào Những khu vực tiêu thụ cà phê lớn còn lại bao gồm cácthị trường ở Đông Âu và châu Á, nhiều thông tin gần đây cho thấy tiêu thụ càphê tại đây sẽ trở lại bình ổn Ngoài ra, Trung Quốc vẫn là một thị trường tiêuthụ cà phê nhỏ, nên sẽ không có bất cứ ảnh hưởng rõ rệt nào đến tình hìnhthương mại cà phê thế giới

Cùng với sự gia tăng của tổng lượng cà phê tiêu dùng trên thế giới, tiêudùng cà phê các nước cũng tăng theo Điều này chứng tỏ, tỷ lệ tiêu dùng càphê tại các nước trồng cà phê đã tăng lên Trước đây, cà phê được tiêu thụ chủyếu ở các nước có nền kinh tế phát triển cao với mức thu nhập bình quân đầungười lớn Khi nền kinh tế phát triển nhất là tại các nước đang phát triển thìthói quen dùng cà phê cũng tăng lên đáng kể Tuy nhiên xét trong tổng sảnlượng cà phê tiêu dùng trên thế giới, thì lượng cà phê tiêu dùng nội địa tuy đãtăng nhưng vẫn còn khá thấp

Năm 1990, sản lượng cà phê tiêu dùng nội địa là 19,66 triệu bao, chiếm20,6 tổng lượng cà phê tiêu dùng trên thế giới, năm 2000 con số này đã tăngtương ứng là 28,5 triệu bao và 25,6%, đến năm 2006 con số này đã tăng lên31,4 triệu bao và 25,7% Tỷ lệ tăng trung bình trong giai đoạn này đạt xấp xỉ3%/năm

Trang 18

Mức tiêu thụ cà phê tăng lên chủ yếu do mức tiêu thụ cà phê của cácnước mà trước đây tiêu thụ ít cà phê tăng theo thời gian, từ 6635 nghìn baonăm 1996 tới 8434 nghìn bao năm 2000 Những nước có mức tiêu thụ cà phêtăng nhiều nhất bao gồm Brazil, Trung Quốc (từ 50 nghìn bao năm 1997 lêntới 105 nghìn bao năm 2000), Hàn Quốc (từ 926 nghìn bao năm 1997 lên tới

1258 nghìn bao năm 2001) và Đài Loan (tăng từ 216 nghìn bao lên tới 417nghìn bao trong cùng thời kỳ) Điều này chứng tỏ mức tiêu thụ cà phê có thểtăng lên cùng với mức sống cao hơn ở các nước đang phát triển và sự thay đổi

sở thích về đồ uống

1.2.2.2 Tình hình xuất nhập khẩu cà phê trên thế giới

Trong số các nước xuất khẩu cà phê thì Brazil là nước xuất khẩu nhiềunhất thế giới, tăng với tốc độ trung bình 15,43%/năm (giai đoạn 1990 - 2006)

và chiếm khoảng gần 40% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của thế giới(nguồn ICO) Năm 2006, sản lượng cà phê xuất khẩu của Brazil đạt 28,5 triệutấn, chủ yếu là cà phê Arabica Đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu cà phê

là Việt Nam Việt Nam là nước có tốc độ phát triển cà phê nhanh nhất thếgiới

Trong giai đoạn 1990 - 2006, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Namtăng nhanh và tăng liên tục với tốc độ tăng trung bình gần 20%/năm Tuynhiên, cà phê của Việt Nam chủ yếu là cà phê Robustas nên giá trị xuất khẩukhông cao lắm Ngoài Brazil và Việt Nam thì một số quốc gia có sản lượng càphê xuất khẩu khá lớn khác là Colombia, Indonesia, Peru, Ấn Độ Các

Trong khi đó các nước phát triển như Mỹ, các nước EU, Nhật Bản vàmột số nước công nghiệp mới như Singaporo và Malayxia là những nướcnhập khẩu chủ yếu Trong đó Mỹ là nước có lượng cà phê tiêu thụ nhiều nhất,

là thị trường tiềm năng lớn mà bất kỳ nhà kinh doanh xuất khẩu cà phê nàocũng muốn được làm đối tác chính Còn EU và Nhật Bản có khối lượng nhập

Trang 19

khẩu và tiêu thụ lớn, nhưng hình thức chủ yếu vẫn tập trung vào việc mua lại,rang xay và chế biến thành sản phẩm rồi bán cho các thị trường tiêu thụ khác.Đặc biệt là EU, Mỹ và Nhật Bản với mức tiêu thụ trung bình chiếm 45%,24% và 8% lượng tiêu thụ trên toàn thế giới Mặc dù tổng lượng cà phê tiêudùng trên thế giới liên tục tăng nhưng lượng cà phê tiêu dùng tại các khu vựctiêu dùng nhiều cà phê nhất hầu như tăng rất ít trong thời gian qua, thậm chí ởTây Âu còn giảm nhẹ.

Cà phê chủ yếu được tiêu thụ ở những nước phát triển, có thu nhậpbình quân đầu người cao, nơi có điều kiện khí hậu không phù hợp cho sự pháttriển của cây cà phê Như vậy, các trao đổi thương mại trên thế giới chủ yếu

là giữa các nước sản xuất cà phê có thu nhập trung bình hoặc thấp với cácnước có công nghệ chế biến cà phê phát triển với các nước tiêu thụ cà phê cóthu nhập cao (FAO, 2001:19)

Cà phê trên thế giới được buôn bán theo 2 hình thức: Mua bán trực tiếp

và gián tiếp qua các sở giao dịch Trong đó Việt Nam thường xuất khẩu theohình thức trực tiếp, tính giá FOB cho sản phẩm cà phê Hình thức buôn bángián tiếp thường diễn ra nhộn nhịp và mang tính chất đầu cơ Hai thị trườngnhộn nhịp nhất là New York với cà phê chè và London với cà phê vối Hoạtđộng buôn bán cà phê trên thị trường thế giới hiện nay bị thao túng bới một sốcông ty lớn Đó là những công ty có khả năng tài chính lớn, có được mối hànglớn và đáng tin cậy Đây cũng là một trong những đối tượng gây ảnh hưởngcủa thị trường cà phê thế giới

Trang 20

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ KINH TẾ - TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÀ PHÊ NƯỚC TA.

2.1 Những thuận lợi và khó khăn

2.1.1 Những thuận lợi

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Đất đai: Việt Nam trồng hai loại cà phê chính: cà phê vối và

cà phê chè, trong đó, diện tích cà phê vối chiếm tới hơn 95% tổng diện tíchgieo trồng Cà phê chủ yếu được trồng ở các vùng đồi núi phía Bắc và TâyNguyên Diện tích cà phê tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, tại cáctỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và chủ yếu là càphê vối Diện tích cà phê của khu vực này chiếm tới 72% tổng diện tích cảnước và sản lượng cũng chiếm khoảng 92% tổng sản lượng cả nước Cà phêchè trồng chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ, vùng núi phía Bắc do các vùng này

ở vùng cao hơn, nhưng với diện tích và sản lượng rất khiêm tốn, tập trungnhiều ở các tỉnh Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên

Khí hậu thời tiết: Việt Nam được chia thành hai vùng khí hậu

phù hợp cho sản xuất cà phê Vùng Tây Nguyên và tỉnh Đồng Nai có đất đỏbazan, rất thuận lợi để trồng cà phê vối và các tỉnh miền Bắc, với độ cao phùhợp (khoảng 6-800 m) phù hợp với cà phê chè

Trước hết chúng ta có thể khẳng định một điểm là cà phê Robusta ViệtNam có chất lượng cao, thậm chí cao hơn hẳn cà phê cùng chủng loại củanhiều nước khác Đó là vì cà phê Robusta vốn có nguồn gốc phát sinh từnhững vùng thấp nóng ẩm ở châu Phi, nay được đưa lên trồng ở các caonguyên có độ cao trên mặt biển như vậy, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn nênchất lượng sản phẩm cà phê ở đây hơn hẳn ở các vùng thấp Khi người ta ca

Trang 21

ngợi cà phê vối Buôn Ma Thuột chính là vì nó được trồng ở độ cao như thếcộng với đất badan có độ màu mỡ lý tưởng cho cây cà phê.

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

- Lực lượng lao động dồi dào

- Nước ta đã trồng cà phê từ hơn một thế kỷ qua

Hiện nay Việt Nam có gần 490 nghìn ha cà phê được phân bố chủ yếu

ở các tỉnh Tây Nguyên (hơn 90% diện tích) là một điều kiện thuận lợi chochúng ta nguồn cung cà phê cho hoạt động xuất khẩu

Khi gia nhập WTO Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển Được hưởng

sự bình đẳng như các nước xuất khẩu khác, các rào cản xuất khẩu được gỡ bỏ,

cơ hội thị trường mở rộng, điều kiện tiếp nhận các công nghệ sản xuất mới.Tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê của nước ta cũngcần nhận thức rõ những khó khăn

Khả năng cạnh tranh cao của cà phê Việt Nam trong quá khứ chủ yếudựa trên bốn yếu tố sau:

Thứ nhất là giá lao động rẻ, lực lượng lao động dồi dào.

Thứ hai là năng suất cao dựa trên sử dụng nhiều nước tưới và phân bón Mặc dù là nước mới tham gia thị trường cà phê quốc tế nhưng Việt

Nam đã quản lý và đạt được mức năng suất cao bằng phương pháp canh tácthâm canh mạnh với việc ứng dụng cao các loại đầu vào, phân bón và nướctưới Việt Nam có năng suất bình quân 1,30 tấn/ha, nhiều nơi đạt từ 4 đến 5tấn/ha so sánh với 0,30-0,35 tấn/ha ở các nước Châu Phi và Indonesia Brazil

và Ấn Độ đạt khoảng 0,8 tấn/ha Chi phí lao động là một trong những nướctrồng cà phê thấp nhất và cùng với năng suất cao đã góp phần làm giá thànhtrên một đơn vị sản phẩm ở Việt Nam thấp

Trang 22

Thứ ba là lợi thế về khoảng cách vận chuyển Do Việt Nam có

chiều ngang hẹp nên vùng trồng cà phê gần với khu vực chế biến, điều nàylàm giảm đáng kể vào chi phí sản xuất của sản phẩm Hơn nữa, các vùng sảnxuất chính cà phê Việt Nam đều gần các cảng xuất khẩu Việt nam nằm ở vịtrí thuận lợi cho cả giao thông đường thủy lẫn đường hàng không nên việcvận chuyển sản phẩm xuất khẩu sang các nước cũng được dễ dàng Hàng hóacủa ta xuất khẩu chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển mà ta lại có bờbiển dài với nhiều cảng nước sâu cho thuyền lớn lưu thông được Khi vậnchuyển hàng xuất khẩu của ta không phải đi qua nhiều lãnh hải các nướckhác, điều này có thuận lợi lớn

Thứ tư là hệ thống chính sách của nhà nước đối với ngành cà phê thông thoáng, tạo môi trường bình đẳng cho tất cả các tác nhân tham

gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê

So sánh với các nước khác, nông dân Việt Nam là người nhận được tỷ

lệ mức giá cao nhất nếu so với mức giá xuất khẩu Mức giá tại hộ năm 2002chiếm tới 94% so với giá xuất khẩu ở Việt Nam Trong khi đó, tỷ lệ này ở cácnước xuất khẩu cà phê khác thấp hơn rất nhiêu như Indonesia (83%), ấn Độ(83%), Uganda (75%) và Ivory (63%)

Nhờ lợi thế từ 4 yếu tố trên nên cà phê Việt Nam đã nhanh chóngchiếm lĩnh được thị trường cà phê thế giới, đặc biệt là các nước Châu Phi.Trong khảng 5 năm lại đây có bước tiến vượt bậc trong sản xuất, trở thànhnước đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối

2.1.2 Khó khăn

2.1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Cũng như nhiều loại cây trồng khác thì việc sản xuất cà phê cũng phụthuộc lớn vào điều kiện thời tiết, gặp năm thời tiết không thuận lợi thì khôngthể đủ lượng cà phê xuất khẩu, khó duy trì mức sản lượng xuất khẩu ổn định

Trang 23

Tuy nhiên năm được mùa thì cà phê xuất khẩu lại phải đối mặt với một thựctrạng là giá cà phê xuống thấp do cung lớn hơn cầu Một số khó khăn nổi bật

ở Việt Nam là:

- Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ mùa khô kéo dài

- Mùa mưa có lượng mưa quá lớn

- Một số nơi mưa đến muộn, kéo dài

- Khí hậu nóng ẩm, chế độ nhiệt ít thay đổi dễ dẫn đến sâu bệnh

2.1.2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

Khó khăn trước hết về chính sách thuế Việt Nam không nằm

trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phêhòa tan khi tham gia các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản và EU…Các nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với các sản phẩmxuất khẩu cà phê ở châu Mỹ Trong đó mức thuế này hiện áp dụng với ViệtNam là 2,6% đến 3,1% Bên cạnh đó nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuếquan như biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến trong nước Đây lànhững rào cản rất lớn với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập trực tiếpvào các thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các công ty trung gian ởcác nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn

Thứ hai là chính sách do các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu tính linh hoạt Mặc dù hiện nay có nhiều điều khoản ưu đãi đối với

các tác nhân tham gia kênh sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê như lãi suấtthấp, khoanh nợ, giãn nợ…nhưng tất cả các yếu tố để tiếp cận với chính sáchnày đều chưa tốt Đầu tiên là những quy định về vay vốn hiện nay chủ yếuquan tâm đến giá trị thế chấp hơn là khả năng sinh lợi của dự án vay Việcquy định tỷ lệ tiền vay không vượt quá một tỷ lệ % nhất định của giá trị tàisản cũng gây khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn Thiếu tài sản thế chấp

Trang 24

là cản trở lớn nhất đối với những người trồng cà phê nghèo và các doanhnghiệp quy mô nhỏ Hơn nữa các thủ tục hành chính của các ngân hàng chưathông thoáng, gây nhiều khó khăn cho người vay.

Thứ ba, vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhanh chưa tương xứng, mặc dù trong mười năm qua, nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ

tầng như giao thông, truyền thông, thủy lợi, điện…đã có những chuyển biếnđáng kể

Bên cạnh đó, hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sảnphẩm còn yếu kém và lạc hậu Các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn coi trọngvấn đề kiểm tra và giám sát chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hóa.Trong khi đó ở Việt Nam hoạt động này chưa được chú trọng đối với ngành

cà phê từ sản xuất đến xuất khẩu Hiện tượng bán hàng giả dưới tên cácthương hiệu cà phê nổi tiếng có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây.Điều này tạo nên những bất lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanhnghiệp nhỏ do chi phí bảo vệ thương hiệu vượt quá sức của họ

Các xu hướng gần đây trên thị trường cà phê thế giới cho thấy khảnăng cạnh tranh cao của cà phê Việt Nam khó duy trì trong thời gian tới bởi:

- Thứ nhất, xu hướng tiêu dùng sẽ tiếp cận với các sản phẩm chấtlượng cao, sản phẩm hữu cơ và sản phẩm sạch

- Hệ thống kiểm tra giám sát quốc tế với nguồn gốc xuất xứ củasản phẩm sẽ buộc người trồng cà phê giảm dần phân bón và qua đó năng suất

sẽ có xu hướng giảm

- Tăng trưởng cà phê trong quá khứ chủ yếu dựa trên tăng diệntích trồng đặc biệt là phá rừng và khai thác nguồn nước ngầm không phải trảthuế Hiện nay nhiều nơi đã bắt đầu gặp xu hướng môi trường suy thoái, cảntrở tăng năng suất và giá thành bị đẩy lên cao

2.1.3 Đánh giá chung

Trang 25

Tóm lại, Việt Nam có lợi thế về:

+ Điều kiện tự nhiên: phù hợp với cà phê vối

+ Lao động: lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ

+ Cảng biển nên vận chuyển dễ dàng, thuận tiện xuất khẩu cà phê

đi các nước trên thế giới

và tăng thâm canh cà phê Tổng diện tích cây cà phê năm 2000 lên đến 516,7nghìn ha, chiếm 4,14% tổng diện tích cây trồng của Việt Nam, đứng thứ bachỉ sau hai loại cây lương thực chủ lực là lúa (chiếm 61,4%) và ngô (chiếm5,7%)

Kể từ ngày 07/11/2006 Việt Nam được kết nạp làm thành viên chínhthức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến nay đã được 2năm Việc trở thành thành viên của WTO đã mang lại cho chúng ta nhiều cơhội lớn và cả những thách thức lớn Ngành cà phê Việt Nam cũng khôngngoại lệ Nhìn lại những vấn đề đặt ra sau hơn 2 năm gia nhập WTO ta thấyngành cà phê Việt Nam trong một thời gian không dài chỉ trong vòng 26 năm,trong một phần tư thế kỷ, kể từ sau năm 1975 đã có những bước phát triểnvượt bậc với tốc độ kỷ lục so với nhiều nước trồng cà phê khác trên thế giới.Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã có diện tích khoảng 500.000 ha với lượng

Trang 26

cà phê xuất khẩu hàng năm khoảng 850.000 tấn Cà phê Việt Nam được bánsang trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên các châu lục

Ngành cà phê Việt Nam trong một thời gian không dài chỉ trong vòng

26 năm, trong một phần tư thế kỷ, kể từ sau năm 1975 đã có những bước pháttriển vượt bậc với tốc độ kỷ lục so với nhiều nước trồng cà phê khác trên thếgiới Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã có diện tích khoảng 500.000 ha vớilượng cà phê xuất khẩu hàng năm khoảng 850.000 tấn Cà phê Việt Namđược bán sang trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên các châu lục

Từ những năm 1990, 1991 sau sự tan rã của Liên Xô và các nướcXHCN Đông Âu việc bán cà phê theo nghị định thư của nhà nước không cònnữa, cà phê Việt Nam bắt đầu được tiếp xúc rộng rãi với thị trường thế giới vàđầu năm 1991 Việt Nam bắt đầu gia nhập, là thành viên chính thức của Tổchức quốc tế về cà phê (ICO) Cho đến nay, năm 2007 cà phê Việt Nam đãđược tiêu dùng ở 74 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục Và chỉsau 25 năm phát triển sang đầu thế kỷ 21 Việt Nam đã chiếm vị trí thứ 2 trênthế giới về lượng cà phê xuất khẩu chỉ sau Brazil

Trong 7 vụ cà phê gần đây từ 2000/01 đến 2006/07, thống kê 10 nướchàng đầu mua cà phê Việt Nam đã mua 4.283.511 tấn cà phê bình quân mỗi

vụ mua tới 611.930 tấn chiếm thị phần tới 73,33% Còn lại hơn 60 thị trườngkhác chỉ mua 1.557.556 tấn, bình quân niên vụ 222.508 tấn chiếm thị phầnchỉ có 26,67% Có thể nói rằng trong những năm qua trong thời gian khôngdài, chỉ có hơn 10 năm ngành cà phê Việt Nam đã có được những thị trườnglớn, có thể coi là thị trường truyền thống của mình bởi lẽ các thị trường nàynhập khẩu cà phê Robusta Việt Nam với khối lượng tương đối lớn và đều đặn

cả những năm khủng hoảng giá thấp và những năm giá cao Nếu xem xét thịtrường tiêu thụ cà phê Việt Nam theo từng châu lục thì có thể thấy thị trường

Trang 27

lớn nhất là châu Âu với tỷ trọng 61,28%, thấp nhất là châu Phi chỉ chiếm3,75%

Nhìn lại tình hình ngành cà phê Việt Nam những năm qua chúng tathấy rõ sự phát triển đạt tốc độ rất cao đáng ca ngợi, tự hào Như trên đã nêu,ngành cà phê Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong vòng 30 năm lại đây

về mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và tăng khối lượng cà phêxuất khẩu Đến nay cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủlực, có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ và chiếm 1 tỷ trọng khá lớntrong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nước Cây cà phê đã góp phầnkhai thác tiềm năng đất đai, lao động và khí hậu ở cao nguyên và miền núi,tạo nên công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu nông dân.Theo thống

kê thì cả nước có trên 500.000 hộ nông dân trồng cà phê và có trên 1 triệunhân khẩu có cuộc sống liên quan với cây cà phê

Trong cộng đồng cà phê quốc tế, ngành cà phê Việt Nam được đánh giácao về tốc độ phát triển nhanh chưa từng có và vườn cà phê Việt Nam đạtnăng suất cao hàng đầu thế giới Nhiều doanh nghiệp cà phê Việt Nam và cảcác hộ nông dân trồng cà phê đã tham gia và được cấp các chứng chỉ nhưUTZ Certified, Fair Trade, cafe 4C, và cũng có nhiều doanh nghiệp đang phấnđấu sản xuất cà phê hữu cơ

Tại Việt Nam, do lợi nhuận từ cà phê cao, người dân đã tăng diện tíchtrồng bằng nhiều cách khác nhau như phá bỏ các loại cây khác, phá rừng…đểtrồng cà phê Trong nửa cuối thập kỷ 90, diện tích cà phê của Việt Nam tăngtrung bình 23,9%/năm, sản lượng tăng trên 20%/năm; và năm 1994, 1995,

1996 sản lượng tăng nhanh với mức độ tăng lần lượt là 48,5%, 45,8% và33% Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng thứ hai (sau gạo) củaViệt Nam, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu lần đầu vượt 1 tỷ USD, năm 2007kim ngạch đã vượt mức 1,5 tỷ USD

Trang 28

Năm 2007,2008 là những năm thành công đối với ngành cà phê củanước ta Năm 2007, lượng cà phê xuất khẩu đạt 1.209 nghìn tấn và kimngạch đạt 1.88 tỷ USD Đặc biệt, năm 2008 ngành cà phê Việt Nam xuấtkhẩu đạt 954 nghìn tấn với kim ngạch 1,95 tỉ USD, giảm 22,4% về lượngnhưng vẫn tăng 2,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007 Tính trung bình cảnăm 2008, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 2.044 USD/T, tăng 31% sovới năm 2007.

Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam dự báo, xuất khẩu cà phê ViệtNam trong năm 2009 ước đạt 980 nghìn tấn với giá trung bình khoảng 1.800USD/T, tương đương với kim ngạch khoảng 1,764 tỉ USD, giảm 8,6% vềlượng và giảm 17,4% về trị giá so với năm 2008

Kim ng ch xu t kh u c phê Vi t Nam (tri u USD) ạch xuất khẩu cà phê Việt Nam (triệu USD) ất khẩu cà phê Việt Nam (triệu USD) ẩu cà phê Việt Nam (triệu USD) à phê Việt Nam (triệu USD) ệt Nam (triệu USD) ệt Nam (triệu USD)

Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương

Cà phê được coi là cây trồng mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh

tế nông nghiệp của các tỉnh Tây Nguyên Thời gian gần đây, nhiều doanhnghiệp đã mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng mua sắm trang thiết bị hiện đại,nhằm từng bước nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu

Nước ta sản xuất và xuất khẩu hai loại cà phê chủ yếu là cà phêRobusta và cà phê Aribica Cà phê Robusta chiếm hơn 65% diện tích (90%sản lượng) Về chất lượng và hương vị thì cà phê Robusta không thể so sánh

Trang 29

với cà phê Arabica Tuy nhiên, giống này vốn được trồng nhiều ở Châu phi,vùng có khí hậu nóng ẩm, chất lượng khong cao, khi được trồng ở vùng caonguyên nước ta đã làm cho chúng có được hương vị đặc biệt, chất lượng thơmngon, nó hoàn toàn có thể cạnh tranh được với cà phê Arabica của các nướckhác.

Xuất khẩu cà phê chiếm 13% tổng giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam,trở thành nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới, chiếm 43% thị phần càphê vối thế giới

2.2.2 Những thực trạng

Tuy nhiên qua cuộc khủng hoảng cung cấp thừa trên phạm vi toàn cầuvừa qua chúng ta có thể thấy rõ ngành cà phê nước ta đã bộc lộ không ít điểmcòn chưa thực sự bền vững, và sau khi gia nhập WTO chúng ta cũng gặpnhiều thách thức phải vượt qua

Những vấn đề cần được quan tâm nhất của ngành cà phê nước ta là:

Vấn đề chất lượng sản phẩm Mặc dù có nhiều thành tựu, diện

tích, năng suất, sản lượng cà phê nước ta không ngừng tăng lên nhưng chi phísản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm vẫn cao, chất lượng cà phê còn thấp, nêngiá bán sản phẩm giảm, dẫn đến sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thịtrường thế giới chưa cao Cà phê xuất khẩu của Việt Nam có khối lượng lớn,trong đó chủ yếu là cà phê Robusta nhưng chất lượng cà phê xuất khẩu củaViệt Nam chưa đồng đều, đặc biệt là số lượng cà phê xuất khẩu bị thải loạicòn chiếm tỷ lệ cao (hơn 80%) trong tổng số cà phê bị thải loại của thế giới.Chất lượng cà phê Robusta của nước ta không cao là tác động tổng hợp của cảquá trình trồng trọt, thu hái, chế biến dẫn đến

Sản lượng cà phê vối của Việt Nam lớn nhất nhưng chưa có khả năngdẫn dắt giá cả thị trường do chất lượng cà phê không cao Cơ hội xuất khẩucủa cà phê Việt Nam rất sáng sủa Trên thực tế sản lượng và kim ngạch xuất

Trang 30

khẩu tăng liên tục trong những năm gần đây Nhưng thực tế người tiêu dùngthế giới ít biết đến cà phê Việt Nam Nói cách khác, cà phê Việt Nam xuấthiện như một loại nguyên liệu chứ không phải một thương hiệu.

Nguyên nhân là do chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam còn thấp.Nhà phân tích thị trường cà phê FO Litchs cho biết, trong số cà phê đạt tiêuchuẩn chất lượng của Ủy ban Điều hành Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) do thịtrường cà phê London (LIFFE) phân loại năm 2005 thì Việt Nam chiếm 89%,năm 2006 là 88%, năm 2007 chất lượng cà phê có khá hơn nhưng vẫn chiếm66%

Báo cáo của Uỷ ban điều hành ICO nhận định sự chậm trễ áp dụng tiêuchuẩn chất lượng mới của Việt Nam đã làm tăng lượng cà phê bị loại ra theophân loại của LIFFE Chúng ta vẫn đang áp dụng Bộ tiêu chuẩn cũ 4193: 93

mà Bộ khoa học Công nghệ đã quyết định thay thế bằng Bộ tiêu chuẩn mới4193: 2001 rồi 4193: 2005 Đây là một vấn đề đang gây tranh cãi trong ngành

cà phê Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra một lộ trình chongành cà phê Việt Nam phấn đấu áp dụng Tiêu chuẩn nhà nước TCVN 4193:

2005 vào năm 2010 Chúng ta hy vọng rằng chất lượng mặt hàng cà phê ViệtNam sẽ có nhiều tiến bộ

Theo đánh giá của cục chế biến nông, lâm, thủy sản, quy trình canh tác,thu hoạch, sơ chế, bảo quản của cà phê chưa đem lại hiệu quả cao nhất Cóđến 45% cơ sở xay xát từ cà phê quả ra cà phê hạt không đạt tiêu chuẩn đãảnh hưởng đến tiêu chuẩn của cà phê nguyên liệu Đặc biệt là chất lượng sảnphẩm xuất khẩu thì năng lực chế biến ở khâu sơ chế mới đạt 20% khâu tinhchế đạt 40% và công nghệ sấy chất lượng cao chỉ đạt 20%

Theo đánh giá của ICO, Việt Nam chậm áp dụng tiêu chuẩn mới đã làmtăng khối lượng cà phê phẩm chất kém Hiện nay, trong xuất khẩu cà phê,Việt Nam vẫn áp dụng bộ tiêu chuẩn cũ TCVN 4193:93 ban hành từ năm

Trang 31

1993 Đầu năm 2006, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành tiêu chuẩn mớiTCVN 4193:2001 Tuy nhiên, bộ tiêu chuẩn này vẫn chưa nhận được sự quantâm của doanh nghiệp và cho đến nay, còn không ít doanh nghiệp áp dụng bộtiêu chuẩn năm 1993 Ngay trên bản giới thiệu sản phẩm của một số đơn vịxuất khẩu cũng chính thức ghi những tiêu chuẩn theo bản TCVN 4193:93 Vìvậy, dù là nước dẫn đầu xuất khẩu cà phê vối nhưng doanh số và giá trị giatăng của doanh nghiệp Việt Nam luôn bị trừ lùi 180-200 USD/tấn.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngành cà phê Việt Nam ngày nay vấn đề này cần được nghiên cứu mộtcách nghiêm túc các vấn đề sử dụng các loại hoá chất trong bảo vệ thực vật.Chúng ta khuyến khích áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM)không dùng thuốc trừ sâu bệnh trong danh mục cấm của nhà nước và với liềulượng, nồng độ, phương pháp cho phép

Vừa qua Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam đã nhận được báo cáo khảosát mặt hàng cà phê của các nước cung cấp cà phê nhân cho Nhật Bản, trong

đó có báo cáo số 6 về Việt Nam của Promar Nhật Bản do Hiệp hội cà phêtoàn Nật Bản chủ trì, tiến hành từ tháng 4 đến đầu tháng 8 năm 2007 Trongbáo cáo này Promar Nhật Bản đã khảo sát một loạt 24 nước trong đó có ViệtNam, người ta đã nêu ra mức tồn dư tối đa của 14 loại nông dược trong hạt càphê do Uỷ ban Codex quy định

Báo cáo cũng liệt kê tóm tắt các loại thuốc trừ sâu bệnh và trừ cỏ dại đãdùng cho cà phê ở Việt Nam nói chung đều ở mức thấp và trung bình Người

ta cũng đưa ra bảng thống kê so sánh các nước cung cấp cà phê cho Nhật Bảntrong đó có Brasil, Colombia, Indonesia, Ethiopia, Guatemala, Việt Nam, tất

cả 24 nước, Việt Nam được xếp thứ 6 về lượng nhập khẩu cà phê của NhậtBản năm 2006 với 31.000 tấn

Trang 32

Điều đáng mừng là Việt Nam chưa mắc lỗi nghiêm trọng nào, nhưng rõràng đây là một cảnh báo cho toàn ngành cà phê Việt Nam trong việc sử dụnghoá chất để bảo vệ thực vật Trong thư của ông giám đốc Hiệp hội cà phê toànNhật Bản có ghi rõ là ở cà phê Việt Nam có một số dư lượng thuốc được tìmthấy là Glyphosate 0,02 chưa vượt quá mức giới hạn theo quy định của Bộ y

tế Lao động và phúc lợi Hiệp hội cà phê toàn Nhật Bản cũng nhắc chúng tacần quan tâm vì có thể những chất này sẽ phát sinh vấn đề vượt qua ngưỡngtrong tương lai

Ngoài vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu, ngành cà phê còn cần quan tâmđặc biệt đến vấn đề nấm mốc và nhiễm Ochratoxyn A (OTA) trong cà phê

Xây dựng ngành cà phê phát triển bền vững trên cả 3 phương diện: kinh tế, môi trường và xã hội Một vấn đề quan trọng là áp dụng thực

hành nông nghiệp tốt, thực hành chế biến tốt (GAP và GMP) Cà phê ViệtNam được đánh giá là có năng suất cao nhất thế giới Đó là kết quả của việcthâm canh cao độ vườn cây với việc tăng cường bón phân tưới nước cho càphê Nước, phân, cần, giống là những yếu tố quyết định năng suất cà phê

Tuy nhiên cũng không thể lạm dụng quá mức các yếu tố đó Bón nhiềuphân hoá học, tưới nước với một lượng quá cao, tưới không đúng phươngpháp đều tác động xấu đến đất trồng và qua đó ảnh hưởng đến độ bền vữngcủa vườn cây

Chúng ta chủ trương xây dựng hệ thống thực hành nông nghiệp tốt(GAP) trên cơ sở thân thiện với môi trường, thân cận sinh thái Vườn cà phê

có cây che bóng, có đai rừng, trồng xen theo hướng đa dạng sinh học, đa dạngsản phẩm Người ta đã trồng xen trong vườn cà phê các cây ăn quả như sầuriêng, cây hoa hoè, cây quế và cả cây ca cao Cũng có thể trồng xen hồ tiêutrong vườn cà phê với cây choái sống là cây ngân hoa (silk oak) họ

Trang 33

Proteaceae- chẹo thui Đây là một công thức có thể mang lại hiệu quả kinh tếcao và đã được áp dụng khá rộng rãi ở Ấn Độ

Trong sản xuất cà phê thường sản sinh ra nhiều chất thải, nhất là trongkhâu chế biến với cả 2 phương pháp chế biến khô và ướt

Cần có biện pháp xử lý chất thải cả chất thải lỏng và chất thải rắn Vấn

đề này đã được nghiên cứu và có các điểm trình diễn ở nhiều nơi từ QuảngTrị đến Sơn La, Gia Lai, Đaklak, Lâm Đồng Quan tâm vấn đề này là quantâm đến môi trường sống Nhiều doanh nghiệp trong ngành cà phê đã đăng ký

và được cấp chứng chỉ ISO 9000 về chất lượng cà phê Nhưng việc đăng kýchứng chỉ 14.001 còn chưa được quan tâm phổ biến

Rõ ràng ngành cà phê Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững vàhội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều việc phải làm

Ổn định diện tích cà phê góp phần ổn định cân bằng cung cầu trên thị trường cà phê quốc tế

Hạn chế việc đua nhau mở rộng diện tích ra ngoài quy hoạch do giá cảlên cao là cần thiết Như trên đã nói, ngành sản xuất cà phê nước ta đã đạt đếncái ngưỡng của nó Với khoảng nửa triệu hecta cà phê, hàng năm làm rakhoảng 1 triệu tấn sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu là phù hợp Thực ra chúng

ta cũng khó mở thêm diện tích cà phê vì đất đai hạn chế Chúng ta còn phảidành đất cho nhiều loại cây trồng khác như cao su, hồ tiêu, ca cao, điều

Tuy nhiên đảm bảo diện tích ổn định cũng không phải là dễ vì hiện naycũng đã có hàng chục vạn hecta cà phê đã đến tuổi già cỗi cần được tạo hìnhtrẻ lại hoặc trồng thay thế Cần kết hợp việc trồng lại vườn cà phê với việcthay đổi giống cà phê với các đầu dòng ưu tú chọn lọc của cà phê vối Vàcũng tính đến việc thay một số diện tích cà phê vối bằng cà phê chè Trongmột số hội nghị của ngành cà phê gần đây cũng có nhiều ý kiến về việc sửdụng đất các vườn cà phê già cỗi đã thanh lý để trồng ca cao Đây là một điều

Ngày đăng: 02/09/2012, 12:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Tạp chí thương mại số 3+4+5/2009 tr 34 6. Tạp chí thương mại số 1+2/2009 trang 41 Website:http://www.agro.gov.vn/news/newsDetail.asp?targetID=12759http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20001227170054http://www.vicofa.org.vn/tinchitiet.aspx?=id=83122 Link
1. Trần Thị Quỳnh Chi, Muriel Figue, Trần Thị Thanh Nhàn thuộc Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Nghiên cứu tiêu thụ cà phê tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, (2006) Khác
2. Trần Thị Quỳnh Chi, Dave D’haeze thuộc Trung tâm tư vấn Chính sách Nông nghiệp, Báo cáo nghiên cứu: Đánh giá tác động của thực tiễn sử dụng yếu tố đầu vào cho sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk Khác
3. Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Báo cáo thường niên ngành hàng cà phê 2008 & triển vọng 2009 của Trần Thị Quỳnh Chi, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Nguyễn Nghĩa Lân, (2009) Khác
4. Nghiên cứu ứng dụng dự báo cung dài hạn cho 5 vùng sản xuất cà phê chính ở Việt Nam (2007)của Trần Thị Quỳnh Chi, Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

(Hình 2) - Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng.DOC
Hình 2 (Trang 37)
(Mô hình 3) - Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng.DOC
h ình 3) (Trang 38)
Trong mô hình ban đầu hồi quy sản lượng theo diện tích trồng cà phê, dân số tỉnh và lượng mưa ta thấy dân số và lượng mưa không có ý nghĩa  thống kê.Vậy ta xem xét riêng sự tác động riêng của dân số và sản lượng: - Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng.DOC
rong mô hình ban đầu hồi quy sản lượng theo diện tích trồng cà phê, dân số tỉnh và lượng mưa ta thấy dân số và lượng mưa không có ý nghĩa thống kê.Vậy ta xem xét riêng sự tác động riêng của dân số và sản lượng: (Trang 39)
Dựa vào mô hình ta thấy chỉ có log của diện tích có ý nghĩa thống kê. Khi bỏ dân số và lượng mưa ra khỏi mô hình ta có: - Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng.DOC
a vào mô hình ta thấy chỉ có log của diện tích có ý nghĩa thống kê. Khi bỏ dân số và lượng mưa ra khỏi mô hình ta có: (Trang 40)
tuyến tính. Vì thế mô hình dạng cobdoulagn không tốt bằng mô hình dạng tuyến tính. - Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng.DOC
tuy ến tính. Vì thế mô hình dạng cobdoulagn không tốt bằng mô hình dạng tuyến tính (Trang 41)
(Mô hình 8) - Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng.DOC
h ình 8) (Trang 43)
(Mô hình 9) - Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng.DOC
h ình 9) (Trang 44)
3.2.4.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi - Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng.DOC
3.2.4.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi (Trang 45)
Do thống kê F có p_value =0.467886 > 0.05 nên mô hình không có tự tương quan. - Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng.DOC
o thống kê F có p_value =0.467886 > 0.05 nên mô hình không có tự tương quan (Trang 46)
=> Mô hình không có p,q mà chỉ có hệ số chặn - Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng.DOC
gt ; Mô hình không có p,q mà chỉ có hệ số chặn (Trang 49)
 ước lượng mô hình: Dependent Variable: D(SL) - Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng.DOC
c lượng mô hình: Dependent Variable: D(SL) (Trang 49)
Mô hình phù hợp vì có phần dư nhiễu trắng Dự báo ngoài mẫu cho năm 2008-2010 : - Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng.DOC
h ình phù hợp vì có phần dư nhiễu trắng Dự báo ngoài mẫu cho năm 2008-2010 : (Trang 50)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w