1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở việt nam

178 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Tới Ô Nhiễm Môi Trường Từ Ngành Công Nghiệp Chế Biến, Chế Tạo Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, PGS.TS. Đinh Đức Trường
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ Kinh Tế
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 178
Dung lượng 1,24 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TỚI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO (17)
    • 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (18)
      • 1.1.1 Các nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bằng phương pháp định tính (18)
      • 1.1.2 Các nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bằng phương pháp định lượng (21)
      • 1.1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu của luận án (26)
    • 1.2 Cơ sở lý luận về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (28)
      • 1.2.1 Một số vấn đề lý luận về tự do hóa thương mại (28)
      • 1.2.2 Một số vấn đề lý luận về ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (35)
      • 1.2.3 Tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (38)
  • CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (17)
    • 2.1 Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu (49)
    • 2.2 Phương pháp nghiên cứu (51)
      • 2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả (51)
      • 2.2.2 Phươg pháp nghiên cứu định lượng (51)
      • 2.2.3 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia (63)
    • 3.1 Thực trạng tự do hóa thương mại ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam (64)
      • 3.1.1 Quá trình cải cách thương mại của Việt Nam (64)
      • 3.1.2 Những yêu cầu về môi trường của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (65)
      • 3.1.3 Tình hình tự do hóa thương mại ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt (67)
  • Nam 55 (0)
    • 3.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam (75)
      • 3.2.1 Thực trạng các chính sách môi trường tác động tới ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên thế giới và ở Việt Nam (75)
      • 3.2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam (75)
    • 3.3 Đánh giá tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam (88)
      • 3.3.1 Mô tả thống kê và tương quan biến (88)
      • 3.3.2 Kết quả ước lượng và phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp độ doanh nghiệp ở Việt Nam (92)
      • 3.3.3 Kết quả ước lượng và phân tích về ảnh hưởng của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp độ ngành ở Việt Nam (118)
    • 3.4 Đánh giá kết quả nghiên cứu (133)
      • 3.4.1 Kết quả (133)
      • 3.4.2 Hạn chế (135)
      • 3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế (136)
  • CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, HẾ TẠO TRONG BỐI CẢNH TỰ (17)
    • 4.1 cảnh Bối trong nước và quốc tế liên quan đến thương mại và môi trường (0)
      • 4.1.1 Bối cảnh quốc tế liên quan đến thương mại và môi trường (137)
      • 4.1.2 Bối cảnh trong nước liên quan đến thương mại và môi trường (142)
    • 4.2 Một số quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (144)
      • 4.2.1 Quan điểm phát triển bền vững (144)
      • 4.2.2 Lựa chọn mô hình phát triển bền vững (144)
      • 4.2.3 Đảm bảo sự tiến bộ xã hội (145)
      • 4.2.4 Gắn tăng trưởng với chống ô nhiễm môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (146)
    • 4.3 Kiến nghị và gợi ý chính sách (146)
    • 4.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu mới của đề tài (152)
  • KẾT LUẬN (153)
  • PHỤ LỤC (166)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TỚI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO

Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

1.1.1 Các nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bằng phương pháp định tính

Nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường bằng phương pháp định tính thường được sử dụng để tổng kết tình hình kinh tế - xã hội sau một thời gian ký kết các hiệp định thương mại Đối với lĩnh vực nông - ngư nghiệp, theo chính sách thương mại đa phương, sản xuất lương thực và thực phẩm trên thế giới dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, để tăng cường sử dụng nguồn lao động thay thế chất hoá học sử dụng trong sản xuất Ảnh hưởng đến môi trường bởi tự do hóa thương mại nông- ngư nghiệp phụ thuộc vào việc sản xuất nông - ngư nghiệp được chuyển từ các nước sản xuất không có hiệu quả sang các nước có hiệu quả hơn (Department of Rural Economy, 2006). Cũng nghiên cứu tác động của tự do thương mại tới môi trường trong lĩnh vực thủy sản, UNEP (United Nations Environment Programme) có chuỗi báo cáo chỉ ra các thành phần môi trường bị ô nhiễm bởi quá trình mở rộng sản xuất và chế biến thủy sản Đây là lý thuyết thay đổi quy mô sản xuất Trong đó, nước và không khí là hai thành phần môi trường bị ô nhiễm nhiều nhất Vì vậy, trong luận án NCS lựa chọn thành phần môi trường là nước và không khí cùng với lý thuyết thay đổi quy mô sản xuất để nghiên cứu (UNEP, 1999b; UNEP, 1999a)

Một trong những nghiên cứu định tính tiêu biểu về tác động của tự do thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp là nghiên cứu của WB công bố năm 1999 Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều nước đang phát triển đã thực sự bị dồn vào thế buộc phải đấu tranh chống lại nạn ô nhiễm công nghiệp Thực tế cho thấy, lợi ích của việc kiểm soát ô nhiễm lớn hơn nhiều so với các chi phí Nhận thức này đã thúc đẩy nhiều nước thông qua các chiến lược đổi mới lôi kéo sự tham gia của các cộng đồng địa phương, người tiêu dùng, các nhà đầu tư và các nhà cải cách chính sách kinh tế vào trận chiến chống lại nạn ô nhiễm môi trường Về phần mình, những cơ sở gây ô nhiễm nhận thấy không còn chỗ cho họ che đậy những gian lận về môi trường, và họ có thể giảm ô nhiễm mà vẫn đảm bảo lợi nhuận nếu các nhà quản lý môi trường đưa ra những khích lệ thích đáng Ô nhiễm công nghiệp vẫn tiếp tục là một cái giá quá đắt đối với các nước đang phát triển, nhưng không thể tiếp tục coi ô nhiễm công nghiệp như là giá phải trả cho sự phát triển, đây chính là thông điệp và luận điểm mà NCS hướng tới trong luận án của mình Bởi vì, trong giai đoạn đầu của phát triển, các nước đang phát triển thường tập trung vào các nguồn lực hạn hẹp của mình Các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm thường cố định, dễ xác định, dễ tuân thủ việc kiểm soát ô nhiễm hơn là các cơ sở gây ô nhiễm như hộ gia đình, các cơ sở sản xuất không chính thống và các phương tiện vận tải có động cơ (WB, 1999b).

Các loại phát thải từ công nghiệp cũng là kênh thú vị để tiến hành phân tích, so sánh, bởi vì nó thay đổi nhiều hơn so với phát thải từ các nguồn khác Công nghiệp phát thải hàng trăm chất gây ô nhiễm ở dạng khí, lỏng và rắn, góp phần tạo mù, gây ô nhiễm hữu cơ nguồn nước, chất thải rắn nguy hại và hủy hoại cộng đồng và các hệ sinh thái Các nghiên cứu sẽ đưa ra một nguồn thông tin phong phú cho việc đưa ra các chính sách môi trường hợp lý về: nguồn gây ô nhiễm, ảnh hưởng của nó, đối với việc hủy hoại môi trường và những khác biệt về chi phí để kiểm soát ô nhiễm Thay cho việc đưa ra một biện pháp xử lý thấu đáo các vấn đề về kiểm soát ô nhiễm công nghiệp thì nghiên cứu của WB lại nhấn mạnh một số kinh nghiệm hiện có về cải tổ quản lý và các chính sách kinh tế đã được ghi nhận trên thế giới Từ những kinh nghiệm này là cơ sở để NCS đưa ra các giải pháp chính sách ở Việt Nam (WB, 1999a).

Năm 2000, Jonh R.Ubben nghiên cứu “Tự do hóa thương mại và chất lượng môi trường: quan điểm đối lập, vấn đề bổ sung, và sự can thiệp cần thiết” Trong nghiên cứu này, ông tập trung nghiên cứu các quan điểm và đề xuất những chính sách hạn chế tác động của thương mại tới môi trường Để nắm bắt được quan điểm của các nhà quản lý, ông đã tiến hành phương pháp phỏng vấn Đây cũng chính là phương pháp mà NCS sử dụng trong nghiên cứu của mình (Ubben, 2000).

Dựa vào sự hội nhập kinh tế của các nước Tây Bán Cầu, Gray, Krisoff và Tsigas nhận thấy rằng tự do hóa thương mại có thể làm giảm chất lượng môi trường ở Mexico và Braxin nếu không có sự kết hợp các chính sách về môi trường nghiêm ngặt Những phân tích của họ nêu rõ lợi ích của hội nhập kinh tế, nhưng những lợi ích này chỉ tăng lên khi có sự kết hợp hài hoà với các chính sách môi trường của các nước Tây Bán Cầu Điều này còn được chứng minh bằng thực nghiệm ở các nước đang phát triển Đây chính là cơ sở để NCS nghiên cứu ở Việt Nam (Tsigas và cộng sự, 2004).

Năm 2005, Viện Nghiên cứu thương mại - Bộ Công thương có báo cáo ”Các quy định quốc tế về thương mại và môi trường liên quan đến cấm nhập khẩu, cấm lưu thông các hoàng hóa ảnh hưởng tới môi trường”, đăng ở Bắc Việt Luật, liệt kê và phân tích những quy định quốc tế về thương mại và môi trường đối với các hàng hóa cấm nhập khẩu, lưu thông ảnh hưởng tới môi trường Việt Nam Đây là kênh tiếp cận mới dựa trên những quy định và rào cản kỹ thuật để bảo vệ môi trường trong thời kỳ tự do thương mại (MOIT, 2005) Khi trở thành thành viên của WTO, môi trường của Việt Nam sẽ gặp phải những rủi ro nếu như chính sách, cơ chế về môi trường yếu kém, ngược lại đó cũng là cơ hội để cải thiện môi trường (Lan, 2006).

Một khía cạnh khác cần quan tâm là các vụ kiện thương mại liên quan đến môi trường. Trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có một ví dụ điển hình về việc phá

“hàng rào xanh” nhờ áp dụng quy tắc minh bạch và không phân biệt đối xử của WTO Năm

2008, tạp chí hoạt động Khoa học văn phòng TBT Việt Nam đã tổng hợp và đăng bài: Bài học về thương mại và môi trường - Nhìn từ một vụ kiện trong WTO (Văn phòng TBT Việt Nam,

2010) Cùng thời gian đó, Nguyễn Thế Chinh dẫn đầu nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài

“Phân tích một số trường hợp tranh chấp thương mại liên quan đến môi trường của Việt Nam và trên thế giới Đề xuất giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế các tranh chấp thương mại liên quan đến môi trường của Việt Nam trong thời gian tới”, trong đó làm rõ những nguyên nhân xảy ra tranh chấp thương mại liên quan đến môi trường Đồng thời có những giải pháp và định hướng cho thương mại Việt Nam tránh khỏi những tranh chấp (Nguyễn Thế Chinh, 2008).

Trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu, EU- MUTRAP (European Trade Policy anh Investment Support Project), bản tin MUTRAP có bài ”Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU” (MUTRAP, 2014a), trong đó, các nhà kinh tế đã phân tích tác động của tự do thương mại tới môi trường ở Việt Nam, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường và khai thác tài nguyên gia tăng Cũng trong khuôn khổ Dự án, tháng 10 năm 2014, MUTRAP vàTrường Đại học Ngoại thương tổ chức hội thảo ”Những điều khoản môi trường trong các hiệp định FTA của EU” (MUTRAP, 2014b), hội thảo đã đánh giá tác động của tự do thương mại tới môi trường cả mặt tích cực và tiêu cực, trong đó tập trung vào vấn đề đa dạng sinh học ViệtNam là một trong những nước có đa dạng sinh học lớn trên thế giới, là một phần của điểm nóng Ấn- Miến, bao gồm các trung tâm đặc hữu về các loài sinh vật, đặc biệt là tại các khu rừng nguyên sinh ở các vùng núi, vùng trũng nằm biệt lập ở một số nơi và các lưu vực sông, như rừng ngập mặn Nhưng sự tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh đã làm tăng áp lực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Nhìn chung, phương pháp định tính phân tích tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường dựa trên quan điểm, phương thức quản lý và các điều khoản môi trường của một quốc gia trong tiến trình ký kết, thực hiện các hiệp định thương mại Từ các nghiên cứu thực tiễn đều chỉ ra rằng: thương mại có ảnh hưởng lớn tới môi trường Thành phần môi trường được lựa chọn nghiên cứu phổ biến là nước, không khí Các quốc gia đang phát triển nếu không có các chính sách, quy định, rào cản để hạn chế những tác động của thương mại tới môi trường thì vấn đề môi trường sẽ trở nên trầm trọng hơn Việt Nam có nằm trong quy luật của các nước đang phát triển hay không? Đó chính là khoảng trống của mà luận án nghiên cứu.

1.1.2 Các nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bằng phương pháp định lượng Đánh giá tác động của tự do hóa thương mại tới môi trường bằng các phương pháp định lượng được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới Sự phát triển lý thuyết ban đầu của các cuộc tranh luận giữa thương mại - môi trường có thể được biết đến từ các nghiên cứu của (Pethig, 1976; Siebert, 1977), (McGuire, 1982) Pethig (1976), sử dụng mô hình của Ricardo với lao động và lượng khí thải là yếu tố đầu vào, với lập luận rằng một quốc gia sẽ chuyên môn hóa về hàng hoá gây ô nhiễm môi trường nếu các quy định về môi trường của họ là ít hạn chế hơn so với các nước khác Siebert (1977), mở rộng phân tích của Pethig và nhấn mạnh rằng chính sách môi trường có thể là thân thiện với môi trường nếu bỏ ra các chi phí giảm thải bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên để sản xuất hàng hóa Một lập luận tương tự cũng được tìm thấy trong khung lý thuyết của Heckscher-Ohlin bởi McGuire (1982), người đã thêm yếu tố môi trường, với giả thiết để hạn chế số lượng, như là một yếu tố bổ sung của sản xuất Chichilnisky áp dụng mô hình Heckscher-Ohlin tân cổ điển, nghiên cứu mối quan hệ giữa thương mại và môi trường, trong đó nhấn mạnh vai trò quyền sở hữu tài sản Ông chỉ ra rằng, các nước đang phát triển, mà thường nằm ở miền Nam, bị thất bại nghiêm trọng về quyền sở hữu, vì các nước này thường khai thác nhiều từ môi trường hơn là dừng lại ở mức sản lượng tối ưu, đối với bất kỳ mức giá nào đó của hàng hóa môi trường, so với các nước phát triển ở miền Bắc Trong bối cảnh này, miền Nam có lợi thế so sánh hơn về tài sản tiêu chuẩn so với hàng hóa môi trường chuyên biệt Tuy nhiên, vì nó không được nội hóa nên không phải là một lợi thế so sánh "thực sự" Do đó, tự do hóa thương mại ở các nước đang phát triển sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề môi trường do ảnh hưởng môi trường vượt quá mức cho phép, trong khi các nước phát triển sẽ 'tăng' chất lượng môi trường từ tự do hóa thương mại trong sự vắng mặt của những thất bại quyền sở hữu tài sản (Chichilnisky, 1994 ) Brander và Taylor (Brander và Taylor, 1997) mở rộng khung nghiên cứu ở miền Nam của Chichilnisky (1994) bằng cách giới thiệu các nguồn tài nguyên tái tạo vào mô hình Nguồn tài nguyên tái tạo được cho là có một năng lực tái sinh mà thường được minh họa bằng một đường chữ U ngược Khi các cổ phiếu của tài nguyên tái tạo cao, tự do hóa thương mại sẽ không đặt các nguồn trong mối nguy hiểm, và do đó miền Nam vẫn có thể hưởng lợi từ việc tăng xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều tài nguyên. Tuy nhiên, nếu các cổ phiếu tài nguyên tái tạo giảm xuống dưới mức tối ưu, có nghĩa là một sự thất bại của quyền sở hữu tài sản thì tự do hóa thương mại sẽ cho kết quả trong kịch bản tiêu cực tương tự cho các nước đang phát triển như dự đoán của Chichilnisky (1994) Sau đó, Brander và Taylor nghiên cứu hai quốc gia khác nhau nhưng nguồn lực lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên gần tương đồng Kết quả cho thấy, quốc gia xuất khẩu hàng hóa thâm dụng tài nguyên hoặc lao động thì dẫn đến môi trường bị phá hủy Ngược lại, quốc gia nhập khẩu hàng hóa thì môi trường được cải thiện Như vậy, theo lý thuyết của các nghiên cứu trên, thì tự do thương mại sẽ tạo ra sự thâm dụng tài nguyên, điều đó dẫn đến ô nhiễm môi trường Việt Nam cũng là quốc gia đang phát triển kinh tế trong tiến trình hội nhập nhờ vào tài nguyên nhưng có nằm trong quy luật của lý thuyết thâm dụng tài nguyên hay không? Và Việt Nam có nằm trong quy luật các quốc gia xuất khẩu thì môi trường bị phá hủy hay không?

Trong bối cảnh thương mại Bắc-Nam, Copeland và Taylor nhận thấy có sự di chuyển các ngành công nghiệp gây ô nhiễm sâu xuống phía Nam (Copeland và Taylor, 1994) Điều này thường được nhận thấy ở "ngành công nghiệp bay” hay “ngành công nghiệp di cư” tới cái gọi là "nơi trú ẩn ô nhiễm" ở miền Nam Bằng biến kiểm soát phân vùng kinh tế, NCS sẽ xem xét kết quả thực nghiệm ở Việt Nam.

So sánh các dòng chảy thương mại từ các nước đang phát triển trong giai đoạn 1967-1968 và 1987-1988 và cho rằng, hàng hóa xuất khẩu ở các nước đang phát triển phần lớn từ các ngành công nghiệp “bẩn” Điều này được cho là bằng chứng của "ngành công nghiệp bay” vào các nước đang phát triển, là nghiên cứu của (Low và Yeats, 1992) Trong một nghiên cứu tương tự,Mani và Wheeler (1999) cũng đã có bằng chứng hỗ trợ về tác động tiêu cực của tự do hóa thương mại đối với môi trường ở các nước thế giới thứ ba Ông và đồng nghiệp đã khẳng định:các nước đang phát triển là điểm đến của các ngành công nghiệp bẩn, do đó các nước đang phát triển được gọi là “nơi trú ẩn ô nhiễm” Bởi các ngành công nghiệp bẩn được đẩy ra khỏi các nước phát triển vì chi phí cao và các quy định môi trường nghiêm ngặt (Wheeler và Mani,1999).

Kế thừa dữ liệu IPPS của Wheeler để nghiên cứu cường độ ô nhiễm nước thải công nghiệp giữa thương mại Nhật Bản và Indonesia Kết qủa cho thấy, mức độ ô nhiễm nước thải ở Indonesia là tuyến tính với tự do thương mại, trong khi nó ngược lại cho Nhật Bản (Gumilang, 2011) Đây chính là một trong những giả thuyết mà nghiên NCS sẽ tiến hành kiểm định bằng mô hình kinh tế lượng ở Việt Nam Để xét xem Việt Nam có nằm trong quy luật là “nơi trú ẩn ô nhiễm” của các nước phát triển thông qua tự do thương mại bằng kênh đầu tư.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Để trả lời câu hỏi nghiên cứu và kiểm định giả thuyết nghiên cứu, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm kinh tế lượng Stata 12, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, thống kê mô tả cùng với khung phân tích được sử dụng trong nghiên cứu này như sau:

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích

Nguồn: NCS Tổng hợp từ cơ sở lý luận

Từ các mối quan hệ của khung phân tích này và dựa trên tổng quan nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra để kiểm định thực nghiệm như sau:

Giả thuyết 1: Khi tự do thương mại gia tăng thì ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam gia tăng Theo lý thuyết của Dean,Gumilang, Mani và Wheeler thì tự do hóa thương mại và ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp có mối quan hệ thuận chiều Bởi các nước sẽ dựa vào lợi thế so sánh của mình để tăng năng suất sản xuất vì vậy sẽ gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu Nếu các chính sách pháp luật môi trường yếu kém thì dễ trở thành điểm đến của các chất thải dưới kênh nhập khẩu nguyên liệu Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đều gia tăng năng suất để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và giảm thiểu chi phí xử lý môi trường Vì vậy, ô nhiễm môi trường gia tăng trong quá trình tự do hóa thương mại ở các nước đang phát triển (Dean, 2002) (Gumilang, 2011; Mani và Wheeler, 1998).

Giả thuyết nghiên cứu: dưới góc độ ngành và Doanh nghiệp

Giả thuyết 2: Khi tự do thương mại gia tăng thì tải lượng ô nhiễm từ ngành bẩn lớn hơn ngành sạch Hay nói cách khác, khi tự do hóa thương mại gia tăng thì cơ cấu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam dịch chuyển theo chiều hướng gia tăng ngành công nghiệp bẩn Ngành bẩn là ngành có tải lượng ô nhiễm cao, vì vậy tải lượng ô nhiễm ngành bẩn luôn lớn hơn ngành sạch Tuy nhiên trong tiến trình tự do hóa thương mại, dựa vào lợi thế của mình Việt Nam đang tập trung phát triển ngành bẩn với tốc độ lớn hơn ngành sạch Điều này có đúng với lý thuyết chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế hay không? Và liệu tải lượng ô nhiễm môi trường do ngành bẩn thải ra lớn hơn rất nhiều lần so với ngành sạch hay không? (Mani và Jha.S,

2005) (Mani và Wheeler, 1999; Copeland và Taylor, 1994)

Dưới góc độ Doanh nghiệp:

Giả thuyết 3: Khi tự do hóa thương mại gia tăng thì Doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn các doanh nghiệp khác Theo lý thuyết của Grossman và

Krueger, Ederington và Mani thì các nước đang phát triển là nơi trú ẩn ô nhiễm thông qua dòng vốn FDI, liệu Việt Nam có nằm trong quy luật đó hay không? Đó chính là giả thuyết mà NCS nghiên cứu Bởi vì tự do hóa thương mại và tốc độ gia tăng các dự án FDI ở Việt Nam tỷ lệ thuận, nhưng vấn đề môi trường có trở nên trầm trọng hơn hay không? (Grossman and Krueger, 1993) (Ederington và cộng sự, 2004).

Giả thuyết 4: Khi tự do thương mại gia tăng thì các doanh nghiệp có quy mô lớn gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn các doanh nghiệp khác Lý thuyết về tự do hóa thương mại tạo sự chuyên môn hóa trong ngành công nghiệp bẩn đã được kiểm chứng trên thế giới bằng nghiên cứu thực nghiệm của Copeland và Tayor, O’connor và Mani và Jha Vì vậy, trong luận án này, NCS sẽ xét xem tự do hóa thương mại ở Việt Nam có tạo nên sự chuyên môn hóa trong các ngành bẩn bằng kênh tăng quy mô doanh nghiệp hay không? Bởi vì, khi quy mô doanh nghiệp tăng kéo theo đó là tải lượng ô nhiễm bình quân của doanh nghiệp lớn sẽ nhiều hơn các loại hình doanh nghiệp khác(Copeland và Tayor, 2003) ((Mani và Jha.S, 2005)

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

NCS thu thập, tổng hợp, tóm tắt, tính toán số liệu của các doanh nghiệp, các ngành trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Dựa trên dữ liệu thu thập và tính toán, luận án trình bày thực trạng của tự do hóa thương mại và ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam trong quá trình nghiên cứu.Với thực trạng tự do hóa thương mại, luận án tập trung vào mô tả các giá trị xuất nhập khẩu, thị trường cũng như các chính sách thương mại của các ngành thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Còn với thực trạng ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thì NCS tính tải lượng ô nhiễm của chất độc, kim loại, nước và không khí cho các loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp và cả ngành.

Từ thực trạng đã nếu, NCS mô tả và phân tích các đặc trưng của tự do hóa thương mại và ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam.

2.2.2 Phươg pháp nghiên cứu định lượng

2.2.2.1 Mô hình đánh giá tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường Để ước lượng tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường ngành công nghiệp, NCS sử dụng mô hình dưới dạng hàm tải lượng ô nhiễm tổng quát được đề xuất trong nghiên cứu của Hettige và cộng sự (Hettige và cộng sự, 1996) như sau:

Trong đó, P là mức độ ô nhiễm, X là véc- tơ các yếu tố đầu vào, T là biến đại diện cho tự do hóa thương mại, D là véc – tơ tập hợp các biến giả, ui là số hạng sai số ngẫu nhiên.

Từ hàm tải lượng ô nhiễm tổng quát, NCS xây dựng mô hình nghiên cứu tải lượng ô nhiễm của một doanh nghiệp và biểu diễn dạng tuyến tính như sau:

Trong đó, Pijt là mức độ ô nhiễm (được đo bằng ô nhiễm chất độc, kim loại, nước, không khí) của doanh nghiệp thứ i thuộc ngành j theo thời gian t; Xijt là yếu tố đầu vào; T là biến số đại diện cho mở cửa thương mại; D là véc tơ các biến kiểm soát bao gồm kiểm soát về quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp và vùng miền phân bố; β là các véc - tơ hệ số của các tham số phù hợp; ui là số hạng sai số ngẫu nhiên.

Ngoài ra, để đánh giá tổng quát hơn về tác động của tự do hóa thương mại đến ô nhiễm môi trường ở cấp độ ngành, mô hình được sử dụng dưới dạng tuyến tính là:

Trong đó, Pjt là mức độ ô nhiễm (được đo bằng ô nhiễm chất độc, kim loại, nước, không khí) của ngành thứ j theo thời gian t; Xjt là yếu tố đầu vào; T là biến số đại diện cho mở cửa thương mại; D là véc tơ các biến kiểm soát bao gồm kiểm soát về loại ngành và vùng miền phân bố; β là các véc – tơ của các hệ số của các tham số phù hợp; ui là số hạng sai số ngẫu nhiên.

Mô hình có thể được ước lượng theo phương pháp hồi quy dữ liệu mảng với các mô hình như sau: Mô hình hồi quy gộp (Pooled Model); Mô hình hồi quy ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM); Mô hình hồi quy cố định (Fixed Effects Model- FEM).

Mô hình chung của dạng số liệu mảng như sau:

Yit = β0 + βi*Xit + vit hay Yit = β0 + βi*Xit +ci + uit (vit = ci + uit) (4)

Trong đó Yit là biến phụ thuộc; Xit là véc tơ các biến giải thích, vit là các yếu tố ngẫu nhiên, ci là biến không quan sát được (thể hiện đặc điểm riêng của từng quan sát hoặc từng đơn vị), uit thỏa mãn các giả thiết của phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu OLS.

Mô hình hồi quy gộp POLS

Nếu không có cit thì mô hình (4) khi được viết lại dưới dạng mô hình hồi quy gộp (Pooled Model) như sau:

Yit = β0 + βi*Xit + uit (4.1) Trong đó Yit là biến phụ thuộc ; Xit là véc- tơ các biến giải thích trong phương trình 4.

Tuy nhiên, mô hình hồi quy gộp thực tế chỉ là mô hình đơn giản với phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) Phương pháp OLS này thích hợp trong những trường hợp dữ liệu không tồn tại các yếu tố riêng biệt (từng doanh nghiệp) và yếu tố thời gian Gujarati (2004) khẳng định rằng việc sử dụng phương pháp OLS bỏ qua sự kết hợp giữa bình diện không gian và yếu tố thời gian của dữ liệu sẽ khiến kết quả ước lượng bị sai lệch.Chính vì vậy, người ta thường sử dụng hai phương pháp ước lượng các tác động cố định(FEM) và những tác động ngẫu nhiên (REM) để ước lượng một cách chuẩn xác hơn trong trường hợp mô hình tồn tại các yếu tố riêng biệt cit.

Mô hình tác động cố định FEM

Mô hình FEM cho rằng tồn tại những đặc điểm riêng của mỗi quan sát trong mô hình và chúng ảnh hưởng đến các biến giải thích, đồng thời tồn tại sự tương quan giữa phần dư các thực thể đó với biến giải thích Mô hình FEM sẽ giúp tách những ảnh hưởng này ra khỏi biến giải thích, do đó mô hình sẽ ước lượng được những tác động thực của biến giải thích lên biến phụ thuộc trong mô hình.

Mô hình FEM có dạng như sau:

Mô hình FEM được ước lượng bằng phương pháp hồi quy cổ điến với biến giả hoặc phương pháp biến đổi dọc như sau:

Phương pháp này giúp loại bỏ những ảnh hưởng theo chiều ngang của ci và chỉ còn lại những ảnh hưởng theo chiều dọc Vì thế hàm còn có tên gọi là ước lượng dọc.

Mô hình hồi quy ngẫu nhiên REM

Khác với mô hình FEM, mô hình REM xem các đặc điểm riêng giữa các quan sát là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích Mô hình REM coi các phần dư của mỗi quan sát là một biến giải thích mới khi mà đi sâu vào phân tích tác động của ci lên sự thay đổi của tổng thể Mô hình REM sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) Phương pháp ước lượng này giúp xem xét đến cơ cấu tương quan của phần dư trong mô hình REM. Để lựa chọn mô hình hiệu quả nhất, các kiểm định được sử dụng bao gồm: kiểm định nhân tử Lagrange (xttest0) lựa chọn giữa mô hình POLS với RE Trong đó, H0 là phương sai của sai số qua các đơn vị là không đổi hay mô hình POLS phù hợp hơn Kiểm định Hausman (Hausman, 1978) để lự chọn giữa mô hình RE và mô hình FE Trong đó, H0 là không có sự khác biệt giữa hai mô hình.

Tuy nhiên, bất kể kết quả kiểm định Hausman như thế nào, đối với dữ liệu bảng không cân bằng và T nhỏ, N lớn thì mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên hiệu quả hơn mô hình hiệu ứng cố định (Judge, 1980), (Johnston và DiNardo, 1997), (Taylor, 1980).

Cuối cùng, mô hình được lựa chọn sẽ sử dụng hồi quy robust để kiểm soát các vi phạm về phương sai thay đổi và tự tương quan của sai số ngẫu nhiên (Wooldridge, 2002),(Greene, 2003).

2.2.2.3 Dữ liệu i) Nguồn dữ liệu

Thực trạng tự do hóa thương mại ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam

3.1.1 Quá trình cải cách thương mại của Việt Nam

Việt Nam bắt đầu quá trình hội nhập từ thập niên 80 của thế kỷ 20, nhưng phải đến thập niên 90 thì quá trình hội nhập của nước ta mới được tiến hành mạnh mẽ, đó là những bước đi thận trọng nhưng tương đối hiệu quả Quá trình tự do hóa thương mại của Việt Nam được đánh dấu bằng việc tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm 1995 Quá trình hội nhập của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng gắn liền với quá trình hội nhập của đất nước Vì vậy, NCS phân chia quá trình tự do hóa thương mại của Việt Nam thành 03 giai đoạn, gắn liền với các Hiệp định thương mại quan trọng mà Chính Phủ Việt Nam đã đạt được.

 Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2000

Thời kỳ này được xem là thời kỳ tạo nền tảng cho quá trình tự do hóa thương mại của Việt Nam, bắt đầu bằng việc Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ Đây là lần đầu tiên Việt Nam có thỏa thuận mở cửa thương mại bằng Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA) (năm 1996) Nhưng trên thực tế thì phải đến năm 1999 Việt Nam mới thực sự cắt giảm thuế quan với các mặt hàng đầu tiên theo cam kết trong CEPT Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được hưởng các ưu đãi thuế quan xuất khẩu sang 06 nước của ASEAN theo CEPT/AFTA. Với CEPT/AFTA Việt Nam tham gia một cách khá thụ động, như là một bước tiếp theo của việc gia nhập ASEAN Vì vậy, mức độ cam kết cũng như lộ trình mở cửa của Việt Nam trong CEPT/AFTA còn tương đối hạn chế so với các đối tác khác trong khu vực.

Giai đoạn này còn được đánh dấu bởi việc nộp Đơn xin gia nhập WTO của Việt Nam vào năm 1995 Tiếp theo là vòng đàm phán Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa

Kỳ (BTA) năm 1996 được ký kết sau 11 vòng đàm phán trong suốt 4 năm.

Giai đoạn từ năm 2001 đến 2007

Giai đoạn 2001-2007 được xem là giai đoạn tăng tốc trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam Mở đầu giai đoạn này là việc ký kết và thực thi BTA với Hoa Kỳ năm 2001 Tiếp đến là đàm phán và ký kết 06 Hiệp định thương mại tự do chủ yếu là các FTA /ASEAN+ Sau cùng và thành công nhất trong lịch sử hội nhập của Việt Nam là đàm phán và gia nhập WTO. Đối với BTA, đây là lần đầu tiên Việt Nam có một Hiệp định thương mại song phương với những cam kết mở cửa thị trường trong các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư Các nguyên tắc về không phân biệt đối xử, bảo hộ đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp là những tiêu chuẩn thế giới đầu tiên Việt Nam ký thỏa thuận Giai đoạn này đánh dấu bước cam kết mở cửa sâu về thương mại hàng hóa trong các Hiệp định thương mại tự do ASEAN+ (ASEAN-Trung Quốc 2004, ASEAN- Hàn Quốc 2006 của Việt Nam.

Bước tiến hội nhập quốc tế quan trọng nhất trong giai đoạn này là việc là Việt Nam hoàn tất quá trình đàm phán và gia nhập WTO.

 Giai đoạn từ năm 2007 đến nay

Nền kinh tế Việt Nam bước sang giai đoạn hội nhập sâu rộng, tính đến thời điểm này Việt Nam đã có quan hệ đối tác thương mại với hầu hết các nước trên thế giới Trong thời gian này, Việt Nam tiếp tục đàm phán và ký kết thêm các FTA trong khuôn khổ ASEAN (ASEAN-Nhật Bản 2008, ASEAN-Australia và New Zealand, ASEAN-Ấn Độ 2010) và lần đầu tiên đàm phán ký kết các FTA song phương (Hiệp định đối tác kinh tế song phương với Nhật Bản năm 2009; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Chi lê năm 2012) Việt Nam hiện đang đàm phán một số FTA khác có diện và phạm vi tương tự như: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FTA Việt Nam - Liên minh Thuế quan Nga-Belarus-Kazakstan. Để nắm bắt và theo kịp xu hướng hội nhập của thế giới, Việt Nam bắt đầu tham gia vào những đàm phán thương mại tự do thế hệ mới, với tiêu chuẩn tự do hóa cao nhất cho tới thời điểm này như FTA Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tư do Việt Nam - Khối EFTA.

3.1.2 Những yêu cầu về môi trường của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong thương mại quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Xây dựng các chính sách môi trường hài hòa nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của tự do hóa thương mại, không tạo ra những rào cản đối với thương mại sẽ đóng góp vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp Ngược lại, các chính sách thương mại thúc đẩy phát triển kinh tế phải có tác dụng hạn chế đến mức tối đa thiệt hại về môi trường Điều này đòi hỏi phải giải quyết mối quan hệ giữa chính sách thương mại và chính sách môi trường ở cả 3 cấp độ quốc tế, quốc gia và doanh nghiệp (Viện nghiên cứu thương mại, 2017) Mỗi quốc gia có những chính sách riêng để hài hòa mối quan hệ thương mại và môi trường Sau đây NCS xin tổng hợp một số kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về yêu cầu và quản lý môi trường ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu lớn Nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng nông sản, thuỷ sản, công nghiệp chế biến, Trung Quốc đã khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 14000 đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bảo quản hàng xuất khẩu, phổ biến công nghệ sạch, năng lượng sạch cho các cơ sở sản xuất, cung cấp cho họ thông tin kịp thời về yêu cầu của nước nhập khẩu.

Chính phủ Thái Lan chủ trương kết hợp các vấn đề kinh tế và vấn đề môi trường ngay từ khâu lập kế hoạch, tập trung chủ yếu vào các vấn đề môi trường quan trọng như bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, hạn chế ô nhiễm công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu về môi trường, khuyến khích tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường. Thái Lan đã áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là thuỷ sản, rau quả và hàng dệt may Giấy phép xuất khẩu được Chính phủ Thái Lan áp dụng để quản lý hạn ngạch hoặc cấm xuất khẩu vì các lý do kinh tế, sức khoẻ và sự an toàn cũng như để thực hiện thoả thuận với các đối tác thương mại, đặc biệt là đối với các nhóm hàng như dệt may, phương tiện gắn động cơ, một số sản phẩm nông sản.

Indonesia đã có những chính sách, biện pháp mạnh và đồng bộ để quản lý hoạt động nuôi trồng và chế biến nông thuỷ sản, hạn chế tối đa mức ô nhiễm môi trường để đảm bảo sức khoẻ cho người dân, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của hàng nông, thuỷ sản xuất khẩu (Viện nghiên cứu thương mại, 2017).

Từ những chính sách mà các quốc gia trên thế giới áp dụng, NCS đúc rút bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

- Chính sách khuyến khích mở cửa thị trường phải đi kèm với các chính sách và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường xuyên quốc gia;

- Chính sách tăng trưởng xuất khẩu phải đi kèm với các chính sách và biện pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học;

- Chính sách bảo vệ môi trường trong nước phải tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ bằng cách đáp ứng các yêu cầu môi trường của các nước nhập khẩu;

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với quy định quốc tế để kiểm soát ô nhiễm môi trường xuyên quốc gia, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và nâng cao khả năng cạnh tranh, quy định và tiêu chuẩn về bao bì, đóng gói, nhãn môi trường và nhãn sinh thái của hàng hoá xuất khẩu;

- Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các quy trình và công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường.

Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết 11 hiệp định tự do thương mại song phương và khu vực Các cam kết trong hiệp định thương mại tự do có một số điều khoản đề cập đến vấn đề môi trường, phát triển bền vững Sau đây NCS xin trình bày những nội dung môi trường tại các điều khoản, các chương, các phụ lục mà Việt Nam đã tham gia ký kết, và phân tích những yếu tố nhạy cảm liên quan tới môi trường ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.(Phụ lục 1)

3.1.3 Tình hình tự do hóa thương mại ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam

3.1.3.1 Thực trạng xuất nhập khẩu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam

Công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp gần 20% GDP của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2009 Do nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái nên giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có giảm sút trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, nhưng vẫn duy trì ở mức 13% GDP (hình 3.1).

Tuy nhiên, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp vào tốc độ tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế Việt Nam có sự giao động lớn Năm 2013 giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tếViệt Nam vượt mức 60%, nhờ sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành Các mặt hàng của các ngành công nghiệp dệt may, giày dép, thủy sản tăng nhanh Nhưng đến năm 2014 giá trị tăng thêm của ngành và tăng trưởng của nền kinh tế có sự suy giảm.

Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tăng trưởng Đơn vị: %

Hình 3.1 Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP và tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2000-2015

Nguồn: NCS tổng hợp từ số liệu của World Bank

Thực trạng ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam

3.2.1 Thực trạng các chính sách môi trường tác động tới ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên thế giới và ở Việt Nam

Hệ thống các quy chuẩn môi trường (QCMT) về chất thải của nước ta được xây dựng trên cơ sở đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu hài hòa với tiêu chuẩn các nước trong khu vực và trên thế giới, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ của đất nước theo giai đoạn và từng vùng miền. Ở Việt Nam, chưa có các Quy chuẩn môi trường riêng biệt cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Mà Việt Nam cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới, các quy chuẩn môi trường được xây dựng cho các lĩnh vực đặc thù Các Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) cũng căn cứ trên công nghệ xử lý chất thải, bản chất, thành phần chất thải của từng lĩnh vực sản xuất. NCS xin tổng hợp hệ thống tiêu chuẩn môi trường (TCMT) của các tổ chức quốc tế, các quốc gia và của Việt Nam thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Phụ lục 2.

Tóm lại, hệ thống QCVN về môi trường hiện hành cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn nhiều hạn chế Thứ nhất, hệ thống QCVN hiện hành xây dựng trên nguyên lý quản lý cuối đường ống Thứ hai, hệ thống QCVN về môi trường mới chỉ ban hành cho một số ngành, nên nảy sinh một số bất cập Bên cạnh đó, cũng còn nhiều cơ quan quản lý môi trường/ địa phương yêu cầu áp dụng QCVN về môi trường đối với nước thải, khí thải chung cho cùng một lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

3.2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam

3.2.2.1 Ô nhiễm chất độc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam i) Tải lượng ô nhiễm chất độc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo thời gian Ô nhiễm chất độc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam gia tăng trong suốt quá trình tự do hóa thương mại Năm 2006 lượng chất độc của ngành chỉ ở mức 220 tấn, nhưng đến năm 2014 con số này đã tăng lên 366 tấn Như vậy, thương mại và ô nhiễm chất độc có mối quan hệ thuận chiều.

Bình quân ô nhiễm chất độc của ngành giảm dần trong quá trình tự do hóa thương mại,giảm từ 9,5 kg năm 2006 còn 6 kg năm 2014 Điều đó có nghĩa là các DN thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tham gia hoạt động tạo ra ô nhiễm chất độc ngày càng tăng Như vậy, thương mại gia tăng đã làm cho ô nhiễm chất độc gia tăng và các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thải ra chất độc cũng gia tăng Tự do thương mại là một tất yếu của quá trình hội nhập và phát triển của đất nước Vì vậy, để hạn chế lượng chất độc gây ô nhiễm trong quá trình tự do thương mại, cần có các chính sách quản lý môi trường đối với các DN khi tham gia thị trường (hình 3.8) Đơn vị: Tấn Đơn vị: Kg

Hình 3.8 Tải lượng ô nhiễm chất độc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt

Nguồn: NCS tính toán và tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO năm 2006 - 2014 và IPPS ii) Tải lượng ô nhiễm chất độc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo loại hình doanh nghiệp

Trong tiến trình tự do hóa thương mại ở Việt Nam, tải lượng chất độc tăng đều trong tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo DN ngoài Nhà nước là loại hình DN thải ra lượng chất độc cao nhất, hơn 200 tấn vào năm 2011 DN FDI là loại hình

DN có tải lượng ô nhiễm chất độc gia tăng nhanh nhất, từ 50 tấn năm 2006 lên tới 125 tấn năm 2014 Mặc dù DN Nhà nước có lượng ô nhiễm chất độc nhỏ nhất nhưng bình quân ô nhiễm chất độc của loại hình DN này lại lớn nhất Điều đó có nghĩa là có ít DN Nhà nước tham gia vào hoạt động gây ra ô nhiễm chất độc Bình quân lượng chất độc từ các DN FDI và DN ngoài Nhà nước hầu như không thay đổi trong suốt khoảng thời gian nghiên cứu Hơn nữa, DN ngoài Nhà nước có mức bình quân ô nhiễm thấp nhất (hình 3.9) Đơn vị: Kg Đơn vị: Tấn

Hình 3.9 Tải lượng ô nhiễm chất độc và bình quân tải lượng ô nhiễm chất độc theo loại hình DN từ năm 2006-2014

Nguồn: NCS tính toán và tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO năm 2006 - 2014 và IPPS iii) Tải lượng ô nhiễm chất độc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo quy mô doanh nghiệp

Trong quá trình tự do hóa thương mại, lượng chất độc thải ra từ các DN quy mô nhỏ và lớn đều tăng và có tải lượng tương đối lớn, xấp xỉ nhau Năm 2014, DN nhỏ thải ra 148 tấn chất độc, còn DN lớn thải ra hơn 160 tấn Bên cạnh đó, bình quân tải lượng chất độc thải ra từ các DN nhỏ cao, trung bình hơn 6 kg mỗi năm Như vậy, số lượng doanh nghiệp nhỏ tham gia vào quá trình gây ô nhiễm chất độc ít Bởi tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ chiếm 45% trong tổng số doanh nghiêp ở Việt Nam Ngược lại, tỷ lệ DN lớn tham gia vào quá trình gây ô nhiễm môi trường bằng chất độc rất lớn. Đối với DN siêu nhỏ, tải lượng chất độc tăng dần trong thời gian nghiên cứu, nhưng mức tăng nhẹ, 17 tấn vào năm 2014 Điều đặc biệt, bình quân tải lượng chất độc của quy mô DN siêu nhỏ rất bé.

Qua số liệu thống kê, có thể thấy, DN nhỏ là những DN gây ô nhiễm chất độc cao nhất cả về lượng thải và bình quân Bởi vì, quy mô DN nhỏ chiếm 45% trong tổng số DN thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam Do đó, cần có các chính sách, chiến lược để hỗ trợ cho doanh nghiệp thuộc quy mô nhỏ phát triển, hạn chế những tác động của thị trường, mặt khác cần quản lý môi trường chặt chẽ với các DN thuộc loại quy mô này. Đơn vị: Kg Đơn vị: Tấn

Hình 3.10 Tải lượng ô nhiễm chất độc và bình quân tải lượng ô nhiễm chất độc theo quy mô DN từ năm 2006-2014.

Nguồn: NCS tính toán và tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO năm 2006 - 2014 và IPPS 3.2.2.2 Ô nhiễm kim loại trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam i) Tải lượng ô nhiễm kim loại trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo thời gian

Theo số liệu thống kê, ô nhiễm kim loại trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam gia tăng trong suốt khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2014 Ô nhiễm này gia tăng mạnh từ năm 2009 đến năm 2014, từ hơn 300 tấn lên gần 450 tấn Nhưng bình quân ô nhiễm kim loại lại có xu hướng giảm dần trong thời gian nghiên cứu Từ năm 2009 đến năm 2014 bình quân giữ mức hơn 7,5 kg Như vậy, từ năm 2006 đến năm 2014, lượng ô nhiễm kim loại tăng lên nhưng bình quân giảm xuống, điều đó có nghĩa là số lượng DN thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gây ra ô nhiễm kim loại tăng trong quá trình tự do hóa thương mại (hình 3.11) Đơn vị: Tấn Đơn vị: Kg

Hình 3.11 Tải lượng ô nhiễm kim loại và bình quân tải lượng ô nhiễm kim loại trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam từ 2006 -2014

Nguồn: NCS tính toán và tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO năm 2006 - 2014 và IPPS ii) Ô nhiễm kim loại trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo loại hình doanh nghiệp

DN ngoài Nhà nước là loại hình DN gây ô nhiễm kim loại nhiều nhất, tăng từ 124 tấn năm 2006 lên 250 tấn năm 2011, sau đó giảm và giữ mức gần 220 tấn Ô nhiễm kim loại từ DN FDI gia tăng trong suốt thời kỳ nghiên cứu, tăng hơn 110 tấn Đối với DN Nhà nước, tải lượng kim loại thấp nhưng giao động lớn Tuy nhiên, bình quân tải lượng ô nhiễm kim loại của

DN Nhà nước cao nhất trong các loại hình DN, khoảng 15 kg mỗi năm Điều đó có nghĩa là có rất ít DN Nhà nước tham gia vào hoạt động gây ra ô nhiễm kim loại Ngược lại bình quân ô nhiễm kim loại của loại hình DN ngoài Nhà nước lại chiếm tỷ trọng thấp nhất (hình 3.12) Đây là điều đáng lo ngại, vì lượng ô nhiễm kim loại của loại hình DN này lớn nhất, nghĩa là đa số

DN gây ô nhiễm kim loại là DN ngoài Nhà nước. Đơn vị: Kg Đơn vị: Tấn

Hình 3.12 Tải lượng ô nhiễm kim loại và bình quân tải lượng ô nhiễm kim loại theo loại hình DN từ năm 2006-2014

Đánh giá tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam

3.3.1 Mô tả thống kê và tương quan biến

Thống kê mô tả cho các biến được thể hiện trong bảng 3.3 dưới đây Biến nguồn vốn bình quân, tỷ lệ giá trị xuất - nhập khẩu, tỷ lệ tổng kim ngạch và tuổi của DN không có đủ số quan sát Trong 9 năm nghiên cứu nhiều DN không có thông tin liên tục về các chỉ tiêu này, hay nhiều DN không có giá trị tổng kim ngạch Vì vậy, luận án chỉ nghiên cứu những doanh nghiệp có tổng kim ngạch xuất

Mặc khác, cơ cấu DN của mẫu nghiên cứu theo loại hình cho biết, có 90% là DN ngoài Nhà nước, 1 % là DN Nhà nước và DN FDI chiếm 9 % Theo quy mô, có 46% DN siêu nhỏ, 45 % DN nhỏ, 3% DN vừa và 6% DN lớn Theo vùng kinh tế, vùng có DN tập trung nhiều nhất là thành phố Trung ương chiếm 33%, tiếp đến là Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 22%, ít nhất là khu vực Tây Nguyên với 2%.

Bảng 3.3 Mô tả thống kê các biến trong mô hình

Biến số ĐVT Số quan sát

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Giá trị lớn nhất Tải lượng ô nhiễm chất độc Tấn 379860 6970746 52900000 118,39 5580000000

Tải lượng ô nhiễm kim loại Tấn 379860 805897 12600000 0,00 2390000000

Tải lượng ô nhiễm nước Tấn 379860 7776643 60200000 126,14 6640000000

Tải lượng ô nhiễm không khí Tấn 379860 23000000 146000000 252,28 16100000000

Lao động bình quân Người 379860 82,45 351,28 5,0 41075

Nguồn vốn bình quân Triệu đồng

Tỷ lệ giá trị xuất khẩu/tổng % 98293 0,01 0,07 0,00 1,00

Biến số ĐVT Số quan sát

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Giá trị lớn nhất doanh thu của ngành

Tỷ lệ giá trị nhập khẩu/tổng doanh thu của ngành

Tỷ lệ tổng kim ngạch/tổng doanh thu của ngành

DN Nhà nước (biến giả) 390612 0,01 0,09 0,00 1,00

DN ngoài Nhà nước (biến giả)

DN siêu nhỏ (biến giả) 390612 0,46 0,50 0,00 1,00

Vùng đồng bằng sông Hồng

Vùng miền núi phía Bắc

Vùng duyên hải (biến giả) 390055 0,08 0,27 0,00 1,00

Vùng Tây nguyên (biến giả) 390055 0,02 0,12 0,00 1,00

Vùng Đông Nam Bộ (biến giả)

Vùng đồng bằng sông Cửu

Nguồn: NCS tổng hợp từ bộ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO năm 2006 -

Bảng 3.4 NCS tính tỷ trọng tải lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của các DN và ngành Theo đó, tỷ trọng DN FDI gây ô nhiễm tăng dần, từ 10,6% năm 2006 lên 29,22% năm 2014 Như vậy, theo thống kê mô tả thì tỷ trọng

DN FDI gây ô nhiễm tăng dần.

Với DN lớn, bảng 3.4 cũng thể hiện tỷ lệ gây ô nhiễm môi trường của quy mô DN này tăng lên Thật vậy, năm 2006 tỷ trọng tải lượng chất thải gây ô nhiễm của DN lớn chiếm 8,14 % nhưng con số này tăng lên 9,90 % năm 2014.

Tỷ trong DN lớn gây ô nhiễm môi trường trong ngành bẩn cũng gia tăng Đặc biệt là tải lượng chất thải gây ô nhiễm của loại hình DN này gia tăng trong cả 4 thành phần môi trường được nghiên cứu Ngược lại, tỷ trọng tải lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường của các DN lớn trong ngành sạch giảm dần và giảm cả 4 thành phần chất thải được nghiên cứu.

Bảng 3.4 Tỷ trọng tải lượng chất thải của các DN và ngành trong ngành chế biến, chế tạo từ năm 2006 đến 2014

Tỷ trọng DN lớn thuộc ngành bẩn

Tỷ trọng DN lớn thuộc ngành sạch

Nguồn: NCS tổng hợp từ bộ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO năm 2006 -

2014 và IPPS 3.3.1.2 Mô tả tương quan các biến

Bảng 3.5 thể hiện ma trận tương quan giữa các biến Theo ma trận này, yếu tố đầu vào quan trọng là nguồn vốn có tương quan cao hơn cả và cùng chiều với ô nhiễm môi trường, hệ số tương quan từ 24% đến 40% Quan hệ tương quan này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết nghiên cứu Ngoài ra, hầu hết các chỉ tiêu về tự do hóa thương mại và tuổi của doanh nghiệp đều có tương quan cùng chiều, mức độ tương quan thấp với ô nhiễm môi trường Trong đó, mức độ tương quan giữa ô nhiễm môi trường và tỷ lệ giá trị xuất khẩu vào khoảng từ4% đến 9% Mức độ tương quan giữa tỷ lệ giá trị nhập khẩu và ô nhiễm môi trường lớn hơn, từ 8% đến 14% Cao nhất là mức độ tương quan giữa ô nhiễm môi trường và tuổi của DN, khoảng từ 9% đến 21% Từ ma trận cho thấy rằng, mức độ tương quan giữa các biến giải thích đều cùng chiều, thấp hơn 70%, do đó không tồn tại đa cộng tuyến hoàn hảo giữa các biến giải thích.

Bảng 3.5 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình

7 Tỷ lệ giá trị xuất khẩu/ tổng doanh thu của ngành

8 Tỷ lệ giá trị nhập khẩu/tổng doanh thu của ngành

9.Tỷ lệ tổng kim ngạch/ tổng doanh thu của ngành

Nguồn: NCS tổng hợp từ bộ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO năm 2006 -

Như phần phương pháp ước lượng đã trình bày,tiếp theo NCS sử dụng mô hình

RE có robust để kiểm soát phương sai sai số thay đổi và tự tương quan Để đồng hóa đơn vị, giảm sai số và đảm bảo cao hơn độ phù hợp thì các biến số sẽ được logarit hóa trước khi đưa vào mô hình NCS sẽ ước lượng ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến môi trường trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bằng các mô hình tương ứng như sau:

(i) Tự do hóa thương mại 1: Biến tự do hóa thương mại 1 được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị xuất khẩu với tổng doanh thu của ngành- Mô hình 1

(ii) Tự do hóa thương mại 2: Biến tự do hóa thương mại 2 được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu với tổng doanh thu của ngành- Mô hình 2

(iii) Tự do hóa thương mại 3: Biến tự do hóa thương mại 3 được đo bằng tỷ lệ giữa tổng kim ngạch với tổng doanh thu của ngành- Mô hình 3

3.3.2 Kết quả ước lượng và phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp độ doanh nghiệp ở Việt Nam

3.3.2.1 Kết quả ước lượng ô nhiễm chất độc

Kết quả ước lượng thu được Bảng 3.6 cho thấy, yếu tố đầu vào quan trọng là vốn có ảnh hưởng cùng chiều với ô nhiễm chất độc Điều này phù hợp với lý thuyết kinh tế. Đặc biệt, tự do hóa thương mại có ảnh hưởng tới ô nhiễm chất độc trong các DN thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam Các giá trị ước lượng cho thấy, tự do thương mại và ô nhiễm chất độc tỷ lệ nghịch Đúng vậy, lệ xuất khẩu (TDHTM 1), tổng kim ngạch (TDHTM 3) tăng lên 1% thì ô nhiễm chất độc giảm 0,126% Như vậy, tự do hóa thương mại không làm trầm trọng thêm ô nhiễm chất độc ở Việt Nam Điều này phù hợp với xu thế hội nhập và chiến lược xuất nhập khẩu của Chính phủ Việt Nam, như Quyết đinh số 2471/QĐ-TTg năm 2011 (Thủ tướng, 2011) Theo đó, quan điểm chiến lược là phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong nước; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm và tiến tới cân bằng cán cân thương mại Như vậy, hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp Việt Nam đã đáp ứng được các yêu cầu, quy định môi trường trong các Hiệp định thương mại Điều này có ảnh hưởng tích cực đến môi trường của Việt Nam Mặc dù, kết quả ước lượng không ủng hộ giả thuyết H1, nhưng cho thấy sự đúng đắn trong định hướng kiểm soát vấn đề môi trường mà Chính Phủ đang thực hiện.

Mặc khác, doanh nghiệp càng lớn tuổi thì mức ô nhiễm chất độc càng cao nhưng mức gia tăng biên giảm dần, phù hợp với lý thuyết kinh tế môi trường Vì khi mới bắt đầu hoạt động các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp lý về môi trường và máy móc còn tốt nên tải lượng ô nhiễm chất độc thấp Theo thời gian sản xuất, máy móc dần bị hao mòn, các doanh nghiệp tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm về môi trường thì ô nhiễm tăng lên.

Hệ số hồi quy đại diện cho biến loại hình DN (DN NN và DN Ngoài NN) có tác động khác nhau đối với ô nhiễm chất độc Đối với DNNN, hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức5% và tỷ lệ thuận Như vậy, DNNN gây ô nhiễm chất độc nhiều hơn

DN FDI Ngược lại, DN ngoài Nhà nước gây ô nhiễm chất độc ít hơn DN FDI Mặc dù gây ô nhiễm nhiều hơn DN FDI, nhưng DNNN chỉ chiếm tỷ lệ 1%, còn DN FDI chiếm 9% Vì vậy, có thể nói rằng DN FDI có ảnh hưởng lớn đến ô nhiễm chất độc ở Việt Nam Về cơ bản DN FDI có nguồn lực tài chính mạnh, phương pháp kinh doanh bài bản, khả năng tiếp cận với công nghệ, tài chính tốt hơn các DN trong nước Bên cạnh đó, khối DNNN phần lớn là DN lớn và được sự bao cấp của nhà nước nên dẫn đến chậm trễ và thiếu vốn trong đầu tư công nghệ, vì vậy khối này gây ô nhiễm nhiều hơn DN FDI Khối DN ngoài NN chủ yếu là DN nhỏ và vừa nên hạn chế trong cầu sản phẩm, sản xuất, do đó giá trị nhập khẩu của khối DN này còn hạn chế Điều này ủng hộ lý thuyết “các nước đang phát triển là ổ chứa ô nhiễm” và Việt Nam cũng nằm trong quy luật đó Vì kết quả ước lượng cho thấy, ô nhiễm chất độc ở Việt Nam chủ yếu từ các DN FDI và DNNN Kết quả này ủng hộ giả thuyết H3.

Bên cạnh đó, hệ số hồi quy đại diện cho quy mô DN (DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa) đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Điều này hàm ý rằng, có sự khác biệt về tác động của các DN đến ô nhiễm chất độc so với DN lớn Cụ thể, DN lớn gây ô nhiễm chất độc nhiều hơn DN nhỏ và DN siêu nhỏ, nhưng lại ít hơn DN vừa Như vậy, kết quả này ủng hộ lý thuyết

H4 của luận án vì DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm 91% số DN của Việt Nam Điều đó khẳng định rằng, ô nhiễm chất độc từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu từ DN lớn Kết quả này cũng hủng hộ lý thuyết của Mani và Jha năm 2005, Copeland năm 1994, 1995 Theo bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã được công bố tại VNR500 (Báo cáo đánh giá Việt Nam, 2016) thì số lượng DN lớn thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ lệ lớn. Bên cạnh đó, DN lớn trong bảng xếp hạng này còn là những DN thuộc ngành bẩn Như vậy là tình trạng chuyên chuyên môn hóa các DN gây ô nhiễm chất độc đang diễn ra ở Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thương mại. Đối với nhóm biến kiểm soát khu vực, từ bảng 3.6 thấy rằng, trong cùng một nền kinh tế tự do thương mại nhưng có sự khác biệt về ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến ô nhiễm chất độc Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai khu vực gây ô nhiễm chất độc ít nhất Điều này phù hợp với lý thuyết kinh tế và thực tiễn ở Việt Nam Bởi các nhà máy sản xuất ở Việt Nam đang được di dời ra khỏi trung tâm thành phố Hơn nữa, chính sách của Chính Phủ là phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế Vì vậy, các khu vực DuyênHải, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là những khu vực được nhận thấy ô nhiễm chất độc nhiều nhất.

Bảng 3.6 Kết quả ước lượng ảnh hưởng của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm chất độc ở cấp độ doanh nghiệp

Biến số Mô hình ô nhiễm chất độc 1

Mô hình ô nhiễm chất độc 2

Mô hình ô nhiễm chất độc 3

Tự do hóa thương mại 1 -0,126 ***

Tự do hóa thương mại 2 -0,042

Tự do hóa thương mại 3 -0,126 ***

Biến số Mô hình ô nhiễm chất độc 1

Mô hình ô nhiễm chất độc 2

Mô hình ô nhiễm chất độc 3

[0,000] Đồng bằng sông Cửu Long 0,260 ***

Ghi chú: * , ** , *** hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%, 1%, [] là giá trị của P-value

Nguồn: NCS tính toán và tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO và số liệu IPPS từ năm 2006-2014

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, HẾ TẠO TRONG BỐI CẢNH TỰ

Một số quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

4.2.1 Quan điểm phát triển bền vững

Trong báo cáo “Việt Nam 2035”, đã khẳng định “khát vọng” chung của Việt Nam là có được một xã hội thịnh vượng vào năm 2035, với mức thu nhập ở mức trung bình cao của thế giới, một nền kinh tế thị trường được dẫn dắt bởi khu vực tư nhân, có năng lực cạnh tranh cao và hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, các ngành kinh tế hiện đại và kinh tế tri thức được phát triển Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định “sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” Với thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay, gắn với các bối cảnh trong nước và thế giới đã được định dạng thì tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững vẫn là nội dung quan trọng số một cần thực hiện với vai trò là chìa khoá để thực hiện các “khát vọng Việt Nam”(WB và Bộ KH & ĐT, 2016).

4.2.2 Lựa chọn mô hình phát triển bền vững

Mô hình tăng trưởng của Việt Nam phải gắn liền với tái cơ cấu nền kinh tế đó là nhiệm vụ quan trọng nhất Quan điểm và mục tiêu thực hiện nhiệm vụ này đã được xác định rõ trong Nghị quyết TƯ 5 NQ/TW (Hội nghị ban chấp hành Trung ương 4, khóa 12): đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững toàn diện về cả kinh tế, xã hội và môi trường Trong thời gian qua, mục tiêu tăng trưởng cũng như phương thức thực hiện tăng trưởng đều có những vấn đề bị vi phạm với mức độ ngày càng lớn hơn Vì vậy, để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ tái cấu trúc nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng, cần phải có định hướng cụ thể mô hình tăng trưởng hướng đến năm 2030, với lộ trình giai đoạn 1 là đến 2020 một cách rõ ràng, hợp lý theo cả 3 nội dung của mô hình tăng trưởng là: mục tiêu tăng trưởng, phương thức thực hiện tăng trưởng và hiệu ứng lan toả đến các đối tượng hưởng lợi từ tăng trưởng.

4.2.3 Đảm bảo sự tiến bộ xã hội Để trở thành nước công nghiệp, không phải chỉ có giải quyết các vấn đề về kinh tế Tiêu chí nước công nghiệp bao hàm cả việc bảo đảm sự tiến bộ xã hội cho con người ở một mức độ cao Để thực hiện tiến bộ xã hội, điều kiện cần là phải có được những thành quả của tăng trưởng kinh tế đủ để thực hiện mục tiêu cải thiện tiến bộ xã hội cho con người Trong thời gian qua, các thành quả của tăng trưởng ở Việt Nam chưa đủ điều kiện để tạo ra những “cú huých mạnh” đối với cải thiện tiến bộ xã hội cho con người, vì thế nội dung quan trọng thứ nhất cần giải quyết là tăng trưởng kinh tế nhanh và hiệu quả Tuy nhiên một thực trạng thời gian qua cho thấy, cho dù tăng trưởng kinh tế chưa đạt được những gì mong muốn, nhưng hiệu ứng của tăng trưởng đến cải thiện tiến bộ xã hội cho con người có xu hướng giảm dần Chính vì thế, WB và Bộ KH&ĐT trong Báo cáo tổng quan “Việt Nam 2035” đã xác định công bằng và hội nhập xã hội với mục tiêu bảo đảm bình đẳng trong cơ hội tiếp cận phát triển cho mọi người dân là một trong bốn trụ cột của quá trình hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. Để thực hiện được các chính sách tạo sự lan toả tích cực từ tăng trưởng kinh tế đến cải thiện sự tiến bộ xã hội, nhằm đạt được các giá trị cao đối với các chỉ số liên quan đến tiến bộ xã hội cho con người là một nhiệm vụ cần được ưu tiên Có ba điểm cần nhấn mạnh cho nội dung này: Thứ nhất, cần quan tâm đến việc đặt ra các mục tiêu cao hơn đối với các tiêu chí phản ánh tiến bộ xã hội, đó là: tăng thu nhập bình quân đầu người, nâng cao chỉ số phát triển con người, cải thiện các tiêu chí đo lường công bằng xã hội, giảm tình trạng nghèo khổ con người; Thứ hai, cần quan tâm đến thành quả của sự gắn kết tăng trưởng kinh tế đến tiến bộ xã hội cho con người thông qua các tiêu chí phản ánh hiệu ứng của mối quan hệ này như: tốc độ tăng trưởng thu nhập thực, hệ số tăng trưởng vì người nghèo, hệ số tăng trưởng vì con người,v.v ; Thứ ba, hoàn thiện phương thức gắn kết hiệu quả giữa tăng trưởng kinh tế nhanh với thực hiện sự lan toả tích cực lẫn nhau của hai yếu tố này Theo đó có hai hướng cần đặt ra là: tạo cơ hội cho người nghèo, vùng nghèo được trực tiếp tham gia vào việc tạo nên các thành quả tăng trưởng và thực hiện chính sách phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, các khu vực kinh tế.

4.2.4 Gắn tăng trưởng với chống ô nhiễm môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Mô hình tăng trưởng của Việt nam đang đặt nặng mục tiêu vào ngành công nghiệp. Nhưng trong thời gian qua, quá trình diên biến tăng giảm của tăng trưởng, nhất là ngành CN và

NN đã thể hiện những hạn chế về năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường và khả năng ứng phó BĐKH, ngày càng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả và bền vững Thảm họa ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung đã chứng tỏ những hạn chế về năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường và công tác quản lý ô nhiễm môi trường của Việt Nam Điều đó đã gây ra hậu quả lớn về kinh tế, xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài, cụ thể là: (i) Làm suy giảm đến tăng trưởng các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản, làm muối, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch; (ii) Làm xáo trộn, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến tâm lý của nhân dân Hiện tượng ngập mặn lịch sử chưa từng có ở Đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán nghiêm trọng ở Tây Nguyên và lũ lụt ở miền Trung đã gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp toàn vùng đã thể hiện những hạn chế trong khả năng ứng phó với BĐKH.

Kiến nghị và gợi ý chính sách

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đạt được, cho thấy rằng, tự do hóa thương mại đóng vai trò rất lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam Tuy nhiên tự do hóa thương mại cũng tác động lớn tới môi trường, vì vậy Chính phủ Việt Nam đã có các chiến lược để thay đổi môi trường Quốc gia một cách toàn diện Các hệ thống quản trị đang được thay đổi liên tục thông qua quá trình cải cách hành chính công Trở thành thành viên của các tổ chức thương mại quốc tế và thỏa thuận ký kết các hiệp định thương mại cũng là những yếu tố bổ sung vào quy mô và động lực cho sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam Mỗi điều luật mới được Quốc hội thông qua chính là sự cải cách mạnh mẽ của Chính phủ và các ngành nhằm thúc đẩy sự tiến bộ trong nước, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, như việc sửa đổi: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Quản lý tài nguyên Điều này thể hiện mối quan hệ giữaChính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng đã được điều chỉnh.Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của Chính phủ trong cải cách hành chính thì vấn đề môi trường đang có dấu hiệu suy giảm. Đây chính là cảnh báo để có những giải pháp giải quyết những thách thức về môi trường xuất phát từ sản xuất công nghiệp như: ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên, thâm dụng lao động Sau đây NCS xin đưa ra một số giải pháp hàm ý chính sách để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam.

Thứ nhất, Chính phủ cần có các chính sách để đáp ứng các yêu cầu môi trường trong thương mại quốc tế Kết quả thực nghiệm cho thấy, tự do hóa thương mại không làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng được cơ hội của quá trình tự do hóa thương mại để phát triển kinh tế nhưng đồng thời hạn chế được những tác động tiêu cực của nó đối với các vấn đề xã hội và môi trường Vì vậy, cần thiết phải có sự phối hợp chính sách trong phát triển thương mại và bảo vệ môi trường ngay từ giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa.

- Điều chỉnh các chính sách thương mại phù hợp với các chuẩn mực thương mại quốc tế;

- Có các biện pháp hữu hiệu và kịp thời ngăn ngừa và đối phó với nguy cơ ô nhiễm môi trường qua biên giới;

- Bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên không tái tạo khác, hạn chế ô nhiễm do tăng trưởng nóng của nền kinh tế;

- Đáp ứng các yêu cầu môi trường đối với sản phẩm để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường;

- Quản lý chặt chẽ thị trường trong nước để hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng đối với môi trường do đẩy mạnh sản xuất;

- Thực thi triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp chặt chẽ và quết liệt.

- Thường xuyên cập nhật thông tin về các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường từ các nước nhập khẩu;

- Chủ động đầu tư, đổi mới công nghệ, xây dựng quy trình sản xuất chế biến đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường trong nước và quốc tế;

- Triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu, tăng cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng bền vững toàn cầu.

Thứ hai, trong đề án tái cơ cấu nền kinh tế cần hạn chế phát triển các ngành công nghiệp bẩn Theo mô hình tăng trưởng và theo định hướng trở thành nước công nghiệp vào năm

2020 cũng như kết quả nghiên cứu thì Việt Nam đang ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp “bẩn” vì vậy Chính sách quản lý môi trường cần ưu tiên quản lý và can thiệp đối với các ngành công nghiệp bẩn Theo kết quả đánh giá, đã xác định được thành phần môi trường ô nhiễm, ngành ô nhiễm và khu vực ô nhiễm trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Vì vậy, để giải quyết các vấn đề môi trường cần tiếp cận dưới nhu cầu của quốc gia để xác định thành phần ô nhiễm quan trọng nhất, các doanh nghiệp, khu vực cho sự ưu tiên Với nguồn lực và khả năng có hạn Chính phủ không thể thực hiện khắp cả nước mà cần phải có sự ưu tiên Các ngành gây ô nhiễm nhất cần phải có một khuôn khổ chính sách tốt và chương trình xử lý tại chỗ Bên cạnh đó cũng đòi hỏi sự củng cố, liên tục, điều chỉnh và quản lý một cách hiệu quả hơn các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng Ví dụ, quản lý hóa chất đã được chú trong nhiều thập kỷ qua nhưng hệ thống quản lý khá phức tạp và nhiều khoảng trống, vì vậy, cần một khuôn khổ bao quát hơn và các thể chế tập trung hơn Đối với chất thải và chất ô nhiễm độc hại phải có sự ưu tiên quản lý Trong nghiên cứu này, bằng những số liệu cụ thể cho thấy khu vực và ngành gây ô nhiễm độc hại, đây là thông tin quan trọng để xác định được đối tượng gây ô nhiễm một cách rõ ràng Do vậy, với nguồn lực và tài chính có hạn nên ưu tiên tập trung xử lý và kiểm soát ô nhiễm độc hại, vì đây là vấn đề nghiêm trọng không chỉ hiện tại mà còn là tương lai của Việt Nam Để xử lý và kiểm soát độc hại trong cả nước thì Chính phủ sẽ phải chi một khoản tiền rất lớn nhưng cần thiết và nếu so với vấn đề sức khỏe, năng suất mà con người phải đối mặt với ô nhiễm thì đây còn là chi phí ít tốn kém hơn. Để đánh giá tình trạng ô nhiễm công nghiệp chế biến, chế tạo ban đầu cũng có thể thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống thông tin từ IPPS, thông tin này sẽ là kỹ thuật hỗ trợ cho GSO trong thiết kế bổ sung cho các cuộc điều tra tiếp theo Đặc biệt, thông tin này sẽ giúp Chính phủ lựa chọn tài chính một cách hợp lý để thực hiện yêu cầu kiểm soát ô nhiễm ở ngành công nghiệp với các vấn đề nghiêm trọng nhất Nhiều doanh nghiệp không thể tự mình thực hiện hoặc đầu tư xử lý chất thải một cách có hệ thống và doanh nghiệp không có nguồn lực để đầu tư vào những gì họ cho là phi sản xuất để kiểm soát ô nhiễm, vì với doanh nghiệp hành vì tối đa hóa lợi ích kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu Điều đó đặt ra cho Chính phủ Việt Nam một câu hỏi, một hệ thống vốn về quản lý ô nhiễm là cần thiết?

Trong quá trình hội nhập, để quản lý ô nhiễm công nghiệp thì các chương trình trợ cấp đặc biệt cần được đảm bảo Nhưng theo thời gian Chính phủ cần các nguồn kinh phí khác.

Hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng cần có sự hướng dẫn và khuyến khích doanh nghiệp huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư xử lý ô nhiễm Các doanh nghiệp hiện nay thiếu sự chủ động và hỗ trợ trong tìm kiếm sự hỗ trợ từ các quỹ tín dụng và ngân hàng Tóm lại là ViệtNam đang thiếu vắng các cơ chế tài chính cho đầu tư môi trường, làm hạn chế sự lựa chọn cho doanh nghiệp khi họ cần hỗ trợ Nguồn vốn của quốc gia và địa phương về môi trường cần được phát triển để lấp đầy khoảng trống này.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy, DN lớn là những DN gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn các quy mô DN khác Vì vậy, Chính phủ cần có các chính sách, công nghệ, quy chuẩn để kiểm soát theo quy mô DN Hiện nay, hệ thống quy chuẩn môi trường của nước ta chưa kiểm soát hết giá trị thông số cao, số lượng thông số ít, chưa có rào cản về công nghệ, ngưỡng kiểm soát Vì vậy, việc kiểm soát tải lượng chất thải của các DN lớn gặp nhiều khó khăn.

Trên thực tế, các DN lớn có ý thức tuân thủ tốt và thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường như tiết kiệm năng lượng, tái chế chất thải và xử lý nước thải hơn các DN vừa và nhỏ.

Do đó, điều cần thiết là phải có các quy định về môi trường theo quy mô DN.

Thứ tư, cần có chính sách quản lý môi trường ưu tiên đối với các thành phần môi trường Trong luận án này, NCS lựa chọn ô nhiễm chất độc, ô nhiễm kim loại, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí để đánh giá tác động của tự do hóa thương mại lên ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Kết quả thực nghiệm cũng như thực trạng đều cho thấy, tình trạng ô nhiễm của bốn thành phần môi trường này đang là vấn đề báo động ở Việt Nam Tải lượng ô nhiễm của bốn thành phần này gia tăng cùng với quá trình tự do hóa thương mại Vì vậy, cần nâng tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải y tế, nước thải sinh hoạt và công nghiệp đúng quy chuẩn; đối với khí thải cần giám sát công nghệ, quá trình xử lý các doanh nghiệp, khu công nghiệp chặt chẽ hơn.

Thực trạng cho thấy, quá trình công nghiệp hóa đang làm cho nguồn nước mặt từ sông, ao hồ của Việt Nam lâm vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng Rất nhiều hệ thống sông đã trở thành sông chết Mặc dù Chính phủ đã có đề án cải thiện các hệ thống sông Cầu, Nhuệ - Đáy, Đồng Nai, nhưng các hệ thống sông này hiện tại vẫn nằm trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.

Trong báo cáo phân tích hiện trạng môi trường không khí xung quanh Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), cho thấy, ô nhiễm không khí tập trung ở các đô thị phát triển, các khu, cụm công nghiệp Một số ngành công nghiệp như ngành khai khoáng, nhiệt điện, xi măng…đang hoạt động vẫn tiếp tục phát thải vào môi trường không khí một lượng bụi lớn, đây là những ngành được chia vào nhóm ngành công nghiệp bẩn trong luận án này (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014).

Vì vậy sự cần thiết đối với Chính phủ Việt Nam là phải ưu tiên tập trung giải quyết những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay như nước và không khí.

Thứ năm, cần có các chính sách tăng cường quản lý môi trường trong chính sách thu hút vốn đầu tư cũng như các DN FDI Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, Việt Nam đang là quốc gia “chứa ô nhiễm” thông qua các dự án FDI Việt Nam đang theo đuổi mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, vì vậy, các chính sách khuyến khích kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài chưa thực sự chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường Thật vậy, Việt Nam cần hạn chế những dự án FDI gây ô nhiễm môi trường sâu Vị trí địa lý để thực hiện những dự án FDI cũng là điều rất quan trọng, quy hoạch tổng để phòng ngừa các sự cố môi trường xảy ra Bên cạnh đó, cần thẩm định công nghệ trước quá trình thực hiện dự án, tránh những công nghệ lạc hậu đội lốt đầu tư Mặt khác, trên thực tế, nước sở tại không có thẩm quyền trong công tác quản lý môi trường ở các doanh nghiệp FDI cũng là bất cập rất lớn.

Chính sách, tỷ lệ ký quỹ, bảo hiểm đối với các dự án khai thác khoáng sản là rất cần thiết để hạn chế sự cạn kiệt tài nguyên.

Thứ sáu, tăng cường công tác BVMT tại các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch khu công nghiệp phù hợp Bất chấp những nỗ lực gần đây và quan trọng để tăng biên chế, nguồn lực và năng lực của chính quyền địa phương để giám sát hành vi và hoạt động môi trường của các cơ sở công nghiệp, nhưng hệ thống giám sát còn yếu Để có thể góp phần làm giảm bớt điểm yếu này, một số vấn đề quan trọng cần được giải quyết:

Hạn chế và hướng nghiên cứu mới của đề tài

Mức độ ô nhiễm trong nghiên cứu này được ước lượng trên cơ sở dữ liệu điều tra doanh nghiệp GES từ 2006 đến 2014 và IPPS của Ngân hàng Thế giới Mặc dù phương pháp này được áp dụng rộng rãi trên thế giới và đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong những trường hợp mà dữ liệu về ô nhiễm không đầy đủ Tuy nhiên, mức ô nhiễm ở từ phương pháp này chỉ là giá trị ước tính và không chắc chắn phản ánh đầy đủ mức ô nhiễm thực tế Mặt khác, nghiên cứu này dựa trên cơ sở dữ liệu chéo, nên các tác động gián tiếp đến môi trường từ tự do hóa thương mại như tăng trưởng, thu nhập, chính sách thương mại và chính sách môi trường chưa được xác định Do đó, các kết quả thực nghiệm và gợi ý chính sách còn hạn chế.

Trong tương lai, NCS sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện những hạn chế kể trên như tìm ra phương pháp để ước tính tải lượng ô nhiễm đầy đủ hơn, xem xét cả những tác động trực tiếp,gián tiếp khác của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp sản xuất Ngoài ra, nghiên cứu tiếp theo NCS sử dụng mẫu số liệu với thời gian dài hơn để đánh giá tác động của thương mại tới môi trường trong tổng thể chu kỳ của nền kinh tế.

Ngày đăng: 31/12/2022, 10:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w