TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới
Báo cáo kinh doanh quốc tế của Grant Thornton (IBR) là cuộc khảo sát thị trường hàng đầu thế giới, phỏng vấn khoảng 2.500 giám đốc điều hành cấp cao mỗi quý trong các công ty niêm yết và công ty tư nhân trên toàn thế giới Báo cáo năm
2016 đã khảo sát hơn 10.000 doanh nghiệp hàng đầu trong 36 nền kinh tế hàng năm.
Dữ liệu trong báo cáo này được rút ra từ 5.526 cuộc phỏng vấn giữa tháng 7 và tháng
12 năm 2016 với các giám đốc điều hành, chủ tịch và các nhà hoạch định chính sách cao cấp từ tất cả các ngành trong các doanh nghiệp tầm trung trong 36 nền kinh tế 15 cuộc phỏng vấn sâu đã được tiến hành với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ bên trong và bên ngoài Grant Thornton
Theo báo cáo này thì Nga trở thành nước dẫn đầu về chỉ số nữ làm lãnh đạo, trong đó, vị trí lãnh đạo này có thể là tổng giám đốc, giám đốc tài chính, giám đốc điều phối, giám đốc tác nghiệp Trong các doanh nghiệp ở Nga, phụ nữ chiếm giữ khoảng 47% vị trí lãnh đạo (2016), một năm trước đó, tỷ lệ nữ lãnh đạo ở Nga là khoảng 46% và năm 2014 là 40%.
Hình 1.1: Những nước có tỷ lệ phụ nữ làm quản lý cấp cao cao nhất
Nguồn: Báo cáo kinh doanh quốc tế của Grant Thornton 2016
Các chuyên gia của Grant Thorton cũng cho biết, từ năm 2014 đến năm 2015, trên thế giới, tỷ lệ phụ nữ làm quản lý đã tăng từ 22% lên 24%, tỷ lệ này tiếp tục tăng nhẹ và đến năm 2016 là 25% Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp không có phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo cấp cao cũng tăng lên Vào năm 2016, đã có 34% các doanh nghiệp không có phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo cao cấp.
Các nước đang phát triển dẫn đầu về tính đa dạng, nhưng đáng ngạc nhiên là nhiều nền kinh tế lớn lại có tỷ lệ phụ nữ là quản lý cấp cao thấp hơn, điển hình là quốc gia Nhật Bản, Ác - hen - ti - na, Đức, Ấn Độ.
Hình 1.2: Những nước có tỷ lệ phụ nữ làm quản lý cấp cao thấp nhất
Nguồn: Báo cáo kinh doanh quốc tế của Grant Thornton 2016
Trong Báo cáo kinh doanh quốc tế của Grant Thorton năm 2016 cũng đưa ra tỷ lệ phụ nữ làm quản lý trong một số khu vực điển hình như: Đông Âu: 38% vị trí lãnh đạo cao cấp là phụ nữ, 9% doanh nghiệp không có phụ nữ trong vai trò là lãnh đạo cao cấp Đông Âu đứng đầu bảng xếp hạng, với Nga dẫn đầu là nước duy nhất trong đó mỗi doanh nghiệp có một phụ nữ trong đội ngũ lãnh đạo cao cấp Tại Ba Lan, tỷ lệ này đã được cải thiện thêm 6% so với năm trước, và đến năm 2016 đã tăng đến 40%.
Châu phi: 29% vị trí lãnh đạo cao cấp là phụ nữ, 18% doanh nghiệp không có phụ nữ trong vai trò là lãnh đạo cao cấp Botswana đã được cải thiện đáng kể về tỷ lệ phần trăm các vị trí lãnh đạo cao cấp được nắm giữ bởi phụ nữ - tăng thêm 8% so với năm 2015 và đến năm 2016 là 31% - và cũng giảm 6% số doanh nghiệp không có phụ nữ lãnh đạo cao cấp Nigeria và Nam Phi đều có sự cải thiện, với tỷ lệ doanh nghiệp không có phụ nữ có vị trí lãnh đạo cao cấp giảm từ 15% xuống 9% ở Nigeria, và tỷ lệ nữ lãnh đạo tăng từ 23% lên 28% ở Nam Phi.
Các nước đang phát triển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: 29% vị trí lãnh đạo cao cấp là phụ nữ, 26% doanh nghiệp không có phụ nữ trong vai trò lãnh đạo cao cấp Trung Quốc vẫn duy trì mức trung bình toàn cầu, với vị trí trong 10 nền kinh tế hàng đầu trên thế giới, chiếm 31% số các vị trí lãnh đạo cao cấp của phụ nữ Tuy nhiên, Ấn Độ, mặc dù đã cải thiện được 1% và lên đến 17%, nhưng vẫn tiếp tục xếp hạng trong 10 nước có tỷ lệ phụ nữ giữ vị trí lãnh đạo cấp cao ít nhất.
Liên minh châu Âu: 26% vị trí lãnh đạo cấp cao được tổ chức bởi phụ nữ, 36% doanh nghiệp không có phụ nữ trong vai trò lãnh đạo cao cấp Sau một sự suy thoái nhẹ vào năm 2015, cả tỷ lệ phần trăm vị trí lãnh đạo cấp cao được giữ bởi phụ nữ và tỷ lệ doanh nghiệp không có phụ nữ giữ vị trí lãnh đạo cấp cao đều đã hồi phục trên toàn khu vực Pháp và Tây Ban Nha dẫn đầu về tỷ lệ phụ nữ có vai trò lãnh đạo cao cấp ở mức 31% và 27% tương ứng, với sự cải thiện đáng chú ý ở Ai Len - tăng 7% và hiện tại là 26% Mặc dù tăng trưởng 3% vào năm ngoái, Đức đi sau với tỷ lệ phụ nữ giữ vị trí lãnh đạo cao cấp là 19% Vương quốc Anh đã thất bại trong việc lặp lại những tiến bộ trong những năm gần đây, với tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí lãnh đạo rơi vào 19%, và tỷ lệ doanh nghiệp không có phụ nữ ở vị trí hàng đầu tăng lên 41%.
Bắc Mỹ: 23% vị trí lãnh đạo cấp cao được tổ chức bởi phụ nữ, 31% doanh nghiệp không có phụ nữ trong vai trò lãnh đạo cao cấp Canada có tỷ lệ số phụ nữ giữ vị trí lãnh đạo cao cấp khá thấp, ở mức 23% - giảm 3% trong năm Hoa Kỳ không thấy có chuyển biến trong năm 2016, với tỷ lệ các vị trí lãnh đạo cao cấp được giữ bởi phụ nữ vẫn còn ở mức 23% và tỷ lệ phần trăm số doanh nghiệp không có phụ nữ giữ vị trí hàng đầu vẫn ở mức 31%.
Sự đa dạng là chìa khóa thành công trong kinh doanh.Với sự kết hợp của nam giới và phụ nữ với tư cách là người quản lý, các doanh nghiệp sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho các hoạt động của mình Bên cạnh đó, một trong những mục tiêu quan trọng mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang cố gắng và mong muốn đạt được đó là bình đẳng giới Costa và các cộng sự (2009) cho rằng xóa bỏ bất bình đẳng giới là
“một mục tiêu chính đáng” Mặt khác, bình đẳng giới có liên quan mật thiết với phát triển kinh tế Các nghiên cứu của Appiah và McMahon (2002), Klasen và Lamanma
(2003) đã chỉ ra rằng bất bình đẳng giới trong giáo dục làm giảm tăng trưởng kinh tế.Khi tham gia vào thị trường lao động chính thức, những người phụ nữ sẽ tìm được những công việc có thu nhập cao hơn khi họ có trình độ đại học Bên cạnh đó, trong các khu vực không chính thức, việc cải thiện giáo dục cho phụ nữ sẽ mang lại hiệu quả công việc cao hơn Bất bình đẳng giới trong sức khỏe cũng là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho phát triển nguồn nhân lực, và từ đó làm giảm sự phát triển kinh tế xã hội. Ở nhiều lĩnh vực cạnh quan trọng như giáo dục, chăm sóc sức khỏe và việc làm, vấn đề bình đẳng giới đã được phân tích nhiều, còn trong lĩnh vực kinh doanh thì gần đây đã được người ta chú ý đến nhiều hơn Klapper, L và Parker, S (2010) đã chỉ ra rằng số lượng doanh nhân nam cao hơn số lượng doanh nhân nữ một cách đáng kể. Tuy nhiên ngày nay, số lượng giám đốc doanh nghiệp là nữ ngày càng có xu hướng tăng lên rõ rệt Vậy một câu hỏi quan trọng đưa ra khi người phụ nữ tham gia vào hoạt động kinh doanh với vai trò là người quản lý thì liệu có mang lại kết quả kinh doanh khác biệt so với nam giới khi họ là quản lý hay không.
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của phụ nữ đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, ở nhiều quốc gia khác nhau, với những nền kinh tế khác nhau Những nghiên cứu này đã phân tích và đánh giá sự khác nhau khi chủ doanh nghiệp là nữ giới với chủ doanh nghiệp là nam giới; về sự đa dạng giới tính trong Hội đồng quản trị hay Ban giám đốc tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp như thế nào Các nghiên cứu này hầu như đều đặt giả thiết về mối quan hệ tích cực giữa chúng Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đưa ra lại không có sự thống nhất và có những sự khác biệt Một vài nghiên cứu chỉ ra sự kém hiệu quả của nữ doanh nhân, trong khi một số nghiên cứu khác lại không tìm thấy sự khác biệt nào về giới tính của các doanh nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Những khác biệt này phụ thuộc một phần vào thước đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp được sử dụng và những nhân tố khác nhau đang được kiểm soát Cụ thể, có thể chia ra làm ba nhóm như sau:
- Nhóm thứ nhất: Nữ giám đốc có tác động tiêu cực tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Nhóm thứ hai: Nữ giám đốc có tác động không rõ ràng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Nhóm thứ ba: Nữ giám đốc có tác động tích cực tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1.1 Nhóm thứ nhất: Nữ giám đốc có ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Coleman (2007), Robert và Robb (2009), Waston (2002), Loscocco và Robison
(1991) chỉ ra rằng những doanh nghiệp có giám đốc là nữ thường có doanh thu bán hàng, tài sản và tạo được việc làm ít hơn so với các doanh nghiệp có giám đốc là nam.
Tổng quan tình hình nghiên cứu về giới tính giám đốc và sự lo ngại rủi ro
Trong các nghiên cứu trên thế giới, để giải thích cho sự khác biệt về kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khi có sự khác biệt về giới tính của người quản lý, đặc biệt là vấn đề chọn ngành kinh doanh, cũng như vấn đề tiếp cận vốn, từ đó dẫn đến sự khác biệt về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân khác nhau Có những nguyên nhân xuất hiện từ phía cung (yếu tố thể chế, sự phân biệt đối xử, ….), và cũng có những nguyên nhân xuất hiện từ phía cầu(bản thân người phụ nữ).
Welter và Smallbone (2003) lập luận rằng trong khi các thể chế chính thức có thể ảnh hưởng đến cơ hội của các doanh nghiệp thì các thể chế không chính thức có thể ảnh hưởng lớn đến sự nhận thức các cơ hội kinh doanh Aidis et at (2007) đã lập danh mục các thể chế quan trọng có ảnh hưởng đến nữ doanh nhân Về các thể chế chính thức, họ xác định bình đẳng giới chính thức công nhận bởi pháp luật, pháp luật về thị trường lao động, pháp luật về thuế, … Các thể chế không chính thức phân biệt đối xử với phụ nữ tại nơi làm việc, quan điểm truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo, nhân thức của các doanh nhân như phạm vi hoạt động của giới, thái độ của xã hội đối với phụ nữ và việc làm, và giá trị gia đình được đề cao như một thể chế quan trọng ảnh hưởng đến doanh nhân nữ.
Một trong những nguyên nhân xuất phát từ phía bản thân người phụ nữ được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính là thái độ lo ngại của họ đối với rủi ro.Và cũng đã có rất nhiều những nghiên cứu đề cập đến vấn đề này Hầu hết tất cả các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng phụ nữ thường lo ngại rủi ro hơn so với nam giới, và vì vậy họ có những thái độ khác nhau trước các tình huống mà doanh nghiệp gặp phải (chẳng hạn như việc phụ nữ xin vay vốn ít hơn là bởi vì họ không thích rủi ro, …), và từ đó dẫn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khác nhau ở doanh nghiệp có giám đốc là nam và doanh nghiệp có giám đốc là nữ.
1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới
Jianakopolos và Bernasek (1998), Barber và Odean (2001), Dohmen và công sự
(2005) cho rằng phụ nữ có xu hướng lo ngại rủi ro cao hơn so với nam giới Những khác biệt này có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả hoạt động kinh doanh vì sự lo ngại rủi ro cao hơn sẽ dẫn đến việc phụ nữ sẽ hạn chế đầu tư vào doanh nghiệp của họ Báo cáo doanh nhân toàn cầu năm 2005 đã cho thấy rằng nỗi sợ thất bại là cao hơn đáng kể ở phụ nữ so với nam giới ở các nước có thu nhập trung bình (Mimiti et at, 200%). Ngoài ra, Grasmuck và Espinal (2000) cũng có một vài bằng chứng chỉ ra rằng những nam doanh nhân thường có xu hướng tái đầu tư một phần lớn hơn so với nữ giới lợi nhuận của mình vào việc kinh doanh của họ Carter và Rosa (1998) cũng cho các bằng chứng tương tự ở UK.
Faccio và cộng sự (2016) đã có một nghiên cứu để kiểm tra mối quan hệ giữa giới tính giám đốc và sự chấp nhận rủi ro, từ đó có ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược của họ, dẫn đến có sự khác biệt trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ mẫu lớn gồm 250.000 các doanh nghiệp châu Âu từ cơ sở dữ liệu của Amadeus Số liệu được thu thập trong khoảng thời gian dài từ năm 1999 đến năm 2009 Để đo lường sự chấp nhận rủi ro, nhóm nghiên cứu sử dụng
Thứ nhất, thước đo mức độ rủi ro của các lựa chọn tài chính doanh nghiệp (Leverage) Leverage được xác định là tỷ lệ nợ tài chính chia cho (nợ tài chính + vốn chủ sở hữu) Leverage càng cao tác động tiêu cực tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng lớn Với mẫu thu thập được, Leverage trung bình là 37,4% Trong đó, Tỷ lệ này là 32,4% đối với các doanh nghiệp có giám đốc là nữ và 37,9% đối với doanh nghiệp có giám đốc là nam.
Thứ hai, sự biến động của ROA (σ(ROA)) σ(ROA) được xác định là tỷ lệ thu nhập trước lãi vay và thuế đối với tổng tài sản Biến động của ROA là một chỉ tiêu thông dụng để đo lường rủi ro trong kinh tế về khía cạnh tài chính Với mẫu thu thập được, σ(ROA) trung bình là 4,9% Trong đó, Tỷ lệ này là 2,9% đối với các doanh nghiệp có giám đốc là nữ và 5,1% đối với doanh nghiệp có giám đốc là nam.
Thứ ba, là khả năng sinh tồn của doanh nghiệp Nghiên cứu chỉ ra rằng 51,7% doanh nghiệp trong mẫu tồn tại ít nhất 5 năm Khả năng sống sót là 61,4% đối với các doanh nghiệp có giám đốc nữ và 50,5% đối với doanh nghiệp có giám đốc nam.
Nhóm nghiên cứu đã chia các doanh nghiệp thành 3 nhóm: So sánh các doanh nghiệp có giám đốc là nam và các doanh nghiệp có giám đốc là nữ ở cùng 1 quốc gia, cùng ngành nghề kinh doanh, cùng năm, trạng thái và cấp bậc của giám đốc giống nhau; so sánh kết quả của cùng doanh nghiệp có trải qua sự chuyển đổi từ giám đốc nam sang giám đốc nữ; và nhóm 3 là ngược lại, so sánh kết quả của cùng doanh nghiệp có trải qua sự chuyển đổi từ giám đốc nữ sang giám đốc nam Nhóm nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu những doanh nghiệp có sự chuyển đổi về giám đốc để có thể so sánh sự chấp nhận rủi ro của các doanh nghiệp giống nhau nhưng được điều hành bởi các giám đốc có giới tính khác nhau.
Cả ba nhóm nghiên cứu này đều đưa ra kết luận chung về mối quan hệ giữa giới tính của giám đốc và sự chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp Các doanh nghiệp được điều hành bởi các giám đốc nữ có chỉ số nợ thấp, có thu nhập ổn định hơn, và có nhiều khả năng để duy trì hoạt động hơn các doanh nghiệp có giám đốc là nam Bên cạnh đó, các giám đốc nữ tự bản thân họ cũng có xu hướng tham gia vào các công ty có ít rủi ro hơn, và các chủ sở hữu của doanh nghiệp khi muốn tránh các dự án có rủi ro cáo hoặc giảm rủi ro, họ sẽ thuê các giám đốc nữ để đạt mục tiêu này.
Huang và Kisgen (2013) xem xét các quyết định đầu tư và các quyết định tài chính của doanh nghiệp được thực hiện bởi các giám đốc điều hành nữ so với các giám đốc điều hành nam Nhóm nghiên cứu đã thu thập số liệu của các CFO của các doanh nghiệp được niêm yết trên NYSE, AMEX hoặc NASDAQ, trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến năm 2005 Nghiên cứu sử dụng mẫu là các doanh nghiệp có giám đốc tài chính tiền nhiệm là nam, nghĩa là những doanh nghiệp trải qua sự chuyển đổi từ CFO nam sang CFO nam hoặc từ CFO nam sang CFO nữ Nhóm nghiên cứu tập trung vào phân tích các quyết định tài chính và đầu tư trong giai đoạn sau ba năm mà các giám đốc được bổ nhiệm Bằng các số liệu thu thập được, nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngày càng có nhiều phụ nữ được thuê làm CFO, cụ thể tỷ lệ phụ nữ được thuê làm giám đốc điều hành trong hai năm 2001 và 2002 là 37% trong khi con số này đối với các giám đốc tài chính nam là 30,8% Phụ nữ cũng tham gia nhiều hơn trong các ngành tiêu dùng trong khi nam giới lại chủ yếu tham gia trong các ngành sản xuất và các ngành nghề kinh doanh khác.
Khi xem xét các quyết định đầu tư và các quyết định tài chính, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được có sự khác nhau nếu các quyết định đó được thực hiện bởi các giám đốc nữ hay các giám đốc nam Nam giám đốc điều hành phát hành nợ thường xuyên hơn so với nữ giám đốc điều hành Tuy nhiên các doanh nghiệp có giám đốc là nữ lại có lợi nhuận thấp hơn so với các doanh nghiệp có giám đốc điều hành nam Các nữ giám đốc điều hành đặt giới hạn rộng hơn về ước tính thu nhập và có nhiều khả năng tái đầu tư một phần lợi nhuận nhỏ hơn Bằng chứng này cho thấy nam giới thể hiện sự tự tin quá mức trong việc ra quyết định mang tính chiến lược so với phụ nữ.
Croson và cộng sự (2009) đã thực hiện những thí nghiệm trong kinh tế để đưa ra những bằng chứng về sự khác biệt về sự ưu tiên giữa nam giới và nữ giới, tập trung vào ba yếu tố có liên quan đến thị trường lao động đã được nghiên cứu rộng rãi như: sự ưa thích rủi ro, sở thích xã hội và phản ứng với sự cạnh tranh Nguồn dữ liệu chính được sử dụng trong các thí nghiệm kinh tế là dữ liệu từ Khảo sát tài chính Các thí nghiệm này được thực hiện nhiều lần với các cá nhân khác nhau với các nền tảng và đặc điểm nhân khẩu học khác nhau, nhằm kiểm tra tác động của tự chọn và học tập và tác động khác biệt của chúng đối với nam giới và nữ giới Nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc của những khác biệt này, cũng như ý nghĩa của chúng. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận có liên quan đến ba yếu tố như sau:
Thứ nhất, phụ nữ thực sự lo ngại rủi ro hơn so với nam giới Phụ nữ không ưa thích rủi ro và họ luôn muốn tránh được rủi ro càng nhiều càng tốt Sự phản đối rủi ro này có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phụ nữ đi tìm những công việc ít rủi ro hơn, và vì vậy họ có mức lương trung bình thấp hơn; hoặc là một trong những nguyên nhân mà những nữ doanh nhân tiếp cận vốn ít hơn, dẫn đến việc kết quả hoạt động kinh doanh của họ cũng kém hơn so với nam giới Việc giải thích dựa trên sở thích này cũng phù hợp với một số bằng chứng về khoảng cách giới tính trong tiền lương, trong thu nhập mà không phải xuất phát từ nguyên nhân phân biệt đối xử.
Thứ hai, sở thích xã hội của phụ nữ nhạy cảm với các dấu hiệu tinh tế hơn nam giới Điều này có thể dẫn việc phụ nữ chọn các ngành nghề mà họ nghĩ là phù hợp về mặt xã hội đối với họ.
Xác định khoảng trống nghiên cứu và những điểm mới của Luận án
Như đã trình bày ở phần trên, trên thế giới đã có khá nhiều các nghiên cứu xoay quanh vấn đề ảnh hưởng của giới tính đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sự chấp nhận rủi ro Ở Việt Nam, cho đến nay số lượng nghiên cứu về vấn đề này chưa có nhiều Những nghiên cứu tại Việt Nam về vấn đề này còn có một số những tồn tại như:
- Đa phần các nghiên cứu chỉ đề cập về sự đa dạng giới tính trong HĐQT, giới tính nữ trong HĐQT và BGĐ, nghiên cứu ảnh hưởng của sự đa dạng giới (giới tính nữ trong HĐQT và BGĐ) đến kết quả hoạt động của công ty.
- Khi đo lường kết quả hoạt động của công ty, đa phần các nghiên cứu chỉ lấy các chỉ tiêu về khía cạnh tài chính (như ROA, ROE, doanh thu, lợi nhuận, …), và chưa có nghiên cứu nào đề cập đến các thước đo về mặt kinh tế - xã hội (đóng thuế, tỷ lệ lao động nữ, tỷ lệ lao động đóng BHXH,…).
- Phạm vi nghiên cứu cuả những nghiên cứu này chỉ giới hạn tại những công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán, vì vậy kết quả chưa đảm bảo tính toàn diện và khái quát, không phản ánh được tình hình của tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam” với Bộ dữ liệu được sử dụng là Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2011 (với 339.168 doanh nghiệp) và năm 2013 (với 380.476 doanh nghiệp) để làm Luận án tiến sỹ, một mặt nhằm nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn vấn đề này, đưa ra được định hướng giải pháp và khuyến nghị chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như giúp cho cho các doanh nghiệp điều chỉnh và cơ cấu lại bộ phận quản lý cho hợp lý hơn, góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững kinh tế; mặt khác Luận án cũng sẽ cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mới, bổ sung một yếu tố quan trọng khi nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Với mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, cũng như dựa vào nguồn số liệu thu thập được, đề tài của luận án có một số điểm mới sau đây:
Thứ nhất , trong khi thế giới đã quan tâm đến vấn đề này từ rất lâu và đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu đến với nhiều mô hình khác nhau thì ở Việt Nam, mối quan hệ giữa giới tính của giám đốc với kết quả hoạt động kinh doanh và sự chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp vẫn còn khá mới mẻ và mới chỉ được quan tâm đến trong vài năm trở lại đây Những phát hiện thực nghiệm về giới tính của các nhà quản lý cấp cao và chủ sở hữu các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, và Việt Nam là một trường hợp đáng chú ý Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (Nguyễn,
2012) nhưng hiện nay các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý vẫn chỉ chiếm khoảng 25% trong tổng số doanh nghiệp Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về khoảng cách về giới trong thị trường lao động, nhưng rất ít người biết đến vai trò giới trong hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam Ngay cả những nghiên cứu quan tâm đến vai trò giới trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam thì mới chỉ dừng ở việc đánh giá về ảnh hưởng của sự đa dạng giới tính trong HĐQT và BGĐ tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đánh giá về ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai , Nguyễn và cộng sự (2014) là một nghiên cứu đầu tiên về mối quan hệ giữa giới tính của người quản lý đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là kết quả về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Nghiên cứu đã khảo sát 120 doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt nam trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2011, và sử dụng chỉ tiêu Tobin's Q để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp Nhóm tác giả đã đưa ra kết luận cho thấy mối quan hệ tích cực giữa hai đại lượng này Ngoài ra, cũng có một vài nghiên cứu khác về lĩnh vực này nhưng những nghiên cứu liên quan đến đề tài này ở Việt nam hiện không nhiều, nếu có thì cũng chỉ được thực hiện với quy mô nhỏ, và dường như mới chỉ dừng ở mức thống kê, sử dụng mẫu quan sát nhỏ, chủ yếu chỉ sử dụng những công ty được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, nên mẫu chỉ bao gồm khoảng 200 doanh nghiệp, nên chưa phản ánh được một cách toàn diện và đầy đủ về mối quan hệ này Vì vậy, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn diện trên toàn bộ các doanh nghiệp của Việt Nam về mối quan hệ giữa nữ giám đốc và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là thực sự cần thiết, nhất là khi bình đẳng giới trong phát triển kinh tế đang được xã hội hết sức quan tâm Bằng cách sử dụng dữ liệu đầy đủ từ cuộc Tổng điều tra doanh nghiệp Việt nam, tác giả sẽ nghiên cứu, tìm hiểu xem ở Việt Nam, liệu có sự khác biệt thực sự trong kết quả kinh doanh và sự chấp nhận rủi ro giữa doanh nghiệp có giám đốc là nữ và doanh nghiệp có giám đốc là nam hay không Đây là một điểm mới mà cho đến nay chưa có tác giả nào ở Việt nam thực hiện Với cơ sở dữ liệu đầy đủ này, tác giả sẽ phân tích được một cách chi tiết hành vi của giám đốc doanh nghiệp với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sự chấp nhận rủi ro ở các loại hình doanh nghiệp theo quy mô cũng như theo loại hình sở hữu, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở các ngành kinh tế khác nhau.
Thứ ba , khi điều tra tác động của giới tính giám đốc đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp, tác giả đã sử dụng một hệ thống chỉ tiêu để đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu đo lường về tài chính và các chỉ tiêu đo lường về các khía cạnh kinh tế - xã hội Ở các nghiên cứu trước, khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới tính của người quản lý đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, các tác giả chỉ quan tâm đến chỉ tiêu đo lường về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Ví dụ như Duc Vo và Thuy Phan (2013) dùng chỉ số ROA, Phan Bùi Gia Thủy và cộng sự (2017) cũng vậy, dùng chỉ số ROA Một vài nghiên cứu khác dùng chỉ số Tobin,Q (chỉ số đo lường về hiệu quả thị trường) để đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp, như Tuan Nguyen và cộng sự (2014), hay Nguyễn Quang Khải (2015). Mặt khác, các tài liệu về lý thuyết lãnh đạo cho thấy tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng giao tiếp, hoà nhập hơn Ford và Richardson (1994) nhận thấy rằng các nhà quản lý nữ thường trích ít lợi ích cá nhân hơn từ doanh nghiệp và thường đưa ra những quyết định có đạo đức hơn, tuân thủ pháp luật hơn ở nơi làm việc so với nam giới. Tate và Yang (2015) phát hiện ra rằng các nhà quản lý nữ thường tạo ra được môi trường làm việc thân thiện hơn và trả lương bình đẳng hơn cho người lao động được thuê Chính vì vậy, trong đề tài này, tác giả đã sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu đo lường về tài chính và các chỉ tiêu đo lường về mặt kinh tế - xã hội Cụ thể, các chỉ tiêu đo lường về tài chính như: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên tài sản (ROA); các chỉ tiêu đo lường về mặt xã hội như: số lao động, tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động, tỷ lệ lao động có BHXH, các doanh nghiệp có nộp thuế, số tiền thuế mà các doanh nghiệp đóng và tỷ lệ thuế trên doanh thu Ở Việt nam chưa có tác giả nào khi nghiên cứu về mối quan hệ của giới tính giám đốc đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp lại sử dụng đầy đủ chỉ tiêu để đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp như đề tài.
Thứ tu, đề tài sử dụng kỹ thuật phân rã của Oaxaca-Blinder để phân tích các yếu tố tạo nên sự khác biệt (sự chênh lệch) trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp có giám đốc là nam và các doanh nghiệp có giám đốc là nữ.
Việc phân rã cho phép hiểu được những lý do có thể tạo ra khoảng cách giới trong hoạt động của doanh nghiệp, và kiểm tra sự phân biệt giới tính tiềm ẩn trong các hoạt động kinh doanh.
Bằng cách xem xét một loạt các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp và phân tích những khoảng cách về giới trong những kết quả này, chuyên đề tài sẽ cung cấp bằng chứng mới về cách mà giới tính của các giám đốc đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp như thế nào.
Thứ năm , Sự khác biệt trong hành vi chấp nhận rủi ro giữa các nhà quản lý nam và các nhà quản lý nữ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt trong việc lựa chọn chiến lược, sự khác biệt về hành vi và từ đó dẫn đến sự khác biệt trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Sự tự tin thái quá khiến các giám đốc nam đầu tư vào các dự án có NPV âm mà sau này sẽ thua lỗ, khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống (Huang và Kisgen, 2013) Còn phụ nữ, do không thích rủi ro nên họ sẽ ít đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn nam giới (Sunden và Surette, 1998). Đã có một số lượng lớn các nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của giới tính giám đốc đối với hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên, có ít bằng chứng về sự khác biệt trong hành vi chấp nhận rủi ro giữa các nhà quản lý nam và các nhà quản lý nữ (Du Rietz và Henrekson, 2000; Adams và Ferreira, 2009; Fairlie và Robb, 2009) Các tài liệu về tâm lý học và xã hội học đều chứng minh rằng nam giới thường tự tin thái quá so với phụ nữ, phụ nữ thường có xu hướng sợ rủi ro (Croson và Cneezy, 2009) Trong Luận án này, tác giả sẽ nghiên cứu liệu các giám đốc nữ ở Việt nam có thực sự lo ngại rủi ro hơn các giám đốc nam và họ có sẵn sàng chấp nhận rủi ro như nam giới hay không, điều này là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định khởi sự doanh nghiệp, đến thời gian tồn tại của doanh nghiệp, đến các quyết định kinh doanh của các giám đốc doanh nghiệp trước các tình huống kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Đây là nghiên cứu đầu tiên có tính đến thái độ của giám đốc đối với rủi ro khi đánh giá ảnh hưởng giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIỚI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH GIÁM ĐỐC ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Lý thuyết về giới
2.1.1 Giới tính, giới và vai trò giới
Giới là một khái niệm xuất hiện ở các nước nói tiếng Anh vào cuối những năm
60 và xuất hiện ở nước ta vào những năm 80 của hế kỷ XX Cho đến nay, thuật ngữ giới đã được sử dụng rất nhiều vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và trở nên quá quen thuộc Tuy nhiên vẫn còn một số người vẫn còn nhầm lẫn giữa khái niệm “giới” và “giới tính”, và họ thường đánh đồng những khác biệt giữa nam và nữ về vai trò giới (do học mà có) với những khác biệt về mặt sinh học (do di truyền mà có) Đây là hai khái niệm tồn tại mối liên quan chặt chẽ những lại có bản chất khác nhau Bản thân sự xuất hiện khái niệm giới nhằm làm rõ sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ trên hai khía cạnh: sinh học (giới tính) và xã hội (giới)
“Giới tính chỉ sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới xét về mặt sinh học.
Giới chỉ sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới xét về mặt xã hội Giới nói đến các quan niệm, thái độ, hành vi, các mối quan hệ và tương quan về địa vị xã hội của nữ giới và nam giới trong bối cảnh xã hội cụ thể” (Mai Huy Bích, 2009, tr 18)
Luật Bình đẳng giới (2007) định nghĩa “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”.
Trần Thị Quế (1999, tr 16) đã viết rằng “Giới là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ và tương quan về địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể Nói cách khác, nói đến giới là nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ giác độ xã hội ”.
Từ các khái niệm ở trên, có thể thấy rằng, khái niệm “giới tính” và “giới” đều chỉ sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới Nhưng giữa chúng có sự khác biệt đáng kể.
“Giới tính” chỉ các đặc điểm mang tính sinh học, mang tính bẩm sinh, khi sinh ra đã có của nam giới và nữ giới, ngoài ra giới tính còn mang tính đồng nhất, tính bất biến không thay đổi theo không gian và thời gian Đặc trưng này không phụ thuộc vào mong muốn của con người Trong khi đó, “giới” chỉ các đặc điểm mang tính xã hội.Giới được hình thành do dạy và học mà có, giới được hình thành do được dạy và được học từ Nhà trường, từ gia đình, từ xã hội; giới có tính đa dạng, mỗi vùng, mỗi nước, mỗi địa phương, mỗi vùng miền lại khác nhau; giới có thể thay đổi được theo thời gian, không gian và nó chịu sự tác động của các yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế và chính trị.
Như vậy, với khái niệm giới được tiếp cận, có thể thấy rằng khái niệm về giới gắn chặt với một phạm trù, đó là vai trò giới.
Vai trò giới là các chức năng, trách nhiệm của nam giới và nữ giới theo quan niệm của xã hội, của cộng đồng (Nguyễn Thị Thuận, 2008) Như vậy, vai trò giới là những công việc và hành vi cụ thể mà xã hội trông đợi ở mỗi người với tư cách là nam giới hay phụ nữ theo quy định của từng nền văn hóa cụ thể Vai trò giới là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ trong một xã hội hay một nền văn hóa cụ thể nào đó Theo đó, vai trò giới được phân loại như sau:
Vai trò sản xuất: Là những công việc nhằm tạo ra thu nhập, nó có thể được tạo ra bởi cả nữ giới hoặc nam giới Chúng bao gồm các hoạt động tạo ra sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ để trao đổi mua bán, hoặc sản xuất đơn giản chỉ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình Về phương diện lý thuyết thì cả nam giới và phụ nữ đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất này, tuy nhiên, trong vai trò sản xuất, quan niệm xã hội thường coi trọng công việc của nam giới hơn công việc của phụ nữ Hay nói cách khác, do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của nam giới và phụ nữ không như nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được đánh giá và nhìn nhận như nhau Ngoài ra, thực tế cho thấy trong vai trò sản xuất, cơ hội và điều kiện thăng tiến của phụ nữ hầu như bao giờ cũng kém hơn của nam giới.
Vai trò tái sản xuất sức lao động: Là những công việc đóng vai trò sinh sản và nuôi dưỡng Nó bao gồm việc sinh con, nuôi con và làm những công việc nhà cần thiết để duy trì và tái tạo lại sức lao động Khái niệm tái tạo sức lao động ở đây bao gồm cả việc chăm lo và duy trì lực lượng lao động hiện tại và lực lượng lao động trong tương lai Những hoạt động này là vô cùng cần thiết đối với cuộc sống, đảm bảo sự duy trì và phát triển dân số và lực lượng lao động Nó yêu cầu khá nhiều thời gian nhưng lại không tạo ra thu nhập, vì vậy mà các nhà kinh tế ít khi coi nó là công việc thực sự và gần như không đưa giá trị của những công việc này vào tính toán Tầm quan trọng của những công việc liên quan đến vai trò tái sản xuất là rất lớn nhưng lại không được xã hội coi trọng và đánh giá cao, trong khi những công việc này hầu như đều do phụ nữ và các bé gái đảm nhận Tính chất và mức độ tham gia của nam giới và nữ giới trong các công việc có liên quan đến vai trò tái sản xuất có sự chênh lệch lớn Nam giới thường cho rằng họ chỉ trợ giúp phụ nữ làm việc nhà và đó không phải là trách nhiệm của họ.
Vai trò cộng đồng: Bao gồm vai trò tham gia cộng đồng và vai trò lãnh đạo cộng đồng Vai trò tham gia cộng đồng bao gồm các hoạt động như chăm sóc sức khỏe và giáo dục, giữ gìn vệ sinh môi trường, …Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hóa tinh thần của cộng đồng Đôi khi nó đòi hỏi sự tham gia một cách tình nguyện, tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực Vai trò lãnh đạo cộng đồng bao gồm các hoạt động mang tính lãnh đạo ở các cộng đồng Ví dụ: mọi người có thể tham gia tổ chức, quản lý người dân tại nơi mình sinh sống để tiến hành các hoạt động chung như đánh giá tiêu chí gia đình văn hóa, hỗ trợ đồng bào lũ lụt, xây dựng môi trường văn hóa văn minh, … Xuất phát từ định kiến về giới cho rằng phụ nữ chủ yếu chịu trách nhiệm các công việc gia đình nên phần lớn các công việc lãnh đạo cộng đồng thường do nam giới đảm nhận.
Trên phương diện lý thuyết, cả nam giới và nữ giới đều có thể tham gia vào cả ba vai trò trên, nhưng trên thực tế, ở nhiều nơi, với vai trò tái sản xuất sức lao động, phụ nữ hầu như phải đảm nhận phần lớn hơn (nguyên nhân xuất phát từ cả hai mặt là khía cạnh sinh học và khía cạnh xã hội), đồng thời phụ nữ cũng phải tham gia tương đối nhiều vào các hoạt động trong vai trò sản xuất để kiếm thu nhập Gánh nặng công việc gia đình của phụ nữ đã khiến cho phụ nữ không thể tham gia một cách thường xuyên và tích cực vào các hoạt động cộng đồng, vì thế nam giới sẽ có nhiều cơ hội hơn, nhiều thời gian và sức lực hơn để đảm nhận các vai trò cộng đồng (Đặng Thị Lan Anh và cộng sự, 2015) Cụ thể hơn, đối với các doanh nhân nữ, đã số trong số họ đều cho rằng gánh nặng công việc gia đình là một trở ngaị cho việc vận hành và mở rộng doanh nghiệp mà họ làm chủ Và nhiều doanh nhân nữ mặc dù đã làm khá tốt trong việc cân bằng giữa gia đình và công việc, nhưng họ vẫn muốn được giảm bớt công việc gia đình để họ có thể tập trung và dành nhiều thời gian cũng như sức lực cho công việc kinh doanh của mình (VCCI, 2010) Có thể thấy rằng, chính những nhận định cũng như kỳ vọng của xã hội đối với nữ giới đã tạo ra những sự không tương xứng về giới ở những mức độ khác nhau, điều này đòi hỏi cần phải có sự can thiệp để đảm bảo được mục tiêu bình đẳng giới.
2.1.2 Sự khác biệt về giới trong phong cách lãnh đạo
Nam giới và phụ nữ khác nhau về tâm lý trong cách họ hành động, từ phong cách giao tiếp đến cách họ cố gắng gây ảnh hưởng đến người khác Những khác biệt về giới trong phong cách giao tiếp và chiến thuật gây ảnh hưởng này tạo nên sự khác biệt về giới trong phong cách lãnh đạo của nam giới và phụ nữ.
Bên cạnh đó, sự khác biệt về giới trong phong cách giao tiếp và các chiến thuật ảnh hưởng đã tạo ra các định kiến về giới ảnh hưởng đến hành vi của cả nam và nữ. Một số định kiến này thậm chí còn có tác động tiêu cực đến hành vi và nhận thức của phụ nữ về phụ nữ với tư cách là nhân viên, người quản lý và lãnh đạo tại nơi làm việc.
Sự khác biệt về giới trong phong cách giao tiếp
Sự khác biệt lớn nhất giữa nam giới và phụ nữ về phong cách giao tiếp của họ bắt nguồn từ việc đàn ông và phụ nữ nhìn nhận mục đích của các cuộc trò chuyện khác nhau Các tài liệu nghiên cứu tâm lý học về sự khác biệt giới tính đã chỉ ra rằng trong khi phụ nữ sử dụng giao tiếp như một công cụ để tăng cường kết nối xã hội và tạo mối quan hệ thì nam giới sử dụng ngôn ngữ để chiếm ưu thế và đạt được kết quả hữu hình (Wood, 1996; Mason, 1994) Nam giới và phụ nữ cũng khác nhau trong quan hệ của họ đối với những người khác trong xã hội: trong khi phụ nữ cố gắng trở nên thân thiện hơn trong tương tác với người khác, thì nam giới coi trọng sự độc lập của họ (Eagly,
1987) Mặt khác, các tác phẩm nổi tiếng của John Grey cho thấy rằng trong khi đàn ông coi những cuộc đối đầu là một cách để thiết lập và duy trì địa vị và sự thống trị trong các mối quan hệ, thì phụ nữ xem mục đích của trò chuyện là tạo ra và thúc đẩy mối quan hệ mật thiết với bên kia bằng cách nói về những vấn đề mang tính thời sự và những vấn đề mà cộng đồng đang phải đối mặt (Gray, 1992).
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra nhiều điểm khác biệt trong phong cách giao tiếp giữa nam và nữ Nhìn chung, phụ nữ được mong đợi sử dụng giao tiếp để tăng cường kết nối xã hội và các mối quan hệ, trong khi nam giới sử dụng ngôn ngữ để nâng cao vị thế xã hội (Wood, 1996) Mặt khác, nam giới được coi là có nhiều khả năng đưa ra giải pháp cho các vấn đề hơn phụ nữ để tránh những cuộc thảo luận dường như không cần thiết về các vấn đề giữa các cá nhân (Baslow & Rubenfield, 2003) Nghiên cứu về sự khác biệt giới trong các phong cách giao tiếp đã đưa ra kết luận rằng nam giới có xu hướng tự quyết đoán và xem các cuộc trò chuyện như một phương tiện để đạt được kết quả hữu hình, chẳng hạn như giành được quyền lực hoặc sự thống trị (Wood, 1996), còn phụ nữ coi trọng sự hợp tác, định hướng “liên quan đến mối quan tâm với người khác, vị tha và mong muốn được hòa hợp với người khác” (Mason, 1994).
Sự khác biệt về giới trong chiến thuật gây ảnh hưởng
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu Dựa vào việc đánh giá kết quả hoạt động (thành tích), doanh nghiệp có thể hiểu rõ được thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh và tiềm lực tài chính của mình, biết mình đang ở vị thế nào trong ngành và thực hiện các điều chỉnh cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong tương lai (Nguyễn Thế Hùng, 2012).
Kết quả hoạt động kinh doanh có thể được mô tả như là bản chất của sự tồn tại của toàn bộ doanh nghiệp Nó được liên kết chặt chẽ với sự lựa chọn của một hệ thống các chỉ tiêu Mỗi doanh nghiệp phải theo dõi và phân tích các chỉ tiêu để hiểu được tình hình của doanh nghiệp, từ đó xác định các cơ hội để cải thiện và phát triển Các chỉ tiêu đó cũng có thể được sử dụng để so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoặc yêu cầu của thị trường.
Theo quan điểm của các nhà đầu tư thì kết quả hoạt động của doanh nghiệp chính là giá trị mà họ nhận được từ việc họ đầu tư vào doanh nghiệp, từ việc so sánh giữa những gì mà họ nhận được so với những gì mà họ đã bỏ ra (Alchian & Demsetz, 1972; Jensen & Mecking, 1976) Giá trị được tạo ra đó bao gồm cả giá trị tài chính và giá trị phi tài chính.
Hệ thống đo lường kết quả hoạt động kinh doanh là tổng hợp các số liệu (có thể là tài chính và/hoặc phi tài chính, dài hạn và/hoặc ngắn hạn, nội bộ và/hoặc bên ngoài), được thu thập, xử lý và phân tích định lượng (Bisbea, Malagueno, 2012; Gimbert và cộng sự, 2010).
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đo lường bởi nhiều phương pháp, có những phương pháp đơn giản nhưng cũng có những phương pháp tinh vi và phức tạp Tuy nhiên việc đo lường hiệu quả nên bao gồm ba nội dung chính, đó là: tài chính, thị trường và khách hàng, phát triển nhân viên Nội dung tài chính được phản ánh qua các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận và lợi tức về đầu tư Nội dung quy mô của thị trường và khách hàng được phản ánh qua sự hài lòng của khách hàng, duy trì và chất lượng dịch vụ Nội dung của phát triển nhân viên được đánh giá thông qua các tiêu chí như các lựa chọn của nhân viên, động lực của họ và năng lực của hệ thống thông tin (Maltz, 2003)
Cách tiếp cận truyền thống để đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp (tập trung vào việc sử dụng phân tích tài chính) bao gồm chủ yếu các chỉ tiêu tuyệt đối (lợi nhuận/lỗ ròng trong kỳ, doanh thu), chỉ tiêu thể hiện dưới dạng tỷ lệ (lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, nợ, năng suất) và các chỉ tiêu khác biệt (tăng/giảm lợi nhuận, tăng/giảm doanh thu), (Wagner, 2009).
Như vậy có thể hiểu, kết quả hoạt động kinh doanh là phạm trù kinh tế đo lường sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp thông qua giá trị mà doanh nghiệp tạo ra Giá trị doanh nghiệp tạo ra là giá trị tăng thêm từ các khoản đầu tư của cổ đông hay chính là giá trị tăng thêm từ những nguồn lực mà doanh nghiệp bỏ ra Giá trị có thể là sự kết hợp cả mục tiêu tài chính và mục tiêu phi tài chính.
Sau nhiều năm nghiên cứu, Cameron (1986) đã chỉ ra rằng khi tính toán đo lường kết quả hoạt động phải xem xét trong từng hoàn cảnh Tùy thuộc đặc điểm của từng ngành, gắn liền với mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có hệ thống đo lường kết quả hoạt động khác nhau.
Hult và các cộng sự (2008) cho rằng có ba loại kết quả hoạt động được sử dụng, đó là: kết quả tài chính (finance performance), kết quả kinh doanh (operation performance), và kết quả tổng hợp (overall performance).
Kết quả tài chính trong các nghiên cứu trước đây bao gồm: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận biên, tốc độ tăng doanh thu và chỉ số Tobin’Q.
Kết quả kinh doanh trong các nghiên cứu thường được đo lường bởi các chỉ tiêu như: thị phần, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, mức độ hài lòng của khách hàng, tần suất giới thiệu sản phẩm mới, và duy trì lực lượng lao động.
Kết quả tổng hợp trong các nghiên cứu lại bao gồm: uy tín, khả năng tồn tại của doanh nghiệp, mức độ đạt được mục tiêu, khả năng có thể so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài ngành.
Cũng vẫn theo nghiên cứu của Hult và cộng sự (2008), để đo lường kết quả tài chính thì phổ biến nhất là chỉ tiêu doanh thu (44%) và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA (40%); để đo lường kết quả kinh doanh thì phổ biến nhất là chỉ tiêu thị phần (47%); và để đo lường kết quả tổng hợp thì phổ biến nhất là chỉ tiêu uy tín (30%) Hult và cộng sự cũng đã thống kê được có đến 44,8% các nghiên cứu tập trung sử dụng và khảo sát dữ liệu ở cấp doanh nghiệp và sử dụng chỉ tiêu tài chính để đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trong các nghiên cứu khoa học, kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện bằng kết quả tài chính thường được đo lường thông qua 3 cách tiếp cận: tiếp cận từ thị trường (tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư - ROI), tiếp cận từ nguồn báo cáo tài chính của doanh nghiệp (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản - ROA, tỷ suất lợi nhuận trên vốn - ROE), và tiếp cận kết hợp (chỉ số Tobin’Q – hệ số Q của Tobin).
Kết quả tài chính được tiếp cận từ thị trường được xem là tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (tài sản đầu tư) của doanh nghiệp đang nghiên cứu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) còn được gọi là lợi tức đầu tư cho biết lãi hoặc lỗ trên một khoản đầu tư so với khoản tiền vốn đã bỏ ra và chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư hoặc so sánh hiệu quả giữa các khoản đầu tư khác nhau.
ROI = Lợi nhuận hoạt động / Tài sản đầu tư.
(Lợi nhuận hoạt động: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay)
Một số lý thuyết về ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh
Không có một lý thuyết nào mà bản thân nó là một khung lý thuyết toàn diện để giải thích trọn vẹn một vấn đề Để giải thích mối quan hệ giữa giới tính giám đốc và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng vậy, cần phải dựa trên nhiều lý thuyết (Kiel
& Nicholson, 2003) Các lý thuyết đều cho rằng giới tính của giám đốc tác động đến kết quả kinh doanh trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực Hầu hết các nghiên cứu trước về giám đốc và ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu dựa trên lý thuyết cấp trên, lý thuyết người đại diện, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, lý thuyết bản sắc xã hội và lý thuyết triển vọng.
2.3.1 Lý thuyết cấp trên (Upper Echelon theory)
Donald C Hambrick - một giáo sư quản lý chiến lược và P Mason lần đầu tiên xuất bản một bài báo về quan điểm cấp trên vào năm 1984 Bài báo được trích dẫn hơn 10.000 lần và một số bài báo bổ sung trong lĩnh vực nghiên cứu này đã được xuất bản trong nhiều thập kỷ Lý thuyết này cố gắng giải thích mối tương quan giữa kết quả của tổ chức và đặc điểm của người quản lý.
Lý thuyết cấp trên (UET) cho rằng các đặc điểm của người quản lý sẽ ảnh hưởng đến cách họ lựa chọn kế hoạch, cách họ đưa ra các chiến lược kinh doanh cho tổ chức, và vì vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức (Hambrick và Mason 1984) Lý thuyết cũng cho rằng một quyết định càng phức tạp, ví dụ như các biện pháp chiến lược, thì các đặc điểm cá nhân của những người ra quyết định càng quan trọng, chẳng hạn như giới tính, tuổi tác, nhiệm kỳ và trình độ chuyên môn. Nguyên tắc của UET công nhận rằng các đặc điểm khác nhau của các nhà quản lý như giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của họ về chiến lược và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn chiến lược cho tổ chức và vì thế sẽ ảnh hưởng đến kết quả của tổ chức (Nielsen 2010) Hơn nữa, UET nhấn mạnh rằng các nhà quản lý sẽ đưa ra quyết định dựa trên các đặc điểm nhận thức, xã hội và sinh lý của họ Biểu đồ dưới đây giải thích làm thế nào các đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến các lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp.
Lợi nhuận Biến đổi về lợi nhuận Tăng trưởng
Kết quả của tổ chức
Quan sát được Tuổi Kinh nghiệm Giáo dục Giới tính Nguồn gốc kinh tế xã hội Tình hình tài chính
Giá trị cơ sở nhận thức Đặc điểm của người quản lý Đổi mới sản phẩm Đa dạng hóa Mua lại Cường độ vốn Nhà máy và thiết bị mới Hội nhập Đòn bẩy tài chính Phương pháp quản trị
Các chiến lược lựa chọn
Nguồn: Hambrick and Mason (1984) Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng học thuyết lý thuyết cấp trên để kiểm tra mối quan hệ giữa các đặc điểm của nhà quản lý với kết quả của tổ chức như đổi mới sản phẩm (Kitchell, 1997), giữa các đặc điểm của nhà quản lý với chỉ tiêu R & D (Barker và Mueller, 2002), giữa đặc điểm của nhà quản lý với kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Weinzimmer, 1997, Phan Bùi Gia Thủy, 2017) Một trong các đặc điểm của của nhà quản lý thường hay được các nhà nghiên cứu nhắc đến để mô tả đặc điểm của nhà quản lý là giới tính, và thường dùng đặc điểm này để so sánh, đánh giá kết quả hoạt động của các doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp có giám đốc là nam và các doanh nghiệp có giám đốc là nữ.
Ngày nay, trên thế giới, mặc dù tỷ lệ các doanh nghiệp có giám đốc/nhà quản lý là nữ giới thấp, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng Không những vậy, các nhà nghiên cứu trên tất cả các quốc gia đều đang rất quan tâm đến vai trò của phụ nữ trong vai trò quản lý, đặc biệt là sự tham gia của phụ nữ vào lĩnh vực kinh tế Đây có thể được xem là một tín hiệu tốt về bình đẳng giới trong việc quản lý doanh nghiệp.
Có nhiều nghiên cứu cho rằng doanh nghiệp có giám đốc là nữ giới sẽ đem lại một số kết quả tốt hơn so với các doanh nghiệp có giám đốc là nam giới Một trong các nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do các giám đốc là nữ giới có nhiều kinh nghiệm hơn, ngoài những kinh nghiệm trong công việc thì họ còn có những trải nghiệm trong những lĩnh vực khác ngoài công việc (Smith and ctg, 2006) Bên cạnh đó, các nữ giám đốc còn có ảnh hưởng khá tích cực đến sự nghiệp phát triển của các đồng nghiệp nữ dưới quyền, họ có nhiều khả năng sẽ tuyển dụng nhiều lao động nữ vào doanh nghiệp hơn là các doanh nghiệp có giám đốc là nam giới (Burke và MCKeen, 1996).
Bên cạnh những nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp được điều hành bởi nữ giới sẽ có kết quả tốt hơn thì cũng không ít quan điểm cho rằng xảy ra điều ngược lại, các doanh nghiệp được điều hành bởi nữ giới sẽ cho kết quả kém hơn Coleman
(2007), Robert và Robb (2009), Waston (2002), Loscocco và Robison (1991) chỉ ra rằng những doanh nghiệp có giám đốc là nữ thường có doanh thu bán hàng, tài sản và tạo được việc làm ít hơn so với các doanh nghiệp có giám đốc là nam Sigh, S P và cộng sự (2001) cũng cho kết quả tương tự Tỷ lệ tăng trưởng việc làm hàng năm của doanh nghiệp có giám đốc là nữ có xu hướng thấp hơn, và các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý có xu hướng nhỏ hơn cả về kích thước, cũng như về tài sản.
Mặc dù tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau khi nghiên cứu về mối quan hệ tương quan giữa kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giới tính của giám đốc, nhưng hầu như các nghiên cứu đều đồng ý và đánh giá cao một số thành tựu mà giám đốc nữ đạt được như: xây dựng được môi trường làm việc thân thiện hơn, có chế độ bảo hiểm và chi trả lương thưởng công bằng hơn (Tate và Yang, 2015) Đặc biệt, các hành vi của nữ giám đốc mang tính đạo đức hơn, họ thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ hơn, không tự tin thái quá và thận trọng trong các báo cáo tài chính của mình hơn so với các giám đốc nam (Khan và Vietto, 2013).
Lý thuyết này được sử dụng trong quản lý nguồn nhân lực như là một khuôn khổ giúp tuyển dụng các giám đốc điều hành mới Thêm vào đó, lý thuyết có thể được sử dụng để phân tích các đối thủ cạnh tranh thị trường khác hoặc các công ty niêm yết và dự đoán các quyết định chiến lược trong tương lai của các nhà quản lý.
2.3.2 Lý thuyết người đại diện (Agency theory)
Lý thuyết người đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được xuất hiện vào những năm 1970, với sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế trên thế giới, sự đa dạng trong các loại hình công ty và sự thiếu hụt các lý thuyết nền tảng về mối quan hệ giữa người chủ sở hữu và người quản lý Đầu tiên là những nghiên cứu tập trung vào những vấn đề thông tin bất cân xứng giữa người sở hữu và người quản lý trong ngành bảo hiểm (Spence và Zeckhauser, 1971) Sau đó, nó nhanh chóng trở thành một lý thuyết khái quát những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa người chủ sở hữu và người quản lý trong các lĩnh vực khác (Alchian & Demsetz, 1972 và Jensen & Meckling, 1976).
Lý thuyết người đại diện nghiên cứu đến mối quan hệ giữa một bên là chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp và một bên là người quản lý (người đại diện) thực hiện các quyết định, các hoạt động của doanh nghiệp Lý thuyết đại diện đề cập đến vấn đề chính là làm thế nào để người quản lý sẽ thực hiện các hoạt động vì lợi ích cao nhất của người chủ sở hữu khi họ có nhiều thông tin hơn người chủ và họ có những lợi ích khác so với lợi ích của các chủ sở hữu này.
Người chủ sở hữu và người quản lý:
Người chủ sở hữu là người cung cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động, và kỳ vọng rằng với sự góp vốn của mình sẽ nhận được những khoản lợi tức nhất định trong tương lai Người chủ sở hữu là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất, trực tiếp nhất từ tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Phát triển giả thuyết nghiên cứu
Các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sự lo ngại rủi ro cho nhiều kết quả khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến kết quả khác nhau có thể là do các nghiên cứu đó khác nhau về cách chọn mẫu, về dạng dữ liệu, về phương pháp nghiên cứu, về các phương pháp hay các thang đo để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra, sự khác nhau về kết quả đó cũng có thể giải thích bởi các nghiên cứu trước đây được thực hiện trên nhiều quốc gia với những hệ thống pháp luật khác nhau, cách thức tác động đến giới tính của mỗi quốc gia là khác nhau, giai đoạn nghiên cứu khác nhau Tất cả những lý do trên dẫn đến sự trái ngược, không đồng nhất về kết quả nghiên cứu.
Dựa trên những nghiên cứu trước đây đã được trình bày ở chương Tổng quan, dựa vào các lý thuyết nền tảng, cũng như dựa vào tình hình đặc điểm của Việt Nam, tác giả xây dựng và phát triển một số giả thuyết như sau:
2.4.1 Về ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Cho đến nay, các nghiên cứu về vấn đề ảnh hưởng của nữ giám đốc đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều chưa thống nhất Tuy có nhiều kết quả khác nhau nhưng không thể phủ nhận một thực tế là nữ giới đang ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong vị trí quản lý, đặc biệt là quản lý ttrong lĩnh vực kinh tế Số lượng nhà quản lý nữ vẫn chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với số lượng nhà quản lý nam, tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp được điều hành bởi các nhà quản lý là nữ đang ngày càng có xu hướng gia tăng Đây được xem là một tín hiệu tốt cho mục tiêu bình đẳng giới – một trong những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ quan trọng cũng như các mục tiêu phát triển bền vững mà các quốc gia trên thế giới đều hướng tới và mong muốn đạt được Bình đẳng giới đang là xu hướng tất yếu và phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội và động lực để tự khẳng định bản thân (Ngân hàng thế giới, 2012) Hỗ trợ phụ nữ để thăng tiến trong sự nghiệp không chỉ là câu chuyện bình đẳng giới mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia Thúc đẩy sự đa dạng trong quản lý bằng việc có thêm nữ giới đảm nhận các vị trí cao nhất là chìa khóa để tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và nắm bắt được các lợi ích về kinh tế và xã hội Để đưa ra giả thuyết thứ nhất, tác giả đã dựa vào 3 căn cứ:
Thứ nhất, dựa trên cơ sở là lý thuyết phụ thuộc các nguồn lực và lý thuyết người đại diện và lý thuyết cấp trên - cả ba lý thuyết này đều đánh giá cao về vai trò của các nhà quản lý nữ Theo lý thuyết này thì các nữ quản lý (nữ giám đốc) sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhiều hơn cho doanh nghiệp.
Thứ hai, dựa vào số liệu các doanh nhân nữ tại Việt nam Việt nam sở hữu tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của nữ giới luôn luôn ở mức cao Khoảng 73% phụ nữ Việt nam tham gia vào lực lượng lao động (một trong những tỷ lệ cao nhất toàn cầu) so với 82% nam giới Sự chênh lệch (9%) này tương đối thấp so với mức trung bình của thế giới (khoảng 25%) Nếu xét theo vị trí quản lý thì Việt nam có 23% phụ nữ đảm nhận vai trò quản lý tại các doanh nghiệp (ILO, 2015) Bên cạnh đó, Grant Thorton đã có nghiên cứu về các doanh nhân nữ và họ thấy rằng, không giống như ở nhiều nước châu Á khác, nơi mà phụ nữ không được coi trọng thì ở Việt nam, phụ nữ có vị trí và vai trò không nhỏ, họ làm việc chăm chỉ, thông minh, đáng tin cậy, làm việc thân thiện và cởi mở.
Thứ ba, dựa vào kết quả nghiên cứu của những nhà nghiên cứu trước đây về vấn đề này tại Việt nam như Duc Vo & Thuy Phan (2013), Tuan Nguyen & cộng sự
(2014), Nguyễn Quang Khải (2015) đều cho rằng các doanh nghiệp được điều hành bởi nữ giám đốc sẽ mang lại kết quả tốt hơn so với các doanh nghiệp được điều hành bởi nam giới.
Dựa vào các lý thuyết nền tảng cũng như thống nhất quan điểm với một số nhà nghiên cứu trước, đặc biệt là những nhà nghiên cứu tại thị trường Việt nam, tác giả đề xuất một mối tương quan cùng chiều giữa nữ giám đốc và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được cụ thể hóa bằng các giả thuyết sau:
Giả thuyết H1: Các doanh nghiệp có giám đốc là nữ sẽ có kết quả hoạt động tài chính tốt hơn so với các doanh nghiệp có giám đốc là nam.
Cũng căn cứ vào lý thuyết phụ thuộc các nguồn lực, lý thuyết người đại diện và lý thuyết cấp trên, cả ba lý thuyết này ngoài việc đánh giá rằng các nữ quản lý (nữ giám đốc) không những chỉ đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhiều hơn cho doanh nghiệp mà còn xây dựng môi trường làm việc thân thiện hơn, chi trả lương thưởng công bằng hơn và đặc biệt họ hành xử mang tính đạo đức hơn so với các nam quản lý (nam giám đốc).
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều nghiên cứu thực chứng cho kết luận trên Đặc biệt có Ford & Richardson (1994) cho rằng các nữ quản lý đã tiến hành nhiều quyết định mang tính vì xã hội, vì cộng đồng hơn, họ tuân thủ pháp luật hơn so với các nam quản lý Nam giới thường được tìm thấy là sẵn sàng trong việc chấp nhận các hành vi trái đạo đức để đạt được mục tiêu của họ nhiều hơn là nữ giới, họ trốn thuế, không đóng BHXH cho người lao động, … Nam giới thường là thủ phạm chính của gian lận trong tổ chức (Zahra et al, 200&)
Giả thuyết H2: Các doanh nghiệp có giám đốc là nữ sẽ có kết quả hoạt động về mặt kinh tế - xã hội tốt hơn so với các doanh nghiệp có giám đốc là nam
2.4.2 Về ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến rủi ro của doanh nghiệp
Tương tự như giả thuyết thứ nhất và giả thuyết thứ hai, để xây dựng giả thuyết thứ ba, tác giả cũng dựa trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm đã có trước đây Cụ thể:
Thứ nhất, dựa trên cơ sở một số lý thuyết, đặc biệt là lý thuyết triển vọng Lý thuyết triển vọng là cơ sở để giải thích cho cơ chế tác động của thái độ, suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề, cách đánh giá những cơ hội và thách thức, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chiến lược, hành động, đến các quyết định của chủ doanh nghiệp, và từ đó dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Lý thuyết triển vọng đưa ra mô hình ra quyết định dưới điều kiện rủi ro và sự kết hợp với hành vi Một trong 3 khía cạnh quan trọng trong hành vi quan sát được đó là thái độ đối với rủi ro (lo ngại rủi ro và tìm kiếm rủi ro).
Thứ hai, khi giám đốc là nữ thì mức độ rủi ro của doanh nghiệp sẽ ít hơn so với khi giám đốc là nam (Khan & Vieito, 2013) Trong thái độ đối với rủi ro thì sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới có xu hướng tăng cùng với sự gia tăng của đầu tư tài chính không chắc chắn Trong khi các chủ doanh nghiệp nam có xu hướng đầu tư vào một lĩnh vực chuyên sâu thì phụ nữ có xu hướng đa dạng hóa So với nam giới thì phụ nữ có nhiều hạn chế về tín dụng hơn, việc tiếp cận đến các nguồn tài trợ còn nhiều khó khăn (Huang và Kisgen, 2013).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dữ liệu sử dụng
Bộ dữ liệu chính được sử dụng là Tổng điều tra doanh nghiệp hàng năm (VEC). Trong Luận án, tác giả sử dụng dữ liệu của hai năm 2011 và 2013 Hàng năm, Tổng cục thống kê (GSO) sẽ tiến hành điều tra tất cả các doanh nghiệp trên toàn quốc, những doanh nghiệp sử dụng mạng lưới văn phòng tại các tỉnh, các quận và các huyện. Tổng cục thống kê sẽ khảo sát tất cả các doanh nghiệp đã đăng ký Các cuộc tổng điều tra bao gồm tất cả các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài và các hợp tác xã trên toàn quốc Luận án sử dụng dữ liệu Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2011 và năm 2013, đó là năm mà cuộc tổng điều tra bắt đầu có đầy đủ dữ liệu về giới tính, tuổi và trình độ học vấn của các giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEO) Các cuộc tổng điều tra khác không có dữ liệu về những thông tin này.
Số lượng quan sát trong Tổng điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2011 và năm 2013 lần lượt là 339.168 và 380.476 Trong đó có 267.299 doanh nghiệp có dữ liệu ở cả Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2011 và Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2013 (bảng dữ liệu).
Rất nhiều thông tin khá chi tiết về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được các tổng điều tra doanh nghiệp Việt nam thu thập Các cuộc tổng điều tra này có số liệu chung về các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành kinh doanh Các dữ liệu này bao gồm loại hình doanh nghiệp, ngành kinh doanh chính, số lượng lao động, số lượng lao động nam và số lượng lao động nữ, số lượng lao động có bảo hiểm xã hội, chi phí lao động, tài sản, thuế, chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp Đặc biệt, các VECs có dữ liệu về độ tuổi, giới tính, giáo dục và dân tộc của các nhà quản lý doanh nghiệp và các khoản vay mà các doanh nghiệp có được trong 12 tháng trước đó Dữ liệu về giới tính của các nhà quản lý được sử dụng để phân tích về giới trong tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp.
Bên cạnh những số liệu chung của tất cả các doanh nghiệp, cuộc tổng điều tra còn có dữ liệu về các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể như: tài chính ngân hàng,nông nghiệp, du lịch và vận tải Bảng hỏi của những phần này được thiết kế riêng cho những ngành kinh doanh khác nhau.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Đánh giá anh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
3.2.1.1.Phương pháp đo lường các biến
Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết cũng như các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới tính và kết quả kinh doanh đã trình bày ở chương Tổng quan nghiên cứu, đề tài sử dụng các biến như sau: a) Biến phụ thuộc – Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Y it )
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là một biến số rất khó để đo lường toàn diện nếu chỉ sử dụng một thước đo duy nhất Các nghiên cứu trước đây đều sử dụng ít nhất hai thước đo kết quả khác nhau để tăng tính chắc chắn cho nghiên cứu.
Có rất nhiều các chỉ tiêu được dùng để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng các chỉ tiêu hay được các nhà nghiên cứu sử dụng nhất có thể chia làm 2 loại: (i) các chỉ tiêu đo lường về tài chính; (ii) các chỉ tiêu đo lường về kinh tế - xã hội.
Các chỉ tiêu đo lường về tài chính có thể kể đến là:
- Doanh thu: Các thước đo về khả năng sinh lợi (Doanh thu, ROA, ROE, ROI, ROS), các thước đo về giá trị thị trường (chỉ số Q của Tobin, tỉ số M/B) hoặc các thước đo liên quan đến tỉ suất sinh lợi cổ phiếu (tỉ suất sinh lợi thô, tỉ suất sinh lợi điều chỉnh rủi ro bằng các phương pháp khác nhau) Loscocco và Robison (1991), Robert và Robb
(2009) sử dụng thước đo Doanh thu thuần để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Trong Luận án, chỉ tiêu Doanh thu được tính là Doanh thu tiêu thụ từ bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
- Lợi nhuận: Robert và Robb (2009), Coleman (2007), Salim (2013), Duc Vo và ThuyPhan (2013) sử dụng chỉ số ROA, ROE Nhìn chung, hai chỉ số ROA và ROE được các nhà nghiên cứu sử dụng nhất Tuy nhiên, giá trị của 2 hệ số này lại phụ thuộc vào cách tính lợi nhuận Có những nghiên cứu chỉ tiêu lợi nhuận chỉ đơn giản là lợi nhuận thuần(Sun & Zou, 2009), cũng có nghiên cứu chỉ tiêu lợi nhuận được tính là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Wang &Xiao, 2011), và cũng có những nghiên cứu được tính là lợi nhuận thuần công với lãi vay (Butt & Saeed, 2011) Với mỗi một cách tính lợi nhuận khác nhau thì ý nghĩa tài chính cũng sẽ khác nhau Việc có nhiều cách tính lợi nhuận khác nhau này có thể xuất phát từ ý nghĩa khoa học mà các nhà nghiên cứu muốn truyền tải, nhưng cũng có thể là do sự hạn chế về nguồn cơ sở dữ liệu sử dụng.
Trong khá nhiều trường hợp, vì cơ sở dữ liệu không đầy đủ buộc các nhà nghiên cứu phải có những cách tính lợi nhuận khác nhau Trong Luận án này, với dữ liệu thu thập được, lợi nhuận sẽ được hiểu là Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, và được tính bằng cách:
Lợi nhuận = Doanh thu (bao gồm Doanh thu bán hành và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính) - Giá vốn hàng bán - Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp + Lợi nhuận khác - Thuế TNDN phải nộp
- ROA và ROE: Để kiểm tra các giám đốc sử dụng tài sản, vốn chủ sở hữu và các khoản đầu tư vào doanh nghiệp một cách hiệu quả như thế nào, Luận án sử dụng 2 chỉ tiêu ROA và ROE Trên cơ sở tính lợi nhuận như trên, các chỉ tiêu ROA và ROE được tính bằng công thức:
Chỉ tiêu Tổng tài sản được tính vào thời điểm cuối năm, bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Chỉ tiêu Tổng vốn chủ sở hữu được tính vào thời điểm cuối năm
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Bên cạnh ROA và ROE, một chỉ tiêu khác cũng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đó là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Smith & công sự, 2006; Sabarwal & Terell) Nếu như ROA và ROE để đo lường mức sinh lợi của một doanh nghiệp so với chính tài sản hay vốn chủ sở hữu của nó thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được dùng để tính mức sinh lợi của doanh nghiệp trên doanh thu của mình.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Doanh thu
Ngoài các chỉ tiêu đo lường về tài chính, cũng có một số nghiên cứu (mặc dù rất ít) có đề cập đến các chỉ tiêu mang tính kinh tế - xã hội khi đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình Sigh & cộng sự (2001) cũng đã sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng việc làm hàng năm, tổng số lao động của doanh nghiệp để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Welter & Smallbone (2003) có quan tâm đến số tiền thuế mà doanh nghiệp nộp Trong phạm vi Luận án này, với dữ liệu hiện có, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm mô tả cụ thể hơn, toàn diện hơn sự khác biệt giữa doanh nghiệp có giám đốc là nam và doanh nghiệp có giám đốc là nữ Đây cũng là một điểm mới của Luận án mà chưa có nghiên cứu nào trước đây đề cập đến Cụ thể:
- Tổng số lao động: nhằm so sánh sự khác biệt về quy mô của doanh nghiệp Trong số liệu của VEC có số liệu về tổng số lao động ở hai thời điểm: đầu năm và cuối năm. Trong Luận án, chỉ tiêu Tổng số lao động được tính là trung bình cộng của tổng số lao động ở hai thời điểm đó
- Số tiền lương hàng năm: nhằm so sánh sự khác biệt về thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp
- Tỷ lệ lao động nữ: nhằm so sánh sự khác biệt về khả năng tạo việc làm cho lao động nữ của giám đốc nam và giám đốc nữ
- Tỷ lệ lao động đóng BHXH, số các doanh nghiệp nộp thuế, số thuế phải nộp: nhằm so sánh sự tuân thủ pháp luật giữa giám đốc nam và giám đốc nữ
- Tỷ lệ thuế trên doanh thu: Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khả năng doanh nghiệp có được doanh thu cao càng lớn, và vì vậy số thuế phải đóng cũng từ đó mà cao hơn Chính vì vậy, nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu số thuế phải nộp thì chưa chính xác để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của các giám đốc Tác giả xét thêm chỉ tiêu Tỷ lệ thuế trên doanh thu để so sánh tính tuân thủ luật pháp của các giám đốc.
Nói tóm lại, để tăng tính chắc chắn cũng như đảm bảo tính toàn diện của nghiên cứu, kế thừa những nghiên cứu trước cũng như dựa vào nguồn số liệu đang có, Luận án sử dụng một hệ thống các thước đo để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, được chia làm hai nhóm: nhóm thước đo về khả năng tài chính của doanh nghiệp, và nhóm thước đo về kinh tế - xã hội (lao động, tiền lương, thuế) Cụ thể:
Về thước đo tài chính (6 chỉ tiêu): log doanh thu, doanh nghiệp có lợi nhuận dương, log lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, ROE, ROA
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng giới tính giám đốc doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến sự phát triển của doanh nhân nữ Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực rất đáng khen ngợi trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và thực thi các đạo luật cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan đến việc khuyến khích phụ nữ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh Mục đích của những việc làm này là tạo một sân chơi bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, tạo điều kiện cho phụ nữ có thể đóng góp nhiều hơn trong phát triển kinh tế và xã hội.
Tuy nhiên, những trở ngại đối với phụ nữ trong việc tham gia vào hoạt động kinh tế ( bao gồm cả việc khởi sự kinh doanh và việc vận hành doanh nghiệp) không nằm trong những yếu tố pháp lý hay pháp luật mà là từ các yếu tố mang tính chất truyền thống và bản thân người phụ nữ (UNIDO và VCCI, 2012) Chính các yếu tố truyền thống đề cao sự phục tùng của người phụ nữ, sự phân chia nghĩa vụ gia đình giữa nam giới và phụ nữ ở Việt Nam không đồng đều, phụ nữ Việt Nam phải gánh vác hầu hết nghĩa vụ gia đình (World Bank, 2004), và những điều này ảnh hưởng một cách tiêu cực đến thời gian mà họ có thể dành cho công việc kinh doanh hay những hoạt động khác Chính vì vậy, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào hoạt động kinh doanh, đặc biệt là làm quản lý vẫn còn hạn chế và vẫn còn kém khi so với nam giới Tính toán của tác giả cũng trùng hợp với những nghiên cứu trước đó Mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hiện tượng bất bình đẳng giới ở Việt Nam (Nguyễn, 2012) Mọi người thường thích con trai hơn con gái Nguyễn và Trần (2017) thấy rằng các gia đình có khuynh hướng có con cho đến khi sinh được một bé trai Mức lương cho phụ nữ thấp hơn khoảng 17% so với nam giới có trình độ học vấn và kinh nghiệm tương tự (Gallup, 2002, Nguyen, 2012) Những lý do này có thể giải thích một phần cho vấn đề tại sao tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nữ ở Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nam.
Hình 4.1 trình bày tỷ lệ phần trăm của các doanh nghiệp có giám đốc là nữ trong năm 2011 và 2013.
Tỷ lệ trong hai năm gần như giống nhau Gần 25% doanh nghiệp có giám đốc là nữ (tỷ lệ các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý lần lượt là 24,7% và 24,8% trong năm
Hình 4.1: Tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nữ theo khu vực
Nguồn: Tính toán của tác giả khi sử dụng dữ liệu của Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2011 và năm 2013
Tỷ lệ giỏm đốc nữ chỉ bằng ẳ số lượng giỏm đốc cú trờn cả nước Tuy nhiờn sự chênh lệch này được thể hiện rõ hơn ở khu vực nông thôn Tỷ lệ phần trăm của các giám đốc nữ ở khu vực nông thôn thấp hơn khá nhiều so với khu vực thành thị Cụ thể, năm 2011, ở nông thôn có 17,8% doanh nghiệp có giám đốc là nữ trong khi tỷ lệ này ở thành thị là 26,5% Tương tự, năm 2013 tỷ lệ này lần lượt là 18,6% và 26,4%.
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó người Kinh tạo thành nhóm đa số, chiếm 85% tổng dân số Người Kinh có mức sống cao hơn và tập trung nhiều hơn ở vùng đồng bằng và thành thị Các dân tộc thiểu số có nhiều khả năng sống ở vùng núi và vùng cao Hình 2 cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp có giám đốc là nữ là người nước ngoài và người Kinh cao hơn so với tỷ lệ các doanh nghiệp có giám đốc là nữ là người dân tộc thiểu số Năm 2013, có 25,2% doanh nghiệp có giám đốc nữ là người Kinh, có 29,1% là người nước ngoài, trong khi đối với dân tộc thiểu số thì chỏ có 6% Sự chênh lệch khá lớn về số phụ nữ là giám đốc giữa nông thôn và thành thị, giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số có thể do khoảng cách trong giáo dục gây ra.
Khoảng cách giới trong giáo dục ở khu vực nông thôn lớn hơn so với thành thị, ở vùng miền núi lớn hơn so với vùng đồng bằng Giáo dục là một yếu tố quan trọng trong việc tác động đến nhận thức, giáo dục giúp làm tăng sự tự tin cho phụ nữ (Cutura, 2007) Minity và cộng sự (2005) cho rằng nhận thức của chính bản thân người phụ nữ về khả năng và kiến thức của mình có mối tương quan mạnh mẽ đến việc khởi sự một công việc kinh doanh Để bắt đầu công việc kinh doanh cần phải có tính kiên trì và sự tự tin vào năng lực bản thân và khả năng chấp nhận rủi ro Ở khu vực đồng bằng cũng như khu vực thành thị, cơ hội để phụ nữ được tiếp cận với giáo dục, được đi học rõ ràng cao hơn rất nhiều so với vùng miền núi, vùng nông thôn. Chính vì được hưởng nền giáo dục đầy đủ hơn, giúp cho phụ nữ có được sự tự tin hơn và hoàn thiện hơn vốn con người của mình Điều này sẽ tạo điều kiện giúp cho phụ nữ có thể tham gia vào công việc kinh doanh, khuyến khích phụ nữ đóng góp hiệu quả hơn cho sự phát triển kinh tế, cho dù là với tư cách làm công hay tư cách làm chủ doanh nghiệp.
Hình 4.2: Tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc nữ theo dân tộc
Nguồn: Tính toán của tác giả khi sử dụng dữ liệu của Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2011 và năm 2013
Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều cho thấy các nữ giám đốc thường trẻ và có trình độ học vấn thấp hơn so với các giám đốc nam (Tergesen và cộng sự, 2009). Tại Việt Nam, nữ giám đốc cũng có trình độ học vấn thấp hơn các nam giám đốc Chỉ có 36,4% doanh nhân nữ có bằng đại học, trong khi tỷ lệ này của các doanh nhân nam là 45,4%; tương tự như vậy, tỷ lệ có bằng tiến sĩ của các doanh nhân nữ và doanh nhân nam tương ứng lần lượt là 0,2% và 0,6%, bằng thạc sĩ là 1,5% và 2,6% (VCCI, 2012). Năm 2013, tỷ lệ hoàn thành cao đẳng hoặc đại học là 62,7% đối với giám đốc nam và 58,4% đối với giám đốc nữ Học vấn thấp hơn là một nguyên nhân khiến cho số giám đốc nữ thấp hơn số giám đốc nam
Hình 4.3 trình bày tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp do nữ quản lý được phân loại theo độ tuổi Tuổi trung bình là 42,0 cho nam giám đốc và 40,5 đối với nữ giám đốc.
Vì mỗi công ty có một giám đốc nên con số này cũng có nghĩa là tỷ lệ nữ giám đốc tính theo độ tuổi Nó cho thấy mối tương quan tiêu cực mạnh giữa độ tuổi và tỷ lệ nữ giám đốc Ở tuổi 20, có 48,4% các giám đốc là nữ Tỷ lệ nữ giám đốc giảm xuống còn 34% ở tuổi 25; 25% ở tuổi 35; 24,5% ở tuổi 45 và còn 16,7% ở độ tuổi từ 75 trở lên Xu hướng tỷ lệ các nữ giám đốc giảm dần khi độ tuổi tăng lên có thể được giải thích bởi một số lý do có thể xảy ra như sự gia tăng về số nữ giám đốc gần đây, tuổi nghỉ hưu thấp hơn của phụ nữ Nhưng có lẽ, lý do lớn cho sự suy giảm rõ rệt của các giám đốc nữ theo độ tuổi có lẽ là do phụ nữ khi đến tuổi kết hôn và lập gia đình, họ đã phải dành nhiều thời gian và sức lực của mình để chăm lo cho gia đình, con cái, nên họ không còn dành sự ưu tiên của mình cho việc tham gia vào kinh doanh nữa Ngoài giáo dục, niềm tin thì những giai đoạn trong cuộc đời của người phụ nữ có tác động đáng kể đến việc khả năng họ tham gia vào thị trường lao động nói chung và công việc kinh doanh nói riêng Đối với phụ nữ, khả năng này sẽ giảm xuống khi họ lập gia đình, có thêm con, cũng như có con đến độ tuổi đi học (Maglad, 1998) Phụ nữ thường có nhiều khả năng chỉ làm việc bán thời gian hoặc thâm chí rời khỏi thị tường lao động sau khi sinh con (Beccker, 1993).
Theo cuộc điều tra của VCCI năm 2012, hơn 73% doanh nhân nữ được khảo sát tin rằng độ tuổi không phải là yếu tố bất lợi cho họ khi họ bắt đầu tham gia hoạt động kinh doanh Các doanh nhân nữ cho rằng tuổi tác không phải là yếu tố cản trở họ khi khởi sự doanh nghiệp, nhưng lại là yếu tố có thể gây trở ngại trong giai đoạn họ duy trì và phát triển kinh doanh, khi họ đã lập gia đình và có con Sự phân chia nghĩa vụ gia đình giữa nam giới và phụ nữ ở Việt Nam không đồng đều, phụ nữ Việt Nam phải gánh vác hầu hết nghĩa vụ gia đình, và điều này ảnh hưởng một cách tiêu cực đến thời gian mà họ có thể dành cho công việc kinh doanh hay những hoạt động khác (World Bank, 2004) Như đã trình bày ở chương trước, VCCI cũng đã chỉ ra rằng thời gian làm việc của phụ nữ có tương quan ngược chiều với số con mà họ có Chính vì vậy, ở độ tuổi 20, khi phụ nữ chưa vướng bận với chuyện gia đình thì tỷ lệ phụ nữ tham gia vào việc khởi sự kinh doanh tương đương với nam giới, có đến 48,4% giám đốc là phụ nữ Với những độ tuổi lớn hơn, phụ nữ Việt Nam có xu hướng phải dành một phần lớn thời gian của mình cho công việc nội trợ gia đình và chăm sóc con cái Trong khi nam giới Việt Nam, theo truyền thống, không bị ràng buộc nhiều bởi nghĩa vụ gia đình, và vì vậy họ có thể dành phần lớn thời gian của mình đầu tư cho công việc kinh doanh.
Hình 4.3: Tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nữ theo độ tuổi
Nguồn: Ước lượng của tác giả khi sử dụng dữ liệu từ Tổng điều tra doanh nghiệp VN năm 2011 và năm 2013.
Hình 4.4 cho thấy sự khác biệt lớn về tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý theo ngành Theo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các ngành công nghiệp của Việt Nam được chia thành 9 ngành chính:
Thực tế trên thế giới đã có những tài liệu nói rằng các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý thường tập trung nhiều hơn vào các ngành có vốn đầu tư thấp (Klapper và Parker, 2010) Phụ nữ và nam giới khác nhau về sở thích công việc: phụ nữ thích làm việc trong các lĩnh vực thương mại và dịch vụ trong khi nam giới thống trị các doanh nghiệp sản xuất và xây dựng (Amin & Islam, 2014) Xu hướng tương tự cũng xảy ra ở Việt Nam Tỷ lệ doanh nghiệp có nữ giám đốc điều hành thấp hơn trong các lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn lớn như nông nghiệp, bao gồm ngư nghiệp và lâm nghiệp (cả năm
2011 và năm 2013 là 9,2%), khai khoáng (năm 2011 là 14,1% và năm 2013 là 14,3%), sản xuất (năm 2011và năm 2013 là 17,3%) và xây dựng (năm 2011 là 12,2% và năm
2013 là 12,8%) Tỷ lệ các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý lớn nhất là trong ngành dệt may (năm 2011 là 31,9% và năm 2013 giảm nhẹ xuống còn 30,7%) và thương mại (năm 2011 là 30,0% và năm 2013 là 29,9%), đây là những ngành sử dụng nhiều lao động Chúng ta cũng cần lưu ý rằng đối với toàn bộ nền kinh tế thì nông nghiệp là một trong những ngành công nghiệp có sử dụng nhiều lao động nhất Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có quy mô lớn và thâm dụng vốn.
Hình 4.4 Tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nữ theo ngành nghề
Nguồn: Ước lượng của tác giả khi sử dụng dữ liệu từ Tổng điều tra doanh nghiệp VN năm 2011 và năm 2013.
Hình 4.5 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nữ được phân chia theo tiêu chí quy mô của doanh nghiệp Theo Klapper và Parker (2010) và Minniti vàNaude (2010), trên thế giới, ở một số nước đã có sự tương quan tiêu cực mạnh mẽ giữa quy mô doanh nghiệp và phần trăm các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý.Khan &
Vieito (2013) cũng chứng mình rằng quy mô của các doanh nghiệp do nam giới lãnh đạo có quy mô lớn hơn Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó Ở những doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì tỷ lệ giám đốc là phụ nữ càng nhỏ Hoặc có thể nói ngược lại, khi khởi sự kinh doanh, phụ nữ thường chỉ chọn quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ để hoạt động Cụ thể, trong năm 2013, 27,4% doanh nghiệp có dưới 6 công nhân có giám đốc là nữ, tỷ lệ này giảm dần khi số lượng công nhân tăng, và chỉ có 12,3% doanh nghiệp có hơn 200 công nhân có nữ giám đốc điều hành.
Hình 4.5 Tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nữ theo quy mô doanh nghiệp
Nguồn: Ước lượng của tác giả khi sử dụng dữ liệu từ Tổng điều tra doanh nghiệp VN năm 2011 và năm 2013.
Thực trạng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trong phần này, tác giả sẽ trình bày mối quan hệ giữa giới tính giám đốc và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các biến thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp được phân tích trong Bảng 4.1 dưới đây Như đã trình bày ở chương trước, có 13 biến thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm 6 biến thể hiện về tài chính và 7 biến thể hiện về kinh tế - xã hội Các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý có doanh thu và lợi nhuận thấp hơn các doanh nghiệp do nam quản lý, và sự chênh lệch về doanh thu và lợi nhuận giữa 2 doanh nghiệp này là khá lớn.
Bảng 4.1 Giới tính giám đốc và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nguồn: Ước lượng của tác giả khi sử dụng dữ liệu từ Tổng điều tra doanh nghiệp VN năm 2011 và năm 2013
Nữ Nam Tổng Nữ Nam Tổng
Doanh thu trung bình (triệu đồng) 18053.2 34087.0 30111.0 18745.9 38468.8 33578.4
% doanh nghiệp có lợi nhuận 51.87 55.06 54.28 49.10 51.38 50.81
Lợi nhuận trung bình (triệu đồng) 143.00 861.85 683.17 275.54 1288.25 1036.89
Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu 2.02 2.30 2.23 2.56 2.80 2.74
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) (%) 5.88 5.56 5.64 4.17 4.29 4.26
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) (%) 2.23 2.31 2.29 1.83 1.96 1.93
Tiền lương hàng năm cho mỗi người lao động (triệu đồng) 37.74 42.58 51.32 53.12 47.38 37.74
% thuế trong tổng doanh thu 5.04 4.86 4.90 3.73 3.60 3.64
Lưu ý: Sai số chuẩn (SE) được ghi ở trong ngoặc.
Năm 2013, doanh thu trung bình của các doanh nghiệp có giám đốc là nam và các doanh nghiệp có giám đốc là nữ lần lượt là 38.469 triệu đồng và 18.746 triệu đồng 9 Khoảng 51% các doanh nghiệp có giám đốc là nam giới và 49% doanh nghiệp có giám đốc là phụ nữ báo cáo có lợi nhuận ròng là dương Lợi nhuận ròng trên mỗi doanh nghiệp có sự chênh lệch là 1.288 triệu đồng cho các doanh nghiệp có giám đốc là nam và 276 triệu đồng cho các doanh nghiệp có giám đốc là nữ Sự khác biệt về doanh thu và lợi nhuận này có thể do sự khác biệt về sự lựa chọn về ngành, về khoản vốn ban đầu và quy mô của doanh nghiệp giữa nam giới và phụ nữ Các doanh nghiệp giám đốc là nữ thường có mức vốn thấp hơn so với các doanh nghiệp có giám đốc là nam Với bản tính không ưa thích rủi ro nên có khả năng phụ nữ chọn hoạt động trong những ngành có mức độ rủi ro thấp và có khả năng sinh lời thấp, cũng như phụ nữ quản lý những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nguồn vốn thấp thì khả năng có doanh thu và lợi nhuận cũng sẽ thấp hơn Nó cũng có thể đến từ sự khác biệt về giới trong động lực và kỹ năng kinh doanh Ví dụ, trên thế giới đã có một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ ít động lực hơn nam giới ttrong việc thực hiện mục tiêu ăng trưởng và lợi nhuận (ví dụ, Anna và cộng sự, 1999 và Morris và cộng sự, 2006).
Mặc dù có sự khác biệt lớn về doanh thu và lợi nhuận giữa các doanh nghiệp có giám đốc là nam và các doanh nghiệp có giám đốc là nữ nhưng điều đáng chú ý là không có sự khác biệt mấy về hiệu quả (ở cả năm 2011 và năm 2013) Bảng 1 cho thấy các doanh nghiệp do nam giới quản lý có hiệu quả hoạt động tốt hơn những không đáng kể Cụ thể, trong năm 2013:
- Tỷ suất lợi nhuận (phần trăm của lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu) 10 : các doanh nghiệp có giám đốc là nam có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 2,80, còn các doanh nghiệp có giám đốc là nữ là 2,56
- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): các doanh nghiệp có giám đốc là nam có ROE là 4,29, còn các doanh nghiệp có giám đốc là nữ là 4,17
- Lợi nhuận trên tài sản (ROA): các doanh nghiệp có giám đốc là nam có ROA là 1,96, còn các doanh nghiệp có giám đốc là nữ là 1,83 Đối với chỉ tiêu lao động, các doanh nghiệp có nữ giám đốc điều hành có số lao động thấp hơn các doanh nghiệp có giám đốc là nam Điều này cũng phù hợp với
9 Trong năm 2013, 1 USD xấp xỉ 21.000 đồng.
10 L ợi nhuận biên hay còn được gọi là t ỷ suất lợi nhuận (profit margin) là t ỉ l ệ được tính bằng cách lấy tổng thu nhập hoặc lợi nhuận ròng chia cho doanh thu Chỉ số này cho biết một đồng những phát hiện ở phần trên, khi quy mô doanh nghiệp nhỏ thì khả năng cao số lượng lao động cũng sẽ ít theo.
Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp có giám đốc là nữ thì tỷ lệ nữ công nhân cao hơn, và sự chênh lệch về tỷ lệ lao động nữ là khá lớn Năm 2011, tỷ lệ lao động nữ ở các doanh nghiệp có giám đốc nữ là 50,73% trong khi ở các doanh nghiệp có giám đốc là nam chỉ có 30,3% Đến năm 2013, khoảng chênh lệch này có giảm nhưng vẫn còn khá lớn Điều này có thể là do các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý tập trung chủ yếu trong ngành dệt may, ngành thương mại và dịch vụ, nên họ tuyển dụng một số lượng lớn lao động nữ, phù hợp với đặc điểm của ngành Hiện tượng này cũng có thể giải thích bằng một lý do là bản thân những giám đốc nữ muốn thuê lao động nữ hơn là thuê lao động nam bởi vì họ (những giám đốc nữ) có thể dễ dàng hiểu và làm việc với lao động nữ, khiến họ dễ xử hơn (VCCI, 2012)
Trong giai đoạn 2011-2013, có sự cải thiện đáng kể về tiền lương và đăng ký bảo hiểm xã hội ở tất cả các doanh nghiệp.Vào năm 2013, các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý có tỷ lệ người lao động có bảo hiểm xã hội cao hơn cũng như mức lương trung bình cao hơn các doanh nghiệp do nam giới quản lý.
Số liệu Bảng 4.1 cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý thường có xu hướng nộp thuế cho chính phủ hơn là các doanh nghiệp do nam giới quản lý Trong năm 2013, khoảng 95% doanh nghiệp do phụ nữ quản lý đã đóng góp thuế cho chính phủ, trong khi con số tương ứng đối với các doanh nghiệp do nam giới quản lý là 91% Nếu xét về số tiền thuế mà các doanh nghiệp đóng cho Chính phủ thì trong cả 2 năm , các doanh nghiệp được quản lý bởi giám đốc nam đóng thuế cao gấp
3 lần số tiền thuế mà các doanh nghiệp có giám đốc là nữ đóng Năm 2011, doanh nghiệp do phụ nữ là giám đốc đóng 541 triệu, trong khi các doanh nghiệp có giám đốc là nam giới đã đóng 1.721 triệu Khoảng chênh lệch này không thay đổi ở năm 2013, doanh nghiệp do phụ nữ là giám đốc đóng 638 triệu, trong khi các doanh nghiệp có giám đốc là nam giới đã đóng 1.893 triệu Tuy nhiên, nếu xét tỷ lệ đóng thuế trong tổng doanh thu của doanh nghiệp thì các các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý lại có tỷ lệ cao hơn một chút so với các doanh nghiệp do nam quản lý Lý giải cho việc các doanh nghiệp do nam giới quản lý đóng số tiền thuế nhiều hơn có thể là do quy mô và doanh thu của các doanh nghiệp đó cao hơn. doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập Đối với các doanh nghiệp không có lợi nhuận hoặc có lợi nhuận âm, tỷ suất lợi nhuận được đặt bằng 0
Thực trạng giới tính giám đốc và chỉ số rủi ro của doanh nghiệp
Để kiểm tra các chỉ số rủi ro và giới tính của các giám đốc, tác giả kết hợp dữ liệu của doanh nghiệp từ Tổng điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2011 và 2013 với các dữ liệu về chỉ số rủi ro của các ngành nghề kinh doanh Nói cách khác, đối với mỗi doanh nghiệp trong Tổng điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2011 và 2013, có thông tin về hai chữ số (Tiêu chuẩn phân loại công nghiệp) về mã ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp, và tác giả thêm giá trị của mức độ rủi ro của các ngành kinh doanh tương ứng với các doanh nghiệp.
Hình 4.7 trình bày các chỉ số rủi ro trung bình (hệ số beta) của doanh nghiệp trong năm 2011 và 2013 Các mức độ rủi ro là 1,101 và 0,968 tương ứng với các năm
2011 và 2013 Chỉ số rủi ro trung bình của các doanh nghiệp có giám đốc là nữ thấp hơn so với các doanh nghiệp có giám đốc là nam Trong năm 2011, chỉ số rủi ro của các doanh nghiệp có giám đốc là nữ là 1,075 và những doanh nghiệp có giám đốc là nam là 1,108 Trong năm 2013, chỉ số rủi ro của các doanh nghiệp có giám đốc là nữ và những doanh nghiệp có giám đốc là nam lần lượt là 0,931 và 0,979 Các phân tích sau đó sử dụng hồi quy cũng cho thấy bằng chứng tương tự là các giám đốc nữ không ưa thích rủi ro khi so với các giám đốc nam.
Hình 4.7: Giá trị chỉ số rủi ro của các doanh nghiệp theo giới tính
Nguồn: Tính toán của tác giả khi sử dụng dữ liệu của Tổng điều tra doanh nghiệp
Việt Nam năm 2011 và 2013 và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Có sự khác biệt về chỉ số rủi ro giữa doanh nghiệp có giám đốc là nữ và doanh nghiệp có giám đốc là nam, nhưng sự khác biệt này không lớn khi so sánh chỉ số rủi ro của tất cả các doanh nghiệp Để nghiên cứu chi tiết hơn về vấn đề này, tác giả sẽ chia ra và chỉ xem xét những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có chỉ số rủi ro cao.
Trong hình 4.8, tác giả ước tính tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp hoạt động trong một ngành kinh doanh có các hệ số beta lớn hơn 1 Các ngành có hệ số beta lớn hơn một được coi là các ngành rủi ro hơn (rủi ro cao) Vì vậy, những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có hệ số beta lớn hơn 1 được coi là những doanh nghiệp rủi ro hơn Tính trên tổng số các doanh nghiệp, tỷ lệ của các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành kinh doanh có độ rủi ro cao giảm từ 45,2% trong năm 2011 xuống còn 37,3% trong năm 2013 Có một khoảng cách lớn trong tỷ lệ của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh có rủi ro cao giữa các doanh nghiệp có giám đốc là nữ và những doanh nghiệp có giám đốc là nam Trong năm 2011, có 47,8% các doanh nghiệp có giám đốc là nam hoạt động trong các ngành công nghiệp có rủi ro cao, trong khi con số này chỉ là 36,3% cho các doanh nghiệp có giám đốc là nữ Trong năm 2013, tỷ lệ các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có hệ số rủi ro cao đều giảm ở cả hai nhóm doanh nghiệp, nhưng sự chênh lệch giữa doanh nghiệp có giám đốc là nam và doanh nghiệp có giám đốc là nữ vẫn khá lớn Cụ thể, có 40,1% các doanh nghiệp có giám đốc là nam hoạt động trong các ngành công nghiệp có rủi ro cao, và 27,7% cho các doanh nghiệp có giám đốc là nữ Như vậy, khi chỉ xem xét trong phạm vi những ngành kinh doanh có chỉ số rủi ro cao thì sự chênh lệch về thái độ chấp nhận rủi ro giữa giám đốc nam và giám đốc nữ được thể hiện rõ ràng hơn.
Trong Bảng 4.2, tác giả đã sử dụng dữ liệu của Tổng điều tra doanh nghiệp ViệtNam trong hai năm 2011 và 2013 để ước tính các chỉ số rủi ro và tỷ lệ phần trăm của các doanh nghiệp trong các ngành kinh doanh có chỉ số rủi ro cao (chỉ số rủi ro lớn hơn 1) đối với các nhóm doanh nghiệp khác nhau với các đặc điểm khác nhau của các giám đốc Đặc điểm của giám đốc được chia làm 3 nhóm đặc điểm: Dân tộc, Tuổi vàTrình độ học vấn.
Hình 4.8: Tỷ lệ các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có độ rủi ro cao
Nguồn: Tính toán của tác giả khi sử dụng dữ liệu của Tổng điều tra doanh nghiệp
Việt Nam năm 2011 và 2013 và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Đối với đặc điểm dân tộc: Đặc điểm dân tộc được chia làm 3 nhóm: Dân tộc kinh, dân tộc thiểu số, và người nước ngoài Ở cả 3 nhóm, tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nữ tham gia vào những ngành kinh doanh có chỉ số rủi ro lớn hơn 1 đều nhỏ hơn so với các đối tác của mình Ví dụ như đối với dân tộc Kinh, có 43,7% số giám đốc nam tham gia vào những ngành kinh doanh có chỉ số rủi ro cao, còn tỷ lệ này ở phụ nữ thấp hơn, chỉ có 31,7% Đối với giám đốc có dân tộc thiểu số và người nước ngoài cũng cho kết quả tương tự Còn khi so sánh 3 nhóm với nhau thì những doanh nghiệp có giám đốc là người nước ngoài có tỷ lệ hoạt động kinh doanh trong các ngành có rủi ro cao là nhiều nhất (50,5% đối với giám đốc nam và 49,4% đối với nữ), thấp nhất là giám đốc có dân tộc thiểu số (34,5% đối với giám đốc nam và 29,8% đối với nữ).
Có một sự tương quan giữa rủi ro với độ tuổi và trình độ học vấn của các giám đốc, đặc biệt là đối với các giám đốc nam Các giám đốc nam trẻ tuổi hơn thường có xu hướng hoạt động trong những ngành kinh doanh ít rủi ro hơn so với các giám đốc nhiều tuổi hơn Các giám đốc nam có trình độ học vấn thấp hơn có xu hướng hoạt động trong những ngành ít rủi ro hơn so với các giám đốc nam có học thức hơn Đối với các giám đốc nữ, mối tương quan giữa độ tuổi, trình độ học vấn và mức độ rủi ro của ngành có xu hướng nhỏ hơn so với các giám đốc nam.
Bảng 4.2 Rủi ro và giới tính giám đốc năm 2011 và năm 2013
(đối với những ngành có rủi ro > 1) Đặc điểm của giám đốc
Chỉ số rủi ro của các ngành kinh doanh mà các doanh nghiệp đang hoạt động
Tỷ lệ các doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh doanh có chỉ số rủi ro lớn hơn 1
Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Dân tộc
Có bằng PTTH và trung cấp 1.03 1.00 1.03 43.3 32.7 41.0
Có bằng cao đẳng và đại học 1.04 1.00 1.03 45.8 32.1 42.8
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào dữ liệu của Tổng điều tra doanh nghiệp Việt
Nam năm 2011 và năm 2013 và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Khi xem xét mối tương quan giữa chỉ số rủi ro và kết quả hoạt động doanh nghiệp, tác giả có một số phát hiện khá thú vị.
Bảng 1 cho thấy mối tương quan giữa biến chỉ số rủi ro và các biến đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp Kết quả hoạt động của doanh nghiệp được đo bằng 3 chỉ tiêu:
- Doanh nghiệp có lợi nhuận
- Log lợi nhuận (chỉ tính cho những doanh nghiệp có lợi nhuận)
Vì các biến là biến dạng tỉ lệ nên tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson để đo lường độ tương quan của các biến. Đầu tiên, bảng 1 đã đưa ra cái nhìn tổng quan về sự tương quan của các biến.
Có thể thấy rằng sự tương quan giữa các biến là nhỏ Theo quy tắc Evans (1996), theo đề nghị của Damodar (2004) thì khi các hệ số tương quan < 0,8 thì sẽ không xảy ra vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy Điều này là phù hợp với việc phân tích hồi quy.
Tiếp theo, nhìn vào bảng 1 có thể thấy rằng, chỉ số rủi ro của ngành có mối tương quan âm với doanh thu của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có chỉ số rủi ro càng cao thì doanh thu sẽ càng giảm Về xác suất các doanh nghiệp có lợi nhuận, chỉ số rủi ro và xác suất doanh nghiệp có lợi nhuận có mối tương quan dương Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có lợi nhuận dương, chỉ số rủi ro có tương quan âm với số tiền lãi Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có chỉ số rủi ro càng cao thì xác suất có lợi nhuận dương (có lãi) cũng tăng theo Tuy nhiên, khi chỉ xét trong phạm vi các doanh nghiệp có lợi nhuận dương thì ngược lại, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có chỉ số rủi ro càng cao thì lợi nhuận sẽ càng thấp.
Bảng 4.3: Các hệ số tương quan Pearson giữa chỉ số rủi ro và kết quả hoạt động của DN
Variables Log doanh DN có lợi Log lợi nhuận Chỉ số rủi ro
* tương ứng với mức ý nghĩa 5%
Nguồn: Ước lượng của tác giả khi sử dụng dữ liệu từ Tổng điều tra doanh nghiệp VN năm 2011 và năm 2013
Kết quả của Bảng 4.3 cho thấy rằng nếu các giám đốc đủ tự tin và mạo hiểm để chọn đầu tư vào những ngành có chỉ số rủi ro cao vừa phải thì khả năng có lợi nhuận cũng cao theo Tuy nhiên, nếu giám đốc có thái độ tự tin thái quá và chọn những thu nhuận
Chỉ số rủi ro -0.0264* 0.0163* -0.0112* 1 ngành có chỉ số rủi ro quá cao (với sự tự tin hy vọng rằng sẽ kiếm được lợi nhuận cao tương xứng) thì thực tế, khả năng chọn phải những dự án có thu nhập kém, thậm chí lỗ lại tăng, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp bị giảm Kết quả này phù hợp với một số những nghiên cứu trước đó cho rằng với sự tự tin thái quá của mình, các giám đốc nam có xu hướng đầu tư vào những dự án có thu nhập thuần âm và sau này sẽ thua lỗ, khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống (Huang và Kisgen, 2013).
Phân tích kết quả hồi quy
4.3.1 Kết quả đánh giá ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
4.3.1.1 Kết quả phân tích hồi quy Để ước tính ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả đã chạy hồi quy các biến về kết quả hoạt động của doanh nghiệp đối với giới tính của giám đốc và các biến kiểm soát khác Đối với mỗi biến phụ thuộc, có năm mô hình khác nhau, các mô hình khác nhau ở số lượng và đặc điểm của các biến giải thích Từ mô hình 1 đến mô hình 3 sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square – OLS), trong khi mô hình 4 và mô hình 5 sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định (FE) Cụ thể:
Mô hình 1: bao gồm biến giới tính của giám đốc và một biến giả là thời gian.
Mô hình này đơn giản chỉ nhằm so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp có giám đốc là nữ và các doanh nghiệp có giám đốc là nam, mà không có biến kiểm soát.
Mô hình 2: kiểm soát các biến số bao gồm các biến về các đặc điểm nhân khẩu học của giám đốc, bao gồm các biến: giới tính, tuổi, tuổi bình phương, dân tộc, trình độ giáo dục và biến thành phố Mô hình này là để khám phá lý thuyết cấp trên (Hambrick và Mason, 1987, 2007).
Mô hình 3: ngoài các biến thể hiện đặc điểm nhân khẩu học của giám đốc, mô hình 3 có thêm các biến số đo lường loại hình sở hữu và ngành nghề kinh doanh mà các doanh nghiệp hoạt động Lưu ý rằng các biến số kiểm soát phải được xác định trước và không phải là các chỉ số về kết quả hoạt động của doanh nghiệp Ví dụ, quy mô doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi giới tính của các giám đốc và nó được coi là biến phụ thuộc thay vì biến độc lập.
Mô hình 4 có các biến kiểm soát giống như mô hình 3 nhưng có thêm hiệu ứng cố định.
Mô hình 5, ngoài có thêm hiệu ứng cố định, mô hình 5 còn kiểm soát thêm quy mô doanh nghiệp, được đo bằng log của số lượng công nhân Quy mô doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi giới tính giám đốc, do đó, nó không nên được kiểm soát trong hồi quy (Angrist và Pischke, 2008; Heckman et al., 1999) Tuy nhiên, tác giả đã cố gắng kiểm soát quy mô doanh nghiệp để kiểm tra độ nhạy của kết quả ước tính đối với các biến kiểm soát và kiểm tra xem ảnh hưởng của giới tính giám đốc đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp có thông qua quy mô doanh nghiệp hay không.
Trong Bảng 4.4 và 4.5, tác giả chỉ trình bày các ước tính về giới tính của các giám đốc (bằng 1 đối với nữ, và bằng 0 đối với nam) trong hồi quy Các hồi quy đầy đủ được trình bày trong các bảng từ A.2 đến A.6 trong phần Phụ lục.
Như đã trình bày ở chương trước, để mô tả kết quả hoạt động của doanh nghiệp Luận án sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng tài chính (6 chỉ tiêu) và nhóm chỉ tiêu thể hiện mặt kinh tế - xã hội (7 chỉ tiêu) Bảng 4.4 sẽ trình bày ảnh hưởng của các giám đốc nữ đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với nhóm biến thể hiện khả năng tài chính và bảng 4.5 sẽ trình bày ảnh hưởng của các giám đốc nữ đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với nhóm biến thể hiện về mặt kinh tế - xã hội.
Với bảng 4.4, kết quả của mô hình 1 cho thấy các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý có kết quả hoạt động thấp hơn các doanh nghiệp do nam giới quản lý, mặc dù ước lượng này không có ý nghĩa thống kê Hệ số ước lượng ở cả 5/6 biến đều mang dấu âm, chỉ hệ số ước lượng của ROE có dấu dương Điều này hàm ý rằng kết quả hoạt động của các doanh nghiệp do phụ nữ quả lý có kết quả hoạt động thấp hơn, cụ thể doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận và ROA đều thấp hơn doanh nghiệp có giám đốc là nam, duy chỉ có ROE là cao hơn, tuy nhiên ước lượng của 3 biến log doanh thu, ROE và ROA lại không có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, khi các biến kiểm soát được thêm vào thì kết quả hoạt động của các doanh nghiệp có nữ giám đốc lại trở nên khác biệt Ví dụ, mô hình 1 cho thấy doanh thu của các doanh nghiệp do phụ nữ làm giám đốc thấp hơn khoảng 8% so với doanh thu của các doanh nghiệp do nam giới làm giám đốc Nhưng khi các biến nhân khẩu học của giám đốc được kiểm soát (mô hình 2) thì kết quả hoạt động của các doanh nghiệp có giám đốc là nữ lại trở nên tích cực Ở mô hình 2 chỉ có 2 biến có ý nghĩa thống kê Thêm các biến về quyền sở hữu của doanh nghiệp và ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động sẽ nâng cao hiệu quả ước tính (mô hình 3) Ở mô hình 3 tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê Giám đốc nữ sẽ có ảnh hưởng tích cực hơn đến doanh thu, lợi nhuận, ROA và ROE của doanh nghiệp so với các giám đốc nam.
Kết quả của OLS và hồi quy tác động cố định là khá giống nhau Điều này chỉ ra rằng giới tính của giám đốc điều hành không có mối tương quan chặt chẽ với các biến số không quan sát được bất biến theo thời gian trong phương trình hoạt động của doanh nghiệp Theo mô hình 4, doanh thu của các doanh nghiệp do nữ giới quản lý cao hơn khoảng 3,8% so với các doanh nghiệp do nam quản lý Khi quy mô doanh nghiệp được kiểm soát (mô hình 5), ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến doanh thu sẽ cao hơn, các doanh nghiệp do nữ giới quản lý có doanh thu cao hơn khoảng 11,6% so với các doanh nghiệp do nam giới quản lý.
Nhìn chung, mô hình 4 và mô hình 5 đều cho kết quả tương tự Sau đây, tác giả sử dụng kết quả từ hồi quy tác động cố định để giải thích, bởi vì nó tốt hơn để đo lường tác động nhân quả của giới tính giám đốc Ở mô hình 4 và mô hình 5, các ước lượng đều có ý nghĩa thống kê Mối quan hệ giữa giới tính nữ và khả năng doanh nghiệp có lợi nhuận dương mang dấu âm (-0,016 ở mô hình 4 và -0,011 ở mô hình 5). Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp do phụ nữ là giám đốc ít có khả năng có lợi nhuận dương hơn các doanh nghiệp do nam giới quản lý, khả năng có lợi nhuận dương của doanh nghiệp có giám đốc là phụ nữ sẽ ít hơn Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có lợi nhuận dương, việc có một nữ giám đốc quản lý sẽ làm tăng lợi nhuận lên 9,9% Về tỷ suất lợi nhuận 11 , các doanh nghiệp do nữ quản lý có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các doanh nghiệp do nam giới quản lý Cần lưu ý rằng sự hồi quy của lợi nhuận chỉ sử dụng cho các doanh nghiệp có lợi nhuận dương, trong khi sự hồi quy của lợi nhuận biên thì sử dụng cho tất cả các doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp không có lợi nhuận, lợi nhuận biên được xác định bằng 0.
11 Ngoại trừ hồi quy log của lợi nhuận, tác giả sử dụng bộ dữ liệu đầy đủ cho hồi quy của các biến kết quả khác.Đối với các doanh nghiệp không có lợi nhuận, không thể lấy log lợi nhuận âm hoặc bằng không Do đó, để hồi quy log lợi nhuận, tác giả sử dụng các doanh nghiệp có lợi nhuận dương.
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của nữ giám đốc đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
(về khía cạnh tài chính)
OLS, không kiểm soát biến
OLS, kiểm soát biến đặc điểm của giám đốc
OLS, kiểm soát biến đặc điểm của giám đốc, loại hình sở hữu và ngành nghề
FE, kiểm soát biến đặc điểm của giám đốc, loại hình sở hữu và ngành nghề
Mô hình 5: FE, kiểm soát biến đặc điểm của giám đốc, loại hình sở hữu, ngành nghề, quy
Log lợi nhuận (những doanh nghiệp có lợi nhuận dương)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) -0.0011 0.0005 0.0002** 0.0002** 0.0004**
Lưu ý: Bảng 2 trình bày ước lượng về giới tính của giám đốc (nữ = 1, nam = 0) khi hồi quy các biến thể hiện kết quả hoat động của doanh nghiệp Có 6 biến phụ thuộc và 4 mô hình Vì vậy số lượng hồi quy là 24 Các hồi quy đầy đủ được trình bày trong Phụ lục.
Sai số chuẩn vững (RSE) được ghi trong ngoặc
***, **, * tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%.
Nguồn: Ước lượng của tác giả khi sử dụng dữ liệu từ Tổng điều tra doanh nghiệp VN năm 2011 và năm 2013.
Mặc dù các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhưng họ có vốn thấp hơn các doanh nghiệp do nam giới quản lý Do đó, nữ giám đốc thường có xu hướng điều hành các doanh nghiệp của họ hiệu quả hơn so với các giám đốc nam giới với cùng mức vốn Hệ số ước lượng của 2 biến kết quả ROA và ROE đều mang dấu dương cho thấy phụ nữ đã sử dụng vốn chủ sở hữu và tài sản của mình một cách hiệu quả hơn so với nam giới. mô lao động
Doanh nghiệp có lợi nhuận
Như vậy, khi xét mối tương quan giữa giới tính giám đốc và kết quả hoạt động của doanh nghiệp (được đo lường bằng các chỉ tiêu tài chính) đã cho kết quả tích cực đối với phụ nữ, dẫn đến chấp nhận giả thuyết nghiên cứu H1: Các doanh nghiệp có giám đốc là nữ có kết quả hoạt động về mặt tài chính tốt hơn các doanh nghiệp có giám đốc là nam Nếu chỉ sử dụng phương pháp thống kê mô tả để so sánh những số tuyệt đối thì có thể thấy rằng hiệu quả của các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý thấp hơn Họ có doanh thu thấp hơn, lợi nhuận thấp hơn Điều này rất phù hợp với những kết luận của những nghiên cứu và các cuộc điều tra trước đây Phụ nữ có nguồn vốn ít, bị ràng buộc nhiều bởi công việc gia đình nên họ chọn quy mô hoạt động doanh nghiệp nhỏ để thích nghi với việc linh hoạt giữa công việc kinh doanh và công việc nội trợ Mặt khác, sự thiếu tự tin cũng như không thích rủi ro cũng khiến phụ nữ khó tiếp cận với những khoản vốn vay, điều này cũng làm cho quy mô của doanh nghiệp bị hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp mà họ quản lý. Nhưng khi sử dụng phương pháp hồi quy với sự kiểm soát các biến thì kết quả lại tốt hơn cho phụ nữ Những doanh nghiệp do phụ nữ là giám đốc có doanh thu và lợi nhuận tốt hơn các doanh nghiệp có giám đốc là nam giới Nam giới có xu hướng tự tin thái quá vào bản thân Chính sự tự tin thái quá này khiến cho các giám đốc nam chọn đầu tư vào những dự án, chọn những chiến lược kinh doanh quá mạo hiểm khiến cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp xấu đi, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm Bên cạnh đó, kết quả hồi quy cũng cho thấy phụ nữ sử dụng vốn và tài sản của mình một cách có hiệu quả hơn.