Từ đó, chúng ta nhận thấyyêu cầu pháp lý và định hướng cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học PPDHlà: Chủ trương phát triển hình thức học tập trực tuyến, hướng tới hoạt động học tập
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 3
===== =====
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KẾT HỢP (BLENDED LEARNING - HƯỚNG DẪN TRỰC TUYẾN
VÀ DẠY HỌC ĐỐI MẶT) TRONG ĐỌC HIỂU
VĂN BẢN VĂN CHƯƠNG LỚP 12
LĨNH VỰC: NGỮ VĂN
Tên tác giả : Nguyễn Thị Thái
Tổ bộ môn : Ngữ văn - Ngoại ngữ Năm thực hiện : 2021
Số điện thoại : 0973 761 207
NĂM HỌC: 2020 - 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
1 Cơ sở lí luận 3
1.1 Mô hình dạy học kết hợp 3
1.1.1 Khái niệm mô hình dạy học kết hợp 3
1.1.2 Các cấp độ của mô hình dạy học kết hợp 4
1.1.3 Các mô hình dạy học kết hợp 4
1.1.4 Đặc điểm chung của mô hình dạy học kết hợp 5
1.1.5 Các mức độ sử dụng mô hình dạy học kết hợp 5
1.1.6 Những ưu điểm, khó khăn khi sử dụng mô hình dạy học kết hợp 5
1.2 Năng lực tự học trực tuyến 7
1.2.1 Khái niệm năng lực tự học 7
1.2.2 Khái niệm và cấu trúc năng lực tự học trực tuyến 7
2 Cơ sở thực tiễn 8
2.1 Thực trạng hiểu biết và sử dụng mô hình dạy học kết hợp của giáo viên ở trường THPT 8
2.2 Thực trạng sử dụng Internet trong giảng dạy và học tập trực tuyến ở một số trường THPT nói chung và trường THPT Quỳ Hợp 3 nói riêng 8
2.3 Tầm quan trọng của việc vận dụng mô hình PPDHKH trong dạy đọc hiểu văn bản văn chương cho HS lớp 12 8
2.4.2 Khả năng của các văn bản văn chương trong việc phát triển kĩ năng tự học trực tuyến cho HS lớp 12 11
2.4.3 Thực trạng vận dụng PPDHKH và hình thành năng lực tự học trực tuyến cho HS lớp 12 ở trường THPT Quỳ Hợp 3 qua dạy học đọc hiểu các văn bản văn chương 11
3 Nguyên tắc sử dụng mô hình dạy học kết hợp trong dạy đọc hiểu văn bản văn chương cho HS lớp 12 13
3.1 Nguyên tắc xây dựng và sử dụng mô hình dạy học kết hợp 13
3.1.1 Nguyên tắc quán triệt mục tiêu dạy học 15
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác, cơ bản của nội dung kiến thức 15
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo kết hợp giữa học trực tuyến với học giáp mặt 16
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính tương tác cao 17
Thứ nhất: Đảm bảo sự tương tác tối đa giữa người học và máy 17
DH theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện được hiểu là QTDH có sự kết hợp nhiều phương tiện truyền tải cùng một nội dung đến cho người học và người học tiếp nhận nội dung đó cùng một lúc bằng nhiều kênh thông tin khác nhau (kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng…) tác động đồng thời lên các giác quan của người học Nếu QTDH chỉ có ngôn ngữ và chữ viết thì HS sẽ thấy nội dung bài học khô khan, buồn tẻ và nhàm chán dẫn đến hiệu quả dạy và học không cao 17
Thứ hai: Đảm bảo tính tương tác tối đa giữa HS với GV và HS với HS 17
Thứ ba: Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển NL THTT của học sinh 18
Trang 33.1.5 Đảm bảo yêu cầu dạy học phân hoá với mức độ phân nhánh phù hợp với đối tượng học sinh 18
3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính dễ truy cập, linh hoạt, tiện ích, tính mở đặc trưng của CNTT 18
3.2 Quy trình xây dựng PPDHKH trong đọc hiểu văn bản văn chương ở chương trình Ngữ Văn 12 19
3.2.1 Vận dụng PPDH đối mặt trong đọc hiểu văn bản văn chương ở chương trình Ngữ văn 12 19
3.2.2 Vận dụng website học trực tuyến trong đọc hiểu văn bản văn chương ở chương trình Ngữ Văn 12 19
Bảng 3 Quy trình vận dụng website học trực tuyến 20
3.2.2.1 Quy trình xây dựng kịch bản bài giảng trực tuyến đa phương tiện trên E - learning 20
Hình 5: Tổ chức học trực tuyến trên Vnedu.lms 30
3.2.3 Xây dựng PPDHTT bằng cách lập các nhóm học tập qua các trang mạng facebook, messenger, zalo 30
3.2.3.1 Xây dựng phòng học nhóm qua facebook 30
3.2.3.2 Dạy học qua Messenger (Messenger Rooms) 32
3.2.3.3 Dạy học qua ứng dụng Zalo 33
Ngoài những trang mạng trên, GV có thể vận dụng các tiện ích trên các trang mạng khác của google như: Tạo trang Web với Google Site; Google class room; Hangouts (Tính năng chat nhóm mạnh mẽ); Gmail (hộp thư điện tử)… đều là những hỗ trợ mạnh mẽ từ sự phát triển của CNTT phục vụ cho sự phát triển của giáo dục, mà trong quá trình giảng dạy Gv đều có thể vận dụng dễ dàng, hiệu quả 34
Trên đây là những trạng mạng xã hội quen thuộc và phổ biến trong đời sống của giới trẻ, Gv cần sử dụng một cách thông minh, linh hoạt để biến nó trở thành một phương tiện dạy học hiện đại, tiện ích, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và đảm bảo tính sư phạm trong giáo dục Với mục tiêu rèn luyện cho HS kĩ năng THTT, vận dụng PPDHKH nhuần nhuyễn trong dạy nói chung và đọc hiểu VBCV ở lớp 12 nói riêng 34
3.3 Quy trình sử dụng mô hình dạy học kết hợp để tổ chức dạy học đọc hiểu tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu trong chương trình Ngữ văn 12 34
PHẦN III: KẾT LUẬN 44
1 Khả năng ứng dụng đề tài 44
1.1 Tính ứng dụng của đề tài 44
1.2 Tính hiệu quả của đề tài 44
1.3 Tính khoa học 44
2 Một số đề xuất 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 4BẢNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT
4 Công nghệ thông tin và truyền thông CNTT&TT
15 Phương pháp dạy học kết hợp PPDHKH
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
1 Danh mục bảng biểu
2 Danh mục hình ảnh
Hình 1 Mô hình học kết hợp 3
Hình 2 Mô hình phát triển của các HTTCDH [6] 3
Hình 3 Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm 25
Hình 4 Mở phòng học trên Facebook 32
Hình 5 Tạo phòng học trên mesenger 32
Hình 6 Tạo phòng học qua Zalo 34
Hình 7 Học sinh chơi trò chơi phát hiện nhanh 42
Hình 8 Một số hình ảnh về các tác phẩm về đời sống hiện thực xã hội sau 1975 của văn học Việt Nam 47
Hình 9 Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng 48
Trang 6PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Một trong những nhiệm vụ và giải pháp của Đề án “Xây dựng xã hộihọc tập giai đoạn 2012 - 2020” theo Quyết định số89/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 01năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ đó là: Đẩy mạnh hình thức học từ xa, học quamạng và cụ thể hơn là “Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệthông tin phục vụ cho việc đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến (E-Learning); tăngcường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cung ứng cácchương trình học tập suốt đời cho mọi người.” [9] Có thể nói rằng hình thức đạotào trực tuyến được nhắc đến như một phương thức đào tạo của tương lai, hỗ trợđổi mới nội dung cũng như phương pháp dạy và học Từ đó, chúng ta nhận thấyyêu cầu pháp lý và định hướng cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)là: Chủ trương phát triển hình thức học tập trực tuyến, hướng tới hoạt động học tậpchủ động, chống lại thói quen thụ động, đề cao khả năng tự học của người học vàvai trò của người thầy về khả năng dạy cho người học cách học hiệu quả nhất
1.2 Sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới hiện nay đãlàm cho lượng thông tin khoa học nói chung và kiến thức phục vụ cho việc dạy vàhọc môn Ngữ Văn nói riêng tăng như vũ bão Làm thế nào để giải quyết được mâuthuẫn vốn tiềm tàng trong giáo dục: khối lượng kiến thức tăng “siêu tốc” với quỹthời gian học tập ở nhà trường có hạn; giáo dục cần cập nhật được những kiếnthức, PPDH hiện đại, khoa học Một giải pháp quan trọng đó là đổi mới PPDH
1.3 Ưu thế của mô hình tổ chức dạy học kết hợp (Blended Learning - dạyhọc trực tuyến và đối mặt), sự phát triển mạnh mẽ của CNTT&TT đã tác động trựctiếp tới giáo dục Trong đó, E - learning là mức độ cao nhất của việc ứng dụngCNTT & TT trong dạy - học hiện nay Với nhiều ưu điểm nổi bật, E- learning làgiải pháp hữu hiệu cho nhu cầu "Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềmdẻo, học một cách mở và học suốt đời" [12] Tuy nhiên, có thể thấy E - learning vẫnkhông thể thay thế vai trò chủ đạo của các hình thức dạy học trên lớp, máy tính vẫnchưa thể thay thế hoàn toàn được phấn trắng, bảng đen cũng như hoạt động nhóm,ảnh hưởng nhóm ở trên lớp Vì vậy, việc tìm ra giải pháp kết hợp học trên lớp vớicác giải pháp E - learning là điều hết sức cần thiết trong giáo dục hiện nay
1.4 Ngoài ra, sự kết hợp giữa dạy học trực tiếp và trực tuyến còn được ápdụng trong trường hợp đặc biệt để ứng đối với hoàn cảnh khi xẩy ra khủng hoảngcủa hệ thống y tế cộng đồng như covid nói riêng và các dịch bệnh nói chung …trong trường hợp HS không thể đến trường, bị cách ly hoặc giãn cách xã hội, thìPPDH kết hợp là một ưu điểm trong quá trình dạy học
1.5 Nội dung môn Ngữ văn nói chung và bộ phận văn bản văn chương ởchương trình Ngữ Văn 12 nói riêng tập trung gần như toàn bộ kiến thức trọng tâmliên quan đến chương trình thi tốt nghiệp, đại học của bậc THPT; đồng thời đây là
Trang 7bộ phận văn học có nhiều nội dung, ý kiến trái chiều, nhiều góc tối cho HS trảinghiệm và sáng tạo Trong khi dạy học trên lớp chỉ gói gọn trọng hình thức tiết dạy
45 phút, GV chỉ đảm bảo được việc cung cấp kiến thức một chiều thụ động, không
có khả năng truyền tải hết thông điệp của văn bản và nhất là khả năng trải nghiệm,sáng tạo của HS bị hạn chế
Với những lí do nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Vận dụng mô hình dạyhọc kết hợp (Blended Learning - hướng dẫn trực tuyến và dạy học đối mặt) trongdạy đọc hiểu văn bản văn chương lớp 12 làm hướng nghiên cứu của đề tài, vớimong muốn góp phần vào việc đổi mới cách dạy và học môn Ngữ Văn theo hướnghiện đại hóa đáp ứng yêu cầu của xã hội
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các VBVC trong sách giáo khoa Ngữ Văn 12, CT cơ bản
- Nội dung, nguyên tắc và các biện pháp, cách thức tổ chức dạy học theo PPkết hợp cho HS lớp 12 trong dạy học đọc hiểu các VBVC
- Thực hiện ở các lớp 12 trường THPT ở huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
- CT, SGK, SGV và các tài liệu hướng dẫn dạy học Ngữ văn 12
3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê toán học
Trang 8PHẦN II NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
1.1 Mô hình dạy học kết hợp
1.1.1 Khái niệm mô hình dạy học kết hợp
Khái niệm mô hình học tập kết hợp (Blended learning) là một thuật ngữđược sử dụng nhiều trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở các nước phát triển nhưHoa Kỳ, Úc, Nhật Bản,…
Phương pháp dạy học kết hợp với các thuật ngữ "pha trộn học tập", "học tậplai", "hướng dẫn công nghệ trung gian", "hướng dẫn web nâng cao," và "hướng dẫnchế độ hỗn hợp" thường được sử dụng thay thế cho nhau trong nghiên cứu Mặc dùcác khái niệm học tập tổng hợp đầu tiên được phát triển vào những năm 1960, cácthuật ngữ chính thức để mô tả xuất hiện cuối những năm 1990
Hình 1 Mô hình học kết hợp
Tác giả Victoria L Tinio cho rằng "Học kết hợp (Blended Learning) để chỉ
các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E learning" Khái niệm được đưa ra chủ yếu dựa trên sự kết hợp về hình thức tổ
-chức, nội dung và PPDH Mô hình DHKH có thể được mô tả theo hình 1 [16]
Bonk, C J & Graham đưa ra cách hiểu của mình về DH kết hợp và được
miêu tả một cách cụ thể, hình tượng trong 2
Hình 2 Mô hình phát triển cua các HTTCDH [6]
Trang 9Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Hiền có đưa ra một khái niệm là "Học tậphỗn hợp" để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học truyền thống với học tập có sự hỗtrợ của công nghệ, học tập qua mạng Tác giả Nguyễn Danh Nam cũng đưa ra nhậnđịnh: Sự kết hợp giữa e - learning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháptốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là "Blended Learning".
Mặc dù dựa trên các cách tiếp cận khác nhau nhưng các định nghĩa đềuthống nhất học tập kết hợp là một mô hình dạy học có sự phối hợp nội dung,phương pháp và cách thức tổ chức dạy - học giữa các hình thức học tập.Từ việctiếp cận những quan niệm trên, tác giả bài viết cho rằng:
Mô hình DHKH là sự kết hợp giữa quá trình dạy học giáp mặt (face to face)
và dạy học trực tuyến (e - learning), là sự kết hợp của 6 yếu tố cấu trúc nên quátrình dạy học: mục tiêu - nội dung - phương pháp - hình thức tổ chức - phương tiện
- đánh giá, đảm bảo tính quy luật phổ biến của quá trình dạy học [6]
Blended learning là một sự thay đổi đáng kể so với PPDH truyền thống.Theo Inacol, môi trường Blended learning có các đặc điểm sau:
- Sự thay đổi PP giảng dạy, lấy HS làm trung tâm thay vì GV như trước đây,
HS sẽ trở nên năng động và tương tác nhiều hơn
- Sự tăng sự tương tác giữa HS và GV, giữa HS với HS, giữa HS với nộidung kiến thức và giữa HS với các nguồn tài liệu bên ngoài
- Cơ chế hình thành và tổng kết đánh giá cho HS và GV
1.1.2 Các cấp độ của mô hình dạy học kết hợp
- Kết hợp cấp độ hoạt động (Activity level) - Kết hợp ở cấp độ khóa học(Courrse level) - Kết hợp cấp độ chương trình (Program level) - Kết hợp cấp độthể chế (Institutional level) [6] Qua bốn cấp độ kết hợp trên, các tác giả đưa rabản chất của mô hình DHKH phải là sự kết hợp của hai quá trình dạy - học, thựcchất là sự kết hợp của 6 yếu tố cấu trúc nên quá trình dạy học (mục tiêu, nộidung, PP, phương tiện, hình thức tổ chức và đánh giá), các yếu tố cấu trúc này cómối quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện tính quy luật của quá trình dạy học
1.1.3 Các mô hình dạy học kết hợp
- Mô hình face - to - face driver (hướng dẫn trực tiếp trên lớp và kết hợp cácphương tiện điện tử có kết nối Internet)
- Mô hình rotation (mô hình quay vòng/luân phiên)
- Mô hình flex (linh hoạt)
- Mô hình lab school (phòng thực hành)
- Mô hình self-blended (kết hợp tự do)
- Mô hình online driver (học trực tuyến) [6]
Trang 101.1.4 Đặc điểm chung của mô hình dạy học kết hợp
- Sự kết nối: các mục tiêu (kiến thức, kĩ năng và thái độ), các hoạt động, thaotác và hệ thống năng lực, các nguồn lực hỗ trợ học tập bên ngoài
- Sự tương tác: tương tác với nội dung (gồm các định dạng khác nhau: vănbản, hình ảnh, âm thanh, sơ đồ, video…) với bạn học, với GV
- Tính mở và linh hoạt: không gian, thời gian, nhu cầu và sự quan tâm, hứngthú và năng lực cá nhân, hợp tác và chia sẻ…
- Tính định hướng kết quả đầu ra: buộc người học phải thực hiện trọn vẹnmột thao tác, kĩ năng với các công cụ công nghệ
- Dựa trên nền tảng công nghệ: đáp ứng các mục tiêu, nội dung và phươngpháp dựa trên các phương tiện công nghệ hiện đại [15]
Chúng tôi nhận thấy để triển khai mô hình DHKH mang tính khả thi đối với cơ
sở giáo dục trung học ở Việt Nam, mô hình face - to - face driver là thích hợp nhấtnhằm nâng cao chất lượng dạy học và phát triển NLTHTT cho HS
1.1.5 Các mức độ sử dụng mô hình dạy học kết hợp
- Mức độ 1: GV cung cấp bài giảng và giảng bài trên lớp, hỗ trợ các tài liệuhướng dẫn môn học cho người học Ở mức độ này, lớp học truyền thống đóng vai tròchủ đạo, lớp học trực tuyến chỉ đóng vai trò hỗ trợ (không bắt buộc) Tỉ lệ kết hợpgiữa lớp học truyền thống và lớp học trực tuyến là 80:20
- Mức 2: GV phải thiết kế các bài giảng trực tuyến và cung cấp chongười học Mức độ này thì vai trò của lớp học truyền thống và lớp học trực tuyếnngang bằng nhau (50:50)
- Mức 3: GV cung cấp tài liệu đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh, video…)cho người học, xây dựng hệ thống kiểm tra trực tuyến để kiểm tra định kỳ cho mônhọc Mức này cao hơn hẳn so với 2 mức độ trước, dạy học trực tuyến đóng vai tròchủ đạo Tỉ lệ kết hợp giữa lớp học truyền thống và lớp học trực tuyến là 30:70
Trong đề tài này, để phát huy tối đa ưu điểm của mô hình DHKH nhằm đápứng nhu cầu của tương lai và ứng đối kịp thời trong trường hợp cấp bách, tình huống đặcbiệt của xã hội (Covid, dịch bệnh…) HS không thể đến trường, trong khi đó bắt buộc nềngiáo dục vẫn phải vận hành Vì vậy, chúng tôi lựa chọn thiết kế khóa học kết hợp, trong
đó học tập trực tuyến đóng vai trò chủ đạo, tỉ lệ kết hợp giữa dạy trực tiếp và trựctuyến là 30:70 nhằm nâng cao chất lượng học tập và phát triển NLTHTT cho HS
1.1.6 Những ưu điểm, khó khăn khi sử dụng mô hình dạy học kết hợp
Những ưu điểm:
Học tập kết hợp là một mô hình dạy học có ba ưu điểm nổi bật so với môhình dạy học truyền thống hiện nay:
Trang 11Thứ nhất, học tập kết hợp giúp mở rộng không gian lớp học
Dạy học kết hợp mang đến một không gian học tập điện tử có tính mở vàtương tác cao Lớp học truyền thống thường được tổ chức trong một không gianđóng kín với GV, HS và bảng, phấn,… thì mô hình DHKH với không gian học tậptrực tuyến (online) đã mở ra cả một môi trường học tập mới: không giới hạn trongbốn bức tường của lớp học, không giới hạn thời gian học tập 8 tiếng trên lớp và mởrộng cơ hội giao tiếp và chia sẻ xã hội vô hạn của người học
Thứ hai, học tập kết hợp mở rộng nội dung học tập
Với mô hình Blended learning người học được trải nghiệm, tiếp cận với nộidung học tập đa dạng, tri thức và thông tin cập nhật ngoài SGK Thậm chí, trườnghọc có thể mở rộng thêm các kênh kiến thức, các môn học mà không cần mở rộngthêm không gian hay tăng thêm đội ngũ nhân viên, giáo viên
Thứ ba, học tập kết hợp giúp cá nhân hóa việc học tập
Mỗi HS có năng lực tiếp nhận khác nhau DHKH tạo cơ hội để người họcđược học tập theo nhu cầu, hứng thú và năng lực cá nhân; HS chủ động lựa chọnthời gian, không gian và môi trường học tập mà không cần lo lắng về khoảng cáchđịa lý, giới hạn thời gian…tăng cơ hội học tập cho nhiều đối tượng HS khác nhau
Những khó khăn:
Khó khăn trước hết thuộc về bản thân các nhà giáo Do dạy học trực tuyếnqua mạng không được thực hiện thường xuyên ở bậc trung học, nên khi bắt taythực hiện, khá nhiều GV lúng túng về kỹ thuật thực hiện: Khả năng ứng dụngCNTT vào dạy học còn hạn chế, sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến chưathông thạo dẫn đến thực hiện chưa hiệu quả Hơn nữa, đa phần GV đã quen vớikhông gian đối mặt với HS, nay đứng trong không gian trực tuyến để giảng bài,nhiều thầy cô sẽ lúng túng hoặc không tự tin khi triển khai bài giảng
Khó khăn thứ hai thuộc về HS Các em khá năng động trong việc ứng dụngCNTT để học tập nhưng trên thực tế, hoàn cảnh, cơ sở vật chất của gia đình HS sẽ chiphối nhiều đến hoạt động học trực tuyến Nếu dạy học trực tiếp sự tương tác được pháthuy hiệu quả Học trực tuyến GV chủ yếu thực hiện bài giảng một chiều, HS tiếp nhậnqua mạng, các phương tiện, sự tương tác cần thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập sau đóchứ không trực tiếp, việc quản lý nền nếp học tập của HS chủ yếu là do ý thức tự học.Điều này, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng nếu HS không có sự tự giác nhất định
Về gia đình HS, không phải gia đình nào cũng trang bị được mạng internet, máytính, điện thoại thông minh để cho con em mình học tập, nhất là ở các địa phương thuộcvùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn như ở trường Quỳ Hợp 3 Nhiều phụ huynhkhông có khả năng ứng dụng CNTT để trợ giúp con Họ phải đi làm hằng ngày, không
có thời gian để tổ chức, quản lý việc học của con em mình…
Trang 12Vì vậy, các nhà trường, GV triển khai dạy học trực tuyến, nếu không xây dựng
kế hoạch cụ thể thì chắc chắn HS sẽ rơi vào tình trạng học chồng chéo giữa các bộ môn,dẫn đến hiệu quả môn học sẽ không cao
Ngoài hạn chế chung, HS trường Quỳ Hợp 3 còn có nhược điểm riêng đó là: Hầuhết HS đều là dân tộc ít người vùng sâu, vùng xa, kinh tế kém phát triển, khả năng ngônngữ tiếng Việt hạn chế, lối sống quần cư lạc hậu, trình độ CNTT còn kém, một số emsống ở địa bàn vùng núi chưa đủ điều kiện vật chất để sử dụng mạng internet Nên khivận dụng PPDHKH dạy đọc hiểu VBVC là một việc rất khó khăn
Nhận xét chung:
Từ những kết quả nghiên cứu, đề tài tiếp tục bổ sung, làm rõ một số vấn đề líluận về Khái niệm DHKH, đi sâu vào bản chất của Mô hình DHKH; Các mô hìnhDHKH thể hiện rõ các mức độ DHKH ở những tiết học cụ thể của môn Ngữ văn Từ
đó, khái quát các đặc điểm chung và mức độ sử dụng mô hình; đồng thời chỉ ranhững khó khăn, thách thức mà mỗi GV cần phải nhận thức được để xây dựng môhình DHKH tạo nên môi trường học tập phù hợp với người học và xu thế của thời đại
1.2 Năng lực tự học trực tuyến
1.2.1 Khái niệm năng lực tự học
Trong đề tài này, quan niệm năng lực được sử dụng dựa theo CT giáo dục phổthông (2018) của Bộ GD&ĐT: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành,phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huyđộng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú,niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quảmong muốn trong những điều kiện cụ thể.” [5]
“Tự học là một quá trình mà người học tự thực hiện các hoạt động học tập,
có thể cần hoặc không cần sự hỗ trợ của người khác, dự đoán được nhu cầu học tậpcủa bản thân, xác định được mục tiêu học tập, phát hiện ra nguồn tài liệu, conngười giúp ích được cho quá trình học tập, biết lựa chọn và thực hiện chiến lược
học tập và đánh giá được kết quả thực hiện”[5]
Nghiên cứu về NLTH, chúng tôi thấy rằng: “NLTH có bản chất là thói quenđược hình thành trong quá trình tự rèn luyện.” Vì vậy, NLTH chịu ảnh hưởng củanhiều nhân tố (tâm lý, thể chất, khả năng nhận thức, môi trường sống, học tập, PPDH
và khả năng của cá nhân trong hoàn cảnh cụ thể…) HS muốn có NLTH phải tự chủtrong các hoạt động học tập Quá trình này đòi hỏi người tự học phải vững vàng vềtâm lý, kiên trì, phương pháp học tập phù hợp với từng nội dung, chủ đề tự học
1.2.2 Khái niệm và cấu trúc năng lực tự học trực tuyến
Trên cơ sở nghiên cứu, khái quát hóa quan niệm của các tác giả về năng lực,
tự học và NLTH chúng tôi thiết lập khái niệm NLTHTT: “NLTHTT là khả năng ngườihọc tự lực, chủ động từ việc nghiên cứu mục tiêu học tập, tìm kiếm thông tin trên
Trang 13internet, xử lý thông tin, lập báo cáo kết quả học tập đến việc tự kiểm tra và đánh giákết quả học tập trực tuyến để từ đó tự điều chỉnh quá trình học tập”.
Chúng tôi đề xuất cấu trúc của NLTHTT gồm các thành tố sau: KN nghiêncứu mục tiêu học tập, KN tìm kiếm thông tin học tập, KN xử lí thông tin học tập, KNlập báo cáo kết quả học tập và KN tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập Trong 5thành tố cấu thành NLTHTT có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau
Qua kết quả khảo sát có thể thấy mô hình DHKH chưa được áp dụng rộng rãitrong dạy học ở các trường trung học trong những năm gần đây Nhưng một trongnhững trở ngại lớn trong triển khai áp dụng mô hình DHKH trong dạy học là GV còngặp khó khăn trong việc sử dụng phần mềm/công cụ thiết kế bài dạy và thiếu líluận về mô hình DHKH Vì vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ về mô hìnhDHKH để làm cơ sở tổ chức hiệu quả mô hình DHKH là cần thiết
2.2 Thực trạng sử dụng Internet trong giảng dạy và học tập trực tuyến ở một số trường THPT nói chung và trường THPT Quỳ Hợp 3 nói riêng
Kết quả điều tra cho thấy, hiện nay cả GV và HS đã thường xuyên sử dụngInternet trong quá trình dạy và học; phần lớn GV và HS đã tiếp cận và có thái độtích cực với các website dạy học qua mạng; hầu hết HS đã có đủ các điều kiện vậtchất để tham gia học qua mạng… Đó là những điều kiện thuận lợi để triển khai tổchức học tập theo mô hình DHKH Tuy nhiên, hiện nay các website học trựctuyến nhiều nhưng khá hỗn loạn nên việc lựa chọn website nào để phù hợp với
GV và HS là rất cần thiết Do đó, cần có định hướng cụ thể để lựa chọn websitehọc trực tuyến sử dụng hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung và tổ chứchiệu quả mô hình DHKH nói riêng
2.3 Tầm quan trọng của việc vận dụng mô hình PPDHKH trong dạy đọc hiểu văn bản văn chương cho HS lớp 12
VBVC trong CT Ngữ văn 12 là các tác phẩm chiếm vị trí quan trọng, chứalượng kiến thức chủ yếu trong quá trình đánh giá HS trong kỳ thi tốt nghiệp, đạihọc và chất lượng của bậc THPT Nhưng thực tế hiện nay là kiến thức quan trọngnhưng thời lượng giảng dạy hạn chế, nếu không dạy thêm, học thêm ngoài giờ thìkhông có khả năng đáp ứng nhu cầu của người học và quá trình kiểm tra đánh giácủa bộ Chính vì vậy, trên cơ sở điều kiện vật chất cho phép, việc vận dụng
Trang 14PPDHKH là con đường đưa nền giáo dục nước ta theo kịp xu thế chung của thếgiới, đáp ứng nhu cầu thực tế của dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông:
Thứ nhất, phù hợp với đặc trưng kiến thức Ngữ văn.
Dạy học Ngữ văn là hoạt động mang tính đặc thù Khác với các bộ mônkhác, tri thức Ngữ văn mang những đặc trưng: Tính ngôn từ, gắn liền với thực tiễn,tính giao tiếp, sự thống nhất giữa “ngôn từ” và “lập luận” [3] … Người học khôngthể trực tiếp quan sát được hiện thực qua ngôn ngữ mà chỉ nhận thức, tưởng tượnggián tiếp thông qua các yếu tố ngôn ngữ Mô hình DHKH tạo cơ hội cho HS tiếpcận nguồn tư liệu phong phú với các nguồn định dạng khác nhau như: văn bản,hình ảnh, âm thanh, sơ đồ, video… giúp các em có những hình dung sinh động vềhiện thực ở các thời gian, không gian khác nhau; cụ thể hóa cốt truyện, nhân vật, tưduy, khắc phục tình trạng khô cứng, thụ động và tạo hứng thú học tập cho HS
Thứ hai, khắc phục những hạn chế trong phân phối thời lượng cho môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
PPCT Ngữ văn hiện nay được cho là chưa tương xứng với nội dung và mụctiêu của môn học Với các công cụ như Emodo, Google Sites hay GoogleClassroom …mô hình Blended learning tăng khả năng tương tác, hỗ trợ của GVvới HS; HS – HS với thiết bị, chỉ cần thiết bị đó có thể online được như điện thoạithông minh, máy tính bảng, tivi hoặc máy tính để bàn có kết nối Internet Vì vậy,
nó hoàn toàn vượt ra khỏi giới hạn thời gian của một tiết học truyền thống
Thứ ba, phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học:
Tính định hướng kết quả học tập được xây dựng trên nền tảng công nghệ,học tập kết hợp có ưu thế trong việc phát triển các năng lực chung như: tự học, sửdụng CNTT và hợp tác…Ngoài ra, với tính mở, linh hoạt và hướng tới cá nhân,DHKH góp phần phát triển năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn như: năng lựcthu thập, xử lý thông tin về các tác giả, tác phẩm; năng lực tái hiện các hiện thực
xã hội và đời sống con người trong tác phẩm; năng lực giải thích, đánh giá các vấn
đề trong tác phẩm theo quan điểm khác nhau; năng lực vận dụng kiến thức văn học
để giải thích các bản chất của con người và hiện thực đời sống đang diễn ra
Vận dụng mô hình DHKH trong dạy đọc hiểu VBVC ở lớp 12 nói riêng vàchương trình Ngữ Văn nói chung biến quá trình GV truyền thụ kiến thức, HS tiếpnhận thụ động, thành quá trình GV hướng dẫn, HS tìm hiểu, khám phá và chiếmlĩnh kiến thức Đây là ưu thế tuyệt đối mà các PPDH truyền thống chưa đạt được
2.4 Vị trí, khả năng của văn bản văn chương trong việc hình thành năng lực tự học trực tuyến cho HS lớp 12
2.4.1 Vị trí, cấu trúc của văn bản văn chương trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 12
Trang 15VBVC trong CT Ngữ văn THPT nói chung và CT Ngữ văn 12 nói riêngchiếm một tỉ lệ lớn và giữ một vị trí vô cùng quan trọng Tổng số văn bản đọc hiểu
là 32, trong đó có 26 VBVC Dạy chính là 13 văn bản tương đương với 36 tiết.Trong đó, thể loại truyện là 11 văn bản, Kí là 2 văn bản, Thơ là 11 văn bản, Vănbản nhật dụng là 1, Văn nghị luận là 2, Văn bản chính luận là 1, Kịch là 1, văn họcnước ngoài là 3 [7],[1],[2] Hầu hết các văn bản được bố trí, sắp xếp khá hợp lí
Để dễ dàng vận dụng PPDHKH ở HS lớp 12 qua tiết đọc hiểu các VBVC,tác giả đề tài đã thống kê, hệ thống hóa các văn bản có trong CT Ngữ văn 12 [1],[2] theo các nhóm đề tài, chủ đề chính như sau:
Bảng 1 Hệ thống các văn bản có trong CT Ngữ văn 12
Số tiết
Thơ Học
kỳ 1 9
Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) Truyệnngắn HK2 5
HK 2
14
Vợ nhặt (Kim Lân) Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh
Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) Tùy bút 3
Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ
Qua bảng thống kê, toàn bộ các VBVC trong CT Ngữ văn lớp 12 được lựachọn đều là những văn bản có giá trị thẩm mỹ cao, có khả năng giáo dục, gầngũi, dễ hiểu và hấp dẫn với HS Điều đặc biệt là ngoài những tác phẩm tiêu biểucủa văn học giai đoạn 1945 - 1975 thì SGK Ngữ văn 12 đã đưa vào những vănbản viết sau năm 1975 khá mới mẻ, gần gũi với cuộc sống hằng ngày, giúp các
em lớp 12 không còn cảm thấy bỡ ngỡ khi bước vào hiện thực cuộc sống
Dù còn có những bất cập về cấu trúc CT nhưng các VBVC trong CT Ngữvăn lớp 12 đã góp phần tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về các thể loại văn học,
mở rộng tầm nhìn, nhân sinh quan, thế giới quan về cuộc đời, con người, bồidưỡng khả năng cảm thụ và vốn văn hoá, nhen nhóm ở HS ước mơ vươn tới nhữngchân trời mới lạ, nhất là khi đất nước đang chuyển mình vươn ra biển lớn
Trang 162.4.2 Khả năng của các văn bản văn chương trong việc phát triển kĩ năng tự học trực tuyến cho HS lớp 12
Ngữ văn là một môn học công cụ, giúp HS có năng lực ngôn ngữ để học tập,giao tiếp và nhận thức về xã hội, con người Với chức năng thẩm mĩ, môn Ngữvăn, đặc biệt là các VBVC giúp HS bồi dưỡng năng lực tư duy, trau dồi tình cảm,hình thành cảm xúc thẩm mĩ, sống nhân văn hơn, cao đẹp hơn
Nhìn vào SGK Ngữ văn lớp 12, có thể thấy các VBVC có chủ đề, đề tàiphong phú, đa dạng: Đề cập đến nhiều vấn đề về lịch sử, chính trị…như cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ thần thánh của dân tộc (Việt Bắc của Tố Hữu,
Tây Tiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi…) Thông
qua những vần thơ, trang truyện là những gửi gắm tha thiết, sâu lắng đầy chất nhânvăn của thế hệ đi trước Đây là cơ sở để GV khai thác những chủ đề về THTT dànhcho HS mà trên lớp giảng dạy trực tiếp chưa có điều kiện chuyển tải hết
Khảo sát nội dung tư tưởng, các VBVC trong Ngữ văn 12 đề cập nhiều vấn
đề về nhân cách, về phẩm chất, về lí tưởng, niềm tin, về hệ giá trị của con người ,
có thể lấy làm bài học nhận thức về mục tiêu, hệ giá trị của bản thân và ý thức
trách nhiệm xã hội cho HS Đọc Vợ nhặt của Kim Lân, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, hay Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, người đọc không khỏi
băn khoăn, day dứt, trăn trở về thân phận con người - đặc biệt là người phụ nữ Đấtnước đã giải phóng nhưng số phận người phụ nữ vẫn bị chà đạp, vẫn còn đó những
vết thương rỉ máu khi phải chịu cảnh “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận
nặng” từ chính người chồng đầu gối tay ấp của mình (người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu) – tất cả họ tưởng chừng bị tê liệt
lại vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt như cỏ cây, như núi rừng Tây Bắc (Vợchồng A Phủ - Tô Hoài) Đây chính những khả năng vô tận của văn học trong việcphản ánh hiện thực, hình thành nhân cách, lối sống, hành vi, giao tiếp của bản thânngười HS qua việc học văn
Qua dạy học đọc hiểu những VBVC này, chúng ta nhận ra khả năng của vănhọc là vô tận, nhưng để làm được điều này chỉ một vài tiết học ít ỏi trên lớp làkhông thể giải quyết được, mà chúng ta cần giải pháp mới của tương lai: Vận dụnghiệu quả PPDHKH, rèn luyện kĩ năng THTT cho HS ở nhà mới là quá trình hìnhthành nên những giá trị bền vững và sâu sắc này Vì vậy, PPDHKH là giải pháp củathời đại mà giáo dục cần và phải có
2.4.3 Thực trạng vận dụng PPDHKH và hình thành năng lực tự học trực tuyến cho HS lớp 12 ở trường THPT Quỳ Hợp 3 qua dạy học đọc hiểu các văn bản văn chương
Theo xu thế của thế giới và Việt Nam hiện nay, CNTT phát triển như vũ bãođáp ứng mọi nhu cầu trong học tập và giảng dạy của GV và HS Nhất là xã hội ta
Trang 17đang đối mặt với tình huống cấp bách đe dọa sức khỏe, tính mạng con người nhưcovid nói riêng và dịch bệnh nói chung, đòi hỏi con người phải có những ứng đốiphù hợp và nhanh chóng Theo kịp nhu cầu của xã hội, sở giáo dục Nghệ An,trường THPT Quỳ Hợp 3 đang có thững chỉ đạo kịp thời thay đổi trong giảng dạy
và nhất là hình thành năng lực tự học trực tuyến cho HS như: dạy trực tuyến trênElerning, thành lập nhóm tự học trên facebook, mesenger, zalo tuy nhiên việc dạy
và học cũng mới dừng lại ở mức độ này mà chưa đưa ra được một mô hình cấutrúc chuẩn cho việc DHKH và rèn luyện kĩ năng THTT cho HS
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã khảo sát và điều tra về
PPDHKH, KN tự học trực tuyến của 180 HS lớp 12 và 20 GV trong các trường
trên địa bàn tỉnh Nghệ An gồm THPT Quỳ Hợp 1 và THPT Quỳ Hợp 3
Trong quá trình khảo sát thực trạng giáo dục KN TNT cho HS lớp 12, khi
được hỏi: Theo quý thầy (cô), việc dạy học đọc hiểu VBVC có khả năng vận dụng
PPDHKH cho HS lớp 12 không? Vì sao?
10% GV trả lời là các VBVC không có khả năng vận dụng PPDHKH cho
HS, 90% GV trả lời là các VBVC có khả năng vận dụng PPDHKH cho HS Theo
GV, đây là kênh giáo dục vô cùng nhẹ nhàng mà hiệu quả
Tuy nhiên khi được hỏi: Trong thực tiễn dạy đọc hiểu VBVC, quý thầy (cô)
có thường xuyên rèn luyện kĩ năng tự học trực tuyến cho HS không? Phần lớn câu
trả lời là thỉnh thoảng, số ít là thường xuyên và rất thường xuyên Như vậy, mộtmặt GV thấy được khả năng giáo dục KN THTT trong các VBVC; thấy được ýnghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục KN THTT cho HS lớp 12, nhưng làm thếnào để vận dụng vào thực tế giảng dạy là vấn đề GV còn lúng túng
Khảo sát SGK, SGV, Thiết kế bài học chúng tôi nhận thấy: Hầu hết các tàiliệu này mới chỉ nêu ra hệ thống kiến thức cần đạt và một số kĩ năng chung chung
mà chưa có những nội dung, yêu cầu, câu hỏi, bài tập cho HS rèn luyện, trảinghiệm phát triển KN tự học trực tuyến, vận dụng PPDH kết hợp
Dự 8 tiết đọc hiểu VBVC ở hai trường THPT Quỳ hợp 1 và THPT Quỳ Hợp
3, huyện Quỳ Hợp, cho thấy: GV chủ yếu tryền thụ, khai thác nội dung, nghệ thuậtcủa văn bản bằng PPDH trực tiếp; coi trọng việc GV chủ động cung cấp kiến thứcđầy đủ, hệ thống về văn bản, HS thụ động tiếp nhận Trong giờ học, GV hầu như ítkhuyến khích và chưa đặt ra các câu hỏi cho HS trải nghiệm, xác định giá trị theoquan điểm của mình, làm việc trực tuyến, ở nhà Nếu có, câu hỏi liên hệ cũngcòn chung chung, chưa hướng cụ thể vào KN THTT
Khảo sát giáo án của GV trong dạy đọc hiểu VBVC, tần suất sử dụng hình
thức dạy học đối mặt là phổ biến Ví dụ giáo án “đọc hiểu văn bản Tây Tiến của
Quang Dũng”, GV đặt ra mục tiêu của tiết dạy: 2 tiết dạy chính cung cấp kiến thức
về tác giả, tác phẩm; hai buổi phụ đạo dạy thêm hình thành dạng đề cụ thể
Trang 18Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, PPDHKH, KN tự học trực tuyến ởphần lớn HS lớp 12 còn khá mơ hồ, non nớt Các em chưa hiểu rõ chính mình,năng lực, sở trường, điểm mạnh, điểm yếu của chính mình; chưa có thói quennghiên cứu khoa học; chưa có kĩ năng tìm kiếm, vận dụng CNTT trong học tập;chưa có thói quen THTT để chiếm lĩnh tri thức Điều này thêm một lần nữa khẳngđịnh vai trò vô cùng quan trọng của PPDHKH và việc giáo dục KN THTT cho HSlớp 12 trong quá trình dạy học các VBVC nói riêng và dạy học Ngữ văn nói chung.
Đây là PPDH phổ biến, tạo điều kiện cho HS trải nghiệm, kích thích tư duy,cách giải quyết vấn đề một cách trực tiếp, hiệu quả Song để tổ chức được một giờdạy thực sự hiệu quả; xây dựng nội dung THTT cho HS ở nhà để giải quyết mâuthuẫn về thời gian; kích thích ý thức tự khám phá chiếm lĩnh kiến thức; hướng đếngiáo dục KN THTT cho HS là rất cần thiết nhưng lại không hề đơn giản
Chính vì vậy, đề tài hướng đến mục tiêu đưa ra một quy trình cụ thể, thiếtthực để vận dụng PPDHKH trực tuyến và đối mặt tối ưu nhằm mục đích tối ưuhoạt động của GV; đưa VBVC vốn trừu tượng sẽ mở ra những thế giới mới; CNTTvốn xa lạ với các em trở thành niềm hứng thú; Mỗi giờ học Văn sẽ trở thành một
cơ hội cho HS được trải nghiệm cuộc sống đa dạng, phong phú, hiểu và khám pháthế giới tâm hồn của bản thân mình và những người xung quanh; từ một phần kiếnthức nhỏ của GV chuyển tải, HS sẽ khám phá được cả chân trời kiến thức đang mở
ra trước mắt các em từ đó có quyết định đúng đắn cho bản thân, hình thành nhữngthói quen làm việc chủ động, hiện đại bắt kịp với nhịp sống trong xã hội ngày nay
3 Nguyên tắc sử dụng mô hình dạy học kết hợp trong dạy đọc hiểu văn bản văn chương cho HS lớp 12
3.1 Nguyên tắc xây dựng và sử dụng mô hình dạy học kết hợp
Nguyên tắc đầu tiên khi xây dựng mô hình DHKH là bám sát mục tiêu dạyhọc Việc xác định này nhằm hai chức năng gồm: chức năng định hướng và chứcnăng đánh giá kết quả dạy học
Mục tiêu dạy học là đặt ra cho HS thực hiện, phải được diễn đạt ngắn gọn,
cụ thể, dễ dàng, dự kiến được kết quả các hành động học tập của HS Dựa vào mụctiêu mà GV thiết kế hoạt động học tập cho HS, định hướng cách suy nghĩ tìm tòinội dung học tập đáp ứng yêu cầu của mục tiêu nhằm giúp HS tự lực phát hiện trithức mới, phát triển tư duy và giáo dục nhân cách cho HS
Để quán triệt nguyên tắc này, cần những qui tắc về mục tiêu bài học sau đây:
+ Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của HS; nghĩa là cần chỉ
rõ học xong bài này “HS phải đạt được cái gì”, chứ không phải “GV phải làm gì”
+ Mục tiêu phải nói rõ “đầu ra” của bài học chứ không phải chỉ nêu lên tiếntrình bài học hay tóm tắt nội dung bài học
+ Mục tiêu là chủ đề bài học, cái đích bài học phải đạt tới
Trang 19+ Mỗi mục tiêu chỉ nên phản ánh một “đầu ra” để thuận tiện cho việc đánhgiá kết quả bài học Nếu bài học có nhiều mục tiêu thì nên trình bày riêng từngmục tiêu, với mức độ phải đạt về mỗi mục tiêu đó.
+ Mỗi “đầu ra” trong mục tiêu nên được diễn đạt bằng những động từ như
“nắm được”, “hiểu được” để xác định rõ mức độ HS phải đạt bằng hành động chonhững mục tiêu chung
QTDH cần hình thành ở HS 3 loại mục tiêu dựa vào chuẩn kiến thức, rènluyện kĩ năng, phẩm chất cụ thể như gợi ý dưới đây:
Phẩm chất,
STT cua YCCĐ NĂNG LỰC ĐẶC THÙ (ĐỌC)
3
Nhận biết được vẻ đẹp nhân vật trong xã hội 4
So sánh vẻ đẹp nhân vật trong xã hội Nêu bài học
về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra
- Viết đoạn văn
- Lập được kế hoạch, biết cách tổ chức được, thuthập được, phân loại được,
- Tạo lập văn bản,
- Huy động vốn ngôn ngữ, vận dụng giao tiếp
- Tiếp nhận tư tưởng đúng đắn
NĂNG LỰC CHUNG GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ VÀ
TỰ HỌC, TỰ
CHỦ
- Xác định được trách nhiệm của bản thân và lên án
tố cáo hiện thực trạng phiến diện trong văn bản
- Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chếcủa bản thân khi được giáo viên góp ý
8
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trang 20NHÂN ÁI - Hình thành vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất cao đẹp:Sống nhân hậu, yêu thương, bao dung, chia sẻ, sức
sống mãnh liệt của con người
9
TRUNG THỰC - Hình thành đức tính cao đẹp: Sống ngay thẳng,trung thực, lương thiện, dan dạ, dũng cảm…
YÊU LAO
ĐỘNG
- Hình thành thói quen: Chăm chỉ, yêu lao động
3.1.1 Nguyên tắc quán triệt mục tiêu dạy học
Nội dung DH quyết định PPDH Khi thiết kế một bài giảng, cần phải đảmbảo tính khoa học, chính xác, cơ bản của kiến thức Căn cứ vào nội dung kiến thức
đó để thiết kế các dạng câu hỏi, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu, các hình ảnh tĩnh hoặcđộng, các chương trình mô phỏng nghĩa là phải diễn đạt nội dung kiến thức bằngcác dạng ngôn ngữ khác nhau một cách chính xác để sinh viên lĩnh hội
Tính chính xác của nội dung còn thể hiện ở logic cấu trúc nội dung kiếnthức Nội dung kiến thức các VBVC ở CT Ngữ văn 12 được thiết kế theo một trật
tự logic có tính hệ thống được thể hiện rất rõ qua từng bài, từng gia đoạn, bộ phậnvăn học Điều này không có nghĩa rằng cấu trúc bài giảng phải giống hệt cấu trúcbài học trong bất cứ một giáo án nào, mà chúng ta có thể sắp xếp lại logic cấu trúcsao cho phù hợp với sự phát triển của nội dung và trình độ nhận thức của HS màvẫn đảm bảo nội dung chương trình Do đó cần căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năngcủa môn học và mục tiêu bài học trong sgk, sgv, nghiên cứu kĩ bài học để đưa racấu trúc nội dung phù hợp, cơ bản
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác, cơ bản của nội dung kiến thức
Tính trực quan thể hiện ở chỗ nguồn tư liệu kỹ thuật số đảm bảo tính trựcquan trong dạy - học là điều kiện quan trọng, hỗ trợ cho quá trình quan sát tìm tòiphát hiện tri thức mới của HS Văn học là một bộ môn khoa học với nhiều kiếnthức về con người, hiện thực đời sống, xã hội được gợi tả qua ngôn ngữ, không thểquan sát hay thực hiện trực tiếp, mà hình thành bằng sức mạnh của trí tưởng tượng,suy luận của HS Sức mạnh của CNTT cho phép thực hiện các mô hình mô phỏngnhằm rút ngắn thời gian, không gian của các đối tượng, giúp HS tương tác tối đavới nội dung bài học dễ dàng qua các sơ đồ tư duy, video, tranh ảnh mô phỏngnhằm phát huy tính tích cực tìm tòi tự chiếm lĩnh tri thức, HS dễ dàng lĩnh hội trithức của văn học, đồng thời giúp GV thuận lợi phát triển các PPDH tích cực Vìvậy, khi gia công các tư liệu kỹ thuật số cần đạt được các yêu cầu sau:
+ Hình ảnh về các đối tượng đủ lớn để HS có thể quan sát được dễ dàng
+ Cụ thể hoá những kiến thức cơ bản về tác giả, văn bản, đơn giản hoá cáckiến thức phức tạp để HS tiếp thu một cách đầy đủ và sâu sắc, sinh động
+ Gây sự chú ý, hứng thú, kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo, phát hiệnnhững tri thức mới
Trang 21+ Phát huy được tính tích cực của HS, làm nảy sinh nhu cầu nhận thức, pháttriển năng lực tư duy và năng lực hành động.
+ Giáo dục và làm tăng lòng ham mê tìm hiểu môn học, hình thành thóiquen liên hệ giữa kiến thức cơ sở về văn bản với thực tế đời sống
Tính sư phạm thể hiện ở nội dung DH phải được bố cục rõ ràng, cấu trúchợp lí, đầy đủ, phù hợp với nội dung trong SGK; dung lượng kiến thức phù hợpvới phân bố thời gian, trình độ nhận thức của HS và thuận lợi cho GV trong việc tổchức hoạt động trên lớp; câu hỏi phù hợp không quá khó, hoặc quá dễ đối với HS
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo kết hợp giữa học trực tuyến với học giáp mặt
“DH kết hợp là mô hình DH có sự kết hợp giữa hình thức DH truyềnthống và thức dạy học E - learning, trong đó hình thức dạy học là mặt bên ngoàiphản ánh mối quan hệ có tính qui luật giữa: Mục tiêu - Nội dung - PPDH” [8]
Quy trình sử dụng mô hình DHKH gồm 2 giai đoạn học e-learning, học trênlớp tạo nên chu trình khép kín như sau:
A.Lớp học e -learning B.Lớp học giáp mặt
A1 Tự xác định mục tiêu bài học B1 Kiểm tra bài cũ
A2 Tự kiểm tra kiến thức cũ B2 Tổng kết kết quả học e -learningA3 Tự học bài mới B3 Tổ chức thảo luận các nội dung
trọng tâm, các nội dung thắc mắc củabài mới
A4 Tự luyện tập, củng cố, hoàn thiện
kiến thức mới
B4 Kết luận, chính xác hoá kiến thức
A5 Tự kiểm tra, đánh giá kiến thức
mới
B5 Luyện tập, vận dụng kiến thức
A6 Ghi nhớ các khái niệm mới của bài
học
B6 Hướng dẫn cách học bài sau
A7 Đưa ra những câu hỏi thắc mắc
Bảng 2 Mô hình dạy học kết hợp
Theo quy trình chúng ta thấy rằng, giai đoạn đầu tiên là HS sẽ tự học ở nhàtrên website tự học, sau đó đến giai đoạn 2 là HS sẽ được học giáp mặt Do đónăng lực tự học của HS khi tự học ở nhà bằng website là khâu quan trọng Nó đónggóp phần lớn đảm bảo kết quả dạy học tốt nhất theo mô hình DHKH
Đây là một quá trình khó, đòi hỏi tính chủ động cao, sự tương tác, kết hợphài hòa giữa các đối tượng GV và HS Trong mô hình dạy học này, Internet vừa làmôi trường phân phối tài nguyên học, vừa là nơi diễn ra các hoạt động dạy - học.Người học tham gia vào quá trình học tập bằng cách học giáp mặt trên lớp (nhóm,
cá nhân, seminar, câu lạc bộ ); học hợp tác qua mạng (chat, blog, online, forum)
và tự học (trực tuyến / ngoại tuyến, độc lập về không gian) Mỗi nội dung, HSđược học bằng PP, phương tiện, hình thức phù hợp nhất và hiệu quả cao nhất
Trang 22DHKH yêu cầu HS làm chủ trong quá trình học tập, chiếm lĩnh và tích lũy kiếnthức, GV sẽ là người chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình học tập và tựđánh giá bản thân của HS
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính tương tác cao
Thứ nhất: Đảm bảo sự tương tác tối đa giữa người học và máy.
DH theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện được hiểu là QTDH có
sự kết hợp nhiều phương tiện truyền tải cùng một nội dung đến cho người học vàngười học tiếp nhận nội dung đó cùng một lúc bằng nhiều kênh thông tin khácnhau (kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng…) tác động đồng thời lên các giác quan củangười học Nếu QTDH chỉ có ngôn ngữ và chữ viết thì HS sẽ thấy nội dung bàihọc khô khan, buồn tẻ và nhàm chán dẫn đến hiệu quả dạy và học không cao
Nguyên tắc này, để hoàn thành nhiệm vụ học tập, HS nghe, nhìn, vừa tư duytìm tòi, vừa thao tác bằng tay với đối tượng học tập để tự chiếm lĩnh tri thức mới
Trong quá trình thiết kế bài giảng, để đảm bảo tính tương tác cần lưu ý:
- Nguồn tư liệu kỹ thuật số (hình ảnh, đoạn phim) phải phong phú, thiết kếđẹp, rõ nét, dễ quan sát
- Cụ thể hóa được những kiến thức lí thuyết cơ bản, đơn giản hóa các kiếnthức phức tạp để HS có thể tiếp thu một cách đầy đủ và sâu sắc
- Bố trí nội dung hợp lý từ đó gây được sự chú ý, kích thích được sự tìm tòi,sáng tạo, từ đó giúp HS khám phá, phát hiện và lĩnh hội những tri thức mới
- Các hoạt động tương tác được thiết kế ở mức độ tư duy phù hợp với trình
độ của HS và quá trình tự học để lĩnh hội các kiến thức cơ bản, không quá khócũng không quá dễ, tránh gây ra tâm lý nản chí hay nhàm chán ở HS
- Về mặt kỹ thuật: các hoạt động tương tác phải dễ hiểu, dễ thực hiện [11]
Thứ hai: Đảm bảo tính tương tác tối đa giữa HS với GV và HS với HS.
Mô hình học tập Blender - learning hướng đến học tập cá thể đồng thời cũngnhấn mạnh ưu điểm tăng khả năng được hỗ trợ của HS từ GV và HS khác Do vậytrong tổ chức học tập theo mô hình học tập B - learning phải đảm bảo tính tươngtác tối đa giữa GV với HS và HS với HS
Trong quá trình thiết kế bài giảng, để đảm bảo tính tương tác giữa GV với
- Trong các hoạt động của giờ học trên lớp cũng phải đảm bảo nguyên tắc
Trang 23này; thể hiện ở việc tăng cường hoạt động trao đổi, thảo luận để chính xác hóa kiếnthức, khái quát hóa kiến thức, vận dụng kiến thức, tìm hiểu các chuyên đề giữa GVvới các đối tượng HS, và giữa HS với HS [11].
Thứ ba: Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển NL THTT của học sinh
Tự học trực tuyến là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học nói chung và làmục tiêu quan trọng của QTDH trung học nói riêng Mô hình dạy học B- learningbồi dưỡng năng lực tự học của HS thông qua hai hình thức: bồi dưỡng NLTH cóhướng dẫn từ xa qua giai đoạn học trực tuyến - lớp học đệm và THTT có hướngdẫn trực tiếp trong giai đoạn lên lớp (face to face)
Để bồi dưỡng được NL THTT có hướng dẫn từ xa qua giai đoạn học trựctuyến - lớp học đệm thì nội dung học liệu và tài nguyên học tập phải được thiết kế,xây dựng và tổ chức dựa trên nền tảng hoạt động THTT Cách thức tổ chức nộidung phù hợp với đặc điểm học tập của HS Vận dụng các mô hình hướng dẫn học
để thiết kế, xây dựng hỗ trợ HS tự học để nâng cao hiệu quả DH
Trong giai đoạn học trên lớp, để bồi dưỡng NL THTT cho HS, GV phải cónhững hướng dẫn phù hợp, phải tổ chức các hoạt động học tập tạo hứng thú họctập, đồng thời yêu cầu HS phải biết vận dụng các kiến thức đã học, các kỹ năng tưduy để hoàn thành nhiệm vụ học tập
3.1.5 Đảm bảo yêu cầu dạy học phân hoá với mức độ phân nhánh phù hợp với đối tượng học sinh
Tư tưởng chủ đạo của dạy học phân hóa là lấy trình độ phát triển chung của
HS trong lớp làm nền tảng, tìm cách đưa diện yếu kém lên trình độ chung, tìm cáchđưa diện khá, giỏi đạt những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đạt được những yêu cầu
cơ bản Do đó trong quá trình thiết kế bài giảng cần đảm bảo nguyên tắc này, đặcbiệt là quá trình xây dựng hệ thống bài tập và câu hỏi ôn tập, kiểm tra đánh giá HS
3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính dễ truy cập, linh hoạt, tiện ích, tính mở đặc trưng của CNTT
Hệ thống bài giảng trực tuyến phải dễ đăng nhập và truy cập Quá trình họccủa HS có thể diễn ra ở bất cứ thời gian nào và địa điểm nào, có thể truy cập từnhiều thiết bị khác nhau như máy tính, điệm thoại thông minh… sử dụng các hệđiều hành và trình duyệt khác nhau và các đường truyền với băng thông khác nhau
Học liệu E - learning cần phải dễ dàng cập nhật, thuận lợi trong việc thayđổi, bổ sung, thêm bớt các dữ kiện một cách dễ dàng, có khả năng liên kết với cácnguồn học liệu sẵn có trên internet một cách dễ dàng
Để đảm bảo nguyên tắc này, cần phải lựa chọn PM có nhiều ưu điểm, đặcbiệt là ưu điểm về tính năng tương tác, đáp ứng được ý đồ sư phạm để thiết kế Bàigiảng trực tuyến hướng dẫn học kết hợp Nó phải cho phép thiết lập giao diện cấu
Trang 24trúc bài giảng hợp lí, đẹp và thân thiện, chèn các tranh ảnh tĩnh và động, các video
và phim DH để qua đó truyền tải thông tin, nội dung bài học
Tóm lại, tất cả các nguyên tắc nêu trên là một tổ hợp các nguyên tắc có quan
hệ chặt chẽ với nhau, trong đó có các nguyên tắc chung của QTDH và các nguyêntắc đặc trưng của mô hình DHKH
3.2 Quy trình xây dựng PPDHKH trong đọc hiểu văn bản văn chương ở chương trình Ngữ Văn 12
3.2.1 Vận dụng PPDH đối mặt trong đọc hiểu văn bản văn chương ở chương trình Ngữ văn 12
Phương pháp dạy học (PPDH) là khái niệm rất phức tạp và đa dạng Cónhiều quan niệm, quan điểm khác nhau tuy nhiên có thể hiểu một cách khái quát,PPDH là cách thức, con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điềukiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học
PPDH đối mặt là PPDH truyền thống từ xưa đến nay vẫn được sử dụngtrong nhà trường Việt Nam Đây là hình thức dạy học GV đối mặt trực tiếp với HStrên lớp học, cùng nhau định hướng lựa chọn các đơn vị kiến thức, thực hiện bằngcác PPDH cụ thể (PP tình huống có vấn đề, PP đóng vai, PP kich thích tư duy, PPhoạt động nhóm…), đưa ra kĩ thuật dạy học cụ thể (kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuậtgiao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩthuật các mảnh ghép, kĩ thuật hỏi chuyên gia, kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ, )trong dạy học, hướng dẫn HS khám phá các đơn vị kiến thức nhất định theo quyđịnh về thời lượng tiết học trong PPCT của môn Ngữ văn đã đề ra
Tiến trình thực hiện PPDH đối mặt vẫn luôn được tất cả các GV sử dụnghàng ngày trong dạy học, tuân thủ các nguyên tắc đồng nhất với PPDH trực tuyến(được trình bày cụ thể ở dưới) Trong đề tài này, người viết hướng tới mục đíchxây dựng quy trình dạy học kết hợp (30:70), thiên về dạy trực tuyến là chính, vìvậy DH đối mặt được sử dụng chủ yếu ở thao tác kiểm tra kết quả tự học trựctuyến của HS và định hướng nghiên cứu và tự học cho HS Kết quả của quá trìnhdạy học này chính là sự tương tác trực tiếp của GV và HS nhằm mục đích kiểm tra,đánh giá kết quả đạt được trong tự học trực tuyến của HS
3.2.2 Vận dụng website học trực tuyến trong đọc hiểu văn bản văn chương ở chương trình Ngữ Văn 12
Quy trình vận dụng website học trực tuyến ở các trường trung học gồm 2giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Xây dựng kịch bản bài giảng trực tuyến đa phương tiện
- Giai đoạn 2: Vận dụng website học trực tuyến
Quy trình xây dựng kịch bản bài giảng
trực tuyến đa phương tiện
Quy trình vận dụng website
học trực tuyến
Trang 25B1 Xác định mục tiêu DH B1 Lựa chọn website để tổ chức tự
học trực tuyếnB2 Phân tích logic cấu trúc nội dung DH B2 Nhập liệu thông tin bài giảng trực
tuyến đa phương tiện vào websiteB3 Xây dựng hệ thống các PTDH kỹ
thuật số
B3 Chạy thử và hoàn thiện bài giảng
đa phương tiện trên websiteB4 Thiết kế kịch bản bài giảng trực
tuyến đa phương tiện (cũng sử dụng trong
dạy học giáp mặt)
B4 Viết hướng dẫn tự học bằng bàigiảng đa phương tiện trên website
Bảng 3 Quy trình vận dụng website học trực tuyến
3.2.2.1 Quy trình xây dựng kịch bản bài giảng trực tuyến đa phương tiện trên
E - learning
a Xác định mục tiêu, kĩ năng, phẩm chất cơ bản cần đạt của bài học
Giáo viên phải nghiên cứu kỹ SGK và tài liệu sau đó xác định được đâu lànội dung trọng tâm, từ đó lên kế hoạch trình bày rõ ràng nội dung trong khóa học.Tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục.Trên cơ sở đó xác định mục đích cần đạt tới của cả bài về bồi dưỡng phẩm chất vàphát triển năng lực Đó chính là mục tiêu của bài dạy
Khi xác định mục tiêu cần quan tâm ba thành phần:
+ Nêu rõ hành động mà HS cần phải thực hiện, đây là cái đích HS phải đạt tới.+ Xác định điều kiện HS cần có để thực hiện các hoạt động học tập
+ Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ đạt mục tiêu của HS
Việc xác định mục tiêu bài học làm cơ sở cho việc phân tích nội dung DH
Những nội dung đưa vào bài giảng được chọn lọc từ khối lượng các tài liệu(thiết kế, tài liệu vận hành, tài liệu sáng tạo, …), được sắp xếp một cách lôgíc,khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao
Ví dụ: Khi dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, GV cần xác địnhđược mục tiêu bài học:
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Bồi dưỡng phẩm chất:
+ Lòng nhân ái yêu thương con
người.
+ Trân trọng, cảm thông với
những kiếp người rẻ mạt, đói
rách nhưng nhân hậu, bao
dung, khao khát được hạnh
phúc, có mái ấm gia đình.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân biệt được chủ
đề chính, chủ đề phụ trong văn bản.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của t/g; phát hiện được giá trị văn hóa
Trang 26+ Có cái nhìn đa diện, sâu sắc
về con người và cuộc sống.
=>Năng lực hướng tới: Giải
tạo, tự quản bản thân.
+ Năng lực môn học:
NL ngôn ngữ và văn học: Phát
triển kĩ năng đọc hiểu văn bản
NL THTT: Tìm hiểu tài liệu,
dựng video thuyết minh, sơ đồ
tư duy, tạo lập văn bản
và triết lí nhân sinh từ văn bản.
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại.
- So sánh hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở hai giai đoạn khác nhau; liên tưởng mở rộng để hiểu sâu hơn về vấn đề được đọc.
- Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam
để nhận xét, đánh giá văn bản văn học.
- Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ - HS tóm tắt được văn bản.
- HS phát biểu được đặc điểm của nhân vật, phân tích
và đánh giá được nhân vật (Nhân vật Tràng, Thị, bà
cụ Tứ, người dân xóm ngụ cư ).
- HS chỉ ra các yếu tố: Người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, không gian và thời gian, tình huống truyện, các chi tiết nghệ thuật đặc sắc và phân tích, đánh giá được giá trị của các yếu tố này.
- HS so sánh được với các truyện ngắn viết về hiện thực đời sống xã hội trước và sau c/m tháng 8.1945.
- HS phân tích và đánh giá được chủ đề của truyện
“Vợ nhặt”, nêu được thông điệp của văn bản với bản thân (Gợi ý: Sống yêu thương nhân ái, biết vượt lên h/c hướng tới hạnh phúc và mái ấm gia đình; Tin tưởng, trân trọng giá trị c/sống, tin vào con người; Có cái nhìn đa diện và sâu sắc về con người, cuộc sống.
PHƯƠNG PHÁP,
PHƯƠNG TIỆN CHỦ YẾU
- Hướng dẫn tự học trực tuyến, giảng bài trực tuyến kết hợp đối mặt kiểm tra kết quả của THTT
- Gợi mở, tái tạo, nêu và giải quyết vấn đề, trò chơi, làm việc nhóm
Trang 27Văn bản văn chương ở CT Ngữ văn 12 là bộ phận văn học quan trọng đánhdấu quá trình phát triển của nền văn học cách mạng và xu thế hiện đại hóa trongvăn học sau chiến tranh, đồng thời là nội dung chủ yếu liên quan đến việc kiểmtra đánh giá HS cuối cấp học Tổng số văn bản đọc hiểu là 32, trong đó có 16VBVC của Văn học Việt Nam Dạy chính là 13 văn bản tương đương với 36 tiết.Trong sáng kiến này, chỉ đề cập đến phần VBVC của Văn học Việt Nam.
Tuy nhiên, khi khảo sát ý kiến HS (180 HS): có 86.8% ý kiến HS trả lờigặp những khó khăn khi học các tác phẩm này vì: nội dung kiến thức nhiều, khó,thiếu tư liệu, hạn chế thời gian; Áp dụng mô hình học tập kết hợp cho phần nộidung này sẽ giúp người học khắc phục những khó khăn hiện tại và tạo cơ hội pháttriển các kĩ năng, năng lực chuyên biệt của môn học
c Xây dựng hệ thống các phương tiện dạy học kỹ thuật số
Các bước thực hiện:
- Sưu tầm tranh ảnh, sơ đồ, video liên quan đến bài học Ở đây chúng tôi tìmkiếm bằng trình duyệt MozillaFirefox trên trang tìm kiếm http://google.com.vn, hoặcđược xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng cácphần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash, Photoshop, các phần mềmcắt ghép nhạc, chỉnh sửa video
- Chọn lọc các phương tiện DH kỹ thuật số phù hợp cho từng bài học để tạobài học đa phương tiện và tổ chức theo bài để tạo nguồn tư liệu trong website họctrực tuyến, các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liênkết Xử lý các tư liệu để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh Khi sử dụng
tư liệu cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý
đồ sư phạm có nhiều công cụ, chẳng hạn Avina, Adobe Presenter, Lecture Marker,iSpring,…tuy nhiên một phần mềm được nhiều GV sử dụng đó là Avina vì nó cókhả năng tích hợp nhiều tính năng, đa phương tiện và trên hết có thể đồng bộ vớiPowerpoint nên nó tạo ra tính thân thiện và gần gũi đối với GV
- Chuẩn bị đồ dùng, các PTDH kỹ thuật số Tiến hành sắp xếp tổ chức lạithành thư viện tư liệu, tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ đượccác liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bàigiảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác [16]
Bảng tổng kết hệ thống PTDH kĩ thuật số đã xây dựng trong dạy VBVC ở
Tham khảo
Sử dụng
Tham khảo