Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917 193 864 – luanvantrust com SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC A PHẦN MỞ[.]
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay không còn là một phong trào mang tính kêu gọi nữa mà nó đã thực sự trở thành một vấn đề mang tính chất chủ đạo trong hoạt động dạy và học nếu không muốn nói nó có tính quyết định đến sự thành bại của giờ dạy
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và học, hai phương pháp này không tồn tại độc lập, tách rời nhau mà nó có liên quan và phụ thuộc nhau
Với đặc trưng của bộ môn Âm nhạc cấp THCS thì việc đổi mới phương pháp dạy bằng việc kết hợp sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ công tác dạy
và học càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa, phù hợp với đặc trưng bộ môn, thu hút được sự quan tâm của học sinh
Qua việc giảng dạy môn Âm nhạc nhiều năm, thực tế đã chứng minh là chất lượng các giờ học Âm nhạc có sử dụng các phương tiện đều đem lại hiệu quả rất cao Sự hứng thú trong học tập của học sinh thể hiện rất rõ nét, người giáo viên có nhiều cơ hội để nâng cao và mở rộng lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh Với việc sử dụng các phương tiện vào trong giảng dạy bộ môn Âm nhạc cấp THCS, mỗi tiết dạy giờ đây đã có được sự thu hút thực sự từ học sinh, tiết học đã trở nên sinh động hơn, nhiều màu sắc hơn và mang tính trực quan hơn Các em được học hát, được nghe nhạc, được xem video minh họa, được hướng dẫn đọc nhạc và nghe đọc mẫu từ các phần mềm chuyên dụng của giáo viên giảng dạy mà không cần phải đi đâu xa, mọi thông tin hình ảnh của các nhạc sĩ, các bài hát minh họa đã rõ ràng hơn, đẹp hơn, thay thế toàn bộ cho những tranh ảnh bằng giấy để lâu ngày bị rách, ố màu, cong queo tạo cảm giác mất mĩ quan…
Về phía giáo viên: đã thật sự chủ động trong các tiết dạy bằng việc tiết
Trang 3kiệm được nhiều thời gian hơn trong các thao tác: treo tranh, ảnh, đàn, đọc nhạc
và trong các phân môn dạy Âm nhạc cụ thể, thêm vào đó hiểu biết về việc ứng dụng CNTT vào bài giảng của giáo viên được nâng tầm rõ rệt tạo thành kỹ năng,
kỹ xảo
Là giáo viên bộ môn Âm nhạc, cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học mang tính công nghệ, tôi đã tích cực sử dụng , nghiên cứu, tìm tòi và đưa vào
áp dụng trong các tiết dạy từ nhiều năm trở lại đây và đã đạt được những kết quả khá cao
Chính vì điều đó nên tôi đã chọn đề tài này nhằm bày tỏ những kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các phương tiện trong đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc
B PHẦN NỘI DUNG
I Cơ sở lí luận:
Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được
đề cập và được bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỉ qua Những năm gần đây, định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên, giáo viên là người chỉ đạo tổ chức các hoạt động để giúp học sinh chủ động tham gia các hoạt động chiếm lĩnh nội dung học tập
Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa
X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của việc dổi mới “ là xây dựng chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu
Trang 4cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…”
Nghị quyết Trung ương khoá VII của Đảng đã xác định phải:“ khuyến khích
tự học”, phải “ áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề ” Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”
Để phát huy được tính tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, bên cạnh những tố chất cần có của người giáo viên : phương pháp tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, kĩ năng sư phạm, lượng kiến thức đã được tích lũy thì cần phải
có sự hỗ trợ của các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn trong đó có bộ môn Âm nhạc
Việc đưa Âm nhạc vào giảng dạy tại các trường phổ thông được Bộ GD &
ĐT chủ trương từ năm 1992 - 1993 nhưng mãi năm 1996 thì môn học này mới thực sự được phổ cập rộng rãi trong cả nước Với mục đích không phải đào tạo ra những nhạc sĩ , ca sĩ chuyên nghiệp mà chính là góp phần giáo dục , hoàn thiện nhân cách của các em, giáo dục cho các em về văn hóa âm nhạc với mục tiêu giáo dục toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mĩ.
Thực tế hiện nay việc dạy và học bộ môn Âm nhạc ở bậc THCS còn gặp không ít khó khăn và thiếu thốn về phương tiện, thiết bị dạy học chưa đầy đủ, phòng chức năng còn hạn chế, giáo viên khai thác chưa hiệu quả các phương tiện thiết bị dạy học dẫn đến chất lượng dạy và học chưa được như mong muốn
Trang 5Sau nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy việc khai thác, tận dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị hỗ trợ cho việc dạy và học bộ môn Âm nhạc đã thực sự nâng cao được chất lượng học tập của học sinh
II.Cơ sở thực tiễn:
Với phương châm đi trước đón đầu trong phương hướng, nhiệm vụ giáo dục, trường THCS Mỹ Thủy đó sớm triển khai việc sử dụng hiệu quả các phương tiện trong đổi mới phương pháp dạy học và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và là tiêu chí đánh giá mỗi giáo viên
Được sự ủng hộ của cỏc cấp, ban ngành, phụ huynh toàn trường… hỗ trợ
cơ sở vật chất cho nhà trường và đặc biệt là sự quan tõm đầu tư các trang thiết bị hiện đại của BGH nhà trường trong những năm học vừa qua
Nhà trường cú mỏy chiếu Projector, máy Camera vật thể, máy ảnh kỹ thuật
số, hệ thống máy vi tớnh hiện đại được nối mạng Internet, đàn organ điện tử…
Giỏo viờn được tham gia các lớp tập huấn sử dụng cụng nghệ thông tin nên khá thành thạo khi sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học đặc trưng của bộ môn Bên cạnh đó với lòng nhiệt tỡnh, sáng tạo, cú ý thức trong đổi mới phương pháp dạy học nên hiệu quả của giờ dạy được nâng cao
Học sinh rất say mê và hứng thú học tập môn âm nhạc, đặc biệt là những tiết học có sử dụng, khai thác các phương tiện,thiết bị hỗ trợ dạy học
Tuy nhiên việc sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị trong đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Âm nhạc đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều hơn về thời gian và các điều kiện phục vụ tiết dạy, trước giờ dạy phải chuẩn bị lâu hơn về để tiến trình tiết học diễn ra theo dự kiến về mặt thời gian, nội dung kiến thức…giờ học còn bị chi phối và phụ thuộc vào các điều kiện như: nguồn điện, các đồ dùng dạy học cần thiết khác…
Trang 6Từ những năm học trước, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong cách thay đổi phương pháp dạy học bộ môn đặc trưng nhưng bản thân tôi nhận thấy sự thu hút học sinh qua từng tiết học vẫn chưa cao, ý thức về cái đẹp âm nhạc chưa đồng đều ở mỗi học sinh…
Chất lượng HS cuối năm học 2008-2009 của học sinh toàn trường bộ môn Âm nhạc :
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy được việc sử dụng chưa hiệu quả các phương tiện thiết bị trong đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Âm nhạc, đã dẫn đến việc chưa thực sự thu hút được sự tham gia của học sinh, hoạt động tích cực của học sinh chưa cao, điều này cũng ảnh hưởng khả năng nhận thức thẩm mĩ của học sinh về âm nhạc Trước những tồn tại về việc sử dụng các phương tiện dạy học chưa hiệu quả, sau một vài năm thử nghiệm, tìm tòi, học hỏi, tôi đã mạnh dạn tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, nhất là trong đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Âm nhạc
III Giải pháp thực hiện:
1 Sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học theo phương pháp đổi mới:
Trang 7a Phòng học bộ môn:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho cả người dạy và người học, không làm ảnh hưởng đến các lớp khác
- Là nơi có đầy đủ các phương tiện dạy học giúp giáo viên không phải vất vả trong việc mang, di chuyển các phương tiện dạy học: đàn organ, máy tính, máy chiếu… đến từng lớp học
b Công nghệ thông tin trong nhà trường:
Cần phải khai thác triệt để lượng thông tin hữu ích phục vụ cho bộ môn có từ mạng Internet: thông tin của tác phẩm, thông tin các nhạc sĩ , thông tin về các sinh hoạt âm nhạc của các vùng miền….đẩy mạnh việc sử dụng các phương tiên công nghệ: máy tính, máy chiếu Projector, sử dụng thành thạo các phần mềm tạo bài giảng điện tử, tạo giáo án điện tử: Microsoft Powerpoint, Articulate Present
09, Violet 1.6… để bài dạy mang tính trực quan sinh động cao, các phần mềm thuộc chuyên ngành Âm nhạc hỗ trợ: Encore 4.5, Fenale 2009, Silebus… thông qua đó tạo điều kiện cho học sinh được học bằng nhiều giác quan: nghe, nhìn, vận động, cảm nhận…tạo cho học sinh sự hứng thú, tiếp thu lượng kiến thức nhanh hơn, hoạt động dạy học của giáo viên trở nên nhẹ nhàng nhưng hiệu quả
- Về phần giới thiệu tác giả tác phẩm: Giáo viên khai thác thêm một số
thông tin ở Internet mà các tư liệu khác chưa có
- Cho học sinh nghe giai điệu bài hát: Bài hát được giáo viên soạn trên phần mềm Fenale 2009 được trình diễn trực tiếp trên máy tính không cần mang theo băng đĩa
Trang 8- Dạy và ôn TĐN: Bài TĐN được giáo viên soạn trên phần mềm Encore 4.5, học sinh được theo dõi trực tiếp phần mềm trình bày cao độ tiết tấu một cách chính xác, thay cho bảng phụ vừa …
- Dạy âm nhạc thường thức: Giáo viên khai thác từ Internet các thông tin càn thiết cho bài giảng: hình ảnh, các đoạn video mang tính minh họa cao và cho các em theo dõi trực tiếp bằng hệ thống máy tính và projector sau khi đã được biên tập bằng phần mềm : Powerpoint, Violet…
c Nhạc cụ được trang cấp:
Hiện nay các trường THCS đã được trang cấp các loại nhạc cụ: Đàn organ, đàn ghita đây là những nhạc cụ vừa hiện đại vừa thông dụng tập trung khá đầy
đủ các chức năng của một dàn nhạc thu nhỏ
Qua giảng dạy cho thấy học sinh rất hứng thú khi học môn Âm nhạc nhưng cũng dễ nhàm chán nếu người giáo viên không vận dụng linh hoạt các kĩ năng cơ bản vào tiết dạy: phương pháp truyền đạt, kĩ năng ca hát, sử dụng nhạc cụ, chỉ huy nhịp…
Ví dụ: Khi dạy bài hát mới cho học sinh, ngoài việc cho học sinh nghe băng đĩa đòi hỏi người giáo viên phải hát mẫu và biểu diễn bài hát đó trên nhạc
cụ Điều này sẽ giúp cho học sinh bước đầu nhớ giai điệu bài hát và quan trọng hơn là làm cho học sinh hứng thú với tiết học
Ví dụ: Trong tiết dạy có nội dung giới thiệu về một số loại nhạc cụ phương Tây (Âm nhạc 7 – Tiết 6) nếu muốn tạo hiệu quả cho nội dung giảng dạy này thì ngoài việc cho các em xem tranh ảnh thì đồng thời cho các em nghe tiếng các loại nhạc cụ đó thông qua một số trích đoạn âm nhạc bằng việc khai thác nhạc cụ điện
tử (đàn organ) Như thế không những vừa để cho các em vừa thấy, vừa nghe còn tạo cho học sinh thêm sôi động hứng thú Hoặc trong tiết dạy bài TĐN mới giáo viên sử dụng nhạc cụ đánh mẫu bài đọc một hoặc hai lần sau đó phân câu đánh từng câu ngắn cho học sinh nghe và tự tập luyện Thông qua tiếng nhạc cụ,
Trang 9ngoài việc giúp cho học sinh chủ động tập luyện, rèn luyện tai nghe còn giúp cho giáo viên đỡ tốn công sức vì phải đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao
d Nhạc cụ tự làm: Thanh phách, song loan
Với mục đích hình thành trong các em kĩ năng giữ và đánh nhịp, đây là hai nhạc cụ đơn giản, các em có thể tự làm để phục vụ tốt cho việc học
2 Kết hợp các phương tiện dạy học trong giảng dạy các phân môn
a Phân môn học hát:
- Trong trường phổ thông dạy âm nhạc cho học sinh là dạy đại trà, nó khác với cách dạy ở các trường Âm nhạc chuyên biệt Khả năng âm nhạc ở học sinh còn hạn chế, không đồng đều nên việc dạy hát cho các em phải từ từ và tiến hành theo các bước nhất định và hợp lí Việc sử dụng phương tiện để dạy cho học sinh chính vì thế lại có ý nghĩa quan trọng, nó giúp cho các em nghe được âm thanh chuẩn xác của đàn, tạo sự hứng thú, sôi nổi trong giờ học
- Trong tiết dạy hát, giáo viên nên sử dụng các phương tiện như sau:
Bước 1: Giới thiệu bài hát
Tùy theo nội dung cụ thể của bài hát, giáo viên sử dụng tranh, ảnh hay bản
đồ được sưu tầm từ Internet để chiếu lên màn hình giứoi thiệu về bài hát sắp được học
VD: Học bài dân ca Đi cắt lúa thì chiếu tranh ảnh của núi rừng và đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, bản đồ Việt nam để giới thiệu cho học sinh
Bước 2: Tìm hiểu bài hát
Chuẩn bị bản nhạc bằng phần mềm Fenale 2009 chiếu to qua màn hình, cho học sinh xem, tìm hiểu bài hát thông qua việc đọc lời ca và tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc được sử dụng trong bài
Bước 3: Nghe, trình bày bài hát: Giáo viên mở nhạc cho học sinh nghe mẫu
Trang 10Bước 4: Luyện thanh
Giáo viên dùng nhạc cụ đàn mẫu âm hay một chuỗi âm ngắn, đơn giản để học sinh nghe và đọc theo
Bước 5: Tập hát từng câu:
Giáo viên dùng nhạc cụ đàn giai điệu từng câu hát ngắn cho học sinh nghe, mỗi câu khoảng 2,3 lần sau đó học sinh tập hát theo Trong khi học sinh tập hát từng câu, giáo viên có thể dùng đàn đệm theo để tạo hưng phấn cho học sinh Bước 6: Tập hát cả bài
Khi học sinh đã thuộc từng câu hát, giáo viên cho học sinh chép cả bài Lúc này việc sử dụng nhạc cụ là rất cần thiết, giáo viên sử dụng nhạc cụ để đệm cho học sinh hát
Bước 7: Củng cố bài: Giáo viên dùng nhạc cụ đánh một số giai điệu ngắn cho
HS nghe, học sinh đoán câu hát và trình bày lại
b Phân môn nhạc lý
Dạy nhạc lý trong nhà trường - một trong nhữngc phân môn mà nhiêìu giáo viên thường thấy khó, khô khan khi dạy Để tránh tình trạng dạy chay việc đưa các phương tiện để dạy phân môn nhạc lý là điều hết sức cần thiết: Đàn Organ, thanh phách, máy chiếu, vi tính
* Cách sử dụng các phương tiện:
+ Khi cần minh họa các kiến thức bằng âm thanh để giúp học sinh nhận ra vai trò của nội dung nhạc lý, việc sử dụng nhạc cụ là hết sức cần thiết
+ Khi học về gam, quãng giáo viên cho học sinh nghe hiệu quả âm thanh qua nhạc cụ để học sinh phân biệt được đặc điểm và tính chất của gam, quãng
c Phân môn tập đọc nhạc:
Để tránh việc dạy theo phương pháp cũ tức là dạy truyền khẩu giáo viên rất cần phải sử dụng nhạc cụ để luyện cho học sinh nghe cao độ, tiết tấu
Trang 11Phương tiện để dạy tập đọc nhạc: Các bài tập đọc nhạc được viết bằng phần mềm chuyên dụng: Fenale 2009, Encore 4.5
Đàn organ, thanh phách, máy vi tính, đĩa nghe nhạc, máy chiếu
- Cách sử dụng các phương tiện:
+ Giáo viên chiếu bài tập đọc nhạc lên màn hình để giới thiệu bài và để học sinh nhìn rõ bản nhạc đầy đủ và tìm hiểu về: các nốt nhạc, nhịp, sắc thái, những ký hiệu âm nhạc được sử dụng những chổ khó …
+ Giáo viên dùng đàn phím điệu tử đánh từng câu nhạc ngắn để học sinh luyện cao độ, đọc từng câu
+ Giáo viên dùng nhạc cụ gõ hướng dẫn học sinh tập tiết tấu
+ Cho học sinh nghe bài tập đọc nhạc bằng phần mền chuyên dụng để học sinh cũng cố lại bài học
d Phân môn âm nhạc thường thức:
Dạy âm nhạc thường thức nở trường THCS nhằm cung cấp cho học sinh những thông tin về tác giả tác phẩm, những hiểu biết về âm nhạc mang tính phổ thông
Những phương tiện cần thiết:
+ Tranh ảnh sưu tầm từ internet
+ Đàn organ
+ Máy chiếu
+ Máy vi tính
- Cách sử dụng các phương tiện:
+ Chiếu tranh ảnh để giới thiệu về sự nghiệp âm nhạc của các nhạc sỹ Việt Nam cũng như thế giới sẽ giúp học sinh có những hình ảnh thực tế, được học tập bằng đa giác quan làm cho tiết học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn
+ Việc dùng máy vi tính, máy chiếu khai thác mạng internet sẽ giúp giáo