Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khái niệm và một số đặc trưng cơ bản của môn võ thuật CAND
1.1.1 Khái niệm về môn võ thuật CAND
Võ thuật CAND là môn võ thuật của lực lượng CAND, phục vụ công tác chiến đấu đặc thù của lực lượng CAND Tuy nhiên, hiểu như thế nào về khái niệm võ thuật CAND, hiện nay chưa có một khái niệm chung nhất, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau và cần phải tiếp tục nghiên cứu để có nhận thức thống nhất trong toàn lực lượng CAND Trước hết, để đưa ra khái niệm võ thuật CAND, cần nghiên cứu làm rõ một số nội dung sau:
Nguồn gốc của võ thuật CAND: Môn võ thuật CAND được hình thành và phát triển từ sự kế thừa của nền võ thuật dân tộc kết hợp với một số tinh hoa của các môn phái võ thuật trên thế giới Nó có hệ thống kỹ thuật, chiến thuật tổng hợp, sử dụng các đòn thế đánh, bắt trong chiến đấu theo yêu cầu nghiệp vụ tạo thành môn võ thuật tổng hợp chiến đấu riêng biệt của lực lượng Công an [63], [64], [72], [74] Võ thuật CAND cũng không sử dụng đơn lẻ một môn phái võ cụ thể nào để làm vũ khí trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm [61], [62], [63]. Đối tượng tập luyện võ thuật CAND: Là cán bộ chiến sĩ trong lực lượng
CAND và một số trường hợp khác khi được lực lượng Công an yêu cầu để góp phần giữ vững an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội [61],
[62], [63]. Đối tượng áp dụng của võ thuật CAND: Đối tượng áp dụng của võ thuật CAND là những đối tượng cần phải trấn áp trong đấu tranh phòng chống tội phạm (như các tên tội phạm nguy hiểm, lưu manh chuyên nghiệp, gián điệp, biệt kích…) [61], [62], [63].
Mục đích sử dụng võ thuật CAND: Mục đích sử dụng võ thuật CAND là phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước Trực tiếp tấn công trấn áp, ngăn chặn các đối tượng sử dụng vũ lực để thực hiện hành vi phạm tội, trốn tránh pháp luật, làm suy sụp, tê liệt kháng cự của chúng và bắt giữ tội phạm Lực lượng CAND muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ phải tổ chức học tập và rèn luyện võ thuật [61], [62], [63].
Từ những kết quả phân tích theo các góc độ chuyên môn nêu trên có thể rút ra khái niệm chung nhất về võ thuật CAND như sau: “Võ thuật CAND là một môn võ tổng hợp được kế thừa, chọn lọc tinh hoa các môn phái võ khác nhau ở trong nước và thế giới, được lực lượng CAND nghiên cứu, tập luyện và sử dụng phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội”.
1.1.2 Một số đặc trưng cơ bản của môn võ thuật CAND
1.1.2.1 Tính thực dụng của môn võ thuật CAND.
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với truyền thống vẻ vang chống ngoại xâm của dân tộc ta Từ xưa ông, cha ta đã sử dụng võ thuật để đánh giặc bảo vệ Tổ quốc, nó đã trở thành một vũ khí lợi hại và đã góp phần không nhỏ vào trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam [71], [72]. Những ngày đầu, việc tập luyện võ thuật trong lực lượng CAND chưa có tính thống nhất, người biết võ dạy người chưa biết võ, người biết nhiều dạy người biết ít [61], [62], [63] Lực lượng CAND cũng không sử dụng đơn lẻ một môn võ cụ thể nào làm vũ khí trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, mà võ thuật CAND là môn võ được hình thành dựa trên cơ sở kế thừa, chọn lọc của nhiều môn võ trong nước và quốc tế đồng thời tổng kết thực tiễn chiến đấu của lực lượng CAND Môn võ thuật CAND gồm 2 phần đó là: phần kỹ thuật và chiến thuật.
Phần kỹ thuật: Bao gồm các hệ thống kỹ thuật sau [9], [23], [61], [62],
Hệ thống các thế đứng phòng thủ ban đầu, trước khi thực hiện các kỹ thuật tấn công và phòng thủ Về mặt kỹ thuật, hệ thống tấn pháp là sự phối kết hợp của 3 phần: các thế tấn, hướng thân người và tư thế tay thủ.
Hệ thống các bộ pháp di chuyển: là hệ thống các kỹ thuật di chuyển để thay đổi vị trí, thay đổi tấn pháp nhằm mục đích tiếp cận đối tượng, ra đòn tấn công, phòng ngự hay trách né đòn tấn công của đối tượng Về mặt kỹ thuật hệ thống này bao gồm các bước di chuyển, các vị trí thân người và các tư thế tay thủ kết hợp khi di chuyển.
Hệ thống các kỹ thuật tấn công: là hệ thống các kỹ thuật dùng để đánh trúng đối tượng, làm cho đối tượng mất sức kháng cự Các kỹ thuật tấn công có thể sử dụng kỹ thuật đòn tay hay kỹ thuật đòn chân, mỗi kỹ thuật lại có nhiều đòn thế đánh khác nhau.
Hệ thống các kỹ thuật phòng thủ: là hệ thống kỹ thuật dùng để chống trả lại các đòn tấn công của đối tượng Căn cứ vào tính chất phòng ngự của môn võ thuật CAND, người ta chia hệ thống phòng ngự ra làm 2 hệ thống nhỏ đó là: hệ thống phòng ngự bị động và hệ thống phòng ngự chủ động Nếu căn cứ vào yếu tố kỹ thuật, hệ thống này được chia thành các kỹ thuật gạt đỡ, tranh né, luồn tránh, tránh ngửa và hóa giải.
Kỹ thuật chiến đấu của môn võ thuật CAND là sự kế thừa, chọn lọc, hiện đại hóa, khoa học hóa một cách đơn giản nhất và có hiệu quả nhất Mục tiêu của các đòn đánh trong môn võ thuật CAND là các vị trí hiểm yếu và các khớp trên cơ thể của đối tượng làm cho đối phương mất đi khả năng chiến đấu Điều quan trọng nhất trong võ thuật CAND là không phải biết cách đánh, mà là biết cách đánh tốt nhất và tập luyện thành kỹ năng kỹ xảo Ưu điểm của võ thuật CAND còn xuất phát từ khả năng vận dụng một cách tối ưu các đòn đánh và các thế đánh thông qua việc phát huy các tố chất thể lực như sức mạnh, sức nhanh, sức bền và sự khéo léo của người tập.
Võ thuật CAND là môn võ mang tính khoa học, đơn giản và dễ tập luyện để nâng cao sức khỏe cho các chiến sĩ Tính thực dụng của võ thuậtCAND được thể hiện ở hệ thống kỹ thuật và chiến thuật và các môn võ tổng hợp Xuất phát từ đối tượng đấu tranh của lực lượng CAND là bọn lưu manh, côn đồ, bọn buôn lậu, tội phạm ma túy, các loại đối tượng hình sự khác… Vì vậy, yêu cầu đặt ra của võ thuật CAND là đòn đánh phải nhanh nhất, mạnh nhất, hiệu quả nhất và an toàn nhất.
1.1.2.2 Đặc điểm, yêu cầu thi đấu trong võ thuật CAND: Đặc điểm thi đấu: Trong hệ thống thi đấu võ thuật CAND của Bộ Công an những năm gần đây cho thấy, thường tổ chức thi đấu một nội dung đó là thi đấu đối kháng (đánh đối kháng tổng hợp) [71], [72].
Yêu cầu thi đấu: Một kỹ thuật ghi điểm nó được thực hiện theo những tiêu chuẩn sau đây trong vùng ghi điểm: đòn thế phải đẹp, đúng kỹ thuật, đòn đánh phải đủ lực, đúng thời cơ và đúng cự ly [61], [62], [63].
- Yêu cầu về kỹ thuật:
Đặc điểm về kỹ - chiến thuật, thể lực và tâm lý môn võ thuật CAND…
1.2.1 Đặc điểm về kỹ - chiến thuật môn võ thuật CAND
Về kỹ thuật: võ thuật CAND có hệ thống kỹ thuật tấn công, phòng thủ và phản công rất phong phú, bao gồm các nhóm kỹ thuật: kỹ thuật tấn công bằng tay; kỹ thuật tấn công bằng chân; kỹ thuật gạt đỡ bằng tay; kỹ thuật tránh né; kỹ thuật ngã; kỹ thuật sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ (dao găm, gậy ngắn, tonfa…) Ngoài ra, võ thuật CAND còn có 3 bài võ tổng hợp và cách phân thế chiến đấu (25, 38, 44 động tác) [61], [62], [63], [71], [72].
Hệ thống các động tác kỹ thuật đảm bảo linh hoạt, toàn diện, sự phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa phòng ngự an toàn và tấn công hiệu quả Đó là: Thế đứng (tấn) luôn vững chắc hoặc linh hoạt trong di chuyển; thuận lợi cho việc thực hiện các động tác tấn công và phòng ngự Hệ thống các kỹ thuật tấn công, phòng ngự đa dạng, phong phú và hiệu quả Trong tấn công, võ thuật CAND có nhiều kỹ thuật tùy thuộc vào việc sử dụng vị trí trên các chi để tấn công Ví dụ: Sử dụng mặt phẳng nắm đấm có 3 kỹ thuật: đấm thẳng,đấm ngang, đấm móc; sử dụng cạnh bàn tay có các kỹ thuật chặt; sử dụng khuỷu tay có các kỹ thuật: đánh khuỷu về trước, đánh khuỷu về sau… Mục tiêu tấn công trên cơ thể đối tượng được tận dụng triệt để, rất đa dạng và phong phú như: hạ bộ, bụng, ngực, thái dương, cổ… Các kỹ thuật tấn công luôn phải đảm bảo các yếu tố như: nhanh, mạnh, chính xác và chú ý tới tính hiệu quả nhằm nhanh chóng làm mất sức kháng cự của đối tượng Trong phòng ngự, võ thuật CAND nghiên cứu tập luyện, áp dụng nhiều kỹ thuật phòng ngự khác nhau như: di chuyển, gạt đỡ, tránh né, ngã… nhằm khống chế, làm mất tác dụng đòn đánh của đối tượng, đảm bảo phòng ngự chặt chẽ, an toàn làm cơ sở thực hiện các kỹ thuật phản công, tấn công Có thể nói, kỹ thuật của võ thuật CAND đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chiến đấu đặc thù của lực lượng CAND [61], [62], [63], [71].
Về chiến thuật: Chiến thuật trong môn võ thuật CAND rất đa dạng và hiệu quả trong đánh bắt đối tượng, như: đánh bắt bất ngờ, đánh giằng co, gỡ khóa, đánh khi bị đối tượng sử dụng vũ khí tấn công… Với phương châm chính là phục vụ công tác nghiệp vụ Công an nên việc vô hiệu hóa đòn tấn công của đối tượng, tìm cách khống chế nhanh gọn, bắt sống là chủ yếu bắt buộc Nên việc nghiên cứu và sử dụng các đòn thế phải đơn giản, không rườm rà hoa mỹ đã tạo nên một hệ thống các kỹ chiến thuật có tính ứng dụng cao, phục vụ thiết thực cho công tác đánh bắt đối tượng [61], [62], [63], [71].
1.2.2 Đặc điểm về thể lực trong môn võ thuật CAND
Trong môn võ thuật CAND, thể lực có vai trò quyết định hiệu quả của kỹ, chiến thuật Tập luyện và chiến đấu trong môn võ thuật CAND yêu cầu người thực hiện phải có sức nhanh cần thiết để tạo nên các yếu tố bất ngờ cho đối tượng, có sức mạnh tốt để khắc phục trọng lượng và sự kháng cự của đối tượng, để duy trì tố chất sức mạnh và tốc độ trong thời gian kéo dài thì cần có sức bền [63], [64] Vì vậy, tố chất đặc thù của môn võ thuật CAND được cấu thành bởi 3 tố chất là sức nhanh – sức mạnh - sức bền, 3 tố chất này cần được phát triển cân xứng trong quá trình tập luyện Ngoài ra, khả năng mềm dẻo và khéo léo cũng là tố chất rất quan trọng, góp phần tạo nên kết quả tập luyện, chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ CAND Tuy nhiên, trong môn võ thuật CAND sức mạnh có vai trò quyết định lớn đến hiệu quả của đòn đánh và ảnh hưởng trực tiếp đến thực tế công tác chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ CAND Do đó, trong huấn luyện, giảng dạy cần đặc biệt chú trọng [12], [61], [62], [63].
1.2.3 Đặc điểm về hoạt động tâm lý trong môn võ thuật CAND
Trong tập luyện môn võ thuật CAND tạo nên những căng thẳng chức năng rất lớn cho người tập Đặc biệt, do đặc thù của yêu cầu công tác đã tạo ra cho cán bộ, chiến sĩ CAND áp lực rất lớn về mặt tâm lý trong chiến đấu Áp lực này đến từ nhiều phía như: từ phía đối tượng manh động, liều lĩnh chống trả quyết liệt, dùng mọi âm mưu thủ đoạn để đạt được mục đích; từ phía đồng đội cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ để đảm bảo phối hợp thực hiện tốt chuyên án, kế hoạch đã đề ra; từ phía cấp trên cần phải hoàn thành nhiệm vụ để giải quyết dứt điểm chuyên án, thực thi pháp luật, bảo vệ chính nghĩa, đem lại bình yên cho xã hội; từ phía quần chúng nhân dân cần phải bắt, xử lý dứt điểm côn đồ, tội phạm đem lại lòng tin và cuộc sống bình yên… Những tác động này tạo nên trạng thái tâm lý căng thẳng cho họ Bởi vậy, họ cần có trạng thái tâm lý vững vàng, tinh thần vượt khó, ý chí quyết tâm và chủ động sáng tạo trong quá trình tập luyện và chiến đấu [12], [61], [62], [63].
Một số tính chất cơ bản và các nguyên tắc tập luyện của môn võ thuật CAND
1.3.1 Một số tính chất cơ bản của môn võ thuật CAND
Tính khoa học: Tính khoa học của võ thuật CAND được thể hiện ở mối liên hệ chặt chẽ với các môn khoa học khác như: toán học, vật lý, y học, tâm lý… Bên cạnh đó, giảng dạy võ thuật CAND còn có mối liên quan mật thiết với giải phẫu học, giải phẫu thể thao.… và hoạt động tập luyện võ thuật Qua đó, tìm hiểu được đặc điểm cấu tạo, chức năng sinh học của từng bộ phận trên cơ thể người phục vụ việc nghiên cứu, tập luyện và áp dụng võ thuật CAND
[63], [64] Ngoài ra, võ thuật CAND có mối liên hệ chặt chẽ và tương hỗ với tâm lý học Giảng dạy võ thuật CAND cần dựa trên những đặc điểm, quy luật hình thành, diễn biến tâm lý người để đạt hiệu quả cao Trong quá trình tập luyện và thi đấu người tập cùng một lúc phải chịu sự tác động tổng hợp của lượng vận động thể chất và lượng vận động tâm lý Đặc thù của hoạt động giảng dạy, tập luyện võ thuật CAND là vượt qua mệt mỏi, căng thẳng, sợ hãi, kìm nén, ức chế thần kinh Thông qua các biện pháp có tính phương pháp có thể đẩy lùi được sự xuất hiện những sợ hãi như sợ bị ngã, sợ đau, sợ không làm được… Những biện pháp tâm lý sư phạm có mục đích là xóa bỏ những sợ hãi, xóa bỏ stress Việc tập luyện võ thuật CAND có tác động tích cực đối với tâm lý người học, rèn luyện cho họ lòng dũng cảm, bình tĩnh trong xử lý tình huống, tinh thần vượt khó, hoàn thành nhiệm vụ được giao và góp phần hình thành nên bản lĩnh, nhân cách của người chiến sĩ CAND [12], [61], [62].
Tính nghiệp vụ: Với vai trò là công cụ trọng yếu của Đảng, Nhà nước và là lực lượng nòng cốt xung kích trên mặt trận bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội Võ thuật CAND được xác định là một nội dung trong biện pháp vũ trang của CAND, là vũ khí sắc bén trang bị cho lực lượng CAND, phục vụ đắc lực cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội [6], [61], [62], [63].
Tính chiến đấu: Võ thuật CAND thể hiện khả năng chiến đấu toàn diện trong cả tấn công và phòng ngự Hệ thống các động tác kỹ, chiến thuật đảm bảo linh hoạt, toàn diện, phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa phòng ngự an toàn và tấn công hiệu quả Trong tấn công, võ thuật CAND có kỹ thuật đa dạng, phong phú, luôn chú ý tới tính hiệu quả nhằm nhanh chóng làm mất sức kháng cự của đối tượng Trong phòng thủ, sử dụng nhiều kỹ thuật phòng thủ khác nhau nhằm khống chế, làm mất tác dụng đòn đánh của đối tượng, đảm bảo phòng thủ chặt chẽ, an toàn làm cơ sở thực hiện các kỹ thuật phản công, tấn công [12], [61], [62], [63], [71].
1.3.2 Các nguyên tắc tập luyện của môn võ thuật CAND
Võ thuật CAND là một bộ phận của biện pháp vũ trang, nên sử dụng phải đúng mục đích, kết hợp chặt chẽ và phục vụ đắc lực cho các biện pháp nghiệp vụ khác Do vậy, mỗi cán bộ chiến sĩ CAND khi sử dụng võ thuật cần phải quán triệt đầy đủ nội dung các nguyên tắc sau [9] [45], [47]:
Nguyên tắc 1: Được sử dụng võ thuật CAND để tấn công trấn áp, đánh bắt tội phạm:
Là một vũ khí sắc bén của lực lượng CAND, được sử dụng để tấn công trấn áp, đánh bắt nhiều loại tội phạm nguy hiểm có vũ khí phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm Sử dụng võ thuật CAND để thể hiện tinh thần kiên quyết tấn công trấn áp tội phạm, phục vụ có hiệu quả cho việc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ khác Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ khác, lực lượng CAND trong nhiều trường hợp cần thiết phải sử dụng biện pháp vũ trang mới tấn công, trấn áp được tội phạm Võ thuật CAND thường được sử dụng nhằm phát huy hiệu quả trong đánh bắt bí mật, bất ngờ những tên tội phạm nguy hiểm có sử dụng vũ khí nhằm mục đích ngăn chặn không để hành vi phạm tội tiếp tục xảy ra, không để đối tượng gây khó khăn, cản trở cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Nguyên tắc 2: Được sử dụng võ thuật CAND để phòng vệ chính đáng: Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm
Nguyên tắc 3: Nghiêm cấm sử dụng võ thuật CAND để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật:
Võ thuật CAND là một bộ phận của biện pháp vũ trang, góp phần thực hiện thắng lợi trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ pháp luật Vì vậy không được phép sử dụng võ thuật CAND để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.
Nghiêm cấm sử dụng võ thuật CAND xâm hại đến uy tín, danh dự, sức khoẻ tính mạng của người khác; nghiêm cấm sử dụng võ thuật CAND để đối phó với đồng đội và nhân dân nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân; nghiêm cấm sử dụng võ thuật CAND vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng, quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết,không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này [49]. Để tránh việc vi phạm pháp luật khi sử dụng võ thuật CAND, mỗi cán bộ chiến sĩ CAND phải nắm vững, không ngừng nâng cao trình độ pháp luật, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức người Công an Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chấp hành nghiêm túc điều lệnh nội vụ CAND.
Nguyên tắc 4: Không được phổ biến hoặc tiết lộ võ thuật CAND cho người ngoài lực lượng CAND.
Võ thuật CAND là một bộ phận của biện pháp vũ trang, nên việc giảng dạy và tập luyện phải tuân thủ nguyên tắc “bảo mật” không được phổ biến, huấn luyện hoặc tiết lộ cho người ngoài lực lượng CAND Cụ thể:
Mỗi cán bộ chiến sĩ CAND phải có ý thức giữ gìn bí mật võ thuật CAND; Không được phát tán tuỳ tiện các tài liệu về võ thuật CAND, giáo trình, phim giáo khoa võ thuật CAND; Việc huấn luyện võ thuật CAND phải đúng đối tượng, không huấn luyện cho người ngoài lực lượng CAND và chỉ được tiến hành trong khuôn viên các đơn vị CAND hoặc những nơi đảm bảo bí mật, không huấn luyện tại những nơi tập trung đông người qua lại dễ làm lộ bí mật.
1.3.3 Yêu cầu tập luyện môn võ thuật CAND
Do đặc thù riêng nên việc tập luyện và sử dụng võ thuật CAND có thể xảy ra chấn thương làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạng; một số trường hợp còn ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của người khác Chính vì vậy, việc học tập, nâng cao trình độ võ thuật CAND cần đảm bảo các yêu cầu sau đây [49], [56], [61]:
Xác định đúng mục đích của việc tập luyện võ thuật CAND:
Xác định đúng mục đích tập luyện võ thuật CAND giúp cho người học đạt kết quả cao Việc xác định đúng mục đích môn học còn là nền tảng, cơ sở để phát huy tính tự giác, tích cực trong tập luyện và linh hoạt sáng tạo trong chiến đấu Ngược lại, nếu tập luyện võ thuật CAND không xác định đúng mục đích sẽ làm cho người học mất phương hướng, phân tán tư tưởng ảnh hưởng tới kết quả tập luyện và việc áp dụng võ thuật CAND trong thực tiễn chiến đấu Mục đích của việc tập luyện võ thuật CAND nhằm rèn luyện cho người học có sức khoẻ bền bỉ, dẻo dai; tinh thần kiên quyết, dũng cảm nâng cao trình độ võ thuật để phục vụ công tác đấu tranh trấn áp tội phạm, xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
Tập luyện võ thuật CAND phải kết hợp với rèn luyện phẩm chất đạo đức người Công an Việt Nam xã hội chủ nghĩa:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” Chính vì vậy, rèn luyện phẩm chất đạo đức người Công an Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong tập luyện võ thuật CAND Võ thuật CAND và phẩm chất đạo đức người Công an Việt Nam xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau bổ sung cho nhau để phát triển con người một cách toàn diện.
Tập luyện võ thuật CAND phải tuân thủ đúng phương pháp khoa học:
Tập luyện võ thuật CAND là một loại hình lao động với cường độ cao mang tính đặc thù, kết quả của nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau (con người, khí hậu, thời tiết, cơ sở vật chất…) Để tập luyện võ thuật CAND đạt hiệu quả, quá trình này cần phải tiến hành dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với quy luật của sự phát triển.
Huấn luyện sức mạnh tốc độ trong môn võ thuật CAND
1.4.1 Khái quát về tố chất sức mạnh và sức mạnh tốc độ
Khái niệm sức mạnh: Sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực cơ bắp Cơ bắp có thể sinh ra lực trong các trường hợp: Không thay đổi độ dài của cơ (chế độ tĩnh); Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục); Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ).
Chế độ khắc phục và chế độ nhượng bộ hợp thành chế độ động lực. Trong các chế độ hoạt động như vậy, cơ bắp sản sinh ra các lực cơ học có trị số khác nhau Người ta dựa vào các chế độ hoạt động của cơ để phân ra các loại sức mạnh cơ bản [22], [28], [30].
Xuất phát từ khái niệm sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp. Muốn thể hiện sức mạnh phải khắc phục hai loại sức cản là sức cản trong và sức cản ngoài Sức cản trong gồm: cơ đối kháng, sức ỳ, độ nhớt dính của cơ. Sức cản ngoài bao gồm: trọng lực, lực ma sát, sức cản không khí, sức cản nước… Ngoài ra, tố chất sức mạnh còn được phân chia thành sức mạnh tối đa (Fmax), sức mạnh tương đối, sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền Hoặc sức mạnh còn chia làm hai loại sức mạnh động lực và sức mạnh tĩnh lực (đẳng trương và đẳng trường) biểu hiện bằng các giá trị lực của cơ bắp theo các động lực hướng tâm, động lực li tâm [30], [35], [65].
Khái niệm sức mạnh tốc độ: Sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ co cơ nhanh của VĐV Sức mạnh tốc độ là tố chất thể lực chuyên môn đặc trưng của các môn đối kháng cá nhân (các môn võ), hoặc các môn bóng như bóng đá, bóng ném… Có rất nhiều nhà khoa học cho rằng: sức mạnh tốc độ là khả năng của con người sinh ra lực cơ học bằng sự nỗ lực của cơ bắp hoặc bộ phận cơ thể; sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực và khắc phục một trọng lượng nào đó với tốc độ nhanh nhất hay sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực trong động tác nhanh và thời gian ngắn nhất.
Sức mạnh tốc độ là khả năng sinh ra lực khi thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất Yếu tố quyết định của tốc độ là độ linh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co cơ Tốc độ co cơ phụ thuộc vào tỷ lệ sợi cơ nhanh và sợi cơ chậm trong bó cơ trong hoạt động TDTT, sức mạnh với tốc độ có liên quan mật thiết với nhau, mức độ phát triển ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ hay sự riêng lẻ mà còn phụ thuộc vào sự phối hợp giữa hai tố chất, các hoạt động như vậy gọi là hoạt động của sức mạnh tốc độ.
Như vậy, về bản chất sức mạnh tốc độ là sức mạnh được sinh ra trong các động tác nhanh, hay nói cách khác sức mạnh tốc độ là sức mạnh và sức nhanh kết hợp với nhau, là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh.
Sức mạnh tốc độ là tố chất đặc thù của các môn võ thuật, làm cho VĐV đủ uy lực để thực hiện ý đồ chiến thuật trong tập luyện và thi đấu, gây bất ngờ cho đối tượng, thực hiện được đòn đánh biên độ lớn, đạt điểm cao hoặc thắng tuyệt đối trong thời gian ngắn do đó tạo hiệu quả nâng cao thành tích của VĐV [34], [46], [57], [65].
1.4.2 Cơ sở lý thuyết của huấn luyện sức mạnh Điều kiện biểu hiện sức mạnh: Để có cơ sở khoa học cho phân loại sức mạnh cần đi sâu nghiên cứu mối tương quan giữa lực cơ bắp sản sinh và điều kiện thực hiện động tác Lực do con người sản ra phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng vật thể chịu tác động và tốc độ di chuyển của vật thể đó [20], [22], [34],
Quan hệ giữa lực cơ bắp sản sinh ra và khối lượng vật thể chịu tác động: Nếu con người thực hiện một loạt động tác với nỗ lực cơ bắp tối đa để làm chuyển động những vật thể có khối lượng khác nhau thì lực sinh ra cũng khác nhau Lúc đầu khối lượng vật thể tăng lên thì lực phát huy cũng tăng lên, tới một giới hạn nhất định khi vật thể quá lớn thì lực mà con người tác động vào nó không còn phụ thuộc vào khối lượng vật thể nữa mà phụ thuộc vào sức mạnh của con người.
Quan hệ giữa lực và tốc độ: Người ta đo tốc độ và lực cơ học khi đây những quả ta có khối lượng khác nhau và nhận thấy giữa lực và tốc độ có tương quan tỷ lệ nghịch với nhau Tốc độ càng cao thì lực càng nhỏ và ngược lại Trong trường hợp quả tạ nặng tới mức không đẩy xa được nữa thì lực lớn nhất Ngược lại động tác tay không thì tốc độ thực hiện sẽ lớn nhất.
Phân loại sức mạnh: Có nhiều cách phân loại sức mạnh, nếu dựa vào chế độ hoạt động của cơ thì sức mạnh chia ra làm hai loại sức mạnh động lực và sức mạnh tĩnh lực (đẳng trương và đẳng trường) Sức mạnh động lực lại được chia làm: Sức mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền.
Trong hoạt động thể thao sức mạnh luôn luôn có quan hệ với các tố chất thể lực khác như sức nhanh và sức bền Các năng lực sức mạnh được thể hiện qua 3 hình thức chính: Năng lực sức mạnh tối đa, năng lực sức mạnh - nhanh (tốc độ), năng lực sức mạnh - bền Ngoài ra trong huấn luyện sức mạnh còn dùng các nguyên lý động năng: Ec = 1/2 m v2 và áp suất P = F/cm2 làm cơ sở thêm vào đó là lực thẳng, lực xoắn và mômen lực [22], [42], [65].
Trong các loại sức mạnh trên, tính chất vận động khác nhau, nên có thể xem cách phân chia đó là cách phân loại cơ bản của năng lực sức mạnh.
Năng lực sức mạnh tĩnh lực: Là sức mạnh VĐV thực hiện trong các động tác tĩnh hoặc dùng sức tối đa.
Năng lực sức mạnh tối đa: Là sức mạnh động lực lớn nhất mà VĐV thực hiện khi co cơ tối đa hay là sức mạnh cao nhất mà VĐV có thể thực hiên được khi co cơ tối đa VĐV cần năng lực sức mạnh giá trị tuyệt đối cao nhất cho các môn thể thao khắc phục lực cản bên ngoài lớn như cử tạ… ý nghĩa của năng lực sức mạnh tối đa đối với thành tích thể thao càng nhỏ nếu lực cản cần khắc phục càng nhỏ và LVĐ trong thi đấu càng kéo dài.
Năng lực sức mạnh tốc độ: Là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ co cơ cao của VĐV Sức mạnh tốc độ có ý nghĩa trong các môn không chù kỳ, đặc biệt là các môn đối kháng cá nhân, đặc biệt đạt hiệu quả cao ở các đòn tấn công trong các môn võ, hay đạt tốc độ cao khi đá, ném bóng, cũng như khả năng tăng tốc của VĐV chạy cự ly ngắn…[26], [35], [59].
Huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn chân trong môn võ thuật CAND 41 1 Kỹ thuật đòn chân trong môn võ thuật CAND
1.5.1 Kỹ thuật đòn chân trong môn võ thuật CAND
Hệ thống các kỹ thuật đòn chân là một nội dung thiết yếu không thể thiếu của môn Võ thuật CAND Hệ thống kỹ thuật chân được khai thác và sử dụng một cách triệt để trên cả hai mặt công và thủ Vì vậy mỗi đòn đánh ra đều vừa biểu hiện rõ nét thế công, vừa mang đậm đặc tính thế thủ.
Hệ thống các động tác tấn công bằng chân trong môn võ thuật CAND gồm các động tác tấn công bằng chân võ thuật CAND và các động tác tấn công băng chân võ dân tộc, được thể hiện trên sơ đồ sau (sơ đồ 1.1): [45]
Sơ đồ 1.1 Hệ thống kỹ thuật đòn chân của môn võ thuật CAND.
Qua sơ đồ 1.1 nêu trên cho thấy: Hệ thống kỹ thuật tấn công bằng chân của môn võ thuật CAND được chia làm các nhóm kỹ thuật sau: Kỹ thuật đá, kỹ thuật đạp và kỹ thuật gối, trong mỗi nhóm kỹ thuật lại được chia làm các kỹ thuật khác nhau Trong thi đấu đối kháng trực tiếp, hay trong nghiệp vụ trấn áp tội phạm bằng võ thuật CAND, các kỹ thuật tấn công bằng chân (kỹ thuật đòn chân) là một trong những nhóm kỹ thuật được sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả cao nhất Khi sử dụng các kỹ thuật tấn công bằng chân, do đặc điểm của đòn đánh có biên độ dài hơn so với kỹ thuật tấn công bằng tay.
Vì vậy, đòi hỏi người tập phải thực hiện đòn đánh với biên độ nhanh, mạnh, chính xác và phải tạo được yếu tố bất ngờ cao, có như vậy mới hạ gục được đối tượng hoặc làm mất sức kháng cự của đối tượng trong thời gian ngắn nhất Như vậy, tố chất sức mạnh tốc độ đóng vai trò rất quan trọng đối với các kỹ thuật tấn công bằng chân trong môn võ thuật CAND.
1.5.2 Đặc điểm về sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND Năng lực sức mạnh - nhanh (tức tố chất sức mạnh tốc độ): Là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ co cơ cao của VĐV Trong môn võ thuật CAND, việc thực hiện mỗi kỹ thuật đòn chân đều thông qua một quá trình bắt đầu từ việc quan sát, phán đoán động tác của đối tượng và phản ứng lựa chọn thích hợp để ra đòn hoặc phản đòn Đó là vòng khép kín của một phản ứng vận động, thời gian cho mỗi phản ứng vận động này tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: đối tượng, trình độ, tình huống đối kháng Song để phát triển năng lực này đòi hỏi một quá trình huấn luyện lâu dài, phù hợp cho mỗi chiến sĩ CAND, trong đó có thể tách rời các giai đoạn huấn luyện đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật Trước hết là huấn luyện các năng lực phán đoán bằng thị giác để theo dõi động tác và ý định của đối tượng, sau đó đến các phản ứng nhanh trong động tác phản đòn, ra đòn hoặc nhử đòn đối tượng để tấn công chớp nhoáng hiệu quả Vì vậy trong huấn luyện võ thuật CAND không thể chỉ huấn luyện đơn thuần về năng lực sức nhanh mà còn phải kết hợp hài hòa với việc huấn luyện sức mạnh động tác trong các kỹ thuật tấn công và phòng thủ, đó chính là năng lực sức mạnh tốc độ [49], [50],
[51], [71], [72] Năng lực sức mạnh tốc độ đòn chân được biểu hiện rất rõ trong quá trình tập luyện, thi đấu đó là: khi một người có trình độ cao thực hiện một tổ hợp kỹ thuật tấn công (hai đòn đá hoặc một đòn đá + một đòn đấm và ngược lại) và có thể đạt hiệu quả khống chế được đối tượng bằng tổ hợp ra đòn đó mà đôi khi đối tượng chưa kịp nhận ra Tuy nhiên, nếu không kết hợp được sức mạnh và sức nhanh thì đòn đánh khó thực hiện được cũng như không đủ uy lực không thể ghi điểm được Do vậy, sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn chân trong môn võ thuật CAND vô cùng quan trọng, quyết định đến hiệu quả nghiệp vụ khống chế đối tượng.
Trong tập luyện môn võ thuật CAND, sức nhanh có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện ở khả năng ra đòn tấn công nhanh, tốc độ phòng thủ di chuyển phản công nhanh Phát triển tố chất tốc độ là hạt nhân của huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn trong môn võ thuật CAND Khi phát triển tố chất này nên chú trọng tăng cường tốc độ phản ứng, tốc độ động tác như: Tần số động tác và tốc độ dừng đột ngột (khống chế), tốc độ đổi hướng đột ngột (trong tấn công và phòng thủ), tốc độ di chuyển và chuyển biến tốc độ đòn chân (khi ra đòn giả hoặc thật)
Sức mạnh của kỹ thuật đòn chân trong võ thuật CAND thường được thể hiện ở sự kết hợp với sức nhanh, như sự tung đòn chân với một tốc độ và sức mạnh tối đa nhưng khi chạm mục tiêu phải có sự khống chế, đây là khả năng tự điều khiển thần kinh - một khả năng quan trọng và đặc trưng nhất mà các môn võ khác không có.
Về cơ chế sinh học của sức mạnh đòn chân (hay còn gọi là sức mạnh cơ bắp): là lực hoặc trương lực tối đa của một nhóm cơ sinh ra Đây là nhân tố cần thiết đối với tất cả các môn vận động Những nhân tố sinh lý học phát triển sức mạnh cơ bắp gồm có: quá trình thích ứng của hệ thống thần kinh (tức là huy động bộ phận vận động, loại bỏ ức chế) cơ bắp phì đại, sự thay đổi thành phần sợi cơ, phản ứng của kích tố… [29], [30], [39], [58] Quan điểm phổ biến cho rằng, trong giai đoạn ban đầu huấn luyện với tải kháng trở (trong
2 - 8 tuần) sức mạnh cơ bắp tăng trưởng chủ yếu do kết quả của sự biến đổi hệ thống thần kinh, diện tích mặt cắt cơ bắp (CSA) biến đổi rất nhỏ.
Moritani và de Vries (1979) đã tiến hành nghiên cứu 8 tuần huấn luyện với tải kháng trở của 7 VĐV nam và 8 VĐV nữ ở môn Karatedo để quan sát tác động của nhân tố thần kinh tới phát triển độ dày cơ bắp Kết quả cho thấy, thời gian tăng trưởng sức mạnh giữa nam và nữ VĐV là như nhau, nhân tố thần kinh chiếm vị trí chủ đạo làm gia tăng sức mạnh trong giai đoạn ban đầu (trong 4 tuần).
Năm 1994 Staron và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu huấn luyện với tải kháng trở tăng dần trong 8 tuần đối với VĐV Karatedo (nam và nữ) để phân tích quá trình thời gian biến đổi hình thái và sức mạnh cơ bắp Kết quả cho thấy sức mạnh tuyệt đối và tương đối của chi dưới nam và nữ đều tăng trưởng như nhau Quá trình huấn luyện với tải kháng trở cường độ lớn dẫn đến sự phì đại cơ bắp là thông qua phản ứng kích thích được tiến hành điều tiết, đồng thời cũng có tính đặc thù của giới tính và kế hoạch huấn luyện Kiểu phản ứng huấn luyện này ở nam giới là do một số kích tố đồng hoá điều tiết, bao gồm kích tố sinh dục nam (testosterone) và kích tố tăng trưởng Staron đã phát hiện các nam VĐV trong huấn luyện với tải kháng trở cường độ lớn, sự biến đổi ban đầu của loại hình sợi cơ có liên quan với sự gia tăng của testoterone và sự suy giảm của cortisol Nhưng đối với nữ giới quá trình thích ứng của các nhóm cơ không thể hiện rõ rệt phản ứng của các kích tố trên.
Có thể thấy rõ rằng từ năm 1985 trở lại đây rất nhiều nghiên cứu về cơ chế sinh học của sức mạnh đã chứng minh, phản ứng của VĐV với huấn luyện kháng trở, hay còn gọi là phản ứng thích ứng xuất hiện sự phì đại cơ bắp luôn thống nhất với kết quả nghiên cứu, tuy nhiên cơ chế kích thích của sự biến đổi này có tính đặc thù theo giới tính Thực tế đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ tương hỗ giữa khả năng chống chọi mệt mỏi, sức mạnh cơ bắp và khả năng sức bền của từng VĐV Ngoài ra, trong huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn chân phải hết sức chú ý đến cách chuyển hóa sức mạnh vào vận động nhanh, nên kỹ thuật động tác thực hiện phải đạt mức tinh thông, điêu luyện Các bài tập như vậy còn có đặc điểm phải tạo sự hưng phấn cao, phát lực đột ngột, nhanh và sát với vận động và thi đấu [28], [35].
Như vậy, để phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân đòi hỏi không những nâng cao tốc độ mà còn phải kết hợp nâng cao sức mạnh tối đa Do vậy, cần phương pháp huấn luyện đặc biệt đảm bảo tốt nhất sức mạnh động lực thành sức mạnh tốc độ, theo đúng yêu cầu đòi hỏi của môn võ thuật CAND Do đó, huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn chân trong môn võ thuật CAND phụ thuộc chủ yếu vào hưng phấn tối ưu của hệ thần kinh trung ương, nên không tiến hành các bài tập sức mạnh tốc độ khi cơ thể người tập đã mệt mỏi, mà phải để hồi phục năng lực vận động của cơ thể.
Mỗi môn võ đều có những đặc điểm chuyên biệt, đòi hỏi kỹ chiến thuật, thể lực riêng, phù hợp hoạt động của nó Huấn luyện thể lực không những nâng cao chức năng của các cơ quan nội tạng, nâng cao các tố chất thể lực mà còn hỗ trợ cho tiếp thu kỹ thuật và duy trì trạng thái ổn định tối ưu để thực hiện chiến thuật hợp lý trong quá trình thi đấu Theo các tác giả trong và ngoài nước khi đánh giá về mối quan hệ giữa tố chất thể lực và kỹ thuật thì thể lực tốt có lợi cho huấn luyện kỹ thuật phức tạp với lượng vận động lớn, đây chính là một trong những đặc điểm quan trọng của xu thế huấn luyện hiện đại, là huấn luyện với lượng vận động lớn Tuy nhiên, huấn luyện với lượng vận động lớn phải dựa trên cơ sở phát triển tốt về thể lực Trình độ thể lực càng tốt, càng có lợi cho nắm vững kỹ thuật, thúc đẩy sự phát triển và duy trì trạng thái thi đấu tốt [3], [4], [18], [20], [23].
Giới thiệu về trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang
Sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách Các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn để chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và chế độ Xã hội chủ nghĩa ở nước ta Các loại tội phạm diễn biến phức tạp gây khó khăn cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự Tình hình đó đòi hỏi phải xây dựng lực lượng Cảnh sát bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối các mục tiêu chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội, ngoại giao quan trọng của đất nước.
Ngày 06/01/1974, đồng chí Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 33/CA-QĐ, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Cục Cảnh sát bảo vệ, theo đó Trường Huấn luyện Hạ sỹ quan Cảnh sát bảo vệ trực thuộc Cục Cảnh sát bảo vệ và ngày 11/11/1977 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Quốc Hoàn ký Quyết định số 29/NV-QĐ, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của trường Trường Hạ sỹ quan Cảnh sát bảo vệ, sau được phát triển thành trường Trung học Cảnh sát bảo vệ (4/1982) và trường Cao đẳng Cảnh sát bảo vệ ( 1/4/1985) Đến năm
1989, do yêu cầu nhiệm vụ, trường giải thể Sự phát triển của nhà trường gắn liền với sự trưởng thành, lớn mạnh của lực lượng Cảnh sát bảo vệ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Năm 1990 trước những biến động sâu sắc của tình hình thế giới, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào thoái trào, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình” nhằm vào nước ta, tình hình tội phạm trong nước diễn biến phức tạp, ngày càng manh động, nguy hiểm. Để xây dựng lực lượng chuyên trách vũ trang bảo vệ an ninh, trật tự, ngày05/3/1990, Đại tướng Mai Chí Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng BộCông an ký Quyết định số 43/QĐ - BNV thành lập trường Đặc công CAND trên cơ sở trường Cảnh sát bảo vệ, trường thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng quản lý Đến năm 1995, trường được chuyển về trực thuộc Bộ Nội vụ và đổi tên thành trường Đặc nhiệm Công an nhân dân Ngày 01/6/2006, đồng chí Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 659/QĐ - BCA(X13) thành lập trường trung Cấp Cảnh sát vũ trang trên cơ sở trường Đặc nhiệm Công an nhân dân.
Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ trình độ trung cấp ngành vũ trang bảo vệ an ninh trật tự và huấn luyện quân sự, võ thuật với 6 chuyên ngành: Đặc nhiệm, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Huấn luyện quân sự, Huấn luyện võ thuật và cảnh sát phản ứng nhanh cho Công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc Nhà trường có 19 phòng, khoa, bộ môn, trung tâm với
518 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, trong đó có 85% có trình độ đại học và sau đại học, đã xây dựng và ban hành 6 chương trình đào tạo, 79 chương trình học phần đào tạo trình độ trung cấp theo phân định kiến thức mới và hàng trăm giáo trình, tài liệu dạy học, 4 đề tài cấp Bộ, 30 đề tài cấp cơ sở, hành chục sáng kiến, cải tiến chất lượng công tác giáo dục, đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo.
Ghi nhận những thành tích đóng góp của nhà trường, Đảng, Nhà nước đã tặng nhiều phần thưởng cao quý cho nhà trường như : Huân chương Chiến công hạng Nhì (năm 2000), Huân chương Bảo vệ tổ quốc hạng Nhất (năm
2005), Huân chương Quân công hạng Ba (năm 2010), Huân chương Bảo vệ tổ quốc hạng Ba (năm 2015), nhiều cờ thi đua, Bằng khen của Chính phủ, của
Bộ Công an, Tổng cục Chính trị CAND, Bộ Tư lệnh Biên phòng, Cấp ủy, chính quyền nơi trường đóng quân.
Khoa võ thuật, TDTT, trường trung cấp Cảnh sát vũ trang được hình thành cùng với sự phát triển của nhà trường, từ ngày 11/11/1977 Quyết định số 29/NV-QĐ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của trường Trường Hạ sỹ quan Cảnh sát bảo vệ Quyết định cũng quy định tổ chức bộ máy của nhà trường gồm 8 khoa, phòng ( trong đó có khoa Quân sự, võ thuật) Quá trình phát triển với nhiều tên gọi khác nhau, như khoa võ thuật
(Trường Hạ sỹ quan Cảnh sát bảo vệ) bộ môn võ thuật (trường Đặc nhiệmCAND), bộ môn võ thuật, TDTT (trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang) đến ngày 27/01/2015 Bộ trưởng Bộ Công an ra QĐ số 338/QĐ-BCA đổi tên bộ môn võ thuật, TDTT thành khoa võ thuật, TDTT xuyên suốt quá trình đào tạo của nhà trường Khoa võ thuât, TDTT đã đào tạo, bồi dưỡng võ thuật cho tất các các khóa về trường học tập, gồm có đào tạo cơ bản, đào tạo giáo viên,huấn luyện viên võ thuật, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ huấn luyện võ thuật 3 tháng, võ thuật nâng cao 3 tháng và 6 tháng Nội dung học tập chủ yếu là võ thuật Công an nhân dân.
Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về phát triển sức mạnh tốc độ trong các môn võ thuật đã thu hút nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu Trước hết, có thể kể đến các công trình nghiên cứu về công tác huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn, kỹ chiến thuật, cũng như đánh giá TĐTL của VĐV môn Karatedo, Taekwondo trẻ như sau:
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thế Truyền [69], [70] đã nêu các test thể lực chung, các test kỹ thuật đánh giá trình độ tập luyện cũng như tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện và kết quả trắc nghiệm tâm lí để đánh giá trình độ tập luyện thể lực và chuyên môn của VĐV đội tuyển Karatedo quốc gia Các test đã ứng dụng để đánh giá trình độ thể lực chung: Chạy 30m xuất phát cao, bật xa, uốn cầu, chạy 1500m, xoạc dọc và xoạc ngang và các test: Đá Maegeri 10s, đá Maewashigeri 10s, đá Gyakugeri 10s, di chuyển đấm 10s, đá Maegeri + đấm tay sau 20s, đấm tay trước 10 mục tiêu, đấm tay sau 10 mục tiêu để đánh giá kỹ thuật và các test tâm lý: Phản xạ đơn (ms), phản xạ phức (ms), loại hình thần kinh Các tác giả đã đưa ra thang điểm đánh giá VĐV nam và nữ Nghiên cứu này đáng quý vì giúp cho huấn luyện đội tuyển chuẩn bị SEA Games 22.
Trong kết quả nghiên cứu của Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Đương Bắc
(2001, 2003) [33], [34], phát triển sức mạnh tốc độ các đòn đấm và đòn đá cho VĐV Karatedo vô cùng quan trọng vì tốc độ đòn đánh nhanh và lực tốt mới thi đấu hiệu quả Việc huấn luyện sức mạnh tốc độ phụ thuộc chủ yếu vào sự hưng phấn tối ưu của hệ thần kinh trung ương, nên không được tiến hành bài tập phát triển sức mạnh tốc độ khi cơ thể VĐV đã mệt mỏi… Các tác giả trên đã đưa ra các tiêu chí: đá trước và đấm tay sau tại chỗ vào lămpơ cách 0,7m trong 15s tính số lần; đá vòng cầu, đấm tay sau tại chỗ vào lămpơ cách 0,7m trong 15s tính số lần; đấm 3 mục tiêu cách 0,7m trong 15s tính số lần; đá trước trung đẳng phối hợp đá vòng cầu thượng đẳng tại chỗ vào lămpơ cách 0,7m trong 15s tính số lần Đã chọn được 14 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chia làm 2 nhóm: bài tập phát triển thể lực chung (4 bài), bài tập về chuyên môn (10 bài).
Trong nghiên cứu của Cao Hoàng Anh (2000) “Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực cho nam võ sinh Karatedo lứa tuổi 15 - 16” [1] cho thấy:
Huấn luyện thể lực cho võ sinh Karatedo để nâng cao các tố chất vận động, nâng cao năng lực làm việc và điều khiển của hệ thần kinh trung ương cùng các trung khu của nó cũng như các bộ phận cơ quan nội tạng của cơ thể để nâng sự chịu đựng được huấn luyện lượng vận động lớn, đảm bảo trạng thái sung sức thể thao, kéo dài tuổi thọ vận động, phòng chống chấn thương thể thao, từ đó võ sinh Karatedo nắm vững kỹ chiến thuật nhanh hơn, có hiệu suất cao và không ngừng nâng cao thành tích thể thao Huấn luyện thể lực VĐV như các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo (các năng lực thể chất), đã sử dụng các bài tập kiểm tra: Đấm thẳng 2 tay liên tục 15s (số lần), nằm sấp chống đẩy (số lần), đấm 3 mục tiêu 2 phút (số lần), xoạc ngang (cm) và quét trụ 10 lần để đánh giá thể lực, đồng thời chọn ra 24 bài tập trong đó có 11 bài tập thể lực chung và 13 bài tập thể lực chuyên môn.
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Đương Bắc (2000) “Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao khả năng phối hợp vận động cho nam sinh viên chuyên sâu võ Karatedo trường Đại học TDTT I” [6] cho kết quả: Khả năng phối hợp vận động như một năng lực tổng hợp trong huấn luyện các môn thể thao, đặc biệt trong môn võ Karatedo Trong quá trình huấn luyện, khả năng phối hợp vận động cần phải thường xuyên liên tục và diễn ra nhiều năm, phải điều khiển theo hướng chuyên môn Phát triển khả năng phối hợp vận động là tiền đề của việc tiếp thu nhanh chóng và thực hiện có hiệu quả các hành động vận động phức tạp Tác giả đã sử dụng các bài thử: Đấm đích cố định cách 0,7m với tín hiệu (tính thời gian thực hiện giây); ra đòn theo quy ước trong 10s (tính số lần thực hiện đúng), đấm đá các đích theo đường chéo zíc zắc 10s (tính số lần trúng đích), đấm quay 30s (tính số lần thực hiện được), test 40 điểm theo vòng tròn (tính điểm), đồng thời xây dựng được 25 bài tập chuyên môn nâng cao khả năng phối hợp vận động cho VĐV Karatedo thuộc các nhóm: khả năng phản ứng, khả năng thay đổi, định hướng, liên kết và phân biệt trong đó khả năng phản ứng quan trọng nhất.
Tác giả Lê Thị Hoài Phương (2003) với đề tài [46]: “Nghiên cứu về xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho nữ VĐV Karatedo lứa tuổi 16 - 18” đã sử dụng các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chung và chuyên môn: xoạc ngang, xoạc dọc, chạy 20m xuất phát cao, đấm tay sau vào 2 đích cách 2,5m trong 10s, bật xa tại chỗ, hai tay buộc dây cao su đấm 10s, nằm sấp chống đẩy tay, chân sau buộc dây cao su đá, chạy 30m xuất phát cao xoay 360 giữa quãng theo hiệu lệnh, phối hợp 1 đòn đá và 1 đòn đấm vào 2 đích cách 3m trong 10s, nhảy dây 90s.
Tác giả Nguyễn Thế Truyền và cộng sự (2002) [70] trong đề tài: “Tiêu chuẩn đánh giá TĐTL trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao” Tác giả đã đưa ra 07 test kỹ thuật và 06 test thể lực chung để đánh giá TĐTL cũng như tiêu chuẩn đánh giá TĐTL và kết quả trắc nghiệm tâm lý trong đánh giá TĐTL thể lực và chuyên môn của VĐV Karatedo, Taekwondo đội tuyển quốc gia một cách tổng thể mang tính giai đoạn thời điểm trước SEA Games 22.
Tác giả Lâm Quang Thành (2004) [59] trong đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh chuyên biệt dành cho VĐV Taekwondo và Judo thành phố Hồ Chí Minh” đã cho rằng kết quả nghiên cứu sức mạnh tốc độ là nền tảng kết hợp của tốc độ Sức mạnh tốc độ là một tố chất thể lực chuyên môn rất cần cho vận động viên môn Taewkondo Tập sức mạnh không ảnh hưởng xấu tới sức nhanh, sức bền, mềm dẻo.
Tác giả Đặng Thị Hồng Nhung (2011) trong đề tài: Nghiên cứu tố chất thể lực chuyên môn để nâng cao hiệu quả một số kỹ thuật tấn công của VĐV nữ Karatedo đội tuyển quốc gia [41] Nghiên cứu đã xác định được 07 test đánh giá sức mạnh tốc độ và sức bền tốc độ của nữ VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia Trong đó, kỹ thuật tấn công đòn tay sau và kỹ thuật đá vòng cầu trung đẳng, được đánh giá theo 05 loại: tốt, khá, trung bình, yếu, kém và căn cứ vào các thông số: vận tốc tức thời trước khi chạm mục tiêu (V), thời gian phản ứng (t), thời gian va chạm (T) và đỉnh lực (F) Lựa chọn và ứng dụng được 37 bài tập chuyên môn để nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công của nữ VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia.
Tác giả Vũ Xuân Thành (2012) [60] trong đề tài: “Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Taekwondo trẻ tại Việt Nam”, kết quả nghiên cứu của tác giả đã chọn được hệ thống 12 chỉ tiêu, test trong đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo theo các hạng cân của lứa tuổi trẻ (14 - 17 tuổi) gồm: 02 test tâm lý; 03 test thể lực; 07 test kỹ thuật Đồng thời, luận án xác định được các chỉ số động lực học cho 03 kỹ thuật: kỹ thuật Dolryo - Chagi; kỹ thuật Dwit - Chagi và kỹ thuật Dolryo - Chagi kẹp 2 chân gồm: thời gian phản xạ T (ms); thời gian dùng lực t (ms); đỉnh lực (F); xung lực (P = Ft); chỉ số sức mạnh (SQ=FP/T/100) Lựa chọn được 130 bài tập chuyên môn cơ bản thuộc 03 nhóm bài tập nhằm huấn luyện phát sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo tuyến trẻ lứa tuổi 14 -
17 Các bài tập lựa chọn đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo trẻ (14 - 17 tuổi), đảm bảo độ tin cậy thống kê cần thiết Hệ thống bài tập bao gồm: nhóm bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn (60 bài tập); nhóm các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chung (62 bài tập); nhóm các bài tập phản xạ (8 bài tập).
Trong các nghiên cứu về phát triển tố chất thể lực môn võ thuật CAND, cho đến nay có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả sau:
Tác giả Nguyễn Thanh Hải (2010) với đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh môn võ thuật cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân” [26] Trong công trình này, tác giả đã xác định được hệ thống bài tập ứng dụng phát triển sức mạnh môn võ thuật cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân, đánh giá được hiệu quả của hệ thống bài tập chuyên môn trong việc phát triển sức mạnh trong học tập môn võ thuật Công an cho sinh viên
Học viện An ninh nhân dân, góp phần bổ sung hoàn thiện chương trình giảng dạy môn võ thuật ở Học viện An ninh nhân dân.
Tác giả Nguyễn Văn Trọng (2015) với đề tài: “Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn trong học tập môn võ thuật cho sinh viên Học viện
An ninh nhân dân” [67] Trong công trình này, tác giả đã xác định được các test đánh giá sức nhanh chuyên môn, xây dựng được tiêu chuẩn phân loại đánh giá sức nhanh chuyên môn và các bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn trong học tập môn võ thuật cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân Có tác dụng tốt trong việc phát triển sức nhanh chuyên môn cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân trong học tập môn võ thuật, góp phần bổ sung hoàn thiện chương trình giảng dạy môn võ thuật trong Học viện An ninh nhân dân.
Tác giả Ngô Hải Hà (2018) với đề tài: “Xây dựng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong giảng dạy môn Võ thuật CAND tại Học viện An ninh nhân dân” [23] Trong công trình này tác giả đã xác định được hệ thống bài tập sử dụng lốp cao su phát triển sức mạnh tốc độ trong giảng dạy môn võ thuật CAND cho nam sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh nhân dân, có tác dụng tốt trong việc phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên Học viện
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là bài tập phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.
Luận án tiến hành khảo sát và nghiên cứu trên các nhóm đối tượng khách thể chủ yếu sau: Đối tượng quan trắc sư phạm: Số lượng gồm 30 giảng viên, các chuyên gia, giáo viên hiện đang làm công tác huấn luyện võ thuật, các học viên thuộc khối các trường CAND, các trường Đại học TDTT trên phạm vi toàn quốc Đây là nhóm đối tượng được sử dụng trong quá trình phỏng vấn lựa chọn các tiêu chí đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân; lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân, cũng như khảo sát thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn chân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. Đối tượng theo dõi ngang:
Số lượng gồm 55 nam học viên (Khóa 13) trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang Đây là nhóm đối tượng được áp dụng trong quá trình ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân đã lựa chọn, đồng thời đây còn là nhóm đối tượng được tiến hành đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ đòn chân trong quá trình huấn luyện. Đối tượng thực nghiệm sư phạm: Gồm 20 nam học viên (Khóa 13) trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang Đây là đối tượng được sử dụng trong quá trình thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân đã lựa chọn.
Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Sử dụng phương pháp này là việc thông qua quá trình tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn có liên quan đến vấn đề huấn luyện sức mạnh tốc độ, vấn đề huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV các môn võ thuật, các học viên thuộc khối các trường CAND… Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu nhằm phục vụ chủ yếu cho việc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của luận án Các tài liệu chuyên môn có liên quan sẽ được lấy từ các nguồn tài liệu khác nhau, nhằm tìm hiểu các luận cứ khoa học phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và những vấn đề liên quan đến công tác huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân trong môn võ thuật CAND cho học viên Ngoài ra cũng thông qua các nguồn tài liệu, luận án còn tiến hành xác định hệ phương pháp, lựa chọn các tiêu chí đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân, xác định hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho đối tượng khách thể nghiên cứu Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu này, luận án tiến hành tham khảo từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chủ yếu là các nguồn tư liệu được tham khảo tại Thư viện Viện khoa học Thể dục thể thao, Thư viện Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang và các tư liệu mà cá nhân thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm
Là phương pháp được sử dụng trong quá trình khảo sát, đánh giá thực trạng việc sử dụng các tiêu chí đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân, cũng như các bài tập chuyên môn ứng dụng trong quá trình huấn luyện nhằm phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân trong môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang thông qua phương pháp phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi. Đối tượng phỏng vấn của luận án là 30 giảng viên, các chuyên gia, giáo viên đang làm công tác huấn luyện võ thuật, các học viên thuộc khối các trường CAND, các trường Đại học TDTT trên phạm vi toàn quốc.
2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm
Là phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu trong quá trình huấn luyện mà không làm ảnh hưởng đến quá trình đó, là phương pháp quan sát có mục đích hiện tượng giáo dục nào đó để thu những số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng đó Khi quan sát, tiếp cận đối tượng nghiên cứu, luận án sẽ ghi nhận các dấu hiệu sư phạm từ cả 2 phía: Giáo viên và học viên để làm cơ sở xác định các phương tiện, phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao sức mạnh tốc độ đòn chân, cũng như các tiêu chí kiểm tra, đánh giá. Đối tượng được lựa chọn quan sát sư phạm là các giáo viên và nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (quan sát có chương trình, kế hoạch, có ghi chép); quan sát bên trong (quan sát trực tiếp khi giáo viên tham gia huấn luyện); quan sát công khai (quan sát khi học viên và giáo viên biết có người quan sát và nội dung quan sát) Nội dung quan sát gồm:
Các phương tiện huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ đòn chân
Các phương pháp huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ đòn chân.
Các tiêu chí kiểm tra - đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân.
Quan sát các kỹ thuật và hiệu quả đòn chân trong thực tế tập luyện và thi đấu của học viên.
Sử dụng các nội dung quan sát trên nhằm thu thập thông tin cần thiết về các đối tượng tham gia thử nghiệm, về thực tế huấn luyện học viên như các bài tập và các phương pháp mà HLV thường sử dụng để tìm những phương tiện và phương pháp phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, xác định những tiêu chí phục vụ cho kiểm tra, đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ đòn chân của học viên, lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân cho đối tượng nghiên cứu trong quá trình huấn luyện.
2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm
Trong quá trình nghiên cứu, luận án tiến hành tổ chức kiểm tra sư phạm Mục đích của quá trình này nhằm kiểm nghiệm trong thực tiễn độ tin cậy, tính thông báo của hệ thống các tiêu chí đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, đồng thời trên cơ sở của việc kiểm tra sư phạm, luận án còn tiến hành xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân, cũng như đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ đòn chân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang Các test sư phạm được sử dụng bao gồm:
2.2.4.1 Nhóm yếu tố thể lực, gồm các test sau:
Bật cao có đà (cm)
Mục đích: Đánh giá khả năng phối hợp chạy đà, bật nhảy nâng trọng tâm của cơ thể khi chạy đà 3 bước Đơn vị đo là cm.
Cách tiến hành: VĐV chạy đà, hạ thấp trọng tâm, dùng sức bật lên cao nhất chạm một tay vào bảng ghi thành tích (bảng bật) có in dấu của ngón tay. Thành tích được tính từ mặt đất đến điểm tay chạm cao nhất Thực hiện 3 lần, thời gian nghỉ giữa các lần thực hiện đảm bảo cho học viên phát huy tốt nhất.
Dụng cụ kiểm tra: Bảng gỗ, thước đo và phấn bột.
Phương pháp đánh giá: Thành tích đạt được ở lần thực hiện có thành tích tốt nhất.
Bật cao với tại chỗ (cm)
Mục đích: Đánh giá khả năng sức mạnh cổ chân và sức mạnh tốc độ của cơ tứ đầu đùi.
Cách thức tiến hành: Người thực hiện ở tư thế đứng hai chân ngang bằng và rộng bằng vai, mắt nhìn thẳng, gối gập 90, hông gập sâu, thân mình gần chạm đùi, hai tay duỗi đưa ra sau, lưng thẳng Khi có hiệu lệnh, học viên dùng tốc độ bột phát duỗi hông, gối, cổ chân bật cao hết sức một tay với chạm bảng ở độ cao nhất.
Cách tính thành tích: Thành tích được tính từ đất đến điểm tay chạm bảng cao nhất Thực hiện 3 lần, thời gian nghỉ giữa các lần thực hiện đủ đảm bảo cho học viên phát huy tốt nhất thành tích, lấy thành tích tốt nhất.
Dụng cụ kiểm tra: Bảng gỗ, thước đo và phấn bột.
Phương pháp đánh giá: Thành tích đạt được ở lần thực hiện có thành tích tốt nhất.
Bật xa tại chỗ (cm)
Mục đích: Kiểm tra sức mạnh bột phát chi dưới và khả năng định hướng không gian.
Cách thức tiến hành: Học viên đứng ở tư thế chuẩn bị, 2 chân rộng bằng vai, ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn, 2 tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khớp khuỷu, gập thân, hơi lao người về phía trước, đầu hơi cúi, 2 tay hạ xuống dưới ra sau dùng hết sức phối hợp toàn thân, bấm mạnh mũi chân xuống đất lăng 2 tay bật nhảy hết sức xa về phía trước.
Cách tính thành tích: Kết quả được tính bằng độ dài từ vạch giới hạn đến vết cuối cùng của gót bàn chân, nhảy 3 lần tính lần xa nhất.
Dụng cụ kiểm tra: Thước dây.
Phương pháp đánh giá: Thành tích đạt được số lần thực hiện tốt nhất có kết quả đo càng lớn càng tốt.
2.2.4.2 Nhóm yếu tố kỹ thuật chuyên môn, gồm các test sau: Đá móc vào đích cố định 10s (lần)
Mục đích: Đánh giá năng lực sức nhanh động tác đơn và sức nhanh tần số của chân phải, trái.
Người phục vụ: Đứng đối diện, cầm đích hướng chính diện người kiểm tra ở khoảng cách phù hợp để đảm bảo đá trúng đích tầm cao ngang thắt lưng. Người kiểm tra: Đứng ở tư thế chuẩn bị (chân nào đá thì để sau) Khi có hiệu lệnh, người thực hiện lấy chân trước làm trụ, chân sau đá vào mục tiêu bằng ức bàn chân, thực hiện đá với tốc độ cao nhất trong thời gian 10s, tính số lần đạt được tối đa.
1 chiếc lamper (đích để học viên đá vào) 01 đồng hồ bấm giây và 01 chiếc còi.
2 người phục vụ gồm 01 người cầm lamper và 01 người bấm thời gian (bấm giây) và thổi còi.
Phương pháp đánh giá: Kết quả số lần đạt được càng lớn càng tốt. Tại chỗ đạp ngang vào đích cố định 10s (lần)
Mục đích: Đánh giá năng lực sức nhanh động tác đơn và sức nhanh tần số của chân phải, trái.
Cách thức thực hiện: Người phục vụ: Đứng đối diện và cầm đích ở tầm ngang thắt lưng, hướng chính diện người kiểm tra với khoảng cách phù hợp đảm bảo đá trúng đích.
Người kiểm tra: Đứng ở tư thế chuẩn bị (chân nào đá để sau) Khi có hiệu lệnh, người thực hiện lấy chân trước làm trụ, chân sau đá vào mục tiêu bằng cạnh bàn chân đá với tốc độ cao nhất trong thời gian 10s Tính số lần tối đa đạt được.
1 gối đá (đích để học viên đạp vào)
01 đồng hồ bấm giây và 01 chiếc còi.
2 người phục vụ gồm 01 người cầm lamper và 01 người bấm thời gian (bấm giây) và thổi còi.
Phương pháp đánh giá: Kết quả số lần đạt được càng lớn càng tốt. Đạp trước (đạp cước tiền) vào đích cố định 10s (lần)
Mục đích: Đánh giá năng lực nhanh của động tác đơn và khả năng di chuyển thăng bằng của cơ thể.
Người phục vụ: Đứng đối diện và cầm đích ở tầm ngang ngực, hướng chính diện người kiểm tra, với khoảng cách phù hợp (đảm bảo đá trúng đích).
Người kiểm tra: Đứng ở tư thế chuẩn bị (chân nào đá để sau) Khi có hiệu lệnh, người thực hiện lấy chân trước làm trụ, chân sau đá vào mục tiêu bằng gót bàn chân đá với tốc độ cao nhất trong thời gian 10s Tính số lần tối đa đạt được.
1 gối đá (đích để học viên đạp vào)
01 đồng hồ bấm giây và 01 chiếc còi.
2 người phục vụ gồm 01 người cầm lamper và 01 người bấm thời gian (bấm giây) và thổi còi.
Phương pháp đánh giá: Kết quả số lần đạt được càng lớn càng tốt.
Di chuyển đá móc, đá tạt vào thượng đẳng 10s (lần)
Mục đích: Đánh giá năng lực sức nhanh động tác kỹ thuật của 2 chân, sức nhanh tần số động tác kỹ thuật của 2 chân và khả năng di chuyển thăng bằng của cơ thể.
Người phục vụ: Đứng đối diện 2 tay cầm 2 đích (một đích tầm trung đẳng và một đích tầm thưởng đẳng) hướng chính diện người kiểm tra, với khoảng cách (đảm bảo đá trúng đích).
Tổ chức nghiên cứu
Luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2016 đến tháng 12/2020 và được chia thành các giai đoạn nghiên cứu sau:
Giai đoạn 1: Từ tháng 12/2016 đến tháng 02/2017 - Là giai đoạn xác định các vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu; bảo vệ đề cương nghiên cứu.
Giai đoạn 2: Từ tháng 02/2017 đến tháng 02/2020 - Là giai đoạn tiến hành giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của luận án Trong giai đoạn nghiên cứu này, luận án tiến hành xác định các cơ sở lý luận về huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn chân, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh tốc độ đòn chân trong môn võ thuật CAND cho khách thể nghiên cứu, đồng thời luận án còn tiến hành điều tra thực trạng việc sử dụng các tiêu chí đánh giá sức mạnh tốc độ, các bài tập chuyên môn trong huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân trong môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang Kết quả nghiên cứu của giai đoạn này là xác định được cơ sở lý luận, những căn cứ khoa học cho việc lựa chọn các bài tập chuyên môn ứng dụng trong huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân, cũng như các tiêu chí kiểm tra, đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang Ngoài ra, trong giai đoạn nghiên cứu này, luận án còn tiến hành các công việc sau: tiến hành kiểm tra sư phạm và thực nghiệm sư phạm trên đối tượng khách thể nghiên cứu; tổ chức kiểm tra sư phạm, quan sát sư phạm thu thập các số liệu đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn chân trong môn võ thuật CAND; thực trạng sức mạnh tốc độ đòn chân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang; tổ chức thực nghiệm sư phạm, kiểm tra đánh giá sự phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân cho đối tượng thực nghiệm sư phạm ở các giai đoạn trước, giữa và sau thực nghiệm thông qua các tiêu chí đã lựa chọn.
Giai đoạn 3: Từ tháng 02/2020 đến tháng 12/2020 - Là giai đoạn xử lý các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu, phân tích các kết quả nghiên cứu, viết và hoàn thiện kết quả nghiên cứu Chuẩn bị và bảo vệ kết quả nghiên cứu trước Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở và Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện.
Luận án được tiến hành nghiên cứu tại:
- Viện khoa học Thể dục thể thao.
- Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.
Quá trình phỏng vấn ý kiến các chuyên gia, các giảng viên được tiến hành tại trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, các trường, Học viện trong khối trường CAND, các Trung tâm TDTT Công an Nhân dân, các trường Đại họcTDTT trên phạm vi toàn quốc.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang
3.1.1 Lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang
3.1.1.1 Cơ sở lý luận lựa chọn các test.
Huấn luyện sức mạnh tốc độ là một nội dung vô cùng quan trọng trong công tác huấn luyện cho các VĐV thể thao nói chung và huấn luyện môn võ thuật cho các học viên, chiến sĩ trong lực lượng CAND nói riêng, đồng thời cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả quá trình huấn luyện.
Hiệu quả quá trình huấn luyện võ thuật nói chung và thể lực nói riêng của các chiến sĩ lực lượng CAND được đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau như: kiểm tra thể lực, kỹ thuật, chức năng sinh lý, tâm lý Trình độ sức mạnh tốc độ thường được đánh giá bằng các test sư phạm đủ độ tin cậy, đơn giản, phù hợp chuyên môn người kiểm tra, có đơn vị đo lường tương đối chính xác và sát với hoạt động chuyên môn.
Kết quả phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan tại chương 1 của luận án cho thấy, trình độ sức mạnh tốc độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ kỹ thuật, tâm lý, sự phát triển các tố chất thể lực… sức mạnh tốc độ còn phụ thuộc vào khả năng chức phận, khả năng phản xạ của hệ thần kinh cơ, khả năng ổn định tâm lý và phản ứng cơ thể Trình độ sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn chân trong môn võ thuật CAND phụ thuộc nhiều nhân tố nên khi đánh giá phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu tâm lý và các test sư phạm, trong đó các test sư phạm được sử dụng nhiều nhất vì mang đặc thù của hoạt động thể lực Việc sử dụng phương pháp test sư phạm đảm bảo đủ độ tin cậy, đơn giản về cách tiến hành, phù hợp với chuyên môn của người kiểm tra, không cần thiết bị phức tạp, có đơn vị đo lường tương đối chính xác và gần với hoạt động chuyên môn của các học viên và các giáo viên Kết quả thu được qua kiểm tra là những thông tin ngược vô cùng quý giá giúp giáo viên trong quản lý, huấn luyện và điều chỉnh kịp thời, hợp lý, chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến thành tích của các học viên nhờ các yếu tố cơ bản đã được lượng hoá trong các thử nghiệm kiểm tra Vì thế phương pháp kiểm tra đánh giá sức mạnh tốc độ bằng các test sư phạm là chủ đạo để đánh giá sự phát triển của sức mạnh tốc độ.
Theo kết quả nghiên cứu của chương 1 của luận án cho thấy, việc đánh giá sức mạnh tốc độ chính là đánh giá năng lực vận động cao trong hoạt động chuyên môn đặc thù có liên quan đến sức nhanh, sức mạnh và hoạt động thi đấu Phương pháp đánh giá sức mạnh tốc độ có thể trực tiếp và gián tiếp Đặc điểm hoạt động của môn võ thuật CAND là phục vụ công tác chiến đấu đặc thù nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm, nên chủ yếu sử dụng phương pháp đánh giá gián tiếp như: đánh giá sức mạnh tốc độ bằng các test sư phạm chuyên môn về số lần, thời gian thực hiện các kỹ thuật chuyên môn như các đòn đá, di chuyển, đánh giá bằng các chỉ số động lực học thông qua việc thực hiện các kỹ thuật đòn chân… Ðể lựa chọn các test ứng dụng trong công tác kiểm tra, đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, qua tham khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan cho thấy quá trình lựa chọn các test đánh giá phải theo 3 nguyên tắc sau: [3], [4], [14], [17],
Nguyên tắc 1: Các bài test lựa chọn phải đánh giá toàn diện về sức mạnh tốc độ đòn chân của đối tượng nghiên cứu.
Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn các test phải đảm bảo độ tin cậy và tính thông tin cần thiết của đối tượng nghiên cứu Nói cách khác, việc thực hiện nguyên tắc này là việc lựa chọn các test để việc xác định được các nội dung về thể lực chuyên môn (sức mạnh tốc độ)… Việc lựa chọn các test này chính là xác định trình độ thể lực và các đặc tính chuyên môn khác, nên các test được lựa chọn phải đánh giá được tổng hợp các năng lực chuyên môn về: tốc độ, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động, tâm lý, kỹ, chiến thuật.
Nguyên tắc 3: Các test lựa chọn phải có tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, có hình thức tổ chức đơn giản phù hợp điều kiện thực tiễn của công tác huấn luyện nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.
Như vậy, qua tổng hợp phân tích cơ sở lý luận về vấn đề đánh giá sức mạnh tốc độ của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang ở trên cho thấy: Để đánh giá toàn diện sức mạnh tốc độ của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu, các test sư phạm thuộc các nhóm kỹ thuật và thể lực là chủ đạo.
Khi đánh giá sức mạnh tốc độ của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang bằng các test sư phạm thì cần phải được vận dụng các test thể lực và kỹ thuật.
3.1.1.2 Căn cứ ý kiến chuyên gia lựa chọn các test.
Qua tổng hợp và phân tích các phương pháp, phương tiện kiểm tra, đánh giá sức mạnh tốc độ ở trên cho thấy: Để đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân trong môn võ thuật CAND, phải sử dụng tổng hợp các tiêu chí như động lực học (động lực học) và sư phạm, trong đó nhóm tiêu chí, test chủ đạo phải là các tiêu chí sư phạm.
Khi đánh giá sức mạnh tốc độ bằng các tiêu chí sư phạm, phải vận dụng các tiêu chí (test) thể lực và kỹ thuật.
Từ kết quả thu được như trình bày ở chương 1 của luận án, qua tham khảo các tài liệu chuyên môn liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước như: Cao Hoàng Anh (2000) [1], Nguyễn Đương Bắc
(2000) [6], Nguyễn Thế Truyền (2002) [69], Lê Thị Hoài Phương (2003) [46], Trần Tuấn Hiếu (2003) [34], Lâm Quang Thành (2004) [59], Đặng Thị Hồng Nhung (2011) [41], Nguyễn Thanh Hải (2010) [26], Vũ Xuân Thành (2012)
[60] , Nguyễn Văn Trọng (2015) [67], Ngô Hải Hà (2018) [23], Bùi Trọng
Phương (2019) [45], Hà Mười Anh (2019) [2]…, đồng thời, qua tìm hiểu thực trạng công tác huấn luyện tố chất thể lực cho các học viên trong lực lượng CAND tại các khối các trường CAND như: Học viên An ninh nhân dân, trường Đại học Cảnh sát nhân dân, trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang… luận án đã lựa chọn được 15 test, 15chỉ số đưa vào phòng vấn nhằm đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. Các test, chỉ số thuộc 03 nhóm yếu tố thành phần, bao gồm:
Nhóm yếu tố thể lực chung , gồm 05 test:
1) Bật cao có đà (cm).
2) Bật cao với tại chỗ (cm).
3) Bật xa tại chỗ (cm).
5) Gánh tạ gập gối (KG).
Nhóm yếu tố kỹ thuật chuyên môn, gồm 10 test:
6) Đá móc vào đích cố định 10s (lần).
7) Tại chỗ đạp ngang vào đích cố định 10s (lần).
8) Đạp trước (đạp cước tiền) vào đích cố định 10s (lần).
9) Di chuyển đá móc, đá tạt vào thượng đẳng 10s (lần).
10) Di chuyển đánh gối dọc 2 chân vào đích 10s (lần).
11) Đá móc hai chân vào đích 10s (lần).
12) Đá 2 đích đối diện cách 2.5m tốc độ cao 20s (lần)
13) Đảo hai chân di chuyển đá trái phải 15s (lần)
14) Đảo chân đá chân trước 15s (lần)
15) Đảo chân đá chân sau 15s (lần)
Nhóm yếu tố động lực học (05 chỉ số động lực học của 03 kỹ thuật)
- Kỹ thuật đánh gối dọc, gồm 05 chỉ số.
- Kỹ thuật đạp trước (đạp cước tiền), gồm 05 chỉ số.
- Kỹ thuật đá móc hai chân, gồm 05 chỉ số. Để tiếp tục lựa chọn các test, chỉ số thường được sử dụng trong thực tiễn của các đơn vị trong quá trình nghiên cứu sức mạnh tốc độ đòn chân trong môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, luận án đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi về tầm quan trọng của các test, chỉ số lựa chọn như đã trình bày ở trên Đối tượng phỏng vấn của luận án là 30 giáo viên, chuyên gia, giảng viên của khối các trường CAND, các trường Đại học TDTT…những người trực tiếp làm công tác đào tạo, huấn luyện VĐV, học viên trong lực lượng CAND (thời điểm phỏng vấn tháng 02/2017), nhằm lựa chọn một cách khoa học, khách quan và chính xác các test, chỉ số đánh giá sức mạnh tốc độ cho đối tượng nghiên cứu. Để đánh giá mức độ cần thiết của các test, chỉ số được sử dụng, luận án tiến hành phỏng vấn theo 4 mức sau:
Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.1.
BẢNG 3.1 KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LỰA CHỌN CÁC TEST ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH TỐC ĐỘ ĐÒN CHÂN CHO NAM HỌC
VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT VŨ TRANG (n = 30)
TT Nội dung test, chỉ số n % Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng n % n % n % n %
Nhóm yếu tố thể lực
1 Bật cao có đà (cm) 29 96.67 22 75.86 5 17.24 2 6.90 0 0.00
2 Bật cao với tại chỗ (cm) 26 86.67 20 76.92 3 11.54 3 11.54 0 0.00
3 Bật xa tại chỗ (cm) 26 86.67 19 73.08 5 19.23 2 7.69 0 0.00
5 Gánh tạ gập gối (kG) 21 70.00 0 0.00 5 23.81 15 71.43 1 4.76
Nhóm yếu tố kỹ thuật chuyên môn
6 Đá móc vào đích cố định 10s (lần) 27 90.00 19 70.37 6 22.22 1 3.70 1 3.70
7 Tại chỗ đạp ngang vào đích cố định 10s (lần) 30 100.00 30 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
8 Đạp trước (đạp cước tiền) vào đích cố định
9 Di chuyển đá móc, đá tạt vào thượng đẳng 10s
10 Di chuyển đánh gối dọc 2 chân vào đích 10s
11 Đá móc hai chân vào đích 10s (lần) 26 86.67 19 73.08 4 15.38 3 11.54 0 0.00
12 Đá 2 đích đối diện cách 2.5m tốc độ cao 20s
13 Đảo hai chân di chuyển đá trái phải 15s (lần) 23 76.67 0 0.00 6 26.09 16 69.57 1 4.35
14 Đảo chân đá chân trước 15s (lần) 22 73.33 0 0.00 5 22.73 15 68.18 2 9.09
15 Đảo chân đá chân sau 15s (lần) 20 66.67 0 0.00 4 20.00 16 80.00 0 0.00
Nhóm yếu tố động lực học
I- Kỹ thuật đánh gối dọc
TT Nội dung test, chỉ số n % Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng n % n % n % n %
16 Thời gian phản xạ T (ms) 30 100.00 30 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
17 Thời gian dùng lực t (ms) 30 100.00 30 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
20 Chỉ số sức mạnh SQ 30 100.00 30 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
II- Kỹ thuật đạp trước (đạp cước tiền)
21 Thời gian phản xạ T (ms) 30 100.00 30 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
22 Thời gian dùng lực t (ms) 30 100.00 30 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
25 Chỉ số sức mạnh SQ 30 100.00 30 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
III- Kỹ thuật đá móc hai chân
26 Thời gian phản xạ T (ms) 30 100.00 30 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
27 Thời gian dùng lực t (ms) 30 100.00 30 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
30 Chỉ số sức mạnh SQ 30 100.00 30 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
Từ kết quả phỏng vấn các nhà chuyên môn tại bảng 3.1, luận án lựa chọn 10/15 test và 15 chỉ số có tỷ lệ trên 70% số ý kiến tán thành, ưu tiên đối với những ý kiến lựa chọn ở mức 1 và 2 (mức rất quan trọng và quan trọng), để làm cơ sở đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang Kết quả này cho thấy các nhà chuyên môn đánh giá cao, cho là rất quan trọng tập trung vào các test, chỉ số thuộc 03 nhóm yếu tố sau:
Nhóm yếu tố thể lực chung, gồm 03 test:
1) Bật cao có đà (cm).
2) Bật cao với tại chỗ (cm).
3) Bật xa tại chỗ (cm).
Nhóm yếu tố kỹ thuật chuyên môn, gồm 07 test:
4) Đá móc vào đích cố định 10s (lần).
5) Tại chỗ đạp ngang vào đích cố định 10s (lần).
6) Đạp trước (đạp cước tiền) vào đích cố định 10s (lần).
7) Di chuyển đá móc, đá tạt vào thượng đẳng 10s (lần).
8) Di chuyển đánh gối dọc 2 chân vào đích 10s (lần).
9) Đá móc hai chân vào đích 10s (lần).
10) Đá 2 đích đối diện cách 2.5m tốc độ cao 20s (lần).
Nhóm yếu tố động lực học (05 chỉ số động lực học của 03 kỹ thuật)
Kỹ thuật đánh gối dọc, gồm 05 chỉ số.
Kỹ thuật đạp trước (đạp cước tiền), gồm 05 chỉ số.
Kỹ thuật đá móc hai chân, gồm 05 chỉ số. Đây cũng là các test được lựa chọn tiếp tục đưa vào nghiên cứu ở các bước tiếp theo trong việc đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang bằng việc xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test đã lựa chọn ở trên.
3.1.1.3 Xác định tính thông báo, độ tin cậy của các test lựa chọn.
Xác định tính thông báo của các test lựa chọn. Để xác định tính thông báo của các test lựa chọn, luận án đã tiến hành xác định mối tương quan thứ bậc giữa các test lựa chọn với thành tích thi đấu của các nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang thông qua 10 test đã lựa chọn qua phỏng vấn. Đối tượng kiểm tra là 55 nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (nhóm học viên thuộc đội tuyển võ thuật của nhà trường) Thành tích thi đấu của các nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang được xác định thông qua kết quả thi đấu tại giải vô địch võ thuật ứng dụng khối Học viện, Trường CAND năm 2016 (thành tích thi đấu của các học viên được lưu trữ tại nhà trường).
Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang
3.2.1 Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang
Trong những năm gần đây, huấn luyện võ thuật hiện đại nói chung và huấn luyện võ thuật CAND nói riêng thi đấu theo xu hướng sức mạnh tốc độ(nhanh, mạnh), linh hoạt, kỹ chiến thuật điêu luyện Các chuyên gia, nhà nghiên cứu võ thuật nước ta luôn tìm phương tiện, biện pháp và các bài tập huấn luyện nâng cao sức mạnh tốc độ, phát triển thành tích các môn võ thuật
(như Taekwondo, Karatedo…) đạt trình độ cao trong khu vực, nên có những cải tiến trong xây dựng chương trình kế hoạch, cải tiến phương pháp, biện pháp và hệ thống bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ Tuy chỉ dựa trên tổng kết kinh nghiệm thực tế hoặc dựa vào thành tựu một số quốc gia có nền võ thuật phát triển áp dụng huấn luyện ở nước ta để xác định bài tập đảm bảo tính hệ thống, tính thực tiễn và khoa học.
Huấn luyện võ thuật đòi hỏi một quá trình thường xuyên và lâu dài trong suốt thời gian học viên học tập tại nhà trường và sau khi học viên đã tốt nghiệp, nhận công tác Cùng với đó, rèn luyện võ thuật, không chỉ là học cách bảo vệ bản thân, bảo vệ nhân dân, đất nước mà còn là quá trình rèn đạo đức, luyện kỷ cương Học võ thuật không chỉ giúp học viên khỏe mạnh về thể lực mà còn giúp học viên rắn rỏi về tinh thần Huấn luyện sức mạnh tốc độ vô cùng quan trọng cho các VĐV thể thao nói chung và học viên, chiến sĩ trong lực lượng CAND nói riêng, là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả quá trình huấn luyện. Để có thể lựa chọn được các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, trước hết luận án tiến hành xác định các nguyên tắc lựa chọn các bài tập chuyên môn trong huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn chân Đó là dựa trên nguyên tắc huấn luyện, các cơ sở tâm sinh lý, dựa vào mục đích, yêu cầu huấn luyện sức mạnh tốc độ của chương trình môn học, nhằm bước đầu xây dựng các nguyên tắc lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân cho học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.
- Nguyên tắc phát triển tố chất sức mạnh tốc độ phải lựa chọn các bài tập phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm của chương trình môn võ thuật của trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.
- Các bài tập chuyên môn được lựa chọn phải lấy trọng tâm là việc phát triển tố chất sức mạnh tốc độ đòn chân cho nam học viên trường Trung cấpCảnh sát vũ trang.
- Các bài tập được lựa chọn, phải phù hợp với trình độ chuyên môn và đặc điểm tâm - sinh lý của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, cũng như từng giai đoạn của quá trình huấn luyện.
- Các bài tập có liên quan đến thành tích môn võ thuật của học viên. Qua nghiên cứu tham khảo các tài liệu và công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng huấn luyện môn võ thuật Công an nhân dân tại trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, luận án đã lựa chọn được hệ thống gồm 61 bài tập phát triển tố chất sức mạnh tốc độ cho đối tượng nghiên cứu gồm:
A Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chung (29 bài tập).
Các bài tập với lực với đàn hồi (6 bài tập ):
Bài tập số 1: Chạy cao gối với chun.
Bài tập số 2: Đá móc chân trước với chun (phải, trái)
Bài tập số 3: Đá móc chân sau với chun (phải, trái)
Bài tập số 4: Đá thẳng chân sau với chun (phải, trái)
Bài tập số 5: Đá hất cao chân sau với chun (phải, trái)
Bài tập số 6: Chạy cao gối kéo người cùng tập bằng chun.
Các bài tập với dụng cụ nặng ( 6 bài tập): Bài tập số 7: Gánh tạ đòn bật lùi chéo 45 Bài tập số 8: Gánh tạ đòn bước bục.
Bài tập số 9 : Nằm gập cẳng chân với tạ
Bài tập số 10: Đứng đẩy tạ đòn.
Bài tập số 11: Gánh tạ đòn di chuyển trước - sau 2 nhịp
Bài tập số 12: Gánh tạ đòn bật cao bằng 2 chân
Các bài tập di chuyển, bật, chạy trên thảm (8 bài tập ):
Bài tập số 13: Bật cao tách gối với tạ
Bài tập số 14: Kéo tạ phát triển cơ lưng to
Bài tập số 15: Di chuyển ngang tốc độ 3 - 6 - 9 (trên cát)
Bài tập số 16: Chạy tốc độ XPC 30m (trên cát, dưới nước, đường chạy sân vận động)
Bài tập số 17: Chạy nâng cao gối 20m (trên cát)
Bài tập số 18: Di chuyển 10m kết hợp rút gối (1 chân, 2 chân)
Bài tập số 19: Bật cao 2 tay chạm 2 chân
Bài tập số 20: Bật lò cò 1 chân ngang thảm 2 lần x 10m
Các bài tập bật, chạy ngoài sân vận động (7 bài tập):
Bài tâp số 21: Bật đá gót chân qua chướng ngại vật
Bài tâp số 22: Bật qua chướng ngại vật 2 chân chạm 2 tay
Bài tâp số 23: Đứng lên ngồi xuống 30s
Bài tâp số 24: Bật nhảy tư thế ép dọc
Bài tâp số 25: Bật ngang qua chướng ngại vật bằng một chân.
Bài tập số 26: Mang người cùng tập chạy (cõng, vác, bế)
Bài tập số 27: Bật nhảy ngựa qua người cùng tập
Các bài tập dẻo - lưng - bụng (2 bài tập):
Bài tập số 28: Đứng duỗi cổ chân
Bài tập số 29: Đẩy “xe bò”
B Nhóm bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn (28 bài tập).
Các bài tập tấn công kỹ thuật đơn chân sau (3 bài tập):
Bài tập số 30: Tấn công đá móc chân sau liên tục (phải, trái) vào phần thân (mặt)
Bài tập số 31: Bật lướt tấn công đá móc chân trước (phải, trái) vào phần thân (mặt)
Bài tập số 32: Di chuyển tiến 1 nhịp tấn công đá móc chân trước (phải, trái) vào phần thân
Các bài tập tấn công kỹ thuật đơn chân trước (4 bài tập):
Bài tập số 33: Di chuyển tiến 1 nhịp tấn công đạp trước chân sau vào gối đá (phải, trái) vào phần thân
Bài tập số 34: Bật lướt tấn công đòn đá tạt vào chân trước (phải, trái) vào phần mặt
Bài tập số 35: Di chuyển tiến 1 nhịp tấn công đòn đá tạt vào chân sau (phải, trái) vào phần mặt
Bài tập số 36: Lướt tấn công đá móc chân trước vào 2 mục tiêu thân, mặt
Các bài tập tấn công kỹ thuật phối hợp (6 bài tập):
Bài tập số 37: Lướt đá móc chân trước vào thân, xoay đá móc chân trước vào thân
Bài tập số 38: Lướt đá móc chân trước tiếp đá móc chân sau vào thân (mặt) thân.
Bài tập số 39: Lướt đá tạt vào chân trước vào mặt, đá móc chân sau vào
Bài tập số 40: Bật đổi chân chéo 45, tấn công đá móc chân sau vào thân, kẹp đá móc sau, trước vào thân.
Bài tập số 41: Tấn công đá móc chân sau, lướt đá móc chân trước (phải, trái) vào phần thân.
Bài tập số 42: Tại chỗ phản đá móc chân sau liên tục (phải, trái) vào phần thân
Các bài tập phản công kỹ thuật đơn chân sau (5 bài tập):
Bài tập số 43: Giật chéo 45 phản đá móc chân sau (phải, trái) vào phần thân (mặt)
Bài tập số 44: Giật lùi 1 nhịp phản đá móc chân trước (phải, trái) vào phần thân (mặt)
Bài tập số 45: Chạy bước chân sau lên, giật lùi chéo 45 phản đá móc chân sau (phải, trái) vào phần thân.
Bài tập số 46: Tại chỗ bật cao phản đạp trước chân sau vào gối đá phần thân (mặt)
Bài tập số 47: Tại chỗ phản đòn đạp trước chân sau (phải, trái) vào phần thân
Các bài tập phản công kỹ thuật đơn chân trước (2 bài tập):
Bài tập số 48: Giật lùi 1 nhịp, phản đòn đá tạt vào chân sau (phải, trái) vào phần mặt.
Bài tập số 49: Giật lùi 1 nhịp, phản đòn đá tạt vào chân trước (phải, trái) vào phần mặt.
Các bài tập thi đấu tình huống (3 bài tập):
Bài tập số 50: Bài tập chiếm lĩnh khu trung tâm thảm
Bài tập số 51: Đấu tập với người có trọng lượng lớn hơn
Bài tập số 52: Bài tập thi đấu ép đối thủ ra ngoài biên.
Các bài tập thi đấu quy ước (3 bài tập):
Bài tập số 53: Bài tập thi đấu các kỹ thuật chân trước
Bài tập số 54: Bài tập thi đấu các kỹ thuật chân sau
Bài tập số 55: Thi đấu 1 chống 2 cùng thời gian các kỹ thuật quy ước.
Các bài tập thi đấu tự do tính điểm (2 bài tập):
Bài tập số 56: Thi đấu sử dụng kỹ thuật phối hợp (tối đa 3 động tác) Bài tập số 57: Bài tập thi đấu vòng tròn
C Nhóm các bài tập phản xạ (4 bài tập).
Các bài tập phản xạ chuyên môn: (2 bài tập):
Bài tập số 58: Tấn công chân sau (phải, trái) với mục tiêu xuất hiện bất ngờ.
Bài tập số 59: Di chuyển tự do tấn công đánh gối dọc mục tiêu di động phía trước bất ngờ.
Các bài tập phản xạ tín hiệu (2 bài tập):
Bài tập số 60: Chạy đổi hướng theo hiệu còi
Bài tập số 61: Bật di chuyển đá giáp tấn công tự do.
Nhằm mục đích xác định cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn hệ thống các bài tập chuyên môn ứng dụng trong huấn luyện phát triển tố chất sức mạnh
Giáo viên có trình độ trên đại học (16 người)
Giáo viên, HLV có trình độ đại học và thâm niên công tác trên 20 năm (9 người)
Giáo viên, HLV có trình độ đại học và thâm niên công tác dưới 20 năm (5 người)
30% tốc độ đòn chân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, luận án tiến hành phỏng vấn 30 giáo viên, các chuyên gia, các giảng viên, HLV hiện đang làm công tác huấn luyện, giảng dạy môn võ thuật CAND trên phạm vi toàn quốc Cơ cấu và tỷ lệ thành phần của đối tượng phỏng vấn được thể hiện trong biểu đồ 3.1:
BIỂU ĐỒ 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN
LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ ĐÒN CHÂN CHO NAM HỌC VIÊN TRƯỜNG
TRUNG CẤP CẢNH SÁT VŨ TRANG
BẢNG 3.27 KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ ĐÒN CHÂN MÔN VÕ THUẬT CAND CHO NAM HỌC
VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT VŨ TRANG (n = 30)
Kết quả phỏng vấn theo mức độ ưu tiên Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 n % n % n % n %
Kết quả phỏng vấn theo mức độ ưu tiên Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 n % n % n % n %
Nội dung phỏng vấn là xác định mức độ ưu tiên của các bài tập ở 3 mức: Ưu tiên 1 - Bài tập quan trọng; Ưu tiên 2 - Bài tập bình thường; Ưu tiên 3 - Bài tập không quan trọng Ngoài ra, luận án còn căn cứ vào kết quả phỏng vấn để lựa chọn những bài tập đặc trưng tiêu biểu cho từng yếu tố đặc trưng của tố chất sức mạnh tốc độ Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.27 cho thấy:
Cả 61/61 bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn chân của luận án đưa ra đều được các ý kiến lựa chọn đồng ý với tỷ lệ từ 70.00% trở lên, phần lớn đều xếp ở mức ưu tiên 1 Trong các bài tập được HLV, chuyên gia lựa chọn ít bài tập thể lực liên hoàn, với các dụng cụ, mà chú trọng các bài tập phát triển thể lực riêng lẻ Điều này phù hợp với thực tiễn hiện nay các nhà trường vì chưa có phòng tập có các dụng cụ liên hoàn bổ trợ huấn luyện phát triển tố chất sức mạnh tốc độ.
Qua khảo sát thực tiễn bằng phỏng vấn, luận án đã chọn được 61 bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn chân cho đối tượng nghiên cứu Danh mục tên các bài tập, nội dung, phương pháp thực hiện, lượng vận động của các bài tập lựa chọn được trình bày ở phụ lục 3 của luận án gồm các nhóm bài tập sau:
A Nhóm bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chung (29 bài tập).
Các bài tập với lực với đàn hồi (7 bài tập).
Các bài tập với dụng cụ nặng (6 bài tập).
Các bài tập di chuyển, bật, chạy trên thảm (8 bài tập).
Các bài tập bật, chạy ngoài sân vận động (7 bài tập)
Các bài tập dẻo - lưng - bụng (2 bài tập).
B Nhóm bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn (28 bài tập).
Các bài tập tấn công kỹ thuật đơn chân sau (3 bài tập)
Các bài tập tấn công kỹ thuật đơn chân trước (4 bài tập).
Các bài tập tấn công kỹ thuật phối hợp (6 bài tập).
Các bài tập phản công kỹ thuật đơn chân sau (5 bài tập).
Các bài tập phản công kỹ thuật đơn chân trước (2 bài tập).
Các bài tập thi đấu tình huống (3 bài tập).
Các bài tập thi đấu quy ước (3 bài tập).
Các bài tập thi đấu tự do tính điểm (2 bài tập).
C Nhóm các bài tập phản xạ (4 bài tập)
Các bài tập phản xạ chuyên môn: (2 bài tập).
Các bài tập phản xạ tín hiệu (2 bài tập).
Như vậy, qua khảo sát ý kiến các chuyên gia bằng hình thức phỏng vấn gián tiếp, luận án đã lựa chọn được 61 bài tập chuyên môn ứng dụng trong huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang Nội dung, phương pháp thực hiện, khối lượng và cường độ vận động, quãng nghỉ của các bài tập lựa chọn được trình bày ở phần phụ lục 2 của luận án.
3.2.2 Ứng dụng, xác định hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang
3.2.2.1 Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
Toàn bộ quá trình thực nghiệm sư phạm của luận án được tiến hành trong thời gian 12 tháng (từ tháng 03/2018 đến tháng 03/2019) Đối tượng thực nghiệm sư phạm của luận án bao gồm 40 nam học viên hiện đang học năm thứ 2 (Khóa 13) tại trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, được luận án lựa chọn và ngẫu nhiên chia làm 2 nhóm:
- Nhóm thực nghiệm: bao gồm 20 nam học viên (Khóa 13) trường
Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được của luận án, cho phép đi đến một số kết luận sau:
1 Luận án đã đánh giá được thực trạng sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang thông qua hệ thống 10 test và 5 chỉ số động lực của 03 kỹ thuật đòn chân (Kỹ thuật đánh gối dọc, kỹ thuật đạp trước (đạp cước tiền), kỹ thuật đá móc hai chân) Kết quả cho thấy sức mạn tốc độ đòn chân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang còn thấp so với tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân đã được xây dựng, đồng thời sức mạnh tốc độ đòn chân của các nam học viên còn khá phân tán, không đồng đều ở các thời điểm kiểm tra (ban đầu và sau 1 năm tập luyện).
2 Luận án đã lựa chọn được 61 bài tập chuyên môn cơ bản thuộc 03 nhóm bài tập nhằm ứng dụng trong giảng dạy - huấn luyện phát triển tố chất sức mạnh tốc độ đòn chân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, cụ thể các nhóm bài tập bao gồm:
A Nhóm bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chung (29 bài tập).
Các bài tập với lực với đàn hồi (6 bài tập).
Các bài tập với dụng cụ nặng (6 bài tập).
Các bài tập di chuyển, bật, chạy trên thảm (8 bài tập).
Các bài tập bật, chạy ngoài sân vận động (7 bài tập)
Các bài tập dẻo - lưng - bụng (2 bài tập).
B Nhóm bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn (28 bài tập).
Các bài tập tấn công kỹ thuật đơn chân sau (3 bài tập)
Các bài tập tấn công kỹ thuật đơn chân trước (4 bài tập).
Các bài tập tấn công kỹ thuật phối hợp (6 bài tập).
Các bài tập phản công kỹ thuật đơn chân sau (5 bài tập).
Các bài tập phản công kỹ thuật đơn chân trước (2 bài tập).
Các bài tập thi đấu tình huống (3 bài tập).
Các bài tập thi đấu quy ước (3 bài tập).
Các bài tập thi đấu tư do tính điểm (2 bài tập).
C Nhóm các bài tập phản xạ (4 bài tập)
Các bài tập phản xạ chuyên môn: (2 bài tập).
Các bài tập phản xạ tín hiệu (2 bài tập).
Qua thực nghiệm sư phạm 12 tháng đã xác định rõ được hiệu quả của hệ thống bài tập đã chọn ứng dụng trong giảng dạy - huấn luyện để phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các test(với ttính > tbảng ở ngưỡng xác xuất P < 0.05) và xếp loại tổng hợp đánh giá sức mạnh cho đối tượng nghiên cứu ( 2 tính > 2 bảng ở ngưỡng xác xuất P < 0.05).
Kiến nghị
Từ những kết quả nêu trên của quá trình nghiên cứu cho phép đi đến một số kiến nghị sau:
1 Hệ thống 61 bài tập chuyên môn ứng dụng trong phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân mà quá trình nghiên cứu của luận án đã chọn, có thể được coi là các bài tập chuyên biệt ứng dụng trong giảng dạy - huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân trong môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang Đồng thời các bài tập này có thể được sử dụng rộng rãi trong công tác huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân cho nam học viên khối các trường CAND nhằm nâng cao hiệu quả quá trình giảng dạy - huấn luyện.
2 Hệ thống 10 test sư phạm, 5 chỉ số động lực học của 03 kỹ thuật, các bảng phân loại, bảng điểm và tiêu chuẩn tổng hợp có thể được coi là các nội dung, tiêu chuẩn áp dụng trong quá trình đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ đòn chân trong môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấpCảnh sát vũ trang.
3 Trong giảng dạy - huấn luyện, kiểm tra - đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ đòn chân trong môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, cần xem xét, theo dõi về nhịp độ tăng trưởng của các test, các chỉ số động lực học, nếu có sự chững lại về nhịp độ tăng trưởng phải có điều chỉnh phù hợp khoa học về chương trình, kế hoạch và lượng vận động trong giảng dạy - huấn luyện.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.
1 TS Nguyễn Duy Quyết, ThS Nguyễn Văn Long (2021), Xây dựng tiêu chuẩn đo lường các thông số động lực học đánh giá sức mạnh tốc độ các kỹ thuật đòn chân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, Tạp chí Khoa học Đào tạo và Huấn luyện thể thao, (Số 03/2021), Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, tr 60 - tr 64.
2 TS Nguyễn Duy Quyết, ThS Nguyễn Văn Long (2021), Đặc điểm diễn biến sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân của nam học viên Trung cấp Cảnh sát vũ trang sau 1 năm tập luyện, Tạp chí Khoa học và đào tạo thể dục thể thao, (Số 03/2021), Trường Đại học TDTT Thành Phố Hồ Chí Minh, tr 37 - tr 40.
3 TS Nguyễn Duy Quyết, NCS Nguyễn Văn Long (2021), Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, Tạp chí Khoa học thể thao, (Số 03/2021), Viện Khoa học Thể dục Thể thao, tr 82 - tr 86.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt:
1 Cao Hoàng Anh (2000) “Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực cho nam võ sinh Karatedo lứa tuổi 15 - 16”, Luận văn Thạc sĩ
Khoa học giáo dục, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
2 Hà Mười Anh (2019), Nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công trong môn võ thuật Công an cho sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
3 Nguyễn Ngọc Anh, Trần Kim Tuyến, Lý Đức Trường (2017) Giáo trình Pencak Silat, Nxb TDTT, Hà Nội.
4 Aulic I.V (1982), Đánh giá trình độ luyện tập thể thao, Nxb TDTT, Hà
5 B.K.Bansevich (1984), Các nguyên tắc về phương pháp trong thử nghiệm sư phạm nhằm tuyển chọn và dự báo trong thể dục thể thao, Nxb TDTT, Matxcơva.
6 Nguyễn Đương Bắc (2000) “Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao khả năng phối hợp vận động cho nam sinh viên chuyên sâu võ Karatedo trường Đại học TDTT I”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
7 Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết 40-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày
08/01/2004 quy định mới về các biện pháp của ngành Công an,
Bộ Chính trị, Hà Nội
8 Bộ Công an (2006), Chỉ thị số 10/CT/2006 - BCA (X11) ngày
15/11/2006 về tăng cường công tác huấn luyện quân sự, võ thuật trong lực lượng CAND, Bộ Công an, Hà Nội.
9 Bộ Công an (2008), Quy định về huấn luyện quân sự, võ thuật trong
Công an nhân dân, (Ban hành kèm theo Quyết định số 656/2008/
QĐ- BCA(X11) ngày 05/6/2008 của Bộ trưởng Bộ
Công an, Bộ Công an, Hà Nội.
10 Bộ Công an (2012), Chỉ thị số 08/CT-BCA-X11 ngày 21/09/2012 về tăng cường công tác điều lệnh và huấn luyện quân sự, võ thuật trong CAND, Bộ Công an, Hà Nội.
11 Bộ Công an (2014), Chỉ thị số 13/CT - BCA ngày 28/10/2014 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo trong Công an nhân dân, Bộ Công an, Hà Nội.
12 Bộ Tổng tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng (2000), Giáo trình huấn luyện chiến sỹ mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
13 Bộ Tổng tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng (2001), Võ tay không trong huấn luyện thể lực, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
14 Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Học viện Biên phòng (2007), Giáo trình võ thuật, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
15 Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, Sở TDTT thành phố Hồ Chí Minh.
16 Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao, Nxb TDTT thành phố Hồ Chí Minh.
17 Nguyễn Đình Chấp (2017), Giáo trình Võ thuật Công an nhân dân nâng cao, Nxb CAND, Hà Nội.
18 Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn
(2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
19 Trần Đức Dũng, Đồng Văn Triệu, Bùi Quang Hải (2007), Lượng vận động và lập kế hoạch trong huấn luyện và thi đấu thể thao Nxb
20 Daxiorơxki V.M (1978), Các tố chất thể lực của VĐV, Nxb TDTT, Hà
21 Trần Đức Dũng, Lưu Quang Hiệp, Lý Đức Trường (2003), Giáo trình
Pencak Silat, Nxb TDTT, Hà Nội.
22 Goikhơman P.N (1978), Các tố chất thể lực của vận động viên, Nxb
TDTT, Hà Nội, Dịch: Nguyễn Quang Hưng.
23 Ngô Hải Hà (2018), Xây dựng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong giảng dạy môn Võ thuật CAND tại Học viện An ninh nhân dân, Đề tài KHCN cấp cơ sở, Học viện An ninh nhân dân
24 Vũ Sơn Hà (2002), Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả các kỹ thuật chân cho nam võ sinh Karatedo lứa tuổi 16 - 18.
25 Bùi Quang Hải, Vũ Chung Thủy, Nguyễn Kim Xuân (2015), Tuyển chọn vận động viên thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
26 Nguyễn Thanh Hải (2010), Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh môn võ thuật cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học TDTT
27 Nguyễn Thanh Hải, Bùi Trọng Phương, Nguyễn Văn Trọng, Chử Hồng
Sơn (2017), Tập bài giảng môn võ thuật Công an nhân dân, Học viện An ninh nhân dân, Hà Nội.
28 Harre D (1996), Học thuyết huấn luyện, Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi
Thế Hiển, Nxb TDTT, Hà Nội.
29 Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học thể dục thể thao,
30 Lưu Quang Hiệp, Lê Đức Chương, Vũ Chung Thuỷ, Lê Hữu Hưng
(2000), Y học thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
31 Lưu Quốc Hưng, Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Anh Tú (2014), Giáo trình
Quyền anh, Nxb TDTT, Hà Nội.
32 Trần Tuấn Hiếu (2006), Xây dựng kế hoạch huấn luyện cho VĐV
Karatedo , Nxb TDTT, Hà Nội.
33 Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Đương Bắc (2001), Giáo trình Karatedo,
34 Trần Tuấn Hiếu (2003), Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ của vận động viên Karatedo (từ 12 - 15 tuổi), Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội.
35 Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, Nxb
36 Ivanôv V.X (1996), Những cơ sở của toán học thống kê, Dịch: Trần Đức Dũng, Nxb TDTT, Hà Nội.
37 Lê Nguyên Long, Bùi Trường Giang (2003), Huấn luyện Boxing, Nxb
38 Matveép L (1968), Những vấn đề phân chia thời kỳ tập luyện thể thao, tập 1, Nxb Y học và TDTT, Hà Nội.
39 Mensicov V.V, Volcov N.I (1997), Sinh hoá học thể dục thể thao,
Dịch: Lê Quý Phượng, Vũ Chung Thuỷ, Nxb TDTT, Hà Nội.
40 Mai Văn Muôn, Lê Anh Thơ, Chu Quang Trứ, Ngô Xuân Bính (1991),
Lược sử võ cổ truyền Việt Nam, Nxb TDTT, Hà Nội.
41 Đặng Thị Hồng Nhung (2011), Nghiên cứu tố chất thể lực chuyên môn để nâng cao hiệu quả một số kỹ thuật tấn công của VĐV nữ Karatedo đội tuyển quốc gia, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội.
42 Nôvicôp, Matvêep (1980), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất,
43 Ozolin M.G (1980), Hệ thống huấn luyện thể thao hiện đại, Nxb
44 Philin V.P (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Dịch: Nguyễn
Quang Hưng, Nxb TDTT, Hà Nội.