1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.

247 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 247
Dung lượng 556,12 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.1. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về giáo dục, đào tạo và võ thuật CAND trong thời kỳ đổi mới (16)
    • 1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu (24)
      • 1.2.1. Các khái niệm (24)
      • 1.2.2. Một số quan điểm về chất lượng giáo dục (27)
      • 1.2.3. Quan niệm chất lượng giáo dục của Việt Nam (31)
    • 1.3. Cơ sở lý luận về đánh giá chất lượng giảng dạy (33)
    • 1.4. Khái quát về võ thuật CAND (45)
      • 1.4.1. Giới thiệu sơ lược về Học viện ANND (45)
      • 1.4.2. Khái niệm, vị trí, vai trò và đặc điểm môn võ thuật CAND (45)
      • 1.4.3. Phân loại và một số đặc trưng của môn võ thuật CAND (51)
    • 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy võ thuật trong lực lượng CAND (52)
    • 1.6. Những công trình nghiên cứu có liên quan (56)
      • 1.6.1. Các công trình nghiên cứu trong nước (56)
      • 1.6.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước (60)
      • 1.6.3. Những nghiên cứu về đánh giá hoạt động giảng dạy trong các trường đại học ở Việt Nam và trên thế giới (64)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU. .53 2.1. Phương pháp nghiên cứu (68)
    • 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu (68)
    • 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm (68)
    • 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm (70)
    • 2.1.4. Phương pháp phân tích SWOT (71)
    • 2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm (72)
    • 2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm (75)
    • 2.1.7. Phương pháp toán học thống kê (77)
    • 2.2. Tổ chức nghiên cứu (78)
      • 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu (78)
      • 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu (78)
      • 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu (78)
      • 2.2.4. Thời gian nghiên cứu (78)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN (80)
    • 3.1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND (80)
      • 3.1.1. Thực trạng về đội ngũ giảng viên võ thuật CAND tại Học viện ANND . 65 3.1.2. Thực trạng về phương pháp giảng dạy và hoạt động kiểm tra đánh giá học môn võ thuật CAND tại Học viện ANND (80)
      • 3.1.3. Thực trạng về những vấn đề liên quan đến công tác giảng dạy võ thuật (88)
      • 3.1.4. Thực trạng kết quả học tập môn võ thuật CAND của sinh viên tại Học viện ANND (97)
      • 3.1.5. Bàn luận kết qua mục tiêu 1 (97)
    • 3.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND (104)
      • 3.2.1. Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy môn võ thuật (104)
      • 3.2.2. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy môn võ thuật (113)
      • 3.2.3. Kết quả phân tích SWOT về thực trạng chất lượng giảng dạy võ thuật (128)
      • 3.2.4. Bàn luận mục tiêu 2 (132)
    • 3.3. Lựa chọn và đánh giá giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND (141)
      • 3.3.1. Lựa chọn và xây dựng nội dung giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND (142)
      • 3.3.2. Lựa chọn tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho (161)
      • 3.3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND (175)
      • 3.3.4. Bàn luận mục tiêu 3 (201)
  • KẾT LUẬN (66)

Nội dung

Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về giáo dục, đào tạo và võ thuật CAND trong thời kỳ đổi mới

Giai đoạn trước đổi mới, Đảng ta chưa ban hành nghị quyết Trung ương có tính chuyên đề về giáo dục và đào tạo Đường lối và các chính sách của Đảng về lĩnh vực này được thể hiện trong các văn kiện của các đại hội Đảng và các nội dung được đưa vào các nghị quyết về các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Nghị quyết Đại hội IV nêu rõ: “ Tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước; phát triển giáo dục phổ thông; sắp xếp, từng bước mở rộng và hoàn chỉnh mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; phát triển rộng rãi các trường dạy nghề” Để cụ thể hoá thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, ngày 11-1-1979 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 14-NQ/TW “về cải cách giáo dục”. Đây là nghị quyết đầu tiên về chuyên đề giáo dục sau khi đất nước được thống nhất, có nhiều vấn đề cần cụ thể hoá bằng các chính sách, các đề án để thực hiện, từ xác định mục tiêu cụ thể, sắp xếp lại cơ cấu hệ thống cho đến vấn đề biên soạn sách giáo khoa thống nhất cho các cấp học bậc học.

Nghị quyết Đại hội VI xác định: Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội Sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục đại học và chuyên nghiệp, trực tiếp góp phần vào việc đổi mới công tác quản lý kinh tế và xã hội Mở rộng và củng cố các trường, các lớp dạy nghề để đào tạo, bồi dưỡng công nhân lành nghề, phát triển các trung tâm dạy nghề rộng rãi cho thanh niên và nhân dân lao động Đi đôi với việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn và năng lực thực hành, cần coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng. Đến Nghị quyết Đại hội VII nêu rõ: Mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Ngày 14- 1- 1993, Đảng ta ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW, “Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đảng ta, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có kỳ họp riêng bàn về một số vấn đề xã hội, trong đó tập trung xem xét sâu rộng vấn đề giáo dục và đào tạo và ra Nghị quyết về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đây là Nghị quyết đáp ứng lòng mong đợi từ lâu của toàn Đảng, toàn dân ta, nhất là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên trong cả nước, về việc xác định quan điểm, chủ trương, chính sách, biện pháp tiếp tục phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục.

Có thể nói, những quan điểm nói trên là những tư tưởng chỉ đạo rất quan trọng cho sự phát triển giáo dục nước ta trong những năm đầu trong thời kỳ đổi mới Đặc biệt, Nghị quyết đã nêu rõ tư tưởng mới hết sức quan trọng: đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển Nhiều năm trước đây, đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội Từ đây, đầu tư cho giáo dục là đầu tư để phát triển con người, phát triển sản xuất, phát triển xã hội Vì vậy, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định: “Tăng dần tỷ trọng chi trong ngân sách cho giáo dục và đào tạo Huy động các nguồn đầu tư trong nhân dân, viện trợ của các tổ chức quốc tế, kể cả vay vốn của nước ngoài để phát triển giáo dục”. Đến Đại hội VIII, về giáo dục và đào tạo, Nghị quyết nhấn mạnh với những nội dung chủ yếu: cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả Phương hướng chung của lĩnh vực giáo dục, đào tạo trong 5 năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, có việc làm; khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong giáo dục và đào tạo. Đến Đại hội IX, Nghị quyết nhất mạnh “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.

Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương Xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực theo phương thức kết hợp học tập trung, học từ xa, học qua máy tính

Tổng kết cải cách giáo dục, xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách của Nhà nước về giáo dục, đào tạo Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các loại hình trường lớp giáo dục và đào tạo. Nâng dần tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo Động viên đúng mức sự đóng góp của mỗi nhà, mỗi người, đồng thời thu hút nguồn đầu tư từ các cộng đồng, các giới, trong và ngoài nước cho giáo dục, đào tạo Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.

Các văn kiện quan trọng của Đảng trong các giai đoạn trước đây, Cương lĩnh năm 2011 đã đưa ra những quan điểm, định hướng lớn về phát triển giáo dục và đào tạo: "Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội" [13] Theo Hội đồng Lý luận Trung ương, các quan điểm trên không chỉ thể hiện sự phát triển về tư duy, nhận thức, kế thừa chủ trương nhất quán của Đảng ta qua các giai đoạn lịch sử, coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo, mà còn là vấn đề mang tính chiến lược xuyên suốt, bám sát xu thế phát triển của nhân loại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, luôn đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 xác định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt" [13] Các văn kiện quan trọng khác của Đảng, Nhà nước trong nhiệm kỳ Đại hội XI, XII tiếp tục cụ thể hóa chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo Hội nghị Trung ương 6 khóa XI khẳng định: "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách", đòi hỏi phải: đổi mới tư duy, đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; cơ chế quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm trong toàn hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp tục cần được cụ thể hóa trong từng giai đoạn.

Sau 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, đặc biệt là

10 năm thực hiện Cương lĩnh năm 2011, 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, giáo dục và đào tạo nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Chất lượng từng bước được nâng lên, hệ thống giáo dục quốc dân tiếp tục được hoàn thiện, mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo tiếp tục được mở rộng ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học Vai trò, vị trí các cơ sở giáo dục, nhất là giáo dục đại học trong hệ thống dần được khẳng định, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm được đề cao; chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện, hệ thống chương trình đã được đổi mới, chú trọng phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh; phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực cũng được chú trọng Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên được đẩy mạnh Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế các khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong giáo dục và đào tạo Hợp tác quốc tế được tăng cường theo hướng chủ động, tích cực đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành giáo dục, cũng như yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế của đất nước. Đồng thời với những thành tựu, giáo dục và đào tạo vẫn còn không ít những hạn chế về nhận thức và tổ chức thực hiện cần sớm được khắc phục. Nhận thức về triết lý giáo dục Việt Nam trong thời kỳ mới, vai trò và sứ mệnh của giáo dục chưa đủ sâu sắc, chưa làm rõ được tính ưu việt của nền giáo dục cách mạng, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện, công cụ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin chưa thực sự hiệu quả; vấn đề rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng học tập, kỹ năng giải quyết vấn đề ở một số nhà trường vẫn chưa thật sự được chú trọng Nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy ở nhiều cơ sở giáo dục đại học chưa được hiện đại hóa tương xứng, còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa thực sự chú ý kỹ năng mềm cho người học Đầu tư cho giáo dục chưa theo kịp yêu cầu phát triển Công tác quản lý cơ sở giáo dục nước ngoài, cơ sở liên kết giáo dục còn gặp nhiều khó khăn Chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao tuy đã được cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước

Những kết quả và hạn chế trong giáo dục và đào tạo của nhiệm kỳ Đại hội XII đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, với nhiều điểm mới [14], [15].

Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quan tâm chăm lo, coi giáo dục, đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Phát triển giáo dục và đào tạo là góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Là lực lượng vũ trang cách mạng, “thanh kiếm và lá chắn” bảo vệ Đảng,Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân; dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng Công an nhân dân (CAND) luôn xác định giáo dục, đào tạo là nhân tố quyết định tới nhiệm vụ xây dựng lực lượng CAND cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Với quan điểm ấy, kế thừa thành tựu đã đạt được của giáo dục, đào tạo CAND trong suốt chiều dài lịch sử, quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương, những năm gần đây, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành Nghị quyết số 17-NQ/ĐUCA và Chỉ thị số 13/CT-BCA ngày 28-10-2014 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong CAND; ngoài ra, hằng năm đều ban hành chỉ thị về nhiệm vụ công tác trọng tâm năm học trong

CAND Theo đó, công tác giáo dục, đào tạo CAND đã đạt được những kết quả tích cực: Nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy không ngừng được đổi mới, bảo đảm tính khoa học, hiện đại, góp phần nâng cao tính chủ động và khả năng tự học, tự nghiên cứu của học viên, qua đó chất lượng giáo dục và đào tạo từng bước được nâng cao.

Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Các quan điểm tiếp cận về giải pháp

Trong các văn bản của Đảng, Nhà nước về TDTT có đề cập đến khái niệm giải pháp, nhưng cũng chưa được hệ thống hóa đầy đủ mà chỉ nhấn mạnh các giải pháp cấp bách, quan trọng.

Trong các tài liệu chính thống về quản lý TDTT ở nước ta vẫn chưa đề cập một cách đầy đủ, rõ ràng về khái niệm giải pháp Trong nhiều tài liệu quản lýTDTT, các tác giả mới chỉ đề cập đến việc ứng dụng các phương pháp quản lý vào quá trình quản lý vì phương pháp mới chỉ định hướng chưa nói lên cách thức cụ thể là làm như thế nào, làm bằng cách nào? Giữa phương pháp và thực tiễn quản lý còn có khoảng cách Phương pháp giúp cho lựa chọn các giải pháp đúng hướng, đúng quy luật, nguyên tắc quản lý Do đó, mỗi phương pháp có nhóm giải pháp Việc lựa chọn giải pháp nào phù hợp do các yếu tố sau đây quyết định [6], [9].

Yếu tố tình thế là yếu tố hiện trạng của quá trình quản lý khác đây là tình trạng nội lực, ngoại lực hay khách quan, chủ quan trong quản lý.

Yếu tố mục tiêu quản lý cần đạt ở mức độ, phạm vi nhất định.

Sự thông minh, sáng tạo của người quản lý chủ thể đây thuộc lĩnh vực quản lý. Để có thể tiếp cận cơ sở lý luận các giải pháp quản lý trước tiên ta phải xác định, tìm hiểu phạm trù của giải pháp quản lý Theo “Từ điển quản lý xã hội” của tác giả Nguyễn Tuấn Dũng, Đỗ Minh Hợp có đề cập đến khái niệm giải pháp quản lý xã hội như sau: “Giải pháp quản lý xã hội là phương tiện, hành vi thực hiện sự tác động bằng quản lý; phương thức biểu thị các mối quan hệ quản lý Xét về bản chất của mình, giải pháp quản lý xã hội là dự án được xây dựng, thông qua và ghi nhận về mặt hình thức – dự án, về những cải tạo xã hội về sự điều tiết chung trong điều kiện lịch sử cụ thể” [11].

Như vậy, từ các quan điểm tiếp cận nêu trên thì các giải pháp bản chất là những phương pháp, phương tiện, hành vi, công cụ được tác động sử dụng thông qua quản lý theo một lộ trình quy định Các phương tiện, hành vi, công cụ này thể hiện ở hình thức là các chương trình và dự án được thực hiện trong một phạm vi lộ trình xác định để đạt được mục tiêu quản lý Như vậy, nói một cách dễ hiểu các giải pháp là những chương trình, dự án được sử dụng như một phương pháp quản lý để đạt mục tiêu quản lý đề ra.

Trên các cơ sở, quan điểm nêu trên, đề tài xác định khái niệm giải pháp như sau: Giải pháp là những phương pháp cụ thể, là cách thức thực hiện các phương pháp Giải pháp là cụ thể hóa các phương pháp hay ứng dụng các phương pháp vào thực tiễn quản lý.

Trong một phương pháp có nhiều giải pháp cụ thể, mặt khác một giải pháp cụ thể có thể đại diện cho nhiều phương pháp khác nhau Như vậy, giữa phương pháp và giải pháp có sự tương đồng nhưng không phải đồng nghĩa với nhau. Một nhóm giải pháp cụ thể tổng hợp thành phương pháp quản lý.

Theo quan điểm phân tích hệ thống các giải pháp quản lý hợp thành một hệ thống các giải pháp Trong một giải pháp lớn có cả hệ thống giải pháp con (hệ thống con) hay giải pháp thành phần Cả hệ thống giải pháp con tác động để hình thành và phát triển thành giải pháp lớn.

Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm nâng cao được hiểu là làm tăng thêm

[28] Trong đề tài luận án này sử dụng khái niệm “giải pháp” với ý nghĩa là cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó để nâng cao chất lượng giảng dạy, tức là làm tăng giá trị của các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác giảng dạy môn GDTC cho sinh viên.

Hiện nay thế giới đang ở trong thời đại của những cuộc cách mạng về chất lượng, bởi vì chất lượng là vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất Vậy chất lượng là gì? “Chất lượng” là một khái niệm phức tạp, đa chiều Mỗi người có thể đưa ra những quan niệm hay định nghĩa khác nhau về chất lượng Khái niệm “chất lượng” có thể hiểu được, nhưng khó giải thích và diễn đạt một cách đầy đủ và rõ ràng [42]

Dưới đây là một số cách hiểu về khái niệm “chất lượng”:

Chất lượng là sự xuất sắc, là tuyệt hảo, là giá trị vật chất, là sự biến đổi về chất, là sự phù hợp với mục tiêu đề ra và là sự đáp ứng nhu cầu.

Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác [40].

Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật hoặc là cái tạo nên bản chất sự vật, làm sự vật này khác sự vật kia.

Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản [42].

Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có trong đó yêu cầu được hiểu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc (Định nghĩa của ISO 9000 – 2000).

Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn (TCVN – ISO 8402).

Cơ sở lý luận về đánh giá chất lượng giảng dạy

Đánh giá chất lượng giáo dục:

Chất lượng giáo dục đại học như đã trình bày ở phần trên, là một khái niệm động, đa chiều, và gắn với các yếu tố chủ quan thông qua quan hệ giữa người và người Do vậy không thể dùng một phép đo đơn giản để đánh giá và đo lường chất lượng trong giáo dục đại học.

Trong giáo dục đại học người ta thường dùng một bộ thước đo bao gồm các tiêu chí và các chỉ số ứng với các lĩnh vực trong quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ cộng đồng của các trường đại học Bộ thước đo này có thể dùng để đánh giá đo lường các điều kiện đảm bảo chất lượng, có thể đánh giá đo lường bản thân chất lượng đào tạo của một trường đại học Các chỉ số đó có thể là chỉ số định lượng, tức là đánh giá và đo được bằng điểm số Cũng có thể có các chỉ số định tính, tức là đánh giá bằng yếu tố chủ quan của người được đánh giá.

Việc đánh giá, đo lường chất lượng có thể được tiến hành bởi chính giáo viên giảng dạy, sinh viên của trường nhằm mục đích tự đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như đánh giá bản thân chất lượng đào tạo của trường mình Việc đánh giá, đo lường chất lượng cũng có thể được tiến hành từ bên ngoài do các cơ quan hữu quan thực hiện với các mục đích khác nhau như khen, chê, xếp hạng, khuyến khích tài chính, kiểm định công nhận Dù đối tượng của việc đo lường, đánh giá chất lượng là gì và chủ thể của việc đo lường, đánh giá là ai thì việc đầu tiên, quan trọng nhất vẫn là xác định mục đích của việc đo lường, đánh giá Từ đó mới xác định được việc sử dụng phương pháp cũng như các công cụ đo lường tương ứng.

Ngày 04 tháng 3 năm 2014, Bộ GD&ĐT ra quyết định số: 06/VBHN- BGDĐT Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học đã nêu rõ: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học là mức độ yêu cầu và điều kiện mà trường đại học phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục [5]. Đánh giá chất lượng GDTC: Đánh giá chất lượng GDTC cho sinh viên về cơ bản là quá trình xác định thực hiện các mục tiêu trên thực tế của việc dạy học môn GDTC trong nhà trường; là quá trình dựa vào mục tiêu để đánh giá sự phát triển, sự tiến bộ của

SV, thành quả và giá trị của việc thực hiện kế hoạch giáo dục.

Theo tác giả Vũ Đức Văn: Mục tiêu cuối cùng đánh giá chấtlượng GDTC phải trả lời các câu hỏi chất lượng dạy học "tăng lên", "đứng yên" hay "tụt xuống,

"phù hợp" hay "chưa phù hợp", nguyên nhân và mức độ của chúng.

Trong thực tiễn, người ta có thể đánh giá chất lượng GDTC một cách trực tiếp chất lượng sản phẩm giáo dục (người học) hoặc đánh giá gián tiếp, thông qua việc đánh giá chất lượng các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và có thể kết hợp cả hai cách đánh giá nêu trên. Đánh giá trực tiếp chất lượng sản phẩm GDTC ở trường đại học: là đánh giá sự đáp ứng các yêu cầu (mục tiêu) của sản phẩm giáo dục về các mặt kiến thức, kĩ năng (đặc biệt là các kỹ năng vận động và các năng lực thể chất) và thái độ của sinh viên với các hoạt động GDTC, trước hết là trong giờ học GDTC chính khoá. Đánh giá gián tiếp chất lượng GDTC ở trường đại học: Do đánh giá trực tiếp sản phẩm giáo dục nói chung và chất lượng GDTC là việc khó, nên trong thực tế, người ta thường đánh giá chúng một cách gián tiếp thông qua đánh giá các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục, đánh giá quá trình dạy học hoặc kết hợp đánh giá một số mặt trong chất lượng sản phẩm giáo dục.

Tựu chung lại, từ những cách tiếp cận trên, luận án xác định khái niệm: Đánh giá chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND là quá trình xác định thực hiện các mục tiêu trên thực tế của việc dạy học môn võ thuật CAND trong trường ANND.

Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Trên cơ sở tìm hiểu các nghiên cứu, tham khảo các tiêu chí đánh giá giảng viên của một số trường đại học ở Mỹ, Úc, Canada tác giả Nguyễn Thị Tuyết

(2007) cũng đã đã mô tả chi tiết các tiêu chí dùng để đánh giá giảng viên trong lĩnh vực giảng dạy gồm 4 năng lực và 13 tiêu chí như sau [39]:

Năng lực 1: Thành tích trong giảng dạy (3 tiêu chí);

Năng lực 2: Số lượng và chất lượng giảng dạy (3 tiêu chí);

Năng lực 3: Hiệu quả trong giảng dạy (4 tiêu chí);

Năng lực 4: Tham gia vào đánh giá và phát triển chương trình đào tạo, tài liệu học tập (3 tiêu chí).

Khi đánh giá môn học, người ta thường lấy ý kiến sinh viên, nói cách khác là lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về việc giảng dạy của giáo viên Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để giám sát và điều chỉnh hoạt động giáo dục của giảng viên nhằm cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy Theo tác giả Phạm Xuân Thanh (2004) [32] một số tiêu chí đánh giá môn học/học phần có thể được sử dụng như sau:

Mục đích, yêu cầu môn học/học phần rõ ràng đối với sinh viên;

Môn học/học phần được giảng dạy tốt;

Nội dung môn học/học phần bổ ích đối với sinh viên;

Tài liệu học tập cho môn học/học phần được cung cấp đầy đủ;

Khối lượng chương trình học tập phù hợp với sinh viên;

Sinh viên được động viên, khuyến khích học tốt;

Sinh viên nhận được những thông tin bổ ích về sự tiến bộ của mình trong suốt quá trình học tập;

Giảng viên quan tâm đến nhu cầu nâng cao kiến thức và kỹ năng của sinh viên; Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện công bằng và khách quan [32].

Các trường đại học và cao đẳng ở châu Âu và Hoa Kỳ thường đánh giá hoạt động của giảng viên theo 3 lĩnh vực chính là: Giảng dạy, Nghiên cứu khoa học và Dịch vụ [27] Khi đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên người ta đã đưa ra 02 tiêu chí và các chỉ báo như sau:

Giảng dạy: giảng dạy trên lớp, biên soạn bài giảng, biên soạn giáo trình,… Hướng dẫn sinh viên: tư vấn cho sinh viên về chương trình học, giúp đỡ ngoài giờ lên lớp, hướng dẫn luận văn, luận án thạc sĩ và tiến sĩ,

Theo Braskamp và Ory (2000), khi đánh giá giảng viên cần phải đánh giá họ trên 04 lĩnh vực là: Giảng dạy; Nghiên cứu khoa học và hoạt động sáng tạo;Công việc dịch vụ và chuyên môn; Trách nhiệm công dân Đối với lĩnh vực giảng dạy, hai tác giả này đã đưa ra 4 tiêu chí và các chỉ số để đánh giá như sau:

Tiêu chí: Truyền đạt kiến thức

Trong các khoá học, các buổi học trên truyền hình, các hội thảo/hội nghị;

Tổ chức một khoá học (lưu giữ những thông tin về sinh viên, kinh nghiệm học tập và lập kế hoạch);

Tiêu chí: Tư vấn và hướng dẫn cho sinh viên, học viên;

Giám sát sinh viên trong các phòng thí nghiệm, các buổi học ngoài trời;

Tư vấn cho sinh viên (về nghề nghiệp, học thuật, tư vấn riêng);

Giám sát sự hỗ trợ giảng dạy;

Giám sát sinh viên trong các trải nghiệm thực hành (ngành y);

Tư vấn giám sát sinh viên trong đề tài nghiên cứu/luận văn/luận án.

Tiêu chí: Tiến hành các hoạt động học tập

Xem xét và thiết kế lại các khoá học;

Xét duyệt các chương trình học;

Thực hiện theo các tài liệu/sách giáo khoa, phầm mềm vi tính;

Hướng dẫn các chương trình học từ xa;

Tiêu chí: Giảng viên cần Đánh giá giảng dạy của đồng nghiệp;

Hướng dẫn các nghiên cứu về giảng dạy;

Các hoạt động phát triển chuyên môn.

Một số nhà khoa học cho rằng các tiêu chí cần thiết để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên bao gồm:

Sự truyền đạt kiến thức;

Kỹ năng giảng dạy và quản lý lớp;

Sự tư vấn, hướng dẫn cho sinh viên/học viên/nghiên cứu sinh;

Biên soạn bài giảng, tài liệu giảng dạy;

Hoạt động phát triển trình độ chuyên môn, học thuật [32]. Để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thì không những cần quan tâm đến lĩnh vực, tiêu chí đánh giá mà còn cần quan tâm đến việc làm sao thu thập được thông tin để đánh giá Trên cơ sở tổng hợp nhiều nghiên cứu trước đây, Goe, Bell và Little (2008) đã tóm tắt lại các nguồn sử dụng đánh giá giảng viên và đưa ra bảng 1.1 [48].

Hiện nay, cũng giống như nhiều nước trên thế giới, các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam đã và đang áp dụng một số phương thức sau để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên như:

Khái quát về võ thuật CAND

1.4.1 Giới thiệu sơ lược về Học viện ANND

Học viện An ninh nhân dân (ANND) ngày nay là cơ sở đào tạo đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (CAND), được thành lập ngày 25 tháng

6 năm 1946 với tên gọi Trường Huấn luyện Công an Học viện ANND trực thuộc Bộ Công an, là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo đa ngành, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và nâng cao Học viện đã, đang ngày càng mở rộng, phát triển, hoàn thiện đào tạo theo hướng đa ngành và chuyên sâu với 10 ngành, 12 chuyên ngành ở trình độ đại học; 04 ngành, chuyên ngành ở trình độ thạc sĩ; 02 ngành, chuyên ngành ở trình độ tiến sĩ.

Trải qua 76 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận đánh giá cao thông qua đội ngũ cán bộ được đào tạo tại Học viện, trong đó có nhiều cựu học viên đã nỗ lực phấn đấu đạt nhiều thành tích trong công tác, chiến đấu được bổ nhiệm, giữ các trọng trách của Đảng, Nhà nước và ngành Công an; hàng trăm cựu học viên đã được Nhà nước phong quân hàm cấp Tướng, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Từ một Trường Huấn luyện Công an, đến nay Học viện ANND đã vươn lên trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín của cả nước.

1.4.2 Khái niệm, vị trí, vai trò và đặc điểm môn võ thuật CAND

1.4.2.1 Khái niệm võ thuật và võ thuật CAND

Võ thuật là kĩ thuật hay phương thức dùng sức mạnh (nội lực, ngoại lực) để chiến thắng đối phương Với tư cách là một nghệ thuật vận động sản sinh ra trong đấu tranh giữa con người với thiên nhiên (các loài thú dữ), con người với kẻ thù bên ngoài (địch thủ), và con người với kẻ thù bên trong chính bản thân con người (bệnh tật), võ thuật hướng đến mục tiêu đem lại cho con người sự chiến thắng trong các cuộc chiến, rèn luyện sức khỏe, và phục vụ một số nhu cầu cần thiết tuỳ thuộc vào từng bộ môn Trải theo thời gian, võ thuật hiện đại không còn nhấn mạnh vai trò chiến đấu và chiến thắng bằng mọi giá như trước, mà đã chú trọng hơn nhiều đến các mục tiêu khác như để rèn luyện sức khỏe, thực thi quyền tự vệ chính đáng khi hữu dụng Một số môn phái được đưa ra thi đấu như những môn thể thao biểu diễn hoặc đối kháng với những điều luật khắt khe nghiêm cấm sử dụng các đòn đánh hiểm, độc.

Tuy có thể đồng nhất "Võ" và "Võ thuật", nhưng thực ra hai khái niệm ít nhiều vẫn có ranh giới "Võ" nói chung, chỉ lối đánh nhau bằng tay không hay binh khí, và đôi khi, nhằm chỉ một bộ môn đối lập với "văn"; còn "Võ thuật" lại thiên về nghệ thuật vận động hơn Theo đó “Võ thuật” đề cao phương pháp, cách thức, sự khéo léo, kĩ thuật, nghĩa là sự phát huy toàn diện sức mạnh của con người để chiến thắng mọi địch thủ mà không chỉ là những đối thủ trực diện trên sàn đấu Bên cạnh các thuật ngữ trên còn có thuật ngữ "Võ nghệ", vừa có nội hàm rất gần với thuật ngữ võ thuật, vừa mang ý nghĩa nghề nghiệp, khẳng định võ cũng là một nghề trong xã hội, nghề võ Cũng không thể không nhắc đến một khái niệm thường được các võ đường và các võ sư đề cao, thuật ngữ "Võ đạo", nhấn mạnh tính nhân văn, văn hóa trong võ thuật, khẳng định tột đỉnh của võ là văn, đằng sau võ học là cội nguồn triết học, hạt nhân đạo đức và chiều sâu tôn giáo, đồng thời đưa sự khốc liệt có tính bản chất của võ, một công cụ để tàn sát, xuống hàng thứ yếu.

Trong đời sống xã hội còn tồn tại khái niệm “Võ học”, đối lập với khái niệm “Võ biền” Võ học là khái niệm được dùng rất hạn chế trong đời sống võ thuật tại Việt Nam hiện nay Võ học chưa được xem là một ngành học chính thống trong ngành giáo dục & đào tạo Võ học là sự nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa tất cả mọi mặt của đời sống võ thuật dưới ánh sáng của các chuyên ngành khoa học (tự nhiên & xã hội) khác như vật lý học, giải phẫu học, sinh lý, sinh hóa, sinh cơ, tâm lý học, y học TDTT Hầu hết các bài viết hoặc sách, báo về võ thuật hiện nay tại Việt Nam của các võ sư hoặc HLV danh tiếng đều ít khi đề cập đến thành tựu nghiên cứu của lĩnh vực này Do đó, đời sống võ thuật Việt Nam còn khá xa lạ với các thuật ngữ, khái niệm hoặc công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về võ thuật (có lẽ có nguyên nhân sâu xa từ trình độ nhận thức, lý luận & nghiên cứu của giới võ thuật hiện nay).

“Võ thuật” là cách thức sử dụng các bộ phận trên cơ thể con người như tay, chân, các khớp khuỷu, gối, đầu, vai…và các loại vũ khí công cụ thô sơ để thực hiện các kỹ, chiến thuật tấn công và phòng ngự đạt hiệu quả cao.

Như vậy, có thể khái niệm võ thuật CAND như sau: Là phái võ được kế thừa, chắt lọc tinh hoa các môn phái võ khác nhau ở trong nước và thế giới, được lực lượng Công an nghiên cứu, tập luyện và sử dụng phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

1.4.2.2 Vị trí, vai trò và đặc điểm môn võ thuật CAND

Vị trí, vai trò võ thuật CAND:

CAND Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CAND có chức năng tham mưu cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội CAND Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an Khẩu hiệu của lực lượng từ những ngày đầu thành lập là "Bảo vệ An ninh Tổ quốc".

Vì vậy, Võ thuật CAND có vị trí quan trọng trên nhiều lĩnh vực, trong công tác xây dựng lực lượng, phục vụ đắc lực công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng CAND. Đặc điểm võ thuật CAND:

- Võ thuật CAND là một trong các môn phái võ:

Thông thường các môn phái võ thuật, bao giờ cũng đi sâu nghiên cứu các thế đứng, các đòn tấn công bằng tay, bằng chân, các động tác phòng ngự khi bị đối phương tấn công hay các cách đánh quật ngã, bắt khóa trói vv, Song mỗi một môn phái lại có một mục đích, yêu cầu sử dụng khác nhau.

Nói chung cho đến nay, các môn phái võ thuật đa phần đều phát triển theo hướng thể thao hóa, nhằm rèn luyện cho con người có khả năng vận động với cường độ cao, làm cho con người nhanh nhẹn, có sức khỏe bền bỉ, dẻo dai Vì vậy, hàng năm các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể trong nước và thế giới đã tổ chức các cuộc thi đấu các môn phái võ thuật và nó đã được đưa vào trong các kỳ đại hội thể thao trong khu vực và trên thế giới Việc rèn luyện võ thuật tạo cho con người có sức mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, lòng quả cảm và sức chịu đựng ở mức độ cao mà người bình thường không tập luyện thì không có được Đồng thời việc tập luyện võ thuật và thi đấu võ thuật còn có tác dụng giữ được những đường nét của các môn phái võ cổ truyền góp phần bảo tồn nền văn hóa riêng của mỗi dân tộc.

Võ thuật CAND có nhiều điểm giống so với các môn phái võ khác đó là đều nghiên cứu hệ thống các động tác kỹ thuật tấn công và phòng ngự, một trong những mục đích của việc tập luyện là nâng cao sức khỏe cho người học. Hơn nữa, võ thuật CAND có mối quan hệ mật thiết, có sự kế thừa chọn lọc tinh hoa của nhiều môn phái võ khác nhau Chính vì vậy, võ thuật CAND là một môn phái võ trong hệ thống các môn phái võ trong và ngoài nước Tuy nhiên, võ thuật CAND có nhiều điểm khác với nhiều môn phái võ thuật hiện nay ở trong nước và trên thế giới, nó được xây dựng và phát triển nhằm mục đích phục vụ cho yêu cầu nghiệp vụ của ngành Công an, để phòng ngừa đấu tranh, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.

Vì vậy võ thuật CAND được nghiên cứu xây dựng các thế đánh cách đánh bằng chân tay không, hoặc các vũ khí thô sơ phù hợp với đặc điểm công tác, trong từng tình huống cụ thể mà cán bộ chiến sĩ Công an phải sử dụng võ thuật để tấn công trấn áp, bắt giữ tội phạm hoặc để phòng ngự khi bị bọn tội phạm, phần tử xấu tấn công nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân, đồng đội và nhân dân.

Võ thuật CAND có vị trí quan trọng trong công tác xây dựng lực lượng CAND:

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy võ thuật trong lực lượng CAND

Hướng tới sự phát triển, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những chiến lược riêng của mình, song không một quốc gia nào trong sự phát triển lại không có sự đầu tư cho giáo dục Chất lượng giảng dạy của giảng viên được xem là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục Do đó, tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giảng viên tại nơi làm việc rất quan trọng cho sự thành công của một trường đại học Giảng viên giảng dạy có hiệu quả giúp cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần xây dựng nguồn nhân lực có trình độ phục vụ đất nước Nhiều nghiên cứu cho thấy chất lượng giảng dạy quyết định đến kết quả học tập của sinh viên và được xem là yếu tố quyết định quan trọng nhất trong việc nâng cao thành tích học tập của sinh viên [43], [44], [45].

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã theo dõi chặt chẽ thành tích của người học và xác định hiệu quả của giáo viên là kết quả lâu dài đối với sự thành công của người học [46], [47] Vai trò của giáo viên không đơn giản chỉ đứng trước lớp học và giảng dạy mà còn hỗ trợ kết nối người học, từ đó người học học tập tốt hơn thông qua quá trình giáo dục trong môi trường học tập tích hợp Nói cách khác, giáo viên giảng dạy hiệu quả không chỉ đơn thuần là dạy học mà còn kết hợp nhiều nhiệm vụ trong một tiết dạy để đảm bảo tất cả người học đều nhận được nền giáo dục có chất lượng. Để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy nói chung, giảng dạy võ thuật CAND nói riêng, luận án tiến hành nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chất lượng giảng dạy đại học nhận thấy có một số nghiên cứu có những cách tiếp cận không hoàn toàn giống nhau.

Trong nghiên cứu của mình Dương Quang Minh đã thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi đối với 124 giảng viên của 12 Khoa/Bộ môn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này, khái niệm hiệu quả giảng dạy được định nghĩa là sự đánh giá của giảng viên về năng lực của bản thân trong việc thiết kế môn học, xây dựng chiến lược giảng dạy, sử dụng công nghệ, quản lý lớp học, sự tương tác giữa các cá nhân và đánh giá kết quả học tập sinh viên Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa các yếu tố cá nhân (bao gồm giới tính,tình trạng hôn nhân, nhóm tuổi, học hàm, và trình độ chuyên môn), không có sự khác biệt giữa thành tố thâm niên giảng dạy và hiệu quả giảng dạy của giảng viên Bên cạnh đó, các yếu tố cá nhân, nguồn học liệu cho giảng dạy, văn hóa tổ chức, chế độ chính sách, và hỗ trợ của nhà quản lý đã có những ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giảng viên [23].

Nguyễn Thị Thanh Hương trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra: Chất lượng giảng dạy phụ thuộc nhiều nhân tố, trong đó trực tiếp nhất là ba nhóm nhân tố tham gia và tương tác lẫn nhau trong một giờ giảng bất kỳ, đó là người dạy, người học và môi trường, điều kiện dạy học Ba nhóm nhân tố này quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau góp phần quan trọng tạo nên kết quả/sản phẩm cuối cùng là chất lượng giảng dạy [21].

Nguyễn Thị Phương Thảo (2017), khi đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giảng viên đã tiến hành phân tích hồi qui để xác định cụ thể trọng số của từng thành phần tác động đến hiệu quả giảng dạy của giảng viên. Theo mô hình nghiên cứu lý thuyết, có 7 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giảng viên bao gồm: (1) Bản chất công việc; (2) Lương, thưởng và phụ cấp; (3) Quan hệ đồng nghiệp; (4) Quản lý, lãnh đạo; (5) Cơ hội đào tạo và thăng tiến; (6) Cơ sở vật chất; (7) Sự phản hồi và kết quả của sinh viên và thang đo hiệu quả giảng dạy của giảng viên Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy chỉ có 04 thành phần ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giảng viên Trong đó thành phần tác động mạnh nhất đến hiệu quả giảng dạy của giảng viên là thành phần Sự phản hồi và kết quả của sinh viên; thứ hai là thành phần Quan hệ đồng nghiệp; thứ ba là thành phần Cơ sở vật chất; và cuối cùng là thành phần Lương, thưởng và phụ cấp [35].

Có thể thấy rằng ba tác giả nêu trên có cùng quan điểm cho rằng yếu tố cơ sở vật chất có là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giảng dạy của giảng viên Nếu như tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo cho rằng sự phản hồi và kết quả của sinh viên (người học) là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến chất lượng giảng dạy thì tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương cũng đồng quan điểm người học là nhân tố tác động trực tiếp Hai tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo và Dương Quang Minh có đồng quan điểm kết quả học tập cũng ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương và Dương Quang Minh cùng đồng nhất quan điểm vai trò của người thầy ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy

Tựu chung lại, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy có thể chia thành năm nhóm yếu tố sau:

Nhóm thứ nhất: Các yếu tố thuộc về giảng viên gồm các nhân tố:

Phương pháp giảng dạy của giảng viên;

Năng lực, trình độ chuyên môn của giảng viên;

Tình cảm, tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp.

Nhóm thứ hai: Các yếu tố thuộc về sinh viên (người học) gồm các nhân tố:

Thái độ, ý thức học tập của sinh viên;

Trình độ tiếp thu của sinh viên;

Phương pháp học tập của sinh viên.

Nhóm thứ ba: Các yếu tố về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học gồm các nhân tố:

Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy;

Nguồn học liệu (Giáo trình, tài liệu tham khảo).

Nhóm thứ tư: Các yếu tố về nội dung giảng dạy gồm các nhân tố:

Vị trí, vai trò của môn học trong chương trình đào tạo;

Tính thiết thực, cập nhật nội dung;

Tính vừa sức của nội dung học tập.

Nhóm thứ năm: Nhóm yếu tố khách quan gồm các nhân tố:

Sự quản lý, lãnh đạo của cấp trên;

Lương, thưởng và phụ cấp

Những nhân tố trên là sự ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy những môn lý thuyết Đối với đặc thù giờ dạy môn GDTC mà cụ thể là môn võ thuật CAND ngoài những nhân tố tác động chung ra sẽ có những nhân tố đặc thù riêng, nhưng không nằm ngoài quy luật dạy và học. Đây là những cơ sở lý thuyết quan trọng để luận án triển khai giải quyết những mục tiêu nghiên cứu của luận án ở phần sau.

Những công trình nghiên cứu có liên quan

1.6.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Hiện nay những tài liệu về huấn luyện, giảng dạy và nghiên cứu khoa học lĩnh vực võ thuật ở Việt Nam được rất nhiều tác giả, nhóm tác giả nghiên cứu. Đa số các nghiên cứu tập trung nghiên cứu bài tập phát triển các tố chất thể lực, khắc phục những sai lầm thường mắc; xây dựng hệ thống test đánh giá-phân loại tố chất thể lực, tuyển chọn VĐV võ thuật; một số ít nghiên cứu về tâm lý thi đấu, khả năng phối hợp vận động của VĐV võ thuật hay nghiên giải pháp phát triển phong trào võ thuật ở địa phương Riêng nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy võ thuật mà đặc biệt hơn là giờ học võ thuật trong lực lượng CAND ở Việt Nam thì hầu như chưa có tác giả nào đề cập tới Qua tham khảo và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu ở Việt Nam thấy rằng:

Tác giả Nguyễn Đương Bắc (2005) thực hiện đề tài “Nghiên cứu các bài tập phát triển sức bền đối với VĐV nam lứa tuổi 15 - 17 (dẫn chứng ở môn Karatedo-do)” [7] cho rằng, năng lực sức bền của VĐV trong thi đấu môn võ

Karatedo là hết sức quan trong, sức bền là tiền đề đảm bảo cho VĐV giải quyết hoàn hảo những nhiệm vụ kx chiến thuật đề ra Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra những test đánh giá sức bền và hệ thống bài tập phát triển sức bền cho VĐV Karatedo trẻ Đây là công trình nghiên cứu tương đối công phu, bài bản có giá trị ứng dụng vào thực tiễn huấn luyện Karatedo.

Nguyễn Hồng Đăng (2016) trong luận án Tiến sĩ của mình “Nghiên cứu đặc trưng kỹ chiến thuật của nam VĐV Karatedo Việt Nam và giải pháp huấn luyện”[16] Luận án đã hệ thống hóa toàn bộ kỹ thuật, và đặc trưng chiến thuật trong thi đấu của Karatedo hiện đại, qua đó đã tiến hành phân tích đánh giá đặc trưng về kỹ chiến thuật của các VĐV Karatedo Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy nam VĐV Karatedo Việt Nam trong tấn công sử dụng kỹ thuật tấn công tương đối đơn giản, biến hóa không nhiều Trong hai tay là tay trước và tay sau thì dùng tay trước làm công cụ tấn công ghi điểm là chủ yếu; kỹ thuật chân biến hóa đơn giản; các đòn quét quật đã sử dụng ít, mà lại không thuần thục; tổ hợp kỹ thuật sử dụng không nhiều; khả năng tấn công liên hoàn không mạnh; năng lực tấn công lần hai yếu Trong phòng thủ kỹ thuật phòng thủ phản công tuyệt đại đa số là kỹ thuật đơn, vận dụng tổ hợp đòn ít; vận dụng kỹ thuật tay sau (gyaku zuki) là chủ yếu, các kỹ thuật đơn khác có vận dụng nhưng không đáng kể, phản công sử dụng kỹ thuật chân không mạnh Nếu như trong tấn công sử dụng chiến thuật tấn công trực diện vẫn là chính thì trong phòng thủ vận dụng chiến thuật phản sau và phản chặn trực tiếp là chủ yếu Sau khi đã chỉ ra được những ưu, nhược điểm của đối tượng nghiên cứu tác giả đã đề xuất những đối sách để cải thiện những nhược điểm còn tồn tại Lĩnh vực nghiên cứu của luận án tuy không mới nhưng nó có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong tình hình thực tế khi Karate được xác định là môn thể thao thi đấu tại Olympic 2020 Nhật Bản, và thể thao Việt Nam đang hi vọng đội tuyển Karatedo quốc gia sẽ mang lại những thành tích lớn lao cho thể thao nước nhà.

Ngoài ra còn có một số tác giả có nghiên cứu chuyên sâu về các môn võ, kết quả nghiên cứu đã tạo ra được những điểm mới trong lý luận cũng như áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn huấn luyện võ thuật như: Hoàng Văn Sơn

[31], Vũ Xuân Thành [34], Nguyễn Thế Truyền [37]

Tại Việt Nam nghiên cứu khoa học về võ thuật CAND trong khối lực lượng ANND đã có một số tác giả đề cập tới, điển hình trong số đó có thể kể đến như: Nguyễn Thanh Hải (2010), thực hiện đề tài thạc sĩ “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh môn võ thuật cho sinh viên Học viện ANND”[18] Trong công trình này, tác giả đã xác định được hệ thống bài tập phát triển sức mạnh môn võ thuật cho sinh viên Học viên ANND, có tác dụng tốt trong việc phát triển sức mạnh cho sinh viên góp phần bổ sung hoàn thiện chương trình huấn luyện giảng dạy môn võ thuật tại Học viên ANND.

Hoàng Văn Sơn (2014), “Giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện võ thuật, quân sự tại các trường CAND góp phần đấu tranh, phòng chống tội phạm bảo toàn lực lượng” [31] Trong nghiên cứu của mình tác giả đã đánh giá thực trạng về chất lượng huấn luyện võ thuật tại các trường CAND Trên cơ sở những tồn tại của thực trạng tác giả đã nghiên cứu lựa chọn ra 07 giải pháp cụ thể Kết quả nghiên cứu đã góp phần bổ sung và hoàn thiện lý luận huấn luyện võ thuật trong các trường CAND.

Nguyễn Văn Trọng (2015), “Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn trong học tập võ thuật cho sinh viên Học viên ANND”[36] Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được test đánh giá sức nhanh chuyên môn, xây dựng tiêu chuẩn phân loại sức nhanh chuyên môn và bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn của sinh viên Học viên ANND.

Ngô Hải Hà (2018), “Xây dựng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong giảng dạy môn võ thuật CAND tại Học viện ANND” [17] Trong nghiên cứu này tác giả đã xác định được hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ bằng lốp cao su cho sinh viên Học viên ANND Những kết quả nghiên cứu này đã ít nhiều góp phần phát triển tổ chất thể lực cho sinh viên đặc biệt là sức mạnh tốc độ.

Bùi Trọng Phương (2019) đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với tên đề tài “Nghiên cứu nội dung trong phương pháp tập luyện theo trạm nhằm phát triển sức mạnh cho sinh viên nam Học viện ANND trong môn võ thuật CAND”

[30] Luận án đã xây dựng được 01 bảng phân loại, 01 bảng điểm theo thang điểm 10 ở từng chỉ tiêu Hệ thống các tiêu chuẩn này đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn kiểm tra đánh giá sức mạnh cho đối tượng nghiên cứu và đã thể hiện tính hiệu quả rõ rệt Những đóng góp mới của Luận án: Luận án đã lựa chọn được 15 test đặc trưng thuộc 4 nhóm yếu tố sức mạnh thành phần, đảm bảo đủ độ tin cậy và tính thông báo cho sinh viên nam Học viện ANND trong môn võ thuật CAND, bao gồm: Nhóm sức mạnh tối đa: 03 test; Nhóm sức mạnh tĩnh lực: 02 test Nhóm sức mạnh tốc độ: 06 test Nhóm sức mạnh bền:

04 test Luận án cũng đã đánh giá được thực trạng công tác giảng dạy môn võ thuật CAND của sinh viên nam Học viện ANND, luận án chỉ ra: Trong công tác huấn luyện, giảng dạy môn võ thuật CAND ở Học viện ANND tuy đã có quan tâm tới huấn luyện sức mạnh, nhưng thời gian dành cho nó còn chưa nhiều, chủ yếu tập trung vào huấn luyện kỹ thuật cơ bản; Thiếu các bài tập chuyên môn, đặc thù để phát triển sức mạnh, số lượng bài tập phân bố không đều Trình độ sức mạnh của sinh viên Học viện ANND vẫn còn ở mức độ thấp so với tiêu chuẩn đánh giá trình độ sức mạnh mà đề tài đã xây dựng, phần nhiều vẫn còn ở mức trung bình và yếu Kết quả học tập môn võ thuật CAND của sinh viên nam Học viện ANND còn thấp Luận án đã lựa chọn được nội dung bao gồm 60 bài tập phát triển sức mạnh cho sinh viên nam Học viện

ANND, bao gồm: Bài tập sức mạnh chung:

20 bài; Bài tập sức mạnh chuyên môn: 37 bài; Bài tập thi đấu: 3 bài…

Hà Mười Anh (2019), đã hoàn thành luận án Tiến sĩ với tên đề tài

“Nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công trong môn võ thuật công an cho sinh viên Học viện CSND” [1] Luận án đã chỉ ra việc tập luyện kỹ thuật tấn công bằng tay và bằng chân là 02 nội dung quan trọng trong chương trình huấn luyện đối với sinh viên Học viện CSND Tuy nhiên thực tế cho thấy, số lượng bài tập được sử dụng trong quá trình giảng dạy 02 kỹ thuật này còn hạn chế, chưa có các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn phù hợp, do vậy đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện kỹ thuật tấn công đòn tay và chân của sinh viên Học viện CSND Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, thông qua phỏng vấn và bằng phương pháp toán học thống kê, xác định độ tin cậy của kết quả phỏng thông qua phương pháp xác định hệ số Cronbach’s Alpha, đề tài đã lựa chọn được 04 nhóm với 30 bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công cho sinh viên Học viện CSND gồm:

Nhóm 1: Nhóm bài tập kỹ thuật tấn công đòn tay (10 bài tập);

Nhóm 2: Nhóm bài tập kỹ thuật tấn công đòn chân (8 bài tập);

Nhóm 3: Nhóm bài tập phối hợp tay chân (3 bài tập);

Nhóm 4: Nhóm bài tập phát triển thể lực chuyên môn (9 bài tập).

Gần đây nhất tác giả Lê Mạnh Cường (2020) đã nghiên cứu về ảnh hưởng tập luyện môn võ thuật CAND đến thể lực nam sinh viên Học viện ANND

[10] Kết quả nghiên cứu của luận án đã lựa chọn được: 02 chỉ tiêu thể hình; 13 chỉ tiêu chức năng sinh lý của hệ vận chuyển Oxy; 04 chỉ tiêu chức năng sinh lý hệ trao đổi chất và 133 chuyển hoá năng lượng; 02 chỉ tiêu chức năng sinh lý thần kinh; 04 test đánh giá thể lực, để đánh giá ảnh hưởng của tập luyện môn võ thuật CAND tới thể lực của sinh viên Học viện ANND.

Tóm lại, tại Việt Nam hiện nay đã có một số học giả nghiên cứu về võ thuật CAND những số lượng không nhiều, hướng nghiên cứu về bài tập võ thuật nhằm phát triển tổ chất thể lực cho sinh viên trong các trường CAND là chủ yếu, chưa có học giả nào nghiên cứu một cách đầy đủ về chất lượng giảng dạy võ thuật CAND nhằm nâng cao chất lượng đào tạo võ thuật trong các trường thuộc lực lượng CAND.

1.6.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .53 2.1 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu mang tính lý luận Phương pháp này giúp cho việc hệ thống hóa các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận về quan điểm chỉ đạo của Đảng Nhà nước về giáo dục đào tạo, cơ sở lý luận đánh giá chất lượng giảng dạy nói chung, võ thuật CAND nói riêng, các giả thuyết phương pháp nghiên cứu này cho phép thu thập thêm các số liệu để kiểm chứng và so sánh với những số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu.

Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu này luận án đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chủ yếu là các nguồn tư liệu thuộc thư viện trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Thư viện Viện khoa học TDTT và các tư liệu mà cá nhân thu thập được cũng như công trình NCKH (luận văn, luận án) của các tác giả trong nước và nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt như các tài liệu trên mạng tri thức CNKI của Trung Quốc; các tạp chí chuyên ngành trong nước thuộc Viện khoa học TDTT, Đại học TDTT Bắc Ninh, Đại học TDTT TPHCM, Đại học TDTT Đà Nẵng; các tạp chí quốc tế trên hệ thống Scopus nhưJournal of Sport and Health Science, Journal of Sport & SxercisePsychology ; các kỷ yếu của các Hội nghị khoa học TDTT cũng như các tài liệu mang tính lý luận, cơ sở khoa học phục vụ cho mục đích và mục tiêu nghiên cứu của luận án Ngoài ra, phương pháp này còn giúp xây dựng cơ sở lý luận và giả thiết khoa học cho luận án; lựa chọn các phương pháp nghiên cứu;mục đích nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu và kiểm chứng kết quả của quá trình thực hiện luận án.

Phương pháp phỏng vấn tọa đàm

Phương pháp này được luận án sử dụng để tham khảo ý kiến các chuyên gia, giảng viên, HLV, sinh viên hiện đang công tác và học tập tại trường đại học, cao đẳng và học viện thuộc Bộ Công an dưới hình thức phiếu điều tra, hoặc phỏng vấn trực tiếp nhằm mục đích thu thập những cơ sở dữ liệu để đánh giá thực trạng, xác định những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy võ thuật CAND Đồng thời qua đây cũng thu thập được những dữ liệu quan trọng để xác định tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên, khảo sát và đề xuất những giải pháp Cụ thể như sau:

Sử dụng trong phỏng vấn sâu 19 nhà khoa học, chuyên gia và cán bộ quản lý của các trường trong lĩnh vực TDTT gồm Đại học TDTT Bắc Ninh, Viện khoa học TDTT, Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, khoa GDTC thuộc Đại học

Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, lược lượng CAND và 16 giảng viên võ thuật thuộc các trường, học viện thuộc lực lượng CAND như Học viện ANND, Học viện CSND, Đại học Phòng cháy chữa cháy, Trung Cấp CSND và xin ý kiến về các nội dung:

Phỏng vấn trao đổi trực tiếp về các yếu tố ảnh hưởng chất lượng giảng dạy võ thuật trong lực lượng CAND. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất và mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất trong hoạt động giảng dạy võ thuật tại Học viện ANND.

Khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên, sinh viên tại học viên ANND Lựa chọn các nguyên tắc xây dựng giải pháp.

Lựa chọn tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy võ thuật của giảng viên võ thuật tại Học viện ANND.

Luận án sử dụng thang đo 5 mức độ với những câu hỏi mô tả thái độ, nhận định của người trả lời với một vấn đề nào đó Đây là loại thang phổ biến và được tin dùng cho các cuộc khảo sát lấy ý kiến vì nó là một trong những thang đo đáng tin cậy nhất để đo lường ý kiến, nhận thức và hành vi Với những câu hỏi sử dụng thang đo 5 mức độ sẽ giúp cho tác giả có được những phản hồi chi tiết nhất có thể để từ đó có thể hiểu một cách khác quan nhất vấn đề đang được tìm hiểu. Với thang đo 5 mức độ, cách tính điểm sẽ được tính như sau:

5 điểm: Rất hiệu quả/Rất tốt/Rất ảnh hưởng

4 điểm: Hiệu quả/Tốt/Ảnh hưởng

3 điểm: Bình thường/Trung bình

2 điểm: Không hiệu quả/Không tốt/Không ảnh hưởng

1 điểm: Rất không hiệu quả/ Rất không tốt/Rất không ảnh hưởng

Kết quả phân tích sẽ dựa trên thông số thông dụng là Mean (giá trị trung bình) các phương án trả lời của đối tượng tham gia khảo sát Điểm càng gần 5 chứng tỏ mức độ đồng ý của người trả lời với nhận định đưa ra càng lớn, và ngược lại điểm càng gần 1 thì mức độ đồng ý của người trả lời càng thấp Với thang đo 5 lựa chọn này, giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5- 1)/5 = 0.8 Như vậy, những kết quả khảo sát sẽ được phân tích trên cơ sở:

1.00 – 1.80: Rất không hiệu quả/Rất không tốt/Rất không ảnh hưởng

1.81 – 2.60: Không hiệu quả/Không tốt/Không ảnh hưởng

3.41 – 4.20: Hiệu quả/Tốt/Ảnh hưởng

4.21 – 5.00: Rất hiệu quả/Rất tốt/Rất ảnh hưởng

Phỏng vấn 19 nhà khoa học, chuyên gia và cán bộ quản lý của các trường trong lĩnh vực TDTT và 16 giảng viên võ thuật thuộc các trường, học viện thuộc lực lượng CAND để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy võ thuật trong lực lượng CAND, xác định các nguyên tắc và lựa chọn giải pháp.

Phỏng vấn 300 sinh viên và giảng viên võ thuật tại Học viện ANND để tìm hiểu thực trạng công tác giảng dạy võ thuật CAND cho sinh viên tại Học việnANND, đánh giá hiệu quả ứng dụng các giải pháp.

Phương pháp quan sát sư phạm

Là phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu trong quá trình giáo dục, giáo dưỡng mà không làm ảnh hưởng đến quá trình đó, hay nói một cách khác đó là phương pháp tự giác có mục đích một hiện tượng giáo dục nào đó để thu lượm những số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng đó Chính vì vậy, khi tiến hành quan sát, tiếp cận với đối tượng nghiên cứu, luận án tiến hành quan sát ghi nhận các dấu hiệu sư phạm từ cả hai phía người dạy (giảng viên) và người học (sinh viên) để làm cơ sở khảo sát các lớp học võ thuật CAND thuộc đối tượng nghiên cứu, phát triển các bài tập chuyên môn cho sinh viên trong tập luyện Phương pháp này giúp luận án đánh giá được thực trạng quá trình giảng dạy môn võ thuật CAND, là cơ sở để thực hiện các mục tiêu của luận án.

Nội dung quan sát sư phạm được trình bày tại phục lục 9.

Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt chữ cái đầu tiên của các từ tiếng

Threats (T): Thách thức Đây là công cụ rất hữu ích khi phân tích đánh giá các yếu tố liên quan về mặt mạnh, yếu, cơ hội và thách thức để lựa chọn các giải pháp phù hợp, khả thi trong việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận án Khung phân tích SWOT được thiết kế theo mô hình sau: ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

SWOT là phương pháp nửa định tính nửa định lượng, có thể đưa ra từng cặp một cách ăn ý hoặc là sự liên kết giữa 4 yếu tố nhằm khai thác tốt nhất cơ hội có được từ bên ngoài, giảm bớt hoặc né tránh các đe dọa, trên cơ sở phát huy những mặt mạnh và khắc phục những yếu kém Trên cơ sở phân tích theo mô hình SWOT tiến hành thiết kế ma trận các nhân tố được gọi là ma trậnSWOT như trình bày dưới đây:

S - O: những nhân tố giúp sử dụng các cơ hội phù hợp với điểm mạnh W - O: những nhân tố giúp khắc phục điểm yếu để nắm bắt cơ hội

S - T: xác định các nhân tố giúp sử dụng điểm mạnh để giảm khả năng ảnh hưởng của các thách thức

W-T: gồm những nhân tố giúp xây dựng giải pháp hạn chế những điểm yếu trước của thách thức

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích SWOT nhằm mục đích phân tích và xử lý kết quả nghiên cứu để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức trong giảng dạy võ thuật CAND tại Học việnANND Làm cơ sở quan trọng lựa chọn được những giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng giảng dạy võ thuật CAND mà luận án đang nghiên cứu.

Phương pháp kiểm tra sư phạm

Được sử dụng trong quá trình đánh giá kết quả học tập môn võ thuậtCAND của sinh viên Học viện ANND trong quá trình đánh giá thực trạng kết quả học tập môn võ thuật; theo dõi kết quả học tập trước thực nghiệm và sau thực nghiệm Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng nội dung kiểm tra kết thúc học phần Võ thuật CAND 1 và Võ thuật CAND 2 do Bộ môn Võ thuật của Học viện ANND biên soạn được Khoa, Phòng Đào tạo và Nhà trường thông qua Cụ thể là:

Học phần Tên học phần Nội dung Thang điểm Tiêu chí đánh giá

Kỹ thuật võ thuật CAND

Câu 1: Tại chỗ đấm thẳng, tại chỗ đấm ngang Câu 2: Tại chỗ gạt đỡ cao, Lùi gạt chặt thấp Câu 3: Tại chỗ đã thẳng, Nhảy tiến đá thẳng Câu 4: Ghép đấm thẳng, đá thẳng

Câu 5: Ngã sấp lộn ngửa, ngã nghiêng 2 điểm/câu

- Thực hiện kỹ thuật nhanh, mạnh dứt khoát, thực hiện đúng, chuẩn từng kỹ thuật.

- Phối hợp nhịp nhành giữa các kỹ thuật

(Xem bảng đánh giá theo thang điểm ở dưới)

Chiến thuật võ thuật CAND (Tình huống chiến thuật)

Câu 1: Judo quặp cổ quật ngã, Judo xốc nách quật ngã

Câu 2: Bất ngờ giật tay đánh khuỷu, bất ngờ giật chân húc vai

Câu 3: Gỡ khoá cổ, gỡ túm áo ngực hặt.

Câu 4: Phòng ngự khi đối phương đâm dao vát thuận, Phòng ngự khi đối phương đâm xốc.

Câu 5: Phòng ngự khi đối phương vụt gậy vát thuật, Phòng ngự khi đối phương vựt gậy vát nghịch

- Thực hiện đúng tính huống, nhanh mạnh, nhuần nhuyễn và dứt khoát

- Bảo hiểm cho người phục vụ

(Xem bảng đánh giá theo thang điểm ở dưới)

- Tiêu chí đánh giá võ thuật CAND 1:

Bài kiểm tra năng lực thực hành học phần Kỹ thuật võ thuật CAND đảm đảm bảo các tiêu chí sau:

+ Thuộc bài, thực hiện đúng, chuẩn từng kỹ thuật;

+ Thực hiện kỹ thuật nhanh, mạnh dứt khoát;

+ Phối hợp nhịp nhàng giữa các kỹ thuật;

+ Động tác tự nhiên hợp lý; không giật cục, gồng cứng

Biểu điểm trên cơ sở đạt 04 tiêu chí trên: Điểm Tiêu chí

- Tiêu chí 3 động tác có lực, song sự kết hợp chưa nhuần nhuyễn

- Tiêu chí 4 còn mắc vài lỗi nhỏ.

- Tiêu chí 2 đòn đánh chưa nhanh, mạnh dứt khoát, tấn pháp còn bị mất thăng bằng, không ổn định.

- Tiêu chí 3, 4 còn mắc lỗi.

Dưới 4 - Không đạt cả 4 tiêu chí.

- Tiêu chí đánh giá võ thuật CAND 2:

Bài kiểm tra năng lực thực hành học phần Chiến thuật võ thuật CAND

(Tình huống chiến thuật) đảm đảm bảo các tiêu chí sau:

+ Thuộc bài, thực hiện đúng tính huống;

+ Thực hiện kỹ thuật nhanh, mạnh, nhuần nhuyễn và dứt khoát;

+ Bảo hiểm cho người phục vụ;

+ Động tác tự nhiên hợp lý; không giật cục, gồng cứng

Biểu điểm trên cơ sở đạt 04 tiêu chí trên: Điểm Tiêu chí

- Tiêu chí 3 còn sai sót nhỏ trong bảo hiểm cho người phục vụ

- Tiêu chí 4 còn mắc vài lỗi nhỏ.

- Tiêu chí 2 đòn đánh chưa nhuần nhuyễn, tấn pháp còn bị mất thăng bằng, không ổn định.

- Tiêu chí 3, 4 còn mắc lỗi.

Dưới 4 - Không đạt cả 4 tiêu chí.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Quá trình nghiên cứu luận án sử dụng phương pháp thực nghiệm tự đối chiếu này nhằm kiểm định tính khoa học, tính thực tiễn và tính hiệu quả của các giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND. Đối tượng thực nghiệm: Quá trình thực nghiệm được tiến hành trên 160 sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3 Học viện ANND thuộc ba chuyên ngành: Trinh sát bảo vệ an ninh xã hội; Trinh sát bảo vệ an ninh nội bộ và An ninh điều tra.

Thời gian thực nghiệm 1 năm (năm học 2020-2021): Từ tháng 9/2020 đến 7/2021 Được chia làm 2 giai đoạn

Giai đoạn 1: Từ tháng 9/2020 đến tháng 2/2021, trong giai đoạn này để căn cứ so sánh thống kê luận án tiến hành đánh giá trước thực nghiệm với sinh viên năm học thứ 3 vào đầu học phần, giữa học phần đối với sinh viên năm thứ 2.

Giai đoạn 2: Từ tháng 3/2021 đến tháng 7/2021. Địa điểm thực nghiệm: Học viện ANND.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Học viện ANND chú trọng hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo tính liên tục, thống nhất Với sự quản lý sinh viên, học viên (100% ăn ở tập trung trong học viện), cán bộ giảng viên chặt chẽ mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp nhưng nhà trường vẫn tổ chức dạy học trực tiếp một cách thích ứng để đảm bảo vừa hoàn thành chương trình, vừa phòng chống đại dịch Covid-19 Cho nên việc ứng dụng các giải pháp đã lựa chọn vào thực nghiệm cơ bản là thuận lợi, không bị ảnh hưởng và xuyên suốt trong một năm học, duy nhất có Giải pháp 9 Tăng cường các giải thi đấu võ thuật nội bộ, giao hữu với các trường

 trong lực lượng ANND, khối trường chuyên nghiệp TDTT ít nhiều bị hưởng bởi tình hình dịch bệnh Vì thế chúng tôi vẫn tiến hành thực nghiệm giải pháp này theo kế hoạch đã định nhưng vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bùng phát mạnh vào giai đoạn 2 của quá trình thực nghiệm nên luận án sẽ không tiến hành đánh giá hiệu quả, nhưng bảo lưu và đưa vào kế hoạch năm của năm học tiếp theo đồng thời tiến hành đánh giá một cách toàn diện giải pháp này khi được áp dụng Trước khi tiến hành thực nghiệm, luận án đã đề xuất với Khoa Quân sự,

Võ thuật, TDTT xin chủ trương của Ban giám đốc Học viện được phép thực nghiệm ứng dụng các giải pháp đã lựa chọn Được sự đồng ý của Ban giám đốc Học viện chúng tôi trình bày kỹ càng nội dung, cách thức thực hiện, đơn vị phối hợp các giải pháp trước thủ trưởng trực tiếp, tổ môn Võ thuật và giảng viên trong Khoa để làm rõ về nội dung và phương pháp ứng dụng từng giải pháp thực nghiệm trong thực tế cũng như hỗ trợ các giảng viên trong toàn bộ quá trình triển khai các giải pháp.

Phương pháp toán học thống kê

Sử dụng phương pháp toán thống kê nhằm mục đích tính toán và phân tích số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu đảm bảo chính xác và khách quan kết quả nghiên cứu Sử dụng các công thức toán thống kê trong Đo lường thể thao Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích số liệu bằng phần mềm StatiscPro 1.0, SPSS 16, Microsoft Excel.

Các công thức được sử dụng:

So sánh tỷ lệ quan sát bằng test 2 : 2 i i

Trong đó: Qi Là tần số quan sát

Li Là tần số lý thuyết Tính nhịp độ tăng trưởng (W%) theo công thức của S.Brody (1927).

Trong đó: W%: Nhịp độ phát triển.

Tổ chức nghiên cứu

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND

Phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài: Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện ANND.

Khách thể nghiên cứu của đề tài gồm: 35 nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý và giảng viên võ thuật CAND; và 300 sinh viên của Học viện ANND thuộc 3 chuyên ngành đang học năm thứ 2 và năm thứ 3

+ Trinh sát bảo vệ an ninh xã hội gồm 96 sinh viên;

+ Trinh sát bảo vệ an ninh nội bộ gồm 118 sinh viên;

+ An ninh điều tra gồm 86 sinh viên.

Và 160 sinh viên tham gia thực nghiệm ứng dụng các giải pháp luận án đã lựa chọn Đây cũng là nhóm sinh viên học năm thứ 2 và 3 thuộc 3 chuyên ngành nói trên.

2.2.3 Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Viện Khoa học TDTT và Học viên

2.2.4 Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 12 năm năm 2022 và được chia làm 4 giai đoạn nghiên cứu sau:

- Giai đoạn 1: Từ tháng 12/2017 đến tháng 06/2018

+ Xác định vấn đề nghiên cứu;

+ Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài;

+ Lập đề cương và bảo vệ đề cương nghiên cứu.

- Giai đoạn 2: Từ tháng 07/2018 đến 12/2018

+ Xây dựng 02 chuyên đề luận án;

+ Hoàn thành đăng ký xây dựng dàn ý chi tiết 2 chuyên đề;

+ Bảo vệ 2 chuyên đề luận án tiến sĩ.

- Giai đoạn 3: Từ tháng 01/2019 đến 07/2020

+ Hoàn thành phần tổng quan các vấn đề nghiên cứu;

+ Công bố kết quả nghiên cứu dưới dạng các bài báo khoa học;

+ Giải quyết mục tiêu 1 và 2 của luận án;

- Giai đoạn 4: Từ tháng 08/2020 đến tháng 12/2022

+ Giải quyết mục tiêu 3 của luận án;

+ Công bố kết quả nghiên cứu dưới dạng các bài báo khoa học;

+ Viết và hoàn thiện luận án, xin ý kiến đóng góp của các nhà khoa học; + Hoàn tất các thủ tục bảo vệ luận án;

+ Bảo vệ luận án ở Hội đồng cấp cơ sở và cấp Viện.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND

3.1.1 Thực trạng về đội ngũ giảng viên võ thuật CAND tại Học viện ANND

3.1.1.1 Thực trạng đội ngũ giảng viên võ thuật CAND tại Học viện ANND.

Bộ môn Quân sự - Võ thuật – Thể dục Thể thao gồm 27 giảng viên, chia làm 3 tổ chuyên môn gồm: Tổ Quân sự, Tổ Thể thao và Tổ Võ thuật Hầu hết các giảng viên đều tốt nghiệp Đại học chuyên ngành võ thuật và hiện nay đang tiếp tục học thạc sĩ, tiến sĩ, nhiều đồng chí trước đây là kiện tướng, VĐV đội tuyển Quốc gia các môn võ thuật.

Khảo sát thực trạng giảng viên giảng dạy môn võ thuật CAND tại Học viện ANND trong 3 năm học gần đây được trình bày tại bảng 3.1.

Về số lượng giảng viên võ thuật giảm dần theo từng năm học, năm học 2017-2018 có 12 giảng viên thì đến năn học 2019-2020 chỉ còn 7 giảng viên.

Do đặc thù công việc mà một số cán bộ của tổ võ thuật được điều chuyển công tác sang tổ khác hoặc đơn vị khác, nhưng chất lượng và hiệu quả giảng dạy vẫn được đảm bảo.

Về trình độ giảng viên: Các giảng viên võ thuật CAND đều có trình độ Đại học chuyên ngành võ thuật trở lên, hiện nay có một số giảng viên đang theo học trình độ tiến sĩ.

Về chức danh nghề nghiệp: Hơn một nửa giảng viên hiện đang giữ chức danh giảng viên hạng II, và phần còn lại là giảng viên giữ chức danh giảng viên chính (Huấn luyện viên cao cấp) Với lực lượng giảng viên có trình độ và thâm niên công tác như vậy ít nhiều đã tác động tích cực đến chất lượng giảng dạy võ thuật CAND tại học viện.

Bảng 3.1 Đội ngũ giảng viên võ thuật CAND tại Học viên ANND trong 3 năm học gần đây

Nội dung Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020

Nội dung Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020

Giảng viên chính (Huấn luyện viên cao cấp)

Nội dung Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020

Về độ tuổi của giảng viên: Có thế thấy rằng giảng viên võ thuật chiếm hơn 50% ở độ tuổi 30-40, số còn lại là từ 40-50 và số ít trên 50 Với lực lượng giảng viên có tuổi đời không quá trẻ và không quá già đây là lực lượng có khả năng nắm bắt khoa học công nghệ rất nhạy bén; có đầy đủ kinh nghiệm trong nghề, trí lực, thể lực để tiếp thu những đổi mới trong giảng dạy đại học và là thành phần chủ lực ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy.

3.1.1.2 Thực trạng năng lực sư phạm của giảng viên võ thuật CAND tại Học viên ANND

Luận án tiến hành khảo sát ý kiến của sinh viên dưới góc độ của người học về năng lực của giảng viên trên cơ sở 5 tiêu chí Kết quả thu được thể thiện tại bảng 3.2.

Bảng 3.2 Thực trạng năng lực sư phạm của giảng viên võ thuật

CAND tại học viên ANND qua đánh giá của sinh viên (n00)

Bình thường Tốt Rất tốt

SL % SL % SL % SL % SL %

Khả năng truyền tải kiến thức của giảng viên

2 Khả năng bao quát lớp học 2 0.7 5 1.7 67 22.3 139 46.3 87 29 4.01 71.5

3 Khả năng quản lý lớp học 3 1.0 7 2.3 49 16.3 145 48.3 96 32 4.08 72.1

4 Khả năng đảm bảo sự tập trung của sinh viên 2 0.7 7 2.3 68 22.7 136 45.3 87 29 4.00 71.3

Khả năng giải quyết các tình huống phát sinh trong giờ học

Khi được hỏi ý kiến đánh giá dưới góc độ của người học về 5 năng lực của giảng viên, nhìn chung sinh viên lựa chọn phương án trả lời tốt và rất tốt.

Xét giá trị trung bình các phương án trả lời của sinh viên đối với các tiêu chí nhằm đánh giá năng lực của giảng viên ta thấy, với giá trị trung bình từ 4,01 đến 4,13 chứng tỏ sinh viên tham gia khảo sát đánh giá giảng viên có năng lực tốt, theo thang đo Likert (3.40-4.20 điểm), tất cả đều cận kề mức “Rất tốt”.

3.1.2 Thực trạng về phương pháp giảng dạy và hoạt động kiểm tra đánh giá học môn võ thuật CAND tại Học viện ANND

3.1.2.1 Thực trạng sử dụng phương pháp giảng dạy của giảng viên võ thuật CAND tại học viên ANND

Trong dạy học đại học phương pháp giảng dạy là vô cùng quan trọng, phương pháp giảng dạy hợp lý, mới mẻ sẽ giúp sinh viên chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, là vấn đề cần thiết và không thể thiếu.

Nhằm đánh giá một cách toàn diện công tác giảng dạy võ thuật CAND tại Học viện ANND, chúng tôi tiến hành tìm hiểu phương pháp giảng dạy của giảng viên võ thuật CAND đang sử dụng bằng cách khảo sát 300 SV đại học Kết quả trình bày tại bảng 3.3.

Nhóm các phương pháp giảng dạy đặc thù trong võ thuật được các giảng viên nắm rất chắc và thuần thục như: Phương pháp dùng lời nói; Phương pháp trực quan; Phương pháp đối đãi cá biệt; Phương pháp bài tập Những phương pháp này được sinh viên đánh giá là tốt, quy ra giá trị trung bình dao động từ 3.75- 3.90.

Nhóm phương pháp giảng dạy thiên về lý thuyết, sinh viên đánh giá ở mức trung bình, không linh hoạt và thuyết phục như phương pháp giảng dạy thực hành Điều này cũng tương đối dễ hiểu vì trong môi trường đại học giảng viên đều được đào tạo rất sâu về những phương pháp giảng dạy thực hành Những giá trị trung bình của các phương pháp này chỉ dao động trong khoảng 2.36-2.95.

Xử lý bằng chỉ số  2 chứng tỏ, ngoại trừ 3 phương án 1, 2, 3 thì ý kiến không đồng thuận chiếm ưu thế, còn 4 phương án còn lại ý kiến đồng thuận chiếm ưu thế cao (P

Ngày đăng: 15/06/2023, 10:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hà Mười Anh (2019), Nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công trong môn võ thuật công an cho sinh viên Học viện CSND, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học TDTT Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quảkỹ thuật tấn công trong môn võ thuật công an cho sinh viên Họcviện CSND
Tác giả: Hà Mười Anh
Năm: 2019
2. Vũ Thị Phương Anh (2005), Thực hiện thu thập và sử dụng ý kiến sinh viên trong đánh giá chất lượng giảng dạy: Kinh nghiệm từ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Giáo dục Đại học: Chất lượng và Đánh giá, NXB. ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện thu thập và sử dụng ý kiến sinhviên trong đánh giá chất lượng giảng dạy: Kinh nghiệm từ Đạihọc Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Giáo dục Đại học: Chất lượng vàĐánh giá
Tác giả: Vũ Thị Phương Anh
Nhà XB: NXB. ĐHQGHN
Năm: 2005
3. Bộ Công An (2006), Đề án về tăng cường, đổi mới giáo dục và đào tạo trong CAND giai đoạn 2006-2020, Số 1252/2006/ĐA-BCA, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án về tăng cường, đổi mới giáo dục và đào tạotrong CAND giai đoạn 2006-2020
Tác giả: Bộ Công An
Năm: 2006
4. Bộ Công An (2006), Chỉ thị về tăng cường công tác huấn luyện quân sự, võ thuật trong lực lượng CAND, Số 10/CT/2006 - BCA (X11) ngày 15/11/2006, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về tăng cường công tác huấn luyện quânsự, võ thuật trong lực lượng CAND
Tác giả: Bộ Công An
Năm: 2006
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 06/VBHN-BGDĐT Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 06/VBHN-BGDĐT Quyđịnh về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2014
7. Nguyễn Đương Bắc (2005), Nghiên cứu các bài tập phát triển sức bền đối với VĐV nam lứa tuổi 15 - 17 (dẫn chứng ở môn Karatedo), Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các bài tập phát triển sức bềnđối với VĐV nam lứa tuổi 15 - 17 (dẫn chứng ở môn Karatedo)
Tác giả: Nguyễn Đương Bắc
Năm: 2005
8. Phạm Đình Bẩm (2005), Một số vấn đề cơ bản về quản lý TDTT – NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về quản lý TDTT
Tác giả: Phạm Đình Bẩm
Nhà XB: NXBTDTT
Năm: 2005
9. Phạm Đình Bẩm (2011), Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020– Cẩm nang quản lý quan trọng của nền TDTT Việt Nam, Tạp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Đình Bẩm (2011)
Tác giả: Phạm Đình Bẩm
Năm: 2011
10. Lê Mạnh Cường (2020), Nghiên cứu ảnh hưởng tập luyện môn võ thuật CAND đến thể lực nam sinh viên Học viện ANND, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng tập luyện môn võ thuậtCAND đến thể lực nam sinh viên Học viện ANND
Tác giả: Lê Mạnh Cường
Năm: 2020
11. Nguyễn Tuấn Dũng, Đỗ Minh Hợp (2002), Từ điển quản lý xã hội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển quản lý xã hội
Tác giả: Nguyễn Tuấn Dũng, Đỗ Minh Hợp
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
12. Nguyễn Kim Dung (2005), Sử dụng ý kiến phản hồi của sinh viên về chất lượng giảng dạy tại trường ĐHSP Tp.HCM, Đại học Sp TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng ý kiến phản hồi của sinh viên vềchất lượng giảng dạy tại trường ĐHSP Tp.HCM
Tác giả: Nguyễn Kim Dung
Năm: 2005
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Sự thật, Hà Nội, tr.77, 130-131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI, NXB Sự thật, Hà Nội
Nhà XB: NXB Sự thật
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Sự thật, Hà Nội, tr.232-233 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XIII, NXB Sự thật, Hà Nội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 2021
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, , NXB Sự thật, Hà Nội, tr.138 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XII, , NXB Sự thật, Hà Nội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 2021
16. Nguyễn Hồng Đăng (2016), Nghiên cứu đặc trưng kỹ chiến thuật của nam VĐV Karatedo Việt Nam và giải pháp huấn luyện, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành GDTC và HLTT, Học viện Thể thao Thượng Hải, Trung Quốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc trưng kỹ chiến thuật củanam VĐV Karatedo Việt Nam và giải pháp huấn luyện
Tác giả: Nguyễn Hồng Đăng
Năm: 2016
17. Ngô Hải Hà (2018), Xây dựng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong giảng dạy môn võ thuật CAND tại Học viện ANND, Luận văn Thạc sĩ giáo dục, Trường Đại Học Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng bài tập phát triển sức mạnh tốc độtrong giảng dạy môn võ thuật CAND tại Học viện ANND
Tác giả: Ngô Hải Hà
Năm: 2018
18. Nguyễn Thanh Hải (2010), Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh môn võ thuật cho sinh viên Học viện ANND, Luận văn Thạc sĩ giáo dục, Trường Đại Học Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tậpphát triển sức mạnh môn võ thuật cho sinh viên Học viện ANND
Tác giả: Nguyễn Thanh Hải
Năm: 2010
19. Lê Văn Hảo (2005), Lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy: một vài kinh nghiệm thế giới và tại Trường đại học Nha Trang, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của GV. Tr24-tr29, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy: mộtvài kinh nghiệm thế giới và tại Trường đại học Nha Trang
Tác giả: Lê Văn Hảo
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
20. Học viện An ninh Nhân dân (2008), Quyết định số 1546/QĐ-T31 ngày 25/07/2008 của Giám đốc Học viện ANND về việc ban hành chương trình môn học hệ chính quy , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1546/QĐ-T31 ngày25/07/2008 của Giám đốc Học viện ANND về việc ban hànhchương trình môn học hệ chính quy
Tác giả: Học viện An ninh Nhân dân
Năm: 2008
21. Nguyễn Thị Thanh Hương (2017), Nhân tố tác động đến chất lượng giảng dạy và một số kinh nghiệm áp dụng trong trường đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân tố tác động đến chất lượnggiảng dạy và một số kinh nghiệm áp dụng trong trường đại học
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Năm: 2017

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w