1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đổi mới hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở VIỆT NAM

24 919 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 159,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Đổi mới hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở VIỆT NAM

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH HÓA Ở VIỆT NAM 5

1 Một số khái niệm và bản chất của đổi mới chỉ tiêu kế hoạch hóa 5

1.1 Một số khái niệm 5

1.1.1 Khái niệm kế hoạch hóa: 5

1.1.2 Khái niệm hệ thống chỉ tiêu kế hoạch hóa: 5

1.2 Bản chất của đổi mới chỉ tiêu kế hoạch 7

2 Sự cần thiết phải đổi mới hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 8

2.1 Bản chất của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường 8

2.1.1 Bản chất chung 9

2.1.2.Bản chất của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường 9

2.2 Chức năng của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường 10

2.2.1.Chức năng điều tiết, phối hợp, ổn định kinh tế vĩ mô: 11

2.2.2.Chức năng định hướng phát triển: 11

2.2.3.Chức năng kiểm tra, giám sát: 12

2.3 Đối tượng của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường: 12

2.3.1 KH là một công cụ can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế thị trường 12

2.3.2.KH là công cụ huy động và phân bổ nguồn lực khan hiếm nhằm thực hiện các mục tiêu ưu tiên 13

2.3.3 KH là công cụ để thu hút được các nguồn đầu tư từ nước ngoài 13

2.3.4.KH là công cụ để Chính phủ công bố các mục tiêu phát triển của mình và huy động nguồn lực xã hội cùng hướng tới mục tiêu 14

2.4 Cơ chế KHH kiểu cũ ở Việt Nam 14

Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU KH PTKT – XH Ở VIỆT NAM 16

2.1 Hệ thống chỉ tiêu thời kỳ kế hoạch hóa tập trung 16

2.2 Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch hiện nay (thời kỳ đổi mới) 16

Trang 2

2.3 Những bất cập trong hệ thống chỉ tiêu hiện tại 17

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU KH PTKT Ở VIỆT NAM 19

1 Giải pháp trực tiếp 19

2 Giải pháp gián tiếp 21

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

Lời mở đầu

Một thời gian khá dài trước đây, Việt Nam đã từng duy trì một nền kinh tếtập trung bao cấp với sự điều tiết trực tiếp những hoạt động kinh tế thông qua quátrình đưa ra những quyết định mang tính pháp lệnh từ trung ương Các hoạt độngkinh tế của các cấp địa phương đều tiến hành những chỉ tiêu cụ thể do nhà nướcgiao Trong thời kỳ này có thể nói rằng KHH nền kinh tế quốc dân là đặc trưng và

là tính ưu việt riêng của cơ chế tập trung, nó đã giúp nước ta huy động được cácnguồn lực phục vụ cho công cuộc kháng chiến thành công

Tuy nhiên, việc duy trì quá lâu cơ chế tập trung đã thủ tiêu tính năng động vàhiệu quả của các hoạt động kinh tế Đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay thìmột nền kinh tế mang tính cấp phát với hệ thống chỉ tiêu chằng chịt không còn phùhợp nữa Ngày nay, trước xu thế hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ và sự biến độngkhôn lường của cơ chế thị trường thì Nhà nước chỉ nên giữ vai trò điều tiết vĩ mô vàđịnh hướng phát triển cho nền kinh tế, tạo một môi trường vĩ mô thuận lợi cho cáchoạt động kinh tế Vì vậy, KHH với vai trò là một trong những công cụ quản lý vĩ

mô của Nhà nước cũng cần phải có sự đổi mới phù hợp với yêu cầu thực tế, đichung với điều đó là một hệ thống chỉ tiêu hợp lý là rất quan trọng

Tại Đại hội IX, Đảng ta cũng đã khẳng định “ cần tiếp tục tạo lập đồng bộcác yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước”,đồng thời “ Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nềnkinh tế Đổi mới hơn nữa công tác kế hoạch hoá, trong đó có hệ thống chỉ tiêu,nâng cao chất lượng xây dựng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triểnkinh tế – xã hội”

Chính vì những lý do trên, mà em quyết định chọn đề tài “Đổi mới hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở VIỆT NAM” Bài nghiên cứu này

không có mục đích gì khác là nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn vì sao cần phải đổimới chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, thấy được những bướctiến trong công tác đổi mới chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta,

Trang 4

kinh nghiệm về đổi mới chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở một số nước,

và từ đó đưa ra những ý kiến về phương hướng đổi mới hệ thống chỉ tiêu kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Bài viết kết cấu gồm ba phần:

Phần III: Kết luận

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo đã giúp đỡ em trongquá trình viết bài Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những thiếusót, em rất mong có được sự đóng góp ý kiến từ phía bạn đọc Em xin chân thànhcảm ơn

Trang 5

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CHỈ TIÊU

KẾ HOẠCH HÓA Ở VIỆT NAM

1 Một số khái niệm và bản chất của đổi mới chỉ tiêu kế hoạch hóa.

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm kế hoạch hóa:

- Kế hoạch là khâu xác định mục tiêu, là quá trình, là sự thể hiện ý đồ phát triển của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý và các giải pháp thực thi

- Kế hoạch hoá (tức là thực hiện các hoạt động kinh tế xã hội có kế hoạch)

là quá trình làm kế hoạch và sử dụng kế hoạch với tư cách là công cụ để điều tiếtcác hoạt động hành vi

- Kế hoạch hoá vĩ mô nền kinh tế quốc dân là phương thức quản lý nền kinh

tế của Nhà nước theo mục tiêu Nó thể hiện bằng những mục tiêu định hướngphát triển KTXH phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định của mộtquốc gia và những giải pháp chính sách, những cân đối vĩ mô cần thiết nhằm đạtđược các mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả cao nhất

Như vậy, KHH không chỉ là lập KH mà còn là quá trình tổ chức, thực hiện

và theo dõi, đánh giá kết quả

1.1.2 Khái niệm hệ thống chỉ tiêu kế hoạch hóa:

Chỉ tiêu kế hoạch là những nhiệm vụ cụ thể được xây dựng thành con số cầnđạt được trong kỳ kế hoạch Đó là các mục tiêu được biểu hiện bằng con số, có xácđịnh thời gian và không gian cụ thể Các chỉ tiêu phản ánh phần định lượng của bản

kế hoạch và là đích phấn đấu của mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển

Chỉ tiêu kế hoạch là một hình thức biểu hiện cụ thể nhiệm vụ kế hoạch Mỗichỉ tiêu kế hoạch bao gồm hai bộ phận là tên chỉ tiêu và trị số chỉ tiêu Chỉ tiêu kếhoạch được phân thành chỉ tiêu bắt buộc, chỉ tiêu định hướng và chỉ tiêu khống chế.Chỉ tiêu có thể được phản ánh bằng 2 cách: cách thứ nhất là thể hiện sự thay đổi so

Trang 6

với kỳ gốc hoặc kỳ báo cáo (ví dụ, tăng gấp đôi so với năm X) hoặc giá trị tuyệt đốicần đạt được tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch Con số định lượng có thểđược biểu đạt bằng số tuyệt đối hoặc tỷ lệ Như vậy, chỉ tiêu luôn gắn liền với mộtcon số nhất định và một khung thời gian nhất định Con số này được nhà kế hoạchxác định ngay từ khi lập kế hoạch, dựa trên kết quả phân tích thực trạng, dự báotương lai và cân nhắc hợp lý các yếu tố tác động đến việc thực hiện kế hoạch để cóthể quản lý theo kết quả thì số lượng chỉ tiêu không nên quá nhiều, và cần chútrọng hơn đến các chỉ tiêu ở cấp mục tiêu trung gian/mục tiêu cụ thể (nhất là đối vớicác kế hoạch ở cấp cao) Việc xác định quá nhiều chỉ tiêu, mà chủ yếu là các chỉtiêu hiện vật ở cấp đầu ra và hoạt động, như hiện nay là không phù hợp với nguyên

lý lập kế hoạch theo kết quả

Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch là một tập hợp các chỉ tiêu kế hoạch biểu hiệnnhững mục tiêu cụ thể trong kế hoạch phát triển của các ngành, các cấp là một tậphợp các chỉ tiêu kế hoạch biểu hiện những mục tiêu cụ thể trong kế hoạch phát triểncủa các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và của toàn nền kinh tế quốcdân Được chia thành: chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu hướng dẫn; chỉ tiêu số lượng vàchỉ tiêu chất lượng; chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị Mỗi loại chỉ tiêu thể hiện yêucầu có tính chỉ đạo về từng mặt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội Các loại chỉ tiêu có quan hệ với nhau trong hệ thống, trên cơ

sở đó bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định, đúng hướng theomột cơ cấu hợp lí, cân đối và một tốc độ tối ưu Cùng với quá trình đổi mới công tác

kế hoạch hoá, kế hoạch chủ yếu là dài hạn và mang tính hướng dẫn, cho nênHTCTKH cũng thu hẹp lại, còn rất ít chỉ tiêu pháp lệnh để bảo đảm các cân đối cơbản của nền kinh tế quốc dân, nhằm tạo điều kiện cho xí nghiệp phát huy mạnh tinhthần chủ động, linh hoạt thực hiện quyền tự chủ kinh doanh kết hợp kế hoạch hoávới cơ chế thị trường

Hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển được hiểu là thước đo cụ thể nhiệm

vụ cần đạt được của thời kỳ kế hoạch Các thước đo này thể hiện cả về số lượng vàchất lượng Nó cho phép xác định nội dung cơ bản của quá trình phát triển kinh tế -

Trang 7

xã hội, các bộ phận cấu thành cụ thể của nó và được nhà nước sử dụng để thực hiệnquá trình điều tiết nền kinh tế

1.2 Bản chất của đổi mới chỉ tiêu kế hoạch

Là quá trình đặt ra và thực hiện vấn đề tăng, giảm định lượng, định tính hệthống chỉ tiêu hiện có nhằm mục đích nâng cao chất lượng của hệ thống chỉ tiêutrong kế hoạch hóa phát triển

Việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội một cách toàndiện , có độ tin cậy cao, mang tính khả thi và được cập nhật thường xuyên có ýnghĩa rất quan trọng trong tất cả các kế hoạch của nền Kinh tế quốc dân

Cấu trúc và yêu cầu đối với chỉ tiêu kế hoạch tốt:

- Về cấu trúc: nhìn chung một chỉ tiêu phải bao gồm it nhất 5 nội dung cơ bản:tên chỉ tiêu, con số định lượng, không gian phản ánh, đối tượng phản ánh, thời gian

đo lường Trong một bối cảnh cụ thể, ba nội dung sau trong cấu trúc chỉ tiêu có thểđều được mọi người hiểu thống nhất thì không nhất thiết phải nêu ra, nhưng hai nộidung đầu nhất định phải có

- Trong quá trình xây dựng các chỉ tiêu phát triển, một yêu cầu mang tínhnguyên tắc là các chỉ tiêu phải đảm bảo yêu cầu SMART:

S – specific: cụ thể: liệu chỉ tiêu đó có đo được cái cần phải đạt hay không?

M – measurable: đo đếm được: chỉ tiêu có xác định chính xác và đo được vềlượng và chất

A – achievable: có thể đạt được: chỉ tiêu có phù hợp với nhu cầu, năng kực vàtrình đọ của địa phương?

R – realistic: thực tiễn: chỉ tiêu xây dựng có phù hợp với khả năng và nguồnlực sẵn có của địa phương hay không?

T – timebound: có thời hạn cụ thể: chỉ tiêu có liên quan đến một giai đoạn cụthể hay không?

Trang 8

2 Sự cần thiết phải đổi mới hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2.1 Bản chất của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là sản phẩm của sự phát triển loài người, nó là hình thứcphát triển cao của kinh tế hàng hoá Kinh tế thị trường thực hiện phân bổ các nguồnlực của xã hội thông qua cơ chế thị trường được chi phối bởi các quy luật cơ bản làquy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh Các quan hệ mang tính ápđặt, cưỡng đoạt của kinh tế tự nhiên đã được thay bằng quan hệ thị trường nganggiá, trao đổi hàng hoá- tiền tệ Lực lượng sản xuất phát triển được hỗ trợ bởi một hệthống các thể chế thị trường nhằm đảm bảo cho nền kinh tế vận hành một cách cóhiệu quả nhất

Kinh tế thị trường là một sự phát triển mang tính tất yếu Từ những mầmmống phát sinh trong nền kinh tế phong kiến, sự phát triển của lực lượng sản xuất

đã phá vỡ những kết cấu phong kiến, thúc đẩy tự do hoá kinh tế và thiết lập vữngchắc mối quan hệ hàng hoá tiền tệ Tích luỹ tư bản, quá trình công nghiệp hoá đãbiến mọi yếu tố của sản xuất thành hàng hoá Kinh tế thị trường luôn tồn tại và pháttriển ngay cả khi một quốc gia nào đó không thừa nhận nó (Kolotco, 2004) Nhữngđộng lực phát triển mang tính nội sinh đã giúp cho nền kinh tế thị trường trở thànhtất yếu

Kinh tế thị trường có khả năng thích ứng với các hình thái xã hội khác nhau.Quá trình phát triển kinh tế thị trường đã cho thấy cơ chế kinh tế thị trường có thểphát huy tác dụng tích cực của nó với những chủ thể kinh tế khác nhau: cá thể, tiểuchủ, tư bản hay nhà nước Điều quan trọng là các chủ thể kinh tế này cần có khảnăng độc lập và cạnh tranh một cách bình đẳng, các quy luật của thị trường phảiđược tôn trọng Nói cách khác, kinh tế thị trường gắn liền với sự phát triển của sảnxuất hàng hoá và hoàn toàn có thể được xây dựng tại những quốc gia có chế độchính trị xã hội khác nhau, vì bản chất của kinh tế thị trường là sử dụng nguồn lựckhan hiếm có hiệu quả của quá trình sản xuất và dịch vụ

Sự đa dạng trong mô hình của kinh tế thị trường, các nền kinh tế đang pháttriển hiện nay hoàn toàn có khả năng rút ngắn thời gian phát triển Các quốc gia với

Trang 9

điều kiện và hoàn cảnh đi lên khác nhau có phương thức và tiến trình xây dựng kinh

tế thị trường hoàn toàn khác nhau Với lợi thế của những nước đi sau, áp dụngnhững thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ, các quốc gia này có thể tiếnhành xây dựng một nền kinh tế thị trường phát triển trong vòng 20-25 năm so vớihàng trăm năm của nước Anh, hay 50 năm của Nhật Bản

Kinh tế thị trường thực hiện tất cả các chức năng thông qua thị trường Cácvấn đề kinh tế cơ bản như: sản xuất cái gì, cho ai, và như thế nào? Hay việc phân bổnguồn lực xã hội đều được điều tiết bởi cơ chế thị trường

2.1.1.Bản chất chung

Xét về bản chàt, KHH là sự tác động có ý thức của Chính phủ vào nền kinh tế, nhằm định hướng và điều khiển sự biến đổi của những biến số kinh tế chính (tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, xuất, nhập khẩu…) của một nước hay một khu vực nào đó

để đạt được mục tiêu đã định trước

Như vậy, bản chất của kế hoạch hoá: trước hết, được mô tả như là một loạt các mục tiêu kinh tế - xã hội cần đạt được trong khoảng thời gian đã định sẵn Một

kế hoạch toàn diện đặt ra những mục tiêu bao hàm tất cả mọi mặt trong kinh tế quốcdân Một kế hoạch từng phần sẽ đề cập đến một phần của nền kinh tế Kế tiếp, bản chất của kế hoạch hoá được thể hiện ở cách thức thực hiện sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế để thực hiện những mục tiêu đặt ra Bản chất là giống nhau nhưng sự biểu hiện của bản chất này được thể hiện không giống nhau trong các phương thức kế hoạch hoá khác nhau

2.1.2.Bản chất của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường

Kể cả các nước có nền kinh tế thị trường mạnh như Mỹ, Nhật, Anh…, KHH vẫn đóng một vai trò sống còn , mặc dù tương đối gián tiếp trong nền kinh tế Đặc trưng cơ bản của các nước có nền kinh tế thị trường là tính chất đa thành phần kinh

tế, sở hữu tư nhân dưới nhiều hình thức khác nhau thống trị toàn bộ hệ thống kinh

tế Ở đây, thị trường tồn tại như một sức mạnh thần bí chi phối các mặt hoạt động

của đời sống kinh tế - xã hội Kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường là thể hiện

nỗ lực có ý thức của chính phủ trong việc chủ động thiết lập các mối quan hệ giữa

Trang 10

nhu cầu tiêu dùng của xã hội với khả năng nguồn lực hạn chế, nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cao nhất của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội trên cơ sở sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả cao nhất

KHH trong nền kinh tế thị trường là KHH định hướng phát triển, trong đó các mục tiêu và chỉ tiêu được xác định mang tính định hướng, dự báo, nó chỉ thể hiện trong một số lĩnh vực chủ yếu, được ưu tiên trong từng giai đoạn phát triển nhất định Để thực hiện được các mục tiêu đặt ra, cơ chế tác động của Chính phủ thường mang tính gián tiếp thông qua các chính sách định hướng và điều tiết vĩ mô Những công cụ chính sách được sử dụng chủ yếu là những công cụ trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính và các quan hệ ngoại thương Các chính sách tăng chi tiêu tài chính và điều chỉnh chi tiêu của chính phủ và tỷ lệ thuế được tăng cường đã tạo việc làm nhiều hơn và thu nhập cao hơn cho dân cư Lạm phát và giảm phát được kiểm soát bằng các chính sách tài chính, các cuộc điều chỉnh lãi suất hay các nguyên tắc chỉ đạo về giá lương Những biến động trong cán cân thanh toán được xử lý bằng những điều chỉnh về thuế nhập khẩu, kiểm soát tỷ giá, hạn ngạch và thuế Trong tất

cả các phương pháp nói trên thì những công cụ của chính sách là năng động và gián tiếp

Có thể nói rằng: Kế hoạch hóa đứng về mặt bản chất là giống nhau với mọi nền kinh tế Nhưng nội dung và hình thức biểu hiện là khác nhau trong các phương

thức kế hoạch hóa khác nhau Kế hoạch hóa tập trung mang tính cưỡng chế trực tiếp, nó thể hiện ở tính chất pháp lệnh Tính chất hiện vật và tính chất cấp phát – giao nộp trong hệ thống chỉ tiêu và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hóa phát triển manh tính thuyết phục gián tiếp và được xem là công nghệ của sự lựa chọn các hoạt

động hợp lý và tối ưu, ngăn chặn để cho nền kinh tế khỏi đi lạc với mục tiêu tăng trưởng ổn định bằng những công cụ năng động và gián tiếp Một kế hoạch như trên phải là kế hoạch ở tầm vĩ mô, một kế hoạch hướng dẫn và kế

2.2 Chức năng của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường.

Trang 11

Như đã nói trong phần bản chất, kế hoạch hóa phát triển là kế hoạch ở tầm vĩ

mô, kế hoạch mang tính hướng dẫn và kế hoạch thể hiện dưới dạng các chính sách phát triển Một kế hoạch như vậy sẽ phải thực hiện các chức năng cơ bản sau đây:

2.2.1.Chức năng điều tiết, phối hợp, ổn định kinh tế vĩ mô:

Trên phương diện kinh tế vĩ mô, hoạt động kế hoạch hóa phải hướng tới cácmục tiêu chính luôn được tính tới là: ổn định giá, bảo đảm công ăn việc làm, tăngtrưởng và can bằng cán cân thanh toán quốc tế Các mục tiêu này có liên quan chặtchẽ với nhau Sự thiên lệch hay quá nhấn mạnh vào mục tiêu nào sẽ ảnh hưởng xấuđến việc đạt được mục tiêu khác và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến cân bằng tổng thểkinh tế vì vậy chức năng này của kế hoạch hóa thể hiện ở:

Hoạch định kế hoạch chung tổng thể của nền kinh tế, đưa ra và thực thi cácchính sách cần thiết bảo đảm các cân đối kinh tế nhằm sử dụng tổng hợp nguồn lực,phát huy hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng nhanh theo

Bảo đảm môi trường kinh tế ổn định và cân đối Tạo những điều kiện thuậnlợi về cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, bảo vệ môi trường, tạo tiền đề và hànhlang pháp lý cho phát triển kinh tế lành mạnh

Bảo đảm sự công bằng xã hội giữa các vùng, các tầng lớp dân cư bằng kế hoạch sử dụng ngân sách và các chính sách điều tiết

Kế hoạch hóa còn thể hiện chức năng điều tiết nền kinh tế phù hợp với xu thếhội nhập, toàn cầu hóa ngày càng tăng Để thực hiện chức năng này, KHH phải xây dựng những chính sách chuyển giao công nghê thuận lợi tìm ra được hướng “đi tắt đón đầu” giúp cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến khác

2.2.2.Chức năng định hướng phát triển:

Đây có thể coi là chức năng thể hiện bản chất của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường và chính nó đã làm cho công tác kế hoạch hóa không bị lu mờ trong cơ chế thị trường Chức năng này thể hiện ở:

Công tác KHH phải xây dựng được các chiến lược và quy hoạch phát triển toàn bộ nền kinh tế cũng như quy hoạch phát triển theo ngành, vùng lãnh thổ, xây

Trang 12

dựng kế hoạch phát triển dài hạn Kế hoạch đưa ra hệ thống mục tiêu phát triển vĩ

mô về kinh tế - xã hội, xây dựng các dự án, các chương trình, tìm các giải pháp và các phương án thực hiện, dự báo khả năng, phương hướng phát triển, xác định các cân đối lớn…nhằm thực hiện chức năng dẫn dắt, định hướng phát triển, xử lý kịp thời các mất cân đối xuất hiện trong nền kinh tế thị trường

Chức năng định hướng còn thể hiện ở việc chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tậptrung theo phương thức “giao – nhận” với hệ thống chằng chịt các chỉ tiêu pháplệnh của nhà nước sang cơ chế kế hoạch hóa gián tiếp, định hướng phát triển Cácchỉ tiêu mà nhà nước cần giám sát và quản lý chủ yếu là những chỉ tiêu giá trị ở tầm

vĩ mô và tất nhiên nó mang tính chất tham khảo, không cứng nhắc và không mangtính áp đặt

Ở Việt Nam trong thời gian tới, Quốc hội chỉ thông qua các chỉ tiêu cơ bảnnhư: tốc độ tăng GDP, tổng thu – chi ngân sách, tổng chi cho đầu tư phát triển từngân sách, mức bội chi ngân sách và mức lạm phát cao nhất

2.2.3.Chức năng kiểm tra, giám sát:

Nội dung chủ yếu của chức năng này bao gồm việc Chính phủ thông qua các

cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện các tiến độ

kế hoạch, thực hiện và tuân thủ các cơ chế, thể chế, chính sách hiện hành áp dụngtrong thời kỳ dài Đánh giá kết quả của việc thực hiện các chính sách, các mục tiêuđặt ra Phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội bảo đảm các luận cứquan trọng cho việc xây dựng các kế hoạch cho thời kỳ tiếp theo

2.3 Đối tượng của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường:

2.3.1 KH là một công cụ can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu thế, nhưng nó cũng không phải là lý tưởngnhư nhiều người mong muốn, rất nhiều hạn chế từ cơ chế điều tiết của thị trườnggây ra và những hạn chế đó đã đem đến hậu quả không nhỏ đối với nền kinh tế Nhànước can thiệp nhằm khắc phục các khuyết tật thị trường, hướng hoạt động của thịtrường vào hiệu quả xã hội Các khuyết tật về sự bất ổn định do nền kinh tế do thịtrường gây ra (giá cả bất ổn định, lạm phát, thất nghiệp…) có khả năng được khắc

Ngày đăng: 11/12/2012, 11:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w