1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VĂN học THIẾU NHI NHÀ THƠ PHẠM hổ

39 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 528,21 KB

Cấu trúc

  • I. TÁC GIẢ (4)
    • 1. Cuộc đời (4)
    • 2. Quan ni ệ m - S ự nghi ệ p sáng tác (4)
  • II. NỘI DUNG (6)
    • 1. Chu yện hoa, chuyện quả (0)
      • 1.1. Giới thiệu (6)
      • 1.2. Nguyên nhân ra đời (7)
      • 1.3. Nội dung (7)
      • 1.4. Nghệ thuật (12)
      • 1.5. So sánh truyện cổ tích dân gian và truyện cổ tích viết lại của Phạm Hổ (cổ tích hiện đại) (0)
    • 2. Thơ dành cho thiếu nhi (18)
      • 2.1. Nội dung (18)
      • 2.2. Nghệ thuật (30)
  • III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM (35)
  • IV. TỔNG KẾT ........................................................................................ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 (38)

Nội dung

TÁC GIẢ

Cuộc đời

- Phạm Hổ (28/11/1926 - 4/5/2007), bút danh là Hồ Huy sinh tại xã Thanh Liêm (nay là xã Nhơn An), thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định Ông có anh trai là nhà văn Phạm Văn Ký và em trai là nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ Phạm Hổ xuất thân trong gia đình Nho học, học tiểu học ở Quy Nhơn, học trung học ở Huế, thi đỗ Thành chung ở Quy Nhơn năm 1943 nhưng vì bị tai nạn nên không thể ra Huế học ban tú tài trường Quốc học Huế Ông làm thư kí công nhật cho tòa sứ Quy Nhơn đểgiúp đỡ mẹ nuôi các em và tự học để thi tú tài

- Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, sự nghiệp với văn học và nghệ thuật của ông mới bắt đầu dẫu rằng ông say mê văn học từ nhỏ Làm thư kí thường trực ở Chi hội văn hóa Cứu Quốc do nhà thơ Trần Mai Ninh phụ trách rồi dự học lớp hội họa kháng chiến liên khu 5 do họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung chủ nhiệm, rồi đi thực tế sáng tác ở miền tây Bình Đình.

- Năm 1949 - 1950, Trong kháng chiến chống Pháp ông được cử đi dự Hội nghị văn nghệở Việt Bắc cùng với nhà văn Nguyễn Văn Bổng và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Chi hội văn nghệ liên khu V

- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1955, ông tập kết ra Bắc, làm công tác đối ngoại ở Hội văn nghệTrung ương.

- Năm 1957, ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam ngay khóa đầu tiên và cũng vào lúc này ông cùng các nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài thành lập nhà xuất bản Kim Đồng - cơ Quan chuyên phụ trách ấn hành những tác phẩm dành riêng cho thiếu nhi

- Năm 1960, ông làm Biên tập viên tại Nhà xuất bản Văn học

- Từnăm 1983, ông là Phó trưởng ban đối ngoại của Hội Nhà văn Việt Nam và là chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi của hội

- Năm 1994, ông nghỉhưu nhưng vẫn tiếp tục viết cho các độc giả nhỏ tuổi thân yêu và cho cả người lớn

- Ông vừa viết văn, làm thơ, viết kịch và vẽ tranh Nổi bật trong các sáng tác của ông là dành cho thiếu nhi Nhiều tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổthông Năm 2001, ông được trao Giải thưởng Nhà nước vềVăn học nghệ thuật, đợt 1.

Quan ni ệ m - S ự nghi ệ p sáng tác

- Phạm Hổ không chỉ sáng tác cho trẻ em, ông cũng có nhiều sáng tác dành cho người lớn Song, bạn đọc vẫn luôn biết đến ông trước hết với tư cách là một nhà văn, nhà thơ của thiếu nhi Khác với nhiều người, Phạm Hổ chọn con đường đi vào thế giới tâm hồn trẻ thơ, nhiều lần ông đã tâm sự rằng: “Đối với tôi, được sống và viết thơ cho các em là một hạnh phúc Tôi đem lòng tôi yêu các em để thể hiện lòng tôi yêu Đảng, yêu nhân dân, đất nước” Và chính tình yêu ấy là nền tảng cho quan điểm sáng tác của Phạm Hổ Luôn ý thức để trở thành người bạn của thiếu nhi nên Phạm Hổ xác định rõ đối tượng sáng tác và tiếp nhận với những đặc điểm tâm sinh lý và ý thức thẩm mĩ riêng Trong bài viết “Làm sao để viết cho các em hay hơn” đăng trên Tạp chí văn học (số 5 - 1993) Phạm Hổ khẳng định hai nhiệm vụ cần làm song song của văn học cho trẻ em:

(1)Góp phần giải quyết những vấn đềtrước mắt, nóng hổi của cuộc sống, của xã hội

(2)Trang bị cho các em những tình cảm, tư tưởng về lâu về dài: lòng nhân ái, tình yêu thương quê hương, lòng trung thực,…

- Có thể thấy quan niệm sáng tác của Phạm Hổ không chỉ thể hiện tâm huyết của ông dành cho tuổi thơ mà còn thể hiện sự nhận thức đúng đắn về vai trò của văn học trong việc chuẩn bị trước cho thiếu nhi những hành trang cần thiết về nhiều mặt để tự tin bước vào đời Không chỉ chú trọng đến những bài học cuộc sống thực tế, Phạm Hổ thấy được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng tâm hồn cho thiếu nhi Do đó, bằng lối đi riêng của mình, Phạm Hổ khẳng định văn học chính là món ăn tinh thần cần thiết cho các em Văn học tạo ra dưỡng chất quan trọng trong việc bồi bổ những tình cảm cơ bản, nuôi dưỡng bản chất tươi mát, hồn nhiên và các phẩm chất quý báu khác cho trẻ

- Ông sáng tác nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết và phê bình văn học, cho trẻ em và cảngười lớn, nổi bật trong sự nghiệp của Phạm

Hổ phải nhắc đến sự đóng góp đồ sộ của ông trong nền văn học thiếu nhi nước nhà Đến nay, ông đã in khoảng 20 tập thơ, 9 tập truyện và 4 vở kịch cho các em

Những tác phẩm chính là: Chú bò tìm bạn (tuyển tập thơ); Chuyện hoa, chuyện quả (6 tập truyện cổ tích mới); Nàng tiên nhỏ thành ốc (bộ 3 vở kịch)

- Một số tác phẩm nổi bật:

- Chú bò tìm bạn (tuyển tập thơ, chọn từhơn 15 tập thơ in riêng từng tập, in lần thứ 3, có bổsung, NXB Kim Đồng, 1997)

- Những người bạn nhỏ ( NXB Văn học 1999)

- Những ngày xưa thân ái (Hội Nhà văn, 1956)

- Ra khơi (Hội Nhà văn, 1960)

- Đi xa (Hội Nhà văn, 1973)

- Những ô cửa - những ngảđường (Hội Nhà văn, 1982)

- Chuyện hoa chuyện quả (Toàn tập, Hà Nội, 1993)

- Vườn xoan (Hội Nhà văn, 1962)

- Cây bánh tét của người cô (Hà Nội, 1993)

- Mỵ Châu - Trọng Thủy (Kim Đồng, 1993)

- Nàng tiên nhỏ thành Ốc (1981)

- Người gái hầu của Mị Châu (1984)

- Ông đã được trao nhiều giải thưởng văn như:

+ Tặng thưởng loại A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi (1957 - 1958), tập thơ Chú bò tìm bạn

+ Tặng thưởng loại A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi (1967- 1968), tập thơ Chú vịt Bông

+ Giải chính thức vềthơ viết cho thiếu nhi của Hội đồng Văn học thiếu nhi,

Hội nhà văn Việt Nam (1985), tập thơ Những người bạn im lặng

+ Giải thưởng cuộc thi sáng tác kịch bản cho thiếu nhi do hội nghệ sĩ sân khấu tổ chức (1986), vở kịch Nàng tiên nhỏ thành ốc

- Ngoài ra, Phạm Hổ còn có một số tập thơ, bài thơ và truyện được dịch và giới thiệu ở nước ngoài: Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức…

- Phạm Hổ còn là dịch giả của nhiều tác phẩm thơ, truyện thiếu nhi Trong những tác phẩm dịch cũng in đậm dấu ấn hồn thơ Phạm Hổ, ví dụ:

“Chúng tớ là cú con Chúng tớ cứ đứng luôn Khi ăn, chúng tớ không ngủ Khi ngủ, chúng tớkhông ăn”

(Những chú cú con - Thơ Mác-xác)

- Phạm Hổ cũng là người thích hội hoạ Năm 1947, ông là học viên của khoá đào tạo về hội họa ở liền khu V do hoạsĩ Nguyễn Đỗ Cung phụtrách Năm

1992, triển lãm tranh của ông (gồm 72 bức) ở Nhà văn hoá thiếu nhi Hà Nội để lại ấn tượng khá sâu sắc cho người xem

- Là người làm việc cần mẫn và chăm chỉ, Phạm Hổ luôn có những dựđịnh và kế hoạch lâu dài với mơ ước sáng tác được thật nhiều, thật hay cho các em.

NỘI DUNG

Thơ dành cho thiếu nhi

Xây dựng chủ đề tình bạn là một chủ ý nghệ thuật của Phạm Hổ Tình bạn là chủ đề xuyên suốt, thành công trong thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ Bởi tình bạn là thứ tình cảm gần gũi, thân thương nhất của trẻ Trẻ con là lứa tuổi luôn khát khao, cần đến tình cảm này Phạm Hổ nắm bắt được đặc điểm tâm lí lứa tuổi thiếu nhi trên nên ông rất quan tâm và viết nhiều về chủ đề tình bạn Chính nhà thơ đã chia sẻ: “Tôiđặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống con người Trong hơn 10 tập thơ viết cho các em, đã có 6 tập”.

Chủ đề tình bạn trong thơ của ông thể hiện rất rõ ở cách đặt nhan đề và hệ thống “tình bạn” đa dạng, phong phú Tất cả những việc làm này không ngoài mục đích tô đậm cảm hứng tình bạn trong thơ ông.

Nói về nhan đề, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là nhà thơ thường xuyên sử dụng các từ “bạn”, “người bạn” để đặt tên cho các tác phẩm: Những người bạn im lặng, Những người bạn ồn ào, Bạn trong vườn, Chú bò tìm bạn,… Một dấu hiệu nữa ở nhan đề là việc nhà thơ thường xuyên sử dụng cấu trúc A và B làm tên gọi của bài thơ, như ở các tác phẩm Rong và cá, Hoa và bướm, Ngỗng và vịt, Mèo và tro bếp, Trong cấu trúc này, A và B vừa bình đẳng về chức năng ngữ pháp vừacó mối liên hệ gần gũi, do đó, dễ gợi lên tiền giả định A và B là bạn của nhau, đặt cạnh nhau, song hành cùng nhau

 Hệ thống tình bạn phong phú

Hệ thống tình bạn phong phú trong thơ của ông gồm: những người bạn là con vật, những người bạn là cây cối, những người bạn là trò chơi, những người bạn im lặng, những người bạn ồn ào.

Trước hết những người bạn mà ông nói đến là những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu Đó là những con vật thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của các em như: chim, cá, chó, mèo, vịt, gà, ngỗng, bò,

Là chú sáo tinh nghịch vui vẻ trêu đùa anh trâu:

“Thách anh trâu đấy, Đánh được sáo đen? Anh quật đuôi lên Sáo sà xuống đất Anh quay sừng húc, Sáo lại lên lưng Sáo mổ tứ tung,

Là anh thua nhé!” (Sáo đậu lưng trâu)

Là chú bò ngốc nghếch mải mê đi tìm bạn nhưng chứa đầytình cảm:

“Bò ra sông uống nước Thấy bóng mình, ngỡ ai

Bò chào: - “Kìa anh bạn! Lại gặp anh ở đây!”

(Chú bò tìm bạn) Còn là những chú gà con xinh xắn, làm các bạn nhỏ không kiềm được phải thốt lên thật to:

“Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời Ơi chú gà ơi!

(Trích Mười quả trứng tròn) Mỗi bài thơ là một câu chuyện nhỏ xinh thế giới động vật hiện lên ngộ nghĩnh giống như trong tưởng tượng của các em, như có sự sống,biết nói, biết trò chuyện với các em, biết lắng nghe, biết lao động.

Ngoài những người bạn là con vật, trong thơ Phạm Hổ các em còn được biết đến những người bạn trong vườn là cây cối, những hoa thơm, trái ngọt, mang đến màu xanh tươi mát Phạm Hổ tâm niệm: “Tôi ít khi gặp thấy một cái cây xấu, một bông hoa xấu, một trái quả xấu Có thể nói tất cả đều đẹp Có những cây, những hoa, những quả tuyệt đẹp Cả về bên ngoài, cả về bên trong.” Đó là những bông hoa bí rực rỡ màu vàng, những quả bí nằm lăn lóc như đám trẻ:

“Hoa cái, hoa đực Vàng rực nở cùng Bướm, ong, ong, bướm Kéo về thật đông.

Bí nằm trên đất Quả lăn, quả lóc Như đám trẻ con Đứa rình, đứa nấp”

(Trích Bí bò mặt đất) Tác giả nhìn thấy hình ảnh những quả bí nấp dưới tán cây, kín kín hở hở, nhìn như trò chơi trốn tìm đáng yêu, nhộn nhịp mà các bạn nhỏ chơi đùa hằng ngày Nhờ đó, các em như nhìn thấy mình trong đó, qua cái nhìn lí thú của ông về những người bạn trong vườn Ông khéo léo lồng ghép vào đó những cái nhìn của trẻ thơ, như mía ngọt vì được ngâm trong nước đường:

“- Con mà trả lời được

Vì sao mía lại ngọt

Bố sẽ thưởng cho con Một đốt mía thật ngon!

- Vì mía là … cây gỗ Được ngâm trong nước đường!”

(Vì sao?) Nhưng cũng rất chân thật với những quan sát cực kì thực tế, qua ngòi bút của ông lại nên thơ, nhiều hình ảnh tưởng tượng thú vị:

“Lá sắc khua gươm Mía chồng từng đốt Đốt ngắn đốt dài Như rồng uốn khúc”

Lá mía nhọn và mảnh, được tác giả tả lại như cây gươm, những đốt mía ngắn dài lại trông như rồng uốn khúc Rõ ràng miêu tả rất chân thực, nhưng cũng đầy hình ảnh tưởng tượng hay ho mà đối với các em nhỏ, thì còn gì thú vị bằng. Đọc thơ của Phạm Hổ các em sẽ bị cuốn theo những cái nhìn mới mẻ, cây cối tưởng lặng im vì cây không biết nói nhưng thật ra cũng không hẳn, vì ban ngày cây còn vang vọng tiếng chim hót líu lo:

“Đêm chỉ thấy cây ngủ Lặng im, rất lặng im Sáng ra, em mới biết Trong cây còn có chim”

(Cây) Những người bạn là cây cỏ ngoài vườn trong thơ Phạm Hổ được ông lột tả ra những vẻ đẹp một cách hồn nhiên, ngộ nghĩnh qua cái nhìn trẻ thơ, ông còn lồng ghép những tri thức về các sự vật được nhắc đến, như một bài học nhỏ cho các em Ngoài giới thiệu cho các em về đặc tính, Phạm Hổ còn gợi lên tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống xung quanh mình qua nét đẹp của từng chi tiết nhỏ

Từ trong nhà ra ngoài vườn, từ ngoài vườn vào trong nhà, đến những vật nhỏ như cái đinh, cái chổi, cái rế, cái kính, cũng có câu chuyện thầm lặng của mình

Và ông cũng nhắc nhiều đến những người bạn im lặng này Cái rế là một đồ vật quen thuộc, có mặt trong mọi gia đình Việt Nam Từ thực tế “cái rế nó bế cái nồi”, Phạm Hổ đã tạo nên một câu chuyện về tình bạn:

“Ôm lấy nồi, lấy chảo

Rế như cái đài hoa Chảo, nồi đang bận nấu

Rế ngồi bên đợi chờ…”

(Cái rế) Nhà thơ Phạm Hổ hiểu biết rõ tâm lý của trẻ thơ và ông đã kịpthời trả lời cho các em những tò mò về thế giới xung quanh bằng cách riêng của mình.

“Sao hai kim đồng hồ Cái chạy nhanh, chạy chậm?

- Vì cái này chân dài Còn cái kia chân ngắn… ”

(Kim đồng hồ) Mỗi bài thơ ông viết là một bài học phong phú, sinh động về những món đồ vật xung quanh, ý nghĩa và cũng đong đầy yêu thương “Tuổi già” gây nhiều cản trở nhưng nhờ cái kính mà giúp ông bà làm được nhiều việc, cái nhìn đầy tình cảm của người cháu:

Tuổi già bịt kín lỗ kim Cái kính giúp bà thấy lại;

Tuổi già xoá nhoà dòng chữ, Cái kính giúp ông đọc ra ”

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Mặt trời rúc bụi tre

Buổi chiều về nghe mát

Bò ra sông uống nước

Thấy bóng mình ngỡ ai

Bò chào: “Kìa anh bạn

Nước đang nằm nhìn mây Nghe bò cười nhoẻn miệng Bóng bò chợt tang biến

Bò tưởng bạn đi đâu

Cứ ngoái trước nhìn sau

Phạm Hổ là một gương mặt quen thuộc mà thiếu nhi Việt Nam rất yêu mến Lâu nay, người đọc luôn gọi ông là “nhà thơ tình bạn” và “bác Chuyện hoa, chuyện quả” Việc định danh như vậy phản ánh được những nét trội trong nghệ thuật văn chương của nhà văn Với lối viết giàu trí tưởng tượng, vui tươi, ngộ nghĩnh dễđọc, dễ nhớ, phù hợp với tâm lý trẻthơ Phạm Hổ sáng tác rất nhiều thể loại như: truyện ngắn, thơ, kịch, trong đó thơ là thể loại mà hầu hết các tác phẩm của ông đều dành cho thiếu nhi Phạm Hổ đã viết hơn 10 tập thơ cho các em, đã có 6 tập thơ viết về tình bạn Mối quan tâm của tác giả là có cơ sở hiện thực Bởi trẻ em vốn rất khao khát tình bạn và “Chú bò tìm bạn” được xem là một bài thơ tiêu biểu cho chủ đề này của ông

Bài thơ “Chú bò tìm bạn” trích trong tập truyện cùng tên được viết từ năm

1952 Bài thơ được đưa vào chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 1, nhà xuất bản Giáo Dục, xuất bản năm 1997 Bài thơ gợi nguồn cảm hứng từ hình ảnh chú bò ngốc ngếch, đáng yêu được nhà thơ nhân cách hoá xuyên suốt bài Nhân vật ấy xuất hiện giữa khung cảnh yên bình có cả dòng sông, bụi tre, cánh đồng, mặt trời, mây,… Tất cả giao hoà với nhau trong cái nhìn thân thiện, trong sáng

Mởđầu gợi lên một bức tranh làng quê thanh bình vào lúc chiều tà, tạo một cảm giác êm đềm dịu nhẹ:

“Mặt trời rúc bụi tre

Buổi chiều về nghe mát”

Mặt Trời cũng biết “rúc”, mặt nước cũng biết “nằm nhìn”, gợi nên sự thân thương trìu mến như đứa trẻnũng nịu rúc vào lòng mẹ, ánh nhìn yêu thương mang đến cảm giác chứa chan tình cảm Chiều về, ông mặt trời nấp sau bụi tre, những vạt nắng như còn vương lại trên tán lá Gió thổi về nghe mát làm cho hàng tre xanh rì rào như đang nói chuyện Ở đây không chỉ là sự mát mẻ bình thường của gió trời mà còn là sự cảm nhận của cái bình yên, tĩnh lặng của không gian mà còn cả lòng người Làn nước mới trong xanh làm sao dường như nhìn được xuống tận đáy, mặt nước như một cái gương khổng lồ soi chiếu được mọi vật Bò ta thích thú nghiêng mình nhìn dòng nước mát mẻ, trong vắt

Buổi chiều, sau khi hoàn thành xong công việc của mình thì bò ta được thảnh thơi nên ra bờ sông uống nước Một tình huống đậm nét ngờ nghệch đáng yêu xuất hiện:

Bò ra sông uống nước

Thấy bóng mình ngỡ ai

Bò chào: “Kìa anh bạn

Trong khung cảnh đó, nhân vật “bò” vẫn thong thảđi uống nước Đến bên bờ sông, bò nghiêng mình nhìn dòng nước mát mẻ, trong vắt Một tình huống đáng yêu cuất hiện khi bò thấy bóng mình dưới nước bò ngỡ gặp anh bạn mới, một sự nhầm lẫn ngờ nghệch nhưng lại rất ngây ngô đáng yêu Cũng như các em nhỏ hồn nhiên, thích thú với những điều mới lạ ở thế giới xung quanh Bò vui mừng khôn xiết, đó ngay lập tức chú thể hiện hành vi rất đáng quý là chào hỏi và làm quen với người bạn mới: “Kìa anh bạn” rất phấn khích, vui vẻ và háo hức với người bạn mới này Danh xưng “anh bạn” nghe rất đỗi thân thiết, thân quen thể hiện sự phóng khoáng, lễ phép lịch sự và đầy thiện chí với người mà bò ngỡ là bạn Chú bò thân thiện hỏi thăm: “Lại gặp anh ở đây” nhưng người bạn này chẳng bao giờ lên tiếng Lần nào cũng giữ im lặng, nhưng lạ thay người bạn ấy bắt chước bò ta đến từng động tác Bò gật đầu, anh bạn kia cũng gật đầu, bò mỉm cười anh ta cũng làm theo…Dưới cái nhìn nũng nịu dễ thương tác giả đã lấy hình ảnh của chú bò thơ để ví von cho hình ảnh của trẻ thơ cũng ngây ngô đáng yêu như vậy

Trong khung cảnh thanh bình của cỏ cây, trời, đất, mặt nước nghe vậy thì bật cười với sự nhẫm lẫn ngớ ngẫn của bạn bò:

“Nước đang nằm nhìn mây Nghe bò cười nhoẻn miệng”

Làn sóng chạy loang xa như làn môi hé mở nụcười “nhoẻn miệng” Tiếng cười hồn nhiên đó tác giả chỉ mượn để làm rõ hình ảnh của trẻ em với cái cười vui vẻ, độlượng và niềm yêu thích dành cho chú bò nhỏ Rõ ràng dưới nước chính là hình ảnh của chú bò, và mặt nước lặng yên cũng chính là chiếc gương, nhưng bò ta hồn nhiên không biết điều đó Trong cuộc sống, các em nhỏ cũng như thế đấy ngốc nghếch, đáng yêu vô cùng Bởi vốn kiến thức và sự trải nghiệm của các em có hạn nên có những hiểu lầm thường xuyên xuất hiện, đó là điều đương nhiên

Mặt nước chỉđang buồn cười với sự cố này của bạn bò, câu thơ này là sự bày tỏ niềm yêu thích của tác giả với sự thân thiện mong muốn được kết bạn của cậu bò nhỏ này

Tiếng cười đó đã tạo ra một làng sóng làm cho bóng bò trên mặt nước cũng tan biến, hình ảnh chú bò lơ ngơ tha thiết gọi bạn

“Bóng bò chợt tan biến

Bò tưởng bạn đi đâu

Cứ ngoái trước nhìn sau

Trong cảm quan dân gian, chú bò là biểu tượng của tính lơ ngơ (lơ ngơ như bò đội nón) Và chú bò ởđoạn thơ trên chính là hình ảnh thể hiện điều này Tiếng cười của mặt nước đã tạo ra gợn sóng, làm mất đi mặt gương soi trên nước và hình ảnh chú bò cũng biến mất Tác giả sử dụng các động từ “tan”, “đi” thể hiện sự biến mất có phần đột ngột của “chú bò” Đây là một điều bình thường bởi vốn chẳng có người bạn nào giống y như mình xuất hiện cả, nhưng chú bò nhỏ nào có biết, chàng ta hốt hoảng, hoang mang phải “ngoái trước nhìn sau” lo lắng tìm gọi bạn mãi Tiếng “ậm ò” mô phỏng rất sát với tiếng kêu của loài bò trong thực tế, âm thanh trầm, vang, tha thiết Có lẽ chú bò của chúng ta lo cho người bạn đột nhiên biến mất này lắm, tấm lòng này thật đáng quý Và có lẽ, âm thanh bỗng trở nên trầm lắng qua tiếng “ò” vì bò ta chưa kịp kết bạn mà bạn đã đi rồi Đây là nghệ thuật mô phỏng âm thanh và đặt cái tình vào trong thơ thiếu nhi vô cùng tài tình của Phạm Hổ Dường như tác giả đang đồng cảm với chú bò trong sự tiếc nuối và khao khát tình bạn của cậu bò đáng yêu mà cụ thể ở đây là hình ảnh của trẻ

Bằng sự quan sát tinh tế Phạm Hổ đã tìm ra được những điều đáng yêu trong khung cảnh bình dị quen thuộc, nghe được những câu chuyện trong những âm thanh quanh ta và kể nó lại cho các em nhỏ một cách đặc sắc, thú vị Nội dung bao trùm trong bài thơ là tình bạn Nó được khái quát từ nhân vật “bò” và mối quan hệ giữa các nhân vật trong bài thơ (nước, mây, mặt trời,…) Với thông điệp chủ động gắn kết trong tình bạn, nhà thơ mang đến ý nghĩa sâu sắc về thái độ sống cởi mở, thân thiện với những người bạn xung quanh mình Bài thơ còn cung cấp một kiến thức đặc sắc - mặt nước cũng là mặt gương, một phát hiện mà đối với các em nhỏ hẳn là thú vị mới mẻ, và mặt gương –nước –này cũng dễ xáo động, dễ làm hình ảnh tan biến bởi một tác nhân nhỏ như một gợn sóng từ tiếng cười của mặt nước

Chú bò được nhân hóa rõ ràng như một cậu bé nhỏ biết suy nghĩ biết chào hỏi…tạo nên sức sống rạng rỡ, sinh động trong khung cảnh yên bình Hình thức hội thoại có câu chào ngô nghê và tiếng gọi âm vang “ậm ò” mô phỏng tiếng kêu của loài vật Bài thơ 5 chữ có nhịp điệu 3/2 nhịp nhàng, sinh động, vui tươi, dễ nhớ, dễ thuộc Ngôn ngữ giản dị, trong sáng: những từ rúc, nghe mát, cười toét miệng tạo nên nét đặc sắc cho bài thơ: rúc - gợi nên sựthân thương trìu mến như đứa trẻnũng nịu rúc vào lòng mẹ; nghe mát: gợi cái cảm nhận cái bình yên, tĩnh lặng của không gian; cười toét miệng: đây là nụ cười hồn nhiên của mặt nước, cũng là cáicười độlượng trước sự nhầm lẫn ngốc nghếch của chú bò

TỔNG KẾT 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Cả một đời Phạm Hổđã yêu thương với một tình yêu đằm thắm mà ông đã dành trọn cho thế hệ trẻ Dường như trong ông luôn sống với niềm mong ước: làm sao trong tác phẩm của mình đem đến cho tâm hồn các em cái đẹp, cái quý, cái chân và cái thiện… Trong cuộc đời sáng tác của mình, phần lớn tâm huyết và bút lực nhà thơ Phạm Hổ dành cho thiếu nhi, và ông đã đạt được những thành công xuất sắc nhất ở những mảng thơ, chính vì vậy mà bạn đọc thường gọi ông là

“Nhà thơ của tuổi thơ” và bác của “Chuyện hoa, chuyện quả” Ta thấy rằng “Ông say mê với hạnh phúc hiến dâng trọn vẹn cái phần tinh tuý của đời mình, của tâm hồn mình cho con trẻ Viết cho các em là một trách nhiệm lớn Đây là một sự ý thức rất cao, một trách nhiệm lớn của người cầm bút Làm thơ, viết truyện cho các em là mong được đem đến một giá trị tinh thần cho con trẻ Mỗi bài thơ, đơn giản chỉ như một thứ đồ chơi nhưng đó lại là đồ chơi có thể mang lại niềm vui cho trẻ thơ Mỗi câu chuyện với những điều bình dị, gần gũi dễ đi vào tâm hồn trẻ nhỏ, hướng các em đến những bài học về cách ứng xử trong quan hệgia đình, bạn bè, thầy trò, bản thân,… Theo Phạm Hổ, trách nhiệm đó mới nhìn tưởng đơn giản nhưng đểlàm được thì nhà văn sẽ gặp phải không ít khó khăn: “Đi không kỹ, nắm không chắc, thì dù có viết kỹ, có công phu đến mấy cũng chỉ là sự phô bày kỹ thuật Nhưng đi kỹmà không xúc động sâu sắc, chân thành thì viết ra cái gì cũng nhạt nhẽo”.

Ngày đăng: 07/12/2022, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w