CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI QUA TÁC PHẨM VĂN HỌC

12 35 0
CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI QUA TÁC PHẨM VĂN HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: (4 điểm): Bằng các tác phẩm đã đọc và đã học, anhchị hãy chứng minh văn học thiếu nhi giúp trẻ thơ lớn lên cả về tâm hồn và trí tuệ. BÀI LÀM Văn học thiếu nhi là một phần của văn học. Văn học thiếu nhi bao gồm gồm những tác phẩm văn học, phổ cập khoa học dành riêng cho trẻ em hoặc một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường cho người lớn đã đi vào phạm vi đọc của trẻ em. Những tác phẩm văn học thiếu nhi đa dạng về thể loại, chủ đề cho đến nội dung nhưng chúng đều chứa đựng những giá trị lớn lao trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ cả về tâm hồn, lẫn trí tuệ. Văn học là cái nôi góp phần nuôi dưỡng, làm giàu tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp của trẻ từ thuở ấu thơ thông qua chức năng giáo dục thẩm mỹ. Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục cho trẻ về cái đẹp, cái đẹp về cuộc sống, về thế giới quan xung quanh trẻ. Nhà văn Võ Quảng từng nêu ra quan niệm rất rõ ràng: “Văn học cho thiếu nhi có một nhiệm vụ chính yếu, đó là giáo dục các em trở thành người tốt. Văn học thiếu nhi phải “tải đạo”. Nhưng tuyệt nhiên ở đây không phải là những lời giáo huấn giá lạnh, khô khan hoặc ngược lại không phải là những chuyện bạo lực, giật gân để làm cho thiếu nhi bị thu hút. Văn học thiếu nhi được gọi là hay, là tốt, thường có bên trong một sức mạnh. Đó là sức mạnh của cái đẹp, của văn chương nghệ thuật. Sức mạnh để sẽ đánh thức trong các em tình cảm và ý nghĩa tốt đẹp, làm cho các em biết tôn trọng, yêu thương, thấy những nghĩa vụ cần làm, sống có tinh thần nhân ái, biết sống một cách tốt đẹp”. Trong các tác phẩm của Võ Quảng, ông luôn cho người đọc thấy được hình ảnh trẻ thơ với một tâm hồn ngây thơ, trong sáng. Bài thơ Cho biết vì sao cho chúng ta thấy rõ điều này. Ta thấy rõ tâm lý trẻ luôn tò mò của mình qua các câu hỏi từ lúc bắt đầu bài thơ: Cho biết vì saoCứ vào độ TếtVườn em trở đẹpKhông lúc nào bì?. Cho đến cuối bài thơ vẫn là những câu hỏi: Cho biết vì saoVườn em trở đẹpĐẹp vào độ TếtĐẹp chẳng nào ngờ?Có phải đẹp nhờMẹ em vun xới?Hay vì xuân tớiNắng ấm trời êm?Hay vì lòng emVui mừng Tết đến? Trẻ tự đặt vấn đề bằng các câu hỏi. Đồng thời, trẻ cũng tự lí giải những thắc mắc của mình bằng những câu hỏi. Điều đó cũng phù hợp với tâm lí trẻ thơ. Khi vốn sống của các em còn hạn chế. Ông sử dụng những ngôn từ giản dị kết hợp với hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng, đầy màu sắc. Nào là vàng óng ánh, tim tím, trắng phau, xanh lơ, đỏ mọng, xanh ngắt, xanh lơ . Chính những màu sắc cụ thể đó đã giúp các em dễ dàng cảm thụ cái đẹp của tự nhiên một cách rõ ràng hơn. 2 Tác phẩm văn học thiếu nhi còn gợi lên cho các em những xúc cảm thẩm mỹ. Điều đó khiến tâm hồn các em dạt dào hơn và có thể dễ dàng cảm nhận cái đẹp và hình thành thị hiếu thẩm mỹ cho riêng mình. các em có thể rung động và cảm nhận được những vẻ đẹp trong tác phẩm này. Khi trái tim đã rung động thì trẻ thơ sẽ hình thành tình yêu, tình yêu từ những thứ giản đơn nhất. Trong tác phẩm Trăng sáng của tác giả Nhược Thủy không chỉ có ngôn từ trong sáng mà còn kích thích trí tưởng tượng phong phú của trẻ thông qua các biện pháp tu từ. So sánh trăng tròn như cái đĩa hay trăng khuyết lại giống như con thuyền trôi. Tác giả còn nhân hóa trăng trở nên gần gũi giống như một người bạn của em nhỏ qua câu thơ “Em đi trăng theo bước như muốn cùng đi chơi”. Nhờ vậy, các em có thể rung động và cảm nhận được những vẻ đẹp của cuộc sống trong tác phẩm văn học. Đối vơi trẻ thơ, cái đẹp đồng nghĩa với cái tốt. Cái tốt trong văn học thiếu nhi là nhưng bài học quý giá giúp các em biết đúng, biết sai, biết điều gì nên làm và không nên làm. Bé không làm những gì nào Ngắt hoa, bẻ lá, giẫm vào cỏ xanh Khi vui học, lúc dạo quanh Không nghịch đất cát, đu cành cây cao. ( Bảo vệ cỏ hoa) Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Thông qua ngôn từ tác giả xây dựng những hình ảnh sinh động, giúp trẻ dễ dàng cảm nhận vẻ đẹp của thế giới xung quanh, mà còn giúp trẻ hình thành tình yêu với cuộc sống này. Trẻ yêu Cái đẹp của tâm hồn chính là lòng nhân ái. Lòng nhân ái chính là nền tảng của đạo đức con người. Điều này đã được cố Tổng bí thư Lê D khẳng định qua câu nói:Cái gốc của đạo đức của luân lí là lòng nhân ái. Vậy lòng nhân ái là gì? Nhân ái là từ hán

Ngày đăng: 23/11/2021, 10:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan