Phân tích giá trị thẩm mỹ và giá trị giáo dục trong một số bài hát thiếu nhi

17 338 1
Phân tích giá trị thẩm mỹ và giá trị giáo dục trong một số bài hát thiếu nhi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ THẨM MỸ VÀ GIÁ TRỊ GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM ÂM NHẠC THIẾU NHI BÀI SỐ 1: CHIM MẸ, CHIM CON Tác giả tên thật là Đặng Nhát Mai, sinh ngày 581942, quê ở Tứ Kỳ, Hải Dương. Ông là tác giả của nhiều ca khúc, tiêu biểu như: Hát với người thợ xây, Điệp khúc hòa bình, Biển chiều giăng tơ, Em đi giữa màu xanh... Được tặng Huy chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Ba, Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam 1999 (Anh là hoa quý của rừng), 2000(Chiều Mỹ Sơn) và nhiều giải thưởng khác của các tổ chức ở Trung ương và địa phương. Bài hát Chim mẹ Chim Con được viết ở nhịp 24, giọng Rê trưởng, giai điệu vừa phải. Bài hát chim mẹ chim con cho chúng ta thấy đàn chim nhỏ đang tung tăng dạo chơi bên mẹ, được chim mẹ rang rộng đôi cánh che chở yêu thương. Cũng giống như các bé yêu của cô hàng ngày đến trường vui đùa cùng các bạn và được cô giáo yêu thương, chăm sóc để chiều về bác con lại được trở về mái nhà ấm áp bên mẹ cha như những chú chim nhỏ bay về tổ của mình. Hình ảnh cô giáo được so sánh như chú chim mẹ luôn lo lắng, ân cần, chăm sóc và bảo vệ những đứa con của mình để chúng có một giấc ngủ an lành. Hình ảnh của trẻ giống như những chú chim non yếu ớt luôn cần có mẹ để chăm sóc. Mong rằng các con sẽ giống như những chú chim con, luôn xinh xắn, đáng yêu và ngày càng ngoan hơn, biết vâng lời cha mẹ, yêu quý những con vật quanh mình. Thông qua bài hát trẻ sẽ cả nhận được tình cảm của cô dành cho trẻ. Khi trẻ biết được những điều đó, trẻ sẽ trân trọng và yêu thương cô giáo của mình và coi cô như người mẹ thứ hai của mình BÀI HÁT SỐ 2: EM CHƠI ĐU Nhạc sĩ Mộng Lân tên thật là Nguyễn Ngọc Lân, sinh năm 1934, quê gốc ở Thạch Nham, Thanh Oai, Hà Nội, lớn lên ở Thanh Ba Phú Thọ. Ông là một tài năng sáng tác và đầy trách nhiệm với tuổi măng non. Ông là tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng về thiếu nhi như : Quê em bừng sáng (1954), Tấm ảnh Bác Hồ (1956), Em là mầm non của Đảng (1957)… Bài hát Em chơi đu (1949) viết ở nhịp 38, giọng Đô trưởng. Bài hát có nhịp điệu chậm rãi nhưng không làm mất đi nét vui tươi hồn nhiên của trẻ thơ. Lời bài hát bắt đầu bằng từ A ha A ha Kìa cái đu xinh diễn tả niềm vui sướng của các em khi nhìn thấy cái đu xinh là mình yêu thích. Tiếp theo sau đó là một loạt những ca từ thể hiện niềm hân hoan phấn khởi khi được cái đu đưa lên thật cao. Cảm giác bay vút lên như những con chim chích khiến các em vô cùng thích thú. Bài hát không chỉ có ý nghĩa với trẻ nhỏ mà còn muốn nói với người lớn chúng ta rằng không nên gò ép trẻ quá nhiều vào những bài học khô khan, những khuôn mẫu mà chúng ta đưa ra, mà hãy để các em lớn lên trong sự vui tươi đúng với lứa tuổi hồn nhiên của chính bản thân mình. Hình ảnh cái đu xinh là một hình ảnh đẹp. Nó giống như một người bạn thân của trẻ và mang lại niềm vui, những cảm giác mới lạ trong cuộc sống. Vì vậy, chúng ta có thể

Ngày đăng: 16/11/2021, 10:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan