1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích giá điện quy dẫn của một số loại hình năng lượng

52 104 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Phân tích giá điện quy dẫn của một số loại hình năng lượngPhân tích giá điện quy dẫn của một số loại hình năng lượngPhân tích giá điện quy dẫn của một số loại hình năng lượngPhân tích giá điện quy dẫn của một số loại hình năng lượngPhân tích giá điện quy dẫn của một số loại hình năng lượngPhân tích giá điện quy dẫn của một số loại hình năng lượngPhân tích giá điện quy dẫn của một số loại hình năng lượngPhân tích giá điện quy dẫn của một số loại hình năng lượng

Trang 1

Phân tích giá điện quy dẫn của một số loại hình

năng lượng

Người thực hiện: Trung tâm phát triển Sáng tạo Xanh

Hà Nội, tháng 12 năm 2014

Trang 2

TÓM TẮT

Báo cáo này sẽ cung cấp phương pháp tính toán giá điện quy dẫn (GĐQD) của nhiệt điện than đồng thời giới thiệu giá điện quy dẫn củađiện gió và điện mặt trời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh giá điện quy dẫn của các nguồn năng lượng này

Về nguyên tắc, cách tính toán GĐQD của các nguồn năng lượng là như nhau Giá thành sản xuất điện quy dẫn của các nguồn nhiệt điện sản xuất từ nhiên liệu hoá thạch nói chung và nhiệt điện than nói riêng, được tính toán trên cơ sở tổng chi phí của nhà máy (bao gồm các chi phí đầu tư, chi phí vận hành) quy về giá trị hiện tại hoá của năm đầu tiên bắt đầu vào vận hành, chia cho tổng điện năng thương phẩm của nhà máy quy về giá trị hiện tại hoá Để tính toán được công thức trên, cần thống kê các thông số về kỹ thuật và kinh tế-tài chính một cách kỹ lưỡng

Các kết quả cho thấy mối quan hệ tuyến tính khá chặt chẽ giữa GĐQD và giá than Các nhà máy nhiệt điện sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giá than, bao gồm giá than nội địa và nhập khẩu từ thị trường thế giới Theo nghiên cứu của Woodmac Kenzie về giá nhiên liệu toàn cầu, giá than sẽ tăng ở mức thấp nhất khoảng 2%/năm Điều này mang lại rủi ro lớn cho các nhà máy nhiệt điện than Với phương án giá than tăng giá 2%/năm như trên, GĐQD của các nhà máy nhiệt điện than

đã và đang chuẩn bị đi vào vận hành tại Việt Nam sẽ nằm ở mức từ 6 Cent/kWh (6,1Cent/kWh với Mạo Khê) đến trên 7 Cent/kWh (7,4 Cent/kWh với Quảng Ninh) Còn đối với các nhà máy nhiệt điện than sử dụng than nhập khẩu, GĐQD sẽ ở mức cao hơn, khoảng 9 Cent/kWh, cụ thể ở: Sông Hậu 1 là 8,8Cent/kWh và Long Phú 1 là 9,2 Cent/kWh

Tính toán của ICEM (2013) đưa ra một mức giá điện quy dẫn khả quan của điện mặt trời khoảng 17,65 Cent/kWh Tuy nhiên, vấn đề giá thành quy dẫn của điện mặt trời ở Việt Nam vẫn chưa có hồi kết Tổng chi phí hệ thống cho các tấm pin mặt trời quá cao, dẫn đến thị trường của nguồn năng lượng này chưa được phát triển

Thực tế hiện nay cho thấy thị trường điện gió vẫn còn khá mới mẻ, và căn cứ vào chi phí giá điện quy dẫn bình quân của điện gió từ các quốc gia khác, với giá hỗ trợ 10 Cent/kWh cho điện gió

có thể bù đắp cho phần chi phí đầu tư

Dựa trên kết quả nghiên cứu, GĐQD của nhiệt điện than vẫn còn thấp hơn so với những nguồn năng lượng khác Chính vì vậy, việc thúc đẩy năng lượng tái tạo vẫn còn gặp nhiều rào cản do giá điện quy dẫn của các nguồn năng lượng vẫn còn cao, trong khi giá bán điện tại Việt Nam còn tương đối thấp

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM TẮT 1

DANH SÁCH HÌNH 4

DANH SÁCH BẢNG 5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 6

CHƯƠNG II: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 7

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP LUẬN TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN QUY DẪN CÁC NGUỒN NHIỆT ĐIỆN SẢN XUẤT TỪ NHIÊN LIỆU HOÁ THẠCH 8

CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH QUY DẪN VÀ PHÂN TÍCH CƠ CẤU GIÁ THÀNH MỘT SỐ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN ĐIỂN HÌNH 11

1 Giá than cho sản xuất điện 11

2 Phân tích cơ cấu giá thành của một số nhà máy nhiệt điện than điển hình 13

2.1Các nhà máy điện than đang vận hành 13

2.2 Nhà máy chưa vào vận hành thương mại 19

3 Tính toán và phân tích giá thành quy dẫn thực tế nhiệt điện than theo xu thế biến động giá nhiên liệu than theo thị trường đối với nguồn điện than ở Việt Nam 20

3.1 Xu thế biến động giá than 20

3.2 Giá thành điện quy dẫn 22

4 Kết luận 27

CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH GIÁ ĐIỆN QUY DẪN TỪ NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO 29 1 Giá thành điện quy dẫn của điện mặt trời 29

1.1 Tiềm năng năng lượng mặt trời tại Việt Nam 29

1.2 Các tài liệu về giá điện quy dẫn tại Việt Nam 29

1.3 Các thành phần chi phí trong giá thành quy dẫn của điện mặt trời 30

1.4Kết luận 32

2 Phân tích giá điện quy dẫn của điện gió 32

2.1 Tiềm năng gió ở Việt Nam 32

2.2Giá thành quy dẫn của điện gió 33

2.3 Kết luận 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

PHỤ LỤC 38

Phụ lục 1: Nhiệt điện than Mạo Khê 38

Phụ lục 2: Nhiệt điện than Cẩm Phả 40

Phụ lục 3: Nhiệt điện Quảng Ninh 2 42

Trang 4

Phụ lục 4: Nhiệt điện Quảng Ninh 1 44

Phụ lục 5: Nhiệt điện Na Dương 2 46

Phụ lục 6: Nhiệt điện Long Phú 1 48

Phụ lục 7: Nhiệt điện Sông Hậu 1 50

Trang 5

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1 – Giá than cho sản xuất điện từ năm 2000 đến tháng 1/2014 (Nguon: Nguyen, 2014) 11

Hình 2 – Cơ cấu giá thành nhà máy nhiệt điện than Mạo Khê 17

Hình 3 – Cơ cấu giá thành nhà máy nhiệt điện than Cẩm Phả 17

Hình 4 – Cơ cấu giá thành nhà máy nhiệt điện than Quảng Ninh 1 17

Hình 5 – Cơ cấu giá thành nhà máy nhiệt điện than Quảng Ninh 2 18

Hình 6 – Tổng hợp cơ cấu giá thành nhà máy nhiệt điện than 18

Hình 7 - Dự báo giá than của Australia và Indonesia tới năm 2030 (Woodmac Kenzie, 2013) 21

Hình 8 - Đồ thị biểu diễn quan hệ giá thành và giá than Nhiệt điên Mạo Khê 25

Hình 9 - Đồ thị biểu diễn quan hệ giá thành và giá than Nhiệt điên Cẩm Phả 25

Hình 10 - Đồ thị biểu diễn quan hệ giá thành và giá than Nhiệt điên Quảng Ninh 1 25

Hình 11 - Đồ thị biểu diễn quan hệ giá thành và giá than Nhiệt điên Quảng Ninh 2 26

Hình 12 - Đồ thị biểu diễn quan hệ giá thành và giá than Nhiệt điên Na Dương 2 26

Hình 13 - Đồ thị biểu diễn quan hệ giá thành và giá than Nhiệt điên Long Phú 1 26

Hình 14 - Đồ thị biểu diễn quan hệ giá thành và giá than của nhà máy nhiệt điên Sông Hậu 1 27

Trang 6

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1 - Giá bán than cho Điện (Nguon: Nguyen, 2014) 12

Bảng 2 – Giá thành điện quy dẫn các nhà máy trước khi giá than theo thị trường 15

Bảng 3 - Giá thành điện quy dẫn các nhà máy theo giá than hiện tại 15

Bảng 4 - Giá thành cố định và biến đổi của nhà máy đã vận hàn (Đơn vị: Cent/kWh) 19

Bảng 5 - Giá thành quy dẫn các nhà máy chưa vào vận hành (Đơn vị: Cent/kWh) 19

Bảng 6 - Tổng hợp chi phí nhập khẩu tới các NMNĐ qua cảng trung chuyển (Đơn vị: USD/tấn) (GreenID, 2014) 22

Bảng 7 - Giá than bình quân cả đời sống công trình theo các phương án (Đơn vị: USD/tấn) 23

Bảng 8 - Giá thành sản xuất điện quy dẫn nhà máy nhiệt điện than 23

Trang 7

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng ngày càng nhiều nhà máy nhiệt điện than để đáp ứng nhu cầu điện trong tương lai Từ năm 2013 đến năm 2030, công suất phát điện dự kiến sẽ tăng hơn mười lần, từ hơn 6000MW đến 75000MW Với xu hướng gia tăng các nhà máy nhiệt điện than, Việt Nam sẽ phải tìm ra các giải pháp để nhập khẩu lượng than lớn, lên đến vài chục triệu tấn mỗi năm, do lượng than nội địa đang dần cạn kiệt Do vậy, các tác động tiêu cực đến xã hội và môi trường từ các nhà máy điện than cũng sẽ gia tăng theo thời gian

Năng lượng gió và năng lượng mặt trời được coi là các giải pháp năng lượng thay thế cho nhiệt điện than Mặc dù năng lượng gió và năng lượng mặt trời không thể cung cấp nguồn điện ổn định liên tục, nhưng đây đều là những nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm môi trường và ít phát thải khí nhà kính trong suốt quá trình vận hành Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có một lượng nhỏ điện mặt trời và điện gió được sản xuất, trong khi mục tiêu của chính phủ đặt ra là phát triển 1.000MW điện gió đến năm 2020

Mức độ thay thế của năng lượng gió và năng lượng mặt trời đối với nhiệt điện than phụ thuộc vào giá điện quy dẫn (GĐQD) của từng loại nguồn năng lượng Tuy nhiên, GĐQD thực tế của điện than rất khó để xác định do hiện nay vẫn còn tồn tại các hình thức trợ giá trực tiếp và gián tiếp Mặt khác các dự án năng lượng gió và năng lượng tái tạo điển hình tại Việt Nam vẫn còn rất

ít, do vậy rất khó để xác định GĐQD chính xác của các nguồn năng lượng tái tạo này

Trang 8

CHƯƠNG II: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của báo cáo này là phân tích rõ GĐQD của điện than và đưa ra các ước tính liên quan đến giá điện quy dẫn của năng lượng gió và năng lượng mặt trời

Để thực hiện mục tiêu chính, cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau:

- Xác định phương pháp luận tính toán giá thành sản xuất điện quy dẫn;

- Phân tích và xác định giá than nội địa cho sản xuất điện trong bối cảnh hiện nay (dựa trên các dữ liệu trước đây về các khoản trợ giá), và dự báo lượng than nội địa dành cho sản xuất điện trong trường hợp gỡ bỏ trợ giá;

- Tính toán giá thành quy dẫn để sản xuất 1 kWh điện chạy than và phân tích cơ cấu giá thành sản xuất điện của một số nhà máy nhiệt điện than điển hình ở Việt Nam sử dụng than trong nước khi có trợ giá, và bỏ trợ giá than;

- Tính toán và phân tích giá thành quy dẫn thực tế nhiệt điện than theo xu thế biến động giá nhiên liệu than theo thị trường đối với nguồn điện than ở Việt Nam;

- Ước tính giá điện quy dẫn của các nguồn điện mặt trời và gió dựa vào các tài liệu trong nước và quốc tế

Trang 9

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP LUẬN TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN QUY DẪN CÁC NGUỒN NHIỆT ĐIỆN SẢN XUẤT TỪ NHIÊN LIỆU HOÁ THẠCH

Giá thành sản xuất điện quy dẫn (GĐQD) của các nguồn nhiệt điện sản xuất từ nhiên liệu hoá thạch nói chung và nhiệt điện than nói riêng, được tính toán trên cơ sở tổng chi phí của nhà máy (bao gồm các chi phí đầu tư, chi phí vận hành) quy dẫn về giá trị hiện tại hoá của năm đầu tiên bắt đầu vào vận hành, chia cho tổng điện năng thương phẩm của nhà máy quy về giá trị hiện tại hoá

Như vậy, GĐQD (Leverlized cost) cũng chính là giá điện bình quân tại thanh cái ở mỗi nhà máy, công thức tính như sau:

S t

S

i t

Ck t Cnl t Com Ca

1

1

t

)1.(

max

%)

1).(

(

)1)).(

()()((

(1)

Trong đó:

Gqd: Giá thành điện quy dẫn loại nhà máy xem xét (đồng/kWh)

Ca: Tổng chi phí vốn đầu tư kể cả lãi xây dựng đã quy đổi đều về năm đầu tính toán của loại nhà

máy xem xét (đồng)

Com(t): Chi phí vận hành bảo dưỡng (O&M) năm thứ t của loại nhà máy xem xét (bao gồm cả

chi phí O&M cố định và O&M biến đổi, đồng)

Cnl(t): Chi phí nhiên liệu năm thứ t của loại nhà máy xem xét (đồng)

Ck(t): Chi phí vận hành khác năm thứ t (nếu có) của nhà máy xem xét (đồng)

S(t): Công suất đặt (năm t) của loại nhà máy xem xét

∆S%: Tỷ lệ công suất tự dùng của nhà máy xem xét

Tmax: Thời gian sử dụng công suất cực đại bình quân của nhà máy xem xét (giờ)

i: Hệ số chiết khấu

t: Đời sống công trình (theo tuổi thọ kinh tế, năm ) của nhà máy xem xét

Trong đó kể đến trường hợp có các thành phần lạm phát và trượt giá nhiên liệu, với hệ số lạm phát được đưa vào chi phí O&M và hệ số trượt giá nhiên liệu đưa vào chi phí nhiên liệu như sau:

Com(t) = Com(t 0 ) (1+ a) tt o

(2)

Cnl(t) = Cnl(t 0 ) (1+ e) tt o

(3)

Trang 10

Với Com(t 0 ) và Cnl(t 0 ) Là chi phí vận hành bảo dƣỡng và chi phí nhiên liệu của năm gốc t 0 chƣa xét đến hệ số lạm phát và trƣợt giá nhiên liệu

a : Hệ số lạm phát (%)

e : Hệ số trƣợt giá nhiên liệu (%)

Giá công suất: Gp trang trải các thành phần chi phí cố định cho nhà máy (đ/kW.năm):

- Thu hồi vốn đầu tƣ công trình

i S

t S

i t om C Ca

1

1

t

)1

%).(

1).(

(

)1).(

(

(4)

Trong đó:

C cd om(t): Chi phí vận hành bảo dƣỡng cố định năm thứ t của loại nhà máy xét

Giá điện năng: GA trang trải các thành phần chi phí biến đổi cho nhà máy (đ/kWh):

- Chi phí nhiên liệu

- Chi phí bảo dƣỡng vận hành biến đổi và chi phí khác phụ thuộc vào lƣợng điện năng

i T

S t

S

i t

Ck t Cnl t om C

1

1

t

)1.(

max

%)

1).(

(

)1)).(

()()((

(5)

Trong đó:

C bd om(t): Chi phí vận hành bảo dƣỡng biến đổi năm thứ t của loại nhà máy xét

Theo công thức trên sẽ xác định đƣợc giá điện bình quân cả đời sống công trình của các loại công nghệ nhiệt điện theo chi phí (hay còn gọi là giá thành bình quân quy dẫn levelesed cost)

Hệ số chiết khấu i đƣợc xác định theo chi phí vốn bình quân, bao gồm cả chi phí vay vốn bình quân và chi phí vốn cổ phần đóng góp Công thức đƣợc xác định theo quy định nhƣ sau:

i = (g x rd) + ((1-g) x re) (6) Với:

g =

C D

(7)

Trang 11

Trong đó:

g: Tỷ lệ của phần vốn vay trên tổng vốn đầu tư (%)

D: Phần vốn vay (đồng)

C: Tổng vốn đầu tư công trình (bao gồm vốn vay và vốn cổ phần, đồng)

rd: Lãi suất trung bình các nguồn vốn vay (%)

re: Chi phí vốn cổ phần (lãi suất vốn cổ phần, %)

Tỷ lệ g sẽ đưa ra mức tối ưu để dự án hoạt động có hiệu quả, theo mức vay và các điều kiện tài chính nhất định

+ Lãi suất vốn vay rd được tính bằng lãi suất bình quân gia quyền các nguồn vốn vay nội tệ và ngoại tệ theo công thức:

rd = Df x rd,f + DD x rd,D (8) Trong đó:

Df: Tỷ lệ vốn vay ngoại tệ bình quân trong tổng vốn vay

DD: Tỷ lệ vốn vay nội tệ trong tổng vốn vay

rd,f: Lãi suất vốn vay ngoại tệ bình quân

rd,D: Lãi suất vốn vay nội tệ bình quân

+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế re trên phần vốn góp chủ sở hữu được xác định theo công thức:

Re =

)1(

re,pt: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên phần vốn góp chủ sở hữu

t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân trong đời sống kinh tế theo quy định hiện hành

Ghi chú: Trong công thức (1) có thể tính toán theo đơn vị VNĐ hoặc USD, do đó giá thành sẽ

được tính quy đổi theo tỷ giá quy định, nên sẽ có đơn vị: VNĐ/kWh hay Cent/kWh

Trang 12

CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH QUY DẪN VÀ PHÂN TÍCH CƠ CẤU GIÁ THÀNH MỘT SỐ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN ĐIỂN HÌNH

Chương 4 sẽ mô tả kết quả tính toán giá điện quy điện của 1 kWh nhiệt điện than và phân tích cơ cấu giá thành của một số nhà máy nhiệt điện than sử dụng than nội địa và nhập khẩu Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh giá điện quy dẫn của nhiệt điện than với các nguồn năng lượng khác, chương tiếp theo sẽ thảo luận chi tiếth về giá điện quy dẫn của gió và mặt trời

1 Giá than cho sản xuất điện

Than là nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện Trong giai đoạn vừa qua, giá than và giá điện đều cùng song hành trong lộ trình tăng giá Giá bán than cho sản xuất điện biến động theo chiều hướng tăng dần từ năm 2000 như trong Hình 1 Hình 1 trình bày biểu đồ về giá của các loại than khác nhau như than cám 4b, 5, 5a, v.v… cho sản xuất điện Dựa vào những số liệu dưới đây, giá của các loại than có chất lượng cao đã tăng đáng kể trong 4 năm vừa qua

0 200000

Hình 1 – Giá than cho sản xuất điện từ năm 2000 đến tháng 1/2014 (Nguồn: Nguyen, 2014)

Căn cứ theo sắc lệnh về giá, giá than bán sẽ được xác định theo cơ chế thị trường Từ cuối năm

2009, giá than nội địa phải thấp hơn giá than xuất khẩu tối đa 10% đối với những loại than tương

tự Riêng giá than cho điện đảm bảo đến năm 2010 theo cơ chế thị trường (thông báo số 244/TB-VPCP ngày 11/8/2009)

Tuy nhiên, trên thực tế lộ trình này đang thực hiện rất chậm so với dự kiến, riêng giá than cho điện vẫn thấp hơn giá thành sản xuất than Do đó, VINACOMIN đưa ra định hướng xuất khẩu than với mục tiêu cân bằng tài chính của tập đoàn, trợ giá chéo cho các hộ tiêu dùng trong nước

Trang 13

cũng như đảm bảo cho đầu tư và phát triển ngành than Cụ thể giá than bán cho điện than cám 5 năm 2011: 580.000 đồng/tấn, tương đương 50% giá thành đã kiểm toán năm 2011 Trong khi đó, giá xuất khẩu của loại than này là 98 USD/tấn (2 triệu đồng/tấn) Tuy vậy, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá bán than xuất khẩu đang có xu hướng hạ và do đó VINACOMIN không thể cân bằng tài chính theo cách này

Như vậy từ năm 2014 giá than bán cho điện được áp dụng giá theo cơ chế thị trường (xóa bỏ trợ giá đối với than cho điện) theo nguyên tắc:

Giá án than cho điện Giá th nh sản xuất than Lợi nhuận đ nh mức

Quyết định Số 1584/QĐ-TKV ngày 21/1/2014 đã điều tiết giá than cho sản xuất điện trên thị trường Thêm vào đó giá than xuất khẩu tối thiểu được trình bày trong Bảng 26 (với tỉ giá liên ngân hàng là 21.246 VND/USD)

Bảng 1 - Giá bán than trong nước và xuất khẩu năm 2014 (Nguon: Nguyen, 2014)

Độ tro

Ak, %

Giá

XK (USD/t) Giá

XK (1000đ)

Giá án than cho Điện (1000 đồng)

Áp dụng

từ 10.2012

Áp dụng

từ 1.2014

Áp dụng

từ 7.2014 Than HG-CF

Trang 14

Độ tro

Ak, %

Giá

XK (USD/t) Giá

XK (1000đ)

Giá án than cho Điện (1000 đồng)

Áp dụng

từ 10.2012

Áp dụng

từ 1.2014

Áp dụng

từ 7.2014

2 Phân tích cơ cấu giá th nh của một số nh máy nhiệt điện than điển hình

2.1 Các nh máy điện than đang vận h nh

Các thông số đầu vào tính toán theo thông tư số 41/2010/TT-BCT ngày 14/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện Để phân tích giá điện quy dẫn của các nhà máy nhiệt điện than, một số nhà máy đang vận hành được đầu tư bởi EVN

và VINACOMIN sẽ được lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau:

Lựa chọn các nhà máy nhiệt điện than điển hình để tính giá thành sản xuất điện, ngoài các thông

số cơ bản của nhà máy, thu thập thêm các số liệu phục vụ tính toán giá thành bao gồm:

Trang 15

Để tính toán giá thành sản xuất điện của các nhà máy nhiệt điện, chuyên đề dựa trên nguồn dữ liệu từ báo cáo tổng mức đầu tư xây dựng của các nhà máy, các số liệu về kỹ thuật nhiệt, kỹ thuât điện dựa trên số liệu thu thập từ các nhà máy, là các thông số đầu vào phục vụ cho việc tính toán Các thông số chính để tính toán giá thành quy dẫn nhà máy bao gồm

+ Các thông số kỹ thuật: Công suất tổ máy, hiệu suất nhà máy; sản lượng điện năng, điện tự dùng…

+ Các thông số về kinh tế - tài chính:

- Vốn đầu tư: Xây dựng, thiết bị và các chi phí khác

- Loại nhiên liệu chính và tiêu hao nhiên liệu

- Giá nhiên liệu

- Chi phí vốn: Các loại nguồn vốn, lãi suất suất vay, vốn cổ phần

Lựa chọn nhà máy nhiệt điện than mới tiêu biểu của thị trường điện Việt Nam thuộc chủ đầu tư

là hai Tập đoàn Công nghiệp lớn để thực hiện tính toán giá thành sản xuất điện Đó là 2 nhà máy thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam: Nhà máy nhiệt điện than Mạo Khê; Cẩm Phả; 2 nhà máy thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam là nhà máy nhiệt điện than Quảng Ninh 1 và Quảng Ninh 2

Tại thời điểm trước khi giá án than cho điện theo th trường:

Trước tháng 7 năm 2014, giá bán than quy định cho sản xuất điện còn thấp hơn giá thành than, các nhà máy vào vận hành trước thời điểm trên có giá than thấp và kéo theo giá thành sản xuất điện thời điểm đầu vào vận hành còn thấp

Trong đó, đối với nhiệt điện than Mạo Khê, nhà máy vào vận hành thời điểm đầu năm 2013, sử dụng loại than đá và chủ yếu là than có nhiệt trị thấp (6b) có giá than tại thời điểm năm 2012 là 457.000 đ/tấn Đối với nhiệt điện than Cẩm Phả 1, nhà máy vào vận hành đầu năm 2011 sử dụng than đá, loại than có nhiệt trị không cao, giá năm 2012 là 515.750 đ/tấn Đối với nhiệt điện than Quảng Ninh 1, nhà máy vào vận hành cuối năm 2011, sử dụng loại than cám trộn 5H cùng với các loại như cám 6a, cám 6b và một số loại có nhiệt trị thấp Như vậy giá cho nhà máy tính bình quân cho các loại than sử dụng có giá tại năm 2012 là 517.000 đ/tấn

Trang 16

Kết quả giá thành sản xuất điện quy dẫn của 3 nhà máy trên nếu tính theo giá than trước khi giá than theo thị trường năm 2014 như sau:

Bảng 2 – Giá thành điện quy dẫn các nhà máy trước khi giá than theo thị trường

Tên nh máy Hệ số chi t khấu ( ) Giá th nh qui dẫn

đ/kWh

Mạo Khê Cẩm Phả 1 Quảng Ninh 1

10,35 10,08 10,33

745,6 805,5 851,14

Lưu ý: * Hệ số chiết khấu theo chi phí vốn trung bình của nhà máy, được tính từ cơ cấu vốn và

chi phí tài chính của mỗi nhà máy khác nhau

Theo kết quả trên thấy rằng, vì giá than bán cho điện trước năm 2014 còn thấp khi chưa tính đủ giá thành than theo cơ chế thị trường, do sự điều hành chung của Chính phủ thời kỳ này về giá than và giá điện Do đó, giá thành sản xuất điện của các nhà máy thời điểm đầu mới vào vận hành là thấp

Phần tiếp theo chỉ ra những khác biệt về giá điện quy dẫn của một số nhà máy nhiệt điện than khi giá than theo cơ chế thị trường

Thời điểm hiện nay giá án than cho điện theo cơ ch th trường

Kết quả tính toán giá thành quy dẫn các nhà máy trên (quy về năm vận hành đầu tiên của mỗi loại nhà máy) dựa trên giá than năm 2014, giả định rằng giá sẽ giữ nguyên không đổi trong cả đời sống công trình như sau:

Bảng 3 - Giá thành điện quy dẫn các nhà máy theo giá than hiện tại

Cent/kWh

Trang 17

Cẩm phả Mạo Khê Quảng Ninh 1 Quảng Ninh 2

6,0 5,51 6,58 5,58

Trong đó, nhà máy nhiệt điện than Quảng Ninh 2 công suất 2x300MW mới vào vận hành, dùng than cám 5a Giá thành quy dẫn của nhà máy theo bảng là 5,58 Cent/kWh Như vậy, đối với các nhà máy đã vào vận hành trên, giá than bán cho nhà máy từ tháng 7 năm 2014 đã được tính đủ theo giá thị trường, nên giá thành sản xuất điện của các nhà máy nhiệt điện than không còn thấp nữa Nếu chưa xét đến biến động giá than những năm tiếp theo trong đời sống công trình thì giá thành quy dẫn các nhà máy này từ trên 5,5 Cent/kWh đến trên 6,5 Cent/kWh

Phân tích cơ cấu giá th nh sản xuất điện

Các yếu tố cấu thành nên giá thành sản xuất điện của các nhà máy nhiệt điện chủ yếu gồm: Chi phí vốn đầu tư, chi phí nhiên liệu và chi phí vận hành bảo dưỡng

phí khác như sửa chữa bảo dưỡng nhỏ hàng năm Các chi phí này theo cụ thể mỗi loại nhà máy

Theo kết quả tính toán, các thành phần cơ cấu giá thành được biểu diễn qua các đồ thị dưới đây:

Trang 18

Hình 2 – Cơ cấu giá thành nhà máy nhiệt điện than Mạo Khê

Hình 3 – Cơ cấu giá thành nhà máy nhiệt điện than Cẩm Phả

Hình 4 – Cơ cấu giá thành nhà máy nhiệt điện than Quảng Ninh 1

Trang 19

Hình 5 – Cơ cấu giá thành nhà máy nhiệt điện than Quảng Ninh 2

Tổng hợp cả 4 nhà máy trên cùng một đồ thị so sánh thấy rằng cơ cấu giá thành của các nhà máy đều gần giống nhau, thể hiện nhƣ hình 6 sau đây:

Hình 6 – Tổng hợp cơ cấu giá thành nhà máy nhiệt điện than

Hình 6 cho thấy chi phí nhiên liệu chiếm từ 57% - 68% tổng chi phí đầu tƣ và vận hành các nhà máy nhiệt điện than Chi phí nhiên liệu chiếm 57% tổng chi phí của nhà máy Mạo Khê và lần lƣợt chiếm 67%, 68% và 67% đối với nhà máy Cẩm Phả, Quảng Ninh 1 và Quảng Ninh 2 Trong giá thành quy dẫn bình quân, giá thành đƣợc phân ra thành giá thành cố định và biến đổi

phí vận hành bảo dƣỡng O&M cố định của nhà máy

Trang 20

 Phần giá thành biến đổi bao gồm các thành phần chi phí vận hành bảo dưỡng O&M biến đổi và chi phí nhiên liệu

Bảng 4 - Giá thành cố định và biến đổi của nhà máy đã vận hàn (Đơn vị: Cent/kWh) Tên nh máy Giá th nh

4,18 3,31 4,67 3,89

6,0 5,51 6,58 5,58

Tương tự cơ cấu trong giá thành như phân tích trên, trong nhiệt điện than giá thành biến đổi cũng chiếm tỷ trọng cao hơn giá thành cố định Điều đó thể hiện rất rõ trong cơ cấu giá thành, vì thành phần chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành Giá thành biến đổi sẽ còn ảnh hưởng nhiều của giá nhiên liệu là giá than và phụ thuộc lớn vào sự biến động của giá than

2.2 Nh máy chưa v o vận h nh thương mại

Tính toán giá thành quy dẫn một số nhà máy nhiệt điện than điển hình đã có dự án đầu tư, nhưng chưa vào vận hành thương mại trong hệ thống điện, cụ thể xét nhà máy Na Dương 2; Sông Hậu 1; Long Phú 1 Trong đó, nhà máy Na Dương 2 sử dụng than trong nước, nhà máy Sông Hậu 1

và Long Phú 1 sẽ sử dụng than nhập khẩu

Theo các thông số kinh tế kỹ thuật mỗi nhà máy và giá than dự kiến cho từng nhà máy tại thời điểm năm 2014 giả sử được giữ nguyên trong cả đời sống công trình thì kết quả giá thành quy dẫn như sau:

Bảng 5 - Giá thành quy dẫn các nhà máy chưa vào vận hành (Đơn vị: Cent/kWh)

đổi

Giá thành tổng

Trang 21

cố đinh

Na Dương 2 Long Phú 1 Sông Hậu 1

2,719 3,670 3,248

3,361 4,71 4,671

6,08 8,38 7,92

Theo kết quả trên thấy rằng, nếu giá than không biến động giữ nguyên như giá hiện tại đến suốt đời dự án thì giá thành của của 3 nhà máy trên cũng khá cao, trong đó Long Phú 1 và Sông Hậu

1 dự kiến dùng than nhập Inđônêsia nên có giá thành lớn hơn các nhà máy dùng than trong nước

Về cơ cấu giá thành có giá thành biến đổi đều lớn hơn giá thành cố định vì thành phần chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành, hơn nữa là do giá than nhập khẩu nên giá than lớn hơn giá than trong nước kéo theo giá thành biến đổi lớn

3 Tính toán v phân tích giá th nh quy dẫn thực t nhiệt điện than theo xu th i n động giá nhiên liệu than theo th trường đối với nguồn điện than ở Việt Nam

3.1 Xu th i n động giá than

Theo quy hoạch ngành than đã được Chính phủ phê duyệt, giá bán than trong nước sẽ được xác định theo cơ chế thị trường Trong điều kiện sản lượng than xuất khẩu sẽ giảm vào năm 2015 Để đảm bảo có đủ lượng than cho các nhà máy nhiệt điện than, Việt Nam cần tìm ra những giải pháp

để nhập khẩu một lượng than lớn (khoảng 40-50 triệu tấn than tới năm 2030) Bên cạnh đó, ngành than tiếp tục tái cơ cấu hoàn thiện tổ chức, quản lý hiệu quả thì nguyên tắc xác định giá bán phải đảm bảo bù đắp chi phí hợp lý cộng lãi để đầu tư phát triển và không cao hơn giá nhập khẩu

Giá than cho ngành điện được điều chỉnh dựa trên thực tế và theo cơ chế thị trường Phần lớn các nhà máy nhiệt điện than sử dụng than cám 5 Loại than này cần được xem là loại than tiêu chuẩn Giá của than cám 5 là khung giá cơ bản để xác định giá các loại than khác Giá bán than cho sản xuất điện đã được điều chỉnh tăng dẫn tới giá điện cũng tăng theo Do đó, giá than trong nước sẽ tăng sau năm 2014 do xu hướng tăng giá than trong khu vực

Trang 22

Việt Nam sẽ nhập khẩu than từ Indonesia và Austrlia do các quốc gia này có vị trí địa lý tương đối gần với nước ta đồng thời có trữ lượng than lớn Trong tương lai gần, giá than cho sản xuất điện sẽ phụ thuộc vào giá than nhập khẩu từ Indonesia và Australia Vì vậy, trong tương lai, giá than nội địa và giá than cho sản xuất điện sẽ được điều chỉnh theo cơ chế thị trường trong nước

và khu vực Trong dài hạn, ảnh hưởng của giá than phục vụ cho ngành điện sẽ phụ thuộc vào sự biến động của giá than trên thị trường khu vực cũng như thế giới Giá than cũng sẽ phụ thuộc vào cung-cầu của ngành sản xuất than theo cơ chế thị trường

Giá than tại Australia và ASEAN sẽ tăng với tốc độ 2%/năm trong giai đoạn từ 2014-2030 (Wood Mackenzie, 2013) Theo dự báo giá của Woodmac Kenzie, giá than trung bình của Australia giai đoạn 2013- 2030 sẽ tăng từ 5,24 USD/triệu Btu lên đến 6,82 USD/triệu Btu, tương đương với mức giá từ 104 USD/tấn lên đến 135USD/tấn đối với than loại 5.000 kcal/kg Giá than trung bình của Indonesia giai 2013 – 2030 sẽ tăng từ 4,6 USD/triệu Btu lên đến 6,36 USD/triệu Btu tương đương với mức giá từ 91 USD/tấn lên đến 126 USD/tấn đối với than loại 5.000 kcal/kg

Hình 7 - Dự báo giá than của Australia và Indonesia tới năm 2030 (Woodmac Kenzie, 2013)

Như vậy, nếu so sánh về giá than thì than của Indonesia có lợi thế cạnh tranh về giá tốt hơn so với than của Australia, với chênh lệch giá thấp hơn duy trì trong khoảng 9 ÷13 USD/tấn trong cả giai đoạn 2013 – 2030 Bên cạnh đó, việc vận chuyển than từ Indonesia về Việt Nam sẽ tốn ít chi phí hơn Khoảng cách vận chuyển là 2150 km từ Indonesia về các cảng trung chuyển tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong khi khoảng cách từ Úc đến các trung chuyển than là 7.500 km

Trang 23

Trong phạm vi nghiên cứu này, việc tính toán giá điện quy dẫn của nhiệt điện than được dựa trên giá than nhập khẩu từ Indonesia Xu hướng giá than này sẽ tăng theo thị trường quốc tế

Bảng 6 - Tổng hợp chi phí nhập khẩu tới các NMNĐ qua cảng trung chuyển (Đơn vị: USD/tấn)

(GreenID, 2014)

Nhà máy

nhiệt điện

Nguồn than

Giá CIF đ n cảng trung chuyển

Chi phí tại cảng trung chuyển

Chi phí vận chuyển nội đ a

T ng chi phí

Long Phú

Giá trị nhiệt của than nhập khẩu từ Indonesia là 5900 kcal/kg

Hiệu suất của các nhà máy nhiệt điện than với công suất 2x600MW là 40% và 45% đối với các nhà máy công suất 2x1000MW

Tỉ lệ tiêu hao than Bitum loại có giá trị nhiệt 5.900 kcal/kg, đốt trong nhà máy có hiệu suất trung bình 40% là 0,37 kg/kWh Tỉ lệ tiêu hao than Bitum loại có giá trị nhiệt 5500 kcal/kg, đốt trong nhà máy có hiệu suất trung bình 42% là 0,38 kg/kWh

3.2 Giá th nh điện quy dẫn

Giá thành quy dẫn các nhà máy nhiệt điện than theo sự biến động của dự báo giá than trong nước

và giá than nhập khẩu cho sản xuất điện theo thị trường được khảo sát như sau:

Trên cơ sở giá than năm gốc 2014, các năm tiếp theo trong cả đời sống nhà máy dự kiến tăng giá than bình quân mỗi năm theo các tỷ lệ: 1,5%; 2%; 3%; 5%; 7%; 10%, từ đó xác định giá thành quy dẫn của nhà máy biến động tăng theo các kết quả khác nhau của mỗi nhà máy Đồng thời xét hàm tương quan của quan hệ giá than và giá thành quy dẫn của nhà máy nhiệt điện than, để từ đó thấy được mức độ tăng giá thành sản xuất điện quy dẫn khi giá than tăng theo thị trường từng

Trang 24

mức tỷ lệ khác nhau như thế nào Chính là phân tích độ nhạy thay đổi tăng giá than để xác định giá thành điện quy dẫn của các nhà máy nhiệt điện than khảo sát Kết quả tổng hợp giá than và gía thành điện quy dẫn bình quân cả đời sống công trình theo các phương án tăng giá than như trong bảng 7 và bảng 8 sau đây:

Bảng 7 - Giá than bình quân cả đời sống công trình theo các phương án (Đơn vị: USD/tấn)

Cơ sở

Tăng 1,5 /nă

Bảng 8 - Giá thành sản xuất điện quy dẫn nhà máy nhiệt điện than

theo các phương án giá than (Đơn vị: Cent/kWh)

Trang 25

độ tăng giá than

Đối với các nhà máy sử dụng than trong nước, với các phương án tăng giá than thấp hơn 5%/năm thì cứ tăng giá than 1%/năm dẫn tới giá thành sản xuất điện quy dẫn bình quân tăng 6% - 10% tùy từng nhà máy Trường hợp các phương án tăng giá than trên 5%/năm thì cứ tăng giá than 1%/năm sẽ làm giá thành sản xuất điện quy dẫn bình quân tăng trên 10% đến 20% tùy từng nhà máy

Khảo sát cụ thể từng nhà máy với các hàm tương quan có dạng Y=ax+b có độ chính xác R2 xấp

xỉ =1, trong đó Y là giá thành điện quy dẫn, x là giá than bình quân cả đời sống công trình, kết quả có dạng đồ thị biểu diễn như sau:

Trang 26

Hình 8 - Đồ thị biểu diễn quan hệ giá thành và giá than Nhiệt điện Mạo Khê

Hình 9 - Đồ thị biểu diễn quan hệ giá thành và giá than Nhiệt điện Cẩm Phả

Hình 10 - Đồ thị biểu diễn quan hệ giá thành và giá than Nhiệt điện Quảng Ninh 1

Ngày đăng: 17/12/2019, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w