Với bài tập nhóm 2 này, nhóm 4 sẽ phân tích các đoạn văn bản thuộc nhiều loại hình diễn ngôn khác nhau, từ chính luận đến văn học đến giao tiếp đời thường để làm rõ hơn các đặc điểm lập
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
-***** -NHẬP MÔN VIỆT NGỮ HỌC BÀI TẬP NHÓM 2
Giảng viên : Ths Nguyễn Thị Thu Hương
Trang 2A Giới thiệu về bài tập nhóm 2:
Trong bài tập nhóm thứ nhất, nhóm 4 đã giới thiệu về lập luận trong tiếng Việt, đi sâu vào phân tích cấu trúc, đặc điểm, các thành phần quan trọng trong lập luận, đối chiều so sánh lập luận đời thường và lập luận logic Với bài tập nhóm 2 này, nhóm 4 sẽ phân tích các đoạn văn bản thuộc nhiều loại hình diễn ngôn khác nhau, từ chính luận đến văn học đến giao tiếp đời thường để làm rõ hơn các đặc điểm lập luận được vận dụng trong từng tình huống cụ thể và hiệu quả của chúng
B Phân tích lập luận các văn bản và tình huống
I Văn bản số 1: Bài bào chữa của luật sư George Graham Vest tại phiên tòa xử vụ
kiện hàng xóm làm chết con chó của thân chủ Đây là bài được phóng viên William Safire báo New York Times bình chọn là hay nhất trong các diễn văn trên thế giới trong 100 năm qua
“Thưa quý ngài hội thẩm,
Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào
đó hóa ra kẻ thù chống lại chúng ta Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi cũng có thể sẽ là một lũ vô ơn
Những người gần gũi, thân thiết nhất mà người ta gửi gắm hạnh phúc và danh
dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành Tiền bạc mà con người có được rồi sẽ mất đi, thậm chí còn luôn mất đi đúng vào lúc
ta cần nó nhất
Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động dại dột Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt, có thể sẽ là những kẻ ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận Duy có một người bạn không vụ lợi mà con người có thể có trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ
bỏ rơi ta, không bao giờ vô ơn hay tráo trở, đó là chú chó của ta
Nó luôn ở bên cạnh ta trong những lúc phú quý cũng như bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc đau ốm Nó ngủ yên trên nền đất lạnh dù gió đông giá rét hay bão tuyết vùi lấp, miễn sao được cận kề bên chủ Nó hôn bàn tay ta dù khi
ta không còn thức ăn cho nó Nó liếm vết thương của ta và những vết trầy xước
mà ta phải hứng chịu khi va chạm với cuộc đời bạo tàn này Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng, dù ta có là một gã ăn mày Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân tàn danh liệt thì vẫn còn chú chó trung thành với tình yêu nó
Trang 3dành cho ta như thái dương trên bầu trời Nếu chẳng may số phận hắt ta ngoài rìa xã hội, không bạn bè, không nơi ở thì chú chó trunng thành chỉ xin ta một
ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó được bảo vệ ta trước nguy hiểm, giúp
ta chống lại kẻ thù
Và khi trò đời hạ màn, thần chết đến rước phần hồn ta đi, để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy, lúc tất cả thân bằng gia quyến đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ, vẫn còn bên nấm
mồ của ta - chú chó cao thượng nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở to cảnh giác, trung thành và trung thực ngay cả khi ta đã đi vào cõi hư vô!”
1 Đặt vấn đề
Dưới góc nhìn của cảm tính văn học và lí luận thông thường, bài bào chữa trên được đánh giá có tính thuyết phục cao Tuy nhiên, dù được soi chiếu bằng các kiến thức ngữ dụng học, đây vẫn là một đoạn diễn ngôn có tổ chức lập luận phức hợp với bố cục chặt chẽ và các thành phần, cấu trúc được sắp xếp hòng mang lại hiệu quả thuyết phục cao nhất lên người nghe Sau đây sẽ là những trình bày chi tiết hơn về những vấn đề trên
2 Phân tích
- Mô hình lập luận phức hợp của bài bào chữa:
+ Sau phần mở đầu “Kính thưa quý ngài hội thẩm”, được tính là một dạng nghi thức giao tiếp khi một phiên tòa diễn ra, bài bào chữa lập tức bắt đầu ngay bằng một loạt các luận cứ thể hiện sự thay đổi về tính chất của các mối quan hệ liên
cá nhân trong cuộc đời con người Từ “người bạn tốt nhất” có thể trở thành “kẻ thù” (p1) Từ “con cái” đều có nguy cơ trở thành“một lũ vô ơn” (p2) Còn
“người thân thích nhất” đều có khả năng một ngày “thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành” (p3), “những kẻ phủ phục tôn vinh” => “ném đá vào ta khi sa cơ lỡ vận” Từ bốn luận cứ p1, p2, p3 ta rút ra kết luận r1 hàm ẩn,
có thể tạm hiểu là “Các mối quan hệ giữa người với người đều tiềm ẩn nguy cơ thiếu bền vững”
+ Tiếp theo, người luật sư tiếp tục đưa ra luận cứ mới “Tiền bạc” => “rồi sẽ mất đi” (p5), “Tiếng tăm” => “cũng có thể tiêu tan trong phút chốc” (p6) cũng
Trang 4đồng thời dẫn đến kết luận hàm ẩn r2 “những gì con người cho là quan trọng đều không vĩnh viễn, trường tồn”
+ Xét về cả hai trường lập luận trên đều có chung một tính chất là lập luận nghịch hướng Các luận cứ p1, p2, p3, p4 đều hướng tới r1-, tương tự p5, p6 hướng tới r2- Thêm nữa kết tử lập luận “có thể”, dù mang tính chất trung tính (được hiểu là đồng hướng và nghịch hướng tùy vào từng ngữ cảnh), ở đây là một yếu tố vừa liên kết hai phát ngôn thành một lập luận duy nhất, vừa thể hiện được hai xu hướng vận động trái chiều về mặt ý nghĩa giữa hai phát ngôn Với cấu trúc lập luận thống nhất và chặt chẽ, khai thác nhiều khía cạnh khác nhau của phạm trù (tạm hiểu là phạm trù “những gì quan trọng đối với cuộc đời một con người”), người luật sư đã dẫn nhập vào các kết luận cục bộ tiếp theo và cuối cùng là kết luận chung một cách sắc bén, ấn tượng
+ Tiếp theo, sau khi đã bác bỏ giá trị bền vững của những gì quan trọng trong cuộc đời một con người (như các mối quan hệ thân thích, tiền bạc, địa vị…) qua hệ thống lập luận phức hợp nghịch hướng, người luật sư khéo léo chuyển sang lối lập luận phức hợp đồng hướng để hướng đến kết luận chung R cuối cùng của toàn bộ bài bào chữa Phần còn lại này được triển khai theo hướng diễn dịch với phần kết luận được đặt lên trước các luận cứ “Duy có một người bạn không vụ lợi mà con người có thể có trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ rơi ta, không bao giờ vô ơn hay tráo trở, đó là chú chó của ta.” (r3) Tiếp theo là một loạt các luận cứ được triển khai làm sáng tỏ kết luận r3 trên Trường luận cứ này, ngoài việc làm sáng tỏ r3, còn được triển khai có chủ đích để đối lập với các luận cứ của r1 và r2 VD: “Nó luôn ở bên cạnh ta trong những lúc phú quý cũng như bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc đau ốm” >< “Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt, có thể sẽ là những kẻ ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận” Việc này không chỉ tạo được hiệu ứng đòn bẩy, tăng sự hùng hồn của r3, mà còn tạo thành một sự liên kết giữa các trường luận cứ trong câu
+ Từ r1, r2, r3, dù kết luận R không được diễn giải tường minh, nhưng dựa vào ngữ cảnh của bài bào chữa, ta có thể tạm hiểu kết luận R ở đây hướng tới mục đích cuối cùng là yêu cầu người hàng xóm đã ra tay với con chó kia phải bị trừng trị thích đáng Việc bài bào chữa nhấn mạnh giá trị của giống vật trung thành này chính là cách gián tiếp phản ánh R
Trang 5+ Sơ đồ lập luận có thể tạm hiểu như sau:
p1,p2,p3,p4 r1 (tình cảm con người không bền vững)
p5,p6 r2 (tiền tài, địa vị chỉ là phù du) R (trừng phạt kẻ thủ ác)
p7,p8,pn,… r3 (chó luôn trung thành với con người)
- Cơ sở lẽ thường của lập luận:
+ Bài bào chữa có trường luận cứ không phải xây dựng dựa trên tiên đề logic hay một chân lý bất di bất dịch, mà thực tế được xây dựng một cách linh hoạt
và hợp lý dựa trên các lẽ thường đã được công nhận rộng rãi ở nhiều nền văn hóa
+ Vì lẽ thường có tính kinh nghiệm, cho nên nó phụ thuộc nhiều vào cảm tính Trong khi những trải nghiệm như tình cảm đổ vỡ, bị phản bội, thấy bại trong sự nghiệp… thường diễn ra ở người dân thuộc đa số nền văn hóa, do vậy những lập luận dựa trên lẽ thường này là hợp lý dù đối tượng tiếp cận đa dạng Đó là
lý do đa số luận cứ của r1 và r2 đều dựa trên phát ngôn chủ kiến cá nhân, nhưng nó vẫn hợp lý nhờ tính chung của các lẽ thường đã nêu
+ Tương tự như vậy với r3, vì loài chó thường được gắn liền với đặc tính
“trung thành”, cộng thêm kinh nghiệm đến từ thời gian dài thuần dưỡng loài vật này, mà các dẫn chứng hành vi biểu hiện lòng trung thành của loài chó, dù không được minh chứng bằng dữ kiện khoa học hay số liệu chắc chắn nào, vẫn được coi là hợp lý
- Tính thuyết phục của bài bào chữa theo Aristote:
+ Nhân tố lí lẽ (logos): Bài bào chữa được triển khai dựa trên những lí lẽ rõ ràng, vừa có sự liên kết, vừa có sự tương phản lẫn nhau để dẫn đến kết luận cuối cùng (ở dạng hàm ẩn)
+ Nhân tố xúc cảm (patos): Lí lẽ không thôi sẽ chưa đủ gây tác động nếu không
có yếu tố tình cảm Bài bào chữa này là một ví dụ điển hình trong việc vận dụng khéo léo nhân tố xúc cảm để khiến người đọc, người nghe đồng thuận với
ý kiến của người phát ngôn Bằng việc nhắc tới những trải nghiệm tình cảm tiêu cực giữa con người với con người, sau đó đề cao những đức tính cao đẹp
Trang 6của loài chó, người luật sư đã khéo léo tạo ra hành vi mượn lời: - cảm giác thất vọng ở con người và tình yêu thương trìu mến với người bạn đồng hành bốn chân Từ đó nâng tính nghiêm trọng của vụ án lên, và cho thấy hành động của người hàng xóm kia không chỉ đơn thuần là giết một con vật – mà thực tế là tội
ác khi đã hạ sát một sinh vật sống tình cảm, tận tụy, biết yêu thương
+ Nhân tố tính cách, đặc điểm tâm lí, văn hóa, dân tộc của người tiếp nhận (ethos): Người luật sư đã cố gắng giảm nhẹ cách biệt về đặc điểm tâm lí, văn hóa, dân tộc của đối tượng tiếp cận bằng cách nhắm vào những cảm xúc chung, những lẽ thường chung mà đa số các dân tộc đều công nhận (như sự dễ thay đổi của lòng dạ con người, sự phù du của tiền bạc, địa vị hay lòng trung thành của loài chó) Do vậy, các luận cứ đều hợp lý với đa số mà không quá đặc trưng cho một cộng đồng ngôn ngữ nào
II Văn bản số 2: Trích diễn văn của nhà văn J.K Rowling (tác giả bộ truyện
nổi tiếng Harry Potter) tại lễ tốt nghiệp đại học Harvard năm 2008 Bài diễn văn được đặt tên”Lợi ích của sự thất bại và tầm quan trọng của trí tưởng tượng”
“Cuối cùng thì ai cũng phải tự định nghĩa thế nào là thất bại, nhưng nếu bạn muốn, thiên hạ luôn có sẵn những tiêu chuẩn để đưa ra trước mặt bạn Tôi nghĩ công bằng mà nói thì 7 năm sau ngày ra trường, tôi đã thất bại một cách thê thảm, xét theo bất kỳ tiêu chuẩn thường tình nào Một cuộc hôn nhân quá ngắn
đã sụp đổ, và tôi bị thất nghiệp, trở thành một người mẹ độc thân, và nghèo đến mức không thể nghèo hơn được nữa ở nước Anh hiện đại, trừ phi lâm vào cảnh
vô gia cư Những lo sợ mà bố mẹ tôi và của chính tôi dành cho mình đã trở thành sự thật, và theo như bất cứ một tiêu chí bình thường nào, bản thân tôi là
sự thất bại lớn nhất mà tôi được biết
Tôi sẽ không nói với các bạn rằng thất bại là vui Trong đời tôi khoảng thời gian đó là những chuỗi ngày đen tối, và tôi không thể tưởng tượng được rằng cái mà báo chí vẫn gọi là kết cục của chuyện cổ tích sẽ xảy ra Tôi không biết đường hầm sẽ kéo dài bao xa, và trong một thời gian dài, tia sáng cuối đường hầm là một niềm hy vọng hơn là một hiện thực
Nếu thế thì tại sao lại nói về lợi điểm của thất bại? Đơn giản là vì thất bại có nghĩa là tước bỏ hết những chuyện phù phiếm Tôi thôi không đóng kịch làm người khác nữa, và bắt đầu dốc hết nỗ lực để hoàn tất công việc có nghĩa lý nhất đối với mình Nếu tôi thành công trong bất kỳ một phạm trù nào khác, có
Trang 7lẽ tôi đã không đủ bền chí để đeo đuổi và thành công trong lĩnh vực mà tôi tin tưởng rằng đúng là lĩnh vực của mình Tôi được giải phóng, vì mối sợ lớn nhất của tôi đã xảy ra, và tôi vẫn còn sống sót, vẫn còn một cô con gái tôi yêu, một cái máy chữ và một ý tưởng lớn Cho nên đáy sâu vực thẳm đã là điểm tựa vững chắc cho tôi xây dựng lại cuộc đời
Có lẽ các bạn sẽ không bao giờ bị thất bại như tôi đã trải qua, nhưng trong cuộc đời, thất bại là không thể tránh khỏi Không thể sống mà không thất bại trong một việc gì đó, trừ phi ta sống dè dặt tới mức có thể coi như chưa sống – trong trường hợp đó, cả cuộc đời ta đã là một sự thất bại rồi
Thất bại mang lại cho tôi một an bình về nội tâm mà tôi không bao giờ có khi thi đỗ những bài thi Thất bại dạy cho tôi những điều về bản ngã của mình mà tôi không thể nào học được bằng cách nào khác Tôi khám phá ra là tôi mạnh
mẽ và kỷ luật hơn là mình tưởng; và cũng biết được rằng mình có nhiều người bạn đáng giá ngàn vàng
Ý thức được chuyện mình vượt qua những khó khăn để trở nên khôn ngoan và kiên cường hơn có nghĩa là từ rày về sau mình có thể bình tâm hiểu rằng mình
có khả năng tồn tại Các bạn không thể hiểu được bản thân mình hay bản chất những mối quan hệ của mình cho đến khi chúng được thử thách trong nghịch cảnh Hiểu được bản thân mình và bản chất các mối quan hệ của mình là một phần thưởng lớn, bất chấp những giọt nước mắt đã phải chảy để có được nó, và
nó đáng giá hơn bất cứ những thành tích nào mà tôi đã đạt được.”
Nếu có được một chiếc Xoay Thời gian, tôi sẽ khuyên mình ở tuổi 21 rằng hạnh phúc cá nhân nằm ở chỗ biết được cuộc đời không phải là một danh sách những thành tích Học vị và tiểu sử của các bạn không phải cuộc đời của các bạn, tuy rằng các bạn sẽ gặp những người ở tuổi tôi hoặc lớn hơn hay lẫn lộn giữa hai thứ này Cuộc đời khó khăn, phức tạp lắm, nó nằm ngoài mức kiểm soát trọn vẹn của bất cứ ai, và nếu bạn đủ khiêm nhường để hiểu được điều này, bạn sẽ vượt qua được những thăng trầm của nó.”
1 Đặt vấn đề
Trích đoạn bài diễn văn có tổ chức lập luận bớt phức tạp hơn văn bản 1 (bài bào chữa), vì thực tế các lập luận đều được định hướng rõ ràng cùng đi đến kết luận R tường minh ở cuối đoạn trích (dù khổ văn thứ hai đóng vai trò phản lập luận) Do vậy, phần phân tích sau đây sẽ không đi quá sâu vào cách tổ chức lập luận, mà quan tâm đến những biểu hiện khác của lập luận đời thường đã góp phần tạo nên tính thuyết phục của bài diễn văn
Trang 82 Phân tích
- Mô hình lập luận:
+ Trích đoạn được cho là có hai hướng lập luận được phân định khá rõ: hai đoạn văn đầu “Cuối cùng thì… tôi được biết.” và “Tôi sẽ không… một hiện thực” cùng hướng tới phạm trù r- “Thất bại không phải điều tích cực” (phạm trù r có thể được coi là “thất bại mang lại lợi ích”, là một lập luận cho thấy tính tích cực của “thất bại”.), do vậy phạm trù r- ở đây, như tác giả đã chỉ rõ ra trong bài, là “Tôi sẽ không nói với các bạn rằng thất bại là vui” Những miêu tả của tác giả về những thất bại của mình, ngoài việc đóng vai trò làm luận cứ cho r-, còn tăng sức nặng thuyết phục ở những luận cứ đấy, vì những miêu tả này ngầm cho thấy nữ tác giả là người trong cuộc, từng trải, do vậy sẽ có đầy đủ thẩm quyền cũng như kinh nghiệm để đánh giá vấn đề một cách đúng đắn + Khi đã gây dựng được niềm tin ở những phát ngôn của mình, nữ tác giả bắt đầu đưa ra các luận cứ đồng hướng hướng tới phạm trù r (thất bại mang lại lợi ích) Nhờ phản lập luận hướng tới r- được vận dụng hiệu quả mà r trở nên “ưu việt” hơn trong mắt người tiếp nhận, vì kết luận này được đưa ra đã qua sự suy xét thấu đáo các phương diện khác nhau của phạm trù
- Những đặc tính nổi bật của lập luận đời thường biểu hiện qua trích đoạn: + Thứ nhất, đại tiền đề “thất bại mang lại lợi ích” của đoạn trích trên không phải một đại tiền đề logic, nên nó không tất yếu đúng Với những luận cứ đủ thuyết phục và phù hợp lẽ thường, một người hoàn toàn có thể phản lại J.K Rowling với một diễn văn nói về “thất bại không mang lại lợi ích” Thêm nữa,
nó được rút ra từ kinh nghiệm sống của chính nữ tác giả, chứ không phải một chân lý hay kết luận logic, khoa học nào
+ Để nâng tầm và củng cố kết luận của mình, nữ tác giả đã đưa ra một loạn luận cứ đều dẫn đến kết luận chung là “thất bại mang lại lợi ích” (R) Luận cứ
“thất bại có nghĩa là tước bỏ hết những chuyện phù phiếm”, “
Thất bại mang lại cho tôi một an bình về nội tâm
“… Đều cùng hướng tới R Điều này không thể xảy ra ở lập luận logic, khi một kết luận đúng logic chỉ đòi hỏi một luận cứ duy nhất
+ Sự xuất hiện của các biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi khiến cho lập luận toàn bài trở nên linh hoạt và có tác dụng lập tức lên người nghe Ví dụ, ở đoạn văn cuối cùng của đoạn trích: “Nếu có được một chiếc Xoay Thời gian, tôi sẽ khuyên mình ở tuổi 21 rằng hạnh phúc cá nhân nằm ở chỗ biết được cuộc đời không phải là một danh sách những thành tích.” Đây là hành vi ở lời với hành
Trang 9động khuyên nhủ, dù hàm chứa một kết luận bộ phận “cuộc đời không phải là một danh sách những thành tích”, tuy nhiên khi được mượn hình thức của hành
vi ngôn ngữ, kết luận này đã có tính hiệu quả về mặt thuyết phục cao hơn nhiều theo quan niệm “nói có lý có tình”
- Tính thuyết phục của đoạn trích:
+ Nhân tố lí lẽ (logos): Trái ngược với văn bản 1, văn bản 2 đa số các đoạn đều được triển khai theo lối diễn dịch, với kết luận tường minh thay vì phải dựa vào ngữ cảnh, ngữ huống để suy ra Các lí lẽ đều được đưa ra đầy đủ, rõ ràng, không có bộ phận hàm ẩn Thêm nữa, hiện tượng đa thanh xuất hiện trong các
lí lẽ (VD: “Những lo sợ mà bố mẹ tôi và của chính tôi dành cho mình đã trở thành sự thật, và theo như bất cứ một tiêu chí bình thường nào, bản thân tôi là
sự thất bại lớn nhất mà tôi được biết.”) đã khiến cho bài diễn văn, dù chỉ dựa trên những ý kiến chủ quan của nữ tác giả, vẫn hợp lý với số đông vì những lẽ thường đã qua sự công nhận rộng rãi được phản ánh vào trong các luận cứ + Nhân tố xúc cảm (patos): Việc vận dụng linh hoạt các hành vi ngôn ngữ, cộng thêm yếu tố đa thanh được thể hiện rõ trong bài diễn văn đã khiến bài diễn văn, dù nói về triết lý sống, không hề khô khan giáo điều, thậm chí còn giàu sắc thái biểu đạt Các yếu tố đa thanh thông thường trong các văn bản, hội thoại có tính lập luận thường bị ẩn đi hoặc người tiếp nhận phải vận dụng kiến thức của bản thân để suy ra, cơ trong đoạn trích trên, tác giả đã nhiều lần chỉ rõ điều này Ví dụ ở đoạn: “Cuối cùng thì ai cũng phải tự định nghĩa thế nào là thất bại, nhưng nếu bạn muốn, thiên hạ luôn có sẵn những tiêu chuẩn để đưa ra trước mặt bạn Tôi nghĩ công bằng mà nói thì 7 năm sau ngày ra trường, tôi đã thất bại một cách thê thảm, xét theo bất kỳ tiêu chuẩn thường tình nào.”, “thiên hại”, “tiêu chuẩn thường tình” chính là dấu hiệu chỉ rõ yếu tố đa thanh trong lập luận của người nói Việc chỉ rõ này đánh vào lẽ thường chung, tâm lý chung, từ đó các luận cứ và cuối cùng là kết luận của tác giả trở nên dễ chấp nhận, hợp lý hơn
III Văn bản số 3: Đoạn văn miêu tả nhân vật Từ trong truyện ngắn Đời Thừa
(Nam Cao)
‘Ðầu Từ ngoẹo về một bên Một tay Từ trật ra ngoài mép võng, sã xuống, cái bàn tay hơi xòe ra lỏng lẻo Dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não Hắn bùi ngùi Chao ôi! Trông Từ nằm thật đáng thương! Hèn chi mà Từ khổ cả một đời người! Cái tướng vất vả lộ ra cả đến trong giấc ngủ Hộ nhớ ra rằng: một đôi
Trang 10lúc, nếu nhìn kỹ thì Từ khó mặt lắm Ðột nhiên Hộ nảy ra ý muốn lại gần Từ, nhìn kỹ xem mặt Từ lúc bây giờ ra sao? Hắn rón rén, đi chân không lại Hắn ngồi xổm ngay xuống đất, bên cạnh võng và cố thở cho thật khẽ Hắn ngắm nghía mặt Từ lâu lắm Da mặt Từ xanh nhợt; môi nhợt nhạt; mi mắt hơi tim tím
và chung quanh mắt có quầng, đôi má đã hơi hóp lại khiến mặt hơi có cạnh Hộ khẽ thở dài và lắc đầu ái ngại Hắn dịu dàng nắm lấy tay sã xuống của Từ Cái bàn tay lủng củng rặt những xương! Trên mu bàn tay, những đường gân xanh bóng ra, làn da mỏng và xanh trong, xanh lọc Cái cổ tay mỏng manh Tất cả lộ một cái gì mềm yếu, một cái gì ẻo lả, cần được hắn che chở và bênh vực một
vẻ bạc mệnh, một cái gì đau khổ và chật vật, cần được hắn vỗ về an ủi ’
1 Đặt vấn đề
Ngòi bút Nam Cao gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả nhiều thế hệ ở việc khắc họa thành công chân dung của những con người trong xã hội cũ Nổi bật trong số đó là việc miêu tả hình tượng nhân vật Từ trong tác phẩm ‘Đời thừa’ Đoạn văn tái hiện hình ảnh nhân vật Từ không chỉ mang giá trị về mặt nghệ thuật mà dưới góc độ nghiên cứu của Ngữ dụng học, đó còn là một lập luận có
tổ chức rất chặt chẽ Bài viết dưới đây sẽ tập trung tìm hiểu tổ chức lập luận của đoạn văn trên với mục đích chủ yếu là vận dụng lý thuyết lập luận trong việc phân tích lập luận ở đơn vị đoạn văn, qua đó hiểu thêm về hệ thống lý thuyết trên trong Ngữ dụng học tiếng Việt
2 Phân tích:
Tác giả miêu tả dáng nằm của nhân vật Từ:
‘Ðầu Từ ngoẹo về một bên (p1) Một tay Từ trật ra ngoài mép võng,
sã xuống, cái bàn tay hơi xòe ra lỏng lẻo (p2) Dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não (r1) Hắn bùi ngùi Chao ôi! Trông Từ nằm thật đáng thương! Hèn chi mà Từ khổ cả một đời người! (r2) Cái tướng vất vả lộ ra cả đến trong giấc ngủ.’
Tác giả đã sử dụng 2 luận cứ p1 và p2 miêu tả hình ảnh khi ngủ của Từ để
từ đó đưa ra kết luận r1 về dáng nằm ‘khó nhọc và khổ não’ và kết luận r1 lại đóng vai trò làm luận cứ để đưa ra kết luận r2 về số mệnh vất vả khổ đau của Từ
Ta có các luận cứ đồng hướng, bổ sung cho nhau và cùng hướng đến kết luận
Tác giả tiếp tục miêu tả hình ảnh của nhân vật Từ: