1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì

111 1,7K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 726 KB

Nội dung

Luận Văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các chữ viết tắt………5

Danh mục bảng, biểu, sơ đồ……….6

Lời mở đầu………7

Chương 1: Cơ sở khoa học về tín dụng xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn………10

1.1 Những vấn đề cơ bản về nghèo đói……… 10

1.1.1 Các khái niệm về đói nghèo……… 10

1.1.1.1 Thế nào là đói nghèo……… 10

1.1.1.2 Khái niệm đói……… 11

1.1.1.3 Khái niệm nghèo……….12

1.1.1.4 Mối quan hệ giữa đói và nghèo……… 12

1.1.2 Tiêu chí xác định đói nghèo……… 13

1.1.3 Nguyên nhân đói nghèo……….16

1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan………16

1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan………17

1.2 Những khái niệm cơ bản liên quan đến tín dụng NHCS……… 19

1.2.1 Định nghĩa ngân hàng chính sách xã hội……… 19

1.2.2 Hoạt động tín dụng của NHCS……… 21

1.2.2.1 Khái niệm tín dụng chính sách xã hội….………21

1.2.2.2 Đặc điểm của tín dụng xoá đói giảm nghèo………22

1.2.2.3 Phân loại tín dụng chính sách xã hội.……… 23

1.2.2.4 Vai trò của tín dụng chính sách đối với xoá đói giảm nghèo… 24

1.2.2.5 Các nguồn vốn của NHCSXH……….26

1.2.2.6 Lãi suất tại NHCSXH……… 29

1.2.2.7 Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHCSXH………31

1.2.2.8 Hoạt động kiểm tra, kiểm soát vốn vay của NHCSXH……… 33

1.2.3 Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH……… 34

Trang 2

1.2.3.1 Các nguyên tắc cơ bản trong cho vay đối với hộ nghèo……… 34

1.2.3.2 Chính sách cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH………… 35

1.3 Hiệu quả trong hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo……… 38

1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng XĐGN………38

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của hoạt động tín dụng XĐGN……… 39

1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội của hoạt động tín dụng XĐGN……… 41

Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì……… 44

2.1 Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thanh Trì………….44

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên……….44

2.1.1.1 Vị trí địa lý……… 44

2.1.1.2 Địa hình……… 45

2.1.1.3 Khí hậu - thuỷ văn……… 45

2.1.1.4 Nguồn lực đất đai………46

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội……… 47

2.1.2.1 Dân số, lao động……… 47

2.1.2.2 Tình hình nghèo đói………48

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng……… 49

2.1.2.4 Điều kiện thị trường………49

2.2 Vài nét khái quát về phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì…… 50

2.2.1 Vài nét khái quát về phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì… 50

2.2.2 Quy trình cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Thanh Trì… 52

2.3 Hoạt động tín dụng XĐGN tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì trong những năm qua……… 53

2.3.1 Hoạt động huy động vốn……… 53

2.3.2 Tình hình cho vay vốn đối với hộ nghèo……… 56

2.3.2.1 Tình hình dư nợ theo địa bàn xã……… 56

Trang 3

2.3.2.2 Tình hình dư nợ phân theo hội đoàn thể……….61

2.3.2.3 Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay các hộ nghèo tại NHCSXH………63

2.3.2.4 Tình hình dư nợ hộ nghèo phân theo ngành kinh tế………64

2.3.2.5 Tình hình thu hồi nợ của ngân hàng………65

2.3.2.6 Tình hình nợ quá hạn và nguyên nhân………68

2.3.2.7 Một số ý kiến của người vay……… 70

2.4 Tình hình sử dụng vốn của các hộ nghèo vay vốn………71

2.5 Đánh giá kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động tín dụng XĐGN tại NHCSXH huyện Thanh Trì………72

2.5.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng XĐGN của NHCSXH huyện Thanh Trì……… 72

2.5.1.1 Hiệu quả kinh tế……… 73

2.5.1.2 Hiệu quả xã hội……… 75

2.5.2 Kết quả đạt được trong việc huy động và cho vay XĐGN………… 78

2.5.3 Những mặt còn tồn tại trong hoạt động xoá đói giảm nghèo…………79

2.5.4 Một số hộ điển hình thoát nghèo nhờ vốn vay của NHCSXH……… 83

Chương 3: Phuơng hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo của NHCSXH huyện Thanh Trì………86

3.1 Phương hướng xoá đói giảm nghèo của huyện Thanh Trì và phương hướng mở rộng hoạt động tín dụng XĐGN của NHCSXH huyện Thanh Trì……… 86

3.1.1 Phương hướng xoá đói giảm nghèo của huyện Thanh Trì………86

3.1.2 Phương hướng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng XĐGN của NHCSXH huyện Thanh Trì……… 87

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Trì trong những năm tới……….88

3.2.1 Đối với hoạt động huy động vốn……… 88

3.2.1.1 Đa dạng hoá các nguồn vốn của ngân hàng………88

Trang 4

3.2.1.2 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn……… 90

3.2.1.3 Thực hiện các chương trình thu hút khách hàng……….91

3.2.1.4 Mở rộng mạng lưới tín dụng……… 91

3.2.1.5 Hoàn thiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, thủ tục……….92

3.2.2 Đối với hoạt động tín dụng XĐGN……… 92

3.2.2.1 Từng bước xoá bỏ chính sách cho vay theo lãi suất ưu đãi……92

3.2.2.2 Một số biện pháp đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, đảm bảo cho việc hoàn trả vốn vay đầy đủ và đúng hạn……… 94

3.2.2.3 Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho hộ vay vốn……….97

3.2.2.4 Điều chỉnh lại cơ cấu các lại vốn………98

3.2.2.5 Cải tiến thủ tục cho vay……….……… 98

3.2.2.6 Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ và tâm huyết với sự nghiệp XĐGN……….98

3.2.2.7 Đối với các hộ nghèo vay vốn……… 100

3.3 Kiến nghị……….101

3.3.1 Nâng cao năng lực tài chính cho NHCSXH để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo……….101

3.3.2 Nhà nước quan tâm đến vấn đề tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng đi đôi với XĐGN……….103

3.3.3 Nhà nước chú trọng nâng cao trình độ dân trí, trình độ sản xuất kinh doanh của hộ nghèo……….104

3.3.4 Một số kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền tại huyện Thanh Trì………105

3.3.5 Kiến nghị đối với NHCSXH huyện Thanh Trì……… 106

Kết luận……… 107

Tài liệu tham khảo……… 109

Phụ lục……… 111

Trang 5

UBND: Uỷ ban nhân dân.

XĐGN: Xoá đói giảm nghèo

NSNN: Ngân sách nhà nước

CMND: Chứng minh nhân dân

HĐND: Hội đồng nhân dân

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ.

Trang

Sơ đồ 1: Vòng luẩn quẩn của đói nghèo……… 19Bảng 1: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại NHCSXH……….……30Bảng 2: Các loại lãi suất cho vay tại NHCSXH……… 31Bảng 3: Tình hình huy động vốn của NHCSXH huyện Thanh Trì phân theo loạitiền gửi……….….54Bảng 4: Tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn của NHCSXH huyện ThanhTrì……….….55Bảng 5: Dư nợ hộ nghèo của NHCSXH huyện Thanh Trì theo địa bàn xã….……57Bảng 6: Dư nợ bình quân một hộ theo địa bàn xã………59Bảng 7:Dư nợ hộ nghèo NHCSXH huyện Thanh Trì phân theo hội đoàn thể……61Bảng 8: Dư nợ hộ nghèo theo thời hạn cho vay tại NHCSXH huyện Thanh Trì…63Bảng 9: Dư nợ hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Trì phân theo ngành kinhtế………64Bảng 10: Tình hình cho vay và thu nợ hộ nghèo của NHCSXH huyện Thanh Trì 66Bảng 11: Phân tích tình hình nợ quá hạn theo nguyên nhân tại NHCSXH huyệnThanh Trì theo chương trình cho vay hộ nghèo tính đến 31/12/2006……… 68Bảng 12: Hiệu suất sinh lời của vốn XĐGN tại NHCSXH huyện Thanh Trì…… 74Bảng 13: Phân tích nợ quá hạn chương trình cho vay XĐGN tại NHCSXH huyệnThanh Trì……… 75Bảng 14: Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn qua các năm của huyện Thanh Trì……… 76Bảng 15: Mức cho vay bình quân mỗi hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Trì…77Bảng 16: Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo huyện Thanh Trì………78Bảng 17: Chỉ tiêu giảm nghèo huyện Thanh Trì giai đoạn 2006 – 2010………… 86

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Nghèo đói là tình trạng chung của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là cácquốc gia đang phát triển trong đó có Việt nam Vì vậy xoá đói giảm nghèo là mộtvấn đề mang tính chất toàn cầu và của nhiều thời đại Đặc biệt Việt nam là mộtnước đang phát triển, với tỷ lệ đói nghèo còn cao và đang thực hiện mục tiêu côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thì nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo đã trở thànhmột trong những nhiệm vụ cấp thiết Thanh Trì- một huyện ngoại thành ở Hà Nộivới tỷ lệ nghèo đói là 6,58% cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó của cảnước

Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên hiện tượng đói nghèo trên cả nướcnói chung và huyện Thanh Trì nói riêng là thiếu vốn sản xuất kinh doanh Để giảiquyết nguyên nhân này thì Nhà nước đã có nhiều giải pháp trong đó có việc thànhlập Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam Sự ra đời của NHCSXH có ý nghĩa tolớn, đã thiết lập được một kênh tín dụng chính thức hỗ trợ cho người nghèo có vốnsản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước giúp hộ nghèo làm quenvới nền sản xuất hàng hoá, để hộ nghèo có một địa chỉ tin cậy khi cần vốn

NHCSXH huyện Thanh Trì được thành lập vào ngày 4 tháng 7 năm 2003 Sau 4năm hoạt động NHCSXH huyện Thanh Trì đã hoàn thành tốt kế hoạch cho vay hộnghèo, nhờ vốn vay từ NHCS huyện Thanh Trì nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo, tỷ lệ

hộ nghèo giảm, giúp nền kinh tế huyện Thanh Trì từng bước phát triển

Tuy nhiên thực trạng cho thấy có nhiều hộ sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, vàcùng với sự phát triển của nền kinh tế, với chuẩn đói nghèo mới, tỷ lệ đói nghèotăng lên, thì nhu cầu vốn vay của người nghèo ngày càng tăng về cả số hộ cần vay

và số tiền cần vay của mỗi hộ Nhu cầu vay thì lớn trong khi đó nguồn vốn củaNgân hàng thì lại thiếu Chính từ vấn đề khó khăn này nên em đã chọn đề tài:

“ Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá

Trang 8

đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì” làm chuyên đề thực tập cho mình.

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ:

- Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về đói nghèo và hoạt động tín dụng xoáđói giảm nghèo và các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động tín dụng xoáđói giảm nghèo

- Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại NHCSXHhuyện Thanh Trì, thông qua đó sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá kết quả và hiệuquả, những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hoạt động tín dụngxoá đói giảm nghèo

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt độngtín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động tíndụng xoá đói giảm nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Trì

- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXHhuyện Thanh Trì Nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXHhuyện Thanh Trì từ năm 2004 đến nay, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng XĐGN tại PGD NHCSXH huyện Thanh Trì cho những năm tiếptheo

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Người viết đã sử dụng các phương pháp sau:

- Duy vật biện chứng: Từ thực trạng hoạt động tín dụng XĐGN tại NHCSXHhuyện Thanh Trì, người viết đã rút ra những kết quả đạt được, mặt tồn tại, tìm hiểunguyên nhân của chúng để từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để tiếp tục pháthuy những mặt tốt, khắc phục những mặt còn tồn tại, nâng cao hiệu quả hoạt độngtín dụng XĐGN tại NHCSXH huyện Thanh Trì cho thời gian tới

- Duy vật lịch sử: người viết tìm hiểu sự biến động của hoạt động động tín dụngXĐGN qua các năm trước đó (từ năm 2004 đến năm 2006), rút ra nhận xét đánh giá

Trang 9

sự tăng lên trong hiệu quả hoạt động tín dụng XĐGN tại NHCSXH huyện ThanhTrì và xu thế của hoạt động tín dụng XĐGN trong những năm tiếp theo, trên cơ sở

đó người viết đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng XĐGN phùhợp với yêu cầu đặt ra trong những năm tiếp theo

- Phương pháp phân tích và so sánh: về cơ bản phương pháp này là sự kết hợpcủa hai phương pháp trên, theo đó dựa vào số liệu đã thu thập được về hoạt động tíndụng XĐGN của NHCSXH huyện Thanh Trì, người viết đã so sánh số liệu giữa cácnăm với nhau, so sánh giữa chỉ tieu này với chỉ tiêu khác, từ đó thấy được sựchuyển biến của kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng XĐGN tại NHCSXH huyệnThanh Trì Đồng thời người viết cũng phân tích nguyên nhân của những biến động

đó, phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của chúng.Trên cơ sở đó để đưa ra các giải pháp thích hợp nâng cao hiệu quả hoạt động tíndụng XĐGN của NHCSXH Thanh Trì

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu có liên quan đến hoạtđộng tín dụng XĐGN qua các năm tại NHCSXH huyện Thanh Trì; thu thập các sốliệu liên quan đến tình hình đói nghèo của huyện Thanh Trì tại UBND huyện đểphục vụ cho việc đánh giá thực trạng

- Phương pháp thống kê: thống kê, sắp xếp các số liệu đã thu thập được cho logicđúng trình tự thời gian, tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả qua các năm dựavào số liệu thu thập được để phục vụ cho việc phân tích thực trạng

5 KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của chuyên đề được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về tín dụng xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp,nông thôn

Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giaodịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảmnghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách huyện Thanh Trì

Trang 10

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TÍN DỤNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN.

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÓI NGHÈO:

1.1.1 Các khái niệm về đ ói nghèo:

1.1.1.1 Thế nào là đói nghèo:

Đói nghèo là vấn đề mang tính toàn cầu và tồn tại ở nhiều thời đại Mỗi quốc gia,mỗi thời đại lại có những cách lý giải về quan niệm, nguyên nhân, cách giải quyếtkhác nhau đối với đói nghèo Mỗi vùng, quốc gia, mỗi thời kì lại có những tiêu chíxác định đói nghèo khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh.Vì vậy có thể nói đóinghèo mang tính thời gian và không gian Hiện nay có nhiều quan niệm về đóinghèo nhưng về cơ bản là giống nhau Mỗi quốc gia có thể đưa ra cho mình mộtquan niệm riêng, đói nghèo có thể được xem xét trên nhiều khía cạnh về kinh tế,văn hoá, chính trị, xã hội…Có thể hiểu theo nghĩa gói gọn trong vấn đề thu nhập,chi tiêu, dinh dưỡng, giáo dục…hoặc theo nghĩa rộng hơn là sự phát triển toàn diệncủa con người

Các nước ở vùng châu Á – Thái Bình Dương sử dụng khái niệm đói nghèo do tổ

chức ESCAP đưa ra vào tháng 9- 1993 : “ Nghèo đói là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”.

Đây chỉ là một định nghĩa do một tổ chức khu vực châu Á – Thái Bình Dươngđưa ra nhưng có thể xem đây là một định nghĩa chung nhất về đói nghèo, một địnhnghĩa có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét cơ bản, phổbiến về đói nghèo Các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá còn để ngỏ về mặt lượng,bởi nó chưa tính đến những khác biệt và độ chênh lệch giữa các vùng, các điều kiệnlịch sử cụ thể quy định trình độ phát triển ở mỗi nơi Điều đó có nghĩa là định nghĩanày đã chú trọng tới tính thời gian và không gian của nghèo đói Định nghĩa này có

Trang 11

thể áp dụng cho nhiều vùng, nhiều quốc gia, nhiều thời đại, từ đó mỗi vùng, mỗiquốc gia có thể tự đưa ra tiêu chí xác định đói nghèo phù hợp với mình trong từnghoàn cảnh cụ thể Quan niệm hạt nhân có trong định nghĩa này là nhu cầu cơ bảncủa con người Căn cứ xác định đói hay nghèo là ở chỗ đối với những nhu cầu cơbản ấy con người không được hưởng và thoả mãn Nhu cầu cơ bản ở đây chính làcái thiết yếu, tối thiểu để duy trì sự tồn tại của con người như ăn, mặc, ở.

Còn theo Ngân hàng phát triển Châu Á thì: “ Nghèo là tình trạng thiếu những tài sản cơ bản và cơ hội mà mỗi con người có quyền được hưởng Mọi người cần được tiếp cận với giáo dục cở sở và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản”.

Có thể nói các quan niệm này không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí để xác địnhđều dựa trên mức chi tiêu để thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người Sự khác biệt

ở đây là mức độ thoả mãn các nhu cầu này là khác nhau giữa các khu vực

Tóm lại, nghèo đói là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức thu nhập thấpbằng hoặc thấp hơn mức tối thiểu để duy trì một cuộc sống ở một khu vực, tại mộtthời điểm nhất định

1.1.1.2 Khái niệm đói:

Đói là tình trạng thu nhập không đủ chi dùng cho nhu cầu ăn

Sự nghèo khổ tuyệt đối, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng conngười không có ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết, sự đứt đoạntrong nhu cầu ăn Đói là một khái niệm biểu đạt tình trạng con người ăn không đủ

no, không đủ năng lượng tối cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày và không đủ sức

để lao động, để tái sản xuất sức lao động Đây là trường hợp đói gay gắt kinh niên,

là tình trạng thiếu ăn thường xuyên Còn nếu con người trong những hoàn cảnh độtxuất, bất ngờ do thiên tai bão lũ, mất mùa, bệnh tật, rơi vào cùng cực, không cólương thực, thực phẩm để ăn, có thể dẫn tới cái chết thì đó là trường hợp đói gay gắtcấp tính, phải cứu trợ khẩn cấp Dù ở dạng nào thì đói đều đi liền với thiếu dinhdưỡng, suy dinh dưỡng Biểu hiện của đói là: thất thường về lượng, đứt bữa, đứtbữa kéo dài Về mặt năng lượng nếu trong một ngày con người chỉ được thoả mãnmức 1500calo/ngày thì đó là thiếu đói, dưới mức đó là đói gay gắt

Trang 12

1.1.1.3 Khái niệm nghèo:

Về mặt kinh tế nghèo đồng nghĩa với nghèo khổ, nghèo túng, túng thiếu Tronghoàn cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo cũng vẫn chỉ vật lộn với những mưusinh hàng ngày về kinh tế vật chất, biểu hiện trực tiếp nhất là ở bữa ăn Họ khôngthể vươn tới các nhu cầu về văn hoá – tinh thần hoặc những nhu cầu này phải cắtgiảm tới mức tối thiểu nhất, gần như không có Điều này đặc biệt rõ ở nông thôn vớihiện tượng trẻ em thất học, bỏ học, các hộ nông dân nghèo không có khả năng đểhưởng thụ văn hoá, y tế, không đủ hoặc không thể mua sắm thêm quần áo cho nhucầu mặc, sửa chữa nhà cửa cho nhu cầu ở… Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng màthu nhập thực tế của người dân chỉ dành chi hầu như toàn bộ cho ăn, thậm chí cònkhông đủ chi cho ăn, phần tích luỹ hầu như không có Các nhu cầu tối thiểu khácnhư ăn, mặc, văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp chỉ đáp ứng một phần rất ít ỏi,không đáng kể

Có hai dạng nghèo là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối:

Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng thoả

mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống

Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức

trung bình của cộng đồng tại địa phương

Người ta cũng định nghĩa về người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo và quốc gia nghèonhư sau:

Hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới ngưỡngnghèo

Người nghèo là những người nằm trong hộ nghèo, tuy nhiên cách nhìn nhận rộnghơn của cộng đồng quốc tế là những người thiếu một cách trầm trọng cơ hội lựachọn và khả năng tham gia vào cuộc sống kinh tế xã hội của đất nước

Xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và thiếu các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụsản xuất và đời sống

Trang 13

Một quốc gia được coi là nghèo khi thu nhập thực tế bình quân đầu người cònthấp, nguồn lực cực kỳ hạn hẹp, cơ sở hạ tầng và môi trường yếu kém, có vị tríkhông thuận lợi trong giao lưu với cộng đồng quốc tế.

1.1.1.4 Mối quan hệ giữa đói và nghèo:

Đói và nghèo vừa có mối quan hệ mật thiết với nhau, lại vừa có sự khác biệt vềmức độ và cấp độ Đã lâm vào tình trạng đói thì đương nhiên là nghèo Theo tư duycủa người Việt Nam, chúng ta thường nhận diện đói ở hai dạng đói kinh niên và đóigay gắt Đây thuần tuý vẫn là đói ăn, nằm trọn trong phạm trù kinh tế - vật chất Nókhác với đói thông tin, đói thụ hưởng văn hóa thuộc phạm trù đời sống văn hóa tinhthần Quan niệm về nghèo thì có thể có nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối, tấtnhiên dù ở dạng nào thì nghèo vẫn có quan hệ mật thiết với đói Nghèo là một kiểuđói tiềm tàng và đói là tình trạng hiển nhiên của nghèo Sự nghèo và nghèo khổ kéodài, nếu không ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của cảnh trì trệ, túng thiếu thì chỉ cần xảy

ra những biến cố đột xuất của hoàn cảnh là con người ta dễ dàng rơi vào cảnh đói Chúng ta có thể xoá được đói là do nhu cầu ăn của con người có giới hạn nên cóthể phấn đấu xoá đói Nhưng chúng ta chỉ có thể giảm nghèo là vì trong từng giaiđoạn mức thu nhập và chi dùng tối thiểu là khác nhau và ngày càng cao vì vậy baogiờ cũng có một bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo

1.1.2 Tiêu chí xác đ ịnh đ ói nghèo:

- Tiêu chí xác định hộ nghèo, người nghèo:

Hộ nghèo là những hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới ngưỡng nghèo.Như vậy tiêu chí chủ yếu để nhận diện hộ nghèo là thu nhập bình quân đầu người.Thu nhập bình quân đầu người này lại phải dựa vào ngưỡng nghèo hay chuẩn nghèođược từng nước, từng vùng ban hành vào từng giai đoạn cụ thể Khái niệm nghèokhổ có thể thống nhất song không thể có một chuẩn nghèo chung cho tất cả cácquốc gia Ngay trong một quốc gia cũng có thể khác nhau giữa các vùng, thậm chítiểu vùng Vì mỗi vùng, mỗi quốc gia có sự phát triển không giống nhau nên mứcthu nhập tối thiểu bình quân khác nhau Chuẩn nghèo này có tính động chứ khôngbất biến, nó biến đổi theo thời gian, tương ứng với biến đổi về sự phát triển kinh tế -

Trang 14

xã hội Vì lẽ đó, trên cơ sở thống nhất quan niệm chung về mặt định tính, chúng tacần xác định chuẩn nghèo cho mỗi quốc gia Dựa trên khảo sát thực tế các vùng, cácđịa phương, từ tất cả những độ chênh lệch khác nhau có thể đưa ra một chỉ số trungbình là số đo chung, phổ biến cho cả nước, trước hết cho nông thôn Đồng thời xácđịnh chuẩn nghèo riêng cho từng vùng cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hộicủa vùng.

Hiện nay chuẩn nghèo được áp dụng tại Việt Nam là chuẩn nghèo giai đoạn 2006– 2010 do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ban hành theo NQ 06 – CP ngày05/07/2005 Theo đó thì:

Tại khu vực thành thị chuẩn nghèo là 260000đ/người/tháng Tức là thu nhập bìnhquân dưới 260000đ/người/tháng là nghèo

Tại khu vực nông thôn chuẩn nghèo là 200000đ/người/tháng Tức là thu nhậpbình quân dưới 200000đ/người/tháng là nghèo

Ngày 28/09/2005, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành QĐ 6673 – UB

về chuẩn nghèo áp dụng trong giai đoạn 2006 – 2010 của thành phố Hà Nội, theo đóthì:

Tại khu vực thành thị chuẩn nghèo là 350000đ/người/tháng Tức là thu nhập bìnhquân dưới 350000đ/người/tháng là nghèo

Tại khu vực nông thôn chuẩn nghèo là 270000đ/ người/tháng Tức là thu nhậpbình quân dưới 270000đ/người/tháng là nghèo

Tại thành thị thu nhập bình quân từ 350000 đến 500000đ/người/tháng là cậnnghèo

Tại nông thôn thu nhập bình quân từ 270000 đến 400000đ/người/tháng là cậnnghèo

Ngoài tiêu chí mức thu nhập bình quân thì còn có thể nhận diện người nghèo, hộnghèo thông qua nhiều biểu hiện khác Trong thực tế cuộc sống, trong hoạt độngcủa cộng đồng, người nghèo có những biểu hiện rất dễ nhận thấy Họ thiếu cơ hội

và khả năng lựa chọn cơ hội, ẩn mình trong giao tiếp, ngại tiếp xúc ở chỗ đôngngười, tự ti trong quan hệ Ta có thể nhận diện đối tượng nghèo đói qua một số đặc

Trang 15

điểm thiếu lương thực, thực phẩm, hay đứt bữa, dinh dưỡng không đủ, lượng thức

ăn không đủ; nhà ở tạm, nhà siêu vẹo, dột nát không đảm bảo an toàn trong mùamưa bão, bản thân gia đình không có khả năng tự làm mới hoặc sửa chữa; con cáiđến độ tuổi đi học không được đến trường, trình độ dân trí thấp, ít được hưởng cácdịch vụ y tế, không có tư liệu sản xuất hoặc có nhưng làm không đủ ăn do thiếukiến thức sản xuất, thiếu vốn

- Tiêu chí xác định xã nghèo:

Xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và thiếu các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụsản suất và đời sống

Như vậy tiêu chí xác định xã nghèo là tỷ lệ hộ nghèo trong xã, cơ sở hạ tầng của

xã Theo đối tượng tác động của chương trình xoá đói giảm nghèo thì có hai dạng

xã nghèo:

Xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135, là xã đáp ứng các tiêu chí sau: Vị

trí địa lý của xã ở xa trung tâm kinh tế xã hội, xa đường quốc lộ, giao thông đi lạikhó khăn; môi trường xã hội chưa phát triển, trình độ dân trí thấp còn nhiều tập tụclạc hậu; trình độ sản xuất còn lạc hậu chủ yếu mang tính tự cấp, tự túc công cụ thôsơ; đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, mức sống thấp; hạ tầng

cơ sở chưa phát triển, chưa đủ các chương trình thiết yếu như điện, đường, trường,trạm, nước sạch, chợ xã

Xã nghèo ngoài chương trình 135, là xã đáp ứng 2 tiêu chí: tỷ lệ hộ nghèo trên

25%, chưa đủ 3 trên 6 công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu

- Tiêu chí để đánh giá mức độ giàu nghèo của một quốc gia:

Thu nhập thực tế bình quân đầu người, cơ sở hạ tầng, nguồn lực, môi trường, vịtrí… Chỉ tiêu thu nhập thực tế bình quân nhiều khi chưa phản ánh chính xác mức

độ giàu nghèo và sự phát triển ở một nước, mà vấn đề ở đây là mức thừa hưởngthực tế của người lao động và trình độ công bằng xã hội mà nước đó đạt được Vìvậy khi đánh giá giàu nghèo cần phải chú ý đến các khía cạnh khác Tuy nhiên đâyvẫn là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến để đánh giá trình độ phát triển của một quốcgia

Trang 16

1.1.3 Nguyên nhân nghèo đ ói:

1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan:

- Sự tác động của điều kiện tự nhiên: ở nông thôn, nông nghiệp là ngành sảnxuất chủ yếu, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các hộ gia đình Tuy nhiên, sảnxuất nông nghiệp lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chính vì vậy sự diễnbiến bất thường của điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp,

có thể dẫn tới mất mùa, làm người nông dân không có thu nhập, dẫn tời tình trạngnghèo đói Đối với những nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi, sự thất thường củakhí hậu thời tiết vẫn có thể xảy ra Vì vậy, nguyên nhân từ sự tác động của điều kiện

tự nhiên đối với nông nghiệp là phổ biến và chưa thể hạn chế ngay được Đặc biệtđối với nước ta là một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì càng cần phải quantâm tới sự diễn biến của khí hậu thời tiết, cần phải có những biện pháp dự báo, hạnchế sự tác động của tình hình thời tiết

- Nguyên nhân về chiến tranh: Trên Thế giới đã xảy ra hai cuộc chiến tranhlớn là chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, ngoài ra thì còn có rất nhiềucuộc chiến tranh khu vực giữa các quốc gia Các cuộc chiến tranh này đã ảnh hưởngxấu tới rất nhiều quốc gia Những nước là điểm nóng của khu vực như nước ta, hậuquả của chiến tranh hết sức nặng nề: hầu hết cơ sở hạ tầng bị phá huỷ, sức lao độngthiếu, làm nhiều người bị chết hoặc mạng thương tật suốt đời, thậm chí còn ảnhhưởng tới các thế hệ sau, nền kinh tế suy kiệt, môi trường bị huỷ hoại… Đây lànguyên nhân gây nên nghèo đói, đồng thời là các vấn đề xã hội cần phải giải quyết.Hiện nay khi tình hình chính trị còn chưa ổn định thì chiến tranh còn là mối đe doạlớn ảnh hưởng tới nền kinh tế của nhiều quốc gia

- Nguyên nhân về xã hội: Nông thôn là vùng lạc hậu hơn so với thành thịtrong nhiều mặt như cơ sở hạ tầng (điện, đường giao thông, bệnh viện, trạm y tế,trường học…), cơ sở vật chất thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, thông tin liên lạcthiếu, điều này đã cản trở việc tiếp cận và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật

từ đó cản trở sự phát triển kinh tế Đặc biệt ở nông thôn vẫn còn tồn tại những hủtục tập quán lạc hậu gây tốn kém, lãng phí, và cản trở việc tiếp thu những cái văn

Trang 17

minh tiến bộ Các hủ tục lạc hậu này chiếm một phần chi tiêu lớn trong tổng chi tiêucủa gia đình, làm cho phần chi tiêu dành cho ăn uống và học hành, y tế giảm xuống,thậm chí có những gia đình thu nhập thấp đã phải đi vay mượn để chi tiêu chonhững hủ tục ấy, điều này đã làm cho các hộ nghèo càng trở nên nghèo hơn Từnguyên nhân này cần phải có những biện pháp đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cho cácvùng, nâng cao trình độ dân trí, tìm cách xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, tạo điều kiệncho người dân tiếp cận và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống vàsản xuất.

- Do thể chế, chính sách và cơ chế lạc hậu: các chính sách mà không đồng bộ,không phù hợp với thực tiễn, không có sự quan tâm khuyến khích phát triển sảnxuất, hoặc áp dụng chính sách cứng nhắc đều ảnh hưởng tới cuộc sống của ngườidân, khiến người dân khó phát triển sản xuất, sản xuất trì trệ, thu nhập thấp, dẫn đếnđói nghèo Cần phải xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, khuyến khíchngười dân phát triển sản xuất

1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan:

- Bản thân không tự nâng cao trình độ dân trí, không áp dụng các tiến bộ khoahọc kỹ thuật… không có kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh Đây lànguyên nhân chủ yếu và thường gặp trong nông nghiệp, nông thôn Do thiếu kinhnghiệm sản xuất kinh doanh nên họ không giám đầu tư sản xuất, sợ rủi ro, do vậy

cứ mãi đắm chìm trong cảnh nghèo khó Với những đối tượng này cần phải mởnhững lớp huấn luyện, dạy cách sản xuất kinh doanh, hướng dẫn kỹ thuật, khuyếnkhích họ nâng cao trình độ dân trí

- Không năng động giải quyết việc làm, lười lao động, một số rượu chè, cờbạc…

- Gặp những bất thường trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, hoả hoạn, tainạn… cần chi tiêu lớn, phải vay mượn Sau khi khỏi hoặc khắc phục được tai nạn,

họ cố gắng trả nợ nhưng sản xuất kinh doanh không đủ trả nợ nên đã trở thành các

hộ nghèo đói Các tai nạn có thể xảy ra bất chợt, không lường trước được, những tainạn ấy thường phải chi phí rất lớn vào việc chữa chạy hoặc khắc phục hậu quả, đối

Trang 18

với những gia đình kinh tế khó khăn thì việc chi trả này càng trở nên khó khăn hơn,thiếu thốn họ phải đi vay mượn, thậm chí phải vay với lãi suất cao, sau đó nền kinh

tế của gia đình càng trở nên khó khăn hơn, khi mà lo cuộc sống hàng ngày đã không

đủ nay còn phải lo trả nợ, không có dự trữ, không đủ ăn, nợ nần chồng chất, hộ lạicàng nghèo đi Với những đối tượng này cần phải có các biện pháp hỗ trợ, cho vaylãi suất ưu đãi để họ có điều kiện phát triển sản xuất vươn lên thoát khỏi cảnh đóinghèo, cấp bảo hiểm y tế…

- Những hộ sinh đẻ nhiều, sức khỏe yếu, đông con… bố mẹ không đủ khảnăng làm kinh tế Đây cũng là nguyên nhân đặc thù của khu vực nông thôn

- Nguyên nhân do thiếu hoặc không có vốn: đây cũng chính là một trongnhững nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh nghèo đói trongnhiều cuộc điều tra về tình hình nghèo đói, khi được hỏi về nguyên nhân đói nghèothì những hộ trả lời là do thiếu vốn chiếm phần lớn tới trên dưới 70% Mặc dù cónhiều ý tưởng sản xuất kinh doanh nhưng khi thiếu vốn thì họ không thể làm gì,không sản xuất kinh doanh được, trình độ văn hoá thì thấp, họ chỉ có thể tiến hànhsản xuất nhỏ lẻ hoặc đi làm thuê, thu nhập gia đình ít ỏi chỉ đủ trang trải các bữa ănhàng ngày, việc học hành của con cái không lo được đầy đủ, đến khi gia đình gặprủi ro như thiên tai, mất mùa, bệnh tật… thì cuộc sống càng trở nên khó khăn hơn.Những người nghèo đói không có vốn để dành, họ thường phải vay nợ và nhữngngười đói gay gắt lại thường phải vay nợ chỉ để mua lương thực cứu đói Ở một sốnơi cho vay nặng lãi, người nghèo không trả được, nợ nần ngày càng chồng chất

Đã không ít trường hợp phải gán ruộng vườn (nếu có), bán sản phẩm chưa kịp thuhoạch, hoặc làm thuê trả nợ, hoặc bỏ quê ra thành phố, lần hồi để kiếm kế sinh nhaibằng đủ cách mọi nghề, và từ đó họ lại rơi vào các tệ nạn xã hội Thiếu vốn là mộtmắt xích trong vòng luẩn quẩn của nghèo đói:

Trang 19

Sơ đồ 1: VÒNG LUẨN QUẨN CỦA ĐÓI NGHÈO.

Tiết kiệmthấp

(Nguồn: Giáo trình Kinh tế phát triển.)

Nhìn sơ đồ ta thấy thiếu vốn chính là một trong những nguyên nhân gây nênnghèo đói Tăng vốn một cách hiệu quả là một cách hữu hiệu để tăng khả năng đầu

tư Một trong những biện pháp tăng vốn một cách có hiệu quả nhất cho người nghèo

là cho vay ưu đãi chứ không phải cấp phát không, điều đó giúp cho hộ nghèo ý thứcđược việc sử dụng đồng vốn đúng mục đích, sao cho có hiệu quả nhất, nhờ vốn vayđược mà hộ nghèo có khả năng đầu tư sản xuất kinh doanh, khả năng đầu tư của hộnghèo được tăng lên Chính từ ý thức sử dụng vốn có hiệu quả khoản tiền vốn sẽđược đầu tư một cách có hiệu quả, giúp sinh lời cao Khi đầu tư tăng tức là nhiềutiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất, người dân tích cực nâng cao trình

độ học vấn, nhờ đó năng suất lao động được tăng lên Năng suất lao động tăng lênkéo theo sự tăng lên về thu nhập Thu nhập tăng lên là điều kiện tiên quyết để vòngđói nghèo được xoá bỏ và cũng chính là mục tiêu chính của xoá đói giảm nghèo

1.2 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH:

1.2.1 Đ ịnh nghĩa Ngân hàng chính sách xã hội:

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế đã có nhiều ngân hàng thương mại Nhànước và tư nhân, nhiều tổ chức tài chính phi Ngân hàng được thành lập Các ngânhàng này ngày càng thu hút được lượng tiết kiệm lớn từ dân cư và các tổ chức, tạođiều kiện cho các tổ chức, công ty vay vốn để phát triển, tài trợ cho các dự án pháttriển, hạn chế rủi ro và tăng khả năng sinh lời cho các hoạt động kinh tế, nhờ đó mà

động thấp

Thiêú khảnăng đầu tư

Thu nhậpthấp

Trang 20

nền kinh tế đã phát triển nhanh Mục tiêu của các Ngân hàng thương mại và các tổchức tài chính là tối đa hoá lợi nhuận với độ rủi ro thấp, đảm bảo an toàn tín dụng.Tuy nhiên hiện nay lại có nhiều đối tượng không có khả năng đáp ứng các điều kiệnvay vốn của các ngân hàng này, cũng như không có điều kiện để tiếp cận với dịch

vụ tín dụng của các Ngân hàng thương mại như: các ngành hàng mang tính lợi íchcông cộng, những khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa do đặc điểm địa hình hiểmtrở, chia cắt, điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, việc đầu tư vào những ngànhnày và khu vực này chi phí lớn, rủi ro cao; những người nghèo muốn vay vốn đểphát triển sản xuất, các đối tượng chính sách…, việc cho các đối tượng này vaythường lợi nhuận thấp, rủi ro lớn, mà họ thường không có vật để thế chấp Nhữngđiều này hoàn toàn không phù hợp với mục tiêu của các Ngân hàng thương mại vàcác tổ chức tài chính Do đó để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng chínhsách, những người nghèo, Nhà nước đã thành lập ra Ngân hàng chính sách xã hội

Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ yếu là cho vay theo chính sách và kế hoạch của Nhà nước

Mục đích của việc thành lập Ngân hàng chính sách là để thực hiện chính sách tíndụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác Sinh lời không phải làmục tiêu hàng đầu cần đạt tới của Ngân hàng chính sách Là Ngân hàng thuộc sởhữu Nhà nước, Ngân hàng chính sách là công cụ để các cơ quan quản lý trực tiếpthực hiện các chính sách của mình Các kế hoạch và chính sách của Nhà nước nhằmmục tiêu đạt được sự tăng trưởng bền vững cho đất nước như phát triển cao và ổnđịnh, tạo nhiều công ăn việc làm, phân phối thu nhập công bằng, bảo vệ môi trườngsinh thái, xoá đói giảm nghèo…

Ngân hàng chính sách là tổ chức tài chính thực hiện tài trợ có ưu tiên có hạn chếcủa Nhà nước nhằm thực hiện các công cuộc đầu tư đặc biệt, các hoạt động nhằmmục tiêu phi lợi nhuận càng nhiều thì tính hỗ trợ càng lớn Để đảm bảo sự tồn tạibền vững của mình, Ngân hàng chính sách được sự hỗ trợ lớn từ phía Nhà nước nhưcung cấp vốn ưu đãi, cấp bù lãi suất, bảo lãnh cho các khoản đi vay và cho vay củangân hàng, không phải trích dự trữ bắt buộc, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp…;

Trang 21

đồng thời được đặt dưới sự kiểm soát của các cơ quan quản lý có thẩm quyền Các

hỗ trợ này rất quan trọng, cho phép ngân hàng đạt được các mục tiêu sinh lợi cùngvới các mục tiêu kinh tế, xã hội khác, hỗ trợ càng lớn thì phạm vi hoạt động và ảnhhưởng của ngân hàng càng rộng và ngược lại

1.2.2 Hoạt đ ộng tín dụng của Ngân hàng chính sách :

1.2.2.1 Khái niệm hoạt động tín dụng chính sách xã hội:

Hoạt động tín dụng nói chung có thể được định nghĩa như sau:

“ Một giao dịch giữa hai bên, trong đó có một bên ( trái chủ, hoặc người cho vay), chu cấp tiền, hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng khoán dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia ( thụ trái hoặc đi vay) Thông thường những giao dịch như vậy còn bao gồm cả việc thanh toán lợi tức cho người cho vay.”

Đối với Ngân hàng thương mại, tín dụng là sự cho vay hay ứng trước tiền dongân hàng thực hiện Bản thân Ngân hàng là người cho vay còn người đi vay lànhững loại khách hàng khác nhau của ngân hàng Giá Ngân hàng ấn định cho kháchhàng khi đi vay là lợi tức mà họ phải trả trong suốt thời gian tồn tại khoản ứngtrước

Tín dụng có thể hiểu là sự cho vay dựa vào sự tin tưởng của người cho vay đốivới người đi vay, kết thúc thời hạn cho vay người vay phải hoàn trả cả gốc và lãicho người cho vay, lãi được tính theo lãi suất do hai bên thoả thuận

Hầu hết các hoạt động tín dụng đều nhằm mục đích sinh lời dựa vào khoản lãithu được, thường thì để đảm bảo mục đích ấy các ngân hàng thường lựa chọn đốitượng vay uy tín, có khả năng trả nợ, độ rủi ro thấp, với mức lãi suất cho vay đượcđiều chỉnh theo thị trường Tuy nhiên hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách

lại có điểm khác biệt, đó là hoạt động tín dụng chính sách xã hội “Tín dụng chính

sách xã hội là hoạt động của Ngân hàng không đáp ứng các tiêu chí kinh doanh thương mại, hoạt động cho vay không vì mục tiêu lợi nhuận cho ngân hàng Các ngân hàng được chỉ định cho vay nhằm hỗ trợ các chính sách kinh tế, chính trị và

xã hội của Chính phủ.”

Trang 22

Như vậy hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách không nhằm mục đích lợinhuận, tức là mức lãi suất thường thấp hơn các ngân hàng thương mại, hoạt độngcho vay chủ yếu dựa vào sự uy tín, sự tin tưởng, đối tượng cho vay là các đối tượngchính sách được Nhà nước chỉ định.

1.2.2.2 Đặc điểm của tín dụng xoá đói giảm nghèo:

Khác với hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại thường lấy mục tiêu

là lợi nhuận, thì hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách chủ yếu cho vay cácđối tượng chính sách do Chính phủ chỉ định nhằm hỗ trợ các đối tượng đó phát triểnnhằm thực hiện một mục tiêu nào đó của Nhà nước Các đối tượng chính sách nàythường là những đối tượng khó khăn hoặc là đối tượng mà Nhà nước cần khuyếnkhích phát triển mà các hộ nghèo là một trong những đối tượng đó, chính vì vậychính sách cho vay đối với các đối tượng này thường hết sức ưu đãi, như lãi suấtthấp hơn lãi suất của các Ngân hàng thương mại, không cần thế chấp Lãi suất đốivới các khoản tín dụng cho từng đối tượng chính sách do Chính phủ định ra theotừng thời kỳ Người vay được tự quyền quyết định sử dụng vốn vay vào các lĩnhvực sản xuất kinh doanh dịch vụ mà pháp luật không cấm, phù hợp khả năng, điềukiện, trình độ sản xuất, kinh doanh của từng đối tượng vay nhằm tạo sự chủ độngtrong việc sử dụng vốn vào mục đích tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống Thời hạncho vay theo chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi và kỳ luân chuyển của từng đốitượng đầu tư Người nghèo được vay vốn nhiều lần cho đến khi thoát khỏi đóinghèo theo chuẩn nghèo do Nhà nước công bố từng thời kỳ

Tín dụng chính sách nhằm giúp cho xã hội ổn định và phát triển cân đối, khắcphục khoảng cách quá xa của sự chênh lệch giàu nghèo

Khác với phương pháp cấp phát vốn vừa hạn chế hạn chế về nguồn lực, vừa đầu

tư mang tính cấp phát ỷ lại, ở đây Nhà nước đã sử dụng phương thức cho vay cóhoàn trả nhằm đảm bảo sử dụng nguồn lực Ngân sách có hiệu quả Cùng với nguồnvốn của chính phủ và nguồn vốn tự huy động, Ngân hàng có thể tạo ra một khốilượng nguồn vốn lớn hơn rất nhiều lần để đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng chínhsách và được Chính phủ bù đắp một phần chi phí hoạt động ngân hàng

Trang 23

Mặt khác với phương thức cho vay có hoàn trả, nguồn vốn sẽ được quay vòng,tạo điều kiện mở rộng đối tượng đầu tư thụ hưởng, góp phần cho chính sách củaChính phủ được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định cần thiết.

1.2.2.3 Phân loại tín dụng chính sách xã hội:

- Phân loại theo đặc điểm và đối tượng đầu tư:

Theo đặc điểm và đối tượng cho vay thì hiện nay tại Ngân hàng chính sách có 3loại tín dụng chính sách:

Một là: Cho vay nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo đặc biệt là cho vay hộ nông

dân nghèo Đây là một chương trình kinh tế xã hội rộng lớn, trở thành một trongnhững mục tiêu quan trọng của cả nước trong quá trình phát triển Do nhiều nguyênnhân về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường, ở nước ta còn tồn tại một bộ phậndân cư chủ yếu ở khu vực nông thôn có thu nhập rất thấp, sống trong cảnh nghèođói, không được học hành, chữa bệnh Một trong những nguyên nhân của tình trạngnày là do họ thiếu vốn làm ăn Vì vậy Chính Phủ đã có chính sách trợ giúp chonhững người nghèo về vốn và điều kiện làm ăn để họ có thể tự đảm bảo được cuộcsống, góp phần ổn định chính trị xã hội Vì vậy cho vay xoá đói giảm nghèo là mộthoạt động tín dụng quan trọng của Ngân hàng chính sách

Hai là: cho vay hỗ trợ các chính sách xã hội, giáo dục, y tế, tạo công ăn việc làm.

Chính phủ hỗ trợ các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội thông qua cho vay vớicác điều kiện ưu đãi, giúp họ có cơ hội để học tập, học nghề và xuất khẩu lao động

Ba là: Cho vay các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công ích

không đủ các điều kiện cho vay thương mại Đây là các khoản cho vay theo chỉ địnhcủa Chính phủ nhằm trợ giúp các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế công ích củaNhà nước buộc phải duy trì vì lợi ích Quốc gia

- Phân loại theo thời hạn tín dụng:

Hiện nay tại Ngân hàng chính sách quy định có các laọi thời hạn tín dụng sau:Tín dụng ngắn hạn là những khoản tín dụng có thời hạn dưới 1 năm

Tín dụng trung hạn là những khoản tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.Tín dụng dài hạn là những khoản tín dụng trên 5 năm

Trang 24

Thời hạn cho vay được quyết định theo chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi

và kỳ luân chuyển của từng đối tượng đầu tư

- Phân loại theo mục đích của khoản nợ:

Hộ nghèo vay vốn Ngân hàng chính sách có thể sử dụng vào các mục đích:

Sản xuất, kinh doanh dịch vụ: Mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi,

phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc gia cầm…phục vụ cho các ngành trồng trọtchăn nuôi; mua sắm các công cụ lao động nhỏ như cày, bừa, cuốc, thuổng…; cácchi phí thanh toán cung ứng lao động dịch vụ như thuê làm đất, bơm nước, dịch vụthú y…; đầu tư làm các nghề thủ công trong gia đình như mua nguyên vật liệu sảnxuất, công cụ lao động thủ công…; chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ hảisản như đào đắp ao hồ, mua sắm các ngư cụ…; góp vốn thực hiện dự án sản xuấtkinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phươngcho phép thực hiện

Sửa chữa nhà ở: Ngân hàng chính sách cho vay để hỗ trợ sửa chữa, cải tạo, nâng

cấp nhà ở đối với hộ nghèo khi nhà ở bị hư hại dột nát Vốn vay chủ yếu sử dụngvào việc mua nguyên vật liệu xây dựng, chi trả tiền công lao động phải thuê ngoài

Lắp điện nước sinh hoạt: Ngân hàng chính sách cho vay chi phí lắp đặt đường

dây dẫn điện từ mạng chung của thôn, xã tới người vay; cho vay góp vốn xây dựngthuỷ điện nhỏ, các dự án điện dùng sức gió, năng lượng mặt trời; máy phát điện chomột nhóm hộ gia đình ở mơi chưa có điện lưới quốc gia

Xây dựng công trình nước sạch: góp vốn xây dựng dự án cung ứng nước sạch

đến từng hộ gia đình; những nơi chưa có dự án tổng thể phát triển nước sạch thì chovay làm giếng khơi, giếng khoan, xây bể lọc, bể chứa nước…

Hỗ trợ cho con em đi học ở các cấp học phổ thông

1.2.2.4 Vai trò của tín dụng chính sách đối với xoá đói giảm nghèo:

Tín dụng chính sách đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, xã hội

mà trước hết ta có thể thấy vai trò quan trọng của nó trong công cuộc xoá đói giảmnghèo

Trang 25

Tín dụng chính sách trước hết tạo điều kiện cho những người nghèo tiếp cậnđược với vốn Khi có vốn họ có thể đầu tư sản xuất kinh doanh, tìm hiểu và đầu tưcác công nghệ, máy móc mới từ đó nâng cao trình độ sản xuất, tăng năng xuất laođộng giúp cho thu nhập của gia đình tăng lên, thoát khỏi cảnh đói nghèo Vốn vaycòn tạo điều kiện cho hộ nghèo được đi học, tiếp thu được tri thức mới, nâng caotrình độ dân trí, từ đó họ sẽ có năng lực, điều kiện để tìm được những công việc cóthu nhập cao, ổn định, hoặc giúp họ tìm ra được cách làm ăn có hiệu quả.

Đối với các đối tượng chính sách xã hội như người nghèo, học sinh, sinh viên cóhoàn cảnh khó khăn; người có nhu cầu việc làm… thì tín dụng chính sách tạo hiệuquả hơn so với phương thức cấp phát vốn Sở dĩ như vậy là vì:

Thứ nhất, do việc chuyển tải vốn được thực hiện theo phương thức cho vay có

hoàn trả nên nguồn vốn được người sử dụng vốn tính toán hiệu quả, vốn được sửdụng quay vòng nhiều lần, giúp nhiều người được hưởng lợi Mặt khác, người vayvốn tìm cách sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh tạo ra thu nhập để cải

thiện đời sống và trả được nợ.

Thứ hai, vốn cho vay giúp người vay vốn khắc phục tư tưởng tự ti, ỷ lại khi nhận

vốn cấp phát; tự nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình, tạo tiền đề hoànhập sản xuất hàng hoá thị trường

Đương nhiên điều này không có nghĩa là không cần tới phương thức cấp phát.Nhà nước vẫn cần phải có giải pháp đầu tư cấp phát các công trình cơ sở hạ tầng,phúc lợi công cộng, tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách xã hội tiếp cận vớinền sản xuất hàng hoá Tuy nhiên sử dụng phương pháp cho vay có hoàn trả tỏ ra

ưu việt hơn so với phương thức cấp phát, cho không

Tín dụng chính sách có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các khuvực sản xuất, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ, phát triển trong lĩnh vực tài chínhcông

Tín dụng chính sách tạo tiền đề cho các vùng kinh tế kém phát triển do môitrường và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt có điều kiện tiếp cận với nền kinh tế thịtrường

Trang 26

1.2.2.5 Các nguồn vốn của Ngân hàng chính sách:

Nguồn vốn phục vụ cho hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại Ngân hàngchính sách khá đa dạng:

* Vốn từ Ngân sách Nhà nước: Vốn điều lệ do ngân sách Nhà nước cấp khi thành

lập là 5000 tỷ đồng, và được cấp bổ sung từng năm khi quy mô hoạt động củaNHCSXH mở rộng Ngoài ra có thể tiếp nhận vốn từ Ngân sách Trung ương, Ngânsách địa phương để cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện cácchính sách xã hội khác Vốn Ngân sách này được phân cho các chi nhánh và phònggiao dịch theo kế hoạch từng năm

* Các quỹ của Ngân hàng chính sách hình thành trong quá trình hoạt động như:

quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ

dự phòng rủi ro tín dụng, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹphúc lợi NHCSXH chỉ được trích lập quỹ khi có chênh lệch thu nhập lớn hơn chiphí hàng năm

* Vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với

mục đích hỗ trợ NHCSXH trong hoạt động hoặc cho vay tới đối tượng khách hàng

* Vốn huy động dưới các hình thức:

- Huy động nguồn tiền gửi và tiết kiệm của dân cư: Nguồn vốn này NHCSXH

tự tổ chức huy động trên thị trường, theo những nguyên tắc thương mại, có sự cạnhtranh của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn

Lãi suất huy động theo nguyên tắc không vượt quá lãi suất huy động cùng loạicủa NHTM Nhà nước trên địa bàn

Vì huy động theo lãi suất thị trường trong khi đó cho vay với lãi suất thấp hơn lãisuất cho vay của các NHTM trên địa bàn, do vậy nguồn vốn này đòi hỏi có sự cấp

bù từ NSNN đối với NHCSXH Cũng vì lý do trên quy mô huy động nguồn vốn nàycăn cứ kế hoạch nguồn vốn hàng năm được Bộ Tài chính phê duyệt trên cơ sở kếhoạch cấp bù từ NSNN hàng năm cho NHCSXH

Trang 27

Hình thức huy động: NHCSXH huy động thông qua nhận tiền gửi có kỳ hạn, tiềngửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hoặc huy động tiếtkiệm với kỳ hạn và hình thức khác nhau: từ không kỳ hạn đến kỳ hạn dài hơn, tiếtkiệm thông thường hoặc tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp,…trên thực tế đang

áp dụng các phương thức tiền gửi của các tổ chức và cá nhân, tiết kiệm không kỳhạn, hoặc có kỳ hạn : 3, 6, 9, 12, 24 tháng; tiết kiệm theo phương thức trả lãi theobậc thang, tiết kiệm gửi góp

Vì huy động theo cơ chế thị trường nên việc huy động nguồn vốn này được thựchiện thường xuyên, liên tục như các tổ chức tín dụng khác Việc huy động vốn chỉdừng lại khi đã hoàn thành chỉ tiêu huy động căn cứ vào quy mô cấp bù từ NSNN

đã xác định cho năm đó

Điều dễ nhận thấy là với một lượng ngân sách cấp bù xác định cho năm kếhoạch, nếu NHCSXH huy động được càng nhiều vốn với lãi suất thấp thì số lượngvốn có thể huy động được sẽ lớn hơn trường hợp phần lớn nguồn vốn huy động lànguồn có lãi suất cao

Ngoài ra, NHCSXH sẵn sàng tiếp nhận những khoản tiền gửi tự nguyện khônglấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ nguồn vốn hoạt độngcủa NHCSXH Đây là khoản tiền gửi hoàn toàn tự nguyện về số tiền gửi, thời giangửi, thời điểm gửi và rút

- Huy động nguồn tiết kiệm của người nghèo vay vốn:

Đối với đối tượng là người nghèo vay vốn, NHCSXH không cho vay từng cánhân hộ nghèo riêng lẻ mà thực hiện cho vay trực tiếp đến hộ thông qua các tổ tiếtkiệm và vay vốn, có nghĩa là hộ nghèo muốn vay vốn phải tham gia vào tổ tiết kiệm

và vay vốn tại địa phương

Trang 28

Các thành viên trong tổ ngoài giúp đỡ nhau trong vay vốn, sử dụng vốn vay,trong sinh hoạt đời sống, còn có thể thực hành tiết kiệm bằng cách gửi tiền tiết kiệmthông qua tổ tới NHCSXH Việc thực hành tiết kiệm là không bắt buộc, nhưng đượcNHCSXH khuyến khích Tiền tiết kiệm gồm có tiết kiệm ban đầu và tiết kiệm định

kỳ Toàn bộ số tiền tiết kiệm trên sẽ được gửi vào NHCSXH và được NHCSXH trảlãi với lãi suất không kỳ hạn

- Vay các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính trong nước:

Cũng như các ngân hàng khác, việc NHCSXH vay các tổ chức tài chính, tín dụngkhác trong nước được quy định trong điều lệ, việc vay vốn được thực hiện khi cónhu cầu, vay từng lần và phải đưa vào kế hoạch huy động vốn hàng năm củaNHCSXH đã được Bộ Tài chính phê duyệt

Việc vay vốn trên cơ sở thoả thuận, lãi suất trả cho khoản vốn vay này cũng trênnguyên tắc thoả thuận nhưng theo quy định của Bộ Tài chính, lãi suất không đượcvượt quá lãi suất tối đa cùng kỳ hạn của các NHTM Nhà nước trên địa bàn

Trường hợp NHCSXH vay từ tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội thì lãi suấttiền vay do Bộ Tài chính quy định từng lần

- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài:

NHCSXH được thực hiện vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài.Việc vay vốn được Chính phủ bảo lãnh Lãi suất vay vốn trong trường hợp này phảiđược Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản

Trên thực tế, NHCSXH thường vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tếcác nguồn vốn ODA thông qua việc thực hiện vay lại từ Bộ Tài chính: Chính phủViệt Nam vay từ các tổ chức này và sau đó cho NHCSXH vay lại theo các thoảthuận vay vốn Trong đa số trường hợp, rủi ro ngoại hối sẽ do chính phủ chịu

Đối với các khoản vốn vay này do hội sở chính NHCSXH thực hiện hoặc uỷquyền cho chi nhánh thực hiện sau khi được Hội sở chính chấp thuận

- Tiếp nhận tiền gửi bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng VNĐ của các

tổ chức tín dụng nhà nước:

Trang 29

Đây là khoản tiền gửi có tính bắt buộc đối với các NHTM Nhà nước, lãi suất theothoả thuận, được quy định trong nghị định số 78/2002/NĐ-CP.

* Vốn nhận uỷ thác từ Chính phủ, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước:

Ngo i ài việc thực hiện huy động vốn, nhờ có những ưu thế riêng của NHCSXH vàcác ưu thế khác nên NHCSXH còn thực hiện tiếp nhận các nguồn vốn từ các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước dưới hình thức vốn nhận uỷ thác Việc nhận vốn

uỷ thác thường thực hiện thông qua ký kết văn bản thoả thuận trong đó nêu rõ: sốtiền uỷ thác, địa bàn cho vay, đối tượng cho vay, lãi suất và điều kiện cho vay, mứcphí uỷ thác, thời gian uỷ thác, xử lý rủi ro

Việc nhận vốn uỷ thác có thể là: mang tính bắt buộc khi NHCSXH thực hiện cácchương trình cho vay chỉ định của Chính phủ; tự nguyện trên nguyên tắc thoả thuận

và đối tượng cho vay uỷ thác cũng đồng thời là đối tượng cho vay hiện hành củaNHCSXH; tự nguyện nhưng đối tượng cho vay cuối có thể không phải đối tượngNHCSXH đang phục vụ, trong trường hợp này, NHCSXH tận dụng mạng lưới củamình để cho vay uỷ thác, qua đó hưởng phí dịch vụ, việc nhận vốn uỷ thác doNHCSXH các cấp thực hiện

Về bản chất đây là nguồn vốn mà NHCSXH nhận uỷ thác cho vay, hưởng phídịch vụ Do vậy nó mạng tính tự nguyện giữa hai bên, tuỳ thuộc vào chính sách vàđièu kiện cụ thể của mỗi địa phương Tính chất của nguồn này như là nguồn vốnNHCSXH nhận uỷ thác theo các chương trình cho vay chỉ định của Chính phủ, từnguồn vốn có nguồn gốc từ NSNN hoặc do Nhà nước cho vay theo chỉ định củaChính phủ Lãi suất đầu vào hầu như không có hoặc không đáng kể, NHCSXH chovay và hưởng mức phí theo tỷ lệ xác định trước tính trên số lãi thực thu

Do có đặc điểm này, việc tiếp nhận và quy mô nguồn vốn này hầu như khônghoàn toàn tự NHCSXH có thể quyết định trước, mà phụ thuộc chủ trương, chínhsách của Chính phủ về hỗ trợ các đối tượng trong từng giai đoạn cũng như của cácbên đối tác có vốn uỷ thác

* Vốn khác: là các loại vốn được cho, tặng…

1.2.2.6 Lãi suất tại Ngân hàng chính sách:

Trang 30

* Định nghĩa lãi suất: Lãi suất là giá cả của việc mua, bán quyền sử dụng vốn

hay nói cách khác lãi suất là giá cả của tiền nhưng giá này chỉ có thể xuất hiện khidiễn ra các quan hệ tín dụng và do vậy người ta còn gọi là giá cả tín dụng

* Các loại lãi suất tại Ngân hàng chính sách:

- Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư: lãi suất này theo lãi suất thị

trường từng thời điểm nhưng không được vượt qua lãi suất huy động của cácNHTM Lãi suất này được quy định theo từng kỳ hạn tiền gửi Hiện nay các mức lãisuất tiết kiệm được áp dụng tại NHCSXH như sau:

Bảng 1: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm của NHCSXH

Loại kỳ hạn Lãi suất(%)

(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội.)

- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các hộ nghèo trong tổ tiết kiệm và vay vốn: áp

dụng mức lãi suất không kỳ hạn

- Lãi suất tiền gửi của các NHTM tại NHCSXH: Lãi suất này được tính trên cơ

sở bình quân lãi suất huy động vốn hàng năm của tổ chức tín dụng + phí huy động ,

lãi suất huy động bình quân của các NHTM Nhà nước và phí huy động bình quânchung của các NHTM này do NHNN tính toán định kỳ hàng năm

- Lãi suất vay từ các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính trong nước: lãi

suất này dựa trên nguyên tắc thoả thuận nhưng theo quy định của Bộ tài chính tức làlãi suất không được vượt quá lãi suất tối đa cùng kỳ hạn của các NHTM Nhà nướctrên địa bàn

- Lãi suất vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài: lãi suất này phải

được Bộ tài chính chấp thuận bằng văn bản

Trang 31

- Lãi suất cho vay: NHCSXH thực hiện cho vay các đối tượng chính sách theo

quy định của Chính phủ, vì vậy lãi suất cho vay này là lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãisuất cho vay của các NHTM Có nhiều mức lãi suất ưu đãi áp dụng cho từng đốitượng chính sách Lãi suất này do Chính phủ định ra ở từng thời kỳ Hiện nay lãisuất cho vay tại NHCSXH cho từng đối tượng chính sách như sau:

Bảng 2: Các loại Lãi suất cho vay của NHCSXH

Đối tượng cho vay Lãi suất trong

hạn (%/tháng)

Lãi quáhạn (%)

Hộ nghèo ở vùng III và các xã đặc biệt khó khăn

miền núi, vùng sâu, vùng xa

Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 0.65 130Các tổ chức sản xuất của thương binh người tàn

tật(vay vốn giải quyết việc làm)

Các đối tượng khác vay vốn giải quyết việc làm 0.65 130

Cho vay doanh nghiệp làm nhà ở bán trả chậmcho

các hộ dân

Cho vay làm nhà vượt lũ đồng bằng sông Cửu

Long

(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam)

1.2.2.7 Rủi ro trong hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng chính sách

xã hội:

* Khái niệm rủi ro tín dụng: Là tình trạng người đi vay không có khả năng hoàn

trả được hoặc lãi hoặc gốc hay cả hai

NHCSXH cũng giống như các NHTM hoàn toàn đều có thể gặp rủi ro tín dụng.Rủi ro tín dụng tại NHCSXH có thể do nguyên nhân khách quan, cũng có thể là donguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng mang lại Tuy nhiên không giống nhưcác NHTM, NHCSXH cho vay từ NSNN, là Ngân hàng trực thuộc Nhà nước vàChính phủ quản lý, chính vì vậy khi gặp rủi ro tín dụng thì đối tượng chịu rủi ro ởđây lại là Nhà nước Và cũng vì đối tượng vay tại NHCSXH là những đối tượng đặc

Trang 32

biệt thuộc diện chính sách, có hoàn cảnh khó khăn, nên khi khách hàng gặp nhữngnguyên nhân chủ quan hay khách quan không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng thìNgân hàng cũng có những quy định và biện pháp xử lý rủi ro cũng khác với cácNHTM, NHCSXH sẽ xem xét nguyên nhân của việc không hoàn trả được nợ củakhách để đưa ra quyết định như xoá nợ, ra hạn trả nợ, miễn lãi tiền vay, giảm lãitiền vay…

* Các biện pháp xử lý nợ bị rủi ro của NHCSXH:

- NHCSXH sẽ xem xét miễn, giảm lãi tiền vay khi khách hàng gặp các nguyênnhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản của khách hàng như thiêntai, địch hoạ, chiến tranh, các dịch bệnh liên quan đến con người, gia súc, gia cầm,thuỷ hải sản, động vật nuôi khác và cây trồng; Nhà nước điều chỉnh chính sách làmảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; do biếnđộng chính trị, kinh tế - xã hội ở khu vực, quốc tế, và nước nhận lao động của ViệtNam làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động đi làm việc có thời hạn tại nướcngoài

- NHCSXH sẽ xem xét xóa nợ đối với các khách hàng gặp các nguyên nhânkhách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản của khách hàng như: kháchhàng là cá nhân vay vốn bị mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau thường xuyên phảiđiều trị dài ngày, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không nơi nương tựa, chết, mấttích hoặc tuyên bố là chết, mất tích mà không còn tài sản để trả nợ hoặc không cóngười thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho kháchhàng Số tiền xoá nợ cho khách hàng bằng số tiền khách hàng còn phải trả cho Ngânhàng sau khi đã áp dụng các biện pháp tận thu

Đối với các khách hàng vay vốn tại NHCSXH có tài sản đảm bảo theo quy địnhgặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, NHCSXH được quyền chủ động xử lý tàisản đảm bảo theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định của Pháp luật để thuhồi vốn Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm dùng để bù đắp chi phí xử lýtài sản bảo đảm, hoàn trả nợ gốc, nợ lãi cho ngân hàng, nếu thừa thì trả lại chokhách hàng, nếu thiếu thì phần thiếu được xử lý rủi ro theo quy định

Trang 33

Các khoản nợ bị rủi ro trong cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chínhsách khác của NHCSXH do nguyên nhân chủ quan của tổ chức, cá nhân thì tổ chức,

cá nhân gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật

Các khoản cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tạiNHCSXH bằng nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư theo từng Hiệp định hoặc Hợpđồng ký kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khác mà được trích dựphòng rủi ro thì việc xử lý nợ bị rủi ro thực hiện theo Hiệp định hoặc Hợp đồng đã

ký kết với tổ chức, cá nhân uỷ thác

* Nguồn vốn để xử lý nợ bị rủi ro:

Nguồn vốn để xử lý nợ cho khách hàng vay vốn tại NHCSXH bị rủi ro donguyên nhân khách quan xảy ra trên diện rộng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.Nguồn vốn để xử lý nợ cho khách hàng vay vốn tại NHCSXH bị rủi ro donguyên nhân khách quan thuộc diện đơn lẻ, cục bộ được lấy từ quỹ dự phòng rủi rotín dụng của NHCSXH Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không đủ bù đắp,Chủ tịch hội đồng quản trị NHCSXH báo cáo liên Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch vàđầu tư trình Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định

* Nguyên tắc đảm bảo an toàn tín dụng:

- Chất lượng tín dụng quan trọng hơn mở rộng tín dụng

- Tất cả các khoản vay đều phải có hai phương án trả nợ tách biệt

- Phẩm chất đòi hỏi đối với người vay là phải hoàn toàn trung thực

- Không được cẩu thả trong việc lập hồ sơ tín dụng

- Cần biết chắc khoản tiền mà Ngân hàng cho vay được người vay sử dụngvào mục đích gì

- Kiểm tra chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của người vay

1.2.2.8 Hoạt động kiểm tra, kiểm soát vốn vay của NHCSXH:

Việc kiểm tra, kiểm soát vốn vay của NHCSXH được thực hiện như sau:

Kiểm tra trước khi cho vay: Đối với các chương trình tín dụng Ngân hàng cho

vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ tiết kiệm và vay vốn; cán bộ Ngânhàng cơ sở khi nhận được hồ sơ vay vốn, tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ

Trang 34

của hồ sơ, danh sách người vay sau khi được tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét và đềnghị được uỷ ban nhân dân xã phê duyệt theo mẫu số 03/CVHN, đơn xin vay, mụcđích xin vay… theo quy định Đối với các chương trình tín dụng Ngân hàng cho vaytrực tiếp, cán bộ ngân hàng cơ sở cần thẩm định các điều kiện vay vốn, mục đíchxin vay… theo quy định.

Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra chữ ký nhận tiền vay, chứng minh thư nhân

dân của người vay phải khớp đúng với người đứng tên vay hoặc người được uỷquyền trên hồ sơ vay vốn

Kiểm tra sau khi cho vay: Sau khi đã cho vay Ngân hàng phải kiểm tra, kiểm soát

chặt chẽ vốn vay xem vốn cho vay có được sử dụng đúng mục đích không Đối vớicác chương trình tín dụng cho vay theo phương thức uỷ thác, NHCSXH uỷ thác chocác tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiêt kiệm và vay vốn thực hiện việc kiểm tra sửdụng vốn vay theo định kỳ, NHCSXH phối hợp với các tổ chức nhận uỷ thác tiếnhành kiểm tra khi cần thiết Đối với các chương trình cho vay trực tiếp, cán bộ ngânhàng cơ sở thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay đối với người vay

1.2.3 Hoạt đ ộng cho vay đ ối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách:

1.2.3.1 Các nguyên tắc cơ bản trong cho vay đối với hộ nghèo:

Nguyên tắc 1: Vốn vay được sử dụng đứng mục đích đã thoả thuận thông qua việc ngân hàng cho vay nghiên cứu kỹ nhu cầu của hộ nghèo:

Thông thường những khoản cho vay đầu tiên là những món tiền nhỏ được sửdụng trong thời gian ngắn để mua tài sản lưu động, sau đó mới đến những món vaylớn hơn để hình thành tài sản cố định với thời gian hoàn trả dài hơn Nếu hộ nghèo

ở thành thị thì chu kỳ thu nhập ngắn nên thời hạn vay ngắn hơn để phù hợp với nhucầu về vốn hình thành tài sản lưu động của những người bán hàng hoặc những cơ sởsản xuất tại nhà Nếu hộ nghèo sinh sống ở nông thôn và làm nông nghiệp thì thờihạn vay có thể dài hơn

Việc thanh toán đầy đủ một khoản vay sẽ tạo cơ hội cho lần vay tiếp theo vàđược vay với số tiền lớn hơn Đây được coi là biện pháp kích thích khách hàng trả

Trang 35

nợ đúng hạn vì đối với Ngân hàng, việc thu hồi vốn cho vay và quay vòng vốn làmột trong những nguyên tắc cơ bản.

Cán bộ tín dụng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, tất cả các thủ tục củaNgân hàng phải thật đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, thiết kế mẫu đơn xin vay đơn giản

và giới hạn thời gian từ khi đề đơn đến khi giải ngân chỉ trong vòng vài ngày Tạobầu không khí thoải mái và thân mật, khi khách hàng cảm thấy thoải mái thì cán bộtín dụng dễ được cung cấp những thông tin cần thiết Đồng thời thân thiện vớikhách hàng sẽ giúp Ngân hàng biết được kế hoạch sản xuất kinh doanh của hộ và hộcần giúp đỡ gì từ phía Ngân hàng

Nguyên tắc 2: Các món vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi.

Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi hay ít nhất là gốc vay là nguyên tắc cơ bản tronghoạt động của bất kỳ loại ngân hàng nào, thông qua một số phương pháp:

- Trách nhiệm liên đới: trách nhiệm này được thể hiện thông qua hình thức chovay theo nhóm thông qua sử dụng sức ép của những người trong cùng một nhómnhư là sự thay thế cho tài sản thế chấp Sự trả chậm của một thành viên thường cónghĩa là việc cho vay tiếp đối với các thành viên khác trong nhóm sẽ bị đình chỉ đếnkhi nào món vay được hoàn trả Đây là mô hình được áp dụng rộng rãi trong chovay đối với người nghèo, những người không thể đáp ứng các đòi hỏi về thế chấptruyền thống của hầu hết các NHTM Tại NHCSXH, các hộ nghèo muốn vay vốnvốn thì phải xin vào tổ tiết kiệm và vay vốn

- Khuyến khích khách hàng: hứa cho vay, số tiền vay tăng dần và mức giá ưuđãi cho những khách hàng trả tiền vay đúng thời hạn

1.2.3.2 Chính sách cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH:

* Mục đích cho vay:

NHCSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh,cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xoá đói giảmnghèo và việc làm, ổn định xã hội

* Nguyên tắc vay vốn:

Hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc:

Trang 36

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.

- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận

* Điều kiện vay vốn:

- Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơicho vay

- Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã sở tại theo chuẩn hộ nghèo do Bộ laođộng – thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ

- Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốnnhưng phải là thành viên của tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình xét, lập thànhdanh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã

- Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ giađình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với bên cho vay, là người trực tiếp ký nhận

nợ và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng

* Loại cho vay:

Các hộ nghèo được NHCSXH cho vay trung hoặc ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng

Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60tháng

* Thời hạn cho vay:

Bên cho vay và hộ vay thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:

- Mục đích sử dụng vốn vay

- Chu kỳ sản xuất, kinh doanh

- Khả năng trả nợ của hộ vay

- Nguồn vốn cho vay của NHCSXH

* Lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết địnhcho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước Mức lãi suất cho vay

cụ thể sẽ có thông báo riêng của NHCSXH Hiện nay lãi suất cho vay hộ nghèo là0,65%/ tháng, khu vực miền núi vùng sâu, vùng xa là 0,6%/tháng

Trang 37

Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoảnphí nào khác.

Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do NHCSXH nhận uỷ thác của chính quyền địaphương, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước thực hiện theo hợp đồng uỷthác

Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay

* Phương thức cho vay:

Bên cho vay áp dụng phương thức cho vay từng lần Mỗi lần vay vốn, hộ nghèo

và bên cho vay thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định

* Mức cho vay:

Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn,vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay, khả năng nguồn vốn của NHCSXH.Mỗi hộ vay có thể vay vốn một lần hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quámức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do Hội đồng quản trị NHCSXHquyết định và công bố từng thời kỳ

Hiện nay mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo cho từng loại đối tượng đầu

tư như sau:

- Đầu tư cho sản xuất kinh doanh: mức cho vay tối đa là 15 triệu đồng/hộ, đốivới đối tượng vay vốn để chăn nuôi đại gia súc sinh sản, lấy thịt, lấy sữa, trồng cây

ăn quả lâu năm, nuôi trồng thuỷ hải sản áp dụng cho vay tối đa 15 triệu đồng/ tháng,các hộ sản xuất kinh doanh còn lại áp dụng mức cho vay tối đa là 7 triệuđồng/tháng

- Đầu tư cho sửa chữa nhà ở áp dụng mức cho vay tối đa là 3 triệu đồng/hộ

- Đầu tư cho nhu cầu điện thắp sáng áp dụng mức cho vay tối đa là 1,5triệuđồng/ hộ

- Đầu tư cho xây dựng công trình nước sạch áp dụng mức cho vay tối đa là 4triệu đồng/hộ

- Đầu tư cho chi phí học tập cho con em theo học các cấp phổ thông mức chovay tối đa không vượt quá 4 khoản chi phí học tập gồm: tiền học phí phải nộp theo

Trang 38

quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, kinh phí xây dựng trường, tiền mua dụng cụhọc tập và sách giáo khoa, tiền mua trang phục học đường.

1.3 HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO:

Hiệu quả là mối tượng quan giữa đầu vào và đầu ra hàng hoá - dịch vụ, mốitương quan này khi được đo lường theo hiện vật được gọi là hiệu quả kỹ thuật haytheo chi phí gọi là hiệu quả kinh tế, còn dưới góc độ toàn xã hội gọi là hiệu quả xãhội

Như vậy hiệu quả hoạt động của một đơn vị là mối tương quan giữa đầu vào vàđầu ra của đơn vị nhằm đạt kết quả cao nhất đối với đơn vị nói riêng và của toàn xãhội nói chung Hiệu quả hoạt động bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt động không những chỉ cho biết hoạtđộng của đơn vị đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tíchtìm ra các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng caohiệu quả hoạt động của đơn vị

Để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững thì phải gắn hiệu quả kinh tếvới hiệu quả xã hội Một đơn vị được coi là hoạt động có hiệu quả khi và chỉ khiđảm bảo được tính hiệu quả cho doanh nghiệp và cho toàn xã hội

1.3.1 Các chỉ tiêu đ ánh giá kết quả hoạt đ ộng tín dụng xoá đ ói giảm nghèo:

Kết quả là phản ánh kết quả cuối cùng của đối tượng nghiên cứu Trong một đơn

vị sau một thời gian hoạt động hay một chu kỳ kinh doanh thì kết quả của hoạt độngsản xuất kinh doanh có thể là một khối lượng công việc hoàn thành, một sản phẩmhay doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận Tại NHCSXH kết quả hoạtđộng tín dụng xoá đói giảm nghèo được phản ánh thông qua các chỉ tiêu:

* Tổng dư nợ cho vay xoá đói giảm nghèo: chỉ tiêu này phản ánh số tiền hiệnđang cho các hộ nghèo vay tính đến thời điểm cụ thể là bao nhiêu, từ đó so sánh vớitổng dư nợ các năm để thấy được sự tăng trưởng của Ngân hàng trong hoạt động tíndụng xoá đói giảm nghèo Chỉ tiêu này được sử dụng rộng rãi nhằm phản ánh quy

mô hoạt động Ngân hàng Tổng dư nợ là chỉ tiêu thời điểm Trong tổng dư nợ còn

Trang 39

bao gồm cả dư nợ quá hạn, dư nợ quá hạn là tổng lượng vốn ngân hàng đã cho vayđến hạn, khách hàng chưa có khả năng trả tính đến thời điểm nghiên cứu Trong nợquá hạn còn có nợ khó đòi, đây là chỉ tiêu cảnh báo cho ngân hàng cần có biện pháphữu hiệu để thu hồi.

* Doanh số cho vay hộ nghèo: Là toàn bộ các khoản vay mà ngân hàng đã chocác hộ nghèo vay trong một khoản thời gian nhất định Chỉ tiêu này được sử dụng

để phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng Phân tích chỉ tiêu này cho biết quy

mô hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng xoá đói giảm nghèo trong từngthời kỳ, đánh giá theo khía cạnh biến động về quy mô và tốc độ tăng qua các năm,hoặc so sánh với chỉ tiêu kế hoạch

* Tổng số hộ nghèo được vay vốn: Chỉ tiêu này cũng phản ánh sự tăng trưởngcủa Ngân hàng trong tín dụng xoá đói giảm nghèo, chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏvốn của NHCSXH đã tăng lên có khả năng thu hút được nhiều hộ nghèo vay vốn,cho thấy sự nỗ lực của Ngân hàng trong việc thu hút người nghèo vay vốn

* Số nợ đến hạn đã thu hồi được: phản ánh sự tích cực của Ngân hàng trong việcthu hồi nợ, và kết quả của việc sử dụng vốn vay của người dân, chỉ tiêu này càngcao càng cho thấy sự tích cực của Ngân hàng trong thu hồi nợ và chứng tỏ nhiềungười vay vốn đã sử dụng vốn vay có hiệu quả, có khả năng hoàn lại vốn

* Chỉ tiêu nợ quá hạn: Chỉ tiêu này cũng phản ánh tính hình sử dụng vốn của các

hộ nghèo vay vốn trên địa bàn và tình hình thu nợ của Ngân hàng Chỉ tiêu này càngthấp chứng tỏ nhiều hộ đã sử dụng vốn có hiệu quả

* Vốn huy động: là các khoản tiền và tài sản của các chủ sở hữu khác trong nềnkinh tế mà ngân hàng có thể huy động và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả đầy đủ

và đúng hạn cả gốc và lãi Phân tích chỉ tiêu này cho biết khả năng huy động vốncủa ngân hàng tại từng thời điểm

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong hoạt đ ộng tín dụng xoá đ

ói giảm nghèo:

Trang 40

Hiệu quả kinh tế hay là hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung

và NHCSXH nói riêng là thương số giữa kết quả kinh tế thu được và tổng chi phí bỏ

ra để thực hiện được kết quả đó

Hiệu quả kinh tế tổng quát=kết quả kinh tế thu được / chi phí bỏ ra

Để đưa ra các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả ta cần phải sử dụng các chỉ tiêu phảnánh kết quả nói trên

Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:

* Hiệu quả kinh doanh: là chi tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh ngânhàng, là thương số giữa tổng thu nhập từ các hoạt động của ngân hàng và tổng chiphí bỏ ra cho các hoạt động đó Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng chi phí bỏ ra chocác hoạt động của ngân hàng mang lại thu nhập là bao nhiêu

Hiệu quả kinh doanh= Tổng thu nhập từ các hoạt động trong kỳ/tổng chi phí bỏ

ra cho các hoạt động trong kỳ

* Hiệu suất sinh lời của vốn: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế từ một đồngvốn tạo ra cho ngân hàng Tức là một đồng vốn bỏ ra cho vay mang lại bao nhiêuthu nhập cho ngân hàng chính sách xã hội Đây là chỉ tiêu mang tính thời kỳ Hiệusuất sinh lời của vốn được tính bằng thương số giữa tổng lãi thu được trong kỳ vàtổng dư nợ cho vay tính đến cuối kỳ

Hiệu suất sinh lời vốn= tổng lãi thu được trong kỳ / tổng dư nợ tính đến cuối kỳ

* Tỷ lệ nợ quá hạn: để đánh giá chất lượng tín dụng người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ

lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ % giữa tổng dư nợ quá hạn và tổng dư nợtính đến thời điểm phân tích

Tỷ lệ nợ quá hạn= tổng dư nợ quá hạn *100 / Tổng dư nợ

* Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch nguồn vốn trong năm: chỉ tiêu này cho biết tính hiệuquả của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn theo kế hoạch

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch nguồn vốn trong năm= (Số dư nguồn vốn huy độngbình quân năm / kế hoạch huy động được giao bình quân trong năm) * 100

* Tỷ lệ thu lãi năm: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của ngân hàng trong việc thulãi:

Ngày đăng: 11/12/2012, 10:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp. Nhà xuất bản thống kê, 2001 2. Cẩm nang chính sách và nghệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo. NHCSXH năm Khác
3. Giáo trình Kinh tế phát triển. Nhà xuất bản thống kê, 1999 Khác
4. Hỏi đáp về hoạt động tín dụng. NHCSXH 2006 Khác
5. Điều lệ hoạt động của NHCSXH Khác
6. Nguyễn thị Hằng (1996), Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Khác
7. Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng Khác
8. Tiền tệ tín dụng và ngân hàng Khác
9. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Khác
10. Báo cáo tổng kết 3 năm hoạt động phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì. NHCSXH huyện Thanh Trì Khác
11. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2001 – 2005. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì Khác
12. Các nghị định của chính phủ về tín dụng đối với người nghèo Khác
13. Nghị quyết 06 của Chính Phủ, ban hành ngày 05/07/2005 về việc công bố chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006 – 2010 Khác
14. Quyết định 6673 của UBND thành phố Hà Nội, ban hành ngày 28/09/2005, về việc ban hành chuẩn nghèo mới cho khu vực Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010 Khác
15. Kế hoạch thực hiện giảm nghèo huyện Thanh trì giai đoạn 2006 – 2010. UBND huyện Thanh Trì Khác
16. Các văn bản liên quan đến cho vay hộ nghèo của NHCSXH Khác
17. Các số liệu liên quan đến hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo của NHCSXH huyện Thanh Trì các năm 2004, 2005, 2006 Khác
18. Kế hoạch tín dụng năm 2007 của NHCSXH huyện Thanh Trì Khác
19. Tạp chí ngân hàng số 11 năm 2005 Khác
20. Tạp chí nông nghiệp và nông thôn 2005 Khác
21. Các trang web của NHCSXH, của Chính phủ, của UBND thành phố Hà nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: VềNG LUẨN QUẨN CỦA ĐểI NGHẩO. - Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì
Sơ đồ 1 VềNG LUẨN QUẨN CỦA ĐểI NGHẩO (Trang 19)
Bảng 2: Các loại Lãi suất cho vay của NHCSXH - Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì
Bảng 2 Các loại Lãi suất cho vay của NHCSXH (Trang 31)
Bảng 2: Các loại Lãi suất cho vay của NHCSXH - Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì
Bảng 2 Các loại Lãi suất cho vay của NHCSXH (Trang 31)
Bảng 3: Tình hình huy động vốn của NHCSXH huyện Thanh Trì phân theo loại tiền gửi - Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì
Bảng 3 Tình hình huy động vốn của NHCSXH huyện Thanh Trì phân theo loại tiền gửi (Trang 54)
Theo bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm đều giảm khá nhiều năm 2005 giảm so với năm 2004 là -753.235.309 đồng, tương ứng với  -10,41%, năm 2006 giảm so với năm 2005 là -913.364.777 đồng, tương ứng với  -13,85% - Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì
heo bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm đều giảm khá nhiều năm 2005 giảm so với năm 2004 là -753.235.309 đồng, tương ứng với -10,41%, năm 2006 giảm so với năm 2005 là -913.364.777 đồng, tương ứng với -13,85% (Trang 54)
Bảng 3: Tình hình huy động vốn của NHCSXH huyện Thanh Trì  phân theo loại tiền gửi - Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì
Bảng 3 Tình hình huy động vốn của NHCSXH huyện Thanh Trì phân theo loại tiền gửi (Trang 54)
Để tìm hiểu về tình hình cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thanh trì thì cần phải đi sâu tìm hiểu về các các con số liên quan đến cho vay, thu nợ, dư nợ  qua các năm, để từ đó thấy được sự mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo và  hiệu quả ho - Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì
t ìm hiểu về tình hình cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thanh trì thì cần phải đi sâu tìm hiểu về các các con số liên quan đến cho vay, thu nợ, dư nợ qua các năm, để từ đó thấy được sự mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo và hiệu quả ho (Trang 56)
Qua bảng 5 ta thấy tổng vốn đầu tư của Ngân hàng cho chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện Thanh Trì đã tăng lên qua các năm từ 17300 triệu năm 2004 đã tăng  lên 22209 triệu năm 2005 và đến năm 2006 là 27232 triệu - Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì
ua bảng 5 ta thấy tổng vốn đầu tư của Ngân hàng cho chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện Thanh Trì đã tăng lên qua các năm từ 17300 triệu năm 2004 đã tăng lên 22209 triệu năm 2005 và đến năm 2006 là 27232 triệu (Trang 57)
Bảng 6: Dư nợ bình quân một hộ theo địa bàn xã - Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì
Bảng 6 Dư nợ bình quân một hộ theo địa bàn xã (Trang 58)
Bảng 6: Dư nợ bình quân một hộ theo địa bàn xã - Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì
Bảng 6 Dư nợ bình quân một hộ theo địa bàn xã (Trang 58)
Nhìn vào bảng 6 ta thấy, dư nợ trung bình tính trên mỗi hộ nghèo vay vốn của toàn huyện đã tăng dần qua các năm từ 4,76 triệu đồng/hộ năm 2004 tăng lên 5,06 triệu  đồng/hộ năm 2005 và đến năm 2006 là 5,58 triệu đồng/hộ - Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì
h ìn vào bảng 6 ta thấy, dư nợ trung bình tính trên mỗi hộ nghèo vay vốn của toàn huyện đã tăng dần qua các năm từ 4,76 triệu đồng/hộ năm 2004 tăng lên 5,06 triệu đồng/hộ năm 2005 và đến năm 2006 là 5,58 triệu đồng/hộ (Trang 59)
Nhìn vào bảng 7 ta thấy hấu hết số dư nợ của các hội đều tăng lên qua các năm, điều này đã chứng tỏ sự hoạt động tích cực của các hội trong việc liên kết với Ngân  hàng trong hoạt động cho vay xoá đói giảm nghèo, góp một phần quan trọng không  thể thiếu t - Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì
h ìn vào bảng 7 ta thấy hấu hết số dư nợ của các hội đều tăng lên qua các năm, điều này đã chứng tỏ sự hoạt động tích cực của các hội trong việc liên kết với Ngân hàng trong hoạt động cho vay xoá đói giảm nghèo, góp một phần quan trọng không thể thiếu t (Trang 61)
2.3.2.4. Tình hình dư nợ hộ nghèo phân theo ngành kinh tế: - Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì
2.3.2.4. Tình hình dư nợ hộ nghèo phân theo ngành kinh tế: (Trang 63)
Bảng 9: Tình hình dư nợ hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Trì  phân theo ngành kinh tế. - Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì
Bảng 9 Tình hình dư nợ hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Trì phân theo ngành kinh tế (Trang 63)
Nhìn vào bảng 9 ta thấy các hộ nghèo chủ yếu vẫn vay vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tiếp đó là đến ngành thương mại buôn bán, sửa xe - Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì
h ìn vào bảng 9 ta thấy các hộ nghèo chủ yếu vẫn vay vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tiếp đó là đến ngành thương mại buôn bán, sửa xe (Trang 64)
Bảng 12: Hiệu suất sinh lời của vốn xoá đói giảm nghèo tại NHCSXH  huyện Thanh Trì - Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì
Bảng 12 Hiệu suất sinh lời của vốn xoá đói giảm nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Trì (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w