1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

68 839 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 466,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, ngành nôngnghiệp có những đóng góp vô cùng quan trọng Nước ta từ một nước thiếulương thực trầm trọng vào trước năm 1986 thì đến nay nông nghiệp trongnước được sản xuất ra không những đáp ứng cho nhu cầu của người dântrong nước mà còn có một lượng lớn để xuất khẩu thu ngoại tệ cho đấtnước Xong nước ta vẫn cơ bản là nước nông nghiệp, vì thế hàng nông sảncủa nước ta trở lên có vai trò rất quan trọng đối với phần lớn người dân.Người dân ngoài việc sản xuất ra sản phẩm nông sản thì qua nhiều quátrình những sản phẩm đó mới tới được tay người tiêu dùng, điều này gâythiệt hại về lợi ích cho người dân Vì thế việc tiêu thụ nông sản là một việccần thiết và quan trọng trong việc nâng cao giá trị hàng nông sản mà còngiúp cho các hộ nông dân có sự ổn định về thu nhập, đồng thời tăng sốlượng cũng như chất lượng sản phẩm

Hội chợ triển lãm là một trong những hình thức xúc tiến của thươngmại Tại cuộc triển lãm hội chợ diễn ra đầy đủ các quá trình của xúc tiếnnhư: quảng cáo, khuyến mại, bán hàng, tiêu thụ sản phẩm…Vì vậy mà hộichợ triển lãm có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ nôngsản

Trong quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm tiếp thị vàtriển lãm nông nghiệp nông thôn (VAFEC) trung tâm đã đạt được nhiềuthành tựu to lớn về doanh thu Trung tâm là đơn vị chuyên tổ chức các cuộctriển lãm hội chợ về các sản phẩm nông nghiệp, góp phần quan trọng vàoviệc thúc đẩy quá trình tiêu thụ nông sản hàng hoá và đẩy nhanh quá trìnhphát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế Vì vậy tôi đã chọn đề tài: " Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị-

Trang 2

Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam" để nghiên

cứu chuyên đề tốt nghiệp

Mục đích của chuyên đề là đi sâu vào phân tích đánh giá thực trạng

về tiêu thụ nông sản hàng hoá qua trung tâm tiếp thị triển lãm nông nghiệp.Qua đó rút ra được những kết quả đã đạt được và những còn mặt hạn chếcùng với các nguyên nhân của nó để làm cơ sở cho việc vạch ra phươnghướng và các giải pháp tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới, nhằm đẩymạnh hơn việc tiêu thụ nông sản hàng hoá góp phần thúc đẩy nông nghiệpnước ta phát triển nhanh sản xuất hàng hoá, hướng nhanh về xuất khẩu

Nội dung nghiên cứu của chuyên đề gồm 3 chương:

- Chương I: Những lý luận chung về tiêu thụ hàng hoá nông sản

- Chương II: Thực trạng tiêu thụ nông sản hàng hoá qua triển lãmhội chợ của VAFEC

- Chương III: Những biện pháp nhằm tiêu thụ nông sản thông quatriển lãm hội chợ của VAFEC

Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như:phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phươngpháp thông kê, phương pháp phân tích kinh tế Để phục vụ cho việcnghiên cứu thêm sâu sắc và toàn diện hơn, do thời gian thực tập và trình độ

có hạn nên vài chuyên đề không tránh khỏi những thiếu xót rất mong được

sự góp ý của thầy cô và các bạn

Trang 3

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ NÔNG

SẢN HÀNG HOÁ.

I Vị trí, vai trò, đặc điểm của tiêu thụ nông sản hàng hoá.

1 Thực chất của tiêu thụ nông sản hàng hoá.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về nông sản hay nông phẩm Theonghĩa rộng thì nông sản (hay nông phẩm) là sản phẩm do nghành nôngnghiệp cung cấp, còn “ nông sản hàng hoá ” lá nông sản được sản xuất ra

để đưa ra thị trường để bán Ở nước ta thì trước khi thực hiện đổi mới kinh

tế vào năm 1986 thì hàng nông sản nước ta nói riêng, hàng hoá nước ta nóichung chủ yếu là sản xuất ra với mục đích chủ yếu là để đáp ứng nhu cầucủa chính người dân, nếu người dân dùng đủ thì lượng sản phẩm thừa mớiđược mang ra bán trên thị trường Khi đó hàng hoá nông sản nước ta cómặt trên thị trường rất ít Nhưng từ khi nước ta tiến hành đổi mới kinh tế vàtừng bước hội nhập nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nước ta vừa gia nhập tổchức thương mại thế giới (WTO) thì hàng nông sản ở nước ta xuất hiệntrên thị trường mới theo đúng bản chất là hàng hoá Nông sản hàng hoá chủyếu được giới hạn trong đề tài là một số mặt hàng nông sản hiện nay vàtrong giai đoạn 2001-2010 sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế và được thể hiện qua tỷ trọng kim ngạch xuấtkhẩu, vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và có lợi thếcạnh tranh trên thị trường

Tiêu thụ sản phẩm nông sản là một khâu trong quá trình sản xuất.Đây là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, trong đó giá trị của sản phẩmđược thực hiện thông qua việc tiêu thụ Thực hiện tốt việc tiêu thụ nông sảntức là kết thúc quá trình sản xuất hay chính là việc giải quyết đầu ra củaquá trình xuất Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tiêu thụ nông sản baogồm các mặt hàng chủ yếu của nước ta: lúa gạo, cà phê, mía đường, cao su

và thuỷ sản

Trang 4

Trong kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề thườngtrực trong bất cứ người sản xuất nào Vì vậy tiêu thụ nông sản hàng hoácũng không phải là ngoại lệ Vấn đề ở chỗ, trong quá trình đổi mới nước ta,khi mà sản phẩm nông nghiệp chưa làm ra nhiều, mức tiêu thụ tính theođầu người về tất cả các loại sản phẩm nông nghiệp còn thấp… thì việc tiêuthụ nông sản còn rất thấp, điều này gây ảnh hưởng đến người sản xuất Họkhông an tâm vào sản xuất nông nghiệp, trong khi đó khi sản phẩm đượcsản xuất ra thì luôn bị chén ép và thua thiệt trên thị trường trong và ngoàinước Tiêu thụ nông sản đã trở thành vấn đề hết sức bức xúc Vì vậy cầnphải có biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá để kích cầu, nhằm góp phầnvào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.

2 Vị trí, vai trò của tiêu thụ nông sản hàng hoá.

2.1 Vị trí và vai trò của tiêu thụ nông sản hàng hoá.

Tiêu thụ nông sản là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinhdoanh Thước đo giá trị sản phẩm hàng hoá được thể hiện thông quá quátrình tiêu thụ Đây là quá trình đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay ngườitiêu dùng Quá trình sản xuất bao gồm:

Tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm sẽ có tác dụng rất mạnh mẽ đếnquá trình sản xuất Tiêu thụ hết và kịp thời sản phẩm kinh doanh là điềukiện rất tốt để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, giảm bớt tìnhtrạng ứ đọng sản phẩm Trong kinh doanh việc tiêu thụ sản phẩm được thựchiện tốt sẽ kéo theo nhiều vấn đề tích cực như việc thúc đẩy các quá trìnhkhác trong dây chuyền sản xuất được diễn ra nhịp nhàng và liên tục Gópphần tạo ổn định việc làm cho người lao động, đồng thời sử dụng hợp lýnguồn vốn và nhanh chóng thực hiện quá trình tái sản xuất Đồng thời làmCác yếu tố

Trang 5

giảm bớt thời gian lưu thông, rút ngắn được thời gian sản xuất Vì thế cóthể nói rằng tiêu thụ tốt sản phẩm nông sản là một tín hiệu tốt đối với nhàsản xuất Ngược lại thì đó là tín hiệu không tốt đối với các cơ sở sản xuấtkinh doanh Chính vì thế mà các cơ sở sản xuất kinh doanh đều cố gắngthực hiện tốt khâu tiêu thụ

Trong nền kinh tế thị trường thì, sản xuất phải hướng tới người tiêudùng và lấy tiêu dùng làm mục tiêu để sản xuất kinh doanh Vì thế tiêu thụsản phẩm hướng tới người tiêu dùng vậy nên các sản phẩm được sản xuất

ra với mục tiêu chủ yếu là để bán ra thị trường Do vậy khi sản xuất kinhdoanh các cơ sở sản xuất đều chú trọng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm Cácsản phẩm tiêu thụ không những đáp ứng được nhu cầu của thị trường vềmẫu mã, chủng loại mà cần phải đáp ứng cả về chất lượng sản phẩm Tiêuthụ sản phẩm là hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, có nhiệm vụ chuyển tảinhững kết quả của lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng vì vậy tiêu thụsản phẩm kịp thời và nhanh chóng là tiền đề quan trọng trong quá trìnhthực hiện phân phối sản phẩm và kết thúc quá trinh sản xuất nông nghiệp

2.2 Sự cần thiết của việc tiêu thụ nông sản hàng hoá ở thị trường nông thôn.

Kinh tế nông thôn có vai trò rất quan trọng trong quá trình Côngnghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Các nước đang phát triển sẽ không có

sự phát triển quốc gia nếu không có sự phát triển nông thôn Những vấn đềcốt lõi của nghèo đói, bất công tăng lên, dân số gia tăng nhanh chóng vàthất nghiệp ngày càng tăng đều có nguồn gốc ở sự trì trệ và thụt lùi củahoạt động kinh tế nông thôn so với thành thị Do vậy mà phát triển nôngnghiệp và nông thôn là cơ sở để thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước

Đất nước ta có gần 80% dân cư sống ở nông thôn do vậy mà nhu cầutiêu thuh hàng hoá là rất lớn, đặc biệt là hàng hoá nông sản Nhưng hiệnnay nhu cầu tiêu thụ hàng hoá nói chung và hàng hoá nông sản nói riêng

Trang 6

còn rất hạn chế Vậy muốn nền kinh tế nước ta phát triển ta phải kích cầu,muốn kích cầu phải chú trọng kích cầu nông thôn, mà muốn kích cầu nôngthôn thì trước hết cần tiêu thụ nông sản với giá hợp lý và khôi phục cáclàng nghề, tạo công ăn việc làm để nông dân có nhu thu nhập, tăng sức mua

và khả năng cạnh thanh toán Chỉ có trên cơ sở đó thị trường nông thôn mớisôi động như chúng ta mong muốn Khi thu nhập, sức mua và khả năngthanh toán của nông dân tăng, thị trường tiêu thụ các sản phẩm côngnghiệp, dịch vụ cũng phát triển theo, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệpphát triển, nhanh chóng đưa nước ta trở thành nước công nghiệp

3 Đặc điểm của tiêu thụ nông sản.

3.1 Đặc điểm của tiêu thụ nông sản đối với thị trường trong nước.

Hàng nông sản gắn liền với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng Do đócác cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất nông sản cũng gắn liền với sảnphẩm nông nghiệp của vùng Những đặc điểm chính của việc tiêu thụ nôngsản đối với thị trường trong nước đó là:

- Sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất vùng

và khu vực Với mỗi loại cây trồng chỉ thích ứng được với mỗi loại địahình, khí hậu riêng do đó tạo nên lợi thế so sánh của vùng Lợi thế so sánh

và lợi thế tuyệt đối của vùng tạo ra sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp.Mặt khác đây là yếu tố quan trọng để lựa chọn phương hướng kinh doanhcủa các cơ sở sản xuất kinh doanh và tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ sảnphẩm Lợi thế của vùng tạo ra các đặc sản riêng của mỗi vùng như: bưởiDiễn, Đoan Hùng, chè Thái Nguyên, gạo tám Nam Định, vải thiều ThanhHà chính nhờ những lợi thế so sánh này mà mỗi loại sản phẩm khác nhauthì có phương pháp tiêu thụ khác nhau Còn đối với những sản phẩm phổbiến thì việc tiêu thụ nông sản đòi hỏi mỗi cơ sở kinh doanh có chiến lượckinh doanh khác nhau

Trang 7

- Do sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ rõ rệt nên việc tiêu thụcác sản phẩm của ngành cũng mang tính thời vụ Quá trình sản xuất nôngnghiệp đòi hỏi có thời gian, trong quá trình sản xuất nếu một khâu gặp vấn

đề thì các khâu khác khó mà thực hiện được Sự khan hiếm sản phẩm vàotrái vụ dẫn đến giá cao, và dư thừa vào mùa vụ dẫn đến giá cả giảm, chínhđiều này gây ra tình trạng bất ổn giá cả trong tiêu thụ nông sản Mặt khácviệc bảo quản, chế biến nông sản cũng là một khó khăn lớn đối với các cơ

sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đòi hỏi vốn lớn, trong khi đó thì thunhập từ tiêu thụ nông sản lại mang hiệu quả kinh tế thấp

- Ở nước ta với đa dạng các sản phẩm nông nghiệp được nằm dải rác

ở nhiều nơi Trong khi đó thì nền kinh tế nước ta vẫn còn kém phát triển,các phương tiện chế biến, bảo quản, và vận chuyển hàng hoá nông sản gặpnhiều khó khăn Nhiều loại mặt hàng có thời gian tiêu thụ ngắn trong khi

đó thì thị trường tiêu thụ lại cách xa nơi sản xuất chính điều này gây ra việc

hư hỏng và giảm giá trị các loại nông sản Điều này gây khó khăn cho việctiêu thụ nông sản

- Thị trường tiêu thụ trong nước không đòi hỏi cao về chất lượng sảnphẩm nông sản Xong với việc đất nước ngày càng phát triển thu nhập củangười dân ngày càng tăng, người dân ngày càng chú ý đến chất lượng cũngnhư mẫu mã các sản phẩm nông sản

- Thị trường tiêu thụ nông sản chủ yếu diễn ra ở các thành phố lớn, ởnhững nơi có điều kiện kinh tế phát triển Trong khi đó thì ở thị trườngnông thôn mặc dầu là nơi sản xuất ra các loại sản phẩm nông sản thị việctiêu thụ diễn ra chậm do nhu cầu của người dân không cao

3.2 Đặc điểm của tiêu thụ nông sản đối với thị trường nước ngoài.

- Tiêu thụ nông sản đối với thị trường nước ngoài đòi hỏi liên tục vàvới số lượng cao Mặt khác đối với thị trường nước ngoài thì các sản phẩmnông sản nước ta phải đáp ứng những điều kiện của nước nhập khẩu, những

Trang 8

điều kiện về chất lượng sản phẩm nông sản là điều kiện rất quan trọng đểtiêu thụ nông sản Một số thị trường có những yêu cầu khắt khe đối với cácsản phẩm xuất khẩu nông sản của nước ta như Nhật Bản, EU, Mỹ

- Việc xuất khẩu nông sản thường mang tính ổn định cao Việc tiêuthụ sản phẩm nông sản đối với thị trường nước ngoài đòi hỏi đúng tiến độ

và chất lượng sản phẩm nông sản Điều này đòi hỏi nền nông nghiệp nước

ta phải nhanh chóng công nghiệp hoá và chuyên môn hoá nền nông nghiệp

- Với lợi thế về điều kiện khí hậu nước ta có điều kiện thuận lợitrong việc xuất khẩu nhiều loại mặt hàng có giá trị kinh tế cao với đa dạngcác mặt hàng xuất khẩu

3.3 Đặc điểm về nông sản.

- Nông sản là hàng hoá không thể thay thế được trong đời sống củacon người Nhu cầu của con người về hàng nông sản ngày càng giảm về sốlượng và cao hơn về chất lượng Hàng nông sản không những là lương thựccủa con người mà còn là nguyên liệu đầu vào của một số ngành côngnghiệp chể biến như: mía đường, đay, cao su

- Nông sản cũng giống như các sản phẩm từ ngành công nghiệp đều

là hàng hoá Do vậy chịu sự tác động của thị trường và do thị trường quyếtđịnh giá cả

- Nông sản là những sản phẩm được do ngành nông nghiệp cung cấp

do đó hàng nông sản mang những đặc điểm của ngành nông nghiệp Nóchịu sự ảnh hưởng to lớn của thời tiết và điều kiện tự nhiên của vùng đồngthời các sản phẩm nông sản chịu sự tác động to lớn của đặc điểm sinh họccủa từng loại cây trồng

- Hàng nông sản thường có thời gian tiêu thụ ngắn, khó bảo quản,trong khi đó phương tiện vận chuyển còn thô sơ, lạc hậu dễ gây ra hưhỏng hàng nông sản

Trang 9

- Hàng nông sản có giá trị thường thấp hơn so với các mặt hàng côngnghiệp, xong lại có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người.Nhu cầu về số lượng các sản phẩm nông sản ngày càng giảm, xong nôngsản là sản phẩm không thể thay thế được của con người.

4 Tình hình tiêu thụ nông sản của nước ta trong thời gian qua.

Trong hơn 10 năm qua, sản xuất nông nghiệp nước ta liên tục tăngtrưởng , tốc độ bình quân là hơn 4,5%/ năm Nông nghiệp nước ta bước từnền nông nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá và hướng tới xuấtkhẩu Tỷ trọng hàng nông sản hàng hoá đã chiếm tới hơn 40% sản lượngnông nghiệp Cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theohướng sản xuất lớn, tăng diện tích và sản lượng các sản phẩm có giá trị cao,được thị trường ưa chuộng Qua đó nâng cao hiệu quả trên mỗi đơn vị diệntích đất canh tác và từng loại cây con

Sản xuất lương thực phát triển vững chắc, ổn định về cả diện tích,năng suất và sản lượng, tăng trưởng bình quân hơn 5,2%/năm, bằng khoảng1,4 triệu tấn/năm Sản lượng này không ngừng tăng trong thời gian vừaqua, điều này được thể hiện qua sản lượng lúa gạo, hồ tiêu, cà phê, sảnlượng thuỷ sản đều tăng Từ một nước trước kia chủ yếu là phải nhậplương thực, thực phẩm thì ngày nay nhiều mặt hàng nước ta đã đáp ứng đủyêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Trong mấy năm gần đây thìnước ta xuất khẩu hàng thuỷ sản đang được đẩy mạnh và ngày càng chiếm

tỷ trọng to lớn trong việc xuất khẩu nông sản Cùng với cây lương thực thìcác loại cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê cao su , điều cũng đãphát triển rất nhanh

Hiện nay ở nước ta đã hình thành thị trường thống nhất, thôngthoáng, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Lưu thông hàng hoáđược chuyển từ cơ chế hoá tập chung bao cấp sang cơ chế thị trường có sựđiều tiết của nhà nước Hàng hoá được tự do lưu thông trên thị trường nộiđịa, thị trường nước ngoài được mở rộng Hoạt động thương mại của Việt

Trang 10

Nam từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới Cùng với đó làhoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nước ta đã đạt được nhữngthành tựu đáng ghi nhận về tốc độ tăng trưởng về khối lượng và giá trị xuấtkhẩu cũng như mở rộng thị trường Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam

đã có vị thế trên thị trường thế giới Hiện nay thì xuất khẩu hạt tiêu củanước ta đứng vị trí thứ 1 thế giới, gạo đứng thứ 2 thế giới và chiếm hơn20% thị phần gạo thế giới, cà phê đứng thứ 3 thế giới và chiếm hơn 10%thị phần cà phê thế giới

Sản xuất nông nghiệp phát triển sẽ kéo theo sự gia tăng các hoạtđộng công nghiệp chế biến, dịch vụ và thương mại ở nhiều vùng nông thôn.Giá trị công nghiệp chế biến đã tăng với tỷ lệ trung bình từ 13-15%/năm

Đã xuất hiện một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn liền với côngnghiệp chế biến như: trồng mía- chế biến đường ở Thanh Hoá, trồng lúaxay sát gạo, trồng chè- chế biến chè Chất lượng hàng nông sản tăng lênđáng kể về cả số lượng cũng như chất lượng, một số mặt hàng đã có sứccạnh tranh với thị trường thế giới như gạo, hồ tiêu, sản phẩm chế biến vànuôi trồng thuỷ sản Những sản phẩm này ngày càng được thị trường trong

và ngoài nước chấp nhận

II Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ nông sản hàng hoá.

1 Nhân tố cung - cầu hàng hoá.

Trong nền kinh tế nước ta hiện nay phát triển theo cơ chế thị trườngthì việc tiêu thụ hàng nông sản phải tuân theo các quy luật của thị trương.Việc tiêu thụ hàng nông sản trong giai đoạn hiện nay chịu sự ảnh hưởng rấtlớn về nhân tố cung cầu nông sản

1.1 Nhân tố cung hàng hoá.

Cung sản phẩm nông nghiệp là khái niệm dùng để chỉ lượng hàngnông sản của các doanh nghiệp và hộ gia đình có khả năng sản xuất được

và sẵn sàng bán ở mỗi mức giá ở trong mỗi thời điểm nhất định

Trang 11

Cung nông sản trên thị trường phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: giácủa hàng nông sản đó, giá của sản phẩm cạnh tranh, giá của các yếu tố đầuvào, giá của sản phẩm song đôi, trình độ khoa học kỹ thuật của sản xuất,các yếu tố môi trường tự nhiên, các chính sách kinh tế của nhà nước Cungnông sản hàng hoá do thị trường quyết định Cung hàng nông sản có khiđáp ứng được nhu cầu của thị trường xong cũng có khi không thế đãp ứngđược nhu cầu của thị trường, nó còn phụ thuộc vào khả năng sản xuất củaloại hàng hoá Lượng hàng hóa được tiêu thụ nhiều hay ít do lượng cunghàng nông sản được đưa ra ngoài thị trường Người sản xuất thì luôn muốnđẩy giá hàng nông sản của mình tăng lên Trong khi đó thì người tiêu dùnglại muốn giá hàng nông sản xuống thấp trong khi chất lượng của hàng nôngsản ngày một tăng lên Giá cả hàng nông sản là yếu tố quan trọng nhấtquyết định lượng hàng nông sản được đưa ra ngoài thị trường Bởi vì giá cả

nó thể hiện sự sản xuất có lỗ hay lãi, vì vậy nó thúc đẩy hay kìm hãm sựphát triển của sản xuất Giá cả càng tăng thì lượng cung hàng hoá được đưa

ra trên thị trường càng nhiều

Cung của sản xuất hàng hóa trên thị trường được hiểu là cung của thịtrường, tức là cung đáp ứng được một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường

mà thị trường có thể chấp nhận mua ở mức giá nhất định Xong cung thịtrường lại được tập hợp từ nhiều cung cá nhân, do đó trong giai đoạn hiệnnay cần phải tập hợp lại nhiều cung cá nhân để từ đó có thể đáp ứng đượcmột cách tốt nhất những nhu cầu của thị trường Không những vậy có thểmang lại lợi ích cao nhất cho người sản xuất

1.2 Nhân tố cầu hàng hoá.

Cầu hàng hoá nông sản là lượng hàng hoá nông sản mà người mua

có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mỗi mức giá trong những thời điểmnhất định

Trang 12

Cầu hàng hoá trên thị trường chịu tác động của nhiều nhân tố kháchquan, các nhân tố này luôn luôn thay đổi Trong khi cung hàng hoá thìngười sản xuất có thể điều chỉnh được thì ở cầu hàng hoá nông sản thìkhông phải nhu cầu nào của người tiêu dùng có thể đáp ứng được Người tachỉ có thể mua hàng khi hàng đó phù hợp với túi tiền và thu nhập củamình Cũng như cung hàng hoá thì cầu hàng hoá phụ thuộc vào giá Giá sảnphẩm quyết định lượng hàng hoá có thể được mua với số lượng và loạihàng hoá nào.

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến cầu hàng hoá gồm: giá cả của bảnthân hàng hoá đó, giá của loại nông sản thay thế, tình hình phân phối thunhập và mức thu nhập của các nhóm dân cư, thị hiếu của người dân và cácphong tục tập quán của địa phương

2 Chất lượng hàng hoá.

Hàng nông sản phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, mỗi mộtvùng sẽ cho ta một loại hàng nông sản riêng biệt mà người tiêu dùng có thểphân biệt được với các hàng nông sản cùng loại ở mỗi địa phương

Ngày nay trên thị trường ngày càng chú trọng hơn đến chất lượnghàng nông sản Đòi hỏi mỗi doanh nghiệp kinh doanh nông sản và doanhnghiệp chế biến nông sản phải chú ý đến chất lượng nông sản Với nhu cầucủa thị trường ngày càng tăng về các loại nông sản tươi, những loại nôngsản có nhiều vitamin dễ dàng được thị trường chấp nhận

Chất lượng hàng nông sản còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố: tùythuộc vào địa hình khí hậu của địa phương mà có thể tiến hành nuôi trồngcác loại nông sản nhất định, các nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và côngnghệ chế biến sau thu hoạch

Nhân tố địa hình khí hậu của mỗi địa phương cho chúng ta có đadạng và phong phú các loại hàng nông sản Với một loại nông sản có thểtrồng được ở nhiều nơi xong mỗi một địa phương lại cho ta một chất lượngnông sản khác nhau mang đặc tính riêng của mặt hàng nông sản đó

Trang 13

Nhân tố về khoa học công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụhàng nông sản Khoa học công nghệ phát triển giúp làm tăng chất lượnghàng nông sản và dễ dàng cho việc tiếp cận thị trường của các mặt hàngnông sản Công nghệ chế biến hàng nông sản sau thu hoạch giúp cho giá trịhàng nông sản tăng lên gấp nhiều lần, tăng khả năng sử dụng của hàngnông sản Đồng thời công nghệ chế biến làm đa dạng các sản phẩm nôngsản của cùng một sản phẩm, điều này có tác dụng rất tốt tới việc mở rộngthị trường tiêu thụ hàng nông sản.

3 Marketing.

Marketing gắn liền với kinh tế thị trường, trong nền kinh tế hiện đạingày nay thì marketing có tác dụng rất lớn trong việc thu hút, hấp dẫn,cung cấp thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng trong việc tiêu thụ nôngsản Đây là cầu nối quan trọng để các sản phẩm nông nghiệp nhanh chóngđến được tay người tiêu dùng Làm tốt khâu marketing giúp cho việc mởrộng thị trường, tiêu thụ nông sản được diễn ra nhanh chóng Giúp cho cácdoanh nghiệp kinh doanh có thể biết được nhu cầu các mặt hàng để rồi từ

đó mà các doanh nghiệp có phương hướng điều chỉnh kịp thời sao cho tìnhhình tiêu thụ nông sản được diễn ra thường xuyên và liên tục

4 Tổ chức kênh tiêu thụ.

Trong quá trình tiêu thụ hàng nông sản thì việc kết nối sản xuất vớitiêu dùng, kết nối các ngành kinh tế với nhau,các doanh nghiệp với nhau.Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc xã hội hoá sản xuất, tập trunghoá sản xuất ngày càng cao, thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ về cảchiều rộng và chiều sâu, qua đó hình thành nên một mạng lưới tiêu thụngày càng rộng lớn và phức tạp Mỗi một doanh nghiệp khi tiến hành kinhdoanh của mình đều lựa chọn cho mình một kênh tiêu thụ thích hợp tuỳtheo loại hình kinh doanh và sản phẩm kinh doanh của mình Kênh tiêu thụ

có mối quan hệ tốt với khâu Maketing Do đó việc tổ chức tốt và sử dụng

Trang 14

hiệu quả giữa các khâu trong kênh tiêu thụ là một bộ phận quan trọng trongchiến lược Maketing

Hoạt động tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng của sản xuất hànghoá Để hàng hoá đến được tay người tiêu dùng thì cần phải tiến hành tókênh phân phối Đó là quá trình mà các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệphoạt động kinh doanh, dịch vụ vận động và phân phối hàng hoá từ ngườisản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng Kênh tiêu thụ hàng hoá chính làtập hợp của các doanh thể gắn kết với nhau trong việc tổ chức kinh doanhdịch vụ đưa hàng hoá tùe người sản xuất tới tận tay người tiêu dùng

5 Chính sách vĩ mô của nhà nước.

Đây là nhân tố thể hiện vai trò tác động của nhà nước đến thị trườngnông sản Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì tình hình tiêu thụhàng nông sản tuân theo các quy luật kinh tế như: cung cầu, giá cả Trong

đó thì tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô tới thị trường nông sản cótác dụng to lớn đối với quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệpcũng như việc tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp này Chính sách vĩ

mô của nhà nước có tính chất điều chỉnh, ổn định giá cả thị trường Cácchính sách vĩ mô ảnh hưởng đến tiêu thụ nông sản:

- Chính sách về giá cả, trợ cấp sản xuất và tiêu thụ Lợi thế về giágiữa các loại nông sản có tác động to lớn đến việc tiêu thụ nông sản Cùngmột loại hàng nông sản chất lượng sản phẩm như nhau thì người tiêu dùng

sẽ chọn sản phẩm nào mà giá thấp hơn Trong điều kiện kinh tế hội nhậphiện nay thì chính sách về giá và trợ cấp các loại hàng hoá nông sản vẫnđược thực hiện Nước ta đã tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế nhưWTO, ASEAN nên việc trợ cấp cho hàng hoá nông sản có giảm so vớitrước điều này gây ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản Hàng nông sảnnước ta đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hàng nông sản của cácnước trong khu vực và trên thế giới một cách sòng phẳng và công bằng

Trang 15

Đồng thời cũng tạo cho hàng hoá nông sản của nước ta có thể mở rộng thịtrường tiêu thụ.

- Chính sách về đầu tư và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vànông nghiệp Đầu tư vào cơ sở hạ tầng như cơ sở hạ tầng, đường giaothông, hệ thống điện và các ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất,thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuấthàng hoá

- Chính sách về sự tham gia của các thành phần kinh tế Trong việctham gia vào hoạt động kinh tế có nhiều thành phần tham gia như: kinh tếnhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế tưnhân, kinh tế có sự liên doanh liên kết với nước ngoài Điều này cho tathấy rằng với mỗi thành phần kinh tế có hướng hoạt động kinh doanh riêng,xong đều chịu sự chi phối của thị trường Càng có nhiều thành phần kinh tếtham gia hoạt động tiêu thụ hàng nông sản thì chất lượng hàng nông sảnngày càng được tăng lên do sự cạnh tranh của các thành phần này Chínhđiều này đỏi hỏi mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều phải không ngừng tựhoàn thiện mình sao cho đáp ứng ngày càng tốt nhất nhu cầu của thịtrường

III Sự cần thiết đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá thông qua hội triển lãm.

chợ-1 Thực chất và đặc điểm của hội chợ.

*Hội chợ Triển lãm.

Khái niệm Hội chợ Triển lãm đã hình thành từ rất lâu Trong nềnkinh tế đã phát triển đến một trình độ nhất định, trong xã hội xuất hiện nhucầu trao đổi, mua bán hàng hoá Để thuận tiện cho việc trao đổi mua bánhàng hoá người ta quy định một số địa điểm cố định Tại nơi này ngườimua và người bán có thể thực hiện trao đổi hàng hoá với nhau, đó chính làcác chợ Tại đây các thương nhân, nhà sản xuất, người tiêu dùng tụ họp và

Trang 16

mua bán Theo cách phân chia thông thường thì có 2 loại chợ chính là chợngày và chợ phiên.

- Chợ ngày là nơi tụ họp mua bán (còn gọi là họp chợ ) diễn ravào hàng ngày Chợ này thì được hình thành phổ biến ở nhiều nơi

- Chợ phiên : chỉ họp vào một thời điểm và địa điểm nhấtđịnh Xong chợ phiên là hình thái ban đầu của các Hội chợ Triển lãm ngàynay

Cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá, có một sốphiên chợ có quy mô ngày càng lớn Những người tham gia không chỉ đểmua bán hàng hoá mà còn vì những mục đích khác nữa như gặp gỡ cácthương nhân khác, tìm kiếm bạn hàng mới, hay cũng có khi đến để học hỏikinh nghiệm của các bạn hàng Cho đến khi chủ nghĩa tư bản ra đời thìkhái niệm về hội chợ đã cơ bản đã hình thành Có thể hiểu hội chợ là mộthoạt động mang tính định kỳ được tổ chức tại một điểm, thưòi gian nhấtđịnh và là nơi người mua và người bán trực tiếp giao dịch mua bán

Khái niệm về Triển lãm xuất hiện sớm hơn hội chợ Triển lãm cóhình thái khà gần với Hội chợ nhưng tại triển lãm mục đích của người tham

dự không phải là bán hàng tại chỗ mà chủ yếu là giới thiệu quảng cáo Cáctriển lãm thường không có tính định kỳ như hội chợ Luật thương mại đãđưa ra một số định nghĩa sau về Hội chợ Triển lãm thương mại:

- Hội chợ thưong mại là một hoạt động xúc tiến thương mạitập trung trong một thời gian và địa điểm nhất định, trong đó tổ chức, các

cá nhân sản xuất kinh doanh trưng bày hàng hoá của mình nhằm mục đíchtiếp thu,ký kết hợp đồng mua hàng

- Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mạithông qua việc trưng bày hàng hoá, tài liệu về hàng hoá để giới thiệu,quảng cáo nhằm mở rộng và thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá

Như vậy Hội chợ Triển lãm là một loại hình xúc tiến thươngmại,được diễn ra dưới hình thức một thị trường hoạt động tập trung tại một

Trang 17

địa điểm nhất định mà tại đó các nhà sản xuất kinh doanh trưng bày,quảngcáo và bán sản phẩm của mình nhằm giới thiệu trực tiếp với người tiêudùng, tìm kiếm đối tác làm ăn, ký kết hợp đồng và kêu gọi đầu tư.

Về bản chất thì Hội chợ Triển lãm đều có mục đích là quảng cáo,giới thiệu sản phẩm hàng hoá trực tiếp ra thị trường Nhưng trong hội chợcác nhà tham gia được phép bán trực tiếp hàng hoá cho người tiêu dùng.Còn triển lãm thì hoạt động này chỉ diễn ra khi triễn lãm kết thúc Chính vìvậy đối tượng chính tham gia Triển lãm là các nhà sản xuất cung ứng hoặcđại lý của họ, còn tham gia hội chợ thì cả nhà sản xuất và thương mại Thờigian diễn ra hội chợ bao giờ cũng dài hơn thời gian tổ chức triển lãm Vìmục tiêu chính của các nhà tham gia Triển lãm là tập trung quảng cáo giớithiệu sản phẩm trong một vài ngày đầu theo kế hoạch, còn các nhà thươngmại thì cần nhiều thời gian để có thể đạt được một trong những mục tiêuchính là doanh thu và lợi nhuận bán hàng

* Những đặc điểm của Hội chợ Triển lãm.

Địa điểm tổ chức hội chợ triển lãm không được quy định rõ ràng màtuỳ thuộc vào tính chất của từng cuộc Nếu là hội chợ triển lãm trong nướcthì tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của đơn vị tổ chức và tính chất củahội chợ triển lãm mà có nơi đặt địa điểm phù hợp Ví dụ như hội chợ triểnlãm nông nghiệp đặt tại địa bàn nông thôn hoặc nơi giao dịch lớn có uy tín

đế bà con nông dân và các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu mua, trao đổi,tham khảo hàng hoá dễ dàng hơn

Hội chợ triển lãm thương mại là hình thức xúc tiến thương mại trựctiếp, đem lại hiệu quả cao Đến với hội chợ triển lãm các doanh nghiệp có

cơ hội tiếp xúc trực tiếp với lượng khách hàng đông đảo đầy tiềm năng Đó

là cơ hội tốt cho doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm để lôi cuốn khách hàngmua hàng trong hiện tại và khách hàng trong tương lai Tại hội chợ triểnlãm các doanh nghiệp có thể bán hàng trực tiếp hoặc đưa ra các hình thức

Trang 18

khuyến mại phù hợp và xin ý kiến góp ý của khách hàng một cách trựctiếp.

Thông qua việc tham gia hội chợ triển lãm doanh nghiệp và các tôtchức liên quan đưa ra nhận xét tổng quát về thị trường và khách hàng, sảnphẩm

Hội chợ triển lãm còn là nơi các doanh nghiệp, đơn vị trao đổi thôngtin và giao dịch trực tiếp với đối tác và khách hàng

Hội chợ triển lãm còn là nơi lôi cuốn quảng đại quần chúng thuộcmọi tầng lớp đến thăm quan và tham gia Thông qua hội chợ triển lãm cóthể hướng quần chúng tham gia sẽ có điều kiện tham khảo hàng hoá mộtcách khá đầy đủ và ra quyết định mua hàng phù hợp với nhu cầu

2 Vai trò của hội chợ đối với tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

2.1 Lợi ích của các đơn vị tham gia Hội chợ triển lãm đối với tiêu thụ nông sản hàng hoá.

Các đơn vị tham hội chợ triển lãm là các doanh nghiệp sản xuất, kinhdoanh có khả năng đạt được những lợi ích sau:

Tham gia hội chợ triển lãm góp phần thực hiện chiến lược maketingcủa doanh nghiệp Tiếp theo là thông qua hội chợ triển lãm các doanhnghiệp có cơ hội tiếp cận với các khách hàng mục tiêu của mình nói chung

và người tiêu dùng nói riêng Ở hội chợ triển lãm doanh nghiệp có thể củng

cố danh tiếng và hình ảnh của mình Thông qua hội chợ triển lãm doanhnghiệp có cơ hội để thu thập những thông tin cần thiết về nhu cầu củakhách hàng, về đối thủ cạnh tranh, qua đó doanh nghiệp có cơ hội mở rộngthị trường Kết thúc mỗi đợt tham gia hội chợ triển lãm doanh nghiệp có cơ

sở tự hoàn thiện chính sách tiêu thụ của doanh nghiệp mình thông qua kếtquả đánh giá, nhận xét từ hội chợ triển lãm Từ những hiểu biết về kháchhàng và đối thủ cạnh tranh cùng sự nhìn nhận về ưu nhược điểm của sản

Trang 19

phẩm của mình doanh nghiệp sẽ tăng cường hiệu quả của quá trình tiêu thụbán hàng hoá hơn nữa, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng hoá.

Các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm mở rộng quan hệ traođổi buôn bán với các doanh nghiệp khác Từ đây mà doanh nghiệp có thểliên doanh, liên kết với các doanh nghiệp đó để đẩy mạnh quá trình tiêu thụhàng hoá nông sản

2.2 Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Hội chợ triển lãm là nơi mà mỗi doanh nghiệp tham gia đều mangđến sản phẩm ưu thế của mình Với mỗi đợt hội chợ triển lãm có nhiềulượng khách đến thăm quan, mua bán Mặt khác trước và trong mỗi đợthội chợ triển lãm thì đơn vị tổ chức đều có các cuộc quảng cáo, giới thiệuhội chợ rộng rãi cho các cá nhân, doanh nghiệp biết được.Hội chợ triển lãm

có tác dụng truyền đạt thông tin rộng rãi và trực tiếp đến nhiều đối tượng.Các hình thức quảng cáo thường gặp trước mỗi cuộc triễn lãm hội chợ như:treo băng rôn, biển hiệu, catalogua, quảng cáo trên các phương tiện thôngtin đại chúng như báo, đài truyền hình, đài tiếng nói, hay cho phát các tờrơi Trong quá trình diễn ra hội chợ có thể tiến hành các hình thức hộithảo, thi tiến hành bình chọn các mặt hàng nông sản đạt tiêu chuẩn tốt từ

đó có thể thu hút sự chú ý của khách hàng, lôi kéo sự tham gia của ngườidân đối với những sản phẩm tham gia hội chợ triển lãm

Chi phí doanh nghiệp tham gia hội chợ thấp hơn rất nhiều so với việcquảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, radio khimuốn giới thiệu một sản phẩm tham gia hội chợ triển lãm Vì tham gia hộichợ và triển lãm là cơ hội giới thiệu một cách đầy đủ nhất về sản phẩm chomột khối lượng khách hàng lớn

Thông qua việc triển lãm hội chợ các đơn vị kinh doanh tiêu thụnông sản có thể nhận được các đơn đặt hàng ngay trong thời gian hội chợ.Thông qua hội chợ triển lãm các hãng nhỏ có cơ hội trưng bày các sản

Trang 20

phẩm của mình trước những công ty mua lớn Tại hội chợ triển lãm có thểthúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm do sự chấp nhận của người tiêudùng được hình thành một cách nhanh chóng.

Hội chợ triển lãm là nơi thu thập thông tin về thị trường hiệu quả.Trong quá trình tham gia hội chợ triển lãm các đơn vị tham gia có thể lấyđược thông tin về khách hàng như tên, địa chỉ, nhu cầu, sở thích tiêu dùng,cũng như đánh giá sơ bộ của khách hàng về sản phẩm từ đó hoàn thiệncông tác maketing hơn nữa Từ những thông tin về khách hàng các đơn vịtham gia có thể gửi tới các thư giới thiệu và quảng cáo sản phẩm của mìnhtới khách hàng sau thời gian diễn ra hội chợ và triển lãm Điều này chứng

tỏ hiệu quả của việc tiêu thụ nông sản thông qua triển lãm hội chợ khôngchỉ trong thời gian diễn ra hội chợ mà còn sau thời gian hội chợ triển lãm

Các cuộc triển lãm hội chợ về các sản phẩm nông sản thường có cáccuộc hội thảo, bình chọn các sản phẩm nông sản một cách chính xác vàhiệu quả nhất của người tổ chức và người tiêu dùng đối với mỗi loại sảnphẩm Hội thảo là nơi có nhiều chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực thịtrường, có kinh nghiệm đàm phán kinh doanh, do đó có tác dụng rất lớn đốivới quá trình tiêu thụ sản phẩm nông sản

2.3 Quảng cáo về sản phẩm nông sản.

Triễn lãm hội chợ là nơi mà hàng hoá nông sản được trưng bày vớinhiều chủng loại sản phẩm hàng hoá Tại đây người tham gia triển lãm cóthể thấy được nhiều loại sản phẩm được tham gia hội chợ, mà từ đó giúpcho người tiêu dùng có thể lựa chọn và so sánh các mặt hàng nông sản vớinhau Triển lãm hội chợ là nơi tốt nhất để hàng nông sản được người tiêudùng biết đến và tiêu dùng Với số lượng người tham gia hội chợ triển lãmthường đông nên sự ấn tượng về sản phẩm nông sản đối với khách hàng làrất cao Khách hàng tại đây có thể tuỳ chọn loại sản phẩm mình có thể cầnmua mà không cần phải tốn nhiều công đi lại hay công tìm kiếm sản phẩm

Trang 21

Tại hội chợ triển lãm có rất nhiều mặt hàng nông sản được trưng bày triểnlãm mà nếu không có cuộc triển lãm hội chợ thì người tiêu dùng rất khó cóthể biết và mua được những mặt hàng đó hay sẽ mất rất nhiều công sức để

có thể biết và mua được sản phẩm hàng hoá đó Có thể nói rằng triển lãmhội chợ là nơi tốt nhất để quảng cáo về sản phẩm nông sản

2.4 Quảng cáo về thương hiệu, nhãn hiệu nông sản.

Tại các cuộc hội chợ triển lãm hình ảnh sản phẩm được trưng bàygiới thiệu trực tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, radio,

tờ rơi, băng rôn, catalogua Vì thế hình ảnh sản phẩm không chỉ được giớithiệu mà các tiêu thức như chất lượng và cách sử dụng được đưa đến kháchhàng thông qua các hình thức cho dùng thử, phát quà khuyến mại Hộichợ triển lãm còn là dịp đông đảo khách hàng tận mắt xem hàng và lựachọn, là nơi giao tiếp trực tiếp giữa khách hàng và các hãng doanh nghiệp.Đối với sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường hội chợ triển lãm lànơi tốt nhất để quảng cáo rộng rãi cho khách hàng mà tốn chi phí nhỏ nhất

2.5 Định vị sản phẩm

Chúng ta có thể tiến hành định vị vị trí sản phẩm trên thị trườngthông qua triển lãm hội chợ bằng các thông tin từ khách hàng và sản phẩmcủa đối thủ cạnh tranh Thông qua thái độ của đông đảo khách hàng đếntham quan hội chợ và ý kiến đóng góp trực tiếp của họ giúp cho các đơn vịtham gia thấy được ưu và nhược điểm của sản phẩm từ đó mà hoàn thiệnsản phẩm sao cho phù hợp Tại hội chợ triển lãm các doanh nghiệp định vịsản phẩm của mình thông qua sự so sánh sản phẩm của mình với đối thủcạnh tranh

Trong hoạt động maketing của bất cứ đơn vị nào định vị sản phẩm làcông việc quan trọng Từ việc xác định được vị trí của sản phẩm trên thịtrường, cùng mặt mạnh và tồn tại doanh nghiệp sẽ có chiến lược sản phẩmphù hợp

Trang 22

2.6 Trao đổi và học tập kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp trong

và ngoài nước trong quá trình tham gia triển lãm hội chợ nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ các mặt hàng nông sản Thúc đẩy nhanh quá trình ký kết hợp đồng giữa các đơn vị mua-bán.

Hội chợ triển lãm là nơi giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội giaolưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tổ chức lẫn nhau, đồng thời giúp chocác hãng có cơ hội ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế có giá trị lớn Hộichợ triển lãm có tác dụng rất quan trọng trong lĩnh vực tiêu thụ nhất là hộichợ chuyên về các mặt hàng nông nghiệp được tổ chức bởi trung tâm tiếpthị triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn như: hội chợ giống câytrồng và vật nuôi, hội chợ nông nghiệp quốc tế Agroviêt, hội chợ làng nghề

và thi sản phẩm thủ công Việt Nam crafviet , hội chợ triển lãm Quốc tế vàcông nghiệp chế biến, đóng gói và bảo quán nông sản thực phẩm Việt NamAP/P/S

Hội chợ triển lãm là nơi thu hút nhiều các doanh nghiệp trong vàngoài nước tham gia Sự tham gia ngày càng nhiều các doanh nghiệp nướcngoài tham gia vào các hội chợ có liên quan đến nghành nông nghiệp Đâythường là những cuộc hội chợ lớn lôi kéo được rất nhiều đơn vị thamgia.Tại đây các doanh nghiệp trong nước có dịp gặp gỡ trao đổi kinhnghiệm với nhau mà còn có thể tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệpnước ngoài, từ đó giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thể học hỏikinh nghiệp, cũng như tận dụng được các tiến bộ khoa học công nghệ củacác hãng tiên tiến trên thế giới Trong quá trình diễn ra hội chợ các doanhnghiệp có thể tìm thấy được khách hàng chính của mình và có thể dẫn đến

ký kết các hợp đồng thông qua các đơn đặt hàng Không những vậy thôngqua triển lãm hội chợ các hãng nhỏ có thể trưng bày các sản phẩm củamình trước các công ty mua lớn Tại hội chợ triển lãm có thể thúc đẩynhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm do sự chấp nhận sản phẩm của ngườitiêu dùng được hình thành nhanh chóng Trong hội chợ triển lãm các khách

Trang 23

hàng xem hội chợ còn có thể trở thành nhà phân phối hay đại lý cho cáchãng.

Hội chợ triển lãm có tác dụng là nơi bán hàng trực tiếp Thông quahội chợ triển lãm các hãng lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham dự,đây là ưu điểm đáng kể của hội chợ triển lãm so với các hình thức xúc tiếntiêu thụ khác Tại hội chợ triển lãm khách hàng tham dự dễ chấp nhận muasản phẩm hơn so với các điều kiện mua bán khác Cho nên hội chợ triểnlãm là nơi tiêu thụ được khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn thông qua bánhàng trực tiếp

Trang 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN HÀNG HOÁ QUA TRIỂN LÃM HỘI CHỢ CỦA TRUNG TÂM TIẾP THỊ TRIỂN LÃM NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN VIỆT NAM ( VAFEC).

I Những vấn đề chung về trung tâm triển lãm hội chợ.

1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của trung tâm VAFEC.

Trụ sở của Trung tâm tại: số 2 đường Hoàng Quốc Việt-Quận CầuGiấy- Thành phố Hà Nội

Tổng diện tích: 4,5ha Trung tâm được có hai khu trưng bày triển lãmhội chợ là khu A và khu B Khu nhà triển lãm A hiện đại với diện tích mặtsàn sử dụng của ba tầng là trên 10.000m2 , 3.600m2 nhà kho với tổng diện

số vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng

Trung tâm VAFEC có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên 2 trục đườnglớn: phía Bắc giáp với đường Hoàng Quốc Việt, phía Tây giáp đường PhạmVăn Đồng trên đường đi sân bây quốc tế Nội Bài

Trung tâm có quá trình hình thành và phát triển phức tạp điều đó đượcthể hiện qua những căn cứ sau:

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ vế chứcnăng, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và phát triển nôngthôn Công ty tiếp thị và thương mại Nông nghiệp và công nghiệp thựcphẩm thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn được thành lập Đếnngày 6/3/1997 công ty này được chuyển đổi thành công ty tiếp thị thươngmại và xây dựng Nông nghiệp và phát triển nông thôn được thành lập theoyêu cầu thực tiễn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ đó.Tiếp đến ngày 04/07/1997 theo quyết định số 1589/TCCB/QĐ Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn công ty được đổi thành công ty tiếp thị vàđầu tư Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT)

Căn cứ vào Quyết định số 2218/QĐ/BNN-TCCB ngày 08/07/2003của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc tổ chức lại

Trang 25

công ty Tiếp thị đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn Dựa trên cơ sởquyết định đó thì công ty tiếp thị và đầu tư NN&PTNT chia tách thành:chuyển một bộ phận vào Tổng công ty vật tư nông nghiệp (chức năng kinhdoanh), một bộ phận ở lại chuyên làm công tác hỗ trợ tiêu thụ cho ngànhnông nghiệp và PTNT đó là Trung tâm tiếp thị và triển lãm nông nghiệp vàphát triển nông thôn (viết tắt là VAFEC) trực thuộc Bộ NN&PTNT Tủngtâm là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo chi phí.

Ngoài những lý do trên thì sự ra đời của trung tâm còn do nhiềunguyên nhân khác như tình hình trong nước và quốc tế, thực trạng củanghành nông nghiệp nước ta

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nền kinh tế Việt Nam đã vàđang gặp phải nhiều thuận lợi cũng như thách thức to lớn Sự cạnh tranhngày càng khốc liệt của các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt lànhững nước có mặt hàng nông nghiệp giống ta Đồng thời với thách thứcthì việc hội nhập kinh tế thế giới cũng góp phần mở rộng thị trường chohàng nông sản của chúng ta Trong tình hình như hiện nay thì hàng hoánước ta đâng phải đối phó gay gắt và cạnh tranh về nhiều mặt của hàngnông sản như: số lượng, chất lượng, thương hiệu, mẫu mã Từ tình hìnhthực tiễn đó mà chính phủ chỉ đạo cho nghành nông nghiệp và PTNN thànhlập một đơn vị chuyên trong lĩnh vực tiếp thị xúc tiến thương mại và triểnlãm hội chợ cho nghành nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đó Trungtâm tiếp thị triển lãm NN&PTNT ra đời Từ khi thành lập đến nay trungtâm đã thực hiện được các chỉ tiêu mà Bộ NN&PTNT đề ra góp phần quantrọng trong việc hỗ trợ các cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh trongngành nông nghiệp

Bộ giao cho nhiều nhiệm vụ, cục chức năng quản lý theo dõi, đôn đốccác nhiệm vụ kinh tế chính trị của Trung tâm Cụ thể là các đơn vị sau: vụ

kế hoạch, Vụ tổ chức cán bộ, Vụ pháp chế, Vụ tài chính và Vụ khoa họccông nghiệp, Văn phòng Bộ

Trang 26

2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm VAFEC.

2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm.

Trung tâm hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu tự đảmbảo chi phí, hạch toán độc lập, có tài khoản 129757000- tại Ngân hàng đầu

tư và phát triển Thăng Long, có mã số riêng Đây là hình thức hoạt độngmới, khá linh hoạt giúp cho đơn vị phát huy tính chủ động và sáng tạo củamình Để quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củaTrung tâm bộ máy quản lý được tổ chức như sau:

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:

Phó giám đốc(Nghiệp vụ)

Trang 27

- Giám đốc trung tâm do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát

triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật Giám đốc làđại diện pháp nhân của trung tâm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộnông nghiệp và phát triển nông thôn và trước pháp luật về mọi hoạt độngcủa Trung tâm Ngoài việc uỷ quyền cho phó giám đốc còn chỉ đạo trựctiếp thông qua các trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng

- Phó giám đốc chuyên môn: do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp

và phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷluật Phó Giám đốc có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc và cùng chỉ đạocác bộ phận được phân công, uỷ quyền , các vấn đề kỹ thuật sản xuất, kinhdoanh, tiếp thị, đàm phán kinh doanh ngoại giao Phó giám đốc chị tráchnhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốcphân công thực hiện

- Phó Giám đốc nội chính: do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và

phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷluật Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp cho Giám đốc, tham mưu và trực tiếpchỉ đạo các bộ phận được phân công uỷ quyền Thường trực xử lý các côngviệc khi Giám đốc đi vắng bên cạnh đó còn giúp Giám đốc điều hành vàquản lý nhân sự, phụ trách kiểm kê tài sản, thanh tra, kiểm tra, phụ trách thiđua, khen thưởng và kỷ luật

Trang 28

- Tổ chức lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, tổ chức lựclượng phòng chống thiên tai, phòng chống cháy nổ

- Mua sắm quản lý và phân bổ thiết bị văn phòng, máy tính, máyphoto, máy fax- cho các phòng, ban

- Công tác văn thư, tạp vụ: tiếp nhận công văn đến, gửi công văn đi,đưa đón khách, chăm lo cho các phòng làm việc của Giám đốc, phòng họp

- Duy trì, bảo vệ, tu sửa tài sản nhỏ của trung tâm

Tổ bảo vệ: Do đặc thù hoạt động của đơn vị nên lực lượng bảo vệ đòi

hỏi có trình độ chuyên môn cao, số lượng lớn (chiếm 20% trong tổng sốcán bộ công nhân viên của Trung tâm) Tổ bảo vệ được đào tạo kiến thứcanh ninh ( vì trung tâm thường xuyên đón các vị lãnh đạo cao cấp củaĐảng, Nhà nước, Chính phủ ), đồng thời cũng được đào tạo cơ bản vềphòng cháy chữa cháy

b) Phòng tài chính kế toán:

Thực hiện phản ánh và giải quyết một cách chính xác, kịp thời, đầy

đủ và trung thực tình hình tài chính của Trung tâm trong hoạt động sản xuấtkinh doanh hàng hoá, dịch vụ hàng tháng quý, hàng năm để cho Ban giámđốc nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi chu kỳhạch toán

- Báo cáo công tác kế toán hàng tháng, quý gửi về Vụ Tàichính của Bộ

- Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước (nộp thuế )

c) Phòng Triển lãm hội chợ:

- Xây dựng kế hoạch Triển lãm hội chợ dài hạn, trung hạn và cho

từng cuộc hội chợ trong nước và ngoài nước

- Làm công tác tổ chức cho từng cuộc hội chợ và triển lãm

- Mời khách hàng trong và ngoài nước tham gia hội chợ và triển lãm.Đây là phòng quan trọng, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trungtâm, hàng năm thực hiện khá tốt các đơn đặt hàng của Nhà nước và ngành

Trang 29

nông nghiệp trong việc tổ chức các cuộc hội chợ và triển lãm trong nước vàquốc tế Phòng được hình thành từ 3 tổ như sau:

Tổ trong nước: chuyên xây dựng và tổ chức các cuộc triển lãm hội

chợ, hội thảo trong nước

Tổ nước ngoài: Chuyên xây dựng và tổ chức đưa đón các doanh

nghiệp Việt Nam đi tham gia Triển lãm hội chợ, hội thảo và tham quan dulịch ở nước ngoài

Tổ thiết kế dàn dựng: Chuyên thiết kế, thi công trang trí tổng thể,

dàn dựng các gian hàng cho các cuộc hội chợ và triển lãm, các hoạt độnghội nghị hội thảo trong nước và nước ngoài

d) Phòng kế hoạch.

- Tập hợp, tìm kiếm thông tin và căn cứ vào kế hoạch của các phòngban để xây dựng kế hoạch hàng năm cho Trung tâm trình lãnh đạo Bộduyệt

- Xây dựng và bảo vệ tính khả thi của các đề án chương trình xúctiến thương mại trọng điểm quốc gia hàng năm ( nguồn ngân sách do chínhphủ duyệt thông qua Bộ thương mại )

- Tìm kiếm đối tác và thự hiện các hợp đồng kinh tế, liên doanh, liênkết cung cấp hàng hoá và dịch vụ

e) Phòng xúc tiến thương mại:

- Thực hiện quảng cáo, truyên truyền các chính sách của Chính phủ,

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cung cấp thông tin thị trường chocác đơn vị trong ngành nông nghiệp, nông thôn

- Hỗ trợ và tìm kiếm giải pháp hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thươngmại cho các đơn vị trong ngành nông nghiệp, nông thôn

- Xây dựng và theo dõi, trao đổi hệ thống thông tin trên trang Web.Phòng xúc tiến thương mại hình thành 02 tổ chức sau:

Ban quản lý chợ: Được sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và tại Trung

tâm có tổ chức chợ phiên vào chủ nhật hàng tuần Đây là địa chỉ tin cậy để

Trang 30

mọi người có thể lựa chọn được các loại cây giống, con giống có chấtlượng cao, đảm bảo uy tín Chợ phiên có trên 100 dơn vị doanh nghiệp và

hộ nông dân trực tiếp sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi, vật tưnông nghiệp, rau sạch đăng ký tham gia

Tổ dịch vụ: Đây thực chất là hoạt động đại lý hàng hoá nông sản của

các tỉnh thành, những hoạt động mang tính hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp

là chính Thực hiện chủ trương của Bộ biến Trung tâm thành một trung tâmgiao dịch, trao đổi hàng hoá, chuyên ngành của các tỉnh thành

3 Cơ sở vật chất và nhân lực của trung tâm.

Trung tâm có cơ sở vật chất kỹ thuật rất khang trang và rộng rãi đủ

để trưng bày triển lãm và tổ chức hội chợ cho ngành nông nghiệp và pháttriển nông thôn Trung tâm có toà triển lãm hội chợ nằm trên đường HoàngQuốc Việt có khu triển lãm lên đến 3900m2 Đây là toà nhà lớn và hiện đạicủa Việt Nam, mặt khác trung tâm còn có một tầng hầm rộng Còn về mặtphía đường Phạm Văn Đồng thì khu triển lãm có diện tích là 7800m2

Về nguồn nhân lực: trước nhu cầu của công việc nguồn nhân lực của

trung tâm không ngừng tăng qua các năm Không những tăng về số lượng,thì chất lượng của các cán bộ công nhân viên của trung tâm tăng lên Thểhiện ở trình độ của các cán bộ trung tâm có bằng cấp và trình độ ngày mộtnhiều Nguồn nhân lực của trung tâm qua một số năm:

Bảng 1: Tình hình lao động của Trung tâm qua một số năm.

Năm

Trình độ

Số lượngTiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng, trung cấp

Trang 31

trung tâm đã tuyển được những lao động có trình độ đại học tăng lên, cùngvới đó là trung tâm đã tổ chức cho lao động đi học thêm nhằm tăng cườngkiến thức, nâng cao khả năng chuyên môn của mình.

4 Hoạt động của trung tâm trong thời gian qua.

4.1 Lĩnh vực hoạt động của trung tâm.

Trung tâm là đơn vị chuyên doanh trong lĩnh vực tiếp thị, xúc tiếnthương mại, tổ chức hội chợ và triển lãm cho ngành nông nghiệp và pháttriển nông thôn Từ khi thành lập đến nay Trung tâm hoạt động chủ yếutrên những lĩnh vực mà Bộ NN&PTNT giap cho, ngoài ra còn có một sốhoạt động dịch vụ khác nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của một trungtâm tiếp thị triển lãm NN&PTNT của quốc gia Hoạt động đó bao gồm: xâydựng cá kế hoạch dài hạn, hàng năm, các dự án đầu tư, đàm phán kinhdoanh, trình bộ NN&PTNT xem xét phê duyệt, phục vụ hội nghị, hội thảocủa Bộ và của các cơ quan trong và ngoài ngành, tiến hành xúc tiến caáhoạt động thương mại, tiếp thị, triển lãm hội chợ trong và ngoài nước Tổchức dịch vụ vui chơi giải trí theo quy định của pháp luật phục vụ cho tiếpthị, triển lãm và dịch vụ triển lãm, hội chợ ( như thiết kế dàn dựng, trưngbày giới thiệu sản phẩm) Trung tâm còn đứng ra làm đại lý giới thiệu, tiêuthụ hàng hoá NN&PTNT và tiến hành các hoạt động dịch vụ kinh doanh

4.2 Kết quả hoạt động của trung tâm trong thời gian qua.

4.2.1 Các cuộc triển lãm hội chợ của trung tâm.

Những năm vừa qua trung tâm đã tổ chức được nhiều cuộc triển lãmtrong và ngoài nước, đã đạt được những kết quả nhất định Điều này thểhiện ở các cuộc triển lãm hội chợ mà trung tâm tự tổ chức, phối hợp với cáccuộc triển lãm hội chợ ở nước ngoài mà trung tâm là đơn vị đứng ra tậphợp các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nghành nông nghiệp tham gia.Những số liệu sau về các cuộc hội chợ triển lãm được tổ chức ở trung tâmtrong thời gian qua thể hiện điều này

Trang 32

Bảng 2: Các cuộc triển lãm hội chợ của trung tâm qua các năm.

Tên cuộc triển lãm hội chợ Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Dự kiến

(Nguồn:phòng hội chợ triển lãm ).

Nhìn vào bảng ta thấy rằng số cuộc triển lãm hội chợ có sự biếnđộng qua các năm Các cuộc triển lãm trong nước chiếm vai trò chủ yếu, sốcuộc triển lãm năm 2005 có giảm 1 cuộc so với năm 2004 tương ứng là8%, sang đến năm 2006 lại tăng lên 3cuộc tương ứng là 25% Sang đếnnăm 2007 dự kiến trung tâm sẽ tổ chức 14 cuộc triển lãm Số cuộc triểnlãm trong nước có nhiều biến đổi ở mấy năm gần đây là do trung tâm đãgộp một số cuộc triển lãm với nhau để có điều kiện tổ chức diễn ra được tốthơn Ngoài hoạt động trên trung tâm còn thường xuyên tổ chức các phiênchợ vào chủ nhật hàng tuần cho các doanh nghiệp và bà con nông dân thamgia trưng bày và triển lãm Đặc biệt trung tâm còn phối hợp với các cơ sởsản xuất hàng nông nghiệp để thường xuyên giới thiệu, trưng bày triển lãmtại trung tâm Tại đây khách hàng có thể mua được hàng với nhiều chủngloại mẫu mã khác nhau Trung tâm có diện tích khu trưng bày lớn do đó cóhoạt động làm đại lý cho doanh nghiệp, cho thuê mặt bằng

4.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của trung tâm.

Hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của trung tâm trong nhữngnăm vừa qua từ việc cho thuê mặt bằng và cho các đơn vị thuê gian hàngtrong hội chợ triển lãm , cho các đại lý ký gửi để trung tâm giới thiệu sảnphẩm trung tâm có những khoản thu nhất định, khoản thu này bao gồm cảphần ngân sách được nhà nước hỗ trợ Phần chi gồm các khoản chi phí để

tổ chức các cuộc triển lãm hội chợ, giới thiệu khách hàng và hỗ trợ cho các

Trang 33

đơn vị tham gia hội chợ từ nguồn hỗ trợ cấp trên, các khoản chi phí phátsinh

Bảng 3: Tình hình thu chi tổng thể của trung tâm qua các năm.

Nguồn : Phòng Tài chính - Kế toán

Từ bảng trên ta thấy rằng tổng doanh thu của trung tâm tăng qua cácnăm Doanh thu của năm 2005 so với năm 2004 là 1.664.820.000 đồng tức

là tăng 56,91% Năm 2006 tăng 2.609.667.000 đồng so với năm 2005, tức

là trung tâm có tổng doanh thu tăng 56,85% Có được kết quả như trên tathấy rằng quy mô hoạt động , kinh doanh của trung tâm ngày càng được

mở rộng Tình hình thu chi của trung tâm không ngừng tăng qua các năm.Ngày càng có nhiều phần thu từ Bộ hỗ trợ và phần thu từ các đơn vị thamgia hội chợ triển lãm và một số dịch vụ khác do tăng hoạt động hội chợ,triển lãm cùng hoạt động khác như đại lý, ký gửi, cho thuê gian hàng, chợphiên

Tổng chi tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ của tổng thu vì chủyếu các đơn vị tham gia triển lãm hội chợ và các dịch vụ khác tại trung tâmđều là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất kinh doanh, hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp nên cần sự hỗ trợ tham gia là chủ yếu Năm

2003 trung tâm mới thành lập nên chủ yếu là tiếp thị hoạt động sản xuất

Trang 34

kinh doanh là chính Trung tâm hoạt động chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu của

Bộ NN&PTNT giao cho, được Bộ cung cấp kinh phí để hỗ trợ hoạt độngtiếp thị sản phẩm cho các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất, kinh doanhtrong ngành nông nghiệp Phần chênh lệch thu chi là phân dôi ra do Bộ quyđịnh cho trung tâm thu một số hoạt động kinh doanh dịch vụ nhất định

II Thực trạng triển lãm và việc tiêu thụ nông sản thông qua hội chợ triển lãm của trung tâm VAFEC.

1 Tình hình triển lãm hội chợ của trung tâm.

1.1 Hội chợ triển lãm trong nước.

Các cuộc triển lãm hội chợ trong nước có vai trò quan trọng trongviệc thúc đẩy tiêu thụ hàng nông sản trong nước Tại đây có thể thu hútđược nhiều thành phần hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngay từ khi mới thành lập thì việc tổ chức các cuộc triển lãm hội chợ

đã có vai trò rất quan trọng Hiện nay trung tâm thực hiện các cuộc triểnlãm theo những yêu cầu của Bộ đồng thời thường xuyên lên kế hoạch trình

Bộ để xin phép tổ chức các cuộc hội chợ- triển lãm trong nước và quốc tếcần thiết trong từng giai đoạn Trong quá trình tổ chức các cuộc triển lãmhội chợ Trung tâm được Bộ hỗ trợ một phần kinh phí để tổ chức,ngoài ramột số chi phí còn lại Trung tâm được phép thu của khách hàng tham gia

để trang trải và phục vụ các hoạt động khác của trung tâm Tuy vây tìnhhình thu chi của trung tâm qua các năm từ các cuộc hội chợ và triển lãmkhông ổn định phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Các chỉ tiêu thu, chi đều tăng qua các năm chỉ có tốc độ tăng khôngđồng đều dẫn đến chênh lệch thu chi từ các cuộc hội chợ triển lãm trongnước có tốc độ tăng không đồng đều Tốc độ các khoản thu đều tăng lênqua các năm cụ thể là phần thu trực tiếp từ các cuộc hội chợ và triển lãm và

từ nguồn hỗ trợ của Bộ tăng lên

Bảng 4: Tổng kết thu chi qua các hội chợ triển lãm trong nước.

Ngày đăng: 11/12/2012, 10:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo Nông nghiệp và phát triển nông thôn các năm 2003, 2004, 2005, 2006 Khác
4. Tạp chí Công nghiệp số 24/1999 Khác
5. Tạp chí Tài chính tháng 7/2001 Khác
6. PGS.TS Trần Quốc Khánh, Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp Khác
7. GS.TS Nguyễn Thế Nhã và PGS.TS Vũ Đình Thắng, Giáo trình Kinh tế nông nghiệp Khác
8. N.Gregory Mankiw, Kinh tế học vĩ mô Khác
9. PGS.TS Vũ Đình Thắng, Maketing nông nghiệp Khác
10. Các bài luận văn khoá 42, 43, 44 khoa Kinh tế nông nghiệp- ĐH Kinh tế quốc dân.CÁC WEBSIDE Khác
1. www.vietrade.gov.vn Khác
2. www.agroviet.gov.vn Khác
3. www.micardvn.com Khác
4. www.thuonghieuviet.com.vn Khác
5. www.vneconomy.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trung tâm hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo chi phí, hạch toán độc lập, có tài khoản 129757000- tại Ngân hàng đầu  tư và phát triển Thăng Long, có mã số riêng - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
rung tâm hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo chi phí, hạch toán độc lập, có tài khoản 129757000- tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long, có mã số riêng (Trang 26)
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Sơ đồ t ổ chức bộ máy quản lý: (Trang 26)
Bảng 3: Tình hình thu chi tổng thể của trung tâm qua các năm. - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Bảng 3 Tình hình thu chi tổng thể của trung tâm qua các năm (Trang 33)
Bảng 3: Tình hình thu chi tổng thể của trung tâm qua các năm. - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Bảng 3 Tình hình thu chi tổng thể của trung tâm qua các năm (Trang 33)
Bảng 4: Tổng kết thu chi qua các hội chợtriển lãm trong nước. - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Bảng 4 Tổng kết thu chi qua các hội chợtriển lãm trong nước (Trang 35)
Bảng 4: Tổng kết thu chi qua các hội chợ triển lãm trong nước. - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Bảng 4 Tổng kết thu chi qua các hội chợ triển lãm trong nước (Trang 35)
Bảng 5 Số gian hàng triển lãm hội chợ trong nước trong thời gian qua của  trung tâm. - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Bảng 5 Số gian hàng triển lãm hội chợ trong nước trong thời gian qua của trung tâm (Trang 36)
Từ bảng trên ta thấy rằng các cuộc triển lãm quốc tế Bộ hỗ trợ kinh phí là chính, với số tiền được hỗ trợ ngày càng tăng - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
b ảng trên ta thấy rằng các cuộc triển lãm quốc tế Bộ hỗ trợ kinh phí là chính, với số tiền được hỗ trợ ngày càng tăng (Trang 37)
Bảng 7: Tình thu chi của trung tâm do phối hợp với các đơn vị  khác trong thời gian qua. - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Bảng 7 Tình thu chi của trung tâm do phối hợp với các đơn vị khác trong thời gian qua (Trang 37)
Qua bảng ta dễ thấy được rằng trong những năm qua phần chênh lêchj thu chi do phối hợp với đơn vị bạn mỗi năm một tăng - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
ua bảng ta dễ thấy được rằng trong những năm qua phần chênh lêchj thu chi do phối hợp với đơn vị bạn mỗi năm một tăng (Trang 38)
2.1 Tình hình sản xuất và thu gom sản phẩm. - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
2.1 Tình hình sản xuất và thu gom sản phẩm (Trang 39)
Qua bảng ta thấy được rằng tổng giá trị các loại hàng hóa tham gia hội chợ là rất cao và tăng theo mỗi năm - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
ua bảng ta thấy được rằng tổng giá trị các loại hàng hóa tham gia hội chợ là rất cao và tăng theo mỗi năm (Trang 40)
Sau mỗi cuộc hội chợtriển lãm Trung tâm đều tiến hành phát bảng hỏi cho mỗi gian hàng tham gia - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
au mỗi cuộc hội chợtriển lãm Trung tâm đều tiến hành phát bảng hỏi cho mỗi gian hàng tham gia (Trang 42)
3. Tình hình tiêu thụ nông sản thông qua các cuộc triển lãm hội chợ tại trung tâm VAFEC. - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
3. Tình hình tiêu thụ nông sản thông qua các cuộc triển lãm hội chợ tại trung tâm VAFEC (Trang 43)
Bảng 8: Các cuộc triển lãm hội chợ trong nước trong năm 2006 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Bảng 8 Các cuộc triển lãm hội chợ trong nước trong năm 2006 (Trang 43)
Bảng 9: Các cuộc triển lãm ngoài nước trong năm 2006. - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Bảng 9 Các cuộc triển lãm ngoài nước trong năm 2006 (Trang 47)
Bảng 10: Các cuộc triển lãm hội chợ dự kiến trong năm 2007 của  trung tâm. - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Bảng 10 Các cuộc triển lãm hội chợ dự kiến trong năm 2007 của trung tâm (Trang 55)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w