NỘI DUNG
TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
1.1 Tình hình lao động và việc làm trước dịch bệnh Covid – 19
1.2 Ảnh hưởng, tác động của Covid - 19 đến lao động và việc làm
1.3 Tác động của dịch COVID-19 đến người lao động có việc làm
1.4 Tác động của dịch Covid -19 đến người thất nghiệp và thiếu việc làm
HẬU QUẢ
2.1 Nguồn cung lao động suy giảm nghiêm trọng
BIỆN PHÁP CẢI THIỆN LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
3.1 Phản ứng chính sách nên tập trung vào hai mục tiêu trước mắt: Các biện pháp bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ kinh tế chú trọng vào cả cung và cầu.
Ở ĐỊA PHƯƠNG
4.1 Tác động Covid_19 đến những người lao động ở địa phương
4.2 Biện pháp phòng Covid_19 và hỗ trợ cho người lao động thất nghiệp theo quy định nhà nước ở địa phương
4.2.1 Các biện pháp phòng chống
4.2.2 Biện pháp hỗ trợ cho người lao động
1 TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
1.1 Tình hình lao động và việc làm trước dịch bệnh Covid – 19
Trước đại dịch Covid-19, theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2019 (công bố vào ngày 19/12/2019), có gần 88% dân số tham gia lực lượng lao động (có độ tuổi từ 25-59) Trong đó tỷ trọng dân số tham gia lực lượng lao động cao nhất là 14,3% (nhóm tuổi 25-29) và 14,2% ở nhóm tuổi 30-34 (giảm nhẹ) Tỷ trọng tham gia lực lượng lao động thấp, dưới 10% thuộc về dân số ở nhóm tuổi 15-19, nhóm tuổi 20-24 và nhóm tuổi già (60 tuổi trở lên) (Tổng cục Thống kê - TCTK 2019a) Số lượng trong lực lượng lao động đã tốt nghiệp THPT trở lên chiếm tỉ lệ là 39.1% (tăng 13,5 điểm phần trăm so với 10 năm trước (2009)); số lượng lực lượng lao động đã được có bằng, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên) có tỉ lệ là 23,1%, trong đó, khu vực thành thị có số lượng cao gấp 2,5 lần so với khu vực nông thôn, tương ứng 39,3% và 13,6% Trong khi đó, tỉ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo (có bằng, chứng chỉ) ở đồng bằng sông Hồng (cao nhất, 31,8%) và Đông Nam bộ (27,5%), và đồng bằng sông Cửu Long (thấp nhất, 13,6%) (TCTK, 2019a, b) [1]
Thông qua số liệu trên, ta thấy được trước dịch bệnh covid đất nước ta có nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ thất nghiệp vẫn chưa cao và vẫn chưa gặp các hạn chế của dịch bệnh cản trở quá trình làm việc nên thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển chiến lược lao động và an ninh việc làm, thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội.
1.2 Ảnh hưởng, tác động của Covid - 19 đến lao động và việc làm Đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động và việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Trong đó, ảnh hưởng rõ rệt nhất vào quý II
8 năm 2020 khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng xuất hiện và đặc biệt là việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội được thực hiện triệt để trong tháng 4 năm 2020 Tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-
19, trong đó gồm người bị mất việc làm, người phải nghỉ giãn việc/nghỉ việc luân phiên, bị giảm giờ làm hay giảm thu nhập… Có tới 68,9% người lao động bị giảm thu nhập (ở mức nhẹ), số người bị giảm giờ làm/nghỉ giãn cách/nghỉ luân phiên chiếm tới 40% người tham gia lao động, và số người buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất kinh doanh chiếm tới 14% (Tổng cục Thống kê, 2020a) Trong các khu vực kinh tế thì khu vực dịch vụ là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 68,9% số lao động trong khu vực này bị ảnh hưởng Ngoài ra trong các khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng bị ảnh hưởng với 66,4% và 27% (TCTK, 2020a) [1]
Hình 1 Biểu đồ tình hình lao động, việc làm quý 1 năm 2021
1.3 Tác động của dịch COVID-19 đến người lao động có việc làm Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu Theo số liệu của TCTK (2020b), trong 9 tháng, khu vực dịch vụ đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020 Dịch vụ kho bãi giảm 4% (giảm 0,14 điểm phần trăm), dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 17,03% (giảm 0,76 điểm phần trăm) (TCTK, 2020b) Có thể nói, Covid -19 đã ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nhiều doanh nghiệp đến phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô điều này ảnh hưởng trực tiếp tình hình lao động và việc làm.[1]
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng năm 2020 tăng thấp so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi (TCTK, 2020b) Khu vực công nghiệp tăng 2,69% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ các năm 2011-2016, trong khi ngành xây dựng tăng 5,02%, cao hơn mức giảm 0,01% và tăng 2,78% của 9 tháng năm 2011 và năm 2012 giai đoạn 2011-2020 (TCTK 2020b).[1]
Trong tháng 9/2020, cả nước có 53,1 triệu người lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên, giảm 1,3 triệu người so với cùng kỳ năm trước Lao động có việc làm giảm mạnh ở khu vực nông thôn (giảm 1,2 triệu người): giảm 608,6 nghìn lao động nam và giảm 734,1 nghìn người lao động nữ (TCTK, 2020e).[1]
Tính đến tháng 9 năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến người lao động đang làm việc trong hầu hết các ngành, trong đó một số ngành có tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng lớn như: ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí (88,6%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (81,7%), vận tải kho bãi (79,7%), hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (72,7%), công nghiệp chế biến chế tạo (70,1%), bán buôn bán lẻ, sửa
10 chữa ô tô, mô tô và xe máy (68,5%), giáo dục đào tạo (68,5%), hoạt động kinh doanh bất động sản (67,8%) (TCTK, 2020a).[1] Điều này cho thấy đại dịch Covid -19 đã làm cho đa số người lao động,trong số lao động có việc làm đã bị mất việc phải tạm thời rời khỏi thị trường lao động trong thời gian dịch bệnh lây lan, đặc biệt là trong tháng 4 năm 2020 khi các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng nghiêm túc và triệt để Lực lượng lao động tăng trở lại sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quý II năm 2020 nhưng vẫn chưa thể khôi phục về trạng thái của cùng kỳ năm trước sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quý II năm 2020, thị trường lao động đang có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên vẫn chưa thể khôi phục về trạng thái của cùng kỳ năm trước (TCTK,2020a) Một số ngành có số lao động giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (giảm 324,6 nghìn người); ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 156,9 nghìn người); ngành giáo dục và đào tạo (giảm 122,7 nghìn người); ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy (giảm 120 nghìn người) (TCTK, 2020a).[1]
Hình 2 Tác động của dịch covid đối với thị trường và người lao động
1.4 Tác động của dịch Covid -19 đến người thất nghiệp và thiếu việc làm
1.4.1 Lao động thiếu việc làm
+ Số lao động thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của quý III năm 2020 là 1,3 triệu người Mặc dù có giảm trong quý III (81,4 nghìn người) nhưng vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước (560,4 nghìn người) với tỉ lệ là 2,79% (giảm 0,29 điểm phần trăm so với cùng kỳ quý trước và tăng 1,21 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước) Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 3,2% (của lao động trong độ tuổi), cao hơn tỷ lệ này ở khu vực thành thị 1,99 điểm phần trăm (TCTK, 2020e). [1]
+ Tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 4,8%, cao gấp 2,2 lần so với khu vực công nghiệp và xây dựng và cao hơn 2,6 lần
12 so với khu vực dịch vụ (TCTK, 2020e) Như vậy, tình trạng thiếu việc làm hiện nay không chỉ tập trung ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản mà đang tăng lên ở cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (TCTK, 2020a).[1]
+ Tỷ lệ thiếu việc làm càng thấp đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong độ tuổi tuổi lao động Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong độ tuổi quý III/2020 là 3,20%; sơ cấp là 2,54%; trung cấp là 1,71%; cao đẳng là 1,59%; đại học trở lên là 1,15% (TCTK, 2020a).[1]
+ Đến tháng 9 tháng năm 2020, gần 1,2 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, tăng 132,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng năm 2020 là 2,48%, cao gấp 1,14 lần so với cùng kỳ năm trước Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2020 là 4,3%, cao hơn 1,94 điểm phần trăm so với Hà Nội.[1]
TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG HIỆN NAY HẬU COVID
Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp hiệu quả với các
Bộ ngành trong việc xây dựng ban hành các hướng dẫn bảo đảm sản xuất an toàn thích ứng với dịch Covid 19 – tiêu biểu là đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan trong việc xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số
Downloaded by hây hay (vuchinhhp3@gmail.com)
128/NQ-CP ngày 11/10/2021 ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.[6]
Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tiếp tục diễn biến khó lường, nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trở lại và xảy ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào Dịch bệnh cũng làm thay đổi nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, thói quen tiêu dùng của người dân, từ đó gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp trong việc dự báo thị trường để ước tính kết quả.[6]
Hơn nữa, thực tế cho thấy, những khó khăn do Covid-19 gây ra mang lại cơ hội cho các “hoạt động không tiếp xúc” với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, internet, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, sử dụng công nghệ và dữ liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Công Thương, góp phần nâng cao hiệu quả và năng suất của các doanh nghiệp; thúc đẩy các hoạt động thương mại dựa trên nền tảng số.[6]
Nếu giả định năm 2020-2021 không có đại dịch thì GDP của nền kinh tế Việt Nam tăng 7%, nhưng năm 2020, GDP tăng 2,91% và năm 2021 dự kiến tăng chỉ 2,5%.
Như vậy tính toán năm 2020, giá trị thiệt khoảng 160.00 tỉ đồng và năm 2021 là 346.000 tỉ đồng Tính cả hai năm 2020-2021 cộng lại, số thiệt hại về mặt giá trị kinh tế khoảng 507.000 tỉ đồng theo giá năm 2010 Còn tính theo giá hiện hành, con số này lên tới 847.000 tỉ đồng, tương đương 37 tỉ USD.[7]
Tính đến ngày 24/11/2022, tổng số ca nhiễm ở nước ta là 11,5 triệu ca, tổng số ca tử vong là 43.170 ca.[7]
Downloaded by hây hay (vuchinhhp3@gmail.com)
Do đó, để giảm thiệt hại kinh tế, chúng ta phải nhanh chóng tìm ra giải pháp, cách thức để phục hồi nền kinh tế.[7]
Hẳn mỗi người trong chúng ta đều có những kỷ niệm, ký ức đau thương riêng suốt thời gian cao điểm của dịch bệnh Hẳn chúng ta cũng đã có những cách ứng xử riêng – bên cạnh các cách ứng xử chung theo điều kiện của xã hội – và có những trải nghiệm riêng Hẳn chúng ta đã có những nỗ lực riêng để cùng mọi người vượt qua dịch bệnh và từ đó có những cảm nhận riêng về dịch bệnh Nhưng có lẽ hầu hết chúng ta đều “vỡ òa” khi lãnh đạo thành phố quyết định nới lỏng giãn cách từ ngày 1/10/2021 để bước vào trạng thái “bình thường mới” Khi thời gian lùa xa tròn 1 năm, chúng ta càng có điều kiện để nhìn lại tương đối đầy đủ ý nghĩa và giá trị của quyết định này.[8]
Trước hết, phải khẳng định rằng việc “mở cửa” vào đầu tháng 10/2021 là một quyết định hết sức dũng cảm Bởi trong điều kiện khi đó, số ca nhiễm và ca tử vong tuy đã giảm nhiều nhưng vẫn còn ở mức khá cao so với một số thời điểm trước đó khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.[8]
5.4 Kinh tế bình thường mới trong lao động:
Năm 2020, Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong kiểm soát dịch Covid-19, với tỷ lệ ca mắc trên 1 triệu dân thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Mặc dù vậy, thị trường lao động vẫn chịu ảnh hưởng khá nghiêm trọng.[9]
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách hỗ trợ người lao động được đánh giá là kịp thời và chưa có tiền lệ Ngay trong tháng 4 năm 2020,
Downloaded by hây hay (vuchinhhp3@gmail.com)
Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg về các biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã được ban hành. Theo Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 năm 2021 - 2022, mục tiêu Việt Nam sẽ đạt miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số được tiêm vaccine vào cuối quý I/2022.[9]
Cụ thể, trong giai đoạn giãn cách xã hội do dịch Covid-19, số lượng lao động tự sản tự tiêu tăng cao nhất, ở mức 4,2 triệu người Và trong 6 tháng đầu năm
2021, cả nước đã có 67.083 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới - cao nhất tính theo giai đoạn 6 tháng đầu năm từ trước đến nay.[9] Ảnh hưởng của xu thế nêu trên tới thị trường lao động và nền kinh tế còn chưa thực sự rõ ràng, khi xu hướng tiêu dùng và mua sắm trực tuyến có thể sẽ thay đổi đáng kể khi các biện pháp giãn cách được dỡ bỏ.[9]
Cuối cùng, Việt Nam, cũng như rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, đang phải đối mặt với nguy cơ già hóa dân số trong tương lai gần Với tốc độ già hóa ở mức nhanh nhất thế giới, Việt Nam dự báo sẽ chỉ mất không tới 20 năm để tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14% Khi đại dịch diễn ra, người lao động sắp đến tuổi nghỉ hưu sẽ có xu hướng nghỉ hưu sớm (tự nguyện hoặc không tự nguyện), trong khi dân số trẻ chưa thể tham gia vào thị trường lao động.[9]
Với những phân tích trên đây, có thể thấy, tương tự như nhiều quốc gia trên thế giới, thị trường lao động Việt Nam cũng đang tồn tại những vấn đề tiềm ẩn mang tính dài hạn ở cả phía cung lẫn phía cầu lao động, và dịch Covid-19 là cú sốc để những hạn chế đó bộc lộ sớm hơn Để chuẩn bị cho phục hồi và phát triển kinh tế, những nguy cơ tiềm ẩn của thị trường lao động cần được theo dõi, đánh giá và có phương án xử lý ngay từ bây giờ, giảm thiểu cú sốc thiếu hụt lao động khi nền kinh tế mở cửa trở lại, bảo đảm cơ sở vững chắc để nhanh chóng đẩy mạnh kinh doanh, sản xuất ngay khi dịch được khống chế.[9]
Downloaded by hây hay (vuchinhhp3@gmail.com)