1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính độc lập của hội đồng xét xử trong vụ án hành chính

82 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,12 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH (9)
    • 1.1 Khái niệm về tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính (9)
      • 1.1.1 Khái niệm về tính độc lập (9)
      • 1.1.2 Khái niệm về Hội đồng xét xử (11)
      • 1.1.3 Khái niệm về tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính (13)
    • 1.2 Nội dung tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính (17)
    • 1.3 Ý nghĩa tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính (24)
    • 1.4 Các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính (27)
    • 1.5 Các quy định của pháp luật nước ngoài nhằm đảm bảo tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính (36)
      • 1.5.1 Quy định của pháp luật Trung Quốc (36)
      • 1.5.2 Quy định của pháp luật Australia (38)
      • 1.5.3 Quy định của pháp luật Pháp (40)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ (43)
    • 2.1 Thực trạng về tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính 38 (43)
      • 2.1.1 Thực trạng quy định của pháp luật trong việc đảm bảo thực hiện tính độc lập của Hội đồng xét xử các vụ án hành chính (43)
      • 2.1.2 Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật về việc đảm bảo tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính (50)
      • 2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong việc thực hiện tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính (58)
    • 2.2 Kiến nghị hoàn thiện (64)
      • 2.2.1 Sự cần thiết của việc đề ra phương hướng hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính (64)
      • 2.2.2 Các nguyên tắc xây dựng pháp luật về việc đảm bảo tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính (65)
      • 2.2.3 Phương hướng hoàn thiện pháp luật để đảm bảo thực hiện tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính (67)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Khái niệm về tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính

Trên thế giới tồn tại nhiều hệ thống chữ viết khác nhau Quốc ngữ Việt Nam vốn thuộc hệ chữ La Tinh, tuy nhiên, chữ viết thuở hàn vi của người Việt xưa lại là chữ Hán, ấn tích của Hán tự ngày nay vẫn còn đọng lại rất nhiều và chiếm số lượng lớn trong kho tàng ngôn từ của người Việt Do đó, trong phạm vi của đề tài này, tác giả sẽ lựa chọn giải thích khái niệm của tính độc lập theo hai hệ chữ viết có mối gắn kết mật thiết với chữ viết Việt Nam, đó là hệ chữ viết La Tinh mà đại diện là tiếng Anh và hệ chữ tượng hình mà đại diện là tiếng Hán

Trong tiếng Anh, “độc lập” là “independence” Từ gốc của “independence” là

“dependence – phụ thuộc” thêm vào phía trước là tiền tố phủ định “in” “Dependence” hay viết ở dạng động từ là “depend” trong tiếng Anh hiện đại có nghĩa là phụ thuộc, chịu ảnh hưởng bởi ai đó hay cái gì đó Tuy nhiên, trong cách sử dụng của tiếng Anh thời kỳ trung đại, nghĩa gốc của “depend” là “hang down” 1 , có nghĩa là để cái gì đó rơi xuống, thõng xuống dưới, ý nghĩa này gợi nên hình ảnh sự vật ở trong một trạng thái thong dong, phó mặt cho mọi thứ, bị kéo xuống và xuôi theo lực hút của trái đất Khi đặt tiền tố phủ định “in” trước “dependence” đồng nghĩa với việc phủ định sự buông xuống, xuôi theo lực hút kia, hay nói cách khác “independence” chính là không buông xuôi, không cam chịu sự sắp đặt của tự nhiên, mà bám víu lấy mục tiêu của mình và hiện thực hoá bằng hành động

Về phương diện hệ chữ cái tượng hình, “độc lập” được viết dưới dạng Hán tự như sau: 独立, gồm hai chữ 独 (độc) và 立 (lập) tạo thành Chữ 独 (độc) được tạo thành bởi hai bộ, bên trái là bộ Khuyển, bên phải là bộ Trùng Bộ Khuyển chỉ loài chó, bản tính của loài này vốn hung dữ, hiếu chiến, không chiến đấu theo bầy đàn mà đơn thân độc mã đối diện với kẻ địch, sau khi đánh bại được đối thủ, chúng sẽ một mình tận hưởng phần thức ăn, tức con mồi của mình Đối với bộ Trùng, ý nghĩa của bộ này ám chỉ “trùng” trong “côn trùng” Hàm ý của bộ Trùng bắt nguồn từ bản tính của một loại côn trùng tên gọi thục quỳ, loài này thích sống một mình bên trong các bông hướng dương 2 Bản tính chính là cái vốn có, được giới tự nhiên “mã hoá” lên

1 Theo Từ điển Oxford Learner’s Dictionaries online, https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/dependence?qendence, truy cập ngày 11/04/2022

2 Theo thông tin của một thầy giáo người Trung Quốc dạy tiếng Trung cho người Việt mà tác giả đã liên hệ, trao đổi về ý nghĩa của 独 mỗi một sinh vật tồn tại trong trời đất này Dù là chó nghiệp vụ hay chó nuôi trông nhà, dẫu hoàn cảnh sống, huấn luyện khác nhau nhưng chúng luôn giữ tập tính chiến đấu một mình Đã là thục quỳ, từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi, đều sẽ trải qua một kiếp sâu bọ đơn độc bên trong mỗi bông hướng hướng Từ đó, hình thành nên ý nghĩa của “độc” trong “độc lập” theo chữ Hán là tự mình tồn tại, tự mình hành động và đây là sự tự nhận thức, không chịu ảnh hưởng hay tác động của bất cứ ai, là một đặc tính tự nhiên, thuộc về phần bản năng Còn 立 (lập) bắt nguồn từ cổ văn xưa là hình vẽ một người đứng giữa trời đất, hai chân dang rộng, giữ vững tư thế đứng thẳng, về bản chất, từ “lập” có ý nghĩa là đứng thẳng Có thể nói, “lập” hàm ý cho một người đứng giữa trời đất bao la, đang tìm kiếm chỗ đứng cho chính mình 3 , đứng thẳng người đương đầu với gian truân, không nương tựa hay dựa dẫm vào bất cứ điều gì Từ đó,

“độc lập” trong tiếng Trung có nghĩa là tự mình tồn tại, tự mình hành động, không nương tựa hay dựa dẫm vào bất kỳ ai, vào bất kỳ điều gì và đây là sự tự nhận thức, là một đặc tính tự nhiên mà không chủ thể nào có thể tạo ra hay triệt tiêu đi trên bản thân một sinh vật

Theo cách giải thích của Từ điển Tiếng Việt, thì độc lập là “đứng một mình, không dựa vào ai, không nhờ cậy vào ai, không bị ai kiềm chế” 4 Có thể thấy, cách lý giải này khá ngắn gọn, không có các giai đoạn thay đổi để khai thác các cách hiểu khác nhau trong từng giai đoạn đó và cũng không có chiều sâu để có thể liên tưởng vì không được hình thành từ hình ảnh sự vật thật trong tự nhiên Hơn nữa, “độc lập” vốn là một từ Hán Việt, được người Việt mượn từ tiếng Hán, trong quá trình chuyển ngữ, người dịch thuật có thể chỉ đơn thuần dịch thoáng nghĩa của từ để phù hợp với cách hiểu của người Việt Nam, do vậy mà nghĩa của từ “độc lập” theo Từ điển Tiếng Việt nói trên có thể chưa bao quát được phần nội tại bên trong ý nghĩa thật sự của từ này theo ý nghĩa gốc mà tiếng Hán biểu đạt Tựu chung lại, dù có những sự khác nhau nhất định, tuy nhiên, “độc lập” trong cả ba ngôn ngữ trên đều biểu đạt một điểm chung: “độc lập” là tự mình hành động, không bị lệ thuộc hay dựa dẫm vào ai

Từ đó, theo quan điểm của tác giả, “độc lập” chính là không nương tựa hay dựa dẫm vào ai hay điều gì, tự mình tồn tại, tự mình hành động, không buông xuôi, không thoả hiệp khi đối diện với sự an bài của số mệnh, vươn lên chiến thắng nghịch cảnh, “độc lập” trong mỗi chủ thể là kết tinh của quá trình tự nhận thức, không phải kết quả của việc chịu ảnh hưởng hay tác động của bất cứ nhân tố nào

3许慎 (2021), 话说汉字 (Tạm dịch: Giải nghĩa Hán tự), NXB北京联合, tr 207

4 Hoàng Phê (Chủ biên) (1994), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, tr 316

1.1.2 Khái niệm về Hội đồng xét xử

Công lý và Toà án là hai phạm trù có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó công lý là tiêu chí đánh giá nền tư pháp của một quốc gia, còn Toà án là nơi thể hiện sâu sắc nhất bản chất của chế độ, là nơi bảo vệ công lý Nhắc đến việc bảo vệ và thực thi công lý, người ta nghĩ ngay đến hoạt động và chức năng xét xử của Toà án

Theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc và Thạc sĩ Nguyễn Thu Trang thì

“hoạt động xét xử là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước nhằm xem xét, đánh giá và ra phán quyết về tính hợp pháp và tính đúng đắn của hành vi pháp luật hay quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp và mâu thuẫn giữa các bên có lợi ích khác nhau trong các tranh chấp hay mâu thuẫn đó” 5 Đối với nội dung của hoạt động xét xử, việc thực hiện các hoạt động xem xét, đánh giá và ra phán quyết về “tính hợp pháp” của hành vi pháp luật là điều không có gì bàn cãi, tuy nhiên, nếu hoạt động xét xử lại bao hàm cả việc phán xét “tính đúng đắn” của hành vi pháp luật đó thì liệu có phù hợp hay chăng? “Tính đúng đắn” thuộc phạm trù xã hội, là chỉ số để đo lường thái độ, hành vi của con người có phù hợp với quy luật, lẽ phải, đạo lý hay không Cơ sở để nhận định “tính đúng đắn” chủ yếu dựa trên quan điểm cá nhân, tức là tuỳ mỗi cá nhân sẽ có những cách nhìn nhận chủ quan khác nhau về hành vi xảy ra trong thực tế Xem xét “tính đúng đắn” của các hành vi pháp luật có thể hiểu chính là xem xét

“tính hợp lý” của các hành vi đó Tuy nhiên, tranh chấp trong tố tụng hành chính lại không được xem xét ở khía cạnh “tính hợp lý”, bởi lẽ, nếu Toà án xem xét “tính hợp lý” sẽ đồng nghĩa với việc can thiệp vào công việc nội bộ của nhánh hành pháp Do đó, việc nhận định về “hoạt động xét xử” ở trên bao hàm cả xem xét, đánh giá và ra phán quyết về “tính đúng đắn” của hành vi pháp luật hay quyết định pháp luật thì chưa được toàn diện, bởi lẽ nó sẽ dẫn đến một sự vận dụng khập khiễng nếu áp vào việc giải quyết các vụ án hành chính

Pháp luật tố tụng Việt Nam không nêu ra một định nghĩa cụ thể về hoạt động xét xử cũng như Hội đồng xét xử là gì mà chỉ quy định khái niệm của Hội đồng xét xử theo hướng liệt kê số lượng thành phần Thẩm phán và Hội thẩm tham dự Tuỳ thuộc vào loại vụ án, cấp xét xử, phiên toà bình thường hay rút gọn mà quy định số lượng Thẩm phán và Hội thẩm cho phù hợp với bản chất của phiên toà Cụ thể, theo Điều 63, 64 BLTTDS 2015 thì “Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ

5 Đào Trí Úc, Nguyễn Thu Trang (2014), “Vai trò của hoạt động xét xử của tòa án trong quá trình phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam”, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid 8193, truy cập ngày 11/04/2022 thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán” Theo Điều 254 BLTTHS 2015 “Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm Còn Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán” Theo Điều 154 LTTHC 2015 thì Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm, trừ phiên toà rút gọn, trong trường hợp khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng và vụ án phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm Còn Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán

Bên cạnh đó, đối với những vụ án nếu đáp ứng điều kiện pháp luật quy định thì sẽ được áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết Với thủ tục rút gọn, tình tiết vụ án đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, các đương sự đều có địa chỉ cư trú, trụ sở rõ ràng, có đủ những điều kiện cần thiết để đảm bảo vụ án có thể được giải quyết một cách thuận lợi, do đó, thành phần Hội đồng xét xử trong thủ tục rút gọn chỉ cần một Thẩm phán Hội đồng xét xử chỉ đơn thuần là cách gọi tên tại phiên toà của những chủ thể có thẩm quyền xét xử một vụ án, đặc điểm chung của họ chính là đều hướng đến việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án Tính chất của danh xưng này vốn để gọi tên chủ thể làm nhiệm vụ phân xử đúng sai tại phiên toà, Thẩm phán tại phiên toà rút gọn cũng thực thi nhiệm vụ này Hội đồng xét xử ở đây không dựa vào số lượng các thành viên để kết luận có hay không sự tồn tại của chức danh này tại phiên toà Trong phiên toà rút gọn, dù chỉ có một Thẩm phán nhưng vẫn được xem là Hội đồng xét xử Ngoài ra, đối với thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm, theo quan điểm của tác giả, đây là hai thủ tục đặc biệt xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải là cấp xét xử, nên thuật ngữ Hội đồng xét xử sẽ không được sử dụng trong hai thủ tục này

Từ đó, có thể nhận thấy, theo quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử chỉ xuất hiện trong phiên toà sơ thẩm và phiên toà phúc thẩm Ở cấp xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử sẽ gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân, còn ở cấp xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán Đối với phiên toà rút gòn, Hội đồng xét xử chỉ có một Thẩm phán

Theo quan điểm của tác giả, “xét xử” là xem xét, đánh giá bản chất của một hành vi hay một quyết định và đưa ra một phán xét tương ứng với bản chất, mức độ của hành vi hay quyết định đó có trái với quy định của pháp luật hay không Từ đó, Hội đồng xét xử là tập hợp những chủ thể đáp ứng một số điều kiện nhất định, được chỉ định, lựa chọn, để thực hiện các công tác, nghiệp vụ nhằm xem xét, đánh giá bản chất của một vụ việc và nhân danh quyền lực nhà nước đưa ra phán quyết về vụ việc đó có vi phạm quy định của pháp luật hay không cùng các quyết định liên quan đến vụ việc Tuỳ thuộc vào cấp xét xử, tính chất của vụ án mà số lượng và thành phần của Hội đồng xét xử sẽ có sự khác biệt, nếu là cấp xét xử sơ thẩm thì Hội đồng xét xử có thể gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm hoặc hai Thẩm phán và ba Hội thẩm, trong trường hợp là cấp xét xử phúc thẩm thì thành phần Hội đồng xét xử chỉ gồm ba Thẩm phán, với phiên toà rút gọn thì Hội đồng xét xử chỉ gồm một Thẩm phán

1.1.3 Khái niệm về tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính

Nội dung tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính

Tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính được pháp điển hoá bằng nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và ngược lại nguyên tắc này tạo tiền đề cho việc thực thi có hiệu quả tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính Cơ sở lý luận của nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán gắn liền với nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước theo cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa ba nhánh quyền lực là lập pháp, hành pháp và tư pháp “Một nhà nước mạnh luôn gắn với hành pháp mạnh, hành pháp mạnh có thể dễ dẫn đến sự chuyên chế, độc tài và tham nhũng nên việc kiểm soát quyền lực hành pháp là rất quan trọng” 8 Có thể thấy sự độc lập của Toà án có một vai trò vô cùng quan trọng và liên quan đến sự “tồn vong” của một nền tư pháp liêm chính, trong sạch

Tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính không chỉ đơn thuần là sự độc lập trong nội tại của Hội đồng xét xử mà còn phải là sự độc lập giữa các thành viên của Hội đồng xét xử với các tác nhân bên ngoài khác Có thể nói sự độc lập của Hội đồng xét xử phải được hình thành, đảm bảo và duy trì trên cả hai phương diện là “bên trong” và “bên ngoài” của Hội đồng xét xử

Tính độc lập trong nội tại của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính

“Hội đồng xét xử” không phải là một chức danh tư pháp mà chỉ đơn thuần là tên gọi tại toà của một hội đồng làm nhiệm vụ xét xử bao gồm Thẩm phán cùng các Hội thẩm nhân dân, “vòng đời” của danh xưng “Hội đồng xét xử” “chạy song song” với tiến trình của một phiên toà, tức tên gọi này chỉ xuất hiện khi phiên toà bắt đầu và chấm dứt khi phiên toà kết thúc Về lý thuyết, Hội thẩm nhân dân tham gia giải quyết vụ án hành chính sơ thẩm từ thời điểm được Chánh án phân công, tuy nhiên, trên thực tế, Hội thẩm thật sự bắt đầu thực hiện công việc tham gia xét xử vụ án từ thời điểm nhận được hồ sơ vụ án và bước vào giai đoạn nghiên cứu hồ sơ này Sự độc lập của Hội đồng xét xử là sự độc lập giữa Thẩm phán với các Hội thẩm, hoặc

8 Trịnh Thị Xuyến (2008), Kiểm soát quyền lực nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, tr.157 giữa các Thẩm phán với nhau trong cùng một hội đồng với nhau và được thể hiện trong ba quá trình sau đây:

Giai đoạn nghiên cứu hồ sơ vụ án

Nghiên cứu hồ sơ vụ án là tổng hợp một chuỗi các hoạt động nghề nghiệp đặc thù của Thẩm phán và Hội thẩm, bao gồm xem xét, đánh giá, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các tài liệu cũng như chứng cứ liên quan đến vụ án, từ đó góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án, khôi phục lại trật tự xã hội đã bị xâm hại Đây là nền tảng, là tiền đề để có được sự độc lập trong tư duy tại phiên toà cũng như tại phòng nghị án Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án giúp Thẩm phán cũng như Hội thẩm nhân dân có những nhìn nhận sơ khai về vụ án cũng như nắm bắt được các tình tiết và bản chất của vụ án, từ đó mà có cơ sở để tra cứu, tìm hiểu các điều khoản của pháp luật liên quan Nếu Thẩm phán hay Hội thẩm không có sự chuẩn bị trước, không nghiên cứu trước hồ sơ vụ án thì sẽ dễ rơi vào thế bị động tại phiên toà Độc lập trong giai đoạn nghiên cứu hồ sơ vụ án đòi hỏi Thẩm phán và Hội thẩm phải độc lập trong ba khía cạnh sau: độc lập trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án được Toà án giao; độc lập trong việc đánh giá, áp dụng các quy định của pháp luật vào các tình tiết trong hồ sơ vụ án và độc lập trong việc tìm hiểu các kiến thức chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác có liên quan đến nội dung vụ án

Khi nhận được hồ sơ vụ án được Toà án giao, các thành viên Hội đồng xét xử phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ ấy, xem xét, đánh giá, phân tích, tổng hợp các tình tiết của bản án để có một cái nhìn tổng thể cũng như nắm bắt được bản chất của vụ án Sau đó, trên cơ sở đã nghiên cứu các tình tiết, Thẩm phán và Hội đồng xét xử bước đầu thực hiện việc soi chiếu, đánh giá và “khoanh vùng” các quy định pháp luật liên quan Chưa dừng lại ở đó, để giải quyết một tranh chấp hành chính, những đòi hỏi về việc nắm vững các tình tiết của vụ án cùng các quy định pháp luật có liên quan là điều cần thiết, tuy nhiên, hơn hết, người phán xử trong các vụ án hành chính còn cần có một lượng kiến thức chuyên môn vừa đủ về các lĩnh vực khác Bởi lẽ án hành chính liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước, mà hoạt động này lại bao trùm trên hầu hết các lĩnh vực đời sống Ví dụ, đối với tranh chấp hành chính về đất đai, tranh chấp này thường gắn với “các yếu tố kỹ thuật và các sự kiện như xác định giá đất áp dụng trong các vụ việc tranh chấp, tính toán diện tích đất bị thu hồi, hoặc toàn bộ chi phí liên quan đến thu hồi đất Để giải quyết hiệu quả các tranh chấp này, bên cạnh hiểu biết về luật đất đai, những người xét xử cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý đất đai và thị trường bất động sản” 9 Do đó, để có thể nắm bắt được bản chất tranh chấp và có hướng giải quyết đúng, thì Hội đồng xét xử không thể xem nhẹ việc tìm hiểu các kiến thức chuyên môn khác có liên quan đến vụ tranh chấp

Trong giai đoạn của quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án này, Thẩm phán và Hội thẩm có sự trao đổi, tham khảo cách nhìn nhận của nhau về vụ án, tuy nhiên, hoạt động này chỉ nên dừng lại với mục đích tham khảo như lúc ban đầu, chứ không được trở thành cơ sở tác động vào tự duy độc lập của thành viên Hội đồng xét xử Tham khảo quan điểm của người khác là tốt, tuy nhiên, không được để quan điểm ấy chi phối cách suy nghĩ của mình Trong thực tế, Hội thẩm nhân dân vốn là các công chức kiêm nhiệm, do đó, có nhiều người không đảm bảo được thời gian cho công việc làm Hội thẩm, nhiều trường hợp nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách rất qua loa, thậm chí là không nghiên cứu Hành vi không nghiên cứu hồ sơ vụ án của Hội thẩm là thái độ lệ thuộc vào Thẩm phán Hành vi này cũng có thể được xem là cản trở đến tính độc lập của Hội đồng xét xử

Trong phần xét hỏi tại phiên toà

Mục đích của phần xét hỏi tại phiên toà là nhằm làm sáng tỏ những khuất mắc, nghi vấn về các tình tiết của vụ án, từ đó mà đưa ra nhận định đúng nhất về sự thật của vụ án Theo quy định của LTTHC 2015, sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, dưới sự điều hành của Chủ toạ phiên toà, những chủ thể sau đây sẽ lần lượt được tham gia hỏi theo thứ tự như sau: đầu tiên là đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; tiếp theo là những người tham gia tố tụng khác; sau đó là Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân; cuối cùng là kiểm sát viên tham gia phiên tòa Độc lập trong phần xét hỏi tại phiên toà đòi hỏi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải độc lập với câu hỏi của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cùng những người tham gia tố tụng khác khi những người này được thực hiện quyền hỏi của mình trước Thẩm phán và Hội thẩm Đồng thời, sự độc lập trong tiến trình tiến hành thủ tục xét hỏi này cũng đòi hỏi Thẩm phán và Hội thẩm phải độc lập nhau Cụ thể, những câu hỏi của thành viên Hội đồng xét xử không được hỏi trùng với câu hỏi của những chủ thể đã tiến hành hỏi trước đó và không được trùng với nhau, tốt nhất là nên đứng trên nhiều phương diện, vấn đề khác nhau của vụ án để đặt câu hỏi Độc lập trong quá trình xét hỏi giúp tránh lãng phí thời gian với

9 Nguyễn Văn Quang (2007), Nghiên cứu so sánh về hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động hành chính bằng

Toà án và cơ quan tài phán hành chính ở Australia và Việt Nam: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ, tr 47 việc lặp lại những câu hỏi đã được hỏi, và hơn hết là “cởi bỏ” được những thắc mắc,

“bóc tách” được nhiều khía cạnh của vụ án mà thông qua hoạt động nghiên cứu hồ sơ chưa thể nắm bắt được

Thực tiễn xét xử, có những phiên toà, tại phần xét hỏi, chỉ có mình Thẩm phán đặt câu hỏi cho các đương sự, trong khi đó, hai Hội thẩm bên cạnh chỉ giữ im lặng

Có thể là vì Hội thẩm đã nắm vững được cách tình tiết của vụ án và câu hỏi của Thẩm phán cùng câu trả lời của đương sự vừa hay giải đáp được những “nút thắt” của họ về vụ án, nên họ cảm thấy không cần thiết để hỏi; hoặc cũng có thể là vì họ căn bản không biết bắt đầu từ đâu, không biết hỏi điều gì, mọi việc cứ theo Thẩm phán chủ toạ Hội thẩm không thể nào chỉ “ngồi cho có” tại phiên toà, mọi việc xét hỏi đều phó thác cho Thẩm phán, mà họ phải thể hiện sự độc lập và chủ động trong việc đặt câu hỏi

Pháp luật tố tụng quy định chỉ có thành viên của Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án Nghị án là một giai đoạn quan trọng, tại đây, những vấn đề của vụ án sẽ được Hội đồng xét xử quyết định Việc nghị án được tổ chức ở phòng riêng và cách ly với bên ngoài, không chủ thể nào được pháp can thiệp vào hoạt động nghị án của các thành viên Hội đồng xét xử Sự độc lập của Hội đồng xét xử khi bước vào giai đoạn nghị án thể hiện ở sự độc lập trong việc xem xét lại các vấn đề của vụ án dựa trên những cơ sở, căn cứ cho phép theo quy định của pháp luật và sự độc lập trong việc biểu quyết các vấn đề nói trên

Thẩm phán và Hội thẩm phải dựa vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quả việc tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của Kiểm sát viên, các quy định của pháp luật và nghiên cứu, áp dụng án lệ hành chính (nếu có) để “đưa ra các kết luận của mình mà không lệ thuộc vào quan điểm, chính kiến của các thành viên khác trong Hội đồng xét xử” 10 Bước vào giai đoạn nghị án, các vấn đề của vụ án đều phải được giải quyết bằng biểu quyết và quyết định theo đa số, Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán là người biểu quyết sau cùng, do đó, Thẩm phán không được để “lá phiếu” của mình bị ảnh hưởng bởi các Hội thẩm đã bỏ phiếu trước, dù cho xác suất quan điểm của Thẩm phán bị ảnh hưởng bởi Hội thẩm nhân dân là khá thấp Thực tiễn chứng minh, lưu lượng kiến thức pháp lý cũng như kinh nghiệm xét xử của Hội thẩm đều có phần hạn chế hơn so với các Thẩm phán Trong khi các Thẩm phán là những người được đào tạo bài bản về kiến thức pháp lý cũng như phải

10 Trần Thị Thu Hằng (2018), “Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật – Thực tiễn thực hiện và kiến nghị”, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/nguyen-tac-tham-phan-hoi-tham- xet-xu-doc-lap-va-chi-tuan-theo-phap-luat-thuc-tien-thuc-hien-va-kien-nghi, truy cập ngày 14/04/2022 trải qua một sự tu luyện, bồi dưỡng gian khổ mới có thể lên tới chức danh này, thì Hội thẩm chỉ là những công dân có hiểu biết về pháp luật Do đó, Thẩm phán không được áp đặt ý kiến đối với Hội thẩm khi xét xử, nếu Thẩm phán bằng cách này hay cách khác định hình tư duy của Hội thẩm đi theo quan điểm của mình thì mục đích Hội thẩm nhân dân tham gia vào Hội đồng xét xử không còn ý nghĩa Cũng trong giai đoạn nghị án này, với việc quy định Hội thẩm bỏ phiếu trước, pháp luật đã phần nào bảo đảm được sự độc lập của Hội thẩm trước Thẩm phán bằng việc loại bỏ khả năng Hội thẩm bỏ phiếu theo kết quả bỏ phiếu của Thẩm phán Hội thẩm là những người

“nổ phát súng đầu tiên” trong việc đưa ra nhận định cuối cùng về vụ án, do đó, họ mặc nhiên không thể biết được Thẩm phán sẽ bỏ phiếu gì, từ đó mà “lá phiếu” của Hội Thẩm có khả năng phản ánh đúng quan điểm thật sự của họ Mặc dù ban hành quyết định trên cơ sở ý kiến được nhiều sự ủng hộ nhất, tuy nhiên người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ vụ án

Ý nghĩa tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính

Không phải tự nhiên mà Nhà nước, các nhà lập pháp cùng các học giả lại chú trọng đến việc bảo đảm và tăng cường tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính Có thể nói tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động có hiệu quả của nhánh tư pháp và góp phần củng cố niềm tin của người dân vào Nhà nước Tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính gồm những ý nghĩa sau đây:

Thứ nhất, thể hiện vai trò của Toà án trong cơ cấu bộ máy Nhà nước Quyền lực nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó Quốc hội thực hiện quyền lập pháp thông hoạt động làm luật, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp thông qua việc thi hành các quy định của pháp luật và Toà án thực hiện quyền tư pháp thông qua hoạt động xét xử “Cho dù nhà nước có thể được tổ chức theo kiểu này hay kiểu khác, theo chế độ đại nghị hay tổng thống thì chỉ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp, mà không phụ thuộc và mối quan hệ với tư pháp Điều này chỉ có thể nói lên rằng tư pháp thì kiểu gì cũng phải độc lập” 15 Sự tồn tại của Toà án là để đảm bảo công bằng, bảo vệ công lý, trừng trị tội phạm và giải quyết các xung đột trong lòng xã hội Montesquieu cũng đã từng nói “Sẽ không có tự do nếu quyền xét xử không được phân biệt với quyền lập pháp và quyền hành pháp” 16

Trong vụ án hành chính, người bị kiện là những cơ quan, cá nhân mang quyền lực nhà nước và thường là cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý hành chính, tức họ trực thuộc nhánh hành pháp Và không có cấp lãnh đạo nào trong cơ quan nhà nước lại muốn tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan mình bị đem ra trước Toà xem xét, phán xử, lại càng không muốn nhận được bản án tuyên quyết định hay hành vi ấy trái pháp luật, do đó, họ sẽ luôn tìm cách gây ảnh hưởng lên Hội đồng xét xử Nếu Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính đứng về phía người bị kiện và việc này kéo dài, trở thành một tiền lệ thì chẳng khác gì trên thực tế quyền xét xử và quyền hành pháp đang gần như sáp nhập lại với nhau mặc dù trên lý thuyết thì ba nhánh quyền lực là lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập nhau Theo Montesquieu “nếu quyền xét xử được nhập vào quyền hành pháp thì thẩm phán sẽ trở thành những kẻ áp bức” 17 , lúc này, Toà án vô hình chung đã trở thành nơi thực hiện ý chí của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước Sự độc lập trước người khởi kiện trong vụ án hành chính của Thẩm phán nói riêng và Hội đồng xét xử nói chung là biểu hiện cho sự độc lập của nhánh tư pháp trước sự can thiệp của nhánh hành pháp

15 Cao Anh Đô (2013), Phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 37

16 Montesquieu (1967), Tinh thần pháp luật, NXB Sài Gòn, tr 84

17 Montesquieu (1967), Tinh thần pháp luật, NXB Sài Gòn, tr 84

Thứ hai, tăng cường tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính đồng nghĩa với việc đảm bảo công bằng, bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật

“J Locke là một trong hai người được xem là có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển của tư tưởng độc lập xét xử về sau đã tuyên bố rằng việc xây dựng các đạo luật với quyền khiếu nại đến các Thẩm phán độc lập là điều cần thiết cho một xã hội văn minh” 18 “Từ xưa đến nay, con người vì bình đẳng mà nỗ lực, đấu tranh không mệt mỏi và các cuộc đấu tranh đều giương ngọn cờ bình đẳng” 19 Bình đẳng của một công dân thể hiện trên nhiều bình diện nhưng trước tiên và cơ bản nhất là bình đẳng trước pháp luật và điều này được ghi nhận tại Điều 16, Hiến pháp 2013 rằng “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” Do đó, trước “công đường”, người khởi kiện và người bị kiện trong vụ án hành chính đều bình đẳng với nhau, không ai có vị thế cao hơn ai, nếu bắt buộc phải có một chủ thể chiếm vị thế cao hơn thì chủ thể đó duy chỉ pháp luật Dù là những chủ thể mang quyền lực nhà nước nhưng một khi bị khiếu kiện thì địa vị của cơ quan, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện trước pháp luật ngang bằng với người khởi kiện Dù người bị kiện có tìm cách gây ảnh hưởng lên Hội đồng xét xử, nhưng nếu Thẩm phán cùng các Hội Thẩm vẫn luôn giữ vững được tính độc lập và lập trường của mình thì sẽ phần nào đảm bảo được sự bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân Nước ta đang trên tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội mà hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa xã hội chính là giải phóng con người khỏi áp bức, đảm bảo cho mọi người có cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc Bởi vì lẽ đó, bảo đảm được tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính sẽ củng cố sự bình đẳng trong lòng xã hội, góp phần rút ngắn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta

Thứ ba, tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính tạo điều kiện để phát huy tính dân chủ của nhân dân “Quyền dân chủ trước hết là quyền con người; hơn nữa, nó nhấn mạnh đặc biệt đến các quyền về chính trị” 20 , theo quan điểm của trường phái học thuyết về quyền tự nhiên thì quyền con người là những gì bẩm sinh mà mỗi một cá nhân sinh được tạo hoá ban cho và quyền này đồng hành trong xuyên suốt phần đời của mình, không một chủ thể nào có thể tước đoạt đi Hơn nữa, quyền con người được ghi nhận tại Điều 6 Công ước Châu Âu về nhân quyền bao hàm cả

18 Nguyễn Hải Ninh (2012), “Sự hình thành và phát triển tư tưởng về độc lập xét xử”, Nhà nước và Pháp luật,

19 Mai Hải Oanh (2020), Giá trị bình đẳng – Tiêu chí quan trọng của chủ nghĩa xã hội, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/820729/gia-tri-binh-dang -tieu-chi-quan- trong-cua-chu-nghia-xa-hoi.aspx, truy cập ngày 15/04/2022

20 Hoàng Văn Nghĩa (2003), “Dân chủ và thực hiện quyền dân chủ”, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid!0141, truy cập ngày 15/04/2022 quyền được xét xử công bằng Do đó, việc bảo đảm công bằng trong xét xử thông qua sự độc lập của Hội đồng xét xử sẽ là phương tiện để người dân thực hiện quyền con người của mình và từ đó suy ra là thực hiện quyền dân chủ Cơ sở nền tảng và

“bệ đỡ” cho việc thực thi quyền dân chủ của nhân dân chính là nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Người dân có quyền khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan đó khi cho rằng các đối tượng trên gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của họ Chỉ khi nào tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính được bảo đảm, không tồn tại bất kỳ sự bao che nào đối với những sai phạm của các cơ quan quản lý hành chính hay người có thẩm quyền trong cơ quan đó thì người bị kiện mới bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật, người dân mới có thể thực hiện quyền dân chủ của mình

Thứ tư, sự độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính “là phương tiện không thể thiếu để hạn chế chính quyền bằng luật” 21 , kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính Một khi Toà án độc lập tức Hội đồng xét xử vụ án hành chính được độc lập thì sẽ bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước Hiệu lực và hiệu quả hoạt động của quyền lực tư pháp có tác dụng như một “liều thuốc kháng sinh” bảo vệ chế độ trước sự thâm nhập của nhân tố gây bệnh đến từ sự lạm quyền, quan liêu của quyền lực hành pháp Việc phía sau mỗi quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình có khả năng bị một cơ quan quyền lực ngang hàng khác kiểm tra, xử lý trong trường hợp bị khiếu kiện sẽ khiến các cơ quan hành chính nhà nước thận trọng hơn trong việc ban hành các quyết định hay thực hiện các hành vi Điều này khiến cho hoạt động của nhánh hành pháp sẽ thận trọng và nằm gọn trong khuôn khổ luật pháp hơn.

Các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính

Khi nhắc đến một nền tư pháp độc lập, người ta nghĩ ngay đến vị thế của tư pháp khi “được đặt trong mối quan hệ với hai nhánh quyền lực khác nhưng trước hết là quyền hành pháp Bởi vì quyền hành pháp nắm trong tay bộ máy, lực lượng cưỡng chế, có thể chi phối về vật chất và tinh thần, không chỉ đối với nhánh quyền lực tư pháp, mà cả đối với quyền lập pháp một cách mạnh mẽ” 22 Trước sự lớn mạnh của quyền lực hành pháp, nhà nước đã xây dựng nên một hành lang các quy định pháp lý

21 Nguyễn Thị Hồng (2014), “Bảo đảm độc lập tư pháp trong nhà nước pháp quyền – Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị sửa đổi Luật tổ chức Toà án nhân dân”, Nghiên cứu lập pháp, (16), tr 53-64

22 Hà Thị Mai Liên (2008), “Bàn về nguyên tắc tổ chức Toà án và sự độc lập của Hội đồng xét xử ở Việt Nam”,

Nhà nước và Pháp luật, (10), tr 15-22 nhằm bảo trợ cho tính độc lập của quyền lực tư pháp và đại diện là củng cố và phát huy tính độc lập của Hội đồng xét xử trong tố tụng hành chính:

Một là nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và tuân theo pháp luật”

Cơ sở cho việc bảo đảm tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính là nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và tuân theo pháp luật”

Có thể nói đây là một nguyên tắc mang tính lịch sử ở nước ta, dù trải qua nhiều sự

“biến thiên” trong lòng xã hội và những sự thay đổi trên “vũ đài chính trị” thì nội hàm của nguyên tắc này không bị mất đi và ngày càng hoàn thiện hơn Xuất phát điểm của nguyên tắc này được ghi nhận tại Ðiều 69 Hiến pháp 1946 “Trong khi xét xử, các viên Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp”, có thể thấy ở thời điểm 1946 thì nguyên tắc này chỉ mới được manh nha hình thành nên còn chưa hoàn thiện và đầy đủ, cụ thể sự độc lập của Thẩm phán chưa được đề cập và chỉ mới có quy định về việc tuân theo pháp luật Đến khi Hiến pháp 1959 ra đời thì nguyên tắc này đã được ghi nhận một cách rõ nét hơn “Khi xét xử, Tòa án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Hiến pháp 1959 đã ghi nhận về sự độc lập của Toà án nhân dân trong xét xử, tuy nhiên lại pháp điển hoá nó dưới dạng quyền độc lập, cụ thể Toà án nhân dân có quyền độc lập khi xét xử, điều này không phù hợp vì nó đồng nghĩa với việc Toà án khi xét xử có thể lựa chọn “độc lập” hoặc “không độc lập” với hai nhánh quyền lực còn lại, trong khi để việc xét xử đúng đắn và hợp pháp thì nhánh tư pháp phải tách riêng, độc lập với lập pháp và hành pháp Đến Hiến pháp 1980 đã khắc phục nhược điểm này của bản Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1992 duy trì nguyên vẹn nội hàm của nguyên tắc này theo như Hiến pháp 1980, cụ thể Hiến pháp 1992 quy định“Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Hiến pháp 2013 có sự kế thừa Hiến pháp 1992, tuy nhiên có sự sắp xếp lại câu chữ nhưng không đáng kể và có sự mở rộng thêm nội hàm của nguyên tắc trên, cụ thể Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” Trên cơ sở quy định của Hiến pháp 2013, tại khoản 1 Điều 9 LTCTAND 2014 và tại khoản 1 Điều 13 LTTHC 2015 đã lần nữa củng cố nội hàm trên, cụ thể, trong khi giải quyết các vụ án hành chính “Thẩm phán,

Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Có thể thấy, “độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử” không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ mà thành viên Hội đồng xét xử bắt buộc phải thực thi

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 13 LTTHC 2015 còn quy định “Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dưới bất kỳ hình thức nào”, nếu không sẽ “tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật” 23 Chỉ cần là hành vi có yếu tố can thiệp đến hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm thì đều được xem là những hành vi vi phạm pháp luật, đó có thể là những “tác động vật lý” hay là những lời đe doạ, áp đảo tinh thần… Bằng cụm từ “dưới bất kỳ hình thức nào” pháp luật đã “quy hoạch” được trên diện rộng phạm vi của các hành vi can thiệp đến việc xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm, những hành vi này không cần nhất thiết phải thoả mãn các điều kiện về mức độ tổn thương thể xác hay tinh thần, là hành vi trực tiếp hay gián tiếp của chủ thể, là hành vi bị bắt quả tang hay những hành vi ngầm…, chỉ cần nó can thiệp đến hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm thì mặc nhiên rơi vào phạm vi quy phạm của điều luật trên Ví dụ, trong các hình thức dưới đây: lời hứa từ phía người bị kiện sẽ giúp Thẩm phán thăng tiến trong sự nghiệp, lời đe dọa buộc Thẩm phán phải che dấu sự thật vụ án hay có hiện hữu trong thực tế của hành vi xâm hại đến thân thể Thẩm phán để yêu cầu một bản án theo ý muốn của chủ thể nào đó, hình thức nào sẽ được xem là “can thiệp” theo quy định của luật? Cả ba hình thức ví dụ ở trên đều được diễn ra với mục đích hướng đến tác động vào phán quyết cuối cùng sẽ đi theo một hướng nào đó, nhưng khác nhau về mức độ và cường độ tác động “Can thiệp” là thông qua việc tác động để tham dự vào việc của người khác nhằm hướng diễn biến của sự việc theo một mục đích nào đó Do đó, chỉ cần là những hành vi tác động đến Thẩm phán và Hội thẩm với mục tiêu “điều hướng” phán quyết theo một hướng nào đó đều sẽ là hành vi can thiệp theo quy định của luật Quy định này một mặt loại bỏ, bài trừ đi những nhân tố ngoại lai tác động lên độc lập xét xử, bảo đảm tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính, mặc khác lại có giá trị như một lời răn đe, cấm đoán những chủ thể có ý định sẽ can thiệp vào hoạt động xét xử này

Hai là nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính Điều 14 LTTHC 2015 quy định về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính với nội dung Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không được tiến hành, tham gia tố tụng nếu có căn cứ cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình Nếu giữa Hội đồng xét xử vụ án hành chính và người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng hay giữa các thành viên Hội đồng xét xử với nhau tồn tại những mối quan hệ như gia đình, bạn bè, tình cảm… thì họ sẽ khó có thể vô tư, khách quan, giữ được tư duy độc lập của mình trước sự ảnh hưởng, tác động của các mối quan hệ nói trên Đặc biệt, nếu giữa thành

23 Khoản 2 Điều 9 LTCTAND 2014 viên Hội đồng xét xử vụ án hành chính và người tham gia tố tụng như người khởi kiện, người bị kiện có sự nối kết bằng những mối quan hệ nhất định thì phán xét của Hội đồng xét xử có khả năng cao sẽ thiêng về hướng có lợi cho họ Ở đời, chuyện

“con kiến kiện củ khoai” vốn là điều không hề đơn giản, nguyên tắc này góp phần hạn chế tình trạng vì những mối quan hệ cá nhân mà dẫn đến làm sai lệch sự thật vụ án Đặt trên bàn cân so sánh, những người cùng huyết thống nói riêng và những người có mối quan hệ thân cận nói chung thì sẽ luôn có một vị trí cao hơn những người xa lạ khác trong nhận thức chủ quan của thành viên Hội đồng xét xử Vì vậy, để tránh trường hợp quyết định của Hội đồng xét xử bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ thân thiết nhất định, bảo đảm sự độc lập đến từ nội tại và bên ngoài của Hội đồng xét xử vụ án hành chính, Luật Tố tụng hành chính đã quy định nguyên tắc đảm bảo sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính

Ba là quy định về thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án nhân dân

Luật Tố tụng hành chính cũ trao thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho Toà án nhân cấp huyện xử lý Tuy nhiên, tranh chấp đất đai là những vụ việc khá khó và phức tạp nên tỷ lệ án bị huỷ, bị sửa còn cao Lấy ví dụ về tranh chấp quyết định thu hồi đất đai, “trong các tranh chấp này vấn đề không nằm ở chỗ các quyết định này có hợp pháp hay không mà là vấn đề đền bù đất đai các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định cho các hộ gia đình hoặc tổ chức có đất đai bị thu hồi bắt buộc có công bằng hay không” 24 Cơ sở để đánh giá có công bằng hay không không nằm hiển hiện trong các quy định của pháp luật mà lại liên quan đến các yếu tố kỹ thuật như xác định đúng giá trị thật của đất trong vụ tranh chấp, đo đạc diện tích đất bị thu hồi và tính toán chi phí đền bù phù hợp cho người dân “Theo số liệu thống kê việc giải quyết các vụ án hành chính những năm gần đây cho thấy trung bình hằng năm… các Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý, giải quyết khoảng 4.500 vụ/năm, trong đó các khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý đất đai chiếm khoảng 80%, tương ứng với 3.600 vụ” 25 Tuy nhiên, Toà huyện lại không có các Thẩm phán chuyên trách, dẫn đến chất lượng giải quyết các tranh chấp về đất đai còn chưa cao Hơn nữa, Thẩm phán nể nang lãnh đạo của cơ quan chính quyền địa phương là điều khá phổ biến bởi lẽ việc tái bổ nhiệm của Thẩm phán phụ thuộc vào cơ quan hành pháp, cộng thêm với nguồn

24 Nguyễn Văn Quang (2007), Nghiên cứu so sánh về hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động hành chính bằng Toà án và cơ quan tài phán hành chính ở Australia và Việt Nam: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ, tr 47

25 Phạm Thị Phương Thảo (2016), “Những quy định đảm bảo sự độc lập của Toà án trong Luật Tố tụng hành chính 2015”, Kỷ yếu hội thảo những điểm mới của Luật Tố tụng hành chính 2015, Đại học Luật TP HCM, tr 31-35 tiền để hỗ trợ ngân sách hoạt động của Toà án bắt nguồn từ chính quyền địa phương, do đó, kết quả bản án do Thẩm phán huyện tuyên đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện khiến người ta đặt ra nghi vấn về độ chính xác và tính công bằng Tuy nhiên, LTTHC 2015 đã tạo ra một bước ngoặc mới trong việc quy định thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện của Uỷ ban nhân dân huyện và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, cụ thể theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 LTTHC 2015 thì thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện nói trên thuộc về Toà án nhân dân cấp tỉnh Quy định này không những làm tăng hiệu quả của công tác giải quyết các vụ án hành chính phức tạp, củng cố niềm tin của người dân mà còn đảm bảo được tính độc lập xét xử, hạn chế tình trạng quan liêu ở cấp huyện Khi Toà tỉnh xử Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện thì chung quy lại, chúng ta vẫn tin rằng có sự công tâm, minh bạch hơn việc Toà huyện xử Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện

Bốn là quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Toà án, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân

Với tư cách là người đứng đầu Toà án, LTCTAND 2014 và Điều 37 LTTHC

2015 trao cho Chánh án nhiệm vụ tổ chức công tác quản lý hành chính nhà nước trong Toà án hành chính như tổ chức công tác giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Toà án, quyết định phân công Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án hành chính, quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án trước khi mở phiên toà, ra quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng hành chính…

Có thể thấy những nhiệm vụ và quyền hạn mà pháp luật trao cho Chánh án chỉ đơn thuần là những bổn phận liên quan đến việc quản lý hành chính, chứ hoàn toàn không hề có quy định nào cho phép Chánh án can thiệp vào quá trình xét xử của Hội đồng xét xử vụ án hành chính Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định minh thị việc Chánh án có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Chánh án bảo đảm cho Hội đồng xét xử vụ án hành chính độc lập trong xét xử thông qua quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trước khi mở phiên toà nếu tồn tại những chứng cứ chứng minh họ sẽ không bảo đảm được sự độc lập trong xét xử

Các quy định của pháp luật nước ngoài nhằm đảm bảo tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính

1.5.1 Quy định của pháp luật Trung Quốc

Hệ thống xét xử hành chính Trung Quốc hiện nay cũng đang đối diện với nhiều khó khăn có nét tương đồng với tư pháp hành chính Việt Nam: thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án chưa cao, tính độc lập trong xét xử hành chính chưa mạnh, hệ thống xét xử hành chính chưa phù hợp 26 Đối diện với những sự khó khăn, cản trở đến việc thực thi độc lập xét xử nói chung và độc lập xét xử trong các vụ án hành chính nói riêng, pháp luật Trung Quốc đã có một số quy định cụ thể để góp phần củng cố và thiết lập một nền tư pháp hành chính độc lập, trong đó có thể kể đến là một số quy định trong hai đạo luật đặc biệt của Trung Quốc mà Việt Nam hiện nay chưa xây dựng, đó là Luật Pháp quan Trung Quốc và Luật Hội thẩm nhân dân Trung Quốc

26王丽娜 (2015), 浅谈我国行政审判体制改革 (Tạm dịch: Bàn luận về cải cách thể chế hành chính tài phán của Trung Quốc), http://www.byswzfw.gov.cn/study/5382.html, truy cập ngày 23/04/2022 Điều 7 Luật Pháp quan Trung Quốc 1995 quy định Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật, được pháp luật bảo vệ và không chịu sự can thiệp của các cơ quan hành chính, các nhóm xã hội và cá nhân Quy định này nhấn mạnh việc Toà án khi xét xử vụ án hành chính mà đại diện là Thẩm phán không chịu tác động từ cơ quan hành chính Bản chất của quyền tư pháp và hành pháp là không giống nhau, tư pháp là “xét xử”, còn hành pháp là “cưỡng chế”, hai nhánh quyền này không hề có chung một “giao điểm” nào nên không thể giao thoa, dung hoà vào nhau, bởi vậy việc nhánh hành pháp can thiệp vào nhánh tư pháp là đi ngược lại với bản chất của chính mình Bên cạnh đó, Điều 54 Luật này cũng quy định không có bất cứ một người hay đơn vị nào được phép yêu cầu Thẩm phán tham gia vào các công việc vượt quá phạm vi nhiệm vụ luật định; Thẩm phán có quyền từ chối mọi hành vi cản trở việc xử lý vụ án, lập biên bản, báo cáo một cách đầy đủ, trung thực; nếu có vi phạm kỷ luật, pháp luật thì các cơ quan liên quan truy cứu trách nhiệm của những người có trách nhiệm và thủ phạm tùy theo mức độ nghiêm trọng Pháp luật tố tụng hành chính Trung Quốc quy định Thẩm phán xét xử vụ án hành chính theo pháp luật và quy định hành chính, quy định mang tính địa phương (quy định mang tính địa phương áp dụng với vụ án phát sinh trong khu hành chính) Do đó, nếu người bị kiện yêu cầu Thẩm phán xét xử vụ án hành chính theo ý của mình thì đã yêu cầu Thẩm phán tiến hành một công việc vượt quá phạm vi luật định cho Thẩm phán và đối diện với điều này Thẩm phán có quyền từ chối, báo cáo lại với cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối tượng đã tác động lên việc độc lập xét xử của Thẩm phán Quy định này một mặt trao cho Thẩm phán quyền năng độc lập, thế chủ động trước những yêu cầu không hợp pháp từ bên phía người bị kiện trong vụ án hành chính, một mặt có giá trị răn đe, cảnh cáo người bị kiện và đặc biệt là các cơ quan hành chính khi muốn can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán

Luật Pháp quan Trung Quốc 1995 và Luật Hội thẩm nhân dân Trung Quốc

2018 có một điểm chung ở việc xây dựng những quy định để bảo vệ cho sự an toàn của cá nhân Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cũng như thân nhân của họ trước sự trả đũa của những đương sự không hài lòng với kết quả phán quyết của Tòa án, điều này góp phần rất lớn trong việc đảm bảo sự độc lập xét xử của Hội đồng xét xử Một Thẩm phán sẽ không thể độc lập nếu đối diện với việc “chiếc ghế” Thẩm phán của mình bị đe doạ và xa hơn nữa là tính mạng của bản thân và gia đình đang trong nguy cơ bị tổn hại, Hội thẩm nhân dân cũng sẽ không thể độc lập khi tính mạng của họ bị đe doạ, cởi bộ áo pháp quan ra thì Hội thẩm cũng chỉ là “dân đen”, trong khi bên bị kiện trong vụ án hành chính mang trong mình quyền lực nhà nước, có quyền, có thế thì đối trọng lại với điều đó không chỉ cần sự uy nghi, liêm khiết của Thẩm phán và

Hội thẩm mà càng cần sự nghiêm minh, uy quyền vững chắc của pháp luật Chỉ khi nào pháp luật bảo vệ được Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trước sự đe doạ trả thù của người thua kiện thì khi đó họ mới có thể hết lòng phụng sự lẽ phải và sự công bằng Cụ thể, Điều 55 Luật Pháp quan Trung Quốc quy định không một đơn vị hay cá nhân nào được phép trả đũa Thẩm phán và những người thân cận của họ, những ai có hành vi trả thù, gạ gẫm, xúc phạm, vu khống, bạo lực, đe dọa, sách nhiễu và các hành vi phạm pháp, tội phạm khác đối với Thẩm phán và những người thân cận của họ sẽ bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật Trong trường hợp có nguy cơ mất an toàn cá nhân của Thẩm phán và người thân thích của họ do thi hành công vụ theo quy định của pháp luật, thì Tòa án nhân dân, Cơ quan công an thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết như bảo vệ cá nhân, cấm những đối tượng cụ thể tiếp xúc với các Thẩm phán và những người thân cận của họ (Điều 57 Luật Pháp quan Trung Quốc) Điều 28 Luật Hội thẩm nhân dân Trung Quốc cũng có nội hàm tương tự quy định về bảo vệ an toàn cho Thẩm phán, cụ thể không một đơn vị, cá nhân nào được trả thù Hội thẩm nhân dân và những người thân thích của họ; người nào trả thù, trù dập, xúc phạm, vu khống, xâm phạm Hội thẩm nhân dân và những người thân thích của họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật Nếu trong pháp luật hình sự, các hành vi xâm hại phải đạt đến một mức định lượng, định tính cụ thể nào đó mới cấu thành tội phạm thì với quy định như vậy, chỉ cần đơn giản là sự vu khống cũng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật

1.5.2 Quy định của pháp luật Australia

Trước đây, vào những năm 70, do đòi hỏi của xã hội và yêu cầu khách quan của thời đại, Australia đã thực hiện cải cách hệ thống pháp luật hành chính Đích đến của công cuộc cải cách này là nhằm thúc đẩy, gia cố hiệu lực cũng như hiệu quả của hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính, từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Một trong những thành tựu đáng nói của cuộc cách tân này chính là việc thành lập cơ quan tài phán hành chính với cơ sở cho sự ra đời và vận hành của cơ quan này chính là Luật về tài phán hành chính phúc thẩm 1975 Sự ra đời của Cơ quan này đã phần nào “cởi nút thắt” cho một thách thức mang tính lịch sử của nền tài phán hành chính, đó chính là việc bảo đảm tính độc lập trong xét xử các vụ án hành chính

Về mặt lý thuyết, tính độc lập của các cơ quan công quyền này bao gồm các khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như độc lập thể chế và độc lập xét xử Độc lập về thể chế đề cập đến mối quan hệ về cơ cấu và thể chế đối với Chính phủ…Tính độc lập trong xét xử đề cập đến khả năng quyết định các vấn đề mà không bị ảnh hưởng từ bên ngoài, kể cả Chính phủ 27 Thông qua việc tiến hành xem xét các quyết định của Chính phủ, Cơ quan tài phán hành chính này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận công lý Việc được một cơ quan độc lập chuyên trách xem xét vụ việc càng làm tăng thêm niềm tin của người dân vào các quyết định của Chính phủ, cũng như khiến Chính phủ thận trọng hơn nữa trong việc ban hành quyết định đúng pháp luật và xa hơn là bảo vệ lợi ích của người dân

Cơ quan tài phán hành chính ở Australia hoạt động theo ba mô hình, bao gồm mô hình hai cấp, mô hình một cấp do cơ quan tài phán hành chính chuyên ngành thực hiện và mô hình một cấp do cơ quan tài phán hành chính chung thực hiện Trừ tranh chấp thuộc các lĩnh vực phúc lợi xã hội, bảo đảm quyền lợi của cựu chiến binh, nhập cư và vấn đề người tị nạn thì các tranh chấp còn lại trong lĩnh vực hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan tài phán hành chính chung (cơ quan tài phán hành chính phúc thẩm) “Nếu đương sự không đồng ý với quyết định hành chính hoặc cách giải quyết khiếu kiện hành chính theo thủ tục nội bộ, họ đều có quyền khiếu kiện ra cơ quan tài phán hành chính phúc thẩm Đây là cơ quan tài phán hành chính chung vì nó giải quyết các khiếu kiện hành chính trên hầu hết lĩnh vực quản lý và quyết định của cơ quan tài phán hành chính cuối cùng” 28 Cơ quan tài phán hành chính hoạt động độc lập với cơ quan hành chính và không trực thuộc hệ thống Toà án tư pháp, có thể nói cơ quan này với Toà án và cơ quan hành chính đứng trên các trục song song với nhau, do đó sự độc lập trong việc xét xử các tranh chấp hành chính của cơ quan tài phán hành chính này là rất cao, hoàn toàn bảo đảm được sự vô tư, khách quan trong phán xét Người bị kiện trong vụ án hành chính dưới góc độ cấp bậc căn bản không thể tác động lên sự độc lập xét xử của cơ quan tài phán hành chính chung

Cơ quan tài phán hành chính và người bị kiện trong tố tụng hành chính không có sự giao thoa, tiếp xúc, liên kết trong bất cứ vấn đề gì từ cơ cấu, tổ chức đến mục đích và phương cách hoạt động nên về lý thuyết sẽ không thể chi phối lên quyết định của cơ quan tài phán hành chính chung Cơ chế vận hành của Cơ quan tài phán hành chính chung có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người nhân khỏi sự độc đoán, lạm quyền của Chính phủ, mà gần nhất là cơ quan hành chính cấp cơ sở Justice Kerr,

27 Narelle Bedford (2019), “AAT: Importance, Indepedence and Appointments”, https://www.auspublaw.org/blog/2019/04/aat-importance-independence-and-appointments, truy cập ngày 26/04/2022

28 Nguyễn Văn Quang (2001), “Giải quyết tranh chấp hành chính ở Ôxtraylia”, https://thuvienso.quochoi.vn/flowpaper/simple_document.php?subfolder/33/34/&doc3334213226559732522690171287609876451&bitsidz097a6f-22fe-4d1c-9d9a-4ebadec31a1e&uid=, truy cập ngày 25/04/2022 nguyên chủ tịch của Cơ quan hành chính tư pháp chung đã từng nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền tìm kiếm sự xét xử độc lập trong lòng xã hội Australia 29

Bên cạnh đó, về mặt nhân sự, rõ ràng rằng thành viên của Cơ quan tài phán hành chính chung phải độc lập thì mới hoàn thành nhiệm vụ được giao, họ không được để quyết định của mình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là chịu sự chi phối, tác động của cơ quan hành chính “Hầu hết các nhân viên cao cấp đều là những luật gia, một vài người là chuyên gia trong một số lĩnh vực khác Các nhân viên thường là những chuyên gia trong lĩnh vực như kế toán, quản lí, môi trường, quân đội, thuế, y tế và phúc lợi xã hội” 30 Cơ cấu nhân sự của cơ quan tài phán hành chính chung hoàn toàn giải quyết được vấn đề muôn thuở trong tố tụng hành chính Phạm vi án hành chính rất rộng, trải dài trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và kéo theo đó là luật áp dụng nhiều vô kể, tất cả những điều trên “chất chồng” thành những rào cản, thách thức mang tính lịch sự đối với đội ngũ Hội đồng xét xử các vụ án hành chính Với một lực lượng nhân sự chuyên môn, chuyên nghiệp, cơ quan tài phán hành chính chung có đủ tự tin để giải quyết các tranh chấp hành chính, và hơn thế nữa việc nắm vững kiến thức chuyên môn góp phần tạo hình nên sự độc lập bên trong tư duy của mỗi thành viên

1.5.3 Quy định của pháp luật Pháp

Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nước Pháp, áp dụng chế độ nhiệm kỳ suốt đời đối với Thẩm phán Ở Pháp, cơ sở của chế định này bắt nguồn từ nguyên tắc Thẩm phán không thể bị sa thải (Inamovibilité) Vào giữa thế kỷ XIX, nguyên tắc này được định nghĩa là một nguyên tắc lâu đời và mang thuộc tính bảo vệ, nó “lưu hành” ở các thời đại khác nhau, trải qua những sự đổi vần trên vũ đài chính trị, tồn tại vững chắc và tiếp tục được pháp huy ngày nay “Theo pháp luật Pháp, nguyên tắc này từ lâu đã được xem là một thiết chế luật định nhằm bảo đảm tính độc lập của Thẩm phán trước sự tuỳ tiện sa thải đến từ quyền lực chính trị” 31 Ở Pháp, trừ khi Thẩm phán hành chính đến độ tuổi nghỉ hưu hoặc bị loại bỏ ra khỏi hàng ngũ phán quan với lý do chính đáng, thì lúc này mới “đặt dấu chấm hết” cho nhiệm kỳ của Thẩm phán Còn không, nhiệm kỳ của Thẩm phán sẽ cứ thế kéo

29 Justice Duncan Kerr, “Challenges Facing Administrative Tribunals: The Complexity of Legislative Schemes and the Shrinking Space for Preferable Decision Making” (Speech delivered at the Council of Australasian Tribunals Victoria Twilight Seminar, Melbourne, 18 November 2013)

30 Nguyễn Văn Quang (2001), “Giải quyết tranh chấp hành chính ở Ôxtraylia”, https://thuvienso.quochoi.vn/flowpaper/simple_document.php?subfolder/33/34/&doc3334213226559 732522690171287609876451&bitsidz097a6f-22fe-4d1c-9d9a-4ebadec31a1e&uid=, truy cập ngày 25/04/2022

31 A Alice-Elie (2011), L’iamovibite des magistrats: Un modele?, https://docassas.u- paris2.fr/nuxeo/site/esupversions/0c5bec53-71c8-4569-91b3-3f5e0f4e0143?inline, truy cập ngày 3/06/2022 dài mà không gặp bất cứ sự gián đoạn nào do việc phải tái bổ nhiệm lại như Thẩm phán ở Việt Nam Điều này đồng nghĩa với việc cách duy nhất để “kéo” Thẩm phán đang “tại vị” xuống khỏi chiếc ghế của họ chính là “phải có lý do chính đáng” Muốn

“tước chức vụ của Thẩm phán là phải thông qua một thủ tục kỷ luật do một hội đồng xét xử với thành phần gồm những người Thẩm phán chiếm ưu thế quyết định, hoặc phải qua những thủ tục chính thức xác định Thẩm phán không còn thích hợp với công việc do lý do thần kinh hay thể chất” 32 Pháp luật nước Pháp quy định nhiệm kỳ của

Thẩm phán là suốt đời, tuy nhiên, điều này không có ý nghĩa là trao cho họ “tấm kim bài” miễn tội, nếu như Thẩm phán vi phạm các quy định pháp luật hay không tuân thủ nghĩa vụ đạo đức thì phải chịu những chế tài xử lý kỷ luật tương đương Và tuỳ theo mức độ vi phạm, Thẩm phán thậm chí có thể bị buộc về hưu sớm hay bị đuổi việc và không được hưởng lương hưu

THỰC TRẠNG VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Thực trạng về tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính 38

Nhu cầu về việc được đảm bảo công bằng trong việc phán xử các tranh chấp hành chính giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân nói riêng và việc thực hiện quyền dân chủ nói chung không chỉ đơn thuần là khát vọng trong lòng xã hội mà nó còn là thách thức mang tính lịch sử đối với các nhà cầm quyền Kiến trúc thượng tầng hiện nay của chúng ta đang bộc lộ ra một số điểm hạn chế, thể hiện sự yếu kém và hoạt động không mấy hiệu quả trong việc “kiến thiết” một nền tài phán hành chính độc lập, cụ thể là tạo lập một chế định Hội đồng xét xử toàn quyền và độc lập trong các phiên toà hành chính Dưới đây là một số điểm bất cập còn tồn tại trong các chế định pháp luật, gây cản trở đến hoạt động xét xử độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm trong các vụ án hành chính:

Thứ nhất là quy định về việc nghiêm cấm các chủ thể khác can thiệp vào hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm chưa toàn diện

Khoản 2 Điều 13 LTTHC 2015 và khoản 2 Điều 9 LTCTAND 2014 có nội hàm tương đối giống nhau về việc bài trừ sự tác động của các nhân tố bên ngoài đến việc độc lập xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm, cụ thể là “nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân…” Hoạt động xét xử vốn là hoạt động diễn ra tại phiên toà và Hội đồng xét xử là một danh xưng tại phiên toà Hội đồng xét xử sau khi nghiên cứu hồ sơ, dựa trên các tài liệu, chứng cứ tại toà, kết quả tranh tụng và nòng cốt là các quy định pháp luật có liên quan tiến hành xem xét, đánh giá bản chất của quyết định hành chính, hành vi hành chính có trái với quy định của pháp luật hay không, từ đó nhân danh nhà nước đưa ra phán xét cuối cùng Có thể nói, hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm gói gọn trong quá trình diễn ra phiên toà Theo các điều khoản đã đề cập ở trên thì chỉ thấy được pháp luật nghiêm cấm cá nhân, cơ quan, tổ chức can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân tại phiên toà Sự thiếu sót này có thể vô tình tạo ra một sự ngầm hiểu rằng trước khi phiên toà diễn ra thì đương sự không bị cấm thực hiện các hành vi nhằm mục đích tác động lên thành viên Hội đồng xét xử

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, Toà án sẽ tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án (trừ những trường hợp không tiến hành đối thoại được) dưới sự chủ trì của Thẩm phán Lúc này, nếu các đương sự đều có mặt ở phiên đối thoại thì họ sẽ biết được Thẩm phán phụ trách xét xử vụ án của mình là ai Sau đó, nếu qua đối thoại mà người khởi kiện vẫn giữ yêu cầu khởi kiện, người bị kiện giữ nguyên quyết định, hành vi bị khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vẫn giữ nguyên yêu cầu thì Thẩm phán sẽ tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án Trong khoảng thời gian này đến khi phiên toà bắt đầu, người bị kiện có thể thông qua các mối quan hệ của mình để tìm cách liên hệ với mục đích gây ảnh hưởng lên Thẩm phán nhằm hướng đến việc hợp pháp hoá các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện của mình Người bị kiện có thể dùng “con cờ” tinh thần hay “thủ đoạn” vật chất để định hướng việc xét xử của Thẩm phán theo chiều hướng có lợi cho mình Xuất phát từ vị trí của Thẩm phán, họ vốn là nhân viên của Toà án, mà Toà án trong thực tế lại khá nể nang chính quyền địa phương, bởi vì câu chuyện ngân sách hoạt động của Toà thường phải xin hỗ trợ từ chính quyền Do đó, trước ngày phiên toà bắt đầu, phía chính quyền địa phương với vai trò là người bị kiện trong vụ án, cam kết sẽ dành cho Thẩm phán nói riêng và Toà án nói chung những lợi ích vật chất nhất định sau khi phiên toà kết thúc để đổi lấy một phán quyết sai với sự thật khách quan Trong những trường hợp khác, sự can thiệp của các chủ thể lên Thẩm phán nói riêng và Hội đồng xét xử nói chung trước khi phiên toà diễn ra có thể không chỉ là sự thương thảo mà là sự đe doạ, áp đặt và chỉ đạo Tuy nhiên, bởi vì những hành vi này diễn ra trước khi phiên toà bắt đầu, trước khi Thẩm phán và Hội thẩm khoác lên mình áo choàng lễ phục để có mặt tại phiên toà với tư cách Hội đồng xét xử, nên dưới một góc độ nào đó, những hành vi như vậy nằm ngoài phạm vi của quy định trên

Việc sử dụng từ “xét xử” khiến cho phạm vi điều chỉnh của điều luật trên bỏ xót mất những can thiệp của cá nhân, cơ quan, tổ chức đến Hội đồng xét xử trong khoảng thời gian bắt đầu từ lúc Thẩm phán và Hội thẩm được phân công giải quyết vụ án đến lúc trước khi phiên toà xảy ra

Thứ hai là quy định về thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án nhân dân

LTTHC 2015 đã trao thẩm quyền xét xử các khiếu kiện hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cho Toà án nhân dân cấp tỉnh Trước đây, thẩm quyền xét xử các khiếu kiện trên vốn thuộc về Toà án nhân dân cấp huyện, tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành, quy định này lại phát sinh một vài bất cập Một trong những nhiệm vụ cần phải thực hiện được ghi nhận trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là hoàn thành việc mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện Tuy nhiên, LTTHC 2015 lại đi ngược lại chủ trương cải cách này bằng việc thu hẹp thẩm quyền xét xử của Toà huyện thông qua quy định trao lại thẩm quyền xét xử các khiếu kiện hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch

Uỷ ban nhân cấp huyện cho Toà tỉnh Điều này dẫn đến việc Toà tỉnh phải giải quyết cả không ít những khiếu kiện hành chính theo thủ tục sơ thẩm, mà vốn dĩ thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà huyện Việc Toà án nhân dân cấp tỉnh phải ôm đồm cả nhiệm vụ xét xử sơ thẩm một số tranh chấp hành chính vốn thuộc thẩm quyền xét xử của Toà huyện sẽ tạo nên tình trạng quá tải đối với đội ngũ Thẩm phán ở Toà tỉnh và đồng nghĩa với việc áp lực công việc của họ là không hề nhỏ Song song với đó, người dân thường cho rằng chất lượng xét xử ở cấp huyện sẽ không bằng cấp tỉnh, nên họ trông đợi vào bản án phúc thẩm bằng việc kháng cáo lên Toà tỉnh, thay vì chỉ dừng lại cấp xét xử sơ thẩm Khi số lượng tranh chấp đổ dồn về đầu mối Toà án nhân dân cấp tỉnh là quá lớn, điều này kéo theo xác suất tồn đọng án chưa giải quyết sẽ cao; hơn nữa, số lượng và sức lực đội ngũ Thẩm phán ở Toà tỉnh là có hạn, áp lực công việc quá lớn có thể dẫn đến những sai sót nghiệp vụ trong quá trình xét xử vụ án Lúc này, chất lượng xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh vô tình “thụt lùi” về phía sau

Với luận điểm Toà huyện xử quan huyện sẽ khó đảm bảo được tính công bằng và sự minh bạch, quy định về việc chuyển thẩm quyền xét xử các khiếu kiện hành chính của Uỷ ban nhân dân huyện và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện lên cho Toà án nhân dân cấp tỉnh đã thu lại hơn quá bán sự đồng thuận, biểu hiện trong kết quả trưng cầu dân ý được tổ chức ngay trước khi thông qua LTTHC 2015 Tuy nhiên, từ luận điểm này, có thể mở ra một chiều tư duy mới, theo đó việc Toà tỉnh xử quan tỉnh sẽ không đảm bảo được sự thật khách quan của vụ án và lần lượt Toà án cấp cao cũng như thế Vậy chẳng lẽ pháp luật cứ tiếp tục chuyển thẩm quyền xét xử “quan cấp này” lên “toà cấp cao hơn cấp của quan”?

Toà án vốn được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ, bắt đầu bằng đơn vị thấp nhất là Toà án cấp huyện Sự hiện hữu của Toà huyện giúp những tranh chấp trong dân chúng được giải quyết nhanh nhất có thể và san sẻ gánh nặng cho Toà tỉnh Toà án ở địa phương được tổ chức và hoạt động trong sự phù hợp với đặc thù và hoàn cảnh của từng khu vực nhất định, Toà án cấp huyện là cấp toà gần với người dân nhất, hiểu rõ nhất tình hình và những biến động tại khu vực mình đóng, do đó, việc tiếp cận và giải quyết tranh chấp của đội ngũ Thẩm phán huyện sẽ có nhiều thuận lợi và thấu được ý dân hơn Tâm lý chung của người dân thường cho rằng cái gì cũng phải lên cấp cao hơn giải quyết mới chính xác, do đó họ có xu hướng không tin tưởng bản án sơ thẩm, họ thể hiện sự nghi ngờ về chất lượng xét xử của Toà cấp huyện Việc thu hẹp thẩm quyền xét xử hành chính của Toà huyện đúng là sẽ phần nào bảo đảm được sự độc lập xét xử đối với các khiếu kiện hành chính của Uỷ ban nhân dân huyện và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, tuy nhiên, lại vô tình chứng minh sự nghi hoặc của người dân về chất lượng xét xử của Toà huyện là có cơ sở Bên cạnh đó, sự đổi mới này của Luật Tố tụng hành chính không chỉ không phát huy được hết chức năng của toà huyện mà còn tạo thêm gánh nặng xét xử cho Toà tỉnh, hơn thế nữa, còn tạo ra tâm lý mặc cảm của Thẩm phán Toà huyện về câu chuyện năng lực xét xử trước đồng nghiệp của mình công tác ở Toà tỉnh, không tạo được cho họ động lực để phấn đấu và hoàn thiện, mà ngược lại có thể khiến họ “dậm chân tại chỗ” hoặc thụt lùi

Thứ ba là thiết chế về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán hay Hội thẩm và thân nhân của Thẩm phán hay Hội thẩm Điều 75 LTCTAND 2014 có quy định về việc nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe doạ, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán và thân nhân của Thẩm phán Tuy nhiên, quy định này lại chưa bao quát được những hành vi trả đũa, báo thù không mang tính chất cản trở, đe doạ, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, ví dụ như hành vi gây khó khăn cho việc xin hỗ trợ kinh phí hoạt động của Toà án nơi Thẩm phán công tác hay tác động lên những đối tượng có ảnh hưởng trong việc tái bổ nhiệm của Thẩm phán Từ lúc kết thúc vai trò thành viên của Hội đồng xét xử một vụ án hành chính cụ thể, Thẩm phán có thể sẽ phải hứng chịu sự trả thù, là mục tiêu công kích ngắn hạn hoặc dài hạn từ phía người bị kiện nếu bản án phán xét rằng quyết định hành chính hay hành vi hành chính của họ là trái với quy định của pháp luật Người bị kiện trong tố tụng hành chính vốn dĩ là các cơ quan hành chính nhà nước và chủ thể có thẩm quyền trong cơ quan ấy, tay phải nắm các công cụ bạo lực để quản lý, trấn áp xã hội về mặt thể xác, tay trái giữ quyền năng thao túng về mặt tinh thần, luận về quyền và thế, người bị kiện hoàn toàn có thể dùng những ảnh hưởng và các mối quan hệ của mình để trả thù, chèn ép Thẩm phán đã xét xử vụ án của họ Điều này tạo ra chướng ngại tâm lý, khiến các Thẩm phán chọn cách “thoả hiệp” với người bị kiện, họ không dám làm trái ý của các chủ thể này Pháp luật nước ta mới chỉ quy định chế tài cho những đối tượng có hành vi can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, cụ thể “thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật” 33 , tuy nhiên nếu sau khi bản án bước vào giai đoạn thi hành, người bị kiện vì tư thù trả đũa Thẩm phán, thì phải dựa vào những cơ chế, quy định nào để bảo vệ cho họ? Lúc này, có thể xử lý các hành vi trả đũa theo quy định của Bộ luật hình sự hoặc xử phạt hành chính với điều kiện những hành vi ấy đáp ứng cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự, tuy nhiên việc tính sổ, công kích gồm muôn hình vạn trạng những loại hành vi khác nhau Đặt trường hợp, người bị kiện hiểu rõ không thể phục thù bằng cách “tác động vật lý” lên Thẩm phán hay Hội thẩm nhân dân vì như thế sẽ có thể bị xử lý hình sự hoặc hành chính Mà thay vào đó, người bị kiện có thể bằng những mối quan hệ trong ngành của mình, tác động, “đi cửa sau” với những chủ thể giữ vai trò bổ nhiệm Thẩm phán để chèn ép, cản trở việc tái bổ nhiệm của Thẩm phán Có những chế tài cho hành vi trả đũa sẽ nghiễm nhiên nằm gọn gẽ trong các chế định pháp luật tuy nhiên có những hành vi sẽ nằm ngoài phạm vi quy phạm của hệ thống pháp luật và chế tài của nó tại đây đã bị bỏ ngỏ

Bên cạnh đó, để cho ra một bản án, để đi đến sự phán xét cuối cùng quyết định hành chính, hành vi hành chính của người bị kiện có vi phạm pháp luật hay không thì không chỉ phụ thuộc vào lá phiếu của Thẩm phán mà đôi khi còn phụ thuộc vào ý kiến của Hội thẩm nhân dân thông qua hình thức bỏ phiếu Về mặt lý thuyết và cả thực tiển thì Hội thẩm nhân dân đóng một vai trò quan trọng không kém gì Thẩm phán trong việc tìm ra sự thật bảo vệ người bị xâm hại Tuy nhiên, pháp luật chỉ quy định nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe doạ, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán và thân nhân của Thẩm phán (Điều 75 LTCTAND

2014) mà bỏ sót việc bảo vệ an toàn cho cá nhân Hội thẩm nhân dân và người thân của họ Trong quy định về chế độ chính sách đối với Hội thẩm, không có bất cứ một khoản nào đề cập đến việc bảo vệ an toàn cho họ Pháp luật quy định Thẩm phán và Hội thẩm ngang quyền nhau, tuy nhiên lại không trao cho Hội thẩm quyền được bảo vệ an toàn cá nhân và an nguy cho thân nhân họ Điều này vô hình chung tạo nên tâm lý bất an, lo lắng, e sợ cho Hội thẩm nhân dân khi tham gia công tác xét xử các vụ án hành chính mà trong đó có sự hiện diện của bên bị kiện là những chủ thể mang quyền lực nhà nước, vừa có quyền vừa có thế, đồng thời tạo nên khoảng cách, nói một cách nghiêm trọng hơn là tạo nên sự phân biệt đối xử giữa hai vị trí: Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân

Thứ tư là quy định thời hạn Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ vụ án

Một trong những nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân được pháp luật ghi nhận là nghiên cứu hồ sơ vụ án, hoạt động này tạo tiền đề cho việc hình thành nên một luồng tư duy pháp lý độc lập bên trong Hội thẩm (Khoản 1 Điều 39 LTTHC 2015) Thông qua hoạt động nghiệp vụ này, Hội thẩm sẽ nắm bắt được các tình tiết của vụ án, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, kết hợp với kết quả tranh tụng tại phiên toà, từ đó có cơ sở vững chắc để đưa ra nhận định độc lập và đúng đắn về sự thật khách quan của vụ án Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại không quy định thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án của Hội thẩm là bao lâu cũng như thời điểm bắt đầu nghiên cứu là khi nào Yêu cầu về thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án của Hội thẩm được ghi nhận tại Điều 21 Nghị quyết liên tịch số 05/2005/NQLT-TANDTC-BNV- UBTWMTTQVN ngày 5 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Toà án nhân dân, cụ thể “khi được phân công làm nhiệm vụ xét xử, trong thời hạn ít nhất 7 ngày làm việc trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm gửi giấy mời Hội thẩm đến trụ sở Tòa án để nghiên cứu hồ sơ vụ án và trao đổi các vấn đề cần thiết về nghiệp vụ xét xử đối với vụ án đó” Điều này có nghĩa là thời hạn để Thẩm phán gửi giấy mời cho Hội thẩm đến trụ sở Tòa án để nghiên cứu hồ sơ vụ án sẽ kéo dài tối đa đến ngày làm việc thứ 7 trước khi mở phiên tòa, nếu Thẩm phán gửi giấy mời này vào thời điểm sau đó thì sẽ vi phạm quy định tại Điều 21 nói trên Quy định trên chỉ đơn thuần giới hạn thời điểm tối đa mà Hội thẩm được mời đến Toà để nghiên cứu hồ sơ vụ án, chứ không quy định về thời hạn mà Hội thẩm có thể dùng để nghiên cứu hồ sơ này

Sau khi vụ án được thụ lý, Chánh án sẽ tiến hành phân công Thẩm phán và Hội thẩm giải quyết vụ án, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Toà án sẽ tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại, đặc biệt thủ tục đối thoại để các bên đương sự tiến hành trình bày, nếu không đạt được sự thống nhất chung, thì Thẩm phán sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa vụ án ra xét xử và phiên toà sẽ được mở trong vòng 20 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử Cũng trong giai đoạn này, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án sẽ làm nhiệm vụ lập hồ sơ vụ án bao gồm đơn và tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án hành chính Sau đó, hồ sơ vụ án sẽ được Toà án giao cho Hội thẩm Trong khoảng thời gian từ lúc Hội thẩm được phân công giải quyết vụ án hành chính đến trước ngày phiên toà diễn ra, phải tốn một khoảng thời gian và trải qua một vài khâu vận hành thì Hội thẩm mới tiếp cận được hồ sơ vụ án Tuỳ vào điều kiện của từng Toà án, tuỳ vào từng đội ngũ nhân sự của Toà khác nhau mà tiến độ thực hiện các công việc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là khác nhau và thời điểm của công tác chuyển giao hồ sơ vụ án cho Hội thẩm nhân dân là không giống nhau Hơn nữa, theo quy định của Điều

21 Nghị quyết liên tịch số 05/2005/NQLT-TANDTC-BNV-UBTWMTTQVN ngày

5 tháng 12 năm 2005 thì Thẩm phán hoàn toàn có thể gửi giấy mời Hội thẩm đến trụ sở Tòa án để nghiên cứu hồ sơ vụ án và trao đổi các vấn đề cần thiết về nghiệp vụ xét xử đối với vụ án đó trước 8 ngày trước khi phiên toà diễn ra Trong trường hợp này, Hội thẩm sẽ không có nhiều thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt kiến thức và các quy định pháp luật, đối với một Hội thẩm đã có bề dày kinh nghiệm thì đây có thể là một thời hạn đủ để người này tiếp cận hồ sơ vụ án, tuy nhiên, nếu là một Hội thẩm với năng lực còn hạn chế, thì thời hạn này không đảm bảo việc nghiên cứu Thời điểm gửi giấy mời ở các địa phương sẽ không giống nhau, quy định về giới hạn thời điểm tối đa cho công tác gửi giấy mời Hội thẩm đến Toà nghiên cứu vụ án sẽ không đảm bảo được thời hạn Hội thẩm dùng để nghiên cứu hồ sơ vụ án này, tuy nhiên, nếu có quy định cụ thể về thời hạn cho Hội thẩm nghiên cứu thì có thể đảm bảo được việc họ có đủ thời gian để thực hiện công tác của mình Nếu Toà án tạo cơ hội cho Hội thẩm được tiếp cận hồ sơ vụ án sớm, thì thời hạn Hội thẩm nghiên cứu vụ án sẽ nhiều Ngược lại, nếu hồ sơ vụ án được giao đến tay Hội thẩm nhân dân quá sát ngày diễn ra phiên toà, Hội thẩm sẽ có ít thời gian để nghiên cứu, dẫn đến không thể nắm bắt được các tình tiết cũng như bản chất của vụ án, thì họ sẽ không có đủ cơ sở và sự tự tin để có thể kiên định với tư duy của chính mình tại phiên toà, dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ này chỉ còn mang tính hình thức

Thứ năm là quy định về nhiệm kỳ của Thẩm phán Điều 74 LTCTAND 2014 quy định nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán sẽ là 05 năm, trong trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm Việc ấn định một con số cụ thể cho nhiệm kỳ của Thẩm phán sẽ vô tình tạo nên áp lực nặng nề cho họ vì phải lo nghĩ về vấn đề làm thế nào mới đáp ứng được chỉ tiêu để tái bổ nhiệm khi nhiệm kỳ kết thúc Điều này có thể dẫn tới sự phân tâm trong công tác, thậm chí là sự sai sót trong nghiệp vụ của Thẩm phán khi lúc nào trong họ cũng là những bất an, lo lắng về những tác động có khả năng ảnh hưởng đến việc tái bổ nhiệm của mình

Kiến nghị hoàn thiện

2.2.1 Sự cần thiết của việc đề ra phương hướng hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính

Sự độc lập của Thẩm phán chính là biểu hiện cho một nền tư pháp độc lập, là lời khẳng định đanh thép về vị thế ngang hàng của quyền lực tư pháp “Trong thực tế, nhằm bảo đảm chức năng quản lý nhà nước, thực hiện được các nhiệm vụ kinh tế

- xã hội, các cơ quan hành pháp luôn có xu hướng mở rộng quyền lực của mình so với các nhánh quyền lực còn lại và tập trung nguồn lực kinh tế - xã hội ngày một nhiều hơn” 52 Như một con dao hai lưỡi, nếu việc mở rộng quyền lực nhằm mục đích quản lý xã hội, phục vụ nhân dân thì sẽ là điều tốt, tuy nhiên nếu những cá nhân nắm trong tay quyền lực thay mặt cho nhà nước sử dụng danh nghĩa “thực hiện công vụ” để mưu lợi cá nhân, xâm hại đến lợi ích cộng đồng và xã hội, thì nó sẽ dẫn đến hệ quả xấu Do đó, việc tìm ra sự thật những hành vi vi phạm pháp luật của nhánh hành pháp là điều rất quan trọng và chỉ khi nào quyền tư pháp độc lập và “miễn dịch” trước sự can thiệp của quyền hành pháp thì mới có thể tìm ra được sự thật khách quan của vụ án Sự độc lập của Thẩm phán nói riêng và Hội đồng xét xử nói chung trong các vụ án hành chính tỷ lệ thuận với sự độc lập của quyền tư pháp khi đặt trong mối quan hệ với hai nhánh quyền lực còn lại

Bên cạnh đó, nước ta đang trên chặng đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà

“dân chủ” chính là một giá trị nòng cốt của ý thức hệ chính trị này Việc đảm bảo phát huy tính độc lập của Hội đồng xét xử vụ án hành chính nói riêng và địa vị ngang bằng của mọi công dân trước pháp luật nói chung tạo tiền đề cho người dân thực hiện quyền làm chủ của mình, hướng đến mục tiêu bảo vệ công bằng xã hội Việc tìm ra phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc đảm bảo tính độc lập

51 Cao Việt Thăng (2010), “Bàn về vai trò của chế định Hội thẩm nhân dân ở nước ta hiện nay”, Nhà nước và

52 Đặng Viết Đạt (2015), “Kiểm soát quyền hành pháp trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam”, https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201504/kiem-soat-quyen-hanh-phap-trong-phong-chong-tham- nhung-o-viet-nam-

FC3xcXT9mSjeuRpQWEzDzgvk88W, truy cập ngày 20/05/2022 của Hội đồng xét xử vụ án hành chính là điều rất cần thiết vì điều này không chỉ góp phần củng cố mà còn thúc đẩy việc thực hiện quyền làm chủ của người dân

Ngoài ra, dưới góc độ triết học, mối liên hệ giữa hệ thống pháp luật với các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… của một quốc gia chính là biểu hiện của mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, trong đó cơ sở hạ tầng là nền tảng sản sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng, và ngược lại, kiến trúc thượng tầng là tấm gương phản chiếu bản chất bên trong của cơ sở hạ tầng sinh ra nó Nếu kiến trúc thượng tầng phù hợp với các quy luật khách quan, đặc biệt là phải tương thích với cơ sở hạ tầng, thì nó sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy xã hội phát triển, còn ngược lại, nó sẽ làm trì trệ, kìm hãm sự phát triển này Hiện nay, các quy định của pháp luật về việc đảm bảo tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính đang tồn đọng nhiều bất cập, không còn phù hợp với sự phát triển của cơ sở hạ tầng hiện tại, do đó cần tìm ra phương hướng để hoàn thiện quy định của pháp luật, tạo ra sự tương thích giữa cơ sở hạ tầng hiện tại và kiến trúc thượng tầng

Thêm vào đó, hệ thống pháp luật của một quốc gia chính là sự kế thừa và đổi mới Cụ thể, các quy phạm pháp luật ra đời sau sẽ kế thừa những nội hàm ưu việt và đào thải loại bỏ những nội dung lạc hậu, không còn phù hợp với thời kỳ mới, tiến hành bổ sung những chế định mới tương thích với sự phát triển của xã hội Đồng thời, xu thế của các quốc gia trên thế giới hiện nay chính là đang tiến hành cải cách nhằm nâng cao tính độc lập của nền tài phán hành chính Từ những năm 70, Australia đã thực hiện cải cách tư pháp và kết quả của cuộc cải cách này là sự ra đời của cơ quan tài phán hành chính; ở Trung Quốc, hiện nay nhiều luật gia cũng đang ủng hộ và kiến nghị việc thành lập cơ quan tài phán hành chính để giải quyết câu chuyện về độc lập xét xử hành chính Xã hội hiện đại rất quan tâm và chú trọng đến việc thực thi quyền con người, quyền dân chủ và các quyền cơ bản của con người, từ đó mà việc ra đời của các thiết chế nhằm đảm bảo thực hiện các quyền này rất được chú tâm phát triển

Do đó, pháp luật Việt Nam mặc nhiên không thể đi ngược lại với xu hướng chung của thời đại Để bắt kịp với quy luật phát triển về cải cách tư pháp, hướng đến một nền tài phán hành chính độc lập thì Việt Nam không thể không hoàn thiện hành lang pháp lý để củng cố cũng như phát huy tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính

2.2.2 Các nguyên tắc xây dựng pháp luật về việc đảm bảo tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính

Pháp luật là một trong những công cụ mà nhà nước sử dụng để quản lý xã hội, do đó việc xây dựng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội là điều rất quan trọng Việc xây dựng pháp luật không thể thực hiện một cách tuỳ tiện mà phải dựa trên những nguyên tắc bắt buộc Các nguyên tắc cần phải được tuân thủ trong việc xây dựng pháp luật về đảm bảo tính độc lập của Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính gồm:

Một là phải đảm bảo phù hợp với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

“Sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc tối cao đối với hoạt động của hệ thống chính trị, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hoạt động chính trị, kinh tế và quốc phòng” 53 và việc xây dựng pháp luật cũng không là ngoại lệ Thông qua việc ban hành Nghị quyết, thông qua những văn kiện của mình, Đảng đề ra phương hướng hoạt động, đường lối, chính sách Nhà nước với vai trò tạo lập pháp luật, sẽ cụ thể hoá đường lối, sách lược của Đảng trong những trang văn bản quy phạm pháp luật Do đó, việc xây dựng pháp luật không được trái với sự lãnh đạo tối cao của Đảng cộng sản

Hai là phải đảm bảo việc xây dựng các quy định pháp luật tương thích với các nguyên tắc khách quan Pháp luật là sản phẩm được sản sinh ra khi nhu cầu đòi hỏi của xã hội đã đạt đến độ chín muồi, phản ánh đúng nhu cầu khách quan của xã hội, phản ánh đúng bản chất của xã hội mà nó được sinh ra “Nhà làm luật không tự làm ra luật, họ chỉ ghi nhận những quy luật phát triển của xã hội bằng những ký tự được gọi là quy phạm pháp luật” 54 Pháp luật không phải là con chữ ghi lại sự sáng tạo mang tính tuỳ hứng của nhà làm luật, mà nó là những ghi chép, tổng hợp về các giải pháp để giải quyết, để điều chỉnh các quan hệ trong xã hội Pháp luật phải phù hợp với tính chất của xã hội, đặc biệt là không mâu thuẫn với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội

Ba là việc xây dựng pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ Trong một nhà nước dân chủ, nhân dân chính là nguồn gốc của quyền lực, bản chất thật sự của quyền lực nhà nước là do dân mà sinh ra và sẽ mất đi nếu quyền làm chủ của dân bị vô hiệu hoá Trong việc xây dựng các văn bản pháp luật, nhân dân phải được tham gia từ những khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng, tuỳ vào tính chất của từng giai đoạn mà “hình thức và mức độ thể hiện sự tham gia của nhân dân sẽ khác nhau” 55

53 Bài viết “Các nguyên tắc khi xây dựng văn bản pháp luật” được đăng tải trên Website Viện Nhà nước và Pháp luật (2012) nhưng nguồn của bài viết này là theo http://www.moj.gov.vn, link truy cập http://isl.vass.gov.vn/thong-tin-phap-ly/nghien-cuu-trao-doi/Cac-nguyen-tac-khi-xay-dung-van-ban-quy- pham-phap-luat-3621.18, truy cập ngày 22/05/2022

54 Bài viết “Các nguyên tắc khi xây dựng văn bản pháp luật” được đăng tải trên Website Viện Nhà nước và Pháp luật (2012) nhưng nguồn của bài viết này là theo http://www.moj.gov.vn, link truy cập http://isl.vass.gov.vn/thong-tin-phap-ly/nghien-cuu-trao-doi/Cac-nguyen-tac-khi-xay-dung-van-ban-quy- pham-phap-luat-3621.18, truy cập ngày 22/05/2022

Ngày đăng: 05/12/2022, 23:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

7 Bộ luật Tố tụng hình sự số 100/2015/QH13 năm 2015  - Tính độc lập của hội đồng xét xử trong vụ án hành chính
7 Bộ luật Tố tụng hình sự số 100/2015/QH13 năm 2015 (Trang 3)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w