Nh ữ ng nét chung v ề sông Th ị V ả i
I.1.1 Giới thiệu sông Thị Vải :
Sông Thị Vải bắt nguồn từ 10 0 28’ vĩ độ Bắc và 107 0 14’ kinh độ Đông , ở độ cao so với mực mức biển là 265m, và cửa sông ở vị trí 10 0 28’vĩ độ Bắc và 107 0 kinh độ Đông Đặc tính của sông với độ dài ngắn (76,9 Km), tiếp giáp với các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Đồng Nai và Tp.HCM Đây là con sông nước mặn khá rộng, bề rộng thay đổi từ 100-700m, lòng sông sâu với mặt cắt hình chữ U Ở phía hạ lưu sông Thị Vải có nhiều nhánh sông nối liền với hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai
Khí hậu chịu ảnh hưởng khí hậu gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao đều quanh năm, lượng mưa trung bình và phân hóa theo mùa, ít gió bão, không có mùa đông lạnh
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa hàng năm, trong đó các tháng 8;9;10 có lượng mưa cao nhất, có tháng lên đến 500 mm Các tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với khoảng 10% lượng mưa trong năm, có tháng hầu như không có mưa, như tháng 1 và tháng 2
Chế độ thủy văn của sông phụ thuộc đáng kể vào chế độ thủy triều hai lần một ngày từ biển Đông qua vịnh Rành Gái, nước tăng cao và giảm thấp hai lần trong một ngày Biên độ triều xấp xỉ 1,5-2 m/ngày đêm, trong đó tháng 2 và tháng 9 thường có biên độ triều cao hơn các tháng khác trong năm Trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau thường có gió chướng cùng với triều cường dễ gây xói lỡ ven bờ Trong mùa mưa, có sự giao lưu giữa hai khối nước mặn và nước ngọt, làm thay đổi độ mặn của nước sông từ lợ sang ngọt
Vùng hạ lưu , do ảnh hưởng mạnh của thủy triều đã mang những vật liệu trầm tích từ biển vào, pha trộn với vật liệu do thảm thực vật rừng ngập mặn, tạo nên vùng đất ngập mặn và phèn tiềm tàng
Mạng lưới sông kênh khá dày nhưng ngắn, với những sông rạch nhỏ, ngắn chằng chịt, nguồn bổ sung nước ngọt từ thượng nguồn nhỏ nên đặc điểm của dòng chảy khá phức tạp
Dòng chảy của sông theo hướng Nam – Đông Nam đến Bắc – Tây Bắc
(Trích báo cáo của Sở Khoa Học – Công Nghệ - Môi Trường tỉnh Đồng Nai, tháng 7-
Hình 1.1 - Bản đồ sông Thị Vải
Nguồn : Nhà Xuất Bản Bản Đồ, (4-2007)
Hình 1.1 cho thấy sông Thị Vải nằm dọc theo trục quốc lộ 51, kết nối với hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, có ưu thế về vận tải thủy-bộ và kết nối với các trung tâm kinh tế lớn
Khu Công nghiệp Gò Dầu : Khu Công Nghiệp Phú Mỹ I :
Khu Công Nghiệp Đông Xuyên : Khu Công Nghiệp Mỹ Xuân A :
Hình 1.2 : Một số khu công nghiệp bên bờ sông Thị Vải
Nguồn : http://www.dongnai.gov.vn http://www.baria-vungtau.gov.vn
Với lợi thế về độ sâu, tốc độ bồi lắng thấp, khỏang cách đến các trung tâm kinh tế (Tp
HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu – Bình Dương ) ngắn, thuận tiện cho vận tải đường thủy, hình 1.2 cho thấy các khu Công Nghiệp được hình thành dọc theo bờ sông với tốc độ nhanh và qui mô ngày càng lớn, bao gồm : Khu Công Nghiệp Vedan; Gò Dầu;
Tân Thành A & B; Mỹ Xuân; Nhơn Trạch 1,2,3,4,5,; Phú Mỹ …
Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp, lượng nước thải từ các khu công nghiệp đổ vào dòng sông ngày càng cao, lưu lượng tàu ra vào dòng sông ngày càng lớn, sự ô nhiễm sông Thị Vải ngày càng trầm trọng, đang là vấn đề thời sự thu hút sự chú ý của công luận và những người hoạch định chính sách phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
I.1.2 Những giá trị của dòng sông Thị Vải :
- Là nguồn nước để từ đó tạo ra nước uống cho người, súc vật, nguồn nước cho sản xuất công nghiệp, tưới tiêu trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
- Là nơi tạo ra nguồn thực phẩm và các nguồn khác
- Nguồn tài nguyên phục vụ cho gỉai trí : Dòng sông với nước sạch có thể dùng cho bơi thuyền, lướt ván, bơi lội, câu cá
- Những giá trị đa dạng hóa sinh học cho hệ thống sinh thái dưới nước và vùng ngập mặn
- Giá trị văn hóa và lịch sử
- Giá trị thẩm mỹ, con người thích ngắm cảnh sông đẹp và sống bên dòng sông
- Khả năng hấp thụ và phân hủy chất thải của dòng sông, một “dịch vụ“ quan trong của hệ thống sinh thái
- Giá trị vận tải thủy phục vụ cho hoạt động của các khu công nghiệp bên bờ sông
- Và những giá trị phi sử dụng khác.
Những vấn đề ô nhiễm sông Thị Vải
Kết quả phân tích được so sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942-1995-Cột B (tham khảo chi tiết tại Phụ lục I - Tiêu chuẩn nước mặt)
Tại vị trí M3, xã Long Thọ, qua kết quả phân tích này cho thấy sông Thị Vải phía thượng nguồn có biểu hiện ô nhiễm chất hữu cơ rõ rệt, hàm lượng amoni cao, do là nơi tiếp nhận nước thải từ các khu công nghiệp Nhơn Trạch 1,2,3,5 Tại vị trí M5 là cảng Gò Dầu B, là nơi tiếp nhận nước thải từ nhà máy Vedan và khu công nghiệp Gò Dầu, và vị trí M6 , nơi tiếp nhận nước thải từ các nhà máy và khu công nghiệp thuộc xã Mỹ Xuân, Bà Rịa – Vũng Tàu, hàm lượng chất hữu cơ theo COD 1 cao hơn tiêu chuẩn từ 2-5 lần Tuy nhiên, chỉ tiêu BOD 2 dao động 23-34 mgO2 /L xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuẩn không đáng kể Khi đi dần đến vị trí M8, gần cống xã nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ và khu công nghiệp Phú Mỹ thì hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ giảm dần, COD dao động từ 33 đến 43 mg O 2 / L và BOD khá thấp Đến vị trí M9, gần phao số 13, hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ giảm đáng kể do quá trình tự làm sạch và pha loảng khá tốt tại khu vực gần cửa sông, BOD và COD đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép
Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy mức độ ô nhiễm còn phụ thuộc vào các mùa trong năm, bắt đầu vào mùa mưa (tháng 5) mức độ ô nhiễm có nhiều hướng gia tăng so với mùa khô, tuy không đáng kể Đối với hàm lượng nhu cầu oxy hòa tan, chỉ có vị trí M5 là DO 3 không đạt tiêu chuẩn và vị trí M6 vào mùa khô So với mùa khô DO đạt 1,42 –1,62 mgO 2 /
L tại vị trí M6, lúc giao mùa 2,64 – 3,37 mgO 2 /L là được cải thiện rất nhiều Tại vị trí M8 và M9 giá trị DO được cải thiện rất nhiều và khá tốt cho quá trình tự làm sạch của sông Thị Vải
Chỉ tiêu TDS 4 có thể đánh giá mức độ nhiễm mặn của sông Thị Vải, từ vị trí M3 đến M9 dao động từ 19500-23050 mg/L trong mùa khô và từ 13860-19560 mg/L lúc giao mùa
Bên cạnh đó, độ đục khá cao trong mùa khô từ 18-100 FTU 5 và giảm dần khi về hạ nguồn, tương tự giao mùa có độ đục thấp từ 13-39 FTU và cũng giảm dần về phía hạ nguồn Hàm lượng chất rắn lơ lửng không cao, dao động từ 12-49 mg/L trong tất cả các mẫu, ngoại trừ tầng đáy vị trí M9
Hàm lượng phenol thấp từ 0,005-0,015 mg/L rất nhỏ so với tiêu chuẩn, về phía hạ lưu sông, tại vị trí M8 và M9 không phát hiện Các chỉ tiêu H 2 S và Cyanua qua hai đợt khảo
1 COD : Chỉ số đo lượng các chất hữu cơ có trong nước
2 BOD : Chỉ số đo lượng oxy cần thiết để oxy hoá các chất hữu cơ trong nước bởi các vi sinh vật
3 DO : Nồng độ oxy hòa tan
4 TDS : Hàm lượng chất rắn hòa tan
5 FTU : Đơn vị đo độ đục sát đều không phát hiện Dư lượng chất bảo vệ thực vật gốc Clo rất thấp từ 0,47- 0,67microgram / L, không phát hiện DDT 6 là dạng khó phân hủy Hàm lượng các kim loại nặng trong nước mặt sông Thị Vải cho thấy tất cả các kim loại nặng đều tìm thấy trong các mẫu nhưng giá trị không cao, ngoại trừ thủy ngân tại mặt cắt M9 là 0,0039 mg/L, vượt tiêu chuẩn cho phép 0,002 mg/L
Ngoài hàm lượng dầu khóang là khá cao trong tất cả các mẫu và đều vượt chuẩn cho phép của dầu khóang trong nước mặt Nguyên nhân do toàn bộ đoạn sông là đường giao thông thủy cho tàu bè ra vào các cảng và nhà máy nằm dọc bờ sông (Cảng Gò Dầu A & B; Phú Mỹ; Cái Mép; Cảng nhà máy Vedan; Holcim; Thép Phú Mỹ …)
Các kết quả phân tích nước mặt tại hai độ sâu cách mặt 0,5 m và cách đáy 1m được trình bày trong các hình từ 2.22 đến 2.27, kết quả cho thấy không có sự khác nhau đáng kể giữa hàm lượng DO và COD của hai độ sâu, ngoại từ tại điểm M6, điều này cho thấy khả năng xáo trộn khá tốt trên sông Thị Vải Chỉ tiêu SS 7 cách đáy 1m cho thấy kết quả khá cao do khi triều cường, dòng nước dưới chảy mạnh từ biển vào mang theo trầm tích và làm xáo trộn lớp mặt đáy sông gây SS cao vượt trội
Từ kết quả trên chúng ta có thể nhận thấy rằng do đặc tính của sông Thị Vải là nguồn nước ngọt bổ sung kém, hứng chịu nhiều nguồn xả thải các khu công nghiệp (chất hữu cơ, vô cơ, kim loại nặng…), nông nghiệp (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật …), vận chuyển (dầu khóang …), sinh hoạt (chất hữu cơ, dầu mỡ, vi sinh …) chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt dẫn đến sông bị ô nhiễm chất hữu cơ Đặc điểm khác của sông là chế độ bán nhật triều, nguồn nước ngọt bổ sung ít làm cho khả năng pha loảng và làm sạch rất hạn chế, bên cạnh đó nước sông nhiễm mặn, thời gian ô nhiễm kéo dài với thải lượng lớn cũng là một nguyên nhân làm cho khả năng tự là sạch bị hạn chế
Có những nguồn thải không đạt tiêu chuẩn, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ như khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, nhà máy Vedan, kết quả đánh giá cho một khu vực rộng lớn trải dài đang bị ô nhiễm hữu cơ (không đạt TCVN 5942-1995, cột B) cũng cho thấy khả năng tự làm sạch hạn chế của sông Thị Vải
6 DDT : Nồng độ chất DDT
7 SS : Hàm lượng chất rắn lơ lửng
I.2.2 Báo cáo của Tokyo Marine (tham khảo chi tiết tại Phụ lục II):
Theo báo cáo của Tokyo Marine, tháng 7-2007, dòng sông bị ô nhiễm và có sự tồn tại của các chất ăn mòn , dẫn đến :
- Sự ăn mòn, làm vỏ tàu bị rỗ nghiêm trọng
- Những đường hàn trên thân tàu bị ăn mòn nghiêm trọng
- Sự ăn mòn gây rỗ và sự mài mòn chân vịt
- Thay đổi sơn thân tàu phần chìm trong nước
Các tác động trên làm cho chi phí duy tu, bảo dưỡng tàu tăng , dẫn đến chi phí vận tải vào luồng sông Thị Vải tăng cao và gây ảnh hưởng tiếp tới sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (Báo Đồng Nai, ngày 06 tháng 06 năm 2008 - Các hãng tàu từ chối vào sông Thị
I.2.3 Một số phản ảnh của công luận (tham khảo chi tiết tại Phụ lục III):
Bằng nhiều nguồn khác nhau, phản ảnh của công luận về ô nhiễm sông Thị Vải tập trung vào các vấn đề sau :
- Mức độ ô nhiễm cao hơn so với ngưỡng cho phép và tốc độ ô nhiễm nhanh (Báo
Công An Nhân Dân, ngày 13-07-2007 - Đồng Nai : Sông Thị Vải bị ô nhiễm nghiêm trọng vì nước thải từ khu công nghiệp Gò Dầu – Vedan ; và Lê-Hoàng-Lan , Cục Môi Trường - Dư luận xã hội với vấn đề môi trường)
- Quản lý các nguồn ô nhiễm không hiệu quả, những chính sách và việc thực hiện của nhà nước liên quan đến phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường dòng sông quá sức lỏng lẻo, không hiệu quả (Thông tấn xã Việt Nam, ngày 18 tháng 11 năm 2006 :
Sông Thị Vải ô nhiễm nặng; và ngày 06 tháng 8 năm 2007 : Đề nghị cấm bốn loại hình công nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải)
- Tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của cư dân trong khu vực Môi trường sinh thái bị hủy hoại, các nghề nuôi trồng thủy sản và đánh bắt cá bị tiêu diệt
(Báo Bà Rịa –Vũng Tàu , ngày 22 tháng 12 năm 2005 - Nước sông Thị Vải ô nhiễm :
CƠ SỞ LÝ THUYẾT II.1 Giới thiệu các phương pháp đánh giá giá trị môi trường
Qui trình thực hiện một nghiên cứu đánh giá giá trị môi trường
THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU III.1 Phương pháp đánh giá đề nghị cho nghiên cứu
Phương pháp khảo sát - Lựa chọn đám đông và mẫu
III.2.1 Phương pháp khảo sát áp dụng cho nghiên cứu :
Phỏng vấn trực tiếp phối hợp với phỏng vấn qua email với các doanh nghiệp, các bước thực hiện như sau : o Bước 1 : Thực hiện qua điện thoại :
Tự giới thiệu với doanh nghiệp, giới thiệu ngắn gọn về vấn đề nghiên cứu và xác định người của doanh nghiệp có thể cung cấp được những số liệu cần thiết, thường là người ở phòng kế toán, phòng kế hoạch sản xuất hoặc phòng cung ứng, tuỳ theo tổ chức của doanh nghiệp o Bước 2 : Gặp mặt trực tiếp người có trách nhiệm của doanh nghiệp, giới thiệu lại mục tiêu nghiên cứu, khẳng định về tính áp dụng kết quả nghiên cứu cho hoạt động của doanh nghiệp, kêu gọi sự hợp tác, trao bảng câu hỏi và giải thích rõ cách trả lời cho từng câu hỏi Xin địa chỉ email, cung cấp bảng câu hỏi qua email, và hẹn ngày hồi đáp o Bước 3 : Nhận kết quả khảo sát qua email, kiểm tra tính nhất quán của số liệu, ghi nhận lại các số liệu không nhất quán, các vấn đề cần làm rõ o Bước 4 : Hẹn gặp mặt hoặc trao đổi qua điện thoại với các doanh nghiệp cần xác định lại tính nhất quán của số liệu và làm rõ các vấn đề cần thiết
III.2.1 Lựa chọn đám đông và mẫu : III.2.1.1.Xác định đám đông :
Kết quả thống kê các doanh nghiệp :
Lưu vực Tổng số doanh nghiệp
Số DN có sử dụng vận tải thủy
Tả ngạn ( phía quốc lộ 51) 105 54 51,43%
Hữu ngạn (phía Nhơn Trạch) 226 11 4,67%
Bảng 3.1 - Thống kê các doanh nghiệp
Nguồn : Thu thập từ : http://www.dongnai.gov.vn http://www.baria-vungtau.gov.vn
Căn cứ vào thông tin doanh nghiệp và thống kê nêu trên, các doanh nghiệp có sử dụng vận tải thủy tập trung chủ yếu phía tả ngạn sông Thị Vải ( phía quốc lộ 51, đường đi Vũng Tàu) Trong khi đó, phía hữu ngạn sông (phía huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai) tập trung các ngành thâm dụng lao động, sản xuất ô nhiễm, tỷ lệ các doanh nghiệp có vận tải thủy thấp
III.2.1.2.Chọn mẫu khảo sát:
Nghiên cứu này tập trung vào các doanh nghiệp phía tả ngạn sông, 54 /105 doanh nghiệp, số mẫu là nghiên cứu là 48 (chiếm 73,84 % trong tổng số 65 doanh nghiệp có vận tải thủy trong toàn lưu vực)
Các doanh nghiệp khảo sát (xem chi tiết tại Phụ lục IV) bao gồm các doanh nghiệp có sử dụng vận tải thủy thuộc các ngành nghề, bao gồm các ngành nghề chính : o Hoá chất, nhựa, xăng dầu, và dầu khí : Nguyên liệu và sản phẩm chủ yếu ở dạng lỏng Hầu hết nguyên liệu và một phần sản phẩm được vận chuyển đường thủy qua sông Thị Vải, phần còn lại của sản phẩm đang được phân phối bằng đường bộ đến khách hàng o Sản xuất và kéo cán thép : 100% nguyên liệu phôi thép được vận chuyển đường thủy qua sông Thị Vải, phần lớn sản phẩm thép cáp loại được xuất khẩu và phân phối các tỉnh xa bằng đường thủy và một phần sản phẩm thép phân phối cho các tỉnh lân cận bằng đường bộ o Sản xuất vật liệu xây dựng : Phần lớn nguyên liệu và một phần sản phẩm xuất khẩu được vận chuyển bằng đường thủy qua sông Thị Vải o Các ngành khác như chế biến hải sản; sản xuất sản phẩm gổ; rau quả có vận chuyển nguyên liệu qua sông Thị Vải.
PHÂN TÍCH KINH TẾ IV.1 Nhận xét kết quả khảo sát định tính
Kết quả phân tích định lượng
Dựa trên dữ liệu tại bảng 3.4 để hồi qui mô hình III.1 (trang 34) theo phương pháp hồi qui có trọng số (tham khảo chi tiết quá trình hồi qui và kiểm định tại Phụ lục VI), kết quả như sau :
Adjusted R-squared = 0,920849 ( hệ số xác định theo phương pháp hồi qui có trọng số), thể hiện biến Z 2 và Z 3 giải thích được khoảng 92 % sự thay đổi của biến chênh lệch đơn phí sản xuất Y Điều này phù hợp với thực tế, vì sự tồn tại của các yếu tố khác chưa được đưa vào mô hình, như : o Khoảng cách chính xác giữa các nhà máy đến các cảng thay thế o Tải trọng của phương tiện vận tải sử dụng Thông thường, tải trọng càng lớn thì đơn giá càng thấp o Khối lượng vận tải và hình thức hợp đồng vận tải : Hợp đồng vận tải dài hạn với khối lượng vận tải lớn và ổn định thường có đơn giá vận tải thấp hơn hình thức thuế vận tải từng chuyến o Các yếu tố khác như yêu cầu về an toàn, hình thức thánh toán
Kết quả kiểm định White :
Với kết quả trên: nR 2 (Obs*R-squared) tồn tại với giá trị rất nhỏ (1,43* 10 -14 ) với xác suất tuyệt đối 100%
Theo kiểm định White, không có sự thay đổi trong phương sai của các sai số của ββββ 2 22 2ι và ββββ 3 33 3ι
Từ kết quả trên cho ta quan hệ ước lượng giữa đơn giá vận tải Y (USD/tấn) và các biến Z2 và Z 3 như sau :
Z 2 = 1 và Z 3 = 0, khi chỉ vận chuyển bằng xe bồn chuyên dùng
Z 3 = 1 và Z 2 = 0, khi chỉ vận chuyển bằng xe tải thông thường
Z 2 = 0 và Z 3 =0, khi chỉ vận chuyển hổn hợp, vừa bằng xe bồn chuyên dùng, vừa bằng xe tải thông thường
Mô hình (III.4.2-1) có ý nghĩa thống kê, kết quả có đủ độ tin cậy cho những quyết định chính sách, các kết quả cụ thể như sau :
- Chênh lệch đơn phí sản xuất khi sử dụng vận tải đường bộ thay thế chỉ bằng xe bồn:
- Chênh lệch đơn phí sản xuất khi sử dụng vận tải đường bộ thay thế chỉ bằng xe tải thông thường :
- Chênh lệch đơn phí sản xuất khi sử dụng vận tải đường bộ thay thế chỉ bằng vận tải hỗn hợp (vừa bằng xe bồn, vừa bằng xe tải thông thường) :
Y Hh = ββββ1 11 1 = 6,283333 USD / Tấn ~ 6,28 USD / Tấn
- Áp dụng chênh lệch đơn phí sản xuất tình toán ở phần trên cho tổng sản lượng năm 2007 của 29 doanh nghiệp điều tra được cho kết quả tổng chênh lệch chi phí sản xuất lên đến 15.436.460 USD (tham khảo chi tiết tại Phụ lục VII) Từ đó, có thể ước lượng tương đối tổng chênh lệch chi phí sản xuất cho 65 doanh nghiệp có vận tải thải có thể lên đến hơn 30 triệu USD
Và các nguồn tài chánh để phục vụ cho các giải pháp chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường sông cho sự phát triển công nghiệp trong khu vực có thể xác định trên cơ sở này
1 Công ty TNHH SSJ Vina 34000 7,00 238000
2 Công ty TNHH Petronas Vietnam 180000 6,28 1130400
3 Công ty TNHH Surint Omya (Vietnam) 22500 7,00 157500
4 Công ty TNHH thép bê tông Nhật Kiều 318000 5,50 1749000
Chi nhánh Công Ty cổ phần thương mại và sản xuất Đại Phát 13000 6,28 81640
6 Công ty TNHH Công Nghiệp Rock Team 18000 5,50 99000
7 Công ty TNHH AK Vina 37000 7,00 259000
9 Công ty gốm sứ Toàn Quốc 127000 5,50 698500
10 Công ty TNHH nhựa và hoá chất TPC 95000 6,28 596600
11 Công ty TNHH EXXON - MOBIL Vietnam 122000 6,28 766160
12 Công ty TNHH U.I.C Việt Nam 21500 7,00 150500
13 Công ty gốm sứ Taicera - 5,50 -
14 Công ty phân bón Việt Nhật 158000 5,50 869000
15 Công ty Shell Việt Nam TNHH 185780 5,50 1021790
16 Công ty thương mại kỹ thuật dầu khí Petec - 7,00 -
Công ty cổ phần dầu khí Vũng Tàu – Kho cảng xăng dầu Cái Mép 65000 7,00 455000
Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ- Nhà máy chế biến condensate - 7,00 -
19 Công ty TNHH INTERFLOUR Việtnam 57000 5,50 313500
20 Công ty TNHH nhựa và hoá chất Phú Mỹ - 7,00 -
Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí (PV Gas) 74000 6,28 464720
Công ty cổ phần hoá dầu Vạn An - Kho chứa dầu khí Vạn An 43000 7,00 301000
24 Công ty khoáng sản quốc tế Việt Mỹ - 5,50 -
Công ty cổ phần HảI Việt - Xưởng tinh chế hải sản - 5,50 -
26 Công ty TNHH SCT GAS Việt Nam 45600 7,00 319200
27 Công ty TNHH xay xát lúa mì Việt Nam 135400 5,50 744700
Tổng Công Ty Xây Dựng Việt Nam VINACONEX - Trạm nghiền xi măng Cẩm
29 Doanh nghiệp tư nhân Liêm Chính - Nhà máy kéo cán thép 85000 5,50 467500
Công ty TNHH thương mại & dịch vụ Ánh Minh - Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu Bà Rịa
31 Công ty cổ phần giấy Sài Gòn - Nhà máy giấy
32 Công ty TNHH Pak Việt Nam - 5,50 -
Công ty TNHH chế biến thủy hải sản Bàn Tay
34 Công ty TNHH Gas Việt - Nhật 12300 7,00 86100
35 Công ty thép không rỉ Qian Ding 16800 5,50 92400
36 Công ty gốm sứ Mỹ Xuân - 5,50 -
DNTN sản xuất thương mại và dịch vụ Đồng
Tiến – Nhà máy thép Đồng Tiến - 5,50 -
38 Công ty thép Vina Kyoei 184000 5,50 1012000
39 Tổng Công ty thép miền Nam 245000 5,50 1347500
40 Công ty thép tấm Phú Mỹ - 5,50 -
41 Công ty liên doanh BACONCO - 5,50 -
Công ty TNHH chế biến bột mì Mê-Kông –
43 Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí - 7,00 -
44 Công ty TNHH YARA Việt Nam - 5,50 -
45 Công ty phân đạm và hóa chất dầu khí 82000 5,50 451000
Công ty liên doanh Holcim Việt Nam – Nhà máy nghiền Clinker - 5,50 -