MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu của luận văn nhằm:
–Hệ thống hóa lý thuyết về chiến lược làm cơ sở cho các phần nghiên cứu sau.
–Phân tích bối cảnh và thực trạng quá trình phát triển của WHTC Từ đó, rút ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với sự phát triển của WHTC.
– Đề xuất các giải pháp phát triển cho WHTC giai đoạn từ nay đến năm
2015 Các giải pháp này hướng đến các vấn đề: sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh,doanh thu với mức chi phí hợp lý, nâng cao khả năng cạnh tranh của WHTC nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là phát triển hiệu quả và bền vững.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU V Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu của đề tài, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê toán, thống kê lịch sử, so sánh, trắc nghiệm và phướng pháp dự báo theo xu thế.
V Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
–Ý nghĩa khoa học: Hoạch định chiến lược là một phương pháp hữu hiệu để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đồng thời xác định đúng hướng đi của mình Thực tế hiện nay, rất ít doanh nghiệp Việt Nam tiến hành hoạch định chiến lược phát triển cho minh một cách khoa học Do vậy, đề tài này sẽ trình bày các phương pháp và công cụ phân tích doanh nghiệp như ma trận SWOT, ma trận IFE, ma trận EFE, ma trận hìnhảnh các đối thủ cạnh tranh, ma trận QSPM, … để áp dụng phân tích cho WHTC Từ đó, đưa ra các giải pháp phát triển WHTC đến năm 2015.
–Ý nghĩa thực tiễn:Qua phân tích bối cảnh và thực trạng quá trình phát triển của WHTC, đề tài nghiên cứu đãđề xuất được một số biện pháp phát triển WHTC từ nay đến năm 2015 với các số liệu khá phong phú Khác với“chiến lược hội nhập và phát triển hiện nay”,các giải pháp đề xuất của đề tài đã nhấn mạnh hơn đến yếu tố phát triển bền vững và xu thế phát triển của công nghệ viễn thông trên thế giới hiện nay với chủ trương “phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở tích hợp giữaviễn thông và công nghệ thông tin” Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý viễn thông tại TP.HCM trong quá trình hoạch định chính sách phát triển VNPT TP.HCM giai đoạn từ nay đến năm 2015 Do vậy, việc hoạch định chiến lược phát triển cho WHTC hết sức có ý nghĩa và mang tính cấp bách.
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương I :TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VIỄN THÔNG.
Chương II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN
THOẠI TÂY THÀNH PHỐ TRONG THỜI GIAN QUA.
Chương III :MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG TY ĐIỆN THOẠI TÂY THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2015. Để minh họa cho việc phân tích trong đề tài có sử dụng nguồn số liệu của Tổng Cục thống kê, các kết quả báo cáo cuối năm của Bộ Thông tin và Truyền thông, của Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh (VNPT TP HCM) và của Công ty Điện thoại Tây Thành phố (WHTC) trong giai đoạn 2007-2009.
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 1.1 ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT KINH TẾ - NGÀNH
Lịch sử hình thành và phát triển ngành Viễn thông Việt Nam
Lịch sử ngành Bưu điện Việt Nam (BĐVN) hơn 60 năm qua luôn gắn liền với lịch sử dân tộc trong sự nghiệp giải phóng, bảo vệ và xây dựng tổ quốc Các thế hệ cán bộ công nhân viên ngành Bưu điện đã luôn trung thành, dũng cảm, tận tụy, sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước Ngành đãđược Đảng Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh (1990); Huân chương Sao Vàng (1995); Huân chương Độc lập hạng nhất (1997); …
Thời kỳ 1930-1945, Đảng ta đã trực tiếp thành lập và lãnhđạo đội quân giao thông cách mạng làm nhiệm vụ đưa đón cán bộ, công văn, tài liệu, chỉ thị của Đảng tới các cấp ủy và chính quyền địa phương trong cả nước Ngày 14-15/8/1945, thành lập “Ban giao thông chuyên môn”, mở ra thời kỳ chuyển biến mới về tổ chức và hoạt động giao thông liên lạc của Đảng.
Ngày 28/6/1947, Bộ Giao thông công chính đã ban hành Nghị định số 335/NĐ tổ chức lại ngành Bưu điện thành 3 Nha Bưu điện trong cả nước: ở Trung ương có Nha Tổng Giám Đốc, dưới Nha Tổng Giám đốc có 3 Nha Giám đốc ở 3 miền: Nha Giám đốc Bưu điện Bắc Bộ, Nha Giám đốc Bưu điện Trung Bộ và Nha Bưu điện miền Nam.
Ngày 12/6/1951, sáp nhập ngành Vô tuyến điện hành chính vào ngành Bưu điện Nha Bưu điện đổi thành Nha Bưu điện- Vô tuyến điện Việt Nam.
Cuối năm 1971, qua phương hướng cải tiến quản lý của Trung ương Đảng và Chính phủ, lãnh đạo Tổng cục Bưu điện đã xác định: “Ngành Bưu điện là cơ quan thông tin liên lạc của Đảng và Nhà nước, đồng thời là một ngành kinh tế, kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, có hệ thống dọc từ Trung ương đến các địa phương, hoạt động theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa, hạch toán kinh tế toàn Ngành”
Nghị định của Chính phủ số 480/TTg ngày 8/3/1955, Nha Bưu điện-Vô tuyến điện Việt Nam được đổi tên thành Tổng cục Bưu điện Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Bưu điện Hoạt động của Ngành từ quản lý hành chính sự nghiệp chuyển sang hoạt động có kinh doanh.
Ngày 5/5/1972, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 93/CP về việc cải tiến tổ chức Bưu điện tại địa phương Sự thay đổi đánh dấu bước ngoặt của Ngành từ công sở hành chính bao cấp sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Cuối năm 1973, Ban Giao bưu Trung ương Cục chủ trương thành lập Cục Giao thông Vận tải lấy tên là Đoàn 571 và xúc tiến việc thành lập tổ chức Bưu điện trực thuộc Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Năm 1976, Tổng cục Bưu điện đã chính thức tham gia 2 tổ chức quốc tế là:
Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) và tăng cường mởrộng quan hệquốc tếvới nhiều nước trên thếgiới.
Ngày 2/11/1979, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định 390/CP xác định: “Ngành
Bưu điện là cơ quan thông tin liên lạc của Đảng và chính quyền các cấp, đồng thời là một ngành kinh tế-kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, hoạt động theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa và chế độ hạch toán kinh tế”.
Ngày 7/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 115/HĐBT chuyển Tổng cục Bưu điện thành Tổng Công ty Bưu chính- Viễn thông Việt Nam.
Ngày 7/5/1994, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 91/TTg chuyển Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông thành tập đoàn kinh doanh của Nhà nước.
Ngày 11/11/2002, Chính phủ ra Nghị định số 90/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông BộBưu chính, Viễn thông là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
Ngày 26/3/2006 là một cột mốc đáng nhớ trong đời sống đầy sôi động của Bưu chính Viễn thông và CNTT Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Đó là ngày đánh dấu sự kiến ra đời của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)- một mô hìnhđược kỳ vọng sẽ làm cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, có khả năng cạnh tranh cao trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước.
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Post and Telecommunication Corperation – viết tắt là VNPT) được thành lập theo cơ sở Quyết định số 249/QĐ-TTg, ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị dịch vụ, công nghiệp, thương mại và sự nghiệp của Tổng cục Bưu điện.
VNPT thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh doanh tổng hợp toàn ngành theo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi Hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT là sự tập hợp, đan xen, đa dạng của nhiều loại hình kinh doanh, trong đó: hoạt động kinh doanh các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông - Tin học là nòng cốt; các hoạt động sản xuất công nghiệp, tư vấn thiết kế, xây lắp, thương mại, dịch vụtài chính là quan trọng; các hoạt động đào tạo, nghiên cứu phát triển, chăm sóc sức khoẻ là chỗ dựa Với ưu thế là doanh nghiệp nhà nước chủ đạo, có mạng lưới rộng khắp trên phạm vi cả nước, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đội ngũ lao động có trình độ, kinh nghiệm, VNPT hiện là nhà khai thác cung cấp hầu hết các dịch vụ Bưu chính- Viễn thông- Tin học trong nước và quốc tế.
VNPT có nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ về bưu chính và viễn thông, chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, cơ quan ngang Bộ Hoạt động cụ thể của VNPT bao gồm: Xây dựng, quản lý và phát triển mạng lưới Bưu chính- Viễn thông công cộng; kinh doanh các dịch vụ Bưu chính- Viễn thông; bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; phục vụ quốc phòng, an ninh, ngoại giao; sản xuất công nghiệp Bưu chính - Viễn thông, tư vấn và xây lắp các công trình Bưu chính - Viễn thông; xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư, thiết bị Bưu chính - Viễn thông; cung cấp dịch vụ tài chính; liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước
VNPT gồm các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp có liên quan mật thiết với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị VNPT gồm 16 Ban chức năng và 98 đơn vị thành viên, với khoảng 90.000 người lao động.
Do nhu cầu của phát triển kinh tế của đất nước, VNPT là một trong những Tổng công ty 91 được phê duyệt thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg Theo đó, tách Bưu chính ra khỏi Viễn thông, mở rộng hoạt động kinh doanh theo khả năng của doanh nghiệp, cổ phần hóa một số công ty thành viên cũ như VMS, GPC (vốn tập đoàn 50%), khối các công ty sản xuất thiết bị, xây dựng, liên doanh (vốn của Tập đoàn dưới 50%) và mở rộng quyền chủ động kinh doanh cho các công ty thành viên Về cơ cấu, có sự thay đổi trong việc sắp xếp lại Văn phòng Tổng Công ty Công ty Viễn thông Quốc tế, Công ty Viễn thông liên tỉnh, một phần Công ty Tài chính Bưu điện được sắp xếp lại trực tiếp trực thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông, vẫn lấy tên cũ là VNPT; 64 bưu điện tỉnh thành được sắp xếp lại thành 3 Tổng công ty Bưu chính khu vực I,II, IIIvà 64 Viễn thông tỉnh, thành phố trực thuộc Tập đoàn.
Lịch sử phát triển Viễn thông TP Hồ Chí Minh
+Viễn thông TP Hồ ChíMinh vận hành theo nhu cầu thị trường và luôn được khách hàng tín nhiệm Là một Doanh nghiệp Nhà nước đang và sẽ tiếp tục đặt mối quan tâm về nhu cầu khách hàng lên hàng đầu Công nghệ và dịch vụ là thế mạnh của Viễn thông TP Hồ Chí Minh Khách hàng đều được đáp ứng tất cả yêu cầu về dịch vụ viễn thông và yên tâm về chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ.
Tiền thân của Viễn thông TP Hồ Chí Minh là Bưu điện TP.HCM được thành lập ngay sau ngày 30.4.1975, trong hơn 35 qua năm luôn là doanh nghiệp viễn thông đi đầu trong phát triển công nghệ mới và dịch vụ mới Bưu điện TP.HCM đã
Trụ sở chính của Viễn thông TP Hồ Chí Minh đặt tại số 125 Hai Bà Trưng,
P Bến Nghé, Quận1, TP Hồ ChíMinh Điện thoại: (84-8) 38282828 Website:http://www.hcmtelecom.vn
■ Thương hiệu VNPT: C ụm đồ họa về hệ thống nhận diện thương hiệu VNPT
Logo VNPT gồm 2 phần: phần hình (graphic logo) là cáchđiệu của vệt quỹ đạo vệ tinh xoay quanh quả địa cầu vẽ lên chữ V, biểu hiện sự phát triển theo mạch vận động không ngừng Phần text: VNPT (viết tắt của Vietnam Posts &
Telecommunications) Đôi mắt thể hiệnsự quan tâm, chia sẻ, minh họa cho giá trị nhân văn của VNPT.
Cụm đồ họa VNPT - cánh sóng cách điệu- đôi mắt: thể hiện VNPT luôn vì khách hàng, quan tâm chăm sóc khách hàng.
Sử dụng hìnhảnh đôi mắt nam, nữ thể hiện sự cân bằng tự nhiên, sự đa dạng của khách hàng trong nước và quốc tế của VNPT, tạo sự thuận tiện về tính đối xứng với mỗi hạng mục thiết kế.
• Ngôn ngữ đồ họa được sử dụng một cách hiện đại thông qua sự thể hiện mảng màu giữa xanh và trắng, vị trí, bố cục hình logo, chữ VNPT và câu slogan Đây là 3 biểu tượng tượng trưng cho 3 lĩnh vực chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
• Bưu chính với biểu tượng truyền thông phong thư: Viễn thông với biểu tượng chiếc điện thoại và Internet với biểu tượng chữ @ (còn được hiểu là Công nghệ Thông tin)
VAI TRÒ CỦA NGÀNH ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI – AN NINH – QUỐC PHÒNG
Theo quan điểm của Bộ Bưu chính Viễn thông (trước đây) trong bản dự thảo chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ngành viễn thông Việt Nam có 05 vai trò chính gồm:
(1).Viễn thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nềnkinh tế;
(2).Viễn thông là ngành có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế;
(3).Viễn thông là công cụ hỗ trợ công tác quản lý đất nước;
(4).Viễn thông góp phần mở rộng hợp tác quốc tế và đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá- công nghiệp hoá đất nước;
(5).Viễn thông góp phần phát triển văn hoá xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường.
1.2.1 Viễn thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế:
Viễn thông với vai trò là ngành sản xuất vật chất đã được thừa nhận từ lâu, nhưng với vai trò là ngành cơ sở hạ tầng của nền kinh tế thì mới được nhận thức cách đây ít năm Chỉ từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, cùng với việc thừa nhận nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, viễn thông mới được coi là “một bộ phận của cơ sở hạ tầng xã hội” và theo đó cần phải pháttriển “đi trước một bước”.
Có thể nói đây là một dấu mốc rất quan trọng trên con đường nhận thức về vai trò và vị trí của bưu chính viễn thông ở nước ta Trong chỉ thị 58-CT/TW, Bộ Chính trị đã nhấn mạnh: “Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng kinhtế- xã hội quan trọng, ”
Nội dung cơ sở hạ tầng được xác định bao gồm những hệ thống, thiết bị và công trình vật chất kỹ thuật chủ yếu trong đó có các hệ thống công trình về giao thông vận tải và viễn thông Căn cứ vào vai trò, chức năng, đặc tính khác nhau của hệ thống cơ sở hạ tầng, người ta phân chia thành hai bộ phận: cơ sở hạ tầng sản xuất và cơ sở hạ tầng xã hội Cơ sở hạ tầng sản xuất gồm những hệ thống công trình phục vụ trực tiếp và chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: thuỷ lợi, điện,kho bãi, cầu cảng,
Cơ sở hạ tầng xã hội gồm phần lớn những công trình phục vụ cho sinh hoạt văn hoá - xã hội của dân cư, như: trường học, bệnh viện, cơ sở văn hoá, phúc lợi công cộng Như vậy, viễn thông vừa thuộc cơ sở hạ tầng sản xuất, vừa thuộc cơ sở hạ tầng xã hội.
1.2.2 Viễn thông là một ngành kinh tế lớn:
Trong xu hướng phát triển chung và hội nhập kinh tế trên thế giới, viễn thông đã trở thành một ngành kinh tế - dịch vụ quan trọng của Việt Nam khi bước vào kỷ nguyên thông tin Viễn thông hiện đại có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Hiện tại, Việt Nam cơ bản là một nước nông nghiệp, tỷ trọng lao động thủ công cao (chiếm khoảng 70% lao động).
Quá trình đô thị hóa cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, số lượng người lao động ở nông thôn ra thành phố ngày càng tăng gây ra không ít các vấn đề xã hội mới cần giải quyết Với vai trò cân đối, quy hoạch, viễn thông sẽ tạo điều kiện thực hiện chương trình việc làm ở nông thôn Mặt khác, viễn thông phát triển sẽ đưa các giá trị văn hoá tinh thần đến nông thôn, miền núi, hải đảo, nâng cao mức sống nông dân, nông thôn.
Trong giai đoạn 1993-2000, ngành viễn thông đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, tỷ lệ đóng góp ngân sách của ngành viễn thông trong giai đoạn này là 16% trên tổng vốn đầu tư, đây là tỷ lệ cao thứ hai chỉ sau ngành dầu khí Tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng GDP của ngành viễn thông hàng năm trong giai đoạn
1993 -2000 là 2,6%, đứng thứ ba trong cả nước sau ngành dầu khí và điện lực.
1.2.3 Viễn thông hỗ trợ công tác quản lý đất nước:
Thông tin là công cụ để Nhà nước quản lý, điều hành mọi hoạt động của đất nước Bất kỳ Chính phủ nào lên cầm quyền đều sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc để quản lý và điều hành đất nước Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển,chưa có sản xuất hàng hoá thì thông tin chủ yếu phục vụ chức năng quản lý hành chính của Nhà nước, phục vụ an ninh, quốc phòng Nhưng khi sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển thì thông tin còn là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế. Đối với Việt Nam, từ khi ra đời viễn thông luôn là công cụ phục vụ sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước Nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của Việt Nam theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc nắm thông tin nhanh, nhạy, chính xác, kịp thời là yếu tố vô cùng quan trọng Viễn thông cũng đảm bảo nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý và điều tiết nền kinh tế thị trường bằng pháp luật, kế hoạch và các công cụ khác một cách linh hoạt và phù hợp với xu thế tin học hoá nền kinh tế quốc dân.
1.2.4 Viễn thông góp phần mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước muốn thực hiện thắng lợi cần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế Phát triển viễn thông, Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp cận với khối lượng tri thức khổng lồ của nhân loại: kỹ thuật mới, phương thức kinh doanh mới, kinh nghiệm quản lý và các thành tựu khoa học công nghệ của nhân loại trên các mặt, tận dụng được lợi thế của nước đi sau để phát triển Viễn thông cũng sẽ tạo thêm điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hoà nhập, tiếp cận với nền kinh tế thế giới,thu hút vốn, chuyển giao công nghệ, hợp tác kinh doanh để phát triển.
1.2.5 Viễn thông góp phần phát triển văn hoá xã hội, bảo vệ môi trường:
Viễn thông cung cấp rất nhiều dịch vụ cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống Nhờ có viễn thông hiện đại, các lĩnh vực phục vụ xã hội như y tế, giáo dục, phòng chống thiên tai, giao thông và các dịch vụ công cộng có thể được cải thiện nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng. Ứng dụng viễn thông sẽ góp phần vào việc sử dụng có hiệu quả hơn năng lượng và các nguồn tài nguyên quốc gia Đồng thời, nhờ việc trao đổi thông tin ngày càng tăng sẽ dần dần giảm bớt nhu cầu đi lại của con người và sự vận chuyển của hàng hoá, do đó sẽ giảm được lượng khí thải CO 2 và các chất ô nhiễm môi trường khác.
Tóm l ại, Có thể nói, viễnthông là ngành có vai trò rất to lớn, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Việc phát triển ngành viễn thông sẽ có ý nghĩa ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, đời sống tinh thần của người dân, góp phần giữ gìn trật tự xã hội, an ninh quốc phòng và chủ quyền của quốc gia, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
1.3 NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG:
1.3.1 Phân tích và đánh giá môi trường bên ngoài:
Phân tích môi trườngbên ngoài tập trung vào việc nhận diện và đánh giá các xu hướng cùng sự kiện vượt quá khả năng kiểm soát của công ty, chẳng hạn như mức tăng trưởng kinh tế của quốc gia, việc cạnh tranh ở nước ngoài, bùng nổ công nghệ thông tin … Điều đó, sẽ cho thấy những cơ hội và các mối nguy cơ quan trọng mà một tổ chức gặp phải để các nhà quản lý có thể sọan thảo chiến lược nhằm tận dụng những cơ hội và tránh hay làm giảm đi ảnh hưởng của các mối đe dọa đó Môi trường bên ngoài bao gôm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi:
Doanh nghiệp đang đối diện với những vấn đề gì?
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đối với sức thu hút tiềm năng của các chiến lược khác nhau Các ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế như: tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh tế, sự tăng giảm lãi suất, giá cổ phiếu, xu hướng về giá trị; của đồng đô la Mỹ, hệ thống thuế và mức thuế; v.v… o Thu nhập bình quânđầu người: thunhập bình quânđầu người tăng lên kéo theo sự gia tăng về nhu cầu, số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, thay đổi thị hiếu người tiêu dùng. o Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về sức khỏe của nền kinh tế, nó ảnh hưởng giántiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành trong nền kinh tế, đồng thời là đòn bẫy thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. o Các yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố chính phủ, chính trị, pháp luật: đây là môi trường pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần nắm vững các xu hướng chính trị và đối ngoại, các chính sách của Đảng và Nhà nước ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
● Yếu tố luật pháp v à chính tr ị:
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Để bảovệ vị thế cạnh tranh của mình, doanh nghiệp phải tăng rào cản nhập ngành thông qua các biện pháp như đa dạng hóa sản phẩm, lợi thế theo quy mô hoặc muốn gia nhập ngành đòi hỏi phải có chi phí đầu tư ban đầu lớn Do đó, khi xây dựng chiến lược nhà quản trị cần xem xét đến nguy cơ do sự gia nhập ngành của những
Những đối thủ cạnh tranh trong ngành
Cường độ của các đối thủ cạnh tranh
Những người mới gia nhập ngành
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Tác lực thứ hai trong năm tác lực cạnh tranh theo mô hình của Michael Porter là các đối thủ cạnh tranh vốn đã có vị thế vững vàng trên thị trường trong cùng một ngành nghề kinh doanh Đây là áp lực thường xuyên đe dọa trực tiếp các doanh nghiệp, khi áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng lên thì càng đe dọa về vị trí và sự tồn tại của các doanh nghiệp Mức độ cạnh tranh càng cao, giá cạnh tranh càng giảm kéo theo lợi nhuận giảm Có ba nhân tố quan trọng tạo thành mức độ cạnh tranh giữa các công ty hoạt động trong cùng ngành kinh doanh, đó là:
- Tình hình nhu cầu thị trường;
- Các rào cản ra khỏi ngàng của các doanh nghiệp Phần quan trọng của việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài là phải nhận diện được tất cả các đối thủ cạnh tranh và xác định được ưu thế, khuyết điểm, khả năng, vận hội, mối đe dọa, mục tiêu và chiến lược của họ.
Người mua
Tác lực thứ ba trong năm tác lực theo mô hình của Michael Porter là khả năng mặc cả của khách hàng Sức mạnh đàm phán của người mua chủ yếu có hai dạng là đòi hỏi giảm giá hoặc mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn, đi kèm với dịch vụ hoàn hảo.
Sự tín nhiệm của kháchhàng là tài sản có giá trị hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp Điều này khiến cho chi phí hoạt động tăng thêm tạo nguy cơ về giá cạnh tranh.
Người cung cấp
Tác lực thứ tư trong năm tác lực theo mô hình của Michael Porter là khả năng mặc cả của nhà cung cấp Nhà cung cấp không chỉ cung ứng nguyên vật liệu,trang thiết bị, sức lao động mà cả những công ty tư vấn, cung ứng dịch vụ quảng cáo, vận chuyển, nói chung là cung cấp các đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh Để tránh được sự mặc cả hoặc sức ép của nhà cung cấp công ty nên xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi hoặc dự trù các nguồn cung cấp đa dạng khác nhau Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp là họ có thể khẳng định quyền lực bằng cách đe dọa tăng hoặc giảm chất lượng sản phẩm, dịchvụ cung ứng.
Sản phẩm thay thế tác lực cuối cùng trong năm tác lực cạnh tranh theo mô hình của Michael Porter là sức cạnh tranh của những sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế là những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành hoặc các ngành hoạt động kinh doanh cùng có chức năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng giống nhau của khách hàng Các sản phẩm thay thế làm hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của ngành bằng cách đặt ngưỡng tối đa cho mức giá mà các công ty trong ngành có thể kinh doanh có lãi.Để hạn chế sức ép quan trọng của nguy cơ này, công ty cần phải xem xét hết sức cẩn thận khuynh hướng giá cả và dự báo của các sản phẩm thay thế trong tương lai.
1.3.2 Phân tích và đánh giá môi trường bên trong:
Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố nội tại mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được như quản trị, marketing, sản xuất, tài chính kế toán, nghiên cứu phát triển và hệ thống thông tin Phân tích các yếu tố bên trong này sẽ giúp xác định được các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó vạch ra chiến lược hợp lý để khai thác tối đa điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu.
1.3.1.1 Quản trị:phân tích hoạt động quản trị của doanh nghiệp thông qua các chức năng như hoạch định, tổ chức, lãnhđạo và kiểm soát.
1.3.1.2 Marketing: là quá trình xácđịnh, dự báo, thiết lập và đáp ứng thỏa mãn nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ Những nội dung cơ bản của marketing là nghiên cứu và phân tích sản phẩm, giá cả, phân phối, hoạt động chiêu thị.
1.3.1.3 Sản xuất: phân tích quá trình sản xuất thông qua việc lựa chọn sản phẩm, phát triển sản phẩm, máy móc thiết bị, lực lượng sản xuất, chất lượng sản phẩm.
1.3.1.4 Tài chính kế toán: phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp về tài chính.
1.3.1.5 Nghiên cứu phát triển (R&D): phân tích hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh.
1.3.1.6 Hệ thống thông tin: bao gồm tất cả các phương tiện để tiếp nhận, xử lý, truyền thông những dữ liệu, thông tin từ bên ngoài và bên trong doanh nghiệp
Chiến lược là những phương tiện để đạt tới những mục tiêu dài hạn Hoạch định chiến lược là một quy trình có hệ thống nhằm xác định các chiến lược kinh doanh được sử dụng để tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các bước cần thiết cho việc hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp:
- Nghiên cứu môi trường hoạt động của doanh nghiệp bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. o Môi trường bên ngoài gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
Nghiên cứu môi trường bên ngoài giúp xác định các cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình. o Môi trường bên trong (môi trường nội bộ) bao gồm các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp Nghiên cứu môi trường bên trong giúp xác định các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
-Xác định mục đích, mục tiêu doanh nghiệp cần đạt được trong dài hạn.
- Xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu dài hạn.
Việc xây dựng chiến lược dựa trên cơ sở phân tích môi trường và mục tiêu của doanh nghiệp với các công cụ hỗ trợ như ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT, sơ đồ xương cá và một số phương pháp khác như phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra thăm dò ý kiến khách hàng.
Khi xem xét vấn đề hiệu quả, cần xét đến các phương diện: mục tiêu đặt ra, chi phí bỏ ra và kết quả đạt được Đối với ngành viễn thông, hiệu quả ngành cần xét thêm các khía cạnh thị phần của doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ, giá cả dịch vụ và công nghệ ứng dụng Mô hình 5P của Micheal Porter và các kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước sẽ được dùng làm nền tảng phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp viễn thông.
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN THOẠI TÂY THÀNH PHỐ (WHTC)
2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY ĐIỆN THOẠI TÂY THÀNH PHỐ:
2.1.1 Lịch sử phát triển Công ty Điện thoại Tây Thành phố (WHTC):
Công ty Điện thoại Tây Thành phố (WHTC) là một đơn vị trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh (trước đây là Bưu điện TP.HCM) Công ty Điện Thoại Tây Thành phố được thành lập từ ngày 01/01/2003 theo quyết định số 4351/QĐ-TCCB ngày 31/10/2002, trên cơ sở từ Công Ty Điện Thoại TP.HCM Việc phân chia này nhằm đảm bảo sự phục vụ tốt nhất cho các nhu cầu của khách hàng về cung cấp các dịch vụ viễn thông.
Trụ sở chính của Công ty Điện thoại Tây Thành phố đặt tại số 2 Hùng Vương, Phường 1, Q.10, TP.HCM. Điện thoại:84-8-8399999 Fax: 84-8-8396688 Website: http://www.whtc.com.vn Email: whtc@hcmpt.com.vn
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Điện thoại Tây Thành phố (WHTC): Để vững bước trên con đường phát triển và hội nhập, ngay từ thời kỳ đầu thành lập, Công ty Điện thoại Tây Thành Phố đã quyết tâm và đã thành công trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và đăng ký bảo hộ thương hiệu WHTC.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG TY ĐIỆN THOẠI TÂY THÀNH PHỐ (WHTC) ĐẾN NĂM 2015 3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU: 3.1.1 Định hướng và mục tiêu của Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015
Định hướng của Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh
Theo chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020, đãđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, định hướng phát triển của ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2015 là “…với công nghệ thông tin và truyền thông làm nòng cốt, Việt Nam sẽchuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế- xã hội trở thành một nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” Cụ thể như sau:
- Ứng dụng rộng rãi viễn thông trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành Xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ khá trong khu vực ASEAN Hình thành xã hội thông tin.
VNPT/WHTC phải thực sự trở thành lực lượng chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp các dịch vụ Viễn thông tại địa bàn TP.HCM để phù hợp với chính sách, mục tiêu của Đảng, Nhà nước trong từng giai đoạn Tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ về kênh thông tin kết nối nhiều lĩnh vực trong một cách vững chắc, an toàn, có quy mô vốn tự có đủ lớn, áp dụng công nghệ tin học, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, thông thoáng đến mọi người trong xã hội, nâng cao và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và thíchứng nhanh chóng trong quá trình hội nhập và đảm bảo các yêu cầu về
Mục tiêu của Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015
Trong năm 2010, Viễn thông Thành phố tập trung phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu sau :
- Doanh thu phát sinh đạt tỷ đồng 4.500 tỷ, chiếm 85% kế hoạch năm; trong đó doanh thu VT-CNTT phát sinh (không thẻ, cước kết nối, bán hàng hóa) là 4.000 tỷ đồng, chiếm 70% kế hoạch;
- Sản lượng máy điện thoại thực tăng đạt 20.000 thuê bao, trong đó di động G-Phone 12.000 thuê bao;
- Sản lượng thuê bao MegaVNN 150.000 thuê bao.
Định hướng và mục tiêu của Công ty Điện thoại Tây Thành phố đến năm 2015
3.1.2.1 Định hướng của Công ty Điện thoại Tây Thành phố đến năm 2015:
Trong bối cảnh hiện nay, tình hình cạnh tranh trên thị trường viễn thông ngày càng trở nên gay gắt hơn, với việc có thêm nhiều nhà cung cấp xuất hiện trên thị trường và với nhiều cách thức cạnh tranh quyết liệt hơn, đòi hỏi VTTP nói chung và Công ty Điện thoại Tây Thành phố nói riêng phải nỗ lực nhiều hơn nữa, nhằm tăng thị phần đang chiếm giữ hiện nay; Công ty phấn đấu theo mục tiêu chung của VTTP, trong giai đoạn 2010- 2015 :
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu phát sinh chiều đi tăng 15%, tăng hiệu quả SXKD, giành thị phần, tăng dịch vụ giá trị tăng, dịch vụ băng rộng.
- Tăng cường thị phần thuê bao, nhất là dịch vụ ADSL, FTTH và cùng với VTTP trở thành nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu tại TP.HCM.
- Hoàn thiện mô hình CSKH lớn, tăng cường công tác hậu mãi chăm sóc khách hàng, giảm tỷ lệ thuê bao hủy dịch vụ.
3.1.2.2 Mục tiêu của Công ty Điện thoại Tây Thành phố đến năm 2015:
(1) Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch dự kiến đề xuất, mỗi năm:
- Dự kiến phát triển: 20.000 máy điện thoại và 75.000 thuê bao MegaVNN;
- Dự kiến doanh thu thực hiện: 1.300 tỷ đồng;
- Dự kiến thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh: 330 tỷ đồng.
(2) Thực hiện đổi mới công tác tổ chức sản xuất kinh doanh và cán bộ lao đông theo mô hình Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông, nghiên cứu xây dựng và áp dụng khoán sản phẩm, khoán tiền quỹ lương cho các đơn vị trực tiếp sản xuất trên cơ sở doanh thu phát sinh, vận động 100% CB-CNV nhận lương qua thẻ ATM.
(3) Xây dựng những quy định về phân cấp quản lý, phân công khoa học, hợp lý để ngày càng tinh gọn bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh toàn Công ty.
Xây dựng và triển khai qui hoạch cán bộ, luân chuyển Cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Công ty Cải tiến phương pháp đánh giá hiệu quả sau đào tạo Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất về kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng và kiến thức về cáp quang để thực hiện chủ trương phát triển cáp quang đến nhà thuê bao.
(4) Tập trungthủ tục đầu tư xây dựng và triển khai lắp đặt 149 MSAN với 54.048 port, các công trình cáp quang thuê bao, dự án TFMS, cải tạo cơ sở hạ tầng và tăng cường truyền dẫn cho các Trạm BTS, BSC cho các doanh nghiệp trong ngành đúng tiến độ Tổ chức mua sắm vật tư kịp thời để thi công dự án đã được phê duyệt trong những tháng đầu năm, phối hợp với Ban quản lý Dự án các công trình triển khai dự án ADSL kế hoạch năm 2010 với dung lượng 200.000 số thiết bị ADSL thuộc Công ty Điện thoại Tây Thành phố.
(5) Tiếp tục thực hiện các công trình lắp đặt thiết bị khu vực đài Củ Chi để chuyển mạng theo đúng qui hoạch và phát triển thêu bao khu vực này Lập phương án triển khai thực hiện việc điều chuyển các thiết bị Tổng đài khu vực
Củ Chi bổ sung cho các Trạm khu vực Hóc Môn để phát triển thuê bao Đồng thời cấu hình lại các trạm thuộc Đài Trần Hưng Đạo 1 kết nối về Đài Chợ Lớn để
(6) Xây dựng và triển khai kế hoạch bảo trì bảo dưỡng mạng cáp, nâng cao chất mạng và dịch vụ mạng, rút ngắn thời gian thiết lập dịch vụ, đảm bảo chất lượng dịch vụ theo đăng ký của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Tiếp tục duy trì và cải tiến hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001:2000.
(7) Tăng cường phân cấp công tác tài chính, mua sắm vật tư, công cụ lao độngphân bổ kế hoạch chi phí sửa chữa tài sản, chi phi sửa chữa thường xuyên cho các đơn vị trực thuộc.
■ Căn cứ các định hướng và mục tiêu nêu trên, mục tiêu tổng quát của Công ty Điện thoại Tây Thành phố đến năm 2015 được thể hiện qua các mục tiêu cụ thể như sau:
+ Chất lượng dịch vụ: Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ bằng việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên công nghệ tiên tiến, phù hợp nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển trên thế giới.
+ Tăng trưởng ổn định: Duy trì tốc độ cao và bền vững, đảm bảo giữ vững thị phần và uy tín của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu.
Duy trì mức tăng doanh thu hàng năm từ 8 – 10%, phấn đấu đến năm 2015 mức tăng doanh thu hàng năm đạt từ 15%; đảm bảo các hoạt động kinh doanh có lãi.
+ Vị thế cạnh tranh: Tăng cường hơn nữa vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, giữ vững vị thế của doanh nghiệp chủ lực, chất lượng sản phẩm dịch vụ hàng đầu trên thị trường.
▪ M ục ti êu xã h ội:
- Bảo đảm phục vụ nhu cầu dịch vụ viễn thông của mọi tầng lớp nhân dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ thành thị đến các vùng sâu, vùng xa, đảm bảo chỉ tiêu đưa dịch vụ vào phục vụ tại các xã.
Hình thành giải pháp qua phân tích SWOT
Trên cơ sở các phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ ở chương 2, ta có matrận SWOT như sau:
1/ Nền kinh tế tăng trưởng ổn định 2/ Thu nhập bình quân đầu người 3/ Mong muốn của khách hàng 4/ Nhân khẩu
1/ Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế 2/ Sự phát triển của công nghệ 3/ Chính sách, quy định của Nhà nước 4/ Hành vi của đối thủ cạnh tranh (chiến lược cạnh tranh bằng giá, phát triển thị trường, mở rộng mạng, …)
5/ Đối thủ tiềm ẩn 6/ Sản phẩm thay thế 7/ Ngành liên quan (Internet, truyền thông, điện tử) Điểm mạnh (S - Strengths):
1/ Chất lượng dịch vụ 2/ Năng lực tài chính 3/ Năng lực mạng 4/ Yếu tố đầu vào 5/ Thương hiệu 6/ Nguồn nhân lực 7/ Chăm sóc khách hàng 8/ Nghiên cứu & phát triển 9/ Quảng cáo, khuyến mãi
Các giải pháp kết hợp S-O:
Mở rộng và đầu tư vào các khu vực dân cư mới, các khu công nghiệp, các cao ốc văn phòng cho thuê.
=> Giải pháp phát triển thị trường
Tận dụng tối đa các ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh để đưa ra những dịch vụ mới với chất lượng cao hơn, hấp dẫn hơn.
=> Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển dịch vụ giá trị gia tăng
Với chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực có chất lượng cao và chính sách chăm sóc khách hàng vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh cùng với thương hiệu có bề dày lịch sử lâu dài.
=> Giải pháp thâm nhập thị trường
Các giải pháp kết hợp S-T:
Củng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ, hậu mãi, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.
=> Giải pháp khác biệt hóa về (dịch vụ) sản phẩm
(2) S 1 , S 2 , S 3 , S 7 , S 8 , S 10 , + T 1 , T 2 , T 3 , T 6 : Đẩy mạnh việc liên kết trong và ngoài nước nhằm thu hút vốn và cải tiến kỹ thuật công nghệ.
=> Giải pháp mở rộng hợp tác kinh doanh
Tìm kiếm các loại hình phục vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
=> Giải pháp phát triển sản phẩm (dịch vụ) mới Điểm yếu (W - Weaknesses):
1/ Chiến lược sản phẩm 2/ Chiến lược giá 3/Quy trình quản lý 4/ Mô hình quản lý 5/ Chính sách nhân sự 6/ Hệ thống thông tin
Các giải pháp kết hợp W-O:
Tăng cường công tác nghiên cứu nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ viễn thông và áp dụng các chiến lược marketing (giá, phân phối, chiêu thị, … ) để mở rộng thị trường.
=> Giải pháp đầu tư hướng về thị trường
(2) W 1 , W 2 , W 5 , W 6 + O 1 , O 2 , O 3 , O 4 : Đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu (sản phẩm, giá, …) trên thị trường.
=> Giải pháp nâng cao thương hiệu
Sử dụng người tài, có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho nhân viên
=> Giải pháp tái cấu trúc lại cơ cấu tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực kế thừa
Các giải pháp kết hợp W-T:
(1) W 1 , W 2 , W 3 , W 4 , W 6 + T 1 , T 2 , T 3 , T 4 , T 5 , T 6 Đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên diện rộng toàn quốc thông qua việc áp dụng các thành tựu Khoa học công nghệ tiên tiến.
=> Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm với giá cạnh tranh để mở rộng thị phần
Củng cố lại sức mạnh nội bộ, tăng cường tính đối phó với thị trường của doanh nghiệp.
=> Giải pháp hội nhập dọc về phía sau.
Lựa chọn các giải pháp thông qua ma trận định lượng QSPM: 1 Giải pháp phát triển thị trường, giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ - dịch vụ giá trị gia tăng và giải pháp thâm nhập thị trường(Nhóm SO)
3.2.2.1 Giải pháp phát triển thị trường, giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ - dịch vụ giá trị gia tăng và giải pháp thâm nhập thị trường:
MA TRẬN QSPM NHÓM SO
CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG
CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ
CƠ SỞ CỦA SỐ ĐIỂM HẤP DẪN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
AS TAS AS TAS AS TAS
* CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG (IFE)
1/ Năng lực tài chính 1 4 4 3 3 4 4 Phát triển thị trường chịu ảnh hưởng
Lợi thế trong cạnh tranh
Phát triển và thâm nhập thị trường
Tăng cường chất lượng dịch vụ
9/ Nghiên cứu và phát triển 2 4 4 4 8 4 4
* CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI (EFE)
1/ Nền kinh tế tăng trưởng ổn định 4 3 12 3 12 2 8
2/ Thu nhập bình quân đầu người 3 3 9 3 9 2 6
3/ Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế 2 2 4 3 9 3 6
4/ Chính sách, quy định của Nhà nước 3 4 12 3 9 4 12
6/ Sự phát triển của công nghệ 2 3 6 4 8 2 4
7/ Mong muốn của khách hàng 2 3 6 4 8 3 6
8/ Hành vi của đối thủ cạnh tranh (chiến lược cạnh = giá, mở rộng mạng, ….)
11/ Ngành liên quan (Internet, truyền thông, điện tử)
Tổng số điểm hấp dẫn: 153 195 136
(Ngu ồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn)
* Nh ận xét : Trong các giải pháp có thể thay thế của nhóm SO, giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ- dịch vụ giá trị gia tăng có TAS = 195 lớn nhất.Nên
3.2.2.2 Giải pháp khác biệt hóa sản phẩm, giải pháp mở rộng hợp tác kinh doanh và giải pháp phát triển sản phẩm (dịch vụ) mới:
MA TRẬN QSPM NHÓM ST
CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG
CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ CƠ SỞ
CỦA SỐ ĐIỂM HẤP DẪN
KHÁC BIỆT HÓA SẢN PHẨM
MỞ RỘNG HỢP TÁC KINH DOANH
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI
AS TAS AS TAS AS TAS
* CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG (IFE)
Khác biệt hóa sản phẩm Đẩy mạnh công tác marketing
Thu hút vốn bằng hợp tác kinh doanh Áp dụng công nghệ tiến tiến
9/ Nghiên cứu và phát triển 2 4 4 2 2 4 4
* CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI (EFE)
1/ Nền kinh tế tăng trưởng ổn định 4 3 12 2 8 3 12
2/ Thu nhập bình quân đầu người 3 3 9 3 9 2 6
3/ Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế 2 3 9 4 8 2 4
4/ Chính sách, quy định của Nhà nước 3 3 9 3 9 3 9
6/ Sự phát triển của công nghệ 2 4 8 4 8 4 8
7/ Mong muốn của khách hàng 2 4 8 2 4 4 8
8/ Hành vi của đối thủ cạnh tranh (chiến lược cạnh = giá, mở rộng mạng, ….)
11/ Ngành liên quan (Internet, truyền thông, điện tử)
Tổng số điểm hấp dẫn: 188 141 154
(Ngu ồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn)
* Nh ận xét : Trong các giải pháp có thể thay thế của nhóm ST, giải pháp khác biệt hóa sản phẩm cóTAS = 188 lớn nhất Nên ta chọn giải pháp này.
3.2.2.3 Giải pháp đầu tư hướng về thị trường, giải pháp nâng cao thương hiệu và giải tái cấu trúc lại cơ cấu tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực:
MA TRẬN QSPM NHÓM WO
CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG
CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ
CƠ SỞ CỦA SỐ ĐIỂM HẤP DẪN
PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ HƯỚNG VỀ THỊ TRƯỜNG
TỔ CHỨC & ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
AS TAS AS TAS AS TAS
* CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG (IFE)
1/ Năng lực tài chính 1 4 4 4 4 3 3 Ảnh hưởng vốn đầu tư
Thay đổi mô hình quản lý và tái cấu trúc lại cơ cấu tổ chức
9/ Nghiên cứu và phát triển 1 4 4 4 4 4 4
* CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI (EFE)
1/ Nền kinh tế tăng trưởng ổn định 4 3 12 2 8 2 8
2/ Thu nhập bình quân đầu người 3 3 9 2 6 4 12
3/ Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế 2 4 8 2 4 2 4
4/ Chính sách, quy định của Nhà nước 3 3 9 3 9 3 9
6/ Sự phát triển của công nghệ 2 3 6 2 4 1 2
7/ Mong muốn của khách hàng 2 2 4 2 4 2 4
8/ Hành vi của đối thủ cạnh tranh (chiến lược cạnh = giá, mở rộng mạng, ….)
11/ Ngành liên quan (Internet, truyền thông, điện tử)
Tổng số điểm hấp dẫn: 138 147 168
(Ngu ồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn)
* Nh ận xét : Trong các giải pháp có thể thay thế của nhóm WO, giải pháp tái cấu trúc lại tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực cóTAS = 168 lớn nhất.Nên ta chọn
3.2.2.4 Giải pháp khác biệt hóa sản phẩm, giải pháp mở rộng hợp tác kinh doanh và giải pháp phát triển sản phẩm (dịch vụ) mới:
MA TRẬN QSPM NHÓM WT
CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG
CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ
SỐ ĐIỂM HẤP PHÂN DẪN
LOẠI ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM VỚI GIÁ CẠNH TRANH
HỘI NHẬP DỌC VỀ PHIA 1SAU
* CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG (IFE)
Thâm nhập thị trường Đa dạng hóa sản phẩm với giá cạnh tranh
Liên doanh có lợi thế
Bất lợi đối với giải pháp phát triển thị phần
9/ Nghiên cứu và phát triển 1 3 3 4 4
* CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI (EFE)
1/ Nền kinh tế tăng trưởng ổn định 4 3 12 4 16
2/ Thu nhập bình quân đầu người 3 2 6 3 9
3/ Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế 2 4 8 4 8
4/ Chính sách, quy định của Nhà nước 3 3 9 3 9
6/ Sự phát triển của công nghệ 2 3 6 4 8
7/ Mong muốn của khách hàng 2 2 4 2 4
8/ Hành vi của đối thủ cạnh tranh (chiến lược cạnh = giá, mở rộng mạng, ….)
11/ Ngành liên quan (Internet, truyền thông, điện tử)
(Ngu ồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn)
* Nh ận xét : Trong các giải pháp có thể thay thế của nhóm WT, giải pháp hội nhập dọc về phía sau cóTAS = 167 lớn nhất.Nên ta chọn giải pháp này.
Trên cơ sở đánh giá, phân tích ma trận QSPM ở phần trên và căn cứ cũng như so sánh tổng số điểm hấp dẫn của các cặp giải pháp trong từng nhóm giải pháp SO, ST, WO và WT, ta có hệ thống các giải pháp được lựa chọn như sau:
● Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ - dịch vụ giá trị gia tăng có tổng số điểm hấp dẫn (TAS) = 195điểm;
● Giải pháp khác biệt hóa sản phẩm có tổng số điểm hấp dẫn (TAS) = 188 điểm
● Giải pháp tái cấu trúc lại tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực có tổng số điểm hấp dẫn (TAS) = 168điểm;
● Giải pháp giải pháp hội nhập dọc về phía sau có tổng số điểm hấp dẫn (TAS) = 167điểm.
Bốn giải pháp được lựa chọn trên đây, không phải là các giải pháp độc lập, tách rời mà ngược lại đó là một hệ thống các giải pháp chức năng có quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau Bằng cách thực hiện đồng bộ và có hiệu quả bốn giải pháp trên sẽ giúp Công ty Điện thoại Tây Thành phố khắc phục được những tồn tại, yếu kém nội tại cũng như những nguy cơ, thách thức từ môi trường bên ngoài, tạo đà cho những bước phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong tương lai.
Nội dung cụ thể của các giải pháp nhằm góp phần phát triển Công
tyĐiện thoại Tây Thành phố đến năm 2015:
3.2.3.1 Nhóm g iải nâng cao chất lượng dịch vụ - dịch vụ giá trị gia tăng:
Hiện nay, thị trường viễn thông tại TP.HCM gần như đang vào giai đoạn bão hòa, nên các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đang đầu tư kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm dịch vụ viễn thông mới với chất lượng dịch vụ ngày càng cao; đólà một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các Công ty cung cấp dịch vụ viễn thông nói chung và WHTC nói riêng Do đó, để phát triển hơn nữa WHTC cần thực hiện các biện pháp sau :
- Nhanh chóng hoàn chỉnh mạng trục viễn thông của Công ty để tăng khả năng kết nối các dịch vụ viễn thông.
-Tăng cường nghiên cứu ứng dụng những công nghệ mới hiện đại và lựa chọn những thiết bị kỹ thuật hợp lý vào trong quá trình cung cấp dịch vụ để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ Đồng thời, áp dụng công nghệ mới để nâng dung lượng cáp đồng, cáp quang hóa từng phần để truy cập internet tốc độ cao tại các khu vực dân cư mới, các khu vực cao ốc văn phòng mới xây dựng, các khu vực công nghiệp tập trung; mở rộng khả năng truy cập Internet với tốc độ cao vàổn định, phát triển dịch vụ internet trong thông tin di động.
Chú trọng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, tạo ra nhiều công dụng cho các máy điện thoại Ngoài chức năng thực hiện các cuộc gọi, chiếc máy điện thoại phải tích hợp được các tiện ích khác như: dùng giao dịch mua bán hàng hoá và dịch vụ, lưu trữ thông tin cá nhân (số bảo hiểm, mã số chứng minh thư, thông tin sức khoẻ,…), công cụ làm việc, truy cập internet, công cụ giải trí (xem phim, nghe nhạc, xem truyền hình,…). Để thúc đẩy phát triển các dịch vụ viễn thông, đặc biệt là các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, tạo môi trường thu hút đầu tư thông thoáng đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông sử dụng các phần mềm cung cấp dịch vụ viễn thông của VNPT để chủ động phát triển dịch vụ và giảm giá thành, thựchiện chính sách đa dạng hoá mức cước đối với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, hoàn thiện luật giao dịch điện tử, khuyến khích mở liên doanh sản xuất thiết bị đầu cuối để giảm giá thiết bị đầu cuối.
+ Tạo môi trường để tư nhân và các công ty nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ: Thực hiện chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia dịch vụ cung cấp nội dung và cung cấp các giải pháp ứng dụng điện thoại, tin nhắn và internet Đối với lĩnh vực này, nếu thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta sẽ tận dụng được công nghệ và kinh nghiệm quản lý kinh doanh, phát triển dịch vụ từ các nước phát triển Từ đó tạo ra sự sôi động cho thị trường dịch vụ giá trị gia tăng vốn đòi hỏi phải luôn thay đổi và làm mới dịch vụ không ngừng.
+ Phải đẩy nhanh việc phát triển các sản phẩm phần mềm viễn thông: Việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng làm chủ các chương trình điều khiển trong các tổng đài viễn thông Trong tương lai khi mạng viễn thông đã được IP hoá hoàn toàn thì các tổng đài viễn thông sẽ là những server máy tính được cài đặt các phần mềm điều khiển dịch vụ.
Do đó, nếu làm chủ được các phần mềm này, WHTC sẽ linh động hơn trong phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng và kinh phí phát triển sẽ rẻ hơn nhiều lần so với mua nước ngoài Mặt khác, các phần mềm quản lý quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông cũng rất cần thiết cho các nhà khai thác Với tình hình phát triển dịch vụ mới liên tục, nếu WHTC không làm chủ được các phần mềm này, chi phí cho việcnâng cấp các phần mềm quản lý sản xuất kinh doanh của công ty sẽ rất lớn.
+ Thực hiện chính sách đa dạng hoá cước dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng: Để đa dạng hoá các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng thì một yếu tố nữa không thể không đề cập đến là giá cước dịch vụ Hiện nay giá cước dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng vẫn đang chịu sự quản lý của Nhà nước, làm cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không linh động được trong việc đang dạng hoá dịch vụ và lựa chọn phân khúc thị trường Đối với nhóm khách hàng có thu nhập cao, họ sẵn sàng trả một mức cước cao hơn rất nhiều mức cước hiện nay để được cung cấp các dịch vụ tốt hơn, sát với nhu cầu của họ.
+ Kêu gọi nước ngoài liên doanh để sản xuất thiết bị đầu cuối: Hầu hết các thiết bị viễn thông đầu cuối hiện nay, nhất là các thiết bị đầu cuối di động trên thị trường Việt Nam là do nhập khẩu Việt Nam chỉ có một số công ty lắp ráp đầu cuối điện thoại cố định Việc phải nhập khẩu làm cho giá thiết bị đầu cuối tăng cao, dẫn đến hạn chế khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ viễn thông của người dân.
Giải pháp để có thể sản xuất được thiết bị đầu cuối tại Việt Nam là thành lập các liên doanh với đối tác nước ngoài Phía nước ngoài sẽ chuyển vốn, công nghệ, dây chuyền sản xuất vào Việt Nam để tạo ra các nhà máy sản xuất, tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và có trình độ tại chỗ để tạo ra các thiết bị đầu cuối có giá thành thấp, phù hợp với môi trường và khí hậu ở Việt Nam Khi đã có thiết bị đầu cuối giá rẻ, cộng với giá cước hoà mạng thấp các nhà khai thác viễn thông đang sử dụng, số lượng thuê bao sẽ tăng lên, tạo tiền đề để các dịch vụ giá trị gia tăng phát triển.
3.2.3.2 Nhóm giải pháp khác biệt hóa sản phẩm:
Thị trường viễn thông hiện nay rất đa dạng và đang chịu sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các nhà cung cấp; đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO các doanh
Với đặc tính thị trường viễn thông có quá nhiều sản phẩm cùng loại, việc khác biệt hóa sản phẩm sẽ giúp sản phẩm có tính khác biệt, độc đáo và tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ.
Dựa vào lợi thế là doanh nghiệp được sự hỗ trợ trực tiếp từ Tập đoàn kinh tế lớn của Chính phủ, Công ty Điện thoại Tây Thành phố hoàn toàn có khả năng đưa ra những sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao và khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường Song song đó, nhờ có bề dày về quá trình hình thành và phát triển nên WHTC thừa hưởng một cơ sở hạ tầng rất qui mô và chính quy, đây cũng là một yếu tố đáng kể trong việc nâng cao và khác biệt hóa các dịch vụ viễn thông nhất là dịch vụ băng rộng, các Kênh thuê riêng, ….
Sự khác biệt và độc đáo của sản phẩm sẽ khiến người tiêu dùng chú ý hơn, góp phần gia tăng doanh thu bán hàng và phát triển thị phần Từng bước sự khác biệt hóa sản phẩm sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh rất lớn cho WHTC trong bối cảnh thị trường viễn thông cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
3.2.3.3 Nhóm giải pháp tái cấu trúc lại tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực:
- Hoàn thiện bộ máy, tổ chức quản lý tại các đơn vị trực thuộc, chú trọng đến 5 Chi nhánh Viễn thông đãđược phân vùng và Trung tâm Kinh doanh.
- Có chính sách tuyển dụng và phân phối lương, thưởng hợp lý nhằm khuyến khích tăng năng suất lao động, thu hút người có năng lực.
- Tăng cường công tác đào tạo trong và ngoài nước, đưa ra chính sách khuyến khích những phát minh sáng kiến mới trong công việc.
- Đào tạo và tái đào tạo đội ngũ hiện có Đào tạo đón đầu thích hợp với các mục tiêu phát triển, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới giáo trình, cập nhật kiến thức mới.
Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực làm việc trong ngành thông qua hình thức tái đào tạo và sát hạch nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn của BộThông tin và Truyền thông Đề ra chính sách chuyển những người không đủ năng lực làm việc ở những vị trí cần tri thức ra làm những việc đơn giản với mức thu nhập thấp hơn Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế.
Một số nhóm giải pháp hỗ trợ khác nhằm góp phần phát triển Công
3.2.4.1 Nhóm giải pháp về phân phối và chiêu thị:
+ Củng cố và mở rộng kênh phân phối:Thị trường TP.HCM là thị trường lớn nhất nước Kênh phân phối càng rộng khắp bao nhiêu, khả năng tiếp cận khách hàng càng lớn bấy nhiêu Kênh phân phồi rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều hơn, tạo doanh thu nhiều hơn.
Với WHTC là doanh nghiệp lâu năm, đã có một mạng lưới phân phối chính quy và rộng khắp Đối với những đại lý độc quyền, cần phải có chế độ hoa hồng ưu tiên.
Bên cạnh đó, WHTC phải xây dựng và củng cố các đại lý, cửa hàng trực tiếp của mình Các kênh này phải được WHTC sẵn sàng hỗ trợ cho các dịch vụ đào tạo nhân viên, ưu tiên giải quyết các vấn đề vuớng mắc của khách hàng, và quan trọng là chính sách hoa hồng trên doanh thu phải ưu đãi hơn các kênh khác.
+ Nhóm giải pháp về cải tiến, tăng cường hoạt động quảng cáo, khuyến mại để mang lại hiệu quả cao nhất:
-Đối với hoạt động quảng cáo, phải phân biệt rõ các mục tiêu phát triển dịch vụ; giới thiệu hình ảnh của đơn vị, giới thiệu dịch vụ để xây dựng nội dung, hình thức quảng cáo phù hợp;
- Bên cạnh các hình thức truyền thống quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng các thông báo, cần tăng cường các phim quảng cáo sinh động để thông tin, quảng cáo, tài trợ các chương trình giải trí trên truyền hình, nhất là các dịch vụ giá trị gia tăng mới đang có sự cạnh tranh gay gắt;
- Tận dụng triệt để các công cụ, phương tiện hiện tại của doanh nghiệp để quảng cáo như các cột anten, các điểm giao dịch, phương tiện vận chuyển, trạm điện thoại thẻ và đồng phục của nhân viên thường xuyên lưu động ngoài đường và nhân viên giao dịch khách hàng;
- Khẩu hiệu, hình ảnh nhận diện thương hiệu phải thực hiện đồng nhất theo chiến lược quảng bá thương hiệu của Tập đoàn để tạo sức mạnh tổng thể;
+ Đối với hoạt động chiêu thị:
- Tổ chức các dịch vụ hậu mãi: đến từng nhà thuê bao điện thoại cố định và thuê bao MegaVNNđể bảo dưỡng, thay thế dây, hộp đấu dây bị hư hỏng…
- In sách, tờ rơi hướng dẫn sử dụng các dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ giá trị gia tăng để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tìm hiểu và sử dụng dịch vụ;
- Tăng cường công tác khuyến mại đối với các khu vực đang thừa năng lực mạng lưới và có sự cạnh tranh cao để thu hút khách hàng Chương trình khuyến mại phải được xây dựng phù hợp nhu cầu, sở thích của khách hàng;
+ Tổ chức thăm dò ý kiến khách hàng về hoạt động quảng cáo, khuyến mại của đơn vị thông qua các phiếu điều tra Qua mỗi đợt quảng cáo, khuyến mại phải tiến hành đánh giá kết quả để xác định hiệu quả thực hiện và từ đó rút ra những kinh nghiệm cho các đợt sau;
+ Các hoạt động chiêu thị, quảng cáo phải dựa trên phân khúc thị trường theo kết quả nghiên cứu thị trường đã phân tích tại chương II do mỗi phân khúc thị trường khác nhau có những nhu cầu sử dụng khác nhau;
+ Tăng cường chất lượng và đội ngũ quan hệ công chúng để có thể đăng tải các hoạt động của doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3.2.4.2 Giải pháp về hoàn thiện công tác tài chính – kế toán:
- Gấp rút huy động vốn từ nhiều hình thức như : Vay ưu đãi, vay có thế chấp hay phát hành cổ phiếu mới … để tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
- Phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý để nhằm đẩy nhanh vòng quay của vốn, hạn chế hoặc không đầu tư thêm cho các dự án không hoặc lâu mang lại hiệu quả.
- Cải cách và tổ chức lại bộ phận tài chính kế toán để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu phát triển của Công ty.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên tài chính kế toán có chuyên môn để trở thành một lực lượng tư vấn cho Ban Giám đốc trong việc sử dụng và phân phối nguồn vốn của Công ty một cách có hiệu quả nhất.